Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.29 KB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

VŨ THỊ YÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

VŨ THỊ YÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền


HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Huyền. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do
tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thị Yên


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Trường Học viện quản lý giáo dục đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình học
tập và hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học
k23-3; chuyên ngành: Quản lý giáo dục; trường Học viện quản lý giáo; niên
khóa: 2020-2022.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị

Thanh Huyền đã luôn động viên hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bắc Ninh, Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành, cán bộ quản lý và giáo viên các trường
mầm non ở huyện đã cung thơng tin và có những ý kiến thiết thực để tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi về mọi mặt
để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Trong thời gian viết luận văn, tôi luôn cố gắng nỗ lực nghiên cứu, học hỏi
nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ
dẫn của q Thầy Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để công tác nghiên cứu đề tài
được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Thị Yên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Những đóng góp của đề tài 5
9. Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỊNG TRÁNH TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON
................................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1. Những nghiên cứu về tai nạn thương tích và phịng tránh tai nạn
thương tích ở trẻ mẫu giáo................................................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý tai nạn thương tích và phịng tránh
tai nạn thương tích ở trẻ mẫu giáo....................................................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1. Quản lý..................................................................................................11
1.2.2. Tai nạn thương tích...............................................................................12
1.2.3. Phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo................................13
1.2.4. Quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non...................................................................................15
1.3. Lý luận về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non
16
1.3.1. Về đặc điểm của trẻ mẫu giáo...............................................................16
1.3.2. Mục tiêu hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non...................................................................................17

1.3.3. Nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non..............................................................................................18


iv

1.3.4. Phương pháp phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ MG ở
trường mầm non..............................................................................................23
1.3.5. Các con đường phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo
ở trường mầm non...........................................................................................25
1.3.6. Các lực lượng tham gia phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo ở trường mầm non...........................................................................29
1.4. Quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non
30
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo ở trường mầm non...........................................................................30
1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ mẫu giáo ở trường mầm non......................................................................31
1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động phòng tránh tai nạn thýõng tích cho
trẻ mẫu giáo ở trýờng mầm non......................................................................33
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ mẫu giáo ở trường mầm non......................................................................35
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn
thương tích ở trường mầm non
38
1.5.1. Nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý..........................................38
1.5.2. Nhận thức và năng lực tổ chức hoạt động phòng tránh TNTT cho
trẻ của giáo viên, nhân viên ở trường mầm non..............................................39
1.5.3. Mơi trường kinh tế - chính trị - xã hội địa phương................................40

1.5.4. Yếu tố gia đình......................................................................................41
1.5.5. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục..............................................41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH............44
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị xã hội, văn hố, giáo dục
mầm non của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
44
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá, của huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...........................................................................44
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển GDMN của huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh..................................................................................................45
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
47
2.2.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................47
2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................47


v

2.2.3. Khách thể khảo sát................................................................................48
2.2.4. Phương pháp khảo sát...........................................................................48
2.2.5. Xử lý kết quả và đánh giá......................................................................49
2.3. Thực trạng hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
50
2.3.1.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động phịng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...........................................................................50

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
........................................................................................................................ 53
2.3.3. Thực trạng phương pháp phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh............57
2.3.4. Thực trạng các con đường phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh............59
2.3.5. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia phịng tránh tai nạn
tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.........................................................................................................63
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở
các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
65
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động phịng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.........................................................................................................65
2.4.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh................................................................................................................69
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở các
trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.....................................74
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo cho ở các trường mầm non huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...........................................................................78
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng
tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. 83
2.6. Đánh giá chung
85
2.6.1. Kết quả đạt được...................................................................................85

2.6.2. Tồn tại, hạn chế.....................................................................................88


vi

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................90
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỊNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH..............................91
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 91
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................91
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu GDMN...................................................91
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...........................................................92
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................92
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả..........................................................................92
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở các
trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 93
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ..........................................................93
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phịng tránh tai nạn
thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV......................................96
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục
đảm bảo an toàn cho trẻ.................................................................................99
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới các bậc phụ huynh...............................104
3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng trong và ngồi nhà trường
phịng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non..............................................107
3.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng
tránh TNTT cho học sinh...............................................................................110
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 114

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất.
114
3.4.1. Mô tả tổ chức khảo sát........................................................................114
3.4.2. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp..............................................................................................................115
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm...........................................................................115
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................123
1. Kết luận
123
2. Khuyến nghị 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16

Chữ cái viết tắt
CBQL

Từ viết tắt
Cán bộ quản lý

CSVC

Cơ sở vật chất

CBGV

Cán bộ giáo viên

CMHS

Cha mẹ học sinh

GDMN

Giáo dục mầm non


GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GVMN

Giáo viên mầm non

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

GVG

Giáo viên giỏi

QLGD

Quản lý giáo dục

MN

Mầm non

PTTNTT


Phịng tránh tai nạn thương tích

QLGD

Quản lý giáo dục

TNTT

Tai nạn thương tích

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy ước số liệu và định mức trung bình 49
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của các khách thể khảo sát mục tiêu hoạt
động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo. 50
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các nội dung phịng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh 54
Bảng 2.4. Thực trạng về phương pháp, hình thức phịng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ ở trường mầm non
58
Bảng 2.5. Thực trạng các con đường phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh

60
Bảng 2.6. Kết quả thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia phòng tránh
tai nạn tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh 63
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các nội dung phòng tránh tai
nạn, thương tích cho trẻ thơng qua kế hoạch của hiệu trưởng
65
Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý về tổ chức thực hiện phịng tránh tai
nạn, thương tích.
70
Bảng 2.9. Kết quả thực trạng chỉ đạo của cán bộ quản lý về hoạt động phòng
tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh 74
Bảng 2.10. Kết quả thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá của cán bộ quản lý
trong hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo
cho ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 79
Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hịng
tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 83
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động phòng
tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 85
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về tính cấp
thiết của các biện pháp đề xuất
115
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về mức độ
khả thi của các biện pháp đề xuất. 118


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em ở Việt Nam nói riêng tỉ lệ
trẻ bị tai nạn thương tích có xu hướng tăng lên. Theo thống kê năm 2021 của Bộ
Y tế, ước tính mỗi ngày có tới 2.416 trường hợp gặp tai nạn thương tích. Trong
đó, tai nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đặc
biệt, tai nạn thương tích ở trẻ em có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề y tế
cộng đồng cần được quan tâm. Ngoài ra, nhiều trẻ em bị chấn thương phải điều
trị tại bệnh viện lớn và những tai nạn đó để lại hậu quả lâu dài về thể chất, tinh
thần, thậm chí là khuyết tật suốt đời. Trẻ từ 1-6 tuổi bị tai nạn thương tích chủ
yếu do đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu, tiếp theo là bỏng, sau đó là
nguyên nhân do ngã, tai nạn giao thông, động vật cắn, ngộ độc, chấn thương do
vật sắc nhọn. Chính vì vậy, việc đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đã được các
cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao do đó: Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư số: 13/2010/TT-BGD&ĐT Quy định về việc “Xây
dựng trường học an toàn, phịng, chống, tai nạn thương tích (TNTT) trong cơ sở
giáo dục mầm non” [1]; Ngày 5/2/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 243/QÐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống TNTT trẻ em
giai đoạn 2016-2020 [10; Ngày 20 tháng 2 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT tới các Sở GD&ĐT nhằm “Tăng cường các
giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục” [6]; Ngày 29/11/ 2021 Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ban hành Quyết định số 4501/QĐ- BGDĐT về
việc ban hành Chương trình phịng, chống tại nạn thương tích trẻ em học sinh
giai đoạn 2021-2025[7]; Ban hành Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về
xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo
dục mầm non[8]; Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng
Chính Phủ về phê duyệt Chương trình phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
giai đoạn 2021-2030[13]; đồng thời UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Kế hoạch



2

số 674/KH-UBND ngày 11/10/2021 về kế hoạch thực hiện chương trình phịng,
chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh[35]; Kế hoạch số 903/KH-UBND ngày 30/12/ 2021 về Kế hoạch tuyên
truyền phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2021-2030[36]; Kế hoạch số 1994/KH-SGDĐT ngày 31/12/2021của Sở
GDĐT Bắc Ninh về Kế hoạch triển khai Chương trình phịng, chống tai nạn
thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn 2021- 2025 trong cơ sở giáo dục tỉnh Bắc
Ninh [29]; Bên cạnh đó Phịng giáo dục và các nhà trường đã đưa nội dung
phòng tránh TNTT cho trẻ vào các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên ở các
cấp học đặc biệt cấp học mầm non. Tuy nhiên trên tình hình thực tế ở nhiều
trường mầm non vẫn xảy ra tình trạng trẻ bị tử vong, bị thương tích hay bị bạo
lực mà truyền hình, các trang mạng đã đưa tin gây phẫn nộ cho phụ huynh và xã
hội. Đa số các trường chưa nhận thức rõ hậu quả khi trẻ bị TNTT hay chưa nhận
thấy trách nhiệm, vai trò về phòng tránh TNTT cho trẻ. Một số trường mầm non
có số lượng học sinh khá đơng, cơ sở vật chất cịn khó khăn nên số trẻ ở các
nhóm/lớp đều vượt quá so với quy định, đồ dùng đồ chơi, sân chơi chưa thật sự
đảm bảo chất lượng. Cơng tác quản lí việc phịng tránh tai nạn thương tích của
Hiệu trưởng ở các trường mầm non cịn nhiều bất cập, thể hiện lỏng lẻo trong
quản lí, chưa sâu sát trong công tác kiểm tra, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn ảnh
hưởng đến sự an toàn cho trẻ… Tất cả những điều đó cũng có thể mang đến
nguy cơ gây TNTT cho trẻ.
Từ thực tế đó cho thấy rằng cơng tác quản lí hoạt động phịng tránh TNTT
cho trẻ trong các trường mầm non Huyện Thuận Thành cần được chú trọng, đảm
bảo cho trẻ được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục an toàn, hiệu quả. Xuất phát từ
những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động
phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện

Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” cho cơng trình nghiên cứu của mình.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý hoạt động phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non, luận văn đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở
các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các
trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phňng tránh tai
nạn thương tích tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh

Bắc Ninh một cách khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường và
đặc điểm của trẻ mẫu giáo thì sẽ nâng cao hiệu quả phịng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ mẫu giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo chăm sóc giáo dục trẻ
ở trường mầm non.


4

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung:
Đề tài đi sâu nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo của hiệu trưởng các trường mầm non huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2020 đến nay.
- Địa bàn nghiên cứu: 17 trường mầm non: Mầm non Đình Tổ số 1, Mầm
non Đình Tổ số 2, Mầm non Trí Quả, Mầm non Hà Mãn, Mầm non Xuân Lâm,
Mầm non Đại Đồng Thành số 1, Mầm non Linh xá số 1, Mầm non Liên cơ,
Mầm non Linh xá số 2, Mầm non Song Hồ, Mầm non Nguyệt Đức, Mầm non
Gia Đông số 1, Mầm non Gia Đông số 2, Mầm non Thị Trấn Hồ, Mầm non An
Bình, Mầm non Thanh Khương, Mầm non Ngũ Thái ở huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
- Khách thể khảo sát: Để tìm hiểu thực trạng, tác giả xin ý kiến của 30 cán
bộ quản lý (10 Hiệu trưởng, 20 Phó hiệu trưởng), 170 giáo viên ở các trường
MN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận:
mục tiêu, nội dung, phương pháp … phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu
giáo ở các trường MN.
- Hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học và các

văn bản pháp quy về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục,
hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non và các vấn đề lý luận về quản lý hoạt
động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo.


5

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL, GVMN về thực
trạng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo tại nhà trường và cơng tác
quản lý phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GVMN và CBQL trường MN về
hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo và quản lý phịng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động phòng tránh TNTT và quản
lý hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
- Phương pháp khảo nghiệm: Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất, chúng
tôi khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp đã đề xuất vào
phòng tránh TNTT và quản lý hoạt động phòng tránh TNTT ở các trường mầm
non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu
Dùng thống kê tốn học bằng phần mềm Excel để tính % và điểm trung
bình nhằm phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp về lý luận

Bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý hoạt động phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, cung cấp cơ sở khoa
học để xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ mẫu giáo.
8.2. Đóng góp về thực tiễn
Đánh giá được thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT và quản lý hoạt
động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.


6

Đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng trong cơng tác quản lý hoạt động phịng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trong cả nước
có cùng qui mơ và cơ cấu tổ chức.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,
các Phụ lục kết quả nghiên cứu chính của luận văn được trình bày trong 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động phịng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.


7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM
NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về tai nạn thương tích và phịng tránh tai nạn
thương tích ở trẻ mẫu giáo
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một vấn đề mang tính tồn cầu. Trên thế
giới hàng năm có khoảng 465.302 trẻ em 0-15 tuổi bị tử vong do tai nạn thương
tích. tương đương với mỗi ngày có khoảng 1.275 trẻ em bị tử vong do tai nạn
thương tích, trong đó có trẻ ở độ tuổi mầm non. Ở mỗi quốc gia nói riêng, các cơ
quan quản lí ngành giáo dục mầm non đều xây dựng những hệ thống pháp lý
nhằm phòng tránh TNTT cho trẻ trong các trường mầm non. Căn cứ vào điều
kiện, hoàn cảnh thực tế của từng đất nước các nhà QLGD xây dựng nên những
hệ thống QLGD để phòng tránh TNTT cho trẻ thích hợp.
Tại Thụy Điển là nước đứng đầu tiên thấy được vai trò quan trọng về tai
nạn thương tích như một mối đe dọa về sức khỏe trẻ em và giải quyết vấn đề này
bằng một phương pháp hữu ích. Vào những năm 1950, Thụy Điển có tỉ lệ tử
vong do thương tích ở trẻ em cao hơn so với Mĩ. Vì vậy, từ cuối thập kỉ 80, quốc
gia này có tỉ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em thấp nhất thế giới. Để phòng
tránh TNTT, quốc gia này đã thực hiện pháp chế nghiêm chỉnh, đúng pháp luật
để mơi trường an tồn hơn cho trẻ em và thực hiện chiến dịch giáo dục an toàn
rộng khắp cùng với sự hợp tác của các cơ quan, đồn thể khác nhau, mặt khác,
Chính phủ cam kết về các vấn đề an toàn. Như vậy, sự hợp tác ở Thụy Điển đã
giúp nhiều trong việc đảm bảo an toàn của trẻ em.
Tại Nga, hệ thống giáo dục Liên Bang Nga đã tiến trình phát triển tốt nhất
theo hướng hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế. Các chuyên gia trong lĩnh
vực giáo dục mầm non luôn nghiên cứu các phương pháp, hình thức và các



8

nguồn lực giáo dục để đảm bảo tất cả các đối tượng trẻ em đều phát triển toàn
diện, nâng cao sức khỏe và được giáo dục về cuộc sống khỏe mạnh. Việc học tập
vui chơi của trẻ không chỉ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi về thần kinh
và cơ bắp mà còn tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, hình thành
cảm xúc tích cực, làm giảm sự lo lắng và kích thích hoạt động của não, tăng
cường sức khỏe tâm sinh lý” (Tạp chí GDMN, 2017) [32]. Có thể thấy rằng,
các nước trên thế giới, trẻ em luôn được bảo vệ, quan tâm sự sống và phát triển
môi trường một cách cao nhất, mặc dù chưa có cơng trình nghiên cứu nào về
phịng tránh TNTT và quản lí hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ trong
trường mầm non.
Tại Mỹ, Trung tâm quốc gia về thống kê y tế, trung tâm kiểm sốt và
phịng chống dịch bệnh của Mỹ năm 2009 đã thống kê những nguyên nhân dẫn
đến tử vong ở trẻ, từ đó xây dựng kế hoạch phịng chống tai nạn thương tích cho
trẻ với phương châm 3 “Es”: Education (giáo dục), Enforcement (quy định bắt
buộc) và Engineering (thiết kế ứng dụng). Trong đó giáo dục là yếu tố nền tảng
để đưa đến cộng đồng những giải pháp, hành động nhằm phòng tránh TNTT tối
ưu cho trẻ. Những quy định bắt bắt buộc (Enforcement) dựa trên hệ thống pháp
luật để điều chỉnh hành vi phù hợp, đảm bảo mọi an toàn của trẻ. Cuối cùng là sử
dụng những thiết kế ứng dụng (Engineering) để tạo ra mơi trường bảo đảm an
tồn nhất là trong việc tự tạo các đồ chơi cho trẻ”. Tại Singapore trong Luật Giáo
dục (2017) [19], Luật Trung tâm chăm sóc trẻ thơ (2017) [20]. quy định rõ việc
bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực. Văn bản “Phát triển những năm đầu
đời của trẻ cho các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường mẫu giáo” của Bộ Phát
triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao đã đưa ra những quy định về việc trẻ
mầm non phải được chăm sóc trong mơi trường an tồn.
Tại Australia, các chính sách giáo dục khẳng định phát triển giáo dục mầm
non giữ vai trò tiên quyết, nền tảng đối với phát triển đất nước. Chương trình

giáo dục mầm non của Ơxtrâylia lấy hoạt động vui chơi làm trung tâm và phát
huy tối đa năng lực, tư duy của trẻ, các kế hoạch được xây dựng dựa theo Luật


9

và quyền trẻ em “Trẻ em được an tồn thì trẻ học tốt hơn”. Một trong các tiêu
chuẩn đánh giá 11 chất lượng trường mầm non ở Australia đó là “sức khỏe và an
toàn của trẻ” (Childrens health and safety) (Tạp chí GDMN, 2015) [31].
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý tai nạn thương tích và phịng tránh tai
nạn thương tích ở trẻ mẫu giáo
Các tác giả Nguyễn Việt Dũng - Nguyễn Thị Thu Huyền, trong bài viết
“Giáo dục kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở một số
quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, đã đề cập đến
tình hình tai nạn thương tích ở trẻ mầm non trên thế giới và trong khu vực, một
số chương trình phịng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non tại một số
quốc gia, giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích của trẻ mầm non ở
một số quốc gia trên thế giới, từ đó, các tác giả đưa ra một số bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam về giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mầm non [27].
Vấn đề phịng tránh TNTT cho trẻ và cơng tác quản lí hoạt động phòng
tránh TNTT cho trẻ mầm non tại Việt nam đã có nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể
đến cơng trình nghiên cứu của Tác giả Trương Thị Bích Loan (2012) nghiên cứu
về “Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường
non quận Phú Nhuận, TP HCM”. Đề tài chỉ nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến an
toàn cho trẻ ở trường mầm non và cách xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo
tuyệt đối an toàn, vệ sinh cho trẻ [34].
Tác giả Đào Thị Minh Tâm (2014) viết về “Một số biện pháp đảm bảo an
tồn - phịng tránh TNTT cho trẻ tại các ở sở giáo dục mầm non ðãng trên Tạp
chí Khoa học Ðại học Sý phạm TP HCM số 57/2014. Bài báo trình bày các tiêu

chuẩn trường học an tồn theo thơng tư số 13/2012/TT-BGDĐT, ngày 15/4/2010
của Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh TNTT
trong cơ sở giáo dục mầm non và nêu các biện pháp đảm bảo an tồn phịng
tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non [1, tr.12].


10

Tác giả Lý Thị Thanh trúc đã nghiên cứu về quản lý hoạt động phịng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non quận Tân Phú, thành
phố Hồ Chí Minh. Nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý để phòng tránh
những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em
mẫu giáo trong trường mầm non. (Lý Thị Thanh trúc, 2019) [21].
Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo
với đề tài Quản lí hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường
mầm 12 non Sơn Ca 10 quận Phú Nhuận, TP. HCM. Tác giả đã tập trung vào
nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các biện pháp áp dụng cho cơng tác
quản lí hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
Luận văn đã xây dựng một hệ thống 5 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng quản lí hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chủ yếu tập
trung đến vấn đề an toàn cho trẻ trong hoạt động vui chơi tại trường. Trong đó
nêu rõ việc hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ và nâng cao cơng tác quản lí
hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ là một tiêu chí quan trọng trong giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ (Nguyễn Thị Phương Thảo,
2015). [24].
Những tài liệu nghiên cứu của những tổ chức, cơ quan quản lí trường
mầm non như: “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên
mầm non”, (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017) [5].; “Chương trình chăm sóc giáo
dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 5- 6 tuổi”, Bộ GD&ĐT; “Hướng dẫn thực
hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (Theo nội dung đổi

mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục)”, (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2006)
[2]... Ngoài những nội dung chỉ đạo, nghiên cứu về cơng tác quản lí trường mầm
non nói chung, các cơng trình, tài liệu trên để ít nhiều đề cập đến cơng tác quản lí
hoạt động pḥịng tránh TNTT cho trẻ tại trường mầm non. Vai trò trách nhiệm,
biện pháp đối với người quản lí trường mầm non đối với vấn đề phòng tránh
TNTT cho trẻ.


11

Việc bảo vệ, chăm sóc và hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ được xem
là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của nước ta, đặc biệt là ngành
Giáo dục - Đào tạo rất xem trọng. Ngành giáo dục đã ra nhiều văn bản chỉ đạo
hướng dẫn thực hiện và tăng cường cơng tác quản lí hoạt động phòng tránh
TNTT cho trẻ tại các trường mầm non. Những văn bản chỉ đạo là cơ sở để bảo
vệ quyền lợi, đảm bảo cơng tác quản lí của ngành GDMN đối với hoạt động
phịng tránh TNTT và cơng tác quản lí an tồn cho trẻ mầm non trong các trường
mầm non. Những văn bản có thể kể đến như: Luật số 25/2004/QH11 ngày
15/6/2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Quốc hội, 2004) [18]. Quyết
định số 58/2008/QĐ-BGDĐT ban hành về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo
dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008) [3]. Chỉ thị 505/CT-BGDĐT tới
các Sở GD&ĐT nhằm tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở
giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). [6].
Như vậy, vấn đề phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu bởi tầm quan trọng của nó đối với cộng đồng vì trẻ em là
tương lai của một đất nước. Thế nhưng mỗi cơng trình nghiên cứu trên chỉ tập
trung nghiên cứu ở góc độ tổng thể hoặc chỉ đề cập đến những khía cạnh khác
nhau trong cơng tác phịng tránh TNTT cho trẻ như: an toàn trong vui chơi, học
tập, sức khỏe. Đây là nguồn tài liệu để tác giả có cái nhìn tổng quát, hệ thống,
khách quan vấn đề nghiên cứu, tránh trùng lặp. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào

nghiên cứu đến vấn đề quản lí hoạt động phịng tránh TNTT ở các trường mầm
non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, đây là đề tài có ý nghĩa về mặt
lý luận, mang tính thực tiễn cao.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lí là q trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các
chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Quản lí là một chức
năng lao động xã hội, bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động, là nhân tố
không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khái


12

niệm quản lí được hiểu theo nhiều cách khác nhau và dù trải qua nhiều thế hệ
nghiên cứu và phát triển quản lí nhưng chưa có cách giải thích nào được chấp
nhận hoàn toàn.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là q trình thực hiện
các cơng trình xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ
thể, chế định kế hoạch quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ
chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân cơng cơng việc, điều phối nguồn
lực tài chính và kỹ thuật…), chỉ đạo điều hành kiểm soát và đánh giá kết quả,
sủa chữa sai sót để đảm bảo hồn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra” [23,
tr.12].
Theo tác giả Nguyễn Thị Tính:“Quản lí là sự tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong tổ chức nhằm làm cho
tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra” [26].
Theo quan điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng “Quản lí là nghệ
thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt
nhất và rẻ nhất”; hoặc A. Fayon lại cho rằng “Quản lí là đưa xí nghiệp, cố gắng
sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) của nó”; cịn H. Koontz thì cho rằng

“Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt
động của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian,
tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là một
nghệ thuật, cịn với kiến thức thì quản lí là một khoa học” [dẫn theo, 15].
Như vậy, quản lí là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
1.2.2. Tai nạn thương tích
1.2.2.1. Tai nạn: là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn (ngẫu nhiên, khơng
chủ ý) do một tác nhân bên ngồi gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể
về thể chất hay tinh thần của con người.
1.2.2.2. Thương tích: Khơng phải là tai nạn mà là một biến cố xảy ra có liên
quan đến sức khỏe con người, khiến cho nạn nhân phải nghỉ làm, nghỉ học, phải


13

đến cơ sở y tế để điều trị, làm hạn chế hoạt động thường nhật của người đó hay
dẫn đến tử vong [17].
Chấn thương là các tác động bên ngoài tác động gây tổn thương cho con
người; gây ra sự suy giảm, rối loạn hay mất đi chức năng sinh lý bình thường
của con người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của con người bị chấn
thương [22].
Từ các khái niệm trên, chúng tôi hiểu: TNTT là những sự kiện có thể dự
đốn trước hoặc khơng dự đốn trước được (phần lớn có thể dự đốn và phịng
tránh được) gây ra tác hại hay thiệt hại thể chất và tinh thần cho con người
những tổn thương cơ thể ở mức độ khác nhau do tiếp xúc cấp với các nguồn
năng lượng (có thể là tác nhân cơ học, nhiệt, hóa chất hoặc chất phóng xạ) với
mức độ quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc khiến cơ thể thiếu hụt các yếu tố
cần thiết cho sự sống. (ví dụ: thiếu oxy trong trường hợp đuối nước, thắt cổ gây
nên ngạt thở; cóng lạnh…).

1.2.3. Phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo
- Phòng tránh là việc sử dụng các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, giảm
thiểu, ngăn chặn các TNTT xảy ra đối với con người thông qua các cách tiếp cận
chủ động mang tính hành vi và cách tiếp cận bị động mang tính mơi trường [15].
- Phòng, tránh: Theo nghĩa Từ điển Tiếng Việt:
+ Phòng (nghĩa động từ): Lo liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc
chuẩn bị đối phó với điều khơng hay có thể xảy ra
+ Tránh (động từ): Chủ động làm cho mình khỏi phải tiếp xúc hoặc khỏi
phải chịu tác động trực tiếp của cái gì đó khơng hay, khơng thích [Tạp chí Giáo
dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 15-20; 33].
Như vậy, có thể cho rằng: Phịng, tránh TNTT là một loạt các hành ðộng
ðýợc cá nhân thực hiện ðể nhằm chủ ðộng tránh những yếu tố nguy hiểm hoặc
tránh/loại trừ yếu tố nguy cõ khơng an tồn có thể gây ra TNTT cho bản thân,
ngýời khác.


14

Theo UNICEF, cãn cứ vào tồn bộ q trình xảy ra TNTT kể từ khi tiếp
xúc, trong và sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, có thể phân chia thành ba
cấp độ dự phòng:
+ Dự phòng cấp 1 (ban đầu) là dự phòng trước khi TNTT xảy ra: Mục
đích là khơng để xảy ra TNTT bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không
tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên TNTT. Các biện pháp dự phịng ban đầu
có thể bao gồm việc lắp đặt rào chắn quanh các ao hồ, để phích nước nóng ở nơi
an tồn mà trẻ em khơng với tay tới được, sử dụng các thiết bị an toàn khi chơi
thể thao.
+ Dự phòng cấp 2 là dự phòng trong khi TNTT xảy ra: nhằm làm giảm
mức độ nghiêm trọng của các thương tổn khi xảy ra TNTT như đội mũ bảo hiểm
xe máy để phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra.

+ Dự phịng cấp 3 là dự phịng sau khi có TNTT xảy ra: nhằm giảm thiểu
hậu quả sau khi TNTT xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là
điều kiện để giảm thiểu hậu quả của TNTT, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các
biện pháp phục hồi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa
các chức năng của cơ thể.
Như vậy từ quan điểm trên người nghiên cứu cho rằng: Phịng, tránh
TNTT chính là dự phịng cấp 1 trước khi tai nạn xảy ra.
1.2.3.1. Phịng tránh mang tính chủ động
Tính chủ động trong phịng tránh TNTT chú trọng tới sự nỗ lực, cố gắng
của con người về thay đổi hành vi như việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chấp
hành nghiêm luật lệ giao thông... [ 22 ].
1.2.3.2. Phịng tránh mang tính bị động
Tính bị động trong phịng tránh TNTT khơng nằm trong nỗ lực, cố gắng
của cá nhân mà nó tập trung vào sự thay đổi mơi trường như việc sử dụng bao bì
đựng thuốc, hệ thống báo cháy trong nhà, chấn song bảo vệ cửa sổ, hàng rào bảo
vệ bể bơi và các quy định thiết kế bắt buộc đối với việc sản xuất các sản phẩm có


×