Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích học sinh THCS huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THÀNH NAM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH THCS
HUYỆN NAM SÁCH - TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

HỒ THÀNH NAM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH THCS
HUYỆN NAM SÁCH - TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LÊ

THÁI NGUYÊN - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học,
dựa trên kết quả khảo sát thực tế do chính bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu và tài liệu tham khảo khác đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Hồ Thành Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
học sinh THCS huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương” được hoàn thành sau một
thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy, cô
giáo Khoa Tâm lý giáo dục - Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan tâm và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Lê đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn UBND 03
xã Thái Tân, Thanh Quang, Đồng Lạc, 03 trường THCS Thái Tân, Thanh
Quang, Đồng Lạc, các Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Trạm Y tế, Ủy ban MTTQ
của 03 nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu, thông tin phục
vụ luận văn. Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn lớp Cao học K24A đã
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm

ơn đặc biệt tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ giúp tôi hoàn thành
khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Học viên thực hiện

Hồ Thành Nam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 4
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Đóng góp mới của đề tài.................................................................................. 6
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH.......................................... 8
1.1. Vài nét về nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 8

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 8
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................... 11
1.2. Các khái niệm công cụ................................................................................ 15
1.2.1. Tai nạn thương tích .................................................................................. 15
1.2.2. Phòng tránh tai nạn thương tích .............................................................. 16
1.2.3. Quản lí phòng tránh tai nạn thương tích .................................................. 18
1.3. Hoạt động phòng tránh TNTT trẻ em ......................................................... 18
1.3.1. Mục tiêu hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS......................... 18

iii


1.3.2. Các lực lượng tham gia hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS ......... 19
1.4. Nội dung quản lý hoạt động phòng tránh TNTT trẻ em............................. 20
1.4.1. Huy động nguồn lực và xã hội hóa hoạt động phòng tránh tai nạn
thương tích học sinh .......................................................................................... 20
1.4.2. Xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động phòng tránh
TNTT học sinh................................................................................................... 20
1.4.3. Thực hiện chính sách và công tác thi đua, khen thưởng trong quản lý
hoạt động phòng tránh TNTT học sinh ............................................................. 21
1.4.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động phòng tránh TNTT học sinh..................... 22
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng tránh TNTT học sinh.............. 23
Kết luận chương 1.............................................................................................. 23
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH THCS
HUYỆN NAM SÁCH - TỈNH HẢI DƯƠNG................................................... 25
2.1. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng ................................................... 25
2.2. Thực trạng hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ........................................................................................ 26
2.2.1. Thực trạng các tổ chức, đoàn thể tham gia phòng tránh TNTT học

sinh THCS trong trường THCS ........................................................................ 26
2.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động phòng tránh TNTT cho học sinh ...... 30
2.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ công tác phòng
tránh TNTT học sinh tại các trường THCS ....................................................... 31
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương..................................................................... 35
2.3.1. Thực trạng huy động nguồn lực và thực hiện xã hội hóa công tác
phòng tránh TNTT học sinh THCS ................................................................... 35
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt dộng phòng tránh TNTT học
sinh THCS ......................................................................................................... 36

iv


2.3.3. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách, công tác thi đua khen
thưởng trong quản lý hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS ............... 37
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động phòng tránh
TNTT học sinh................................................................................................... 37
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và quản lý hoạt động
phòng tránh TNTT học sinh .............................................................................. 38
2.4.1. Các yếu tố thuận lợi ................................................................................. 38
2.4.2. Các yếu tố khó khăn ................................................................................ 39
2.5. Đánh giá chung ........................................................................................... 41
2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................... 41
2.5.2. Nhược điểm ............................................................................................. 42
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 42
Kết luận chương 2.............................................................................................. 44
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH THCS HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG ........................................................................................ 45
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 45

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 45
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................... 46
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 46
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 47
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
học sinh THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ....................................... 47
3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
phòng tránh tai nạn thương tích học sinh THCS ............................................... 47
3.2.2. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung phòng tránh TNTT cho học
sinh THCS ......................................................................................................... 53

v


3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng tránh
TNTT học sinh................................................................................................... 64
3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công
tác phòng tránh TNTT cho học sinh trong nhà trường .................................. 66
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 68
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 70
Kết luận chương 3.............................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 80
PHỤ LỤC

vi


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BVCSTE

: Bảo vệ chăm sóc trẻ em

CTV

: Cộng tác viên

DSGĐTE

: Dân số, gia đình và trẻ em

HĐND

: Hội đồng nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

TNTT

: Tai nạn thương tích

TNTTTE

: Tai nạn thương tích trẻ em

UBDSGĐTE


: Ủy ban Dân số, gia đình và Trẻ em

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc.

UNICEF

: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vai trò của các tổ chức, đoàn thể qua đánh giá của các cán bộ
quản lý và giáo viên........................................................................... 28
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động phòng tránh TNTT cho học sinh của các tổ
chức, đoàn thể (%)............................................................................. 29
Bảng 2.3: Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng tránh TNTT học sinh .........30
Bảng 2.4: Nguồn kinh phí được cấp cho các trường ......................................... 32
Bảng 2.5: Thuận lợi trong hoạt động phòng tránh TNTT học sinh theo đánh
giá của hộ gia đình và cán bộ trên địa bàn khảo sát .......................... 39
Bảng 2.6: Các yếu tố khó khăn cản trở hiệu quả hoạt động phòng tránh
TNTT học sinh theo đánh giá của cán bộ ......................................... 40
Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp phòng
tránh TNTT học sinh ......................................................................... 71


v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tai nạn thương tích trẻ em là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng
trên toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng ở Việt Nam trong
02 thập kỷ gần đây đã góp phần làm cho vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, là
một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật, nhất là ở trẻ
em. Tại cuộc họp nhóm tư vấn thiên niên kỷ năm 2000, Cố Thủ tướng Chính
phủ Phan Văn Khải đã khẳng định "TNTT là một cản trở ảnh hưởng tới sự phát
triển mà Việt Nam đang phải đương đầu". Chiến lược Quốc gia về phòng
chống TNTT giai đoạn 2002 - 2010 cũng đã chỉ rõ "TNTT là nguyên nhân chủ
yếu dẫn tới tử vong, bệnh tật và khuyết tật ở Việt Nam" [9]. Tính riêng trong
năm 2013, có 6.498 trẻ em và người tuổi từ 0-19 bị tử vong do TNTT. Trong
giai đoạn 2010 - 2014, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày
nước ta có khoảng 580 trẻ em bị TNTT các loại như: Tai nạn giao thông, đuối
nước, ngã, điện giật, bỏng… Trong đó, nhóm tuổi từ 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhất
(chiếm 43%), nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ
em tử vong do TNTT là 6.600 trường hợp/năm, chiếm 35,5% tổng số trẻ tử
vong trên toàn quốc do các nguyên nhân. Trong đó, trẻ em trai có xu hướng bị
thương tích thường xuyên và nghiêm trọng hơn so với trẻ em gái; tỷ lệ tử vong
ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới. Mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu
mất mát, đau thương vì sự ra đi của con em do TNTT.
TNTT còn gây nên khuyết tật kéo dài hết cuộc đời cho các em. Những
nguyên nhân TNTT chủ yếu gây tử vong cho trẻ em, học sinh ở nước ta gồm
đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng, động vật cắn. Theo Cục Bảo
vệ và Chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đuối nước là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Việt Nam; bình quân mỗi ngày

có trên 10 ca đuối nước. Chỉ tính riêng 03 tháng đầu năm 2018, cả nước có

1


khoảng gần 300 em bị đuối nước. Các nguyên nhân khác cũng có tỷ lệ mắc và
tử vong cao ở trẻ em như ngã, bỏng, ngộ độc, động vật cắn, nhất là tai nạn giao
thông. Ngoài ra, tại một số tỉnh bị ảnh hưởng bởi bom mìn còn sót lại sau chiến
tranh cũng khiến trẻ em bị TNTT... Những nguyên nhân quan trọng liên quan
đến xảy ra TNTT là tuổi, giới tính, môi trường không an toàn, kinh tế - xã hội
kém phát triển... Thực tế cho thấy, các loại TNTT nói chung, TNTT trẻ em, học
sinh nói riêng đều có thể phòng, tránh được; biện pháp can thiệp là sự kết hợp
của nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục, thực thi pháp luật, cải thiện môi
trường, sử dụng các sản phẩm, thiết bị an toàn… được coi là những biện pháp
hiệu quả trong việc giảm thiểu TNTT trẻ em, học sinh. Qua thực tế nghiên cứu
cho thấy, nếu biết phòng ngừa tình trạng TNTT trẻ em, học sinh có thể giảm
được trên 70% số tử vong và trên 50% số thương tật gây ra.
Trong 10 năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong việc
phòng tránh TNTT, nhờ vào công tác, phòng tránh TNTT đã được đưa vào
chương trình hành động của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ Trung ương
đến địa phương. Nhiều người đã nhận thức được những nguy cơ gây TNTT cho
trẻ em và ý thức được sự cần thiết phải hành động để phòng tránh. Tuy nhiên,
TNTT vẫn không thuyên giảm, mà có xu hướng ngày càng gia tăng, tính chất
ngày càng phức tạp, trở thành vấn đề bức xúc trong toàn xã hội. Để giảm thiểu
TNTT ở trẻ em, học sinh cần phải có một kế hoạch hành động toàn diện về
phòng tránh từ việc ban hành, thực thi pháp luật đến thay đổi môi trường... Đặc
biệt, cần đẩy mạnh công tác ; quản lý, tổ chức tốt các hoạt động phòng tránh
mới có thể đạt được các mục tiêu về phòng tránh TNTT cho trẻ em, học sinh.
Trước thực trạng bức xúc và hậu quả hết sức nghiêm trọng do TNTT gây
ra, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách phòng tránh TNTT cho trẻ em:

Ngày 27/12/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
197/2001/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng tránh TNTT

2


giai đoạn 2002-2010; Ngày 11/5/2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Quyết định số 589/QĐ-BLĐTBXH về việc phê duyệt Kế hoạch
phòng tránh TNTT cho trẻ em giai đoạn 2009 - 2010, trong đó mục tiêu chung
là “Từng bước hạn chế TNTT trẻ em, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của
trẻ em và sự phát triển bền vững của Quốc gia" [7, tr.1]. Một trong những biện
pháp phòng tránh TNTT được đặt ra là: “Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục
về phòng tránh TNTT, tiến hành lồng ghép, kết hợp trong sinh hoạt chính trị
của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư. Nội dung giáo dục bao gồm chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề phòng tránh
TNTT, bảo đảm an toàn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng
thời, giáo dục để mọi người nâng cao hiểu biết về các nguy cơ có khả năng xảy
ra và biết cách phòng tránh TNTT trong các trường học” [7, tr.6] và “Tuyên
truyền nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân về phòng, chống TNTT trẻ em” [7, tr.2]. Trong những năm gần đây, công
tác nghiên cứu, điều tra khảo sát về TNTT và quản lý, tổ chức các hoạt động
phòng tránh TNTT trẻ em ở nước ta đang là vấn đề rất bức xúc, được nhiều
người quan tâm nhằm giúp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng tránh TNTT đề ra
các giải pháp tích cực để giải quyết thực trạng cấp bách hiện nay. Huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương cũng trong bối cảnh chung đó, việc nghiên cứu, đề xuất
những biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho học sinh thực sự là
vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc quản lý nhằm nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi, ngăn chặn TNTT cho học sinh, tạo nên sức
mạnh tổng hợp của cả cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu quan trọng trong
Chính sách Quốc gia về phòng tránh TNTT giai đoạn 2002-2010 mà Chính phủ đã

đặt ra, góp phần thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, đảm bảo quyền
sống còn và phát triển của trẻ em, đồng thời thực hiện mục tiêu của Chương trình
hành động vì trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020, Kế hoạch phòng tránh
TNTT trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020.

3


Trước những yêu cầu bức xúc của thực tiễn và những bất cập tồn tại
trong công tác phòng tránh TNTT trẻ em, học sinh, tác giả chọn đề tài: “Quản
lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích học sinh THCS huyện Nam
Sách - tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động và quản lý hoạt
động phòng tránh TNTT trẻ em, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
nhằm quản lý tốt hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS của huyện Nam
Sách - tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho học sinh THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh TNTT học sinh THCS huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động phòng tránh TNTT trẻ em cho học sinh trên địa
bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương hiện nay đã đạt được những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn việc phòng tránh TNTT trẻ em
vẫn còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động về
phòng tránh TNTT cho học sinh THCS phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng
cao chất lượng hiệu quả phòng tránh TNTT trẻ em trên địa bàn huyện.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng tránh TNTT học
sinh THCS
5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động phòng tránh
TNTT học sinh THCS huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
4


5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh TNTT học
sinh THCS ở huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương và khảo sát thăm dò ý kiến
về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động phòng tránh TNTT
cho học sinh THCS.
6.2. Đối tượng khảo sát
Cán bộ lãnh đạo UBND xã, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh
của 3 xã Đồng Lạc, Thái Tân và Thanh Quang.
6.3. Địa bàn khảo sát
Tại 03 xã: Thanh Quang, Đồng Lạc, Thái Tân - huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu, văn bản, số liệu thống kê có
liên quan.
+ Tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, đưa ra nhận định độc lập, từng bước
hình thành những vấn đề lý luận.
+ Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, hệ thống hóa lý thuyết có liên quan
để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động phòng tránh TNTT tại
các trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương để tìm hiểu thực trạng đội
ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên và thực trạng quản lý hoạt động phòng
tránh TNTT của các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu của huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương.

5


- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu hỏi để điều tra, khảo sát các
khách thể: 145 cán bộ lãnh đạo UBND xã, hiệu trưởng, giáo viên, giáo viên có
kinh nghiệm về hoạt động phòng tránh TNTT, phụ huynh học sinh; 300 học
sinh ở 03 trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về tính hợp lý và
tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho học
sinh THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo UBND xã, cán
bộ quản lý các trường THCS, các giáo viên, cộng tác viên đã trực tiếp tham gia
phòng tránh TNTT và các giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín trong công tác
giảng dạy để thu thập thông tin cho đề tài.
- Phương pháp toán học: Sử dụng một số công thức toán thống kê để tính
trung bình cộng, tính phần trăm để xử lý kết quả điều tra, nhằm đưa ra kết luận
phục vụ đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp các ý kiến đánh giá hoặc
kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động phòng tránh TNTT của cán bộ,
giáo viên, cộng tác viên các trường THCS để tổng kết thành bài học kinh
nghiệm trong công tác quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho học sinh
THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu được.

8. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài nghiên cứu phát hiện những thiếu hụt trong quản lý về phòng
tránh TNTT học sinh THCS. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng
tránh TNTT cho học sinh THCS, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục
đích giảm TNTT cho trẻ em trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động phòng tránh TNTT
học sinh ở 03 xã đại diện cho toàn huyện có nhiều trẻ em TNTT.

6


9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho
học sinh THCS.
Chương 2. Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn
thương tích học sinh THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
học sinh THCS trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH THCS
1.1. Vài nét về nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trong thời gian qua, công trình nghiên cứu về phòng tránh TNTT nói
chung đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các nhà nghiên cứu đã chỉ

chỉ ra vai trò của việc tổ chức phòng tránh TNTT là biện pháp quan trọng, có
tác dụng nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội, thay đổi hành vi, nâng cao
khả năng phòng ngừa TNTT; tác động đến các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo,
nhằm kịp thời ban hành các chế độ, chính sách của quốc gia, của địa phương đề
ra các biện pháp hữu hiệu cho việc ngăn chặn, phòng ngừa các thảm họa do
TNTT gây ra.
Công trình nghiên cứu "Thương tích trẻ em và nhận thức xã hội ở
Bangladesh" của nhóm nghiên cứu Abdullah và cộng sự ở trường Y tế công
cộng, Đại học BRAC, Bangladesh đã phát hiện sự thiếu hụt trong công tác
cũng như nhận thức về các yếu tố nguy cơ đối với chấn thương trẻ em, sự hạn
chế của các hành vi sức khỏe trong cộng đồng tại một xã, dẫn đến hàng loạt
chấn thương thường xảy ra phổ biến nhất của trẻ em như chấn thương do động
vật cắn, gãy chân, đuối nước và bỏng. Nguyên nhân dẫn đến các chấn thương
thường gặp trong cộng đồng đó là sự nghèo đói, thất học, không được tiếp cận
với dịch vụ phòng tránh TNTT, không có giám sát của cha mẹ, người thân và
ảnh hưởng bất lợi của tập tục của địa phương. Người dân ở đây còn cho rằng,
họ còn gặp phải khó khăn tài chính khi lập gia đình. Về các hành vi liên quan
đến TNTT, họ thực hiện theo thuyết y học đa nguyên, sử dụng các thầy lang
trước rồi mới sử dụng các biện pháp y học. Họ còn bị hạn chế bởi nhận thức từ

8


những kinh nghiệm về các yếu tố gây ra chấn thương trẻ em nằm ngoài sự kiểm
soát của con người. Từ đó vấn đề tổ chức phòng tránh TNTT ở Bangladesh là
vấn đề rất lớn.
Công trình nghiên cứu này đã xác định chiến lược khả thi và được chấp
nhận nhằm giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước trẻ em tại Bangladesh năm 2007
của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bệnh tiêu chảy (ICDDRB) và Khoa Y tế
công cộng Johns Hopkins Bloomberg đã xác định những khó khăn trong nhận

thức của người dân địa phương, đặt ra yêu cầu rất bức xúc trong công tác
phòng tránh TNTTTE. Trong khi trẻ em tỷ lệ bị tử vong do các bệnh truyền
nhiễm gây ra đã giảm nhiều thì đuối nước vẫn còn rất nghiêm trọng, chiếm
khoảng 19% số ca tử vong ở trẻ từ 1-4 tuổi ở nước này. Qua nghiên cứu cho
thấy, người dân ở đây giải thích cho các trường hợp tử vong đuối nước gây ra
là do lực lượng siêu nhiên. Do đó, họ đã đưa ra một số biện pháp khắc phục
như: cầu nguyện, đeo bùa hộ mệnh cho trẻ, người mẹ đe dọa trẻ không đến gần
nơi có nước, đeo chuông cho trẻ và để chướng ngại vật ở cửa không cho trẻ đi
ra, thành lập trung tâm giữ trẻ vào ban ngày, đeo xích cho trẻ, sử dụng xe đẩy
cho trẻ, cõng trẻ... để thăm dò sự ý kiến của người dân trong cộng đồng. Kết
quả cho thấy, biện pháp dùng xe cũi đẩy và dùng vật chắn cửa được chấp nhận
nhiều hơn; còn các biện pháp cõng trẻ trên lưng, thành lập trung tâm trông trẻ vào
ban ngày là không phù hợp, ít khả thi. Các tác giả đã đưa ra kết luận: Vấn đề đuối
nước ở trẻ em đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia ở Châu Á. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ ra các vấn đề văn hóa là vấn đề cần được
xem xét khi xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trang đuối nước ở trẻ
em; chưa chỉ rõ việc tổ chức cần được chú trọng và nó phải là biện pháp đầu tiên
trong tất cả các biện pháp để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em do đuối nước gây ra [1].
Nghiên cứu các biện pháp can thiệp dự phòng chấn thương tại các trường
học ở Philippines đã tìm hiểu nguyên nhân, tỷ lệ mắc và ảnh hưởng của chấn

9


thương thể chất ở trẻ em, học sinh đưa ra kế hoạch hành động cho các dịch vụ
can thiệp, đã thu thập số liệu từ việc chữa trị bởi nhân viên y tế trường học.
Nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp can thiệp đề phòng chấn thương trẻ em,
học sinh là trực tiếp tổ chức truyền thông thông qua các bài giảng và thảo luận
về nâng cao sức khỏe, ốm đau, dịch bệnh, hoặc sử dụng biện pháp truyền thông
khác như các pano, áp phích, tờ rơi, tờ bướm.... Các chấn thương thường gặp ở

trẻ em là đứt tay, xây sát da do đùa nghịch, gãy xương cần phải đưa đến bệnh
viện để điều trị. Các con số cho thấy các biện pháp can thiệp tư vấn sức khỏe,
biện pháp an toàn cần được triển khai với sự tích cực tham gia của học sinh,
cha mẹ, các giáo viên và các cán bộ quản lý trong nhà trường để phòng tránh
chấn thương cho học sinh [1].
Nhìn chung TNTTTE là vấn đề đang được nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm, là vấn đề chung của toàn cầu, không của riêng quốc gia nào. Để tìm
hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh TNTTTE đã
có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Theo “Báo cáo thế giới về
phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em” của nhóm tác giả Margie Peden, Tổng
giám đốc Tổ chức Y tế thế giới [21], thương tích giao thông đường bộ là
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cao trong số trẻ độ tuổi 15-19 và là
nguyên nhân thứ hai trong số các thanh thiếu niên 10-14 tuổi. Các nhà nghiên
cứu cũng khẳng định: “Gánh nặng thương tích ở trẻ em là bất bình đẳng”. Trẻ
em ở các quốc gia nghèo, kém phát triển dễ bị tổn thương nhất. Mặc dù tỷ lệ tử
vong do thương tích ở trẻ em thấp hơn rất nhiều tại các quốc gia phát triển,
nhưng thương tích vẫn là nguyên nhân chính của tử vong. Trong báo cáo, các
tác giả ngoài việc đưa ra “bức tranh” tổng thể về TNTTTE để mọi người thấy
được tầm quan trọng của việc phòng tránh TNTTTE, còn đi sâu tìm hiểu về các
loại thương tích chủ yếu như tai nạn thương tích giao thông, đuối nước, bỏng,
ngã [21].

10


Lịch sử nghiên cứu vấn đề phòng chống TNTT cũng như các chiến lược
truyền thông - giáo dục về phòng chống TNTT luôn bắt đầu bằng việc không
coi chúng là các sự kiện hoặc sai sót ngẫu nhiên của những người bị thương
tích mà coi chúng là kết quả của việc tương tác giữa hàng loạt các yếu tố. Do
vậy, trong thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, ở các nước phát triển, cùng với việc

tập trung nguồn lực để cải thiện môi trường: đường sá, xây dựng môi trường
cộng đồng an toàn, gia đình an toàn thì hầu hết các nỗ lực truyền thông - giáo
dục về phòng chống TNTT đều tập trung vào việc làm chuyển biến nhận thức,
thay đổi hành vi về phòng chống TNTT. Lịch sử phòng chống TNTT cũng đã
đứng trước việc xây dựng các biện pháp phòng chống mang tính thực tế, có
phân tích và đã thu được những thành công lớn.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Vào trước những năm 1990, các công trình nghiên cứu về truyền thông
báo chí, tổ chức nói chung ở nước ta chưa nhiều. Đội ngũ nghiên cứu về lĩnh
vực này còn ít. Các công trình nghiên cứu về phòng tránh TNTT, phòng tránh
TNTT lại càng ít hơn. Mới chủ yếu là nghiêng về việc điều tra, khảo sát về tình
hình tai nạn giao thông, đuối nước và các chấn thương do TNTT nghề nghiệp,
cùng với những nhu cầu can thiệp các TNTT khác.
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em nghiên cứu về thực trạng TNTT ở
trẻ em nước ta năm 2006, 2007 đã đưa ra những con số báo động về tình hình
TNTT cũng như yêu cầu bức xúc về tăng cường công tác tổ chức trong phòng
tránh TNTTTE. Nghiên cứu khẳng định, 75% trường hợp trẻ em tử vong là do
TNTT, còn các trường hợp do bệnh truyền nhiễm gây ra tử vong chỉ chiếm
12%; do bệnh mãn tính gây ra chỉ chiếm 15%. Nguyên nhân gây tử vong ở
tuổi từ 15 - 19 chủ yếu là do tai nạn giao thông, các trường hợp gây tử vong
cho trẻ dưới 14 tuổi chủ yếu là do tai nạn đuối nước.
Nguyễn Thị Hồng Tú trong nghiên cứu về xây dựng chiến lược và kế
hoạch hành động phòng tránh TNTT ở Việt Nam xác định: Nguyên nhân chính
gây ra TNTT trẻ em nhóm tuổi từ 5-19 tuổi là đuối nước, từ 13-47/100.000 trẻ
11


em và tai nạn giao thông từ 6 - 85/100.000 trẻ. Nhóm dễ bị tổn thương nhất là
các trẻ em dưới 5 tuổi và các trẻ em nhóm từ 14-19 tuổi. Đặc biệt là việc đội
mũ bảo hiểm bắt buộc khi đi xe máy ở các tuyến đường làm giảm chấn thương

sọ não và tử vong trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ trong 6 tháng
đầu năm 2008 giảm 37%. Trong đó, hệ thống giám sát được củng cố, các hoạt
động tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng tránh TNTTTE được triển khai
rộng trên phạm vi toàn quốc. Các mô hình an toàn như: Ngôi nhà an toàn,
trường học an toàn, sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng, đội xe máy tự quản, an toàn
du lịch đã được áp dụng... Những bất cập chính vẫn là ý thức chấp hành pháp
luật của người dân còn chưa tốt. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật nói chung, tuyên truyền về phòng tránh TNTTTE cho người dân miền núi,
hải đảo, đồng bào dân tộc ít người còn còn hạn chế; số liệu báo cáo chưa thống
nhất, cơ quan báo cáo chưa được quy định rõ ràng; nguồn nhân lực trong hệ
thống cấp cứu cho người bị tai nạn giao thông còn thiếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu. Nghiên cứu đã khuyến nghị, tiếp tục đánh giá chính sách để đề ra định
hướng cho giai đoạn 2010 - 2020, tập trung vào kế hoạch hành động phòng
tránh TNTT cho trẻ em, phòng tránh đuối nước và những nguy cơ cao; cung
cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cấp
cứu trước bệnh viện [32].
Nhóm các nhà nghiên cứu Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cường - Trường Đại
học Y tế công cộng Việt Nam trong Báo cáo nghiên cứu về vai trò của các
trường y trong nâng cao năng lực phòng tránh TNTT tại Việt Nam đã khẳng
định: TNTT là một vấn đề y tế công cộng nổi cộm ở Việt Nam, đã được Chính
phủ Việt Nam và nhiều tổ chức khác nhìn nhận rất rõ các hoạt động về phòng
tránh TNTT đã được triển khai trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một số
vấn đề quan trọng cần được nêu ra và các biện pháp cần được thực hiện nhằm
đạt được mục tiêu quốc gia về việc giảm thiểu bệnh tật, tử vong do TNTT và

12


hậu quả của nó đem lại cho người dân và sự phát triển của Việt Nam. Bằng
kinh nghiệm hoạt động trong việc phát triển năng lực phòng tránh TNTT ở

nước ta trong những năm qua, mạng lưới các trường Đại học Y, Dược, cùng
với sự điều phối của Đại học Y tế công cộng đang tiến hành các hoạt động tổng
hợp, khái quát hóa các hoạt động đào tạo phòng tránh TNTT ở nước ta cũng
như một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, các chương trình đào tạo phòng
tránh TNTT được xây dựng và lồng ghép vào các hoạt động đào tạo chính khóa
cũng như các khóa học ngắn hạn trong hệ thống đào tạo của Việt Nam. Các
hoạt động nâng cao năng lực phòng tránh TNTTTE cho các thành viên trong
hệ thống cũng sẽ được thực hiện, nhất là tập trung vào các hoạt động nghiên
cứu, tổng hợp và xây dựng hệ thống số liệu. Các hoạt động đào tạo sẽ được
triển khai tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nó sẽ bảo đảm cho việc
phát triển nguồn nhân lự, không giới hạn trong một trung tâm hay khu vực và
nó sẽ giúp cho việc duy trì một hệ thống bền vững trong việc bồi dưỡng, nâng
cao năng lực phòng tránh TNTT ở Việt Nam [32].
Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam đã điều tra về trường học an toàn cho
học sinh nội trú trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Điện Biên đã tiến hành điều tra,
đánh giá mức độ an toàn của học sinh các trường nội trú trong 03 xã miền núi
thuộc tỉnh Điện Biên. Các trường học đã cung cấp các trang thiết bị cấp cứu trong
các trường hợp khẩn cấp và bảo hiểm y tế học sinh đạt 100%. Do ở gần trung tâm
y tế nên các học sinh có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế; giao thông chưa nhiều,
cho nên trong trường không có trường hợp học sinh nào bị TNTT do tai nạn giao
thông. Tuy nhiên, tại một trường xung quanh có nhiều người nghiện, học sinh
thường bị đe dọa bạo lực, cướp giật; do vậy, cần phải có một hành động khẩn cấp
để gây dựng một môi trường an toàn cho học sinh tại xã này.
Nhóm nghiên cứu liên ngành năm 2006, đã làm rõ hơn về gánh nặng
thực tại của vấn đề trẻ em bị ngộ độc, hoàn cảnh xảy ra và các nguyên nhân

13


chính đưa đến thực trạng này; từ đó đưa ra kiến nghị cho công tác phòng tránh

ngộ độc trẻ em, nhóm tác giả gồm Trần Tuấn, Văn Thị Mai Dung,Trần Đình
Dũng, Nguyễn Thu Trang đã tiến hành nghiên cứu về “Ngộ độc trẻ em tại
Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp”. Sau điều tra, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất
nhiều kết luận về vấn đề ngộ độc trẻ em như tình hình ngộ độc, nguyên nhân
ngộ độc, hoàn cảnh ngộ độc, hậu quả, cách xử lý ngộ độc tại cộng đồng… Một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của TNTT là tai nạn giao
thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả Trần Thị Ngọc Lan, Phó Cục
trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường đã có bài nghiên cứu về “Thực trạng
tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam 2005 - 2009” [19]. Đối với trẻ em
và vị thành niên dưới 19 tuổi, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong
thứ hai sau đuối nước. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra những kết quả tương đối
toàn diện về tình hình tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam.
Trong một vài năm gần đây, công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát về
TNTT nói chung và vấn đề phòng tránh TNTT nói riêng ở nước ta đã được
triển khai nhằm giúp ban chỉ đạo phòng tránh TNTT đề ra các biện pháp tích
cực, giải quyết thực trạng bức xúc hiện nay. Các công trình nghiên cứu đều cho
thấy mức độ nghiêm trọng của thực trạng TNTT nói chung và TNTTTE đó
riêng ở nước và chỉ ra vai trò quan trọng của công tác quản lý, tổ chức dựa trên
cơ sở thực tiễn về TNTT. Đồng thời, cũng đề cập tới việc hình thành một hệ
thống tổng hợp, xử lý số liệu một cách khoa học, chính xác, cũng như phải xây
dựng được các biện pháp, biện pháp hữu hiệu để tổ chức phòng tránh TNTT
nói chung và phòng tránh TNTTTE nói riêng đạt kết quả cao nhất. Song, đến
nay, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, có tính khả
thi nhất, mang tầm chiến lược chuyên sâu cho hoạt động quản lý phòng tránh
TNTT học sinh THCS. Vì vậy, luận văn quản lý hoạt động phòng tránh TNTT
học sinh THCS sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong công tác

14



quản lý, điều hành, tổ chức , nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ngăn chặn
hiểm họa TNTT trẻ em, học sinh, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng
xã hội nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu trong chính sách quốc gia phòng
tránh TNTT giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Tai nạn thương tích
1.2.1.1. Tai nạn
Tai nạn là một sự kiện bất ngờ, tình cờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ
ràng gây bị thương hoặc tử vong cho con người (theo từ điển Tiếng Việt).
1.2.1.2. Thương tích (chấn thương)
Thương tích không phải là tai nạn mà là một biến cố xảy ra có liên quan
đến sức khỏe con người, khiến cho nạn nhân phải nghỉ làm, nghỉ học, phải đến
cơ sở y tế để điều trị, làm hạn chế hoạt động thường nhật của người đó hay dẫn
đến tử vong [34].
Chấn thương là các tác động bên ngoài tác động gây tổn thương cho con
người; gây ra sự suy giảm, rối loạn hay mất đi chức năng sinh lý bình thường
của con người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của con người
bị chấn thương [34].
Từ các khái niệm trên, chúng tôi đi đến khái niệm chung về TNTT là
những sự kiện có thể dự đoán trước hoặc không dự đoán trước được (phần lớn
có thể dự đoán và phòng tránh được) gây ra tác hại hay thiệt hại thể chất và
tinh thần cho con người những tổn thương cơ thể ở mức độ khác nhau do tiếp
xúc cấp với các nguồn năng lượng (có thể là tác nhân cơ học, nhiệt, hóa chất
hoặc chất phóng xạ) với mức độ quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc khiến
cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống.
1.2.1.3. Tai nạn không chủ định (vô ý)
Là những TNTT gây nên không do chủ ý của con người như đuối nước,
tai nạn giao thông, ngộ độc, bỏng, tắc nghẽn đường thở, điện giật... [34].

15



×