Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.76 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜&˜-----

PHẠM VĂN CHƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜&˜-----

PHẠM VĂN CHƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG VĂN CHÂU

HÀ NỘI – 2022

2


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lịng biết ơn trân thành, tác giả xin cảm ơn sâu sắc tới:
Học viện Quản lý Giáo dục cùng toàn thể các thầy giáo, cơ giáo đã tận
tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu để tác giả có kiến thức, kỹ năng cần thiết nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng, lịng biết ơn trân thành và
sâu sắc tới PGD. TS Trương Văn Châu, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng
dẫn khoa học, chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn.
Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THCS, phụ huynh học
sinh, cán bộ các xã thị trấn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã ủng hộ,
nhiệt tình cung cấp số liệu trong quá trình tác giả tiến hành khảo sát, thu thập
các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện, quan
tâm giúp đỡ trong suốt q trình học tập và hồn thiện luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song do khả năng và thời gian có hạn nên trong
luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả kính mong nhận
được những góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2022
Tác giả


Phạm Văn Chương

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GDPT

Giáo dục phổ thông

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GDHN

Giáo dục hướng nghiệp

CBQL


Cán bộ quản lý

GV
GD&ĐT

Giáo viên
Giáo dục và đào tạo

CSVC

Cơ sở vật chất

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

UBND

4

Từ viết đầy đủ

Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiệnđại hóa đất nước hiện nay, cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội, mạng lưới ngành nghề và hệ thống các cơ sở
giáo dục và đào tạo của nước ta đang được mở rộng về quy mô và chất lượng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số tổ chức uy tín trên thế giới, nước ta đang
thiếu lực lượng lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao. Nhưng ngược lại,
nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp khơng tìm được việc làm, làm việc trái
ngành nghề được đào tạo, hoặc khi được nhận vào làm việc các doanh nghiệp
phải đào tạo lại. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là học sinh chưa
được định hướng nghề nghiệp một cách kỹ lưỡng và bài bản. Vì vậy, mỗi cá
nhân cần có những phẩm chất, năng lực và định hướng nghề nghiệp cần thiết.
Để thực hiện được nhiệm vụ ấy vai trò của giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa
rất quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục hướng nghiệp,
Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm lớn đến công tác này. Nghị quyết số
29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp
hành trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp
ứng u cầu Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ nhiệm vụ của giáo

dục phổ thông là bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu cho học sinh, giáo dục phổ thơng cịn phải làm nhiệm vụ
định hướng nghề nghiệp cho các em. Trong chương trình giáo dục phổ thơng
năm 2018, giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của chương trình giáo dục
phổ thơng và mục tiêu hướng đến là cung cấp cho các em những kiến thức
ban đầu về nghề, giúp các em tự định hướng về nghề nghiệp tương lai cho bản
thân, chọn hướng đi cho mình sau khi tốt nghiệp THCS là tiếp tục học THPT,
học nghề hay tham gia lao động sản xuất.


9
Hoạt động GDHN được quy định trong Chương trình GDPT 2018 là
hoạt động bắt buộc, nội dung của hoạt động GDHN được tích hợp vào một số
mơn học và thực hiện xun suốt trong tồn bộ chương trình phổ thơng.
Hoạt động GDHN giúp học sinh hiểu được khả năng, sở thích của
chính bản thân, hiểu được những u cầu, địi hỏi của nghề nghiệp, qua đó các
em tự lựa chọn nghề phù hợp với bản thân. Một trong những nhiệm vụ của
hoạt động GDHN chính là giáo dục ý thức yêu lao động, tạo cho học sinh cơ
hội làm quen với các ngành nghề, tìm hiểu năng khiếu, năng lực nghề nghiệp,
mức độ phù hợp của học sinh với nghề qua đó tư vấn, hướng dẫn, khích lệ các
em chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.
Giáo dục hướng nghiệp là một mục tiêu của giáo dục nói chung, giúp
phân luồng học sinh sau tốt nghiệp bậc phổ thông, định hướng cho các em
tham gia lao động, sản xuất hoặc tiếp tục học cao hơn phù hợp với năng lực
của bản thân, hồn cảnh gia đình và nhu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động GDHN ở các trường THCS huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương vẫn chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức, kết quả
đạt được chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
GDHN, thiết bị phục vụ GHDN còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu
hiện nay, phối hợp các hình thức GDHN chưa thực sự đạt hiệu quả, trình độ

chun mơn nghiệp vụ về GDHN của giáo viên cịn hạn chế, cơng tác phối
hợp giữa nhà trường - gia đình và địa phương chưa được thực hiện tốt. Những
vấn đề này cần được nghiên cứu cụ thể và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường bám sát định hướng của chương trình
giáo dục phổ thông mới ban hành năm 2018.
Từ yêu cầu của thực tiến, xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận về khoa
học quản lý giáo dục, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý hoạt động giáo
dục nói chung, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng, và mong
muốn được góp phần giải quyết vấn đề nêu trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên


10
cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường
trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN, và thực trạng quản
lý hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động GDHN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN cho học sinh
THCS.
Khảo sát, đánh giá thực trạng GDHN và quản lý hoạt động GDHN cho
học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho
học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDHN cho học sinh trung học cơ sở

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh các trường THCS huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh phù hợp với thực tế của các trường THCS huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh, đáp ứng u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng
2018.


11
6. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận về GDHN và khảo sát thực trạng quản
lý hoạt động GDHN tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh các
trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, tổng hợp lý luận từ các tài liệu khoa học và các văn bản
quy phạm pháp luật về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo
dục, giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp để
xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học
sinh về hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp
ở các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương để làm rõ một số nội
dung nghiên cứu của luận văn.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng hệ thống câu hỏi để điều
tra nhằm tìm hiểu thực trạng về hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý

hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Về hoạt động giáo dục hướng
nghiệp và quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường THCS huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả dùng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích số liệu khảo
sát.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày cụ thể trong 3 chương:


12
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh THCS.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương


13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Giáo dục hướng nghiệp ở một số nước trên thế giới
Đối với mỗi con người việc chọn nghề nào, làm việc trong lĩnh vực nào
khi trưởng thành, nghề nào phù hợp hứng thú của bản thân, nghề nào phù hợp
với sở trường, bản thân có thể phát triển tốt ở nghề nào là những câu hỏi khó.

Trên thực tế nhiều người đã làm những nghề mà mình khơng u thích, khơng
có sở trường, làm thế nào để phát huy hết năng lực sở trường của bản thân khi
làm việc đã được nhiều nhà khoa học học của nhiều quốc gia quan tâm nghiên
cứu nhằm giúp cho thanh thiếu niên có sự lựa chọn nghề phù hợp với năng
lực thể lực, trí tuệ, hứng thú cá nhân và yêu cầu kinh tế đất nước trong giai
đoạn hiện tại và trong tương lai.
Từ năm 1938, tính pháp lý của cơng tác hướng nghiệp đã được Chính
phủ nước Pháp cụ thể hóa bằng quyết định bắt buộc những người muốn làm
việc tại các nhà máy, xí nghiệp, trong lĩnh vực thương nghiệp phải có Chứng
chỉ hướng nghiệp kể cả với các xí nghiệp thủ cơng. Ở Pháp ngay từ những
năm 60 của thế kỷ trước, các trung tâm thông tin thực hiện nhiêm vụ hướng
nghiệp đã được thành lập, các trung tâm này làm nhiệm vụ định hướng nghề
nghiệp cho học sinh trong những khu vực nhất định. Năm 1975, nước Pháp đã
cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục, sau khi cải cách quốc gia này đặc biệt chú
trọng việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, đánh giá cao
vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp không thua kém so với
các môn khoa học cơ bản được giảng dạy trong nhà trường [20].
Các nhà nghiên cứu khoa học của Liên Xô (cũ) như E.A Klimov, V.N.
Supkin, V.P Gribanov, V.A Kruchetxki đã nghiên cứu các cơng trình liên quan
đến động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp, những giá trị mà nghề mang
lại, đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu mà cá nhân cần đáp ứng đối với


14
nghề, qua đó giúp học sinh căn cứ vào năng lực, nguyện vọng, thế mạnh cá
nhân đưa ra những quyết định đúng đắn về chọn nghề [12].
Chương trình giáo dục nghề nghiệp cho học sinh ở Mỹ, giúp tạo ra mối
liên hệ giữa nhà trường và cơ sở sản xuất, các cơ sở sản xuất cho phép học
sinh tham gia, tìm hiểu quá trình sản xuất, cho các em nắm được nguyên lý
công nghệ để giải quyết các vấn đề trong sản xuất [10].

Ở nước Anh, học sinh được học chương trình thiết kế và mơn cơng
nghệ, giúp các em tiếp thu và tự định hướng nghề cho minh [10].
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các nước như Pháp, Mỹ, Anh đã
thành lập các phòng hướng nghiệp, họ đã tư vấn cho thanh niên chọn những
nghề thích hợp với khả năng của bản thân, và những nghề mà xã hội đang cần
trong thời gian hiện tại và tương lai.
Từ những thơng tin nêu trên có thể thấy: Hoạt động giáo dục kỹ thuật,
giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông là một xu thế chung và được
nhiều nước quan tâm. Tùy theo mục tiêu giáo dục phổ thông của từng nước
mà mức độ nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục khác nhau nhưng đều
có chung mục đích là định hướng đúng đắn việc chọn nghề cho học sinh phổ
thông.
1.1.2. Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm, đề cao vai trò các quan
điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo các quan điểm
giáo dục này nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 14
tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 522/QĐTTg về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở
đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn số 1676/BGD&ĐT-


15
GDTrH về việc triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”. Ngày 19
tháng 7 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch số
2410/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định
hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”

trong Kế hoạch này tỉnh Hải Dương phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 38%
học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp – Giáo dục thường xuyên vừa dạy văn hóa vừa đào tạo nghề, hoặc học
tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác [32].
Tác giả Nguyễn Như Ất trong một nghiên cứu về giáo dục hướng
nghiệp trong nhà trường phổ thơng, đã xác định cơ sở mang tính triết học của
GDHN trong hệ thống giáo dục ở nước ta [1].
Tác giả Trịnh Văn Cường trong luận án tiến sĩ của mình đã nghiên cứu
về tích hợp GDHN trong mơn Công nghệ cho học sinh THPT, trong luận án
này tác giả đã điều tra, phân tích thực tế cơng tác GDHN hiện nay, ơng đã đi
sâu tìm hiểu, phân tích và đưa ra những ưu thế riêng có của mơn Cơng nghệ
khi tích hợp nội dung GDHN cho học sinh, tác giả đã chỉ rõ những nội dung
trong môn Công nghệ mà giáo viên có thể thực hiện hiệu quả tích hợp nội
dung GDHN cho học sinh trong q trình giảng dạy của mình. Tác giả cũng
đã xây dựng những ngun tắc, phương pháp trong q trình tích hợp GHDN
trong dạy học môn Công nghệ ở các nhà trường THPT. Đồng thời đề xuất 7
biện pháp để thực hiện tốt việc tích hợp GDHN trong mơn Cơng nghệ trong
trường THPT. Đây cũng là hướng nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp với
yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 đã và đang thực hiện tại các trường
THCS [11].
Nhiều nhà giáo, nhà khoa học đã có những cơng trình nghiên cứu về
quản lý hoạt động GDHN, các tác giả đã phân tích tìm ra ngun nhân hạn
chế của hoạt động GDHN, hạn chế của công tác quản lý hoạt động GDHN,
đồng thời, đưa ra những giải pháp mang tính khoa học, tính thực tiễn về các


16
biện pháp quản lý hoạt động GDHN để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
hoạt động GDHN, giúp hoạt động này phát huy vai trị vốn có của nó trong
các nhà trường phổ thơng.

Tóm lại, giáo dục hướng nghiệp ở nước ta đã có sự định hướng, quan
tâm từ lâu, và đã thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, để đáp ứng ngày
đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nguồn lao
động lành nghề, khắc phục tình trạng “thừa thày, thiếu thợ” phục vụ tiến trình
hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, GDHN ở nước ta còn nhiều
bất cập, đặc biệt là chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Có nhiều quan điểm về khái niệm quản lý trên cơ sở tiếp cận theo
hướng khác nhau, dưới đây là một số quan điểm:
Theo Từ điển Tiếng Việt (2018), Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt
động của một đơn vị, cơ quan [25].
Quan điểm của F.W. Taylor cho rằng: Quản lý là một nghệ thuật, trong
đó nhà quản lý nhận biết rõ ràng, chính xác những việc cần phải làm, cách
thực thực hiện những việc đó như thế nào, đồng thời nhà quản lý lựa chọn, sử
dụng phương pháp quản lý tốt nhất để thực hiện để đảm bảo giá thành là rẻ
nhất, có lợi nhất [17].
Kozlova O. V. và Kuznelsov I. N cho rằng: Quản lý là sự tác động,
những tác động này có tính mục đích hướng đến tập thể những con người cụ
thể, để nhằm mục đích tổ chức, phối hợp hoạt động của họ với nhau, thực
hiện ngay trong quá trình sản xuất [29].
Theo quan điểm của Glushkov A. A. và Eitingon V. N, thì Quản lý lại
được hiểu là một hoạt động phức tạp, nhiều mặt, tác động trên nhiều phương
diện khác nhau của lao động trong xã hội, tuy nhiên phải đảm bảo có sự phối
hợp, có tính kế hoạch, ăn khớp giữa các hoạt động trong quá trình quản lý và
được thực hiện chủ động [29].


17
Còn Tereebnenko. V. I. cho rằng: Quản lý là một biện pháp được tập

hợp từ nhiều biện pháp khác nhau, các biện pháp có chức năng phối hợp với
nhau, tương hỗ nhau để đạt mục đích đã được đặt ra từ trước [29].
Theo tác giả Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân: Khái niệm quản lý được các
tác giả này coi là một hoạt động, hoạt động này đảm bảo việc phối hợp tất cả
nỗ lực của mọi cá nhân trong tổ chức, trong nhóm để đạt được mục đích đã đề
ra của nhóm, theo quan điểm của hai tác giả hoạt động quản lý là hoạt động
thiết yếu [23].
Theo quan điểm của tác giả Trần Kiểm: Quản lý được hiểu là một q
trình tác động có tính định hướng, được tổ chức và các tác động này được lựa
chọn phù hợp trên cơ sở các thơng tin về tình trạng của đối tượng quản lý và
môi trường quản lý, nhằm mục đích làm cho đối tượng được vận hành ổn định
và phát triển đến mục đích đã định của cơng tác quản lý [22].
Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo lại đề cập
khái niệm quản lý theo một cách khác, các tác giả cho rằng: Quản lý là sự tác
động, nhưng không phải tác động cơ học đơn thuần mà là tác động có ý thức
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, nhằm mục đích chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn các hành vi của cá nhân, nhằm đạt đến mục đích chung và phù hợp
với quy luật khách quan [19].
Từ những quan điểm nêu trên của các tác giả trên thế giới và các tác giả
trong nước đã cho thấy, khái niệm quản lý được phát biểu dưới nhiều góc nhìn
khác nhau, trong những môi trường khác nhau, bằng những cách diễn đạt
khác nhau, nhưng tựu chung lại trong các khái niệm đều đề cập đến những
thành tố cơ bản, đó là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý,
cách thức tác động giữa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý. Đặc biệt,
trong các khái niệm được đề cập rất coi trọng đến mục đích của cơng tác quản
lý, qua đó cho ta thấy dù chủ thể quản lý có tác động đến đối tượng quản lý
bằng cách nào, ở mơi trường nào đi nữa thì đích cuối cùng phải đạt đó chính
là mục đích, hay mục tiêu của tổ chức đang hướng tới.



18
Từ những phân tích nêu trên khái niệm quản lý được phát biểu như sau:
Quản lý là một hoạt động phức tạp, là sự tác động có tổ chức, có hướng đích,
hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được
mục tiêu đã xác định.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Khái niệm quản lý giáo dục được nhiều nhà khoa học phát biểu khác
nhau:
Theo P. V. Khudominxky quan niệm rằng: Quản lý giáo dục là những
tác động có tổ chức và thành một hệ thống, với nhiều cấp độ tác động khác
nhau, tác động đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục, được thực hiện trên
cơ sở kế hoạch, mang tính mục đích mà chủ thể quản lý đã đề ra, nhằm giáo
dục cho thế hệ trẻ hiểu, giác ngộ về chủ nghĩa cộng sản, giúp thế hệ trẻ phát
triển toàn diện, hài hịa trong sự phát triển chung của tồn xã hội [12].
Hai tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân lại đưa quan điểm: Quản lý
giáo dục bao gồm hệ thống những tác động của chủ thể quản lý đến những
nhân tố khác nhau trong môi trường giáo dục như giáo viên, học sinh, cha mẹ
học sinh, các lực lượng khác trong xã hội, những tác động này không phải
ngẫu nhiên mà có tính mục đích, tính kế hoạch và hệ thống tác động này phải
phù hợp với những quy luật khách quan về quản lý [23].
Như vậy, quản lý giáo dục cũng bao gồm những tác động của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý bằng cách sử dụng những công cụ quản lý khác
nhau. Tuy nhiên, trong quản lý giáo dục được thực hiện có kế hoạch, mục
đích rõ ràng và phải phù hợp với những quy luật khách quan. Quản lý giáo
dục có những điểm đặc biệt hơn so với quản lý các nội dung khác, thể hiện ở
mục tiêu mà quản lý giáo dục hướng tới đó là đào tạo, hình thành nhân cách,
lối sống của những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Từ các quan niệm trên có thể khái quát khái niệm quản lý giáo dục là:
Hệ thống những tác động có định hướng, có kế hoạch, có ý thức, có hệ thống
của chủ thể quản lý lên các hệ thống vận hành giáo dục trong và ngoài nhà



19
trường với những cấp độ khác nhau nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.2.3. Hướng nghiệp
Có nhiều cách phát biểu khái niệm hướng nghiệp dựa trên những quan
điểm khác nhau, góc nhìn khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt, hướng nghiệp được hiểu là việc thực thi những
biện pháp, để đảm bảo các ngành nghề được phân bổ một cách hợp lý nhất,
tối ưu nhất, đồng thời giúp người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp với
bản thân họ [25].
Theo tác giả Hồ Văn Thống, Hướng nghiệp được cho là một hệ thống
bao gồm nhiều biện pháp kết hợp lại với nhau, nhằm giúp cho mỗi cá nhân
chọn lựa, quyết định nghề của chính mình trong tương lai, dựa trên năng lực,
sở trường, nguyện vọng cá nhân và nhu cầu về nghề của xã hội, đồng thời
phải giúp cá nhân phát huy hết khả năng của bản thân [28].
Xét trên phương diện khoa học, hướng nghiệp được hiểu là một quá
trình, quá trình này giúp từng con người chọn nghề phù hợp với mình trên cơ
sở đáp ứng được những yêu cầu của nghề.
Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp giúp nguồn lực lao động được
phân bố hợp lý giữa các vùng miền, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế chung
của cả một vùng hay rộng hơn là cả quốc gia. Đảm bảo nguồn nhân lực của
quốc gia được sử dụng hợp lý, hiệu quả, phù hợp với định hướng, mục tiêu
phát triển kinh tế, khơng gây lãng phí nguồn nhân lực của quốc gia
Nếu hiểu theo cách thơng thường thì có thể hiểu, hướng nghiệp là
hướng dẫn cá nhân chọn một nghề nào đó phù hợp nhất với khả năng của
mình, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội, qua nghề đó họ phát huy hết
khả năng tiềm ẩn của mình.
Như vậy, hướng nghiệp khơng nhằm mục đích quyết định cho học sinh

vào làm nghề gì trong tương lai khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường.
Mà hướng nghiệp chính là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chính


20
bản thân mình về năng lực, sở thích, điều kiện hồn cảnh gia đình, cung cấp
cho học sinh những hiểu biết về nghề nghiệp, xu hướng của nghề trong tương
lai và yêu cầu của mỗi nghề về phẩm chất, năng lực, thể chất của cá nhân, từ
đó các em căn cứ vào năng lực, sở thích, xu thế xã hội về nghề và các yếu tố
khác của bản thân để tự đưa ra quyết định cho chính mình trong việc chọn
nghề phù hợp với bản thân.
Như vậy, từ các phân tích trên có thể kết luận: Hướng nghiệp là những
biện pháp khoa học có tính hệ thống để hỗ trợ, định hướng cho mỗi cá nhân
lựa chọn, phát triển nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực, nhu cầu, thể
chất của cá nhân và đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các lĩnh vực nghề
nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia.
1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp
Theo quan điểm của tâm lý học, giáo dục hướng nghiệp được coi là
một quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ tâm lý sẵn sàng đi vào lao động nghề
nghiệp.
Trên quan điểm của các nhà kinh tế học, giáo dục hướng nghiệp bao
gồm nhiều biện pháp tạo có hệ thống, có mục đích để hướng dẫn, phân tích
cho người học hiểu về nghề, qua đó chọn nghề phù hợp, đảm bảo tiềm năng
của họ được khai thác hết, giúp cải tiến, nâng cao năng xuất lao động của toàn
xã hội.
Đối với toàn xã hội, giáo dục hướng nghiệp góp phần phân bố hợp lí và
sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội,
mang lại phồn vinh cho đất nước. Do vậy, giáo dục hướng nghiệp ý nghĩa rất
lớn, là khởi đầu quan trọng cho quá trình phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước.

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp không phải là cho học sinh chọn nghề,
hay yêu cầu các em sau này làm nghề nào đó mà nhà trường và gia đình thấy
là cần thiết, phù hợp mà gia đình, nhà trường và các lực lượng tham gia có
nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp cho các em dựa trên những căn cứ cụ thể


21
về năng lực, sở thích, thể trạng, cá tính, hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế
xã hội của địa phương để biến quá trình hướng nghiệp của nhà trường thành
q trình tự hướng nghiệp của chính các em.
Với những phân tích trên: Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống những
biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội, nhằm mục đích cung
cấp cho thế hệ trẻ nhận thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng cần thiết, tạo tư
tưởng sẵn sàng bước vào môi trường lao động sản xuất trong các ngành nghề
và cuộc sống. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh nhận biết năng lực, sở
trường của bản thân, biết tự định hướng nghề để phù hợp với nhu cầu lao
động của xã hội, theo từng giai đoạn phát triển nhất định.
1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp
Quản lý hoạt động GDHN là một bộ phận của quản lý giáo dục nói
chung, bao gồm những tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý hoạt động GDHN đến đối tượng quản lý hoạt động GDHN
nhằm đạt mục tiêu GDHN cho học sinh.
Chủ thể quản lý hoạt động GDHN có thể là một cá nhân, hoặc một
nhóm người được giao quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý, chủ thể quản lý
thực hiện công tác quản lý bằng cách sử dụng các công cụ quản lý, chủ thể
quản lý chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực để phục vụ GDHN. Chủ thể
quản lý sử dụng quyền lực, công cụ, thực hiện các phương pháp quản lý để
tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu GDHN.
Đối tượng quản lý GDHN là tất cả những người thực hiện, tham gia
thực hiện nhiệm vụ GHDN, một số đối tượng chính bao gồm: Giáo viên, cán

bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp, tập thể học sinh ở các trường
trung học cơ sở, trung học phổ thông; cán bộ giáo viên và học sinh tại các
trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
dạy nghề; các tổ chức đồn thể xã hội.
Cơng cụ quản lý GHDN là những phương tiện mà chủ thể quản lý
GDHN sử dụng trong quá trình quản lý để định hướng, hướng dẫn, điều


22
chỉnh, phối hợp, động viên đối tượng quản lý, nhằm đạt mục tiêu quản lý
GDHN.
Phương pháp quản lý GDHN là những cách thức được chủ thể quản lý
sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý GDHN, nhằm đạt mục tiêu quản lý
đã đề ra. Chủ thể quản lý GDHN có thể lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp
để đạt được mục tiêu quản lý (có thể dùng các văn bản hành chính, sử dụng
kinh tế, tác động tư tưởng…).
Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THCS là quá trình tác động
một cách chủ động từ cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng tham gia hoạt
động GDHN đến học sinh của các nhà trường THCS. Không chỉ vậy, quản lý
hoạt động GDHN còn là tác động từ cán bộ quản lý đến giáo viên, đến các lực
lượng khác tham gia hoạt động GDHN để đạt mục đích của GDHN, qua q
trình quản lý này biến cơng tác giáo dục hướng nghiệp thành quá trình tự
hướng nghiệp của học sinh.
Với những phân tích đó: Quản lý hoạt động GDHN là hệ thống tác
động có tổ chức, có kế hoạch, có định hướng rõ ràng của chủ thể quản lý đến
giáo viên, học sinh và các lực lượng khác tham gia GDHN để giúp học sinh
tự định hướng, tự chọn nghề phù hợp với năng lực cá nhân, điều kiện gia
đình, hợp với xu thế xã hội.
1.3. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học
cơ sở trong chỉ đạo hoạt động giáo dục ở trường THCS

Hiệu trưởng trường THCS là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý,
điều hành các hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm về chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của Hiệu trưởng trường THCS được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều
11,Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Một số nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản của hiệu trưởng:
- Xây dựng, tổ chức hoạt động bộ máy nhà trường.


23
- Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược cho nhà trường, định hướng
tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trường, ban hành các quy chế về tổ chức
mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
theo năm học.
- Thực hiện quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh
- Tham gia hội đồng trường và thực hiện những quyết sách khi hội
đồng trường thơng qua
- Quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường
- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định Nhà nước và theo quy định của
Bộ GD&ĐT.
Theo quy định hiện hành, hiệu trưởng trường THCS là người chỉ đạo,
quản lý, tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động của nhà trường, chịu trách
nhiệm trước các cấp có thẩm quyền về mọi mặt của nhà trường THCS.
Như vậy, hiệu trưởng trường THCS có vai trị là người đứng đầu nhà
trường, có trách nhiệm xây dựng bộ máy hoạt động, tổ chức, quản lý, điều
hành tất cả các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng trường THCS cũng là
người chịu trách nhiệm về chất lượng mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.
1.4. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở
1.4.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở

trường trung học cơ sở
Theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở cấp THCS
được quy định tại Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT “Chương trình giáo dục
trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được
hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các
chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích
cực để hồn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu
về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học
phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” [4]


24
Hoạt động GDHN trong chương trình cấp THCS hướng học sinh nhận
biết phẩm chất, năng lực của bản thân, giúp học sinh tiếp cận với các chuẩn
mực xã hội, điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với các chuẩn mực này,
đây là bước đầu tiên trong quá trình giúp các em hình thành sở thích về nghề
nghiệp trên cơ sở hiểu biết năng lực bản thân, hiểu biết về các vấn đề xã hội.
Ở cấp THCS qua các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp học sinh cũng
được tiếp cận với hoạt động của các cơ sở sản xuất, các làng nghề thủ công
thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, qua đó giúp các em hình thành tác
phong làm việc, tổ chức thực hiện các công việc cá nhân một cách khoa học,
phù hợp tác phong công nghiệp. Bên cạnh đó, thơng qua các hoạt động thực
tế, thăm quan các em được tiếp xúc với nghề và có những hiểu biết ban đầu
về những yêu cầu của nghề, phẩm chất cần có của người lao động trong thời
đại cơng nghiệp hóa như hiện nay.
Cũng qua các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện
trong chương trình, học sinh được tìm hiểu những vấn đề của xã hơi, những
biến động của xã hội, qua đó tạo thích ứng với những thay đổi của môi trường
sống sau này các em có thể gặp phải, giúp các em quản lý chính bản thân
mình, sẵn sàng và chủ động trong giao tiếp, nêu được quan điểm cá nhân về

nghề, sở thích nghề nghiệp của mình, những nghề có thể lựa chọn trong tương
lai.
Sau khi học xong chương trình GDHN ở cấp THCS học sinh nắm
được:
- Về nội dung kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng
đối với bản thân khi chọn nghề phù hợp. Nắm được những thông tin cơ bản
về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của khu vực và của
cả nước, hiểu được nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai, những
trường dạy nghề trên địa bàn và sau khi học những trường đó bản thân làm
được cơng việc gì. Qua đó, có những chọn lựa phù hợp cho bản thân phù hợp
với xu thế của xã hội.


25
- Về kỹ năng: Học sinh có thể tự đánh giá được năng lực, sở trường,
tiềm năng, nhu cầu nghề nghiệp của bản thân, đánh giá được hoàn cảnh, điều
kiện kinh tế gia đình để có quyết định về nghề nghiệp của bản thân sau khi
học xong phổ thông. Biết cách tìm hiểu thơng tin về ngành nghề, các trường,
các cơ sở đào tạo nghề.
- Về thái độ: Các em tự tin, chủ động, tự ra quyết định cho bản thân
trong việc chọn nghề phù hợp. Biết căn cứ vào tiềm năng của bản thân để
chọn nghề phù hợp.
Như vậy, mục tiêu của hoạt động GDHN với học sinh THCS là giúp
học sinh hiểu được nhu cầu, sở thích nghề của bản thân, tự đánh giá được
năng lực của bản thân, biết tìm hiểu thơng tin về nghề và các điều kiện khác
để chủ động lập kế hoạch cho bản thân, chọn nghề phù hợp trong tương lai
nhằm phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.
1.4.2. Nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở
a. Nội dung giáo dục hướng nghiệp

Nội dung giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS cũng phải đáp
ứng mục tiêu đào tạo con người tồn diện, năng động, sáng tạo, có khả năng
xử lý lý tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung GDHN được tích hợp trong nội dung
các mơn học xun suốt q trình học tập của các em. Trong đó nội dung hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp đề cập sâu hơn, sát hơn đến các hoạt động
hướng nghiệp cho học sinh.
Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS cần đáp ứng được
nhiều yêu cầu để vừa thực hiện hướng nghiệp cho học sinh, nhưng phải giúp
học sinh có những khởi đầu thuận lợi khi thực hiện các nội dung GDHN. Nội
dung giáo dục hướng nghiệp vừa mang tính chất cơ bản, thiết thực, vừa mang
tính khởi đầu, đồng thời là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh được


×