Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS tại trƣờng PT DTNT THPT số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 32 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
- Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018 là đào tạo ra
những cơng dân tồn cầu, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập. Vì vậy, bên
cạnh việc hình thành các năng lực chun mơn thì việc hình thành các năng lực
chung đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi vì, trong sự thành cơng của con
người, kiến thức chuyên môn chỉ là yếu tố nền tảng, nhân tố đóng vai trị quyết
định chính là các năng lực xã hội, trong đó có năng lực giao tiếp. Năng lực giao
tiếp thể hiện ở nhiều khía cạnh, đó là việc tạo ra các mối quan hệ xã hội, dàn xếp
mâu thuẫn, thuyết phục người khác…Để chuẩn bị cho việc hình thành những khả
năng đó thì điều đầu tiên cần thiết là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thuyết trình,
biết trình bày ý tưởng của mình, giải quyết vấn đề một cách mạch lạc, tự tin.
- Tuy nhiên, kĩ năng thuyết trình đang cịn là một khâu yếu đối với học
sinh THPT nói chung và đặc biệt là đối với học sinh trường PT DTNT THPT Số
2 .... nói riêng. Bởi vì 100 % đối tượng học sinh của nhà trường đều là người dân
tộc thiểu số, cư trú ở vùng biên giới, các bản làng xa xơi, nhiều em nói tiếng
Kinh chưa thành thạo nên các em rất ngại giao tiếp, rụt rè và nhút nhát. Cộng với
chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính từ những năm THCS nên kĩ năng công
nghệ thông tin để làm Powerpoint, infogrphic… hỗ trợ cho thuyết trình cũng cịn
rất hạn chế. Theo cuộc khảo sát hàng năm ở học sinh lớp 10, một khối học
khoảng 200 học sinh thì chỉ có 5-6 học sinh tự tin nói chuyện, thuyết trình trước
đám đơng, cịn đa phần đang lúng túng khi thuyết trình, ngơn ngữ trình bày chưa
có điểm nhấn, chưa có tính thuyết phục.
- Thấy được tính cấp thiết của việc rèn luyện các kĩ năng mềm cho HS,
thấy được sự cần thiết để tạo sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu
số, hòa nhập với HS thành phố, trong những năm học gần đây, trường PT DTNT
THPT Số 2 .... đã bổ sung, thêm mới các chủ đề trong chương trình giáo dục kĩ
năng sống, trong đó có kĩ năng thuyết trình. Nhấn mạnh việc rèn luyện kĩ năng
thuyết trình khơng chỉ qua một vài tiết học kĩ năng sống mà còn là một quá trình,
dưới sự hỗ trợ của tồn thể đội ngũ giáo viên, các tổ chức Cơng đồn và Đồn
thanh niên nhằm sáng tạo ra những môi trường trải nghiệm cho HS.


Trên cương vị là tổ trưởng chuyên môn và tổ chức Đồn Thanh niên,
chúng tơi cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu nhiều cách làm để góp phần “ Rèn luyện
kĩ năng thuyết trình cho HS tại trƣờng PT DTNT THPT Số 2 .....” Ngồi ra,
trong sáng kiến, chúng tơi có tổng hợp cách làm, giải pháp của tất cả các thành
viên trong Ban giáo dục kĩ năng sống nhà trường. Sáng kiến được đưa ra mong
được đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng thuyết
trình cho HS ở các trường THPT ngồi mơi trường nội trú và để trao đổi, nhận
được sự góp ý quý báu từ các đồng nghiệp.
1


2. Tính mới của đề tài
- Các sáng kiến về rèn luyện kĩ năng thuyết trình chủ yếu đề cập đến cho
đối tượng là sinh viên các trường Đại học, chưa có các sáng kiến kinh nghiệm
cho đối tượng là học sinh ở các trường phổ thơng.
- Đề tài có thể áp dụng đối với tất cả các trường THPT khơng chỉ đối với
riêng trường Dân tộc nội trú.
3. Đóng góp của đề tài
- Đề tài chỉ ra sự cần thiết đối với việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho
HS, nhằm đào tạo ra những cơng dân tồn cầu, đáp ứng xu thế của thời kì hội
nhập.
- Đóng góp một số kinh nghiệm, cách làm cụ thể và chi tiết để rèn luyện kĩ
năng thuyết trình cho HS trong trường phổ thông.
- Đề tài minh họa cụ thể một số kế hoạch bài dạy về Kĩ năng thuyết trình,
kịch bản về chương trình “Tìm kiếm MC”, Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá kĩ
năng thuyết trình…

2



II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm
1.1. Thuyết trình
Có rất nhiều khái niệm về thuyết trình, sau đây là một vài khái niệm:
- Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề cho người
nghe. Những dụng cụ trực quan được sử dụng để minh hoạ cho nội dung bài nói.
- Thuyết trình là trình bày một cách sáng tỏ một vấn đề trước đơng người.
- Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. Thuyết
trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như một nghệ sĩ hay diễn viên
đứng trước cơng chúng, thuyết trình là một kĩ năng được phát triển thông qua
kinh nghiệm và đào tạo.
Một cách hiểu đơn giản hơn, thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và
các thông tin đến một nhóm người; là trình bày bằng lời về một vấn đề nào đó
nhằm cung cấp thơng tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.
1.2. Kĩ năng thuyết trình
1.2.1. Khái niệm về kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này
thường bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan điểm cá nhân của từng người.
Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi
chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi
lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng ln có chủ
đích và định hướng rõ ràng.
Như vậy: kĩ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục
một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
1.2.2. Kĩ năng thuyết trình
- Kĩ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ,
phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thơng tin
nhằm làm cho nội dung thơng tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều người

nghe hơn.
- Kĩ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao
tiếp ngơn ngữ và giao tiếp hình thể, khơng chỉ truyền đạt thơng tin đến đám đơng
bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà cịn truyền đến các giác quan còn
lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị, tiếp xúc)
3


1.3. Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với HS THPT
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh là một trong những nhiệm vụ
vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục để đào tạo ra những cơng dân tồn
cầu, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập.
1.3.1. Kỹ năng thuyết trình giúp HS tự tin hơn
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp học sinh rèn được cho mình phong
cách, lời nói, cử chỉ khi đứng trước đám đông. Nhờ vậy, việc giao tiếp với mọi
người xung quanh học sinh sẽ thêm tự tin phát biểu, đưa ra ý kiến riêng của
mình.
1.3.2. Giúp HS mở rộng nhiều mối quan hệ
Khả năng ăn nói, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh sẽ giúp học sinh
dễ dàng kết nối, giao lưu với bạn bè dễ dàng. Khơng chỉ bó hẹp các mối quan hệ
trong trường lớp mà còn giúp bạn giao lưu kết bạn với mọi người xung quanh
mình.
1.3.3. Đạt kết quả học tập cao hơn
Khi chuyển sang dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học thơng qua tổ
chức các hoạt động cho HS thì việc HS phải tự thuyết trình các vấn đề, các
ý tưởng là điều tất yếu. HS phải biết cách trình bày vấn đề trong ho ạt động
nhóm, giải quyết vấn đề khi báo cáo trước lớp hay thuyết trình cho các sản phẩm
dự án học tập…Kĩ năng thuyết trình tốt sẽ giúp HS đạt kết quả học tập cao hơn.
1.3.4. Mang đến nhiều cơ hội cho HS trong tương lai
Xin việc là thử thách đầu tiên đối với sinh viên sau khi ra trường, cũng là

bước khởi đầu đặt chân vào môi trường công việc thực tế tại các doanh nghiệp.
Tham gia phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề sẽ được nhà tuyển
dụng chú trọng.
Dù làm bất kì cơng việc gì, địa vị nào thì kĩ năng thuyết trình cũng đóng
vai trị vơ cùng quan trọng, là cơ hội để thể hiện tối đa giá trị của bản thân. Bởi
vì nếu có kiến thức chun mơn, ý tưởng độc đáo, chúng ta cũng phải có khả
năng trình bày, thu hút sự tham gia và ủng hộ của đồng nghiệp. Hay thuyết trình
cũng trở thành một phương pháp dạy học đối với giáo viên, tạo sự hứng thú, tập
trung lắng nghe cho HS…
1.4. Phân loại các kĩ năng thuyết trình của HS ở trường phổ thơng
Dựa vào mục tiêu của bài thuyết trình mà HS thường gặp ở trường học, có
thể chia kĩ năng thuyết trình thành hai dạng:

4


- Thuyết trình để trình bày: truyền đạt các ý tưởng và thơng tin. Ở dạng
thuyết trình này ngơn ngữ cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và thơng tin chính xác.
Ví dụ như: các vấn đề, nội dung học tập được GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS
nghiên cứu và trình bày.
- Thuyết trình để thuyết phục: tức là phải gây ảnh hưởng đến người nghe.
Dạng thuyết trình này địi hỏi cao hơn về ngơn ngữ, lí lẽ và phân tích sắc bén để
người nghe cùng suy nghĩ với mình, chấp nhận theo quan điểm, cách giải quyết
vấn đề của mình, hành động theo ý mình muốn. Dạng thuyết trình này thường
gặp khi GV sử dụng các tình huống giả thiết trong học tập yêu cầu HS xử lí tình
huống. Hoặc ở các hoạt động NGLL, thuyết trình để tuyên truyền ý thức, hành vi
về các vấn đề xã hôi như bảo vệ môi trường, bạo lực học đường…
2. Khảo sát về nhu cầu và khả năng thuyết trình của học sinh trƣờng
PTDTNT THPT Số 2 ....
2.1. Khảo sát học sinh bằng ứng dụng Google Forms

Để khảo sát về nhu cầu và khả năng thuyết trình của học sinh, Tôi sử dụng
6 câu hỏi trắc nghiệm trên ứng dụng Google Forms:
/>ykepGRNjYCKX70PPoxwU0Tg/viewform?usp=sf_link

và thu được kết quả như sau:
%
35

Chưa có tác phong, cử chỉ…khi thuyết trình
Gặp khó khăn trong việc sử dụng cơng cụ hỗ trợ

40

thuyết trình

55

Gặp khó khăn trong soạn thảo nội dung thuyết trình
Chưa tự rèn luyện hoặc học hỏi KN thuyết trình từ
người khác

60
5

Mức độ kĩ năng thuyết trình khá
Cảm giác lo sợ khi thuyết trình

80

KN thuyết trình rất cần thiết


80

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Kết quả khảo sát nhu cầu và khả năng thuyết trình của HS trường PTDTNT
THPT Số 2 ...., qua ứng dụng Google forms
Có đến 80 % HS được khảo sát cho rằng, chúng em thường xuyên phải
thuyết trình trong học tập và kĩ năng thuyết trình với chúng em thực sự rất cần
thiết, 20% còn lại đánh giá ở mức độ cần thiết. Em Vi Thị Quỳnh Như, học sinh
lớp 10A1 cho biết: “Kĩ năng này rất cần thiết với em, vì nếu em có được kĩ năng
này thì em sẽ tự tin đứng trước bạn bè để nói, khơng cịn ngại ngùng, xấu hổ

5


nữa”; còn em Minh Thư lớp 11A2, cho rằng: “Sau này, em muốn trở thành giáo
viên, kĩ năng thuyết trình sẽ làm cho người giáo viên giảng bài hay hơn và hấp
dẫn hơn”…Phần lớn các em đã ý thức được vai trị của kĩ năng thuyết trình trong
học tập và cuộc sống sau này, phần lớn các em có nhu cầu được rèn luyện kĩ
năng thuyết trình.
Nhưng thực tế, chỉ có 5 % HS tự đánh giá mình có khả năng thuyết trình ở
mức độ khá, một con số quá ít ỏi. Trong khi đó, có đến 80% HS cảm thấy lo sợ,
mất bình tĩnh khi thuyết trình.
Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng thuyết trình của HS, trong đó 60%
HS chưa bao giờ tự rèn luyện hoặc học hỏi kĩ năng thuyết trình từ người khác,
55% HS gặp khó khăn về việc xây dựng nội dung thuyết trình, 40% HS gặp khó
khăn khi sử dụng cơng cụ hỗ trợ thuyết trình, 35% HS chưa có tác phong, cử chỉ
khi thuyết trình.
2.2. Khảo sát khả năng thuyết trình của HS qua phỏng vấn GV
- Thầy Nguyễn Cao Hùng, GVCN lớp 10A1 cho biết: “Ở các lớp Tôi dạy,
thông thường chỉ có từ 1-2 em có khả năng thuyết trình khá, lớp nào nhiều cũng
chỉ có từ 5-6 em. Phần lớn các em khi đứng lên thuyết trình chỉ đọc, lúng túng
và thiếu tự tin…”
- Cô Bùi Thị Lệ Thu, giáo viên môn Ngữ Văn, cho hay: “HS nghĩ được
câu gì viết câu đó, chưa biết cách viết và giải quyết một vấn đề như thế nào cho
phù hợp. Nội dung bài thuyết trình thường thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục. HS
thường không biết viết ý khái quát, mổ xẻ những ý nhỏ và phân tích sâu các vấn
đề…”
- Cơ Thu Hà, GV dạy Kĩ năng sống thì đánh giá rằng: “Phần lớn các em
chỉ chăm chăm vào nội dung bài thuyết trình mà khơng để ý đến tác phong, cử
chỉ, ngơn ngữ khi trình bày bài thuyết trình…”
- Cơ Trần Thị Liên, GVCN lớp 11A2 phân tích: “Do các em chủ yếu là

người dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng sâu xa, nhiều em nói tiếng Kinh chưa
thành thạo nên hình thành ở các em tác phong tự ti, rụt rè và nhút nhát, ngại
giao tiếp. Cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, chưa được tiếp xúc nhiều với máy
tính nên khả năng sử dụng cơng cụ hỗ trợ thuyết trình cũng là một khâu yếu…”
- Thầy Mai Văn Đạt, Bí thư Đồn trường nhìn nhận: “Phần lớn các em
không biết sử dụng P.P như một công cụ gợi nhớ và tạo sinh động mà chăm
chăm đọc trên slide, ánh mắt không hướng về người nghe…”
Qua phỏng vấn GV, kết quả cũng tương tự như với khảo sát HS, ta thấy
rằng kĩ năng thuyết trình với HS trường PT DTNT THPT số 2 .... thực sự đang
còn rất nhiều hạn chế, từ việc xây dựng nội dung đến sử dụng công cụ hỗ trợ và
ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình.
6


2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO
HỌC SINH
2.1. Đƣa chủ đề Kĩ năng thuyết trình vào các tiết học Kĩ năng sống.
2.1.1. Mục đích
Các chủ đề giáo dục kĩ năng sống để đưa vào nhà trường vô cùng đa dạng
và phong phú. Tuỳ thuộc vào môi trường và đối tượng HS, nhà trường và giáo
viên dạy KNS cần có sự chọn lựa phù hợp. Nhưng trước hết cần ưu tiên các kĩ
năng sống gắn kết với việc hình thành các kĩ năng học tập, trong đó có kĩ năng
thuyết trình.
Mục đích của các tiết lí thuyết KNS về chủ đề Kĩ năng thuyết trình là:
- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về bài thuyết trình.
- Giúp HS thuyết trình thành cơng một vấn đề cụ thể.
- Giúp HS tự tin khi nói trước đám đông.
2.1.2. Nội dung của chủ đề Kĩ năng thuyết trình
2.1.2.1. “Tạo lập” bài thuyết trình theo cơng thức BIKER
Một bài thuyết trình dù ngắn hay dài đều được cấu trúc dựa trên 3 phần:

mở bài, thân bài và kết bài. Ba nội dung này được tóm tắt trong công thức dễ nhớ
BIKER
B- bang (tiếng nổ): Mở đầu là phần quan trọng nhất của bài thuyết trình, là
bước tiếp xúc đầu tiên với khán giả. Việc tạo ấn tượng tốt đối với khán giả ở
bước khởi đầu này rất có ý nghĩa. Ngồi cách mở đầu truyền thống là giới thiệu
trực tiếp chủ đề và nội dung bài thuyết trình thì người thuyết trình có thể mở đầu
bằng cách đưa ra một lập luận nào đó (câu hỏi, số liệu thống kê, sự kiện…) rồi
dẫn dắt người nghe đến với chủ đề của bài thuyết trình. Đó chính là cách mở bài
trực tiếp và gián tiếp.
I-introduction: giới thiệu sơ lược các ý chính của bài thuyết trình. Sau
phần mở đầu là phần giới thiệu về nội dung bài thuyết trình, hãy giới thiệu các ý
chính và mục tiêu của bài thuyết trình. Có thể thơng báo thời gian thuyết trình
với khán giả.
K- Keyboint: trình bày các ý chính. Hãy xác định các ý chính cần trình
bày, số lượng ý chính tuỳ thuộc vào thời lượng trình bày và các thơng điệp cần
truyền đạt.
E- examplex: các ví dụ. Các ví dụ sẽ giúp làm rõ các thông điệp cần truyền
tải. Các ví dụ có thể là các câu chuyện, đồ thị, hình ảnh, bảng số liệu…

7


R- recap: điểm lại các ý chính. Phần kết luận cần gọn gàng và đơn giản,
chúng ta sẽ nhắc lại các luận cứ dẫn đến kết luận. Luận cứ là các lí do cho việc
rút ra kết luận hoặc thơng điệp chính. Vì thế, sau khi nhắc lại luận cứ, chúng ta
sẽ xác nhận lại kết luận hoặc thông điệp chính của bài thuyết trình.
2.1.2.2. Sử dụng Powerpoint trong thuyết trình
Với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, việc thuyết
trình trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhờ phần mềm P.P: các ý tưởng trình bày
được công cụ hỗ trợ để minh hoạ hoặc nhấn mạnh, thời gian viết vẽ bảng được

tiết kiệm, sức thu hút khán giả được nâng cao nhờ hiệu ứng âm thanh và hình
ảnh sống động.
Để khai thác P.P hiệu quả, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Số lượng trang chiếu tương ứng với thời lượng thuyết trình, nhiều quá
gây mất tập trung, ít q gây nhàm chán
- Hình thức slide: ít chữ và nhiều hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ
- Cỡ chữ đủ lớn cho người cuối phịng nhìn thấy.
- Mỗi slide nên có khoảng dưới 6 dịng, ngun tắc 6x6 là mỗi dịng khơng
q 6 chữ và mỗi slide khơng q 6 dịng.
- Tn thủ ngun tắc tương phản: nền sáng-chữ tối hoặc ngược lại
- Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng, các hiệu ứng gây rối mắt.
2.1.2.3. Làm chủ giọng nói khi thuyết trình
Thuyết trình là chúng ta sử dụng ngơn ngữ nói. Giọng nói chính là bí quyết
thu hút trong nghệ thuật thuyết trình. Để làm chủ giọng nói khi thuyết trình cần
chú ý:
- Âm lượng: giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe. Giọng nói dù to hay nhỏ
đều phải có sinh lực, có khí lực mới có sức thuyết phục.
- Phát âm: âm vực phải chuẩn, trịn vành rõ chữ, khơng méo tiếng hay nuốt
chữ, không nhầm lẫn giữa các âm.
- Độ cao, điểm dừng: giọng nói phải lúc trầm lúc bổng, nói có điểm dừng.
2.1.2.4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta đều gửi đi những thông điệp không lời
một cách vơ thức. Trong thuyết trình cũng vậy, chúng ta có thể vận dụng ngơn
ngữ cơ thể để khẳng định thêm thông điệp muốn truyền tải.
- Ánh mắt: giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng
mối quan hệ thân mật giữa người nói và người nghe. Khi thuyết trình hãy cố
8


gắng nhìn bao quát tất cả các người nghe, đặc biệt những người ở vị trí xa. Mỗi

một ý thuyết trình ta nên dừng lại ở một nhóm người hoặc một cá nhân nào đó.
- Dáng đứng: dáng đứng là một loại ngơn ngữ cơ thể, nó mang tính minh
hoạ và điều tiết. Dáng đứng vững chãi, năng động, trung tâm của khán phòng sẽ
thu hút được sự chú ý của người nghe.
- Di chuyển: trong thuyết trình, điều cần tránh nhất là đơn điệu và nhàm
chán, vì thế khi thuyết trình, khơng nên đứng n một chỗ mà cần phải di
chuyển, tạo những góc nhìn, góc nghe mới cho khán giả.
2.1.3. Cách thức thực hiện
2.1.3.1. Xây dựng các tình huống để HS thực hành
Chỉ có những tình huống thực hành cụ thể thì HS mới có thể vận dụng
những kiến thức cơ bản về thuyết trình để tạo lập và thực hiện một bài thuyết
trình thành cơng. Khơng những thế, thơng qua các tình huống, HS cịn có thể
phát hiện sáng tạo thêm nhiều vấn đề mà phần lí thuyết GV chưa nhắc được đến
đầy đủ.
Ví dụ 1: Đại dịch Covid-19 bùng nổ, dạy học trực tuyến là phương án duy
nhất để đảm bảo an toàn cho HS “tạm dừng đến trường, khơng dừng học”. Em
được bầu là nhóm trưởng và được giao nhiệm vụ trình bày cho nhóm về kế
hoạch và phương pháp học tập trực tuyến. Em muốn cung cấp những thơng tin
liên quan và hữu ích nhất để các thành viên nhóm khơng bị bỡ ngỡ khi bắt đầu
tham gia học tập. Em cũng muốn từ đó nhóm sẽ đồn kết và phát triển hơn. Em
có tổng cộng 15 phút cộng thêm ít thời gian dành cho các câu hỏi
Yêu cầu: 1. Hãy phác thảo phần giới thiệu và phần kết luận. Mỗi phần
ngắn gọn gồm 1-2 câu.
2. Em hãy sắp xếp các ý chính theo một trình tự hợp lí để bài nói
cơ đọng, súc tích (khơng nên nói q 5 ý)
3. Hãy lấy một tờ giấy note hoặc một quyển sổ ghi chép ghi chữ
mở đầu, sau đó ghi những điều em muốn nói phần mở đầu càng ngắn càng tốt.
Tương tự với phần thân bài và kết luận
Ví dụ 2: Trong cuộc sống, việc lên kế hoạch cho bản thân chính là việc cần
thiết của mỗi người. Cho dù mục tiêu của bạn đơn giản hay phức tạp, thì sớm

hay muộn bạn cũng nên có kế hoạch rõ ràng để thực hiện được điều đó. Trong
vịng 15 phút em hãy thuyết trình về kế hoạch cho tương lai của mình.
Yêu cầu: Em hãy phác thảo các ý chính dựa vào gợi ý của sơ đồ sau

9


2.1.3.2. Giúp HS phát hiện những điều “nên” và “không nên” khi thuyết trình
Yêu cầu HS phát hiện những vấn đề “nên” và “khơng nên” trong thuyết
trình cũng là một giải pháp hiệu quả để GV truyền tải kĩ năng thuyết trình đến
HS.
Ví dụ: Vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để
hoàn thiện bản checklist về việc khi tham gia thuyết trình bằng cách đánh dấu X
vào phần được chọn.
Nội dung

Nên Khơng
nên

Lí do

Xem trước bài báo cáo và
xem lại file thuyết trình có
tương thích với máy tính sử
dụng chưa, máy tính có bộ
phận kết nối với máy chiếu
không.
Chuẩn bị bài báo cáo đến sát
lúc thuyết trình hoặc để quá
cập rập.

Trang phục và cách thuyết
trình sao cho trông bạn thật
chuyên nghiệp.
Làm slide quá nhiều số,
nhiều chữ hay biểu đồ.
10


Nói trước nội dung, mục đích
bạn sẽ trình bày
Chỉ đọc theo nội dung viết
trước trên giấy hay đại loại
như vậy. Hãy cố gắng hiểu,
thuộc nội dung và diễn đạt
bằng ngôn ngữ của bạn
Trình bày chậm, rõ ràng. Lưu
ý: 1 slide chỉ nên kéo dài
trong 1 phút (tối đa 2 phút)
Các cử chỉ làm mất sự chú ý
như xoay bút bi, bấm bút
chiếu ra chỗ khác, vuốt ve
hay xoắn tóc…đều gây hiệu
quả bất lợi.
Hãy giải thích thêm các thuật
ngữ chuyên ngành, các tiêu
chuẩn địa phương….
Nói với giọng điệu đều đều.
Hãy xem như người nghe
đang ngồi trước sân khấu. Họ
cần xem một vở trình diễn

nhiều âm điệu.
Giao tiếp thật nhiều bằng ánh
mắt trong lúc báo cáo
Độc thoại với màn hình hay
chỉ nhìn vào một người nào
đó.
Hãy cố gắng hâm nóng
khơng khí. Hài hước là yếu
tố quan trọng, nếu bạn chưa
kịp phát huy khả năng này,
điều đó khơng có nghĩa là
bạn khơng thể làm đối tác
thích thú và quan tâm khi
nhìn thấy phần trình diễn hấp
dẫn.
11


Lạm dụng quá nhiều các
hình ảnh động.
2.1.3.3. Dùng hình ảnh mơ phỏng
Việc sử dụng các hình ảnh mơ phỏng cũng là một giải pháp giúp HS dễ
dàng lưu lại để làm theo, nhất là vấn đề sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết
trình.

Mơ phỏng ngơn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Mơ phỏng ngơn ngữ bàn tay khi thuyết trình
2.2. Tạo điều kiện cho HS đƣợc tham dự các buổi thuyết trình.
2.2.1. Mục đích

Học hỏi khơng bao giờ là thừa mà cịn có thể tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân. Vì thế, nhà trường nên tạo điều kiện cho HS được tham dự các buổi thuyết
12


trình để các em có thể học cách mà các diễn giả truyền đạt tới người nghe, từ
phong thái đến nội dung và lấy đó làm kinh nghiệm cho mình.
2.2.1. Cách thực hiện
2.2.1.1. Mời diễn giả về nói chuyện với HS
Năm học 2020-2021, Cơng đồn nhà trường phối hợp với Đồn trường
mời diễn giả Đào Ngọc Cường về nói chuyện với các em HS khối 12 về chủ đề:
Sống có ước mơ và khát vọng. Tất cả các em đều nhận thấy được ý nghĩa và giá
trị của buổi nói chuyện này. Những lời chia sẻ xúc động đã chạm vào trái tim
toàn thể các em học sinh, đánh thức và hiểu được giá trị của ước mơ, giúp học
sinh vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được ước mơ của cuộc đời.

Buổi nói chuyện của diễn giả Đào Ngọc Cường tại trường
PT DTNT THPT Số 2 ....
Khi được đặt câu hỏi từ Ban giáo dục KNS nhà trường: Tại sao cuộc nói
chuyện của diền giả Đào Ngọc Cường lại thu hút được các em? Khiến các em
xúc động, khơng cầm được nước mắt?, có rất nhiều HS đã chia sẻ:
- “Em như thấy mình ở trong câu chuyện của diễn giả Đào Ngọc Cường,
một đứa trẻ nghèo ở một vùng quê khó khăn, bố mất sớm, mẹ bị bệnh tâm thần,
không đủ tiền để theo học… ”- Em Lơ Ngọc Ngun lớp 12A3
- “Cách nói chuyện của diền giả Đào Ngọc Cường rất gần gũi, chú đi
xuống tận dưới khán đài, hướng ánh mắt vào từng đứa HS chúng em, chú nói
đầy nhiệt huyết, nói ra từ trái tim của mình” – Em Vi Thị Dịu lớp 11A1
- “Khi chú Cường cho chúng em đứng dậy nhắm mắt, đặt bàn tay lên
ngực trái để suy nghĩ về công ơn của cha mẹ, thầy cô, em thực sự khơng cầm
được nước mắt, lúc đó trong em đã dấy lên một quyết tâm cao độ, phải học tập

thật tốt
để khơng phụ lịng của những bậc sinh thành…”- Em Đức Hùng lớp 12A1
- “Khi chúng em đứng dậy khoác tay lên vai nhau, cùng cất bài hát Niềm
tin chiến thắng và Đường đến ngày vinh quang thì một tương lai tươi sáng, rạng
13


ngời như hiện lên trước mắt, khát vọng sống, khát vọng về ước mơ, hoài bão như
trỗi dậy..”- Em Thế Mạnh lớp 12C2
Từ những chia sẻ của các em, GV giúp các em nhận thấy được để một bài
thuyết trình thực sự thành cơng thì ngồi việc chuẩn bị nội dung, ngơn ngữ nói,
ngơn ngữ cơ thể thì việc cần phải nghiên cứu trước đối tượng người nghe, nắm
bắt được tâm lí khán giả đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, thậm chí có thể
nói là đóng vai trị quyết định.
2.2.1.2. Theo dõi chương trình truyền hình Tìm kiếm M.C
Cuộc thi tìm kiếm người dẫn chương trình truyền hình lớn nhất của VTV
“Đường tới cầu vồng” luôn nhận được sự quan tâm và theo dõi của một lượng
lớn khán giả, trong đó từ các mùa đầu tiên là 2009 đến nay ln có sự góp mặt
của HS trường PT DTNT THPT Số 2 ..... Ban giáo dục KNS của nhà trường xác
định đây cũng là một cơ hội để các em có thể học hỏi kĩ năng thuyết trình một
cách chuyên nghiệp.

HS đang xem chương trình Đường tới cầu vồng – lĩnh vực M.C
Sau các tập phát, GV có thể đặt câu hỏi để các em chia sẻ: Em ấn tượng
với thí sinh nào? M.C truyền hình nào? Tại sao? Khi chia sẻ những vấn đề này,
có nghĩa là HS đã thực sự ấn tượng với phong cách thuyết trình của từng M.C và
sẽ bắt chước, học hỏi theo.
2.2.1.3. Giáo viên phát huy tính tích cực của phương pháp dạy học thuyết
trình để tạo thành “hình mẫu” cho HS.
Phương pháp dạy học thuyết trình lâu nay được xem là một phương pháp

dạy học truyền thống, không phát huy được tính tích cực của HS, HS chủ yếu sử
dụng thính giác và tư duy tái hiện, gây mệt mỏi, nhàm chán. Tuy nhiên, đối với
những nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thơng tin mà
HS khơng thể tự tìm hiểu một cách sâu sắc được thì việc sử dụng phương pháp
thuyết trình là một giải pháp tối ưu. Việc GV chuẩn bị kĩ lượng hai khâu trước và
trong thuyết trình như: nội dung, thời gian, trực quan, ngơn ngữ, xử lí tình
huống….sẽ tạo nên hiệu quả cho phương pháp này. Qua những tiết học GV sử
dụng phương pháp thuyết trình, HS sẽ học hỏi được nhiều kĩ năng, vấn đề từ
“hình mẫu” thầy cơ:
14


- HS sẽ nắm được hình mẫu tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề
khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách
chính xác, rõ ràng, xúc tích thơng qua cách trình bày của GV.
- HS sẽ học được cách GV chuẩn bị nội dung trên các slide, phối hợp nhịp
nhàng giữa lời giảng và trình chiếu.
- HS sẽ học được cách GV đứng bao qt lớp khi nói, cịn cả cử chỉ và ánh
mắt đối với HS.
- HS sẽ học được từ giọng giảng của GV, lúc nghỉ, lúc nhấn mạnh.

Tiết dạy mơn Vật Lí bằng phương pháp thuyết trình
2.3. Hƣớng dẫn HS tự rèn luyện kĩ năng thuyết trình tại nhà

2.3.1. Mục đích
Để thuyết trình trở thành kĩ năng thì điều quan trọng nhất là HS phải được
thực hành nhiều, và một trong những giải pháp để được thực hành nhiều là HS
phải tự rèn luyện tại nhà. Rèn luyện về giọng nói, ngơn ngữ cơ thể, kiểm soát
thời gian…Việc rèn luyện tại nhà giúp HS điều chế được cảm xúc, giảm bớt căng
thẳng, lo sợ khi thuyết trình.

2.3.2. Cách thực hiện
2.3.2.1. Sử dụng hình thức tự ghi âm, ghi hình
Chỉ đơn giản với một chiếc điện thoại, HS có thể tự thuyết trình để ghi âm
lại giọng nói, hoặc muốn rèn luyện cả cử chỉ, điệu bộ khi thuyết trình thì sử dụng
chức năng quay video. HS có thể nghe lại, xem lại, làm đi làm lại rất nhiều lần
để chỉnh sửa đến khi hài lòng mới thôi.
2.3.2.2. Đứng trước gương
15


Cũng giống như việc sử dụng máy ghi hình, việc đứng trước gương sẽ là
cách để HS tập dượt trước mỗi buổi làm thuyết trình, đứng trước gương để nhận
thấy điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó, tránh được những sai sót và tự tin
hơn trong bài thuyết trình của mình.
2.3.2.3. Luyện nói hàng ngày, kể cả nói với bạn bè
Đơi khi ngay cả lúc đang nói chuyện với bạn bè, hãy u cầu HS luyện tập
khơng nói từ đệm ừm, à. Mặc dù lỗi nhỏ nhưng sẽ thành thói quen nếu HS cứ nói
hàng ngày. Tập bỏ chứ ừm, à khi nói, kể cả nói hàng ngày. Lúc vấp cũng không
được thêm từ đệm. Dần dần, HS sẽ học được cách ăn nói lưu lốt, mạch lạc, tạo
ấn tượng cho người nghe.
2.4. Phát huy, tập luyện khả năng thuyết trình cho HS thơng qua các chun
đề sinh hoạt lớp, sinh hoạt dƣới cờ.
2.4.1. Mục đích
GVCN cũng có thể tham gia rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS thông
qua các chuyên đề sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Có rất nhiều chuyên đề khác
nhau để GV lựa chọn, tổ chức cho HS thuyết trình. Với HS, các nhóm chủ đề
phù hợp là kế hoạch cho tương lai, các vấn đề liên quan đến học đường (bạo lực
học đường, tình u tuổi học trị, giới tính thứ ba, trầm cảm trong học đường..),
các vấn đề liên quan đến xã hội (văn hoá sử dụng mạng xã hội, mơi trường, cách
mạng 4.0…)…

2.4.2. Một số ví dụ
2.4.2.1. HS thuyết trình trong giờ sinh hoạt lớp với chủ đề: Tơi có một ước mơ
GV khuyến khích HS chia sẻ, nói lên ước mơ tươi đẹp về tương lai của
mình, từ đó để HS dấy lên sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu khơng ngừng. GV có
thể hướng dẫn HS chuẩn bị bài thuyết trình theo dàn ý sau:
Phần mở bài
-Nói lên mơ ước của mình (VD: như bác sĩ, giáo viên, kiến trúc sư,...)
-Vì sao em lại muốn làm nghề đó?
(VD: em muốn làm bác sĩ vì bà em bị mắc bệnh hiểm nghèo nên qua đời khi
em mới 6 tuổi. Vì vậy, em ln nung nấu ước mơ cháy bỏng trở thành bác sĩ
tìm cách chữa bệnh cho mọi người, mang lại niềm vui và sức khỏe.
Nếu em ước mơ trở thành giáo viên vì: Ở xóm em nghèo, nhiều em bỏ học
giữa chừng vì hồn cảnh kinh tế gia đình. Em mơ ước lớn lên trở thành 1 cô
giáo để mang cái chữ đến cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo có hồn cảnh khó
khăn)
Phần thân bài
16


Hình dung khi mình làm nghề đó (VD: nghề giáo viên !)
- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm, em sẽ về dạy cho trẻ em.
- Em sẽ đứng trên bục giảng với bộ áo dài, nhẹ nhàng giảng giải cho cho học
sinh
- Với những bài tốn khó, em sẽ hướng dẫn cách giải từng li từng tí, đến khi
học sinh thật hiểu. Với những bài văn, những bài thơ cảm thụ, em sẽ khuyến
khích các em nhỏ sáng tạo theo ý hiểu của mình, truyền vào những đơi mắt
trong veo khơng đáy ấy một tình u văn học
-Em sẽ quan tâm đặc biệt với những em bé có hồn cảnh khó khăn, những em
mồ cơi cha mẹ. Em sẽ cố gắng bù đắp phần nào những mất mát, đâu thương
mà các em nhỏ ấy đã phải trải qua

- Tối về, bên ánh đèn khuya, em soạn những trang giáo án, tìm cách giải mới
- Em tưởng tượng ra vào ngày 20-11, em sẽ nhận những bó hoa tươi thắm hay
món q giản dị chứa đựng bao tình yêu thương
- .....
Phần kết bài
- Cảm nghĩ về nghề đó
- Nỗ lực phấn đấu
2.4.2.2. HS thuyết trình trong giờ sinh hoạt hoạt dưới cờ với chủ đề: Một
cuốn sách hay
GV phải giúp HS hiểu được một bài giới thiệu sách tốt là bài viết truyền
tải được đầy đủ thông điệp của tác giả đến độc giả, hình thành và nâng cao tình
u với sách, khuyến khích được mọi người tìm mua/mượn và đọc sách.
GV có thể hướng dẫn cụ thể cách triển khai cho HS theo dàn ý như sau:
Phần 1: mở đầu
-Nêu được vị trí, ý nghĩa của vấn đề chính được trình bày trong sách
- Nêu một số thơng tin chính về cuốn sách: tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản,
năm xuất bản, lần xuất bản, số trang…
- Nêu tiểu sử, sự nghiệp của tác giả: tên, năm sinh, quê quán, sự nghiệp…
Phần 2: Nội dung
- Về nội dung:
Có thể nêu bố cục nội dung của cuốn sách, trong bố cục của sách có thể đi từ
chương tới các phần hoặc có thể nêu hết tên chương rồi tới các phần. Tuy
nhiên, ngoài những yêu cầu chung thì với mỗi loại sách lại có những u cầu
cách giới thiệu nội dung riêng, cụ thể:
17


+ Đối với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí: Cần tóm tắt cốt truyện (không phải kể
lại), nêu đề tài, chủ đề tư tưởng, lý tưởng, thẩm mĩ (phê phán hoặc ca ngợi,
xây dựng cái gì…). Phân tích giá trị của nội dung và chủ đề tư tưởng của tác

phẩm.
+ Đối với sách chính trị - xã hội: Cần khái quát được những quan điểm cơ bản
được trình bày trong sách, những quan điểm về chính trị, các trường phái triết
học…; sự đúng đắn và cần thiết của những quan điểm, vấn đề trong xã hội đối
với bạn đọc.
+ Đối với những sách lịch sử: Cần nêu rõ phạm vi thời gian mà tác phẩm đề
cập đến cùng những đặc điểm của giai đoạn lịch sử đó. Đối với những sách
mang dấu ấn địa lý cần nêu rõ khu vực mà tài liệu đó đề cập tới.
+ Đối với sách kĩ thuật: Cần nêu được vấn đề kĩ thuật và đặt ra biện pháp giải
quyết của tác giả, có thể liên hệ với thực tiễn, nêu lên giá trị ứng dụng của vấn
đề đó trong thực tiễn sản xuất, trong phát triển kinh tế và đời sống, nêu rõ đối
tượng của sách.
+ Đối với những sách tái bản: Cần nêu được những thay đổi bổ sung chỉnh lí
so với lần xuất bản trước.
- Giới thiệu nghệ thuật, phương pháp luận của tác phẩm
Mỗi loại sách lại có những yêu cầu giới thiệu về nghệ thuật khác nhau. Đối
với sách văn học yêu cầu cao hơn so với sách chính trị xã hội hoặc sách kĩ
thuật.
Yêu cầu chung: Nêu được những thủ pháp nghệ thuật, phương pháp luận
nghiên cứu tác phẩm của tác giả. Ngoài yêu cầu chung cần chú ý tới những đặc
điểm riêng của từng loại sách, cụ thể:
+ Đối với sách văn học nghệ thuật: Nêu những đóng góp về nghệ thuật của tác
phẩm đối với nền văn học và lí luận phê bình văn học.
+ Đối với truyện, kí và tiểu thuyết: Phân tích kết cấu cốt truyện, tính cách nhân
vật điển hình… làm rõ tác dụng của nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung
chủ đề tư tưởng.
+ Đối với tác phẩm thơ ca: Phân tích cách sử dụng hình ảnh, tứ thơ, thể thơ, bố
cục thể hiện cảm xúc tình cảm chủ đạo của tập thơ.
+ Đối với sách khoa học chính trị-xã hội: Cần nêu được những phương pháp
luận nghiên cứu khoa học được sử dụng như: Đối chiếu so sánh, phân tích

thống kê, chọn mẫu... Tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung như
thế nào? Ngoài ra cần nêu bố cục chặt chẽ, từ ngữ chính xác, cách viết dễ hiểu
phù hợp với đối tượng người đọc…
Tuy nhiên đối với một bài giới thiệu đôi khi không thể tách bạch một cách rõ
ràng giữa phần giới thiệu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đặc biệt với các
18


tác phẩm văn học, vì vậy có thể đan xen hai phần này một cách mềm mại làm
cho bài giới thiệu hấp dẫn.
Phần 3: Kết luận
- Khẳng định lại các giá trị của tác phẩm; nhấn mạnh các giá trị của nó đối với
xã hội đương đại.
- Khuyến khích người đọc nên tìm mượn, mua và đọc sách.
2.5. Cơng đồn và đoàn trƣờng thƣờng xuyên tạo các “sân chơi” cho HS
phát huy khả năng thuyết trình.
2.5.1. Mục đích
Trong tất cả các giải pháp thì đây là giải pháp tạo được sự hứng thú cao
nhất cho HS. Sự đa dạng các sân chơi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho HS được thể
hiện năng khiếu của mình. Ngồi các “sân chơi” ở quy mơ cấp trường, GV có thể
khuyến khích HS tham gia ở phạm vi rộng hơn, với hình thức đa dạng hơn, như
tham gia các cuộc thi online.
2.5.2. Cách thực hiên
2.5.2.1. Tổ chức chương trình “Tìm kiếm M.C” hàng năm dành cho HS lớp 10
Cuộc thi tìm kiếm M.C tổ chức hàng năm có thể cho HS được tự do lựa
chọn chủ đề thuyết trình hoặc có thể đặt chủ đề theo từng năm, ví dụ: Mỗi ngày
một cuốn sách, kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
Trước cuộc thi phải cơng bố tiêu chí chấm điểm thuyết trình để HS có cơ
sở tự rèn luyện kĩ năng thuyết trình:
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA HỌC SINH

Thí Sinh:………………………………………………..
Các biểu hiện

Thang điểm

Điểm

1. Nội dung bài thuyết trình
1.1.Chủ đề phù hợp, mang tính thực tiễn cao

2

1.2. Đặt vấn đề hay, hấp dẫn, gây ấn tượng

2

1.3. Lập luận chặt chẽ, logic

2

1.4. Phong phú, sáng tạo

1

1.5. Thể hiện tính giáo dục

1

1.6. Đưa ra được nhiều minh hoạ thuyết phục


2

1.7. Đưa ra được thông điệp của chủ đề

2
19


2. Ngơn ngữ thuyết trình
2.1.Phát âm chuẩn

2

2.2. Rõ ràng, lưu lốt

2

2.3. Ngữ điệu trầm bổng theo nội dung thuyết
trình

2

2.4. Biết nhấn mạnh những điểm quan trọng

2

2.5. Âm lượng phù hợp với nội dung thuyết trình

1


2.6. Tốc độ nói phù hợp

1
3. Ngôn ngữ cơ thể

3.1. Ánh mắt bao quát khán giả tốt

1

3.2. Sử dụng cử chỉ tay chân hợp lí

1

3.3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp

1

3.4. Khuôn mặt tươi tắn khi thuyết trình

2

3.5. Cảm xúc phù hợp với nội dung thuyết trình

2

3.6. Linh hoạt di chuyển khi thuyết trình

1

4. Phƣơng pháp và phƣơng tiện thuyết trình

4.1.Tự tin khi thuyết trình

2

4.2. Phối hợp linh hoạt giữa ngơn ngữ nói và phi
ngôn ngữ

1

4.3. Biết tương tác với người nghe bằng những
câu hỏi

1

4.4. Phối hợp linh hoạt các phương pháp và
phương tiện

1

Tổng điểm

25
Giám khảo
…………………………………..

2.5.2.2. Thành lập Câu lạc bộ “Những người thuyết trình giỏi” (ACI)
20


Có thể nói câu lạc bộ ở các nhà trường là nơi để rèn luyện các kĩ năng học

đường, nơi các em được lựa chọn, phát triển năng lực bản thân. ACI của trường
PT DTNT THPT Số 2 .... nằm trong chuỗi hoạt động của ACI toàn quốc, phương
châm hoạt động của CLB là “Một bí quyết tự tin để thuyết trình, nhiều người
biết, nhưng ít ai làm: thuyết trình, càng nhiều càng tốt ”. Sự mở rộng thành viên
của ACI đã thực sự truyền cảm hứng, tạo sức hút với những ai đam mê thuyết
trình và cả những HS chưa hề có kiến thức về kĩ năng thuyết trình.

Các hoạt động của CLB “Những người thuyết trình giỏi”
2.6. Đổi mới, kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên bằng việc báo cáo, thuyết
trình các sản phẩm dự án học tập.
2.6.1. Mục đích
Tất cả các giáo viên bộ mơn đều có thể góp phần giúp HS rèn luyện kĩ
năng thuyết trình khi dạy học theo dự án. Bởi vì, sản phẩm dự án sau khi hồn
thành địi hỏi HS phải báo cáo, giới thiệu hay thuyết trình. Sản phẩm dự án cũng
hết sức đa dạng nên các dạng thuyết trình cũng đa dạng theo.
2.6.2. Một số ví dụ
2.6.2.1. Thuyết trình sản phẩm Powerpoint
Sản phẩm tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề học tập hay các chủ đề thuyết
trình phổ biến là P.P. Thuyết trình với P.P địi hỏi HS phải phối hợp nhịp nhàng
giữa lời nói và hiệu ứng, sự chuẩn bị trước là hết sức cần thiết, GV cần hướng
dẫn HS xây dựng kịch bản, lên ý tưởng chi tiết cho từng slide theo mẫu sau:
Sản phẩm thuyết trình Dự án: Tài ngun và mơi trƣờng (mơn Địa Lí lớp 10)
Slide

Thuyết trình
21


Như chúng ta đã biết, hiện nay, cùng với
các vấn đề như bùng nổ dân số, xung

đột vũ trang hay nạn khủng bố, thì ơ
nhiễm mơi trường đang là một vấn đề
thời sự được cả thế giới quan tâm bởi
những ảnh hưởng vô cùng to lớn của
chúng tới con người. Đến với Hội thi
hôm nay, em xin được tham gia thuyết
trình với chủ đề: Chung tay vì một mơi
trường xanh - sạch - đẹp.
Trong vịng 20 phút, Em xin trình bày
ngắn gọn 4 nôi dung:
- Khái niêm về môi trường
- Thực trạng môi trường
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Giải pháp
Vậy mơi trường là gì? Vâng, mơi trường
là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của
con người, như tài ngun thiên nhiên,
khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh
quan, quan hệ xã hội. Môi trường tự
nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho
cuộc sống con người những nguồn lợi
vô giá.Thế nhưng, con người đã và đang
làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi
trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của
chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng
rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải
giật mình một khi trả lời.
Bạn có thấy chăng nước mắt của những
dịng sơng? Bạn có nghe chăng sự

nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe
khơng tiếng gào thét của núi rừng? Có
một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn
cảm hứng vơ tận cho thi ca, nhạc, họa,
là những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã
tặng cho con người. Thế nhưng, con
người ngày càng quay cuồng trong
22


guồng quay chóng mặt của cơ chế thị
trường, của những cạnh tranh khốc liệt,
của lịng tham khơng đáy thì núi rừng
ngày càng bị tàn phá, biển cả, sơng ngịi
càng ơ nhiễm, nhiều đơ thị khói bụi mù
mịt, nước thải đen ngịm, rác có ở khắp
nơi.
……………………………………..

…………………………………………..

2.6.2.2. Thuyết trình sản phẩm video
Video được tạo ra bằng nhiều phần mềm khác nhau, HS cũng phải chuẩn
bị nội dung thuyết trình để lồng tiếng vào video, lồng tiếng để khớp với hiệu ứng
minh họa. Mặc dù giọng nói được ghi âm nhưng để tạo ấn tượng cho người nghe
giọng nói cũng phải được gọt giũa như thuyết trình trực tiếp, có trầm, có bổng,
có nhấn mạnh và ngừng nghỉ. Chỉ khác ở video, người thuyết trình khơng bộc lộ
được cử chỉ, tác phong và ngơn ngữ của cơ thể.
Ví dụ sản phẩm video của mơn Địa Lí về vấn đề khai thác thế mạnh ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ:

/>w?usp=sharing

23


III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của đề tài
Kết quả khảo sát khả năng thuyết trình ở HS sau khi được rèn luyện kĩ
năng thuyết trình đã cho thấy hiệu quả của đề tài. Trước chỉ có 5% số HS tự nhận
khả năng thuyết trình khá, nay đã tăng lên 25%, một sự tiến triển không hề nhẹ.
Đặc biệt, trước có tới 80% HS chịu sức nặng tâm lí, run sợ khi thuyết trình thì
nay con số đó chỉ cịn lại 40%. Khả năng sử dụng công cụ P.P hỗ trợ thuyết trình
của HS cũng khá hơn rất nhiều. Ngồi giọng nói thì HS bước đầu đã biết phát
huy sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể.
%
Cảm giác lo sợ khi thuyết trình

40
25

Mức độ kĩ năng thuyết trình khá
Chưa tự rèn luyện hoặc học hỏi KN
thuyết trình từ người khác
Gặp khó khăn trong việc sử dụng công
cụ hỗ trợ khi thuyết trình
Chưa có tác phong, cử chỉ khi thuyết
trình

30
18


20
0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Khảo sát khả năng thuyết trình của HS sau khi
được rèn luyện kĩ năng thuyết trình
Hiệu quả của đề tài khơng chỉ thể hiện ở sự tự đánh giá của HS mà còn ở
sự đánh giá của các thầy, cô giáo trong nhà trường:
- Thầy Nguyễn Cao Hùng, GVCN lớp 10A1 cho biết: “Trước đây, khi báo
cáo sản phẩm dự án học tập chỉ quanh quẩn vài HS trong lớp biết thuyết trình
đại diện trình bày, nay các em đã mạnh dạn, tự tin hơn, số HS hào hứng trong
việc báo cáo sản phẩm dự án thuyết trình ngày càng tăng lên…”

- Cơ Bùi Thị Lệ Thu, giáo viên môn Ngữ Văn, cho hay: “Mặc dù chưa thật
sự sáng tạo và gây ấn tượng nhưng các em đã biết thiết lập, xây dựng cấu trúc
một bài thuyết trình khoa học, đầy đủ các ý…”
- Cơ Thu Hà, GV dạy Kĩ năng sống thì đánh giá rằng: “Nếu trước đây
phần lớn các em chỉ chăm chăm vào nội dung bài thuyết trình thì nay các em đã
biết phát huy sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể, từ ánh mắt, nụ cười đến cử chỉ của
bàn tay, tư thế đứng và di chuyển…”
- Cô Trần Thị Liên, GVCN lớp 11A3 phân tích: “Được rèn luyện kĩ năng
thuyết trình, các em đã tự tin mạnh dạn hơn rất nhiều trong giao tiếp, mạnh dạn
24


tham gia các chương trình thuyết trình các chủ đề cùng với HS THPT trên địa
bàn thành phố Vinh…”
- Thầy Mai Văn Đạt, bí thư Đồn trường nhìn nhận: “Có thể nói các em
tiếp thu rất nhanh, rất sáng tạo về việc thiết kế P.P để hỗ trợ thuyết trình…”
Hiệu quả của các giải pháp trong đề tài đã được ghi nhận ở trường
PTDTNT THPT Số 2 ...., hi vọng sáng kiến sẽ được nhân rộng, chia sẻ và tạo
hiệu quả cao ở các môi trường giáo dục khác.
2. Bài học kinh nghiệm
- Để hình thành được kĩ năng thuyết trình có hiệu quả giải pháp quan trọng
nhất là HS phải được thực hành, trải nghiệm thường xuyên, từ tự rèn luyện đến
việc tự học hỏi và tham gia các hoạt động, các sân chơi.
- Việc hình thành kĩ năng thuyết trình cho HS khơng chỉ là nhiệm vụ của
GV dạy giáo dục KNS mà là cần có sự chung tay của cả GVCN, của tất cả các
GV bộ môn, của tất cả các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (đồn trường, cơng
đồn) và các tổ chức bên ngồi xã hội.
3. Kiến nghị, đề xuất
Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới, đào tạo
ra những cơng dân tồn cầu, đáp ứng nhu cầu hội nhập thì việc rèn luyện năng

lực giao tiếp, năng lực thuyết trình là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với đối
tượng HS đặc thù như trường PTDTNT THPT Số 2 .....
HS dân tộc thiểu số phải có năng lực thuyết trình, năng lực giao tiếp để
xố bỏ những mặc cảm tự ti về điều kiện sống, ngôn ngữ khác biệt, HS dân tộc
thiểu số cần tự tin, năng động để hoà nhập với HS ở các thành phố, ở các trường
ngồi hệ thống DTNT.
Vì vậy, Nhà trường phải ln đặt chương trình rèn luyện KNS là chương
trình trọng tâm, thực hiện thường xuyên và liên tục trong chương trình phát triển
nhà trường.

25


×