Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 55 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh“Nuôi dưỡng hoài
bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với
đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế hệ trẻ “lành mạnh, tồn diện,
hài hịa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”. Quan điểm đó thể hiện được
sự quan tâm, kỳ vọng của Đảng về thế hệ trẻ - thế hệ tương lai, rường cột của
nước nhà. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng tiến bộ, thế hệ trẻ
ngày nay được sống trong hồn cảnh đất nước như Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã nói “chưa bao giờ có được cơ đồ, vai trị và vị trí như ngày hơm nay”.
Nhưng trên thực tế, giới trẻ hiện nay tồn tại rất nhiều vấn nạn đáng lo ngại, đặc
biệt là lối sống vô cảm đang ngày càng đang lan tràn, khó kiểm sốt, ngay cả ở
lứa tuổi học sinh. Hậu quả của lối sống này là tàn phá tâm hồn, làm trái tim của
các em trở nên chai sạn, thiếu đi mục tiêu sống, động lực sống, có nguy cơ dẫn
tới thực hiện những hành động sai trái. Nếu khơng ngăn chặn, nó có thể nguy hại
đến tương lai, tính mạng của con người thậm chí là ảnh hưởng đến vận mệnh
của cả một dân tộc.
Trước thực trạng nêu trên, một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn
chặn sự lây lan, khắc phục căn bệnh vơ cảm, hàn gắn “vết gãy văn hóa” ở lứa
tuổi học sinh đó chính là tăng cường tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng
đồng.Tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng giúp học sinh bồi đắp tinh
thần trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách, phẩm chất, ý chí, tư tưởng, tình cảm cũng như tư duy trong mỗi con người.
Đặc biệt, thông qua các hoạt động này, góp phần trang bị cho học sinh những kỹ
năng sống, những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Hoạt
động này cũng giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những
kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như
phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Với những ý nghĩa hết sức quan trọng nêu trên, những hoạt động vì lợi ích
cộng đồng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục của
nhà trường, trong chương trình hoạt động hàng năm, và lộ trình xây dựng đề án


tương lai của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên thực tế, vì
nhiều lý do chủ quan và khách quan, còn rất nhiều hạn chế, rào cản và thách
thức đối với nhiều trường THPT trong công tác tổ chức các hoạt động này. Nhận
thấy rõ được thực trạng của căn bệnh vô cảm đang ngày càng len lỏi trong một
bộ phận học sinh trong trường, ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động vì
lợi ích cộng đồng đối với việc thực hiện định hướng đạo đức, nhân cách và giáo
dục toàn diện với học sinh. Trong nhiều năm qua, tại trường THPT ......., các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng được tổ chức sơi nổi với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng, thu hút đơng đảo học sinh tham gia và bước đầu đem lại nhiều
1


hiệu quả tích cực đối với việc giáo dục học sinh. Nhiều mơ hình và các hoạt
động của nhà trường có tính lan tỏa mạnh, được học sinh, giáo viên, phụ huynh
và dư luận xã hội hưởng ứng và đánh giá cao, nhiều đơn vị trường bạn học hỏi
thực hiện.
Từ hiệu quả của các hình thức, biện pháp hoạt động trong những năm vừa
qua, được sự động viên của Chi ủy - BGH và các đồng nghiệp, chúng tôi mạnh
dạn thực hiện đề tài “Giải pháp khắc phục căn bệnh vơ cảm của học sinh thơng
qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT .......” làm đề tài nghiên
cứu.
1.2. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài hồn tồn mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài đã
phản ánh đúng thực trạng nóng của học sinh trong các trường THPT hiện nay.
Hình thức giáo dục học sinh thơng qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng
phát huy hiệu quả cao trong việc đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học,
góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa cho học sinh trong
trường học hiện nay, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp,
hình thức giáo dục học sinh trong thời đại mới.
Đề tài có khả năng vận dụng được trong các trường học, nhiều tổ chức

Đoàn trường học và cơ sở Đoàn tại địa phương.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần đẩy lùi những thực trạng xấu trong trường học, giáo dục
nhân cách, đạo đức cho học sinh, hướng học sinh tới lối sống tốt đẹp, biết sẻ
chia, cảm thơng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh trường THPT ........
Phạm vi: Trường THPT ....... và các trường THPT trên địa bàn.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực trạng về căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh.
Các giải pháp khắc phục căn bệnh vơ cảm thơng qua các hoạt động vì lợi
ích cộng đồng tại trường THPT ........
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra về thực trạng căn bệnh vô cảm trong lứa tuổi học sinh.
Nghiên cứu nội dung các tài liệu của Đảng, Đồn và cơng văn cấp trên về
các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong trường THPT.
Lên kế hoạch thực hiện khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thơng qua
các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
2


Thực hiện hoạt động.
Rút kinh nghiệm qua các hoạt động.
Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài..
Tiến hành khảo sát tại trường THPT ......., THPT …….., THPT ………..
trước và sau khi áp dụng đề tài.

3



PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm
Vô cảm: Là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một
nhóm người thờ ơ, dửng dưng khơng biết quan tâm đến mình đến những gì đang
diễn ra xung quanh mình. Nói cách khác là khơng có cảm xúc trước bất kỳ sự
việc sự vật nào, khơng động lịng trước nỗi đau của người khác, không phẫn nộ
trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Vô cảm không phải là một căn bệnh trong
y học mà là căn bệnh của hành xử, lối sống trong xã hội.
Cộng đồng: Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một
môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người
đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện
khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành
viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương
quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở
các nhóm nhỏ kiểm sốt các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với
nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc
nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện
các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đồn kết tập thể.
Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể
dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngồi ra cịn có các mối liên hệ tình cảm
khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng
thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.
( Từ điển Tiếng Việt)
Hoạt động vì lợi ích cộng đồng: Là các hoạt động tình nguyện giúp đỡ
người khác và để lại sự ảnh hưởng trong sự phát triển con người. Tham gia các
hoạt động vì cộng đồng là tự nguyện góp một chút thời gian và kỹ năng của
mình để giúp đỡ cộng đồng, là những hoạt động đầy ý nghĩa có ảnh hưởng tích
cực đến cộng đồng và xã hội.
2.1.2. Vai trị, ý nghĩa của các hoạt động vì cộng đồng trong việc khắc

phục căn bệnh vô cảm ở học sinh
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng công tác thanh niên được nhấn
mạnh, đó là “Ni dưỡng hồi bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách
nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế
hệ trẻ “lành mạnh, tồn diện, hài hịa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”.
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh cũng đã xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới
với 12 tiêu chí cụ thể phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức, đặc điểm, điều
kiện sống, học tập, lao động của thanh, thiếu nhi từ giá trị cốt lõi “Tâm trong  4


Trí sáng - Hồi bão lớn”, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tham
gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, coi đó là mơi trường rèn luyện, giáo dục
đoàn viên, thanh niên về kỹ năng xã hội, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng,
rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, căn bệnh vô cảm ngày càng lan tràn
trong giới trẻ, thậm chí len lỏi và ngày có chiều hướng gia tăng trong nhà
trường, làm phai nhạt lý tưởng, bào mòn đạo đức, lối sống, nhân cách của một
bộ phận học sinh, đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường, đổi mới cường hơn nữa
các hoạt động vì cộng đồng trong nhà trường để giáo dục và nêu cao tinh thần
của thanh niên đối với đất nước và xã hội.
Việc duy trì thường xuyên, liên tục các hoạt động vì lợi ích cộng đồng
trong các nhà trường, góp phần rất lớn vào công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng,
lý tưởng sống và kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó giúp học sinh nâng cao
được ý thức, trách nhiệm và tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn, văn hóa tốt
đẹp, những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người và truyền thống
tương thân tương ái của người dân Việt Nam.
Học sinh tham gia vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng sẽ hiểu và học
được cách sẻ chia, cống hiến, tự tin hơn, sống cởi mở hơn, biết yêu thương, giúp
đỡ người xung quanh, bồi đắp tinh thần trách nhiệm, tinh thần vì lợi ích cộng

đồng, rèn luyện kỹ năng. Qua đó, các em học sinh sẽ trưởng thành hơn cả về suy
nghĩ, hành động, tư tưởng và nhận thức, nhận được nhiều bài học lớn, được tiếp
thêm nguồn động lực mới để luôn ý thức trong việc rèn luyện, tự rèn luyện, xác
lập mục tiêu tương lai và phấn đấu hết mình vì mục tiêu đó. Các hoạt động vì lợi
ích cộng đồng trong nhà trường sẽ tạo ra môi trường rèn luyện nhân cách, đạo
đức, bản lĩnh và kỹ năng cộng đồng cho học sinh, như đồng chí Lê Quốc Phong
– Ngun bí thư thứ nhất Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Sự cho đi trong hoạt động vì lợi ích cộng đồng đó là yếu tố đầu tiên mang cho
cộng đồng, nhưng giá trị mang lại là những bài học từ cuộc sống cộng đồng, từ
những câu chuyện, từ những người dân, từ mảnh đất mà chúng ta đến nó sẽ là
bài học vơ giá mà chính sự cho đi đó chúng ta nhận lại được nhiều hơn...".
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng căn bệnh vô cảm của học sinh ở các trường THPT
hiện nay
* Về biểu hiện:
Trong cơn lốc tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với việc tiếp thu
những tinh hoa của văn minh nhân loại thì lối sống hưởng thụ và mặt trái của
nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến tâm lý xã hội, dần hình thành lối
sống thực dụng, vô cảm trong một bộ phận người Việt, trong đó có cả các em
học sinh.
5


Trước đây, vô cảm chỉ là hiện tượng đơn lẻ, nhưng hiện nay đang có chiều
hướng lây lan, nếu ko có những biện pháp ngăn chặn thí có thể trở thành một
căn bệnh có tính xã hội. Có thể thấy, thực trạng căn bệnh xã hội ngày nay đang
diễn biến hết sức phức tạp, lây lan rất nhanh trong xã hội hiên đại, trong trường
học với mức độ và biến chứng khác nhau. Nhẹ nhất là người mắc bệnh không
biết nói lời “xin lỗi” khi làm sai hay mắc lỗi, không biết cảm ơn khi được giúp
đỡ. Nặng hơn, các em quên di trách nhiệm cứu giúp người yếu thế, bị nạn hoặc

gặp khó khăn… Trên các phương tiện thơng tin dại chúng hiện nay, khơng khó
khi thấy các hình ảnh, video nữ sinh đánh nhau, cổ vũ đánh nhau, cởi đồ, xé áo
bạn khi đang mặc trên mình đồng phục nhà trường.
Nhiều học sinh còn xem đây là những hành động hiển nhiên, thậm chí là
một “trào lưu”, là cách để “dằn mặt”, thể hiện bản thân. Trong cuộc sống hàng
ngày, không hiếm để bắt gặp những cảnh các em học sinh chế nhạo, dè bỉu, xua
đuổi, ghẻ lạnh bạn bè là người khuyết tật, không thèm giúp đỡ người ăn xin,
những người kém may mắn, hoặc những người trên đường gặp nạn, chỉ đứng
nhìn, lấy điện thoại ra quay chụp, thậm chí là lợi dụng cơ hội đánh cắp tiền của
người bị nạn.
Điều đáng lên án là, khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các em trong
hay ngồi cuộc, đều dửng dưng, bàng quan như khơng thấy gì. Thay vì can
ngăn, giải thích đúng sai, thì vơ tư, vơ cảm cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những
hành động vơ đạo đức và thiếu văn hóa đó..
Một biểu hiện nữa của hiện tượng vơ cảm ở lứa tuổi học sinh là các em vơ
cảm với chính mình, vơ cảm với những thành cơng, thất bại, với niềm vui hay
nỗi buồn với kết quả học tập của bản thân, từ đó dẫn đến thái độ bất cần đời,
không chịu học hành, không tu dưỡng, không cần tương lai, mọi cái đều không
quan trọng, trở nên vô nghĩa, thậm chí cịn tiêu cực lựa chọn cái chết.
Khi rơi vào hiện tượng này, các em sẽ dần đánh mất mình, sống bng thả,
khơng có lý tưởng, phấn đấu, dễ bị lơi kéo, dụ dỗ và có nguy cao sẽ nhiễm các
thói hư tật xấu hoặc vi phạm pháp luật.
Cịn có loại vơ cảm thụ động dẫn đến sự phủi tay khơng tham gia vào bất
cứ việc gì của lớp, của trường như: Văn nghệ, thể thao, cắm trại, tình nguyện …
Nếu khơng có biện pháp uốn nắn kịp thời, những học sinh này lâu dần sẽ không
thèm chấp hành các nội qui của lớp, trường, trong đó có nhiều em trở thành học
sinh cá biệt, khó giáo dục.

6



Nội dung

Tỷ l ệ

Học sinh nghiện
Học sinh có
game
quan hệ tình
dục
15%

Học sinh có sử
dụng ma túy

39%

15%

phần trăm
Bảng: Khảo sát tình trạng học sinh tại một số trường THPT ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Tuyên giáo)
Một loại biểu hiện nữa của bệnh vô cảm ở học sinh hiện nay là sự vô cảm
với cộng đồng, các em vô cảm với sự kiện lớn của dân tộc (bão lụt, thiên tai,
quyền về biển đảo, dịch bệnh…) nhưng lại nhạy cảm về danh vị và quyền lợi
của mình. Có trường hợp lại hãnh diện về sự vơ cảm của mình đó là sự vơ cảm
cố ý được đẩy thành lối sống cực đoan, tất cả đều trở thành “chân lý” “mặc kệ
nó - mặc kệ nó”.
Biểu hiện cao nhất của bệnh vơ cảm là các em tự biến mình thành kẻ vô tri
vô giác, mọi lời dạy bảo, khuyên nhủ, phê bình khơng có tác động gì, con người

trở nên trơ lì, khơng tự ái, khơng tự trọng, khơng xấu hổ … Những em học sinh
có biểu hiện này nếu không được phát hiện, giáo dục và quan tâm kịp thời nguy
cơ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, trở thành đối tượng phạm tội ở lứa tuổi vị thành
niên là rất cao.
Trên thực tế, đạo đức lối sống của học sinh hiện nay đang là vấn đề nhức
nhối lo ngại cho toàn xã hội. Các vụ việc liên quan đến các biểu hiện hành vi vô
cảm, thiếu đạo đức của giới trẻ trong một số năm gần đây đã gia tăng đáng kể
với nhiều tình tiết hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của bộ cơng an, tình trạng
tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày
càng gia tăng.
Độ tuổi
Dưới 14 tuổi
Từ 14 – 16 tuổi Từ 16 - 18 tuổi
Tỷ lệ

5,2%

24,5%

70,3%

Bảng: Thống kê tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên năm 2019
(Nguồn: Bộ công an)
Dư luận đã khơng ít lần phải bàng hồng, cả xã hội và nền giáo dục đã phải
rung động trước những vụ án giết người mà kẻ thủ ác mới chỉ là học sinh ngồi trên
ghế nhà trường. Phần lớn các đối tượng này đều vô cảm, ra tay máu lạnh, thực
hiện hành vi giết người dã man đối với những người thân quen như bố mẹ, thầy
cơ, hàng xóm, bạn thân...
7



Ngày 2/4/2021, công an tỉnh An Giang đã khởi tố và bắt giam Bùi Trọng
Nghĩa (sinh năm 2005), là một học sinh lớp 10 tại một trường THPT ở Châu Đốc,
để điều tra về hành vi giết người và cướp tài sản. Do cần tiền chuộc lại xe máy và
chơi game, Nghĩa đã đâm nhiều nhát chí mạng vào T.Q.M, là bạn thân nhiều năm
để cướp của, sau đó giấu xác để phi tang.
Ngày 22/7/2021, công an tỉnh Quảng Nam khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn
Trung Tạ Bảo Duy (sinh năm 2006, học sinh lớp 9 lên 10) để điều tra về hành vi
giết người. Theo điều tra ban đầu, đối tượng Duy đã lẻn vào nhà thầy Hiệu trưởng
là ông Nguyễn Nhất Thống, sau khi bị phát hiện, Duy đã đâm 13 nhát vào người
thầy Thống sau đó cướp điện thoại và bỏ chạy.
Ngày 20/8/2019, đã diễn ra phiên tịa xét xử Lê Văn Hồi (sinh năm 2003,
học sinh lớp 10), với tội danh giết người. Khi đang đi trên đường, Lê Văn Hịa
khơng đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, anh Mai Xuân Lan (33 tuổi), trú tại thành
phố Đông Hà – Quảng Trị đã nhắc nhở. Ngay sau đó, anh Lan bị đối tượng Hồi
đuổi theo, dùng dao đâm vào bụng khiến anh Lan tử vong.
Như vậy, có thể thấy, trên bình diện xã hội, bệnh vô cảm đã phản ánh sự
suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần không chỉ riêng ở lứa tuổi học sinh mà
của cả xã hội. Khi căn bệnh này khơng được ngăn chặn và để ngày một lây lan,
nó không những sẽ làm thui chột về mặt lý tưởng, đạo đức, nhân cách của lớp
trẻ, mà xã hội sẽ không tránh khỏi bị sụt lở nền tảng đạo đức và tinh thần, gây
hoang mang, làm nảy nở cái xấu, cái ác. Trong những hoàn cảnh nhất định, cái
thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị triệt tiêu, công
lý sẽ bị đẩy lùi.
* Về nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động dẫn đến căn bệnh
vô cảm ở lứa tuổi học sinh hiện nay:
Về phía bản thân học sinh: Phần lớn xuất phát từ lối sống ích kỷ thực dụng,
hưởng thụ, chỉ biết đến bản thân mình. Hoặc có thể các em thấy cuộc sống đơn
điệu, vơ nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.

Có những học sinh do bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất
niềm tin vào cuộc sống. Một số em xuất phát từ việc sống thiếu bản lĩnh, sống
khép mình, sợ va chạm, không muốn những mất mát, khổ đau của người khác
đụng chạm vào sự bình an thanh thản trong lịng mình và cuộc sống của bản
thân mình.
Về phía gia đình: Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về
sự đồng cảm, yêu thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người
khác. Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp,
dẫn tới con cái bị tác động, ảnh hưởng. Nhiều phụ huynh quá cưng chiều con
nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện, nên
8


tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết cho, sống nghèo nàn cảm xúc, vơ
tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của người khác.
Về phía nhà trường: Do nhiều trường THPT hiện nay giáo dục phiến diện
không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hố, ít quan tâm hoặc
giáo dục chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thiên về dạy chữ, nhẹ
về dạy người. Một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hồn cảnh khó
khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình yêu thương, chỉ
xem đi dạy là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình u
thương gắn bó với học sinh. Mơi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây
nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau
khá lớn.
Về phía xã hội: Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi
cách thức làm việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những
việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, Facebook, Intagram, zalo... xuất
hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình - khi giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở
nên trầm cảm và vô cảm. Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số
giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó

lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh
cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng. Những tiêu cực của lối sống
phương Tây qua sách báo, phim ảnh, mạng, game bạo lực … làm cho giá trị đạo
đức truyền thống bị mai một, các em ít quan tâm đến người xung quan mình, kể
cả người thân trong gia đình, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn
nhà ai, nhà nấy rạng ”.
* Về hậu quả:
Không thể phủ nhận sự xâm lấn mạnh mẽ của căn bệnh vô cảm trong xã
hội và ở giới trẻ hiện nay. Từ một vài hiện tượng đơn lẻ tiến đến trở thành một
căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với mỗi cá nhân và toàn
xã hội.
Đối với mỗi cá nhân, căn bệnh vô cảm sẽ khiến các em ngày càng xa rời
cuộc sống, rơi vào trạng thái cô lập, mất cảm nhận đối với tình u thương, sự
chia sẻ hay cảm thơng đối với người khác, mất khả năng thiết lập và duy trì các
mối quan hệ xã hội. Những học sinh bị vô cảm thường chọn cách sống tách biệt
với mọi người, khơng thích bị phiền phức, bị nhờ vả và ít khi giúp đỡ ai. Các em
không biết cảm thông chia sẻ bởi thế các em cũng thường không cần đến sự cảm
thông chia sẻ của người khác.
Khi mắc bệnh vô cảm, những học sinh này mất cảm nhận đối với cái hay,
cái đẹp trong cuộc sống, tâm hồn trở nên khơ khan, tàn nhẫn. Một số học sinh
cịn thường bị mắc phải các hội chứng thần kinh, lúc nào cũng hoang tưởng, bức
bối, hoài nghi, sợ hãi. Cuộc sống của người bị vô cảm lúc nào cũng đầy xáo
trộn, đầy biến động bởi thần kinh tâm lí gây ra, tự tách mình ra khỏi những ràng
9


buộc xã hội từ đó mất dần đi mối liên kết bền chặt đối với cuộc sống. Cuộc sống
cô đơn, tâm lý xáo trộn có thể gây nên những hậu quả khôn lường đối với những
học sinh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, can thiệp và phát hiện kịp thời

sẽ làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim trở nên chai sạn và rất dễ dẫn đến tội ác.
Bệnh vơ cảm có thể khiến các em có những hành vi sai lầm, cực đoan, đi ngược
lại với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục.
Đối với gia đình, sự xâm nhập của căn bệnh vơ cảm sẽ làm rạn nứt mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân trong gia đình sẽ sống
trong một vỏ bọc riêng, bố mẹ con cái khơng cịn có sự chia sẻ, cảm thơng thậm
chí là tin tưởng lẫn nhau. Gia đình lúc đó sẽ khơng còn là chỗ dựa quan trọng
nhất về mặt tinh thần, con trẻ có thể sẽ cảm thấy bị mất phương hướng, rơi vào
ngõ cụt, sống bất cần đời, thờ ơ với người thân, khơng có mục tiêu, chí hướng,
thậm chí là có thái độ chống đối. Nếu phụ huynh khơng kịp thời phát hiện, có
biện pháp uốn nắn, giáo dục, quan tâm thì khả năng con trẻ sa ngã, mắc các thói
hư tật xấu, vi phạm pháp luật là rất cao.
Đối với xã hội, mỗi cá nhân vô cảm sẽ đẫn đến một xã hội vô cảm. Một
khi, vô cảm trở thành hội chứng phổ biến mà không được ngăn chặn sẽ dẫn đến
những hậu quả khủng khiếp. Trước hết, bệnh vơ cảm là ngun nhân làm xói
mịn, hủy hoại các chuẩn mực, giá trị đạo đức từ lâu vốn được khẳng định trong
nhà trường, gia đình và xã hội. Xã hội phát triển với tốc độ chống mặt, kéo theo
nó là sự thay đổi về chuẩn mực hành vi đạo đức con người. Có những chuẩn
mực vốn rất tốt đẹp trong quá khứ nhưng lại có thể sẽ bị phủ nhận trong xã hội
ngày nay. Sự sàng lọc các giá trị ấy để phù hợp với đời sống mới đang diễn ra
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi thế, một khi con người vô cảm, hành động mù
quáng, thiếu suy nghĩ, thiếu đạo đức sẽ làm tổn thất biết bao nhiêu thành quả mà
ông cha ta đã gây dựng.
Sự vô cảm trong mỗi học sinh không những làm các em đánh mất bản thân
mình mà cịn làm mất tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống. Nếu để sự
vơ cảm ngày càng lan tràn, lịng tốt sẽ bị phủ nhận, tội ác không bị trừng trị, cái
xấu cái ác hiển nhiên được tồn tại gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường giáo
dục, an ninh xã hội và chất lượng cuộc sống con người. Vô cảm làm suy thoái
đạo đức của một cá nhân, nếu để lan tràn sẽ làm suy thoái đạo đức của một tập
thể, thế hệ học sinh - là tương lai của đất nước nếu vơ cảm có thể đẩy đất nước

đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc.
2.2.2. Thực trạng các hoạt động vì lợi ích cộng đồng ở các trường THPT
hiện nay
Về nhận thức, đa số các trường THPT chưa nhận thức đầy đủ được vai trị
của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc góp phần giáo dục tồn diện
và khắc phục căn bệnh vô cảm lứa tuổi học sinh. Nhiều giáo viên, học sinh và
10


phụ huynh chưa có sự hiểu biết đầy đủ về căn bệnh trầm cảm, chưa thấy rõ được
yêu cầu bức thiết cần phải được giáo dục, ngăn chặn trong trường học, từ đó
chưa thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức các hoạt động vì lợi ích
cộng đồng. Bên cạnh đó, chính vì q đặt nặng vấn đề thành tích học tập, nhiều
phụ huynh cịn có thành kiến, không tạo điều kiện và ủng hộ con em tham gia
hoạt động này, trong quá trình định hướng và giáo dục cũng chưa hình thành cho
con những đức tính, phẩm chất cần có trong xã hội và ý thức trách nhiệm đối
với cộng đồng.
Về hình thức tổ chức, một số trường THPT có tổ chức thực hiện, nhưng các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng chủ yếu được tổ chức theo lối cũ với các hình
thức cịn chưa phong phú, học sinh thường được chỉ định, phân công tham gia
một cách bị động. Khi thực hiện, hầu như các trường chỉ thực hiện theo cơng
văn chỉ đạo, hình thức chưa đổi mới, mang tính lối mịn, một số cịn thực hiện
cho qua chuyện, khi thực hiện cũng không xác định rõ các hoạt động đó sẽ giáo
dục cái gì, hướng tới hình thành những kỹ năng gì, năng lực gì cho học sinh,
điều này chưa phù hợp với chương trình giáo dục đổi mới hiện nay.
Về điều kiện tổ chức, các trường THPT hiện nay do quĩ thời gian ít, chủ yếu
tập trung việc dạy học chính khóa và dạy thêm nên thời gian dành cho các hoạt
động vì lợi ích cộng đồng gần như khơng có, ngân sách chi cho các hoạt động
này cũng rất hạn hẹp, các hoạt động chủ yếu tập trung ở mảng cơng tác đồn,
chưa có định hướng, tập huấn cụ thể từ các sở, ban ngành nên việc tổ chức gặp

nhiều khó khăn và hạn chế.
Về công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong một
số trường THPT đã được trú trọng, tuy nhiên, đây là một nội dung cịn khá mới
nên trong q trình tổ chức vẫn còn lúng túng, nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ môn chưa nắm bắt được xu thế mới, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng
của các hoạt động này tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, băn khoăn về yêu cầu,
cách thức tổ chức thực hiện, về khả năng tham gia của học sinh và về hiệu quả
của các hoạt động…
Về điều kiện thực tế tại địa phương, trường THPT ....... đóng trên địa bàn
học sinh chủ yếu tập trung ở 6 xã bán sơn địa của huyện Quỳnh Lưu là Quỳnh
Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Quỳnh Thắng, Tân Thắng. Đây là khu
vực có kinh tế khá khó khăn, học sinh chủ yếu là con em gia đình thuần nơng,
khơng có nhiều điều kiện để giao lưu, tiếp xúc nhiều, chưa có kỹ năng, cũng
chưa được định hướng cụ thể nên cịn e dè, thậm chí chưa nhiệt tình tham gia
các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Cũng chính xuất phát từ những khó khăn của
địa bàn, những hiểu biết của giáo viên, học sinh và phụ huynh về các biểu hiện
của căn bệnh vô cảm và biện pháp khắc phục còn rất nhiều hạn chế.
Từ thực trạng đó, trong suốt q trình lãnh đạo, hoạt động trong cơng tác
Đồn, tham gia tổ tư vấn tâm lý học đường, dạy học hướng nghiệp và ngoài giờ
11


lên lớp, chúng tôi đã luôn trăn trở, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, theo dõi
nhiều hoạt động vì lợi ích cộng đồng của nhiều trường THPT trên cả nước. Từ
năm học 2017 – 2018, trên cơ sở chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo Nghệ An,
chương trình hoạt động của tỉnh đoàn Nghệ An, huyện đoàn Quỳnh Lưu, định
hướng của ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi bắt đầu áp dụng linh hoạt các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng vào các hoạt động Đoàn, chỉ đạo và tham mưu
cho ban giám hiệu đổi mới một số hoạt động trong nhà trường nhằm tăng cường
chất lượng giáo dục tồn diện, nâng cao hiệu quả cho cơng tác Đoàn và phong

trào thanh niên, vừa kết hợp định hướng, giáo dục học sinh, phối hợp với tổ tư
vấn tâm lý học đường khắc phục hiệu quả căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh.
Sau hai năm thực hiện, chất lượng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học
sinh được nâng cao rõ rệt, học sinh được tăng cường được kiến thức, kỹ năng,
năng lực, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
của nhà trường và đặc biệt khắc phục được tối đa những biểu hiện của căn bệnh
vô cảm, ngăn chặn sự lây lan trong môi trường giáo dục.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động vì lợi
ích cộng đồng trong việc khắc phục căn bệnh vô cảm ở học sinh hiện nay
* Về thuận lợi:
Thứ nhất, các chủ trương, định hướng mới từ bộ giáo dục, từ các sở, ban
nghành, đoàn thể về tăng cường thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong thời đại mới, đây
chính là cơ sở và động lực để các trường THPT tăng cường hơn nữa các hoạt
động vì lợi ích cộng đồng trong trường học để tăng cường giáo dục đạo đức,
nhân cách, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.
Thứ hai, mạng xã hội và các thông tin từ các phương tiện thông tin đại
chúng hiện đại cập nhật thường xuyên các vấn nạn của học sinh ở học đường,
những biểu hiện, hành vi và hậu quả của căn bệnh vô cảm nên ít nhiều phụ
huynh, giáo viên và học sinh đã có những hiểu biết nhất định về mối nguy hại
của căn bệnh này nếu khơng có sự can thiệp kịp thời. Điều này, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nếu được tuyên
truyền rộng rãi và hiệu quả hoạt động đem lại là thiết thực.
Thứ ba, không chỉ ở nhiều các trường THPT mà trên khắp cả nước, các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của nhiều học
sinh và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ các bậc phu huynh cũng như
người dân trên địa bàn. Hành động này có hiệu ứng lan tỏa rộng rãi, nhiều
trường THPT đã chú trọng, quan tâm hơn tới các hoạt động, tích hợp các hoạt
động vì lợi ích cộng đồng vào các mơn học để giáo dục đạo đức, nhân cách của
học sinh.


12


Thứ tư, một số hoạt động vì lợi ích cộng đồng được sự hỗ trợ và phối hợp
từ các ngành, đơn vị và chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện, đem
đến hiệu quả cao, tính cộng hưởng tích cực.
Thứ năm, ngày càng có nhiều hơn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…
quan tâm hưởng ứng cũng như giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí tổ chức, cơ sở
vật chất cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng vì vậy đã giảm bớt khó khăn cho
cơng tác tổ chức hoạt động tại trường học, đem đến cơ hội để hiện thực hóa và
phong phú hóa các hình thức tổ chức vì lợi ích cộng đồng tại các trường THPT.
* Về khó khăn:
Thứ nhất, khó khăn trong cơng tác tập hợp, vận động học sinh tham gia
phong trào khi hiểu biết, trách nhiệm, ý thức của học sinh về các hoạt động là
chưa cao, các em chưa biết sắp xếp thời gian học tập và thời gian tham gia các
hoạt động khác một cách hợp lí, nhiều em cịn thiếu tự tin, khơng đủ can đảm để
tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Thứ hai, hoạt động vì lợi ích cộng đồng chủ yếu được triển khai kết hợp
trong cơng tác Đồn và phong trào thanh niên, đội ngũ lãnh đạo Đoàn ở mỗi
trường THPT ngày càng thu hẹp, hiện nay chỉ cơ cấu chức danh bí thư và một
phó bí thư, các giáo viên đều hoạt động kiêm nhiệm đảm nhận cơng tác đồn và
giảng dạy nên khối lượng công việc khá nhiều, chồng chéo, chính sách hỗ trợ
cho các giáo viên ở mảng này chưa thực sự thỏa đáng, một số giáo viên làm
động cịn mang tính sự vụ, hành chính, chưa thực sự tâm huyết với việc tổ chức
hoạt động, nên hiệu quả hoạt động mang lại chưa cao.
Thứ ba, hình thức tổ chức cịn lối mịn, chưa có chiều sâu, chính sách tun
truyền cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong nhà trường còn chưa thực sự
được đầu tư, chú trọng, nên tính lan, tỏa, hiệu ứng chưa cao đối với học sinh
giáo viên và nhân dân trên địa bàn.

Thứ tư, khi tổ chức, nhiều hoạt động cịn mang tính phong trào, thời vụ,
chưa xác định rõ được mục tiêu, đối tượng hướng đến cho phù hợp, đúng đắn
với từng địa phương, từng giai đoạn.
Thứ năm, hạn chế từ những hoạt động vì lợi ích cộng đồng như một số cá
nhân, tập thể lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi cho bản thân làm xấu,
méo mó đi bản chất của hoạt động, còn tồn tại một số rủi ro, mất an toàn khi tổ
chức các hoạt động... làm giảm sút niềm tin vào tính hiệu quả, bản chất cao đẹp
của hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong nhận thức của học sinh, giáo viên và
phụ huynh.
2.3. Các giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm cho học sinh thơng qua
các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT .......
Biện pháp 1: Làm tốt vai trò chỉ đạo của cấp ủy, ban giám hiệu nhà
trường.
13


Mục đích: Cấp ủy, BGH nhà trường đóng vai trị trung tâm, điều hành,
phân công trách nhiệm cho các tổ chức, thành viên trong nhà trường; chủ động
phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng
đồng cho học sinh.
Cách thức thực hiện:
Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác định hướng tổ chức, chỉ
đạo, điều phối hoạt động cho các tổ chức, cá nhân trong trường, phối hợp với
các tổ chức trong và ngoài nhà trường, nhận thấy rõ được mối nguy hại của căn
bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh và vai trò của các hoạt động vì lợi ích cộng
đồng, sự cần thiết phải chung tay phối hợp hoạt động để đạt hiệu quả giáo dục.
Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường cần hỗ trợ thường xun, tồn diện cho
cơng tác tuyền truyền, tổ chức thực hiện các chương trình. Cá nhân lãnh đạo
phải là những người tiên phong, tác động đến các tổ chức khác trong nhà trường
để giáo viên và học sinh hiểu được giá trị giáo dục của hoạt động, khơi dậy cảm

hứng tham gia hoạt động của toàn trường.
Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, tài chính cho hoạt động, khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực
và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động.
Cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường cũng cần chỉ đạo sát sao cho các giáo
viên chủ nhiệm, tổ tư vấn tâm lý học đường, tổ tư vấn hoạt động ngoài giờ lên
lớp và hướng nghiệp quan tâm, gần gũi hơn nữa đối với học sinh, có biện pháp
phát hiện, xử lý và giáo dục đối với những biểu hiện bất thường ở học sinh,
động viên học sinh tham gia nhiều hơn các hoạt động trải nghiệm nói chung và
các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nói riêng để được rèn luyện kỹ năng và giáo
dục đạo đức, nhân cách, lối sống.
Kết quả:
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường nhận thấy rõ được
những mối nguy hại từ căn bệnh vơ cảm ở học sinh nếu khơng có biện pháp
ngăn chặn kịp thời và vai trò của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc
khắc phục sự lây lan của căn bệnh vô cảm và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối
sống cho học sinh.
Cá nhân, tập thể, các tổ chức trong nhà trường cùng chung tay, phối hợp
thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng đạt hiệu quả cao, có tính lan tỏa
rộng rãi, góp phần giáo dục tồn diện học sinh, khắc phục sự lây lan của căn
bệnh vô cảm, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường.
Biện pháp 2: Xác định nội dung, hình thức hoạt động vì lợi ích cộng
đồng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của học sinh, trường học và
địa phương trong từng thời gian, giai đoạn cụ thể.
14


Mục đích: Đây là nhân tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định thành
công của hoạt động. Thực tiễn cho thấy để tổ chức tốt phong trào vì lợi ích cộng
đồng, vấn đề quan trọng là phải trả lời được câu hỏi hoạt động vì lơi ích của ai?

Vì cái gì? Hoạt động đó đem lại điều gì cho học sinh? Trả lời câu hỏi này cũng
chính là quá trình xác định đúng đắn nội dung của hoạt động.
Cách thức thực hiện:
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ năm học, chương trình phối hợp giữa TW Hội
Chữ thập đỏ Việt nam - Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ GD&ĐT
để đề ra kế hoạch hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tiễn của học sinh,
nhà trường và địa phương.
TT
Nội
Thời
Lực Người Phươn
Địa
Yêu
Ghi
dung gian, lượng chịu
g tiện điểm, cầu
chú
tiến
thời tham trách
thực
hình
cần
trình
hạn
gia
nhiệ
hiện,
thức
đạt
m

chi phí
chính

Bảng: Mẫu tổng hợp kế hoạch hoạt động
Xác định, định hướng, lên danh sách những hoạt động cần trợ giúp, những
địa chỉ đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Lựa chọn hoạt động phù hợp với việc giáo dục học sinh, điều kiện thực tế
của nhà trường để thực hiện.
Xác định chủ đề cụ thể, đặt ra các mục tiêu lợi ích cống hiến cho cộng
đồng, mục tiêu đạt được cho uy tín nhà trường và các cơ hội rèn luyện kỹ năng
và nhận thức giá trị sống mà học sinh đạt được.
Kết quả:
Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng thực hiện đều có chiều sâu, có giá trị
thực tiễn, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, nhân dân địa phương và cộng
đồng.
Thông qua các hoạt động, các em học sinh được trải nghiệm, rèn luyện
được nhiều kỹ năng, giáo dục được ý thức, tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối
sống, giúp các em biết đoàn kết hơn, sống gần gũi hơn, có ích hơn, biết chia sẻ,
cảm thông hơn với cộng đồng, biết đặt mục tiêu phấn đấu trở thành người có ích
cho xã hội.
15


Biện pháp 3: Nhà trường phối hợp các tổ chức trong trường cần chủ
động lập kế hoạch thực hiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng sáng tạo, có chiều
sâu, mang màu sắc và bản sắc riêng.
Mục đích: Nhà trường chủ động lập kế hoạch hành động cho các hoạt động
vì lợi ích cộng đồng mang màu sắc riêng biệt của đơn vị là góp phần xây dựng
hình ảnh và giá trị cốt lõi của đơn vị và tạo sự hứng thú, thu hút đông đảo học
sinh, giáo viên, công nhân viên nhà trường tham gia.

Cách thức thực hiện:
Trên cơ sở bám sát chương trình hoạt động chung của Sở giáo dục, Đoàn
thanh niên, mặt trận tổ quốc huyện, nhà trường cần khảo sát, xác định, lập kế
hoạch thực hiện các chiến lược cống hiến vì lợi ích cộng đồng thiết thực và sâu
sắc, dựa trên niềm tin và giá trị cốt lõi của tổ chức, của tập thể nhà trường.
Chương trình hoạt động này cần đồng bộ với mục tiêu chương trình năm học,
mục tiêu giáo dục học sinh, chính sách, nhiệm vụ hoạt động mà nhà trường đề
ra. Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng cần đảm bảo tính liên lục, hài hịa, phải
tạo cảm hứng và sức hút cho học sinh và hướng đến một dự án, sản phẩm cụ thể
mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội.
Tuyên truyền và quảng bá rộng rãi trên các tài khoản, chuyên trang của nhà
trường, Đoàn trường để học sinh, giáo viên nắm bắt rõ và hưởng ứng tham gia.

Ảnh: Cuộc thi Thủ lĩnh áo xanh – một trong những hoạt động điểm gắn
liền với nhiều dự án cộng đồng ý nghĩa, được tuyên truyền rộng rãi trên chuyên
trang của nhà trường và Đoàn trường.
Nhà trường, Đoàn trường cùng tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể
của địa phương để tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng có hiệu quả.

16


Ảnh: Các dự án vì lợi ích cộng
đồng (Dự án đường hoa ở Đài tưởng
niệm liệt sĩ và làm kính chắn giọt hỗ trợ phòng chống Covid 19) trong cuộc thi
“Thủ lĩnh áo xanh” có sự phối hợp với lực lượng Đoàn xã địa phương để đạt
hiệu quả cao nhất.
Kết quả:
Nhà trường đã tạo ra được những hoạt động có chiều sâu, có ý nghĩa thực
tiễn, mang bản sắc riêng, có hiệu ứng và lan tỏa tốt khơng chỉ trong nhà trường

mà đối với các trường khu vực lân cận và nhân dân trong địa bàn.
Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng có tính sáng tạo, mới mẻ vừa đem lại
giá trị đích thực cho đối tượng mà hoạt động hướng đến, vừa phù hợp với xu
thế, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Qua quá
trình trải nghiệm các hoạt động, học sinh được giáo dục, uốn nắn và bồi dưỡng
tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, giúp các em có nhận thức đúng đắn hơn,
trưởng thành hơn, gạt bỏ lối suy nghĩ xấu, tiêu cực, hướng tới lối sống lành
mạnh, tích cực.
Biện pháp 4: Giao nhiệm vụ chuyên trách cho một bộ phận hoặc cá
nhân làm đầu mối tổ chức thực hiện và kiểm sốt các hoạt động vì lợi ích
cộng đồng.
Mục đích: Tổ chức này có trách nhiệm xây dựng một chương trình hành
động trong năm học với các chi tiết cụ thể về quy trình, hướng dẫn, mục tiêu đạt
được với các yêu cầu về lượng học sinh tham gia và nguồn lực cần thiết để tổ
chức thực hiện nhằm quản lý và tổ chức các chương trình thật hiệu quả.
Cách thức thực hiện:
Lựa chọn đội ngũ giáo viên phụ trách phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt
động, căn cứ trên năng lực và mặt bằng chung của chuyên môn (Thường lựa
chọn giáo viên phụ trách cơng tác đồn, giáo viên dạy tư vấn hướng nghiệp,
ngồi giờ lên lớp hoặc giáo viên thuộc tổ tư vấn tâm lý học đường).
Bộ phận chuyên trách trên cơ sở bám sát mục tiêu giáo dục năm học,
chương trình hoạt động của sở giáo dục, chương trình hoạt động Đồn và của
mặt trận tổ quốc huyện, tiến hành khảo sát tình hình địa phương và thực tiễn đơn
17


vị trường học, đề ra chương trình hoạt động, trình ban giám hiệu, cấp ủy phê
duyệt.
Tiến hành hoạt động theo kế hoạch phê duyệt, tiến hành đánh giá, nhận xét,
rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.

Kết quả:
Việc lựa chọn nhân sự phù hợp, đúng năng lực và hoach định được kế
hoạch tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng phù hợp với chương trình và mục
tiêu giáo dục mà nhà trường đặt ra làm tăng hiệu quả hoạt động. Các bộ phận và
cá nhân chuyên trách được phân công cũng đã tăng cường trau dồi kỹ năng,
nghiệp vụ, ngày càng nhiệt huyết với các hoạt động, nắm rõ bản chất của từng
nhóm hoạt động, hiệu quả giáo dục của từng nhóm hoạt động đối với từng nhóm
học sinh, có cách phân chia phù hợp, đảm bảo được mục tiêu tất cả các em học
sinh được tham gia trải nghiệm và được giáo dục tồn diện, hướng tới một mơi
trường giáo dục an toàn, lành mạnh, chất lượng.
Biện pháp 5: Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ, năng
lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho bộ phận phụ trách hoạt động.
Mục tiêu: Giúp cho các giáo viên phụ trách, đội ngũ cán bộ Đoàn thấy rõ
được vai trị, vị trí của hoạt động vì cộng đồng trong trường THPT từ đó bồi
dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, năng lực tổ chức và tham gia các hoạt động, từ đó
tạo tâm lý tự tin, nâng cao hiệu quả hoạt động cho giáo viên phụ trách, đội ngũ
cán bộ Đoàn trong quá trình tham gia, tổ chức hoạt động.
Cách thức thực hiện:
Tham gia các lớp tập huấn chung của sở giáo dục, của tỉnh đoàn, huyện
đoàn.
Nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế tổ chức các lớp tập huấn riêng về
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói chung và các hoạt động vì lợi ích cộng
đồng nói riêng, đưa ra các diễn đàn để thảo luận các mô hình hay, giải pháp,
sáng kiến mới, để việc triển khai hoạt động có hiệu quả về cả số lượng lẫn chất
lượng.
Cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác tổ chức hoạt động, trang bị các
kỹ năng cần thiết để tổ chức các hoạt động vì lợi ích cộng đồng như: Lập kế
hoạch hoạt động, các nhóm hình thức tổ chức hoạt động, những thuận lợi khó
khăn khi tổ chức hoạt động…
Kết quả:

Năng lực lãnh đạo, tổ chức các hoạt động của đội ngũ giáo viên phụ trách,
cán bộ Đồn ngày càng được nâng cao. Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng ngày
càng mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn, có chiều sâu, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học
sinh, được tổ chức qui mô, bài bản, thu hút đông đảo giáo viên, học sinh thậm
18


chí là phụ huynh, cựu học sinh tham gia, có sức lan tỏa mạnh mẽ ở trong và
ngoài nhà trường.
Biện pháp 6: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức tự
giác cho học sinh khi tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Mục đích: Xây dựng nên một thế hệ các công dân trong tương lai có đạo
đức tốt, có kĩ năng sống tốt, có kiến thức, có ước mơ, hồi bão và có năng lực
"cùng chung sống", xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng “thương người
như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, bằng những hoạt động cụ thể, thiết
thực.
Cách thức thực hiện:
Ảnh: Chủ đề SH chi đoàn theo
từng tháng.

Ảnh: Chủ đề sinh hoạt tháng 10
– cuộc thi “Khởi nghiệp” tại lớp
12A4.

Tích cực tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi qua các giờ chào cờ, sinh
hoạt 15 phút, qua các tài khoản, chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường về ý
nghĩa, hiệu quả và vai trị của thanh niên trong phong trào tình nguyện vì cộng
đồng đối với địa phương và đất nước.

Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm,

bí thư chi đồn thơng qua giờ sinh hoạt
lớp, sinh hoạt chi đoàn, giáo dục cho
học sinh hiểu rõ việc tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng phải bắt nguồn
từ cái "tâm", sự tự nguyện, tự giác.
Cung cấp đầy đủ thông tin cho học sinh về chương trình hoạt động, chính
sách, chủ đề, nhóm hoạt động… cho học sinh thấy được lợi ích khi tham gia các
hoạt động để khuyến khích, động viên học sinh tham gia.
Định hướng rõ mục tiêu giáo dục học sinh thơng qua từng hoạt động cụ thể,
có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho từng học sinh sau khi tham gia hoạt
động.
Kiến tạo bầu khơng khí tâm lý trong sạch, thoải mái, hạnh phúc, biết
thương yêu nhau, biết quan tâm giúp đỡ nhau và lồng vào các nội dung này vào
các bài học ngay trên lớp một cách tự nhiên nhằm trang bị cho các em những
19


hành vi đạo đức cần có, giúp các em có các kỹ năng kiểm soát hành vi, đặc biệt
là kỹ năng kiểm soát giận dữ và giải quyết xung đột nếu gặp phải. Nhà trường
cần tạo điều kiện tốt nhất cho tổ tư vấn tâm lý học đường phát huy hiệu quả hoạt
động của tổ này trong việc định hướng, khuyến khích, khen thưởng các hành vi
đạo đức mẫu mực. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần đặc biệt nắm chắc tâm tư
nguyện vọng của học sinh, những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ nội bộ học
sinh và chủ động lường trước các phương án khác nhau giải quyết các mâu
thuẫn này.
Cần xây dựng tốt và tổ chức hoạt động có hiệu quả cơ chế phối hợp giáo
dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Những người tham gia trong guồng quay
này phải thực sự là những người có tâm huyết, đầy trách nhiệm trong việc giáo
dục các chuẩn mực đạo đức cần có cho con, em mình.
Kết quả:
Học sinh được giáo dục đạo đức, nhân cách, hành vi một cách tự nhiên

thông qua các tiết học, các hoạt động trải nghiệm, qua môi trường. Các em học
được tính kỷ luật, biết kịp thời lên án mạnh mẽ các hành vi vô kỷ luật, phi đạo
đức cả bằng lời nói và hành động. Học sinh cũng ý thức được mối nguy hại từ
những biểu hiện dẫn đến căn bênh vơ cảm và tác hại của nó. Hiểu được ý nghĩa
và vai trị của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, từ đó mạnh dạn tham gia nhiệt
tình với tinh thần tự giác, tự nguyện để được trải nghiệm, rèn luyện, học hỏi và
đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.
Biện pháp 7: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương thức thực
hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Mục đích: Phát huy tính sáng tạo của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, tạo
hiệu quả giáo dục cao nhất, đồng thời tổ chức đa dạng, phong phú có chiều sâu,
khơng gị bó và khơ cứng, phù hợp mục tiêu giáo dục, đặc điểm tâm sinh lý cũng
như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Cách thức thực hiện:
Chương trình hoạt động vì cộng đồng phải có nhiều hình thức hoạt động,
nhiều phương thức thực hiện, xuyên suốt và trải đều trong năm học để thu hút và
cung cấp cơ hội đồng đều cho học sinh. Các hoạt động tình nguyện vì lợi ích cộng
đồng có thể được tổ chức theo từng nhóm sau đây:
* Nhóm hoạt động mang tính giáo dục:
- Tết sẻ chia 2019, Tết Xưa 2020, Tết Ấm 2022
Với mục tiêu tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh để học sinh có cơ hội trải
nghiệm, khám phá, thể hiện năng khiếu, tăng kỹ năng, giao lưu, tiếp xúc qua các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Thông
qua các hoạt đông để gây quỹ hỗ trợ, chia sẻ cùng các họ sinh có hồn cảnh khó
20


khăn, Đoàn trường ....... đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động “Tết
sẻ chia 2019” , “Tết Xưa 2020”, “Tết Ấm 2022” bao gồm chuỗi hoạt động như:
Thi gói bánh chưng; Trang trí gian hàng dân gian và bày bán; Trò chơi dân gian;

Thi làm mâm ngũ quả, nấu xôi; giao lưu văn nghệ; đến động viên thăm hỏi quà
Tết tận nhà cho các em học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và trao thưởng
cho các em học sinh nghèo vượt khó tại chương trình.
Trong quá trình thực hiện hoạt động “Tết sẻ chia 2019”, “Tết Xưa 2020”,
“Tết Ấm 2022” nhà trường nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía học sinh, giáo
viên, các bậc phụ huynh, các tổ chức trong và ngoài trường cùng nhiều tầng lớp
nhân dân trên địa bàn. Đối với các em học sinh, mặc dù hoạt động chỉ diễn ra
trong một thời gian ngắn, nhưng các em đã có những trải nghiệm rất thú vị trong
việc tìm hiểu, giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt hơn, hoạt động của các em hướng
tới mục đích tốt đẹp là chia sẻ với hoàn cảnh của các bạn học sinh nghèo nhằm
giúp các bạn đón một cái tết ấm no hơn. Trong chương trình, tồn bộ số bánh
chưng cũng như số tiền các lớp, chi đoàn gây quĩ được tại gian hàng dân gian đã
được Đoàn trường trao lại cho 302 học sinh nghèo qua các năm học, có hồn
cảnh khó khăn mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng, 46 em học sinh có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn, mỗi suất trị giá gần 1 triệu đồng.

Ảnh: Học sinh nghèo được trao
quà Tết từ các hoạt động ý nghĩa trong
chương trình Tết sẻ chia 2019 và Tết
xưa 2020
Đây là các hoạt động vì lợi ích cộng đồng có ý nghĩa thiết thực, thông qua
hoạt động, học sinh vừa được trải nghiệm, vừa học được cách sẻ chia, đồng cảm
với bạn bè, và được rèn luyện thêm các kỹ năng như: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng
cảm thông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giải quyết các
mâu thuẫn…góp phần vào mục tiêu giáo dục tồn diện đối với học sinh.
- Vận động trao học bổng cho học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong các năm học, Đoàn trường phối hợp với các CLB Tình Nguyện,
Tiếng Anh, các thầy cơ giáo và các em HS trong trường, sau khi tìm hiểu hồn
cảnh cụ thể của các em, đã kêu gọi vận động ủng hộ cho hồn cảnh của nhiều
em học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn như:

21


Em Hà Văn Quân (HS lớp 11A9, người dân tộc Thái, mẹ ung thư mất, hộ
nghèo) số tiền gần 40 triệu đồng, em Hồ Công Huy (HS lớp 11A10, không có
bố, mẹ bỏ đi khi mới 3 tuổi, sống với bà ngoại già yếu và người chị bại não từ 4
tháng tuổi) số tiền gần 20 triệu đồng, em Nguyễn Thái Tuấn (khơng có bố mẹ, ở
với bà ngoại già yếu, bị tai nạn) số tiền gần 20 triệu đồng, em Nguyễn Văn Tuấn
(học sinh lớp 12A3), Nguyễn Thị Thảo lớp (10A3), hồn cảnh gia đình khó
khăn, cả 2 anh em đều bị tai nạn nặng) số tiền hơn 30 triệu đồng…

Ảnh: Đại diện nhà trường trao số tiền gần 40 triệu đồng cho em Hà Văn Quân
– lớp 11A9
- Các hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện:
Với mục tiêu cho học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, học cách cho đi và
nhận lại, sẻ chia nhiều hơn đến hồn cảnh khó khăn của các học sinh nghèo
trong trường, ngồi trường, các hộ gia đình khó khăn ở địa phương, từ cuối năm
2017, cùng với các câu lạc bộ khác, câu lạc bộ tình nguyện ....... được thành lập,
ln là câu lạc bộ có thành viên đơng nhất, hoạt động sôi nổi nhất đến thời điểm
hiện nay, đem đến nhiều hoạt động và hiệu quả thiết thực cho nhà trường và
cộng đồng như: Rửa xe tình nguyện gây quĩ, làm ông già Nô-en phát quà gây
quĩ, bán hoa quả, trầu cau, cá vàng gây quĩ, bán khẩu trang, tất gây quĩ, thu gom
giấy loại gây quĩ, thu gom quần áo, sách vở ủng hộ cho trẻ em vùng cao, làm
hoa giấy gây quĩ…..

Ảnh: Một số hoạt động gây quĩ của câu lạc bộ tình nguyện.
Thơng qua các hoạt động sôi nổi này, từ 2017 đến nay, câu lạc bộ đã gây
quĩ và trao được gần 300 suất quà, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng hỗ trợ cho
các bạn học sinh có hồn cảnh khó khăn, tổng trị giá gần 100 triệu đồng.
22



- “Lớp học Tiếng Anh 0 đồng”:
Nhằm hỗ trợ các em học sinh tiểu học có hồn cảnh khó khăn ở địa phương
khơng có điều kiện học thêm trau dồi Tiếng Anh, Đoàn trường đã liên hệ với
một số cựu học sinh là sinh viên các trường Đại học Ngoại ngữ, mở các “lớp học
Tiếng Anh 0 đồng” miễn phí cho các em nhỏ ở địa phương. Đây là một hoạt
động mang tính thường niên vào các dịp hè và nhận được sự hưởng ứng đông
đảo của các em nhỏ và các bậc phụ huynh mang lại ý nghĩa thiết thực và hiệu
quả giáo dục cao.

Ảnh: “Lớp học tiếng anh 0 đồng” cho trẻ em nghèo của cựu học sinh Lê Diệu
Linh – A1K39 tại q nhà.
- Mơ hình sinh viên trẻ hỗ trợ các em học sinh ôn tập trong kỳ thi
THPTQG
Trong kỳ thi THPTQG hàng năm, Đoàn trường ....... đã liên hệ với các
cựu học sinh là sinh viên của các trường đại học sư phạm hỗ trợ các em khối 12
ôn tập để đạt kết quả thi cao nhất. Đây là mơ hình được nhiều Đồn xã tham
khảo và đưa vào thực hiện.

Ảnh: Đào Thị Thanh Trà – Cựu học sinh lớp A4- K41 – sinh viên trường Đại
học ngoại ngữ Đà Năng hỗ trợ các em khối 12 trong kỳ thi THPTQG.
- Hoạt động “Bạn giúp bạn, giáo viên trẻ hỗ trợ học sinh 12” trong kỳ thi
THPTQG
23


Nằm trong chủ trương của Trung ương Đoàn, đây cũng là mơ hình mang
tính thường niên của Đồn trường ......., ngoài triển khai hoạt động bạn giúp bạn,
giáo viên trẻ hỗ trợ học sinh trong ký thi THPTQG, chi đoàn giáo viên còn

thường xuyên tổ chức các buổi phụ đạo cho học sinh yếu kém để hỗ trợ và động
viên các em ngày càng tiến bộ trong học tập.

Ảnh: Hoạt động “Bạn giúp bạn, giáo viên trẻ hỗ trợ học sinh 12” trong kỳ
thi THPTQG
- Hoạt động đoàn viên thanh niên hỗ trợ các em học sinh tiểu học và trung
học cơ sở về công nghệ thông tin trong quá trình dạy học online.
Do tình hình dịch diễn biến phức tạp, theo chỉ đạo của Sở, toàn bộ các cấp
học sử dụng hình thức dạy online trong giai đoạn đầu năm học 2021 – 2022, với
đặc thù địa bàn dân cư cịn gặp nhiều khó khăn, các em học sinh cịn nhiều bỡ
ngỡ khi sử dụng cơng nghệ thơng tin. Đoàn trường đã chỉ đạo cho đoàn viên
thanh niên thực hiện hoạt động tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn học sinh tiểu học
và trung học cơ sở trong việc học online, góp phần thực hiện mục tiêu của Bộ
giáo dục “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”.

Ảnh: Hoạt động ĐNTN hỗ trợ các em tiểu học, THCS về công nghệ thông tin
trước thềm năm học mới 2021 – 2022.
- Tiếp sức mùa thi
24


Hưởng ứng chiến dịch “mùa hè xanh”, chiến dịch “hoa phượng đỏ” của
Trung ương Đoàn, trong hai kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi THPTQG
hàng năm, nhà trường đã chỉ đạo cho Đoàn trường cho thành lập các đội tiếp sức
mùa thi hỗ trợ cho thí sinh, phụ huynh, và chính quyền địa phương bằng các
hoạt động có ý nghĩa như: Đo thân nhiệt, phát khẩu trang, bút, nước, sữa, bánh
mì, quạt giấy…, giữ đồ, chở xe miễn phí, hướng dẫn địa điểm ăn uống, chỗ
nghỉ, cài đặt ứng dụng Bluzone, tham gia điều tiết giao thông lại địa điểm thi và
ngã ba…


Ảnh: Một số hoạt động trong chiến dịch “Hoa phượng đỏ” và “Mùa hè xanh”
của học sinh nhà trường.
- Tuyên truyền, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên địa phương khai thác, sử
dụng đúng cách mạng xã hội.
Nhận thấy rõ được những mặt trái của mạng xã hội khi sử dụng, khai thác
không đúng cách, nhà trường đã chỉ đạo cho Đoàn trường phối hợp cùng Đoàn
xã địa phương vào các dịp hè, thực hiện tuyên truyền và thực hành cho các đoàn
viên thanh niên sinh hoạt tại địa phương, chủ động tự trang bị các phương pháp
tiếp cận, sử dụng thông tin trên mạng xã hội một cách khoa học và đúng đắn; có
thái độ phê phán, đấu tranh kiên quyết nhưng tỉnh táo với những luồng thông tin
sai trái, tin xấu…Tổ chức các buổi diễn đàn, trao đổi về những dấu hiệu nhận
biết, phân biệt nội dung tiêu cực trên không gian mạng, phổ biến luật an ninh
mạng, đồng thời định hướng cho đoàn viên thanh niên cách thức đấu tranh phù
hợp để phản bác những thông tin sai, xuyên tạc sự thật.

25


×