Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

bài báo cáo "TIỂU LUẬN "thị trường chứng khoán - loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.91 KB, 23 trang )

Nhóm 1: mơn thi trường chứng khốn lớp k55DQ1
ST
T

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

ĐÁN
H
GIÁ
A

NHẬN XÉT( BIỂU QUYẾT )

1

NGUYỄN VĂN
DUY

làm powerpoint

2

ĐINH THỊ HIỀN
( NHĨM TRƯỞNG)

A+

BÙI NGỌC ÁNH


phân chia cơng việc, tổng
hợp word,đánh giá và kiến
nghị (III)
thư kí, hỗ trợ nhóm trưởng

có trách nhiệm , tinh thần đoàn kết ,
vận động các thành viên trong nhóm
(8/8)
nghiêm túc, tích cực góp ý trong thời
gian làm bài nhóm (8/8)

3
4

LÊ QUỐC ĐẠI

khơng

C

Chưa có tương tác (8/8)

5

NGƠ TIẾN ĐẠT

cơ sở lý thuyết
( phần I)

B+


tham gia làm tích cực (8/8)

6

DƯƠNG VŨ QUỐC
HỒNG

A

nhiệt tình , vận động các bạn trong
nhóm (8/8)

7

NGUYỄN ANH
ĐỒN

các loại lệnh giao dịchSGDCK hồ chí minh (phần
II)
các loại lệnh giao dịchSGDCK hà nội (phần II)

A

tham gia tích cực ,hồn thành nhiệm
vụ (8/8)

1

B+


tích cực đóng góp (8/8)


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Với nguyên tắc trung gian, khi có nhu cầu giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư
phải sử dụng các phương tiện để truyền tải các thông tin liên quan tới nhu cầu giao dịch
của mình tới người mơi giới. Các phương tiện đó được gọi là các lệnh giao dịch chứng
khốn. Có thể nói, lệnh và các định chuẩn lệnh là một trong những nội dung cơ bản và
quan trọng của hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào
khi gia nhập vào thị trường đều phải có những hiểu biết nhất định.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 20 năm hình thành và phát triển đang ngày
càng chứng tỏ là “phong vũ biểu” của nền kinh tế; là bộ phận quan trọng của kinh tế thị
trường, với vai trò là một kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế,
đồng thời là một cửa sổ hội nhập, liên thơng với các thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế.
Trong đó các sàn giao dịch lớn phải kể tới là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX),
Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE),...Tại mỗi sàn chứng khoán, các lệnh
được sử dụng cũng như các quy chế xử lí lệnh là khác nhau.
Thực tế cho thấy, thị trường chứng khoán sau phiên tăng mạnh ngày 11.12.2020 đã
bước vào giai đoạn tăng nóng. Theo các chun gia phân tích của Cơng ty Chứng khốn
BSC, thị trường chứng khốn đang có nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng về giá và thanh
khoản. Vậy nếu bạn đã, đang và sẽ có dự định đầu tư chứng khốn thì đây là thời điểm rất
thích hợp để bắt đầu. Bước đầu để thực hiện việc này chính là tìm hiểu về các lệnh và quy
chế xử lý lệnh tại các sàn chứng khốn trong nước. Vì vậy, để củng cố thêm các kiến thức
đã học cũng như tìm hiểu thông tin nền tảng cho các dự định sau này, nhóm 4 xin lựa

chọn đề tài “Tìm hiểu về các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí lệnh tại các sàn giao
dịch chứng khoán ở Việt Nam hiện nay ,để tìm hiểu sâu hơn nội dung lệnh và định chuẩn
lệnh, áp dụng lí thuyết được tiếp thu trong bài giảng vào thực tế tại các sàn giao dịch
chứng khốn Việt Nam hiện nay.
Nhóm 01 học phần “ Thị trường chứng khoán” xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo
viên bộ môn đã truyền đạt những kiến thức chun mơn bổ ích giúp chúng em có nền
tảng kiến thức tốt vận dụng và hoàn thiện bài thảo luận này.
Về kết cấu của đề tài, ngồi phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và mục lục, đề tài được trình bày dưới ba chương:
Chương I/ Cơ sở lí thuyết
Chương II/ Các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí tại các sàn giao dịch chứng khoán
tại Việt Nam
Chương III/ Đánh giá và kiến nghị
Tuy đã có nhiều sự cố gắng nhưng bài làm khơng tránh khỏi sai sót. Mong cơ và các
bạn đóng góp ý kiến để đề tài của nhóm được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG I/ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.

Một số vấn đề về lệnh

1.1.1. Khái niệm
Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của nhà đầu tư yêu cầu người môi giới
(công ty chứng khốn, nhà mơi giới độc lập ) tiến hành mua, bán chứng khoán theo
những điều kiện nhất định.
Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của nhà đầu tư đối với người

mơi giới. Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư và người môi giới phải được
quy định rõ và phải tôn trọng. Lệnh là một cam kết không hủy bỏ trong thời hạn của
lệnh, trừ khi nhả đầu tư yêu cầu hủy bỏ và được cơng ty chứng khốn chấp thuận.
1.1.2. Nội dung cơ bản của lệnh giao dịch
Để đảm bảo tính thống nhất cũng như yêu cầu về mặt kĩ thuật giao dịch, các lệnh
giao dịch phải có nội dung cơ bản sau:
• Tên lệnh: lệnh mua/ lệnh bán/ lệnh hủy/ lệnh sửa. Nội dung này thường được thể hiện
trên các mẫu lệnh in sẵn do các công ty lệnh in ấn.
• Các thơng tin khách hàng (họ tên, địa chỉ, điện thoại,…) và số hiệu tài khoản giao
dịch
• Đối với lệnh bán phải ghi rõ là bán đứt (long sale) hay bán khống (short sale): ở các
nước cấm nghiệp vụ bán khơng khơng thể hiện nội dung này
• Tên và mã ký hiệu của loại chứng khoán muốn mua hoặc bán
• Số lượng chứng khốn và mức giá yêu cầu sẵn sàng giao dịch
• Loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, ...)
• Ngày giờ đặt lệnh và thời gian hiệu lực của lệnh
• Các thơng tin khác: tên cơng ty chứng khốn, đại diện pháp lý của cơng ty,…
1.1.3. Hình thức lệnh
Lệnh giao dịch có thể được thực hiện theo các hình thức sau:
• Lệnh văn bản: Các CTCK thường in sẵn các mẫu phiếu lệnh như phiếu lệnh mua, phiếu
lệnh bản, phiếu lệnh huỷ ...
• Lệnh bằng điện và điện tử: điện thoại, telex, internet (emails, messages, ...)
1.1.4. Các loại lệnh
- Theo hành vi giao dịch , lệnh giao dịch bao gồm:
• Lệnh bán: Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà mơi giới tiến hành bán chứng
khốn cho họ theo những điều kiện nhất định.
• Lệnh mua: Là loại lệnh mà theo đó khách hàng u cầu nhà mơi giới tiến hành mua chứng
khoán cho họ theo những điều kiện nhất định.
• Lệnh huỷ bỏ: Là loại lệnh mà theo đó khách hàng u cầu nhà mơi giới tiến hành hủy bỏ
lệnh giao dịch mà họ đã đặt trước đó. Lệnh hủy bỏ bao gồm: lệnh hủy bỏ luôn và lệnh hủy

bỏ có thay thế.
4


• Lệnh sửa: Là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống sửa đổi một số nội dung vào lệnh gốc
đã đặt trước đó (giá , khối lượng, mua hay bán ...). Lệnh sửa đổi chỉ được chấp nhận khi
lệnh gốc chưa được thực hiện.
• Lệnh mở: Là loại lệnh mà nhà đầu tư yêu cầu nhà môi giới mua hoặc bán chứng khoán tại
mức giá cá biệt và lệnh có giá trị thường xuyên cho đến khi bị hủy bỏ.
- Theo thời gian hiệu lực của lệnh , lệnh giao dịch bao gồm: lệnh ngày, lệnh tuần, lệnh
tháng, ...
- Theo tính chất thực hiện , lệnh giao dịch bao gồm: lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh
ATO, lệnh ATC, lệnh dừng, lệnh giới hạn dừng.
Cụ thể:
STT Tên lệnh

Khái niệm

Đặc điểm

1

Lệnh giới hạn
(Limit Order LO )

Là loại lệnh giao
dịch trong đó khách
hàng đưa ra mức giá
giới hạn để mua/
bán chứng khốn.

Đối với lệnh bán thì
khách hàng đưa ra
mức giá thấp nhất
để sẵn sàng bán,
cịn đối với lệnh
mua thì khách hàng
đưa ra mức giá cao
nhất để sẵn sàng
mua.

Lệnh giới hạn được ưu tiên sau lệnh thị
trường, lệnh ATO, lệnh ATC và do đó có
thể khơng được thực hiện ngay. Vì vậy
nhà đầu tư phải xác định thời gian cho
phép đến khi có lệnh hủy bỏ.

2

Lệnh thị
trường(Marke
t Price- MP)

Là loại lệnh mà
khách hàng sẵn
sàng giao dịch tại
mọi mức giá có trên
thị trường. Nhà môi
giới không bị ràng
buộc về giá cả, họ
sẽ mua bán theo

mức giá tốt nhất 1
thị trường cho
khách hàng.

-Lệnh không ghi giá
-Lệnh mua: sẵn sàng mua tại mọi mức
giá bán có trên thị trường.
- Lệnh bán: sẵn sàng bán tại mọi mức giá
mua có trên thị trường.
- Khi sử dụng lệnh này, nhà đầu tư sẵn
sàng chấp nhận mua hoặc bán ngay theo
mức giá của thị trường nên lệnh được ưu
tiên trước các loại bệnh khác. Mặc dù
vậy, lệnh vẫn có thể khơng được thực
hiện (nếu khơng có lệnh đối ứng) hoặc
không được thực hiện hết (nếu lệnh đối
ứng có số lượng ít hơn).
-Thường được khớp lệnh, nên có tác

5


dụng làm tăng tính thanh khoản của thị
trường.
-Thường được áp dụng trong các trường
hợp có nhu cầu mua, bán ngay.
-Phù hợp với nhà đầu tư lớn, có đầy đủ
thơng tin.
-Lệnh thị trường không đưa ra mức giá
nên nhà đầu tư khơng thể khống chế

được giá mua, bán chứng khốn cho
mình.
3

Lệnh ATO (At
the Opening)
và lệnh ATC
(At the
Closing)

Lệnh ATO và ATC
• Lệnh ATO:
là dạng đặc biệt của
- Lệnh mua hoặc bản tại mức giá khớp
lệnh thị trường, theo
lệnh xác định giá mở cửa
lệnh này nhà môi
- Lệnh không ghi giá (ghi ATO)
giới sẽ thực hiện
việc mua hoặc bán
- Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh
chứng khoán cho
giới hạn khi so khớp lệnh
khách hàng theo
- Hiệu lực của lệnh: trong phiên khớp
mức giá khớp lệnh
lệnh
định kỳ xác định giá mở cửa
của phiên giao dịch
(là lệnh thu hiện ở

• Lệnh ATC:
mức giá khớp lệnh)
- Lệnh mua hoặc bán tại mức giá
khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
- Lệnh khơng ghi giá (ghi ATC )
- Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh
giới hạn khi so khớp lệnh
- Hiệu lực của lệnh: trong phiên khớp
lệnh định kỳ xác định giả đóng cửa

4

Lệnh dừng
(Stop OrderSO)

Lệnh dừng là loại
lệnh giao dịch trong
đó khách hàng đưa
ra một mức giá
dừng làm ngưỡng
để nhà môi giới
thực hiện việc mua
vào hay bán ra
chứng khoán .
Gồm lệnh dừng để
mua và lệnh dừng

6

• Lệnh dừng để mua:

- Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra
khi dự báo giá cổ phiếu có xu hưởng
giảm đi theo thời gian.
- Lệnh có thể được sử dụng kết hợp
cùng với hành vi bán khống để hạn chế
thua lỗ do dự bảo giá khơng chính xác.
- Tại thời điểm đặt lệnh, mức giá
dừng bao giờ cũng cao hơn mức giá hiện


để bán

hành.
• Lệnh dừng để bán:
- Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra
khi dự báo giá cổ phiếu có xu hướng tăng
lên theo thời gian.
-Tại thời điểm đặt lệnh mức giá dừng
phải thấp hơn mức giá hiện hành.
- Lệnh được sử dụng để bảo vệ lợi
nhuận trong một thương vụ đã thực hiện.

5

Lệnh giới hạn
dừng (Stop
limit order)

1.2.


Lệnh giới hạn dừng
được sử dụng như là
một công cụ để
khắc phục sự bất
định về mức giá
thực hiện trong lệnh
dừng.

- Đặc trưng của lệnh giới hạn đừng là
khách hàng phải đồng thời đưa ra hai
mức giá là mức giá dừng và mức giá giới
hạn.
- Khi giá thị trưởng của chứng khoảng
giao dịch tiếp cận hoặc vượt qua mức giá
dừng lúc đó lệnh giới hạn dừng sẽ trở
thành lệnh giới hạn có điều kiện.

Định chuẩn lệnh

Định chuẩn lệnh là các điều kiện thực hiện lệnh mà nhà đầu tư qui định cho nhà môi
giới khi thực hiện giao dịch. Về hình thức định chuẩn lệnh thường bao gồm:
-

-

-

Lệnh có giá trị trong ngày giao dịch (Day order): là lệnh giao dịch mà trong đó khách
hàng không giới hạn về thời gian, hoặc ghi rõ là hiệu lực trong ngày. Đến cuối ngày, lệnh
giao dịch vẫn chưa thực hiện được, lệnh sẽ bị vô giá trị. Những lệnh được coi là có giá trị

giao dịch trong ngày nếu trong lệnh giao dịch không xác định rõ là có giá trị trong bao lâu
và những lệnh ghi rõ có giá trị trong ngày.
Lệnh có giá trị cho đến khi bị huỷ bỏ bởi lệnh khác (còn gọi là lệnh mở - Open order): là
lệnh giao dịch có giá trị hiệu lực đến khi được thực hiện hoặc đến khi nhà đầu tư thông
báo hủy bỏ .
Lệnh thực hiện ngay hoặc huỷ bỏ (Immediate Or Cancel - IOC ): là lệnh với đặc trưng sẽ
bị hủy bỏ ngay nếu người môi giới không thể thực hiện ngay lập tức khi nó được chuyển
tới sàn giao dịch. Lệnh có thể được thực hiện ngay tồn bộ hoặc một phần, phần còn lại
chưa được thực hiện sẽ bị hủy bỏ.
Lệnh thực hiện toàn bộ hoặc huỷ bỏ (Full Or Kill - FOK ): là lệnh yêu cầu thực hiện ngay
tồn bộ nội dung của lệnh, nếu khơng thì hủy bỏ lệnh ...
Lệnh thực hiện tất cả hoặc không (All Or None - AON ): là loại lệnh yêu cầu phải được
thực hiện toàn bộ trong cùng một giao dịch : nếu không thi hủy bỏ lệnh. Tuy nhiên lệnh
không bắt buộc thực hiện ngay mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong suốt quá trình
giao dịch trong ngày.
7


1.3.

Một số quy chế xử lý tại sàn giao dịch chứng khoán

1.3.1. Nguyên tắc ưu tiên khi xác định giá khớp lệnh
Trong một phiên giao dịch, thơng thường có nhiều lệnh giao dịch một loại chứng khoán
được đồng thời chuyển tới sàn giao dịch với các điều kiện giao dịch khác nhau. Vì vậy, để
đảm bảo cơng bằng và quyền lợi cho các nhà đầu tư, việc xác định thứ tự ưu tiên của các
lệnh là hoàn toàn cần thiết. Thông thường, thứ tự ưu tiên thực hiện các lệnh giao dịch
được quy định như sau:
-


Đối với các loại lệnh khác nhau được thực hiện theo thứ tự: Lệnh thị trường, lệnh ATO,
lệnh ATC được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn.
Đối với lệnh giới hạn, được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về giá: Lệnh mua có mức giá
cao hơn được ưu tiên thực hiện trước, lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực
hiện trước.
Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh
nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về khách hàng: lệnh của nhà đầu tư cá nhân được ưu tiên thực hiện trước lệnh tự
doanh của nhà mơi giới, của cơng ty chứng khốn.
Ưu tiên về khối lượng: lệnh của khách hàng có cùng mức giá và thời gian, lệnh nào có
khối lượng lớn hơn được ưu tiên thực hiện trước
1.3.2. Phương thức khớp lệnh
Có ba phương thức khớp lệnh phổ biến thường được áp dụng là khớp lệnh định kỳ,
khớp lệnh liên tục và khớp lệnh thỏa thuận.
- Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp các
lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm xác định, nguyên tắc xác định như sau:


Là mức giá thực hiện có khối lượng giao dịch đạt cao nhất;

• Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện về khối lượng giao dịch giá trùng hoặc
gần nhất với giá thực hiện của lần khớp gần nhất sẽ được chọn.
- Khớp lệnh liên tục: là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp
các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
- Khớp lệnh thỏa thuận: Bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về các điều
kiện giao dịch, sau đó thơng báo cho cơng ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vào
hệ thống giao dịch. Hoặc bên mua/bên bán thông qua công ty chứng khốn để tìm đối tác
giao dịch thỏa thuận đối ứng.
1.3.3. Sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận và sửa lỗi sau giao dịch
Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được

thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện. Giao dịch thỏa thuận đã được
xác nhận trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ.
Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch nhập sai lệnh giao dịch thỏa
thuận của nhà đầu tư, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải
8


xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư; phải được bên đối tác chấp thuận việc sửa đó và được
Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận.
Trong các điều kiện cụ thể, các sàn giao dịch chứng khoán sẽ đưa ra các quy chế về
sửa, hủy lệnh giao dịch thỏa thuận và sửa lỗi giao dịch khác nhau.
CHƯƠNG II/ CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH VÀ QUY CHẾ XỬ LÍ TẠI CÁC
SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) được
thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở
chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết
định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày
24/06/2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mơ hình
Cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành và quản lý thị trường
giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội đã có những đóng góp quan
trọng vào sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt nam, phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nước. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã triển khai tích cực,
hiệu quả hoạt động đấu giá cổ phần, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ và vận hành
các thị trường giao dịch (thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường cổ phiếu công ty đại
chúng chưa niêm yết (UPCoM), thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) và thị trường
chứng khoán phái sinh).
Nội dung của các loại lệnh trên Sàn HNX buộc gồm: Số hiệu lệnh, loại lệnh, lệnh
mua hoặc bán, mã chứng khoán, khối lượng, giá (nếu có) và số hiệu tài khoản của nhà đầu

tư.
Sự phát triển của Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có thể thấy rõ ràng qua các
dấu mốc như sau:
• 02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sàn
Giao dịch Chứng khốn Hà Nội.
• 08/02/2010: Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu
niêm yết
• 15/04/2010: Sàn Giao dịch Chứng khốn Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ
19 của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khốn Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF).
• 18/07/2010: Sàn Giao dịch Chứng khốn Hà Nội đón nhận Hn chương Lao động hạng
Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010
• 11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trị là "thành viên chính
thức cấp quốc gia".
• 30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sàn Giao dịch Chứng khốn Hà Nội tham gia
Liên đồn các Sở Giao dịch Chứng khốn Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp là
"Thành viên thông tin" vào tháng 6/2011.
9


• 05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ
11h30-13h00).
• 09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất
trên thị trường cổ phiếu niêm yết.
• 06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử
• 24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh
khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối cơng cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái
phiếu Chính phủ.
• 1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange
Standard Industrial Classification) để phân ngành các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn

Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
• 29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với
năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao
dịch.
• 29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời
thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên
thị trường cổ phiếu niêm yết.
• 2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX Index),
bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành
(Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính).
• 23/9/2014: Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Hãng tin Bloomberg đã ký kết biên
bản ghi nhớ hợp tác cho phép tự động hóa quy trình chuyển lệnh, nhập lệnh từ hệ thống
Bloomberg về hệ thống giao dịch TPCP tại Sàn Giao dịch Chứng khốn Hà Nội.
• 29/12/2014: Chứng chỉ quỹ hốn đổi danh mục (ETF) đầu tiên chính thức niêm yết và
giao dịch trên Sàn Giao dịch Chứng khốn Hà Nội, góp phần đa dạng hóa sản phẩm và
tăng thanh khoản trên thị trường chứng khốn
• 26/6/2015: Sàn Giao dịch Chứng khốn Hà Nội chính thức vận hành hệ thống giao dịch
TPCP trực tuyến trên nền Internet (E-BTS).
• 9/5/2016: Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành bộ nguyên tắc Phân bảng
UPCoM Premium và phân bảng Cảnh báo nhà đầu tư nhằm làm tăng tính minh bạch của
thị trường UPCoM thơng qua việc phân tách nhóm cơng ty có tình hình tài chính tốt, tn
thủ tốt các quy định về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn cũng như đưa ra
danh sách cảnh báo đối với các công ty nằm trong diện bị hạn chế giao dịch.
• 30/6/2016: Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ra mắt phân hệ đấu thầu trái phiếu điện tử
trên Internet (E.ABS.)
• 30/9/2016: Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, HOSE và Trung tâm LKCK Việt Nam ký
kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thị trường chuẩn bị chào đón chỉ số VNX Allshare, góp
phần nâng cao công tác xây dựng và vận hành thị trường chứng khốn về chất lượng dịch
vụ, mơi trường đầu tư.
• 10/08/2017: Khai trương thị trường chứng khốn phái sinh.

• 5/11/2018: Triển khai phiên khớp lệnh sau giờ nhằm gia tăng tính thanh khoản cho thị
trường, đồng thời gia tăng cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư tại thời điểm cuối ngày giao
dịch.
10


• 4/7/2019: Khai trương sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, góp phần hồn
thiện cơ cấu sản phẩm cho thị trường chứng khoán phái sinh, hỗ trợ sự phát triển bền
vững của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.
2.2. Giới thiệu về Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (HOSE)
Sàn HOSE hay HSX (Ho Chi Minh Stock Exchange) là sàn giao dịch chứng khoán
dành cho các cổ phiếu của công ty đại chúng niêm yết do Sở Giao dịch chứng khốn TP
Hồ Chí Minh tổ chức và quản lý. Chỉ số chứng khoán VN-Index là đại diện thể hiện biến
động giao dịch của sàn này. Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh hoạt
động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước với số vốn điều lệ
1000 tỷ đồng. Cũng giống như các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới hiện nay
thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần.
Về chức năng, có thể nói Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh cũng
là một thể chế chính thức mà thơng qua đó trái phiếu chính phủ mới được phát hành và
HOSE có chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu.
Tất cả các chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng
Việt Nam (VNĐ).
Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, chính thức thành lập năm 1996, chịu trách nhiệm
đối với việc phát triển thị trường vốn và cấp giấy phép niêm yết chứng khốn cho các
cơng ty và giấy phép hoạt động cho các cơng ty chứng khốn, ban hành các quy định. Để
được niêm yết, một cơng ty phải có lãi liên tục trong 2 năm, có vốn điều lệ ít nhất 5 tỷ
đồng và có tối thiểu 50 cổ đơng ngồi cơng ty, nắm giữ tối thiểu là 20% cổ phiếu. Các
cơng ty liên doanh với nước ngồi về mặt kỹ thuật thì đủ tư cách niêm yết, nhưng để được
niêm yết trên sàn, các công ty này phải được tổ chức lại thành công ty cổ phần. Các cơng
ty muốn được niêm yết thì phải được một cơng ty kiểm toán độc lập, được chấp thuận

thực hiện kiểm tốn và cơng khai báo cái tài chính cũng như bản cáo bạch bốn lần theo
bốn quý trong năm.
Cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ
thống đặt-khớp lệnh tự động. Năng lực của hệ thống trước đây là khoảng 300.000 lệnh
trong mỗi ngày. Giá chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là
cộng/trừ 7% so với giá đóng cửa ngày hơm trước. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của
một cổ phiếu, chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thực hiện với biên độ
cộng-trừ 20%.
Để phát triển từ Sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam cho đến ngày nay,
Sở Giao dịch Chứng khốn Hồ Chí Minh đã trải qua các dấu mốc quan trọng sau:


Ngày 28-11-1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị
định số 75/CP của Chính phủ.
• Ngày 11-7-1998, thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức được khai sinh theo Nghị
định số 48/CP của Chính phủ. Đồng thời, Chính Phủ cũng ký quyết định thành lập Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán, đặt cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
• Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP.HCM chính thức đi vào hoạt
động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM.
11

















Ngày 11/05/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm
thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mơ
hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc
chuyển đổi mơ hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác
trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh
hưởng của thị trường chứng khốn Việt Nam.
Tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm yết và 55 cơng ty chứng khốn thành viên,
18 cơng ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên
biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
trong năm 2005.
Năm 2008, triển khai khớp lệnh liên tục, phối hợp với Báo Đầu tư chứng khốn tổ chức
cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên cho các DNNY và trở thành thành viên của Hiệp hội
các SGDCK châu Á và châu Đại Dương (AOSEF).
Giai đoạn 2009 – 2011, phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai trên HOSE vào
năm 2009, một phương thức giao dịch tiên tiến đã đánh dấu sự đột phá trong việc cải
thiện thanh khoản trên thị trường. Bên cạnh đó, việc được cấp Giấy chứng nhận hệ thống
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào năm 2009 cũng đã giúp cho mọi
hoạt động của HOSE bao gồm hoạt động đấu giá, giao dịch, niêm yết và giám sát… được
vận hành và kiểm soát chặt chẽ với một quy trình thống nhất.
Giai đoạn 2012 – 2013, đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 vào tháng 02/2012, lần đầu
tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển
nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn những diễn biến của thị trường. Năm 2013, trở
thành thành viên chính thức với các điều kiện gắt gao của Liên đoàn các Sở Giao dịch
Chứng khốn thế giới (WFE).

Giai đoạn 2014 – 2015, Tịa nhà làm việc Exchange Tower chính thức được khai trương
vào ngày 26/7/2014. HOSE đã cho ra mắt Bộ chỉ số HOSE-Index bao gồm: chỉ số
VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Một sản phẩm tiên tiến khác của thế giới
cũng đã được chính thức triển khai và giao dịch trên HOSE vào tháng 10/2014, đó là sản
phẩm ETF. Sự có mặt của sản phẩm này đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị
trường, cung cấp thêm công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.
Giai đoạn 2016 – 2017, ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa HNX và HOSE,
VSD nhằm trao đổi chuyên môn, tăng cường hợp tác để thực hiện các mục tiêu chiến lược
đề ra của thị trường chứng khoán (TTCK) và vận hành chỉ số chung VNX Allshare.
Giai đoạn 2018 – 2019, HOSE cho ra mắt bộ chỉ số mới Vietnam Diamond Index (VN
Diamond), Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin Select) làm tiền đề cho sự ra
đời của các quỹ ETF, qua đó giải quyết bài toán tại các doanh nghiệp đã hết room ngoại.
2.3. Các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí tại các sàn giao dịch chứng khoán tại
Việt Nam
Sau đây là các loại lệnh giao dịch và quy chế xử lí tại ba sàn giao dịch chứng khoán tại
Việt Nam: HNX, HOSE

12


2.3.1. Các loại lệnh giao dịch
Sàn Giao
dịch

HNX

HOSE

Các lệnh
áp dụng


- Lệnh giới hạn
(LO)

- Lệnh giới hạn (LO)

- Lệnh thị trường
(MP):

- Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa
(ATO)

- Lệnh thị trường (MP)

+Lệnh thị trường giới - Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa
hạn (MTL)
(ATC)
+Lệnh thị trường
khớp tồn bộ hoặc hủy
(MOK)
+ Lệnh thị trường
khớp và hủy (MAK)
- Lệnh giao dịch tại
mức giá đóng cửa
(ATC)
- Lệnh giao dịch
khớp lệnh sau giờ
(PLO)
2.3.2. Thời gian giao dịch
• Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội (HNX): Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức

giao dịch chứng khoán từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần,
trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định
Thời gian
9h00 - 14h30
(Thời gian nghỉ từ
11h30 - 13h00)

13

Phiên giao dịch

Loại lệnh sử dụng

Phiên khớp lệnh liên tục

- Lệnh giới hạn (LO)
- 03 loại lệnh trên thị trường
(MAK, MOK và MTL)

14h30 - 14h45

Phiên khớp lệnh định kỳ đóng
cửa

- Lệnh giới hạn (LO)
- Lệnh ATC

14h45 - 15h00

Phiên Khớp lệnh sau giờ


- Lệnh PLO


* Giao dịch thỏa thuận được thực hiện từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)
* Giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức KLLT (chỉ được phép đặt lệnh LO)
và thỏa thuận

• Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HOSE): Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ
Chí Minh tổ chức giao dịch chứng khốn từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều, từ thứ Hai đến
thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định
Phiên

Phương thức giao dịch

Loại lệnh sử dụng

Giờ giao dịch

Khớp lệnh định kỳ mở cửa

Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh ATO

09h00’- 09h15’

Khớp lệnh liên tục I

Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh thị trường (MP)


09h15’- 11h30’

Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

Phiên sáng

Giao dịch thỏa thuận

09h00’ - 11h30’

Nghỉ

Phiên chiều

11h30’ - 13h00’
Khớp lệnh liên tục II

Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh thị trường (MP)

13h00’ - 14h30’

Khớp lệnh định kỳ đóng
cửa

Lệnh giới hạn (LO)
Lệnh ATC

14h30’ - 14h45’


Giao dịch thỏa thuận

13h00’ - 15h00’

Giao dịch thỏa thuận

09h00’ - 11h30’

Trái phiếu
Phiên sáng
Nghỉ
Phiên chiều

11h30’ - 13h00’
Giao dịch thỏa thuận

Thị trường đóng cửa

14

13h00’ - 15h00’
15h00’


• Sàn Giao dịch Chứng khoán UPCoM
Phiên

Phương Thức Giao Dịch


Lệnh sử dụng

Giờ Giao Dịch

Phiên sáng

Khớp lệnh liên tục I

Lệnh giới hạn (LO)

9h00 – 11h30

Khớp lệnh thỏa thuận

Được hủy/ sửa lệnh

Nghỉ giữa phiên
Phiên chiều

11h30 – 13h00

Khớp lệnh liên tục II

Lệnh giới hạn (LO)

Khớp lệnh thỏa thuận

Được hủy/ sửa lệnh

13h00 – 15h00


2.3.3. Nguyên tắc khớp lệnh
Cả ba sàn giao dịch chứng khoán HNX, HOSE và UPCoM đều áp dụng nguyên tắc
khớp lệnh ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. Cụ thể:
-

Ưu tiên về giá:

+ Đối với các loại lệnh khác nhau được thực hiện theo thứ tự: Lệnh thị trường, lệnh
ATO, lệnh ATC được ưu tiên thực hiện trước lệnh giới hạn.
+ Đối với lệnh giới hạn, được thực hiện theo thứ tự uu tiên về giá: Lệnh mua có mức
giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước, lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực
hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì
lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
2.3.4. Phương thức khớp lệnh
Sàn giao dịch
Phương thức khớp lệnh

HNX
+ Phương thức khớp lệnh liên
tục
+ Phương thức khớp lệnh định
kỳ
+ Phương thức khớp lệnh thỏa
thuận

HOSE
+ Phương thức khớp
lệnh liên tục

+ Phương thức khớp
lệnh định kỳ
+ Phương thức khớp
lệnh thỏa thuận

2.3.5. Sửa, hủy lệnh giao dịch
2.3.5.1. Sửa, hủy lệnh giao dịch tại HNX
Việc sửa lệnh giao dịch thỏa thuận phải tuân thủ Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa
thuận do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành. Cụ thể:
Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch.
Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
+ Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng
15


+ Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao
dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
Trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC): khơng được phép sửa,
hủy các lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục
sang) (theo Thơng tư 203/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/7/2016)
Trong phiên khớp lệnh sau giờ (PLO): không được phép sửa, hủy các lệnh PLO (theo
Quyết định số 653/QĐ-SGDHN có hiệu lực từ ngày 5/11/2018)
Sau khi kết thúc giao dịch, nếu thành viên phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn, sai sót
trong q trình nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, thành viên phải báo
cáo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về lỗi giao dịch và chịu trách nhiệm giải quyết với
nhà đầu tư về lỗi giao dịch của mình.
2.4.5.2. Sửa, hủy lệnh giao dịch tại HOSE
- Trong thời gian khớp lệnh định kỳ: Khách hàng không được hủy lệnh giao dịch đã
đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và khớp lệnh định kỳ xác định giá
đóng cửa (bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang)

- Trong thời gian khớp lệnh liên tục: Khách hàng có thể yêu cầu nhân viên mơi giới
hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần cịn lại của lệnh chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc
phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.
- Giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ. Trong
trường hợp nhập sai giao dịch thỏa thuận, Thành viên được phép sửa giao dịch thỏa thuận
theo quy trình sửa lệnh giao dịch do SGDCK TP.HCM ban hành.
2.3.6. Giao dịch của nhà đầu tư
2.3.6.1. Giao dịch của nhà đầu tư tại HNX
Nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khốn
Hà Nội theo quy định tại Thơng tư số 203/2015/TT-BTC. Trong đó, khối lượng cổ phiếu
nhà đầu tư nước ngồi cịn được phép mua được tính tốn theo ngun tắc sau:
- Đối với giao dịch khớp lệnh:
• Khối lượng cổ phiếu mua của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối lượng được phép
mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng cổ phiếu bán của nhà đầu tư nước
ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu được phép mua ngay sau khi kết thúc việc
thanh tốn giao dịch.
• Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực
hiện sẽ không được khớp nếu khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài được phép mua
đã hết và lệnh mua được nhập tiếp vào hệ thống giao dịch sẽ không được chấp nhận.
- Đối với giao dịch thỏa thuận:
• Khối lượng cổ phiếu cịn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được giảm xuống
ngay sau khi giao dịch thỏa thuận được thực hiện nếu giao dịch đó là giữa một nhà đầu tư
16


nước ngoài mua với một nhà đầu tư trong nước bán.
• Khối lượng cổ phiếu cịn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tăng lên
ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện
giữa một nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước mua.
• Khối lượng cổ phiếu cịn được phép mua của nhà đầu tư nước ngồi sẽ khơng thay đổi

nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau. Hệ
thống cho phép giao dịch thỏa thuận giữa hai nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện kể cả
trong trường hợp khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn hơn khối lượng còn được phép mua
của nhà đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh đó, các ký hiệu lệnh giao dịch của các loại nhà đầu tư đối với lệnh nhập vào
hệ thống giao dịch bao gồm
Loại nhà đầu tư

Ký hiệu lệnh

Thành viên giao dịch tự doanh

P

Nhà đầu tư trong nước lưu ký tại thành viên giao dịch

C

Nhà đầu tư nước ngoài lưu ký tại thành viên giao dịch, tổ chức lưu
ký trong nước hoặc tổ chức lưu ký nước ngoài; Tổ chức lưu ký nước F
ngoài tự doanh
Nhà đầu tư trong nước lưu ký tại tổ chức lưu ký trong nước hoặc tại
M
tổ chức lưu ký nước ngoài; Tổ chức lưu ký trong nước tự doanh
2.4.6.2. Giao dịch của nhà đầu tư tại HOSE
- Giao dịch chứng khốn của nhà đầu tư
• Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán và thực hiện giao dịch chứng khoán hoặc
ủy quyền giao dịch chứng khoán phải tuân thủ theo Thơng tư 203/2015/TT-BTC ngày
21/12/2015 của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành.
• Việc chuyển nhượng chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP.HCM phải thực hiện qua hệ

thống giao dịch của SGDCK TP.HCM. Các trường hợp chuyển nhượng thực hiện thông
qua TTLKCK phải công bố thông tin trên SGDCK TP.HCM theo các quy định hiện hành.
- Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngồi:
 Hệ thống giao dịch kiểm sốt và cơng bố khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của
nhà đầu tư nước ngồi cịn được phép mua theo ngun tắc:
+ Trong thời gian giao dịch khớp lệnh:
• Khối lượng mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước ngồi được trừ vào
khối lượng cịn được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện;
• Khối lượng bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước ngồi được cộng vào
khối lượng cịn được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch;
• Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước
ngồi chưa được thực hiện sẽ tự động bị hủy nếu khối lượng còn được phép mua đã hết và
17


lệnh mua được nhập tiếp vào hệ thống giao dịch sẽ không được chấp nhận.
+ Trong thời gian giao dịch thỏa thuận:
• Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng cịn được phép mua của nhà đầu tư nước ngồi
sẽ được giảm xuống ngay sau khi giao dịch thỏa thuận được thực hiện nếu giao dịch đó là
giữa một nhà đầu tư nước ngoài mua với một nhà đầu tư trong nước bán;
• Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng cịn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài
sẽ được tăng lên ngay sau khi kết thúc việc thanh tốn giao dịch nếu giao dịch đó là giữa
một nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước mua;
• Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng cịn được phép mua của nhà đầu tư nước ngồi
sẽ khơng thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài
với nhau. Hệ thống cho phép giao dịch thỏa thuận giữa hai nhà đầu tư nước ngoài được
thực hiện kể cả trong trường hợp khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn hơn khối lượng còn
được phép mua của nhà đầu tư nước ngồi.
 Hệ thống giao dịch hiển thị thơng tin chào mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ đóng theo ngun tắc như sau:

• Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng mua của toàn thị trường tại
từng mức giá, từ mức giá có thứ tự ưu tiên cao nhất đến mức giá có thứ tự ưu tiên thấp nhất,
cho đến khi bằng khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngồi.
• Các lệnh mua cịn lại của nhà đầu tư nước ngồi khơng được hiển thị vẫn nằm chờ trên sổ
lệnh và sẽ tự động bị hủy khi khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngồi
đã hết.
• Hệ thống giao dịch cập nhật thông tin chào mua của nhà đầu tư nước ngoài và điều chỉnh
việc hiển thị mỗi khi lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được nhập vào hệ thống hoặc bị
hủy bỏ.
• Nhà đầu tư nước ngồi phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến giao
dịch chứng khốn.
• TTLKCK tính tốn và cung cấp cho SGDCK TP.HCM khối lượng chứng khoán của nhà
đầu tư nước ngồi cịn được phép mua trong mỗi ngày giao dịch theo các quy trình và
thỏa thuận làm việc giữa hai cơ quan.
Ký hiệu lệnh giao dịch
Ký hiệu lệnh

Loại khách hàng

P

- Thành viên (là cơng ty chứng khốn trong nước) tự doanh.

C

- Nhà đầu tư trong nước lưu ký tại Thành viên.

F

- Nhà đầu tư nước ngoài lưu ký tại Thành viên, tổ chức lưu ký

trong nước hoặc tổ chức lưu ký nước ngoài;
- Tổ chức lưu ký nước ngồi tự doanh;
- Thành viên (là cơng ty chứng khốn nước ngồi) tự doanh.

M

18

- Nhà đầu tư trong nước lưu ký tại tổ chức lưu ký trong nước


hoặc tại tổ chức lưu ký nước ngoài;
- Tổ chức lưu ký trong nước tự doanh.

2.4.thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán việt nam hiện nay .
2.4.1.Thành tựu thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động từ năm 2000, đến nay, sau hơn
20 năm hoạt động đã trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Quy
mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 2,9 triệu
đồng, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 2000 - 2010, đóng góp bình qn 19,5% tổng mức
đầu tư tồn xã hội [1], góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân
đối, bền vững hơn.
Thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng về mặt hàng hóa giao dịch. Trên thị trường
cổ phiếu hiện có hơn 1.000 cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch (tính đến cuối năm
2020 có 745 cổ phiếu niêm yết và 910 cổ phiếu đăng ký giao dịch)[1], bao gồm đa dạng
các cổ phiếu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đặc biệt, q trình cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn gắn với niêm yết trên thị trường chứng
khoán đã tạo ra một lượng hàng hóa có chất lượng trên thị trường. Tổng giá trị vốn hóa thị
trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu cuối năm 2020 ước đạt khoảng 131,95%
GDP, chiếm tỷ trọng 47% tổng tài sản hệ thống tài chính. Tính đến cuối năm 2020, vốn

hóa thị trường đạt 64,1% GDP, gấp 7,3 lần so với năm 2010 [1].
Thị trường chứng khốn Việt Nam đã khơng ngừng hồn thiện về cấu trúc thơng qua
việc hình thành các khu vực thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị
trường chứng khoán phái sinh. Dù mới thành lập trong thời gian ngắn, nhưng thị trường
chứng khoán phái sinh đã phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng giao dịch bình
qn đạt 3,3 lần/năm, cung cấp thêm các cơng cụ đầu tư và quản lý rủi ro hữu hiệu.
Thị trường trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy
động vốn quan trọng cho nền kinh tế, với quy mô huy động vốn qua thị trường chứng
khoán (TTCK) giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng, gấp gần 10 lần so với giai
đoạn 2000 - 2010, đóng góp bình qn 19,5% tổng vốn đầu tư tồn xã hội, góp phần cơ
cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Tính đến cuối năm
2020, vốn hóa thị trường đạt 84,1% GDP, gấp 7,3 lần so với năm 2010,…
Hoạt động của thị TTCK ngày càng được công khai, minh bạch, phù hợp với các tiêu
chuẩn và thông lệ về quản trị công ty, năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và thực thi của
các cơ quan quản lý nhà nước được tăng cường. Họat động quản lý và giám sát ln lấy
việc ổn định, an tồn của thị trường và quyền lợi của công chúng đầu tư làm trung tâm.
Các chính sách quản lý TTCK đã thực hiện được mục tiêu tăng cường tính cơng khai,
minh bạch thông tin,…

19


2.4.2. Hạn chế các lệnh và quy chế xử lý lệnh tại các sàn chứng khốn tại Việt Nam
- Tình trạng nghẽn lệnh xảy ra càng nhiều:
• Từ cuối năm 2020 tới nay, sàn HOSE vẫn đang loay hoay với sự cố nghẽn lệnh đồng
nghĩa với việc VN-Index gặp khó khăn tại ngưỡng 1.200 điểm. Ngược lại, chỉ số HNXIndex liên tục tăng mạnh qua đó lên ngưỡng 275 điểm (tương đương gần 40% so với cuối
năm 2020). Thêm vào đó, thanh khoản cùng giá trị giao dịch của HNX cũng đang cho
thấy sự tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 nhất là từ
tháng 11/2020 tới nay. Việc nghẽn lệnh trên HOSE kéo dài trong suốt những tháng qua có
lẽ khơng chỉ tác động đến tâm lý và quyết định rút vốn của các nhà đầu tư nước ngồi mà

cịn trực tiếp thúc đẩy nhiều nhà đầu tư chạy sang sàn HNX hoặc UpCOM để tạm trú
trong giai đoạn hiện nay nhất là khi cơ hội sinh lời của 2 sàn này từ trước đến nay cũng
hấp dẫn hơn với biên độ giao dịch cao hơn HOSE.
• Bên cạnh các yếu tố về số lượng mã, tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết, vốn hóa hay các
mã lớn,... bất lợi của sàn HNX là việc thiếu đi sự lựa chọn cổ phiếu cơ bản, thanh khoản
cao. Ngoài ra cũng hạn chế phân khúc nhà đầu tư bởi nhà đầu tư có quy mơ vốn trung
bình từ 500 triệu đến dưới 3 tỷ đồng sẽ khó “mua hàng” nếu lựa chọn HNX. Trong thời
gian qua, trước sự quá tải của HOSE có nhiều doanh nghiệp đã “xung phong” chuyển
giao dịch sang HNX để giảm bớt gánh nặng song đây đều là những mã có thanh khoản ở
mức thấp, khơng đáng kể và khơng có sức ảnh hưởng đến chỉ số.
-

Tồn tại nhiều sự cố “ sập sàn”:

• Sự cố “sập sàn” HOSE ngày 22/01/2018 xác định là từ phần mềm khớp lệnh
• Sự cố “sập sàn” HOSE ngày 9/6/2020: Đây là loại sự cố hệ thống giao dịch không thể
khớp lệnh trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa ảnh hưởng đến tất cả các
lệnh giao dịch tại đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đối với tồn bộ
các mã chứng khốn niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
- Nhiều đối tượng lợi dụng đặc điểm của các loại lệnh mua bán chứng khoán để thao
túng thị trường. Bằng một số cách như:
• Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng
với nhau giao dịch mua, bán chứng khốn mà khơng dẫn đến chuyển nhượng thực sự
quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm
tạo giá chứng khốn, cung cầu giả tạo;
• Liên tục mua hoặc bán chứng khốn với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc
đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng
khốn đó trên thị trường;
• Giao dịch chứng khốn bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua,
bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá

chứng khoán

20


CHƯƠNG III/ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá về thực trạng các lệnh và quy chế xử lý lệnh tại các sàn chứng khoán
tại Việt Nam
3.1.1. Đánh giá mức độ, chất lượng sử dụng lệnh







- Mỗi loại lệnh sẽ có ưu và nhược điểm riêng, việc thành cơng trong thị trường
chứng khốn cịn phụ thuộc nhiều vào khả năng tính tốn, tư duy của nhà đầu tư. Nhiều
nhà đầu tư đã thu được lợi vơ cùng lớn từ hình thức đầu cơ này.
- Các lệnh thường được áp dụng trong 2 sàn HOSE, HNX là lệnh ATO, lệnh thị
trường MP, lệnh LO,… vì các ưu điểm như:
Cơng cụ hữu hiệu có thể được sử dụng để nâng cao doanh số giao dịch trên thị trường,
tăng cường tính thanh khoản của thị trường.
Thuận tiện cho người đầu tư vì họ chỉ cần ra khối lượng giao dịch mà không cần chỉ ra
mức giá giao dịch cụ thể và lệnh thị trường được ưu tiên thực hiện trước so với các loại
lệnh giao dịch khác.
Nhà đầu tư cũng như công ty chứng khốn sẽ tiết kiệm được các chi phí do ít gặp phải sai
sót hoặc khơng phải sửa lệnh, huỷ lệnh.
Khách hàng có thể có cơ may mua hoặc bán một loại chứng khốn nào đó với giá tốt hơn
giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh.

Giúp nhà đầu tư dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch được thực hiện.
- Đối với các sàn như HOSE và HNX, thì có nhiều lệnh để bạn có thể đặt như các
lệnh thị trường (ATC, OTC, MP…). Nhưng ở sàn Upcom chỉ có 1 lệnh đặt duy nhất đó là
lệnh LO. Lệnh LO có giá cố định: tức bạn muốn mua giá cổ phiếu bao nhiêu thì đặt ra giá
bấy nhiêu trong phạm vi giá sàn và giá trần.
3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lệnh và quy chế xử lý lệnh tại các
sàn chứng khoán tại Việt Nam
- Đối với sàn HOSE một trong những sàn trong tình trạng tắc nghẽn mạng, nên có một
số hình thức khắc phục:

• Chuyển giao dịch cổ phiếu niêm yết từ HOSE sang HNX: Khi chuyển giao dịch cổ phiếu
niêm yết từ HOSE sang HNX, cổ phiếu này sẽ tạm thời được đưa ra khỏi bộ chỉ số của
HOSE trong thời gian chuyển sang giao dịch tại HNX. Do vậy, việc tăng giảm giá của các
cổ phiếu chuyển sàn sẽ không được phản ánh và tác động đến các bộ chỉ số của HOSE,
nhất là chỉ số VN-Index.
• Về phương pháp nâng bước giá trên sàn, ngày nay đơn vị yết giá của các cổ phiếu có thị
giá dưới 10.000 đồng trên sàn HOSE là 10 đồng, từ 10.000 – 49.950 đồng là 50 đồng và
trên 50.000 đồng/cp là 100 đồng. Nhiều ý kiến cho rằng nên nâng đơn vị yết giá lần lượt
thành 100,500 và 1.000 đồng để giảm các lệnh “bắn tỉa” từ robot.
• Với phương pháp không cho huỷ, sửa lệnh trong phiên, nếu ngưng cho phép đặt lệnh huỷ,
sửa thì thanh khoản HoSE sẽ được cải thiện 30%. Giải pháp này có thể thực hiện ngay mà
không cần phải can thiệp kỹ thuật. Tuy nhiên phương pháp này vấp phải sự phản đối kịch
21


liệt trong bối cảnh thị trường biến động mạnh như ngày nay, điều này sẽ gây rủi ro khá
lớn cho các nhà đầu tư.
- Tăng mức xử phạt với các hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
- Cấm sửa, hủy lệnh tại phiên định kỳ đóng cửa: Theo Quy chế trước đây, Nhà đầu tư
được sửa, hủy lệnh giao dịch còn hiệu lực trước 5 phút cuối cùng của phiên khớp lệnh

định kỳ đóng cửa. Tuy nhiên, Quy chế giao dịch mới không cho phép nhà đầu tư sửa, hủy
lệnh đã đặt tại phiên khớp lệnh đóng cửa, kể cả lệnh đã được đặt từ phiên khớp lệnh liên
tục trước đó.Theo đại diện HNX, quy định mới này nhằm hạn chế nhà đầu tư thực hiện
các biện pháp thao túng giá tại phiên khớp lệnh đóng cửa đồng thời thống nhất với quy
định trên toàn thị trường về sửa, hủy lệnh tại phiên này.
- Bổ sung tính năng cho phép đặt đồng thời các lệnh giao dịch đối ứng đối với cùng
một mã chứng khoán trong phiên khớp lệnh liên tục khi tài khoản giao dịch chứng khoán
đáp ứng được yêu cầu về tiền hay chứng khoán của các lệnh trên.

22


KẾT LUẬN
1. Về lý luận
- Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của nhà đầu tư đối với
người mơi giới. Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư và người môi giới phải
được quy định rõ và phải tôn trọng. Lệnh là một cam kết không hủy bỏ trong thời hạn của
lệnh, trừ khi nhả đầu tư yêu cầu hủy bỏ và được cơng ty chứng khốn chấp thuận.
- Các lệnh giao dịch gồm: Lệnh giới hạn (LO), lệnh thị trường (MP), lệnh giao dịch
mở cửa (ATO), lệnh giao dịch đóng cửa (ATC) và lệnh dừng (SO).
2. Về thực tiễn
- Ba sàn giao dịch chứng khoán tiêu biểu tại Việt Nam là HNX, HOSE và UPCoM
đã và đang thể hiện vị trí “mũi nhọn” trong việc góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước
của ngành chứng khoán.
- Các lệnh và quy chế xử lý tại các sàn giao dịch trên có sự giống nhau và khác nhau
nhất định để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các chủ thể hoạt động tại sàn giao
dịch.
- Với sự hoàn thiện về hành lang pháp lý cũng như các chính sách nhằm thúc đẩy
tính lành mạnh, cơng bằng trong giao dịch chứng khốn từ phía Chính phủ, HNX, HOSE
và UPCoM sẽ ngày càng hoàn thiện hơn trong việc sử dụng các lệnh và quy chế xử lý

lệnh, hướng tới việc đưa vị thế của ngành chứng khoán trong nền kinh tế lên cao hơn nữa.

23



×