Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận thông tin đối ngoại: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC TỪ 2013 ĐẾN NAY TẠI TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 35 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÝ TRIỆU QUẾ GIANG

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ
DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC
TỪ 2013 ĐẾN NAY TẠI TỈNH CAO BẰNG

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS Đỗ Thị Hùng Thuý

Hà Nội, tháng 5 – năm 2019


MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1
1.1
1.1.1
1.1.2
..
1.2
..
Chương 2
..
Kết luận




MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.

Trong thời kì cơng hiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế tồn cầu hiện
nay, Đảng và nhà nước khơng chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế - văn hố mà cịn
quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè
quốc tế. Hơn nữa, không chỉ riêng Việt Nam mà ngay cả với các nước phát triển
trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch không
chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành
dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, mà còn thúc đẩy hịa bình, giao lưu văn hóa. Trong
bối cảnh đó, Việt Nam đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để biến du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhận thấy những thay đối và
hướng đi của đất nước cũng như thế giới, địa phương Cao Bằng cũng đã và đang
chú trọng phát triển mô hình quảng bá thác Bản Giốc – danh lam thắng cảnh của
tỉnh. Với niềm tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất lịch sử cách mạng Cao Bằng,
tôi chọn đề tài: “Quảng bá du lịch thác Bản Giốc từ 2013 đến nay tại tỉnh Cao
Bằng”.
Thứ nhất, đề tài nằm trong nội dung cơ bản của thông tin đối ngoại là: quảng bá
hình ảnh đất nước con người, lịch sử, văn hoá của Việt Nam. Đặc biệt là đối tượng
nghiên cứu được chọn ở đây là đối tượng đặc biệt cần quan tâm trong công tác
thông tin đối ngoại – Khu du lịch thác Bản Giốc là trọng điểm du lịch của tỉnh Cao
Bằng và của Quốc gia, công viên địa chất tồn cầu UNESCO. Đây là cơng viên địa
chất tồn cầu thứ hai ở Việt Nam sau Cơng viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hơn nữa, với đặc thù nằm trên khu vực biên giới giáp
Trung Quốc, thác Bản Giốc còn mang ý nghĩa trong hoạt động đối ngoại và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ. Phát triển du lịch thác Bản Giốc sẽ góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phịng.
Thứ hai, lí do tơi chọn mốc thời gian 2013 là vì theo Quyết định số 2284/QĐ-TTg
ngày 26/11, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây
dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác
Bản Giốc nhằm mục tiêu phát triển du lịch của Quốc gia và tỉnh Cao Bằng. Từ thời
điểm này địa phương đã bắt đầu đẩy mạnh hơn công tác xây dựng, phát triển cũng
như quảng bá du lịch thác Bản Giốc đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Thứ ba, hiện nay truyền thông đại chúng là hoạt động quan trọng, phổ biến.
“Truyền thơng đại chúng có vai trị to lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước
với thế giới… Cũng chính là truyền thơng đại chúng mở ra cho người dân trong


nước cơ hội tiếp cận, hiểu biết về thế giới xung quanh, về những sự kiện đang diễn
ra từng ngày, từng giờ...”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là trình bày, phân tích, xem xét, đánh giá tổng kết hoạt
động thực tiễn quảng bá danh thắng thác Bản Giốc. Qua đó, đề xuất giải pháp khắc
phục hạn chế, phát huy ưu điểm của hoạt động quảng bá du lịch thác Bản Giốc nói
riêng và hoạt động thơng tin đối ngoại tỉnh Cao Bằng nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: Một là, tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quảng bá du lịch thác Bản Giốc từ 2013 đến nay. Hai là, nêu ra thực trạng công
tác quảng bá thác Bản Giốc của thông tin đối ngoại tỉnh Cao Bằng.
Nội dung nghiên cứu
Thứ nhất, một số vấn đề liên quan đến quảng bá thác Bản Giốc.
Thứ hai,thực trạng, nguyên nhân trong công tác quảng bá thác Bản Giốc.
Thứ ba, một số kinh nghiệm trong công tác quảng bá thác Bản Giốc.

CHƯƠNG 1

1.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC
Ở CAO BẰNG TỪ NĂM 2013 ĐẾN NAY
Một số khái niệm cơ bản
1.1.
Khái niệm thác bản Giốc
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng
Trung: 德德德德德), là một nhóm thác nước nằm trên sơng Qy Sơn tại biên
giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần
thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt
Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đơng
của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên,
trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả.


Thác Bản Giốc nhìn từ Trung Quốc, bên trái là thác phụ, bên phải là thác chính
Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là
thác phụ vì lượng nước khơng lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên
biên giới Việt Trung.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một
đường biên giới giữa các quốc gia (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác
Victoria nằm giữa Zambia - Zimbabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ).
Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã thì thác Bản Giốc là thác xuyên quốc gia lớn thứ hai
trên thế giới. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Du lịch
Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, từng được Tạp chí Địa lý Quốc
gia Trung Quốc bình chọn là một trong sáu thác nước đẹp nhất Trung Quốc vào
năm 2005.
Ngoài ra, Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đã

đánh giá thác Bản Giốc là một trong mười thác nước đẹp nhất Trung Quốc. Thác
Bản Giốc cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp
ảnh đặc sắc. Ngoài giá trị du lịch và nghệ thuật, thác cũng có tiềm năng thủy điện.
Ngồi ra, tại Việt Nam, cũng có nhận định cho rằng thác Bản Giốc là thác nước
đẹp nhất của quốc gia. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của tỉnh


Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, cịn
phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người.
Thắng cảnh văn hóa
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên
cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng.
Tháng 06/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi cơng tại núi Phia
Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản
Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ... được xây dựng theo
phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam. Tại đây cịn có đền thờ vị
anh hùng Nùng Trí Cao - một nhân vật, biểu tượng Văn hố thế kỷ XI tại Cao
Bằng.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm (ảnh tienphongtravel)
Thuỷ lưu


Thác Bản Giốc nằm trên dịng chảy của sơng Qy Sơn sông này bắt nguồn từ
Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò
Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh.
Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua
hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây
dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hồn tồn thuộc về Việt Nam, phần thác
chính chia đơi.

Vấn đề chủ quyền
Có dư luận cho rằng tồn bộ hai phần thác Bản Giốc vốn thuộc về Việt Nam và đã
bị mất cho Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng khẳng định
rằng thơng tin đó hồn tồn khơng có cơ sở, rằng Cơng ước Pháp-Thanh 1887 và
Hiệp định 1999 đều quy định đường biên giới khu vực này chạy theo trung tuyến
dịng chảy sơng Quế Sơn (Quây Sơn), lên thác và tới mốc 53 phía trên.
Nghĩa là, phần thác phụ hồn tồn nằm bên phía Việt Nam, phần thác chính có một
phần thuộc Trung Quốc.


Bức ảnh chụp lại buổi trao bản đồ đường biên giới chủ trương giữa 2 đoàn Việt
Nam - Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Cơng Trục (bên phải) đại diện đồn Việt Nam. Sự
kiện diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 27/6/1994 tại phòng họp lớn tầng 4 khách sạn
Hoa Phượng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh do ông Nguyễn Hiền
Nhân chụp lại.
Trong Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi
rõ "Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dịng sơng
cho đến thác Ta Tung". Do cùng căn cứ vào lời văn mô tả này nên khi vẽ đường
biên giới chủ trương Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dịng
sơng Qy Sơn đến chính giữa ngọn thác chính. Hai bên chỉ tranh chấp ở phần
phía trên đỉnh thác, nơi có hai dịng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò Thoong) mà cả
Việt Nam lẫn Trung Quốc đều muốn nhận là lãnh thổ của mình. Ngun nhân tranh
chấp là do trong Cơng ước Pháp Thanh 1887 và 1895, cùng những biên bản bản đồ
kèm theo không mô tả cụ thể khu vực này. Cuối cùng, năm 2008, Việt Nam và
Trung Quốc đồng ý đường biên giới từ mốc 53 cũ đi qua cồn Pò Thoong, rồi đi tiếp
đến chính giữa mặt thác chính của thác Bản Giốc, sau đó đi theo trung tuyến của


dịng chảy chính của sơng Qy Sơn. Như vậy, 1/2 thác chính của Bản Giốc cùng
tồn bộ phần thác phụ và một 1/4 cồn Pò Thoong thuộc về Việt Nam, trong khi nếu

theo ngun tắc quốc tế thì tồn bộ cồn này phải thuộc về Trung Quốc vì dịng
chảy chính nằm về phía Việt Nam.

TS Trần Cơng Trục và một người dân địa phương bên cột mốc Việt Trung từ thời
Pháp – Thanh để lại
Nhiều người nghi ngờ Việt Nam nhường thác cho Trung Quốc đã viện dẫn các tư
liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao
công bố vào những năm 1970 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của


Việt Nam. Nhưng những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công
ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc
lấy làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới

TS Trần Công Trục (người đứng gần cột mốc nhất) trong buổi lễ khánh thành cột
mốc biên giới (ảnh st)

Bộ Thông tin Truyền thông đã sớm khánh thành Cụm thông tin truyền thông đối
ngoại ở khu vực thác Bản Giốc vừa qua là một sự đóng góp rất có ý nghĩa của Việt
Nam nhằm triển khai thỏa thuận có giá trị thực tiễn và rất có ý nghĩa pháp lý, ý
nghĩa chính trị có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đồng thời cũng là kênh thơng tin để
giải thích về ngun tắc đường biên giới trên sông suối là đường biên giới mềm, 2
bên có thể qua lại sử dụng chung dịng nước đó.

Một số vấn đề truyền thông
Ngày 22/2/2011 báo Lao động đăng bài "Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ
giới", ca ngợi vẻ đẹp của thác Bản Giốc, nhưng nói đây là "cảnh quan thiên nhiên"


của Trung Quốc, nằm ở "thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây,

Trung Quốc".
Ngày 26/2/2011, Ban Tuyên giáo Trung ương có cơng văn đề nghị cơ quan chủ
quản báo Lao động kiểm điểm, xử lý người sai phạm trong vụ việc trên.

1.2.

Khái niệm truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng được hiểu chung là một q trình có định hướng nhằm
truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng các
phương tiện truyền thơng đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra.
Truyền thông là một hiện tượng xã hội, một dạng hoạt động đặc thù của con người.
Đó là một q trình trao đổi thơng điệp giữa các thành viên hay các nhóm người
trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao nhận thức, thay đổi thái
độ, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hố đời sống thực tiễn. Các dạng thức
của truyền thông mang tính chất đa chiều và xác lập mối quan hệ mang tính bình
đẳng.
Xã hội phát triển khiến nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin của con người tăng.
Điều này đặt ra yêu cầu trao đổi thông tin một cách đầy đủ, chính xác, nhanh
chóng trên phạm vi rộng lớn hơn. Từ đây, xuất hiện và phát triển một dạng thức
truyền thông gián tiếp với sự hỗ trợ của phương tiện – truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng ra đời với tư cách là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để đáp ứng yêu cầu thông tin
của đông đảo quần chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng hay các
phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện được sử dụng để truyền đạt
thông tin một cách đại chúng, rộng rãi, tức là có khả năng đưa thơng tin tới đối
tượng đại chúng mục tiêu.
Truyền thông đại chúng được chia thành nhiều loại hình gồm: sách, báo in, điện
ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet, băng đĩa hình và âm thanh,…
Với phạm vi hoạt động rộng, có thể gây ảnh hưởng vượt ra khỏi khuôn khổ quốc

gia, dân tộc, ảnh hưởng đến cả khu vực và toàn cầu, truyền thơng đại chúng ngày
càng tỏ rõ vai trị to lớn của mình. Bất cứ một sản phẩm truyền thơng đại chúng
nào cũng có thể gây ảnh hưởng, tác động đến nhiều bình diện của cuộc sống. Trước
đây việc quảng bá hình ảnh cá nhân hay bất kỳ sự kiện nào là việc hết sức khó


khăn nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện nay, công việc ấy
được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng và vơ cùng hiệu quả.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của truyền thông đại
chúng trong các hoạt động đối ngoại. Trong văn kiện của đại hội IX, Đảng ta đã
nhấn mạnh việc “phát triển phải đi đôi với quản lý tốt hệ thống truyền thông đại
chúng”.
1.3

. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc quảng bá du lịch

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: Phát triển du lịch thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào
nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực. “Nếu mỗi người dân đều
là một đại sứ du lịch, mỗi cơ quan đều có trách nhiệm xúc tiến du lịch thì chắc
chắn cơng tác quảng bá cho Du lịch Việt Nam sẽ thành công, ngành Du lịch Việt
Nam sẽ cất cánh”.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch hiện nay vẫn đòi hỏi cần tăng cường nhận
thức hơn nữa về vai trò của du lịch như một động lực quan trọng để phát triển kinh
tế - xã hội. Từ nhận thức đó, ngành Du lịch sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để có
thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm đóng góp kinh tế
cho sự nghiệp phát triển đất nước.
1.4. Vai trị của truyền thơng trong quảng bá du lịch
Trong thế giới phẳng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, truyền
thông càng khẳng định được vai trị quyền lực mềm của mình mà chúng ta vẫn hay

gọi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng khác với ba
quyền lực trên, truyền thông không phải lúc nào cũng có tác dụng và ảnh hưởng
ngay lập tức mà là q trình thẩm thấu vào nhận thức của cơng chúng để từ đó định
hướng hành vi của các bên. Điều đó có nghĩa truyền thơng cần thời gian.
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, có tính xã hội hóa cao thì vị trí, vai
trị của truyền thông lại càng trở lên quan trọng hơn trong việc quảng bá sản phẩm,
định hướng tiêu dùng và điều chỉnh hành vi của các bên liên quan trong lĩnh vực
du lịch.


Từ thực tế hoạt động du lịch và những vấn đề diễn ra vừa qua, ngành du lịch cần
thiết phải đồng thời triển khai các hoạt động truyền thông vào cả ba lĩnh vực, đó là:
Truyền thơng trong việc quảng bá sức hấp dẫn của điểm đến và sản phẩm, dịch vụ
du lịch cụ thể; Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của những người tham gia
vào việc chuỗi cung cấp các dịch vụ của ngành du lịch, của cộng đồng dân cư tại
điểm đến nhằm tạo ra những nhân lực làm du lịch chuyên nghiệp, cộng đồng dân
cư thân thiện, hiếu khách, tạo ấn tượng, sự thiện cảm và hài lịng cho du khách;
Truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức, tạo dựng hình ảnh du khách Việt văn
minh, lịch sự khi đi du lịch trong và ngoài nước.
Hoạt động truyền thơng, quảng bá rất đa dạng. Xã hội có kênh truyền thơng nào thì
ngành Du lịch có kênh truyền thơng đó và mỗi kênh truyền thơng đều có những tác
dụng nhất định. Chúng ta không nên tập trung thái quá vào một kênh cụ thể nào mà
cần có sự kết hợp đồng bộ bởi mỗi kênh sẽ có những tác dụng khác nhau đến thị
trường, đến du khách. Có những kênh sẽ có tác dụng giới thiệu để biết về điểm
đến, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của điểm đến; có kênh có tác dụng giới thiệu những
dịch vụ hậu cần, phụ trợ, tạo sự yên tâm của điểm đến; có kênh giới thiệu những
sản phẩm dịch vụ cụ thể để du khách dễ dàng tiếp cận; có kênh giới thiệu cảm xúc,
cảm nhận, đánh giá khách quan cộng đồng để tạo nên xu hướng, xu thế và trào lưu
của công chúng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng truyền thông để quảng bá du lịch không

chỉ là câu chuyện của riêng ngành Du lịch. Du lịch không chỉ đơn thuần là một
ngành dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, nguồn thu cho ngân sách
và tạo việc làm cho người lao động trong ngành mà du lịch cịn có một vai trị, ý
nghĩa to lớn trong việc phát triển các ngành kinh tế khác, thúc đẩy giao lưu, quảng
bá văn hóa, tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia dân tộc.
Và ngược lại, bất kỳ hoạt động gì, bất kỳ tiếp xúc nào ra bên ngồi đều có khả
năng thực hiện vai trị truyền thông, quảng bá cho du lịch. Các hành vi ứng xử của
người Việt ra bên ngoài sẽ thể hiện được lòng hiếu khách, sự thân thiện của người
Việt. Các hoạt động quảng bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể thao, các hoạt động
thương mại, ngoại giao… đều làm tăng sự hiểu biết, sức hấp dẫn của điểm đến Việt
Nam một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Do vậy, cần có sự vận động, cần ý thức
nâng cao vai trò của các chủ thể khác nhau trong việc quảng bá hình ảnh đất nước


con người Việt trong việc thu hút du khách. Nếu mỗi người dân đều là một đại sứ
du lịch, mỗi cơ quan đều có trách nhiệm xúc tiến du lịch thì chắc chắn cơng tác
quảng bá cho Du lịch Việt Nam sẽ thành công, ngành Du lịch Việt nam sẽ cất cánh.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
QUẢNG BÁ DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC
TỪ 2013 ĐẾN NAY TẠI TỈNH CAO BẰNG

2.1. Thực trạng tuyên truyền, quảng bá về du lịch thác Bản Giốc ở Cao Bằng
Những năm qua, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Cao Bằng đã bước đầu
được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các cơ quan báo chí đã tập trung tun truyền
các chương trình phát triển du lịch của tỉnh, các loại hình du lịch đang phát triển
trên địa bàn; thông tin đầy đủ cho du khách trong và ngồi nước về những nét đẹp
văn hóa của tỉnh, giới thiệu những làng nghề truyền thống, lễ hội đặc trưng, những
quy định của pháp luật về hoạt động du lịch... các hoạt động xúc tiến du lịch, tour,

tuyến du lịch, hợp tác phát triển du lịch, các hoạt động sự kiện liên quan đều được
tuyên truyền quảng bá một cách kịp thời, thường xuyên; tuyên truyền, quảng bá
giới thiệu về hình ảnh, con người Cao Bằng trên các ấn phẩm với nhiều hình thức
phong phú.
2.1.1. Thành tựu
Báo Cao Bằng mở và duy trì thường xuyên 9 chuyên mục với trên 350 tin, bài,
ảnh, clip... trên các ấn phẩm: Du lịch, Văn hóa, Phát huy và bảo tồn văn hóa
truyền thống, Non nước Cao Bằng, Nét đẹp quê hương, Ẩm thực, Hồ sơ - Tư liệu,
Đất nước - Con người, phóng sự ảnh... Đặc biệt, năm 2017, Báo Cao Bằng mở
chuyên mục Cao Bằng phát triển du lịch bền vững gồm 19 chuyên đề tuyên truyền
tương đối toàn diện về công tác du lịch: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giới
thiệu miền đất giàu truyền thống cách mạng, tập trung xây dựng và quảng bá du
lịch Cao Bằng gồm: du lịch lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng, làng nghề;
du lịch mạo hiểm; các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, các dịch vụ du lịch...


Lãnh đạo Sở Ngoại vụ phát biểu tại Lễ khai trương Cổng thông tin
điện tử
Du lịch thông minh Cao Bằng và Trang thông tin đối ngoại Cao
Bằng
Đài phát thanh - Truyền hình Cao Bằng duy trì chuyên mục “Du lịch qua màn ảnh
nhỏ” phát sóng 02 lần/tuần, thời lượng phát sóng 15 phút vào thứ năm hằng tuần
và phát lại vào các khung giờ khác trong các ngày. Nội dung: Tuyên truyền, quảng
bá du lịch, giới thiệu hình ảnh con người, truyền thống lịch sử, văn hóa Cao Bằng,
các phong tục tập quán thuần hậu của cộng đồng dân tộc, các di tích lịch sử, văn
hóa, các danh lam thắng cảnh khác, các lễ hội văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm
thực, các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc độc đáo trong tỉnh Cao Bằng. Tuyên
truyền định hướng về khôi phục, bảo tồn phát triển và phát huy giá trị nghề thủ
công truyền thống gắn với hoạt động du lịch, quảng bá các sản phẩm từ nghề thủ
công truyền thống,...

Cụm thông tin đối ngoại được triển khai tại Thác Bản Giốc là Cụm thông tin đối
ngoại thứ 2 được triển khai tại các cửa khẩu quốc tế trên tồn quốc. Trước đó năm


2012, Cụm thông tin đối ngoại đầu tiên đã được triển khai tại cửa khẩu Lao Bảo,
Quảng Trị. Điều này giúp Thác Bản Giốc được tăng cường công tác tuyên truyền
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật, chính sách pháp luật của Nhà nước và
đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước với các nước láng giềng, bạn bè quốc tế
và khu vực, thông tin về các lĩnh vực đời sống xã hội, giới thiệu các giá trị văn hóa
truyền thống, về đất nước và con người Việt Nam đến với quần chúng nhân dân ở
vùng sâu vùng xa, bạn bè các nước láng giềng có chung đường biên giới và bạn bè
quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của quần chúng nhân dân
trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia cũng như những giá trị mà
danh thắng thác Bản Giốc ở địa phương mang lại. Cụm Thông tin đối Ngoại tại
thác Bản Giốc có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa thông tin về cơ sở, tuyên
truyền đối ngoại, đảm bảo an ninh biên giới.

Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng Trần Hùng phát biểu tại Lễ khánh thành Cụm thông tin đối
ngoại Thác Bản Giốc.
Một số chương trình tuyên truyền và quảng bá về Cao Bằng được phát sóng trên
kênh truyền hình Trung ương: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với
Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các nội dung xây dựng và phát sóng trên kênh
VTV2 phóng sự giới thiệu văn hóa, du lịch Cao Bằng trong chuyên mục "Đi đâu?


Ăn gì? Bánh ngon Cao Bằng" phát sóng 24 phút vào 21h ngày 31/3/2017, giới
thiệu về các địa danh du lịch nổi tiếng của Cao Bằng như: Thác Bản Giốc, Phia
Oắc, Phia Đén, Khu rừng Trần Hưng Đạo..., quy trình làm các món "bánh cuốn,
bánh khảo, cng phù"; Chương trình tuyên truyền về địa danh du lịch nổi tiếng
Thác Bản Giốc do Biên tập viên nổi tiếng Long Vũ (Đài Truyền hình Việt Nam)

thực hiện phát ngày mùng 1 Tết mậu Tuất 2018; Album ca nhạc của ca sỹ Bích
Phương quay tại Thác Bản Giốc...

Đông đảo ngườ dân và du khách về tham dự lễ hội Thác Bản Giốc 2017
Các hoạt động tun truyền đã góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến, sản phẩm và
dịch vụ du lịch; bảo tồn, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Cao
Bằng, làm cho hình ảnh Cao Bằng trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn, gìn giữ được
những vẻ đẹp, tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc, tạo “sức hút” đối với du
khách đến Cao Bằng; tạo sự chuyển biển về nhận thức trong các cấp, ngành, các
tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vai trị, vị trí của di tích lịch sử, văn hóa, du
lịch - dịch vụ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2.1.2. Tồn tại
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thác Bản Giốc của tỉnh Cao
Bằng cịn nhiều hạn chế. Cơng tác tun truyền của các cơ quan báo chí mới dừng
lại ở mức độ phản ánh, nội dung của một số chuyên mục chưa thực sự phong phú,
chưa lôi cuốn công chúng bạn đọc; chưa có sự phối hợp trong tuyên truyền về du


lịch; chưa có sự trao đổi, gắn kết với các cơ quan báo chí Trung ương và các tỉnh
bạn; chưa khai thác lợi thế của mạng xã hội. Hiện nay, tỉnh đang có một trang
thơng tin điện tử (website) cung cấp các thông tin quảng bá du lịch do Trung tâm
thông tin xúc tiến du lịch Cao Bằng quản lý (địa chỉ: tuy
nhiên thông tin về website này chưa nhiều người biết đến, việc tiếp cận, tìm hiểu
các thơng tin về du lịch Cao Bằng trên website này chưa thật sự thuận tiện, vì khi
người dùng tìm kiếm các thông tin liên quan đến du lịch Cao Bằng (với các từ
khóa phổ biến như: Du lịch Cao Bằng; di tích lịch sử Cao Bằng; danh lam thắng
cảnh Cao Bằng; thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hang Pác Bó, suối Lê Nin,
cổng Trời...) trên cơng cụ tìm kiếm google đều không cho ra địa chỉ liên kết đến
website để cho những người đang quan tâm có thể được cung cấp thơng tin một
cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Thơng tin quảng bá giới thiệu về non nước, văn hóa, con người Cao Bằng cũng đã
được một số cá nhân, doanh nghiệp quan tâm cung cấp trên mạng xã hội, một số
trang mạng xã hội (fanpage facebook) đáng chú ý như:
Tên Fanpage

Followers (người theo dõi)

Cao Bằng

56.941 người theo dõi

Cao Bang today

21.966 người theo dõi

Cao Bằng Discovery

15.341 người theo dõi

Phượt Cao Bằng

9.589 người theo dõi

Cao Bằng quê tôi

8.186 người theo dõi

Cao Bằng quê hương tôi

6.453 người theo dõi


Du Lịch Cao Bằng

3.360 người theo dõi

Tuy vậy thông tin trên những trang mạng xã hội này chưa có sự định hướng, thiếu
tính đồng nhất, thông tin dàn trải, các bài viết chưa thu hút được nhiều sự quan tâm
từ cộng đồng mạng xã hội
Mặt khác, phát triển hạ tầng du lịch tại địa phương chưa tương xứng với tiềm năng
sẵn có; cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng ở địa
phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút khách. Đáng quan tâm là
nhận thức của chính cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh về phát triển


du lịch còn hết sức hạn hẹp, theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2017, số
người quan tâm đến Chương trình phát triển du lịch mới đạt 34%, số người biết
nguồn gốc tất cả địa điểm du lịch tại địa phương sinh sống và các điểm du lịch
khác trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp 11% (trên tổng số 1.592 phiếu hỏi).
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát của du lịch Cao Bằng nói
riêng quá thấp so với các tỉnh
Khả năng cạnh tranh của du lịch thác Bản Giốc còn hạn chế trước sự cạnh tranh
gay gắt của du lịch trong khu vực và thế giới. Công tác quản lý môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội tại nhiều điểm du lịch cịn yếu kém và chưa được coi
trọng. Cơng tác quản lý điểm đến chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Tình trạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xuyên xảy
ra; taxi dù, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, lừa đảo, ép khách du lịch vẫn
thường xuyên diễn ra, nhất là vào mùa cao điểm...
Trong khi đó, nguồn tài nguyên du lịch còn chưa được thống kê, đánh giá, phân
loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả, dẫn tới tài
nguyên du lịch thì nhiều, nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái

sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên.
Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm nhìn ngắn
hạn và hạn chế về cơng nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng
sai mục đích... tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.
Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá cũng chưa
được nâng cao. Sản phẩm du lịch của khu du lịch thác Bản Giốc vẫn chậm đổi mới,
nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, cịn trùng lặp với nhiều vùng miền,
giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên
kết trong phát triển sản phẩm.
Cơng tác xúc tiến quảng bá cịn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản,
chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và
sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Kinh phí Nhà nước
đầu tư còn hạn chế, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu.
Từ thực trạng nêu trên, cần có một kế hoạch chiến lược tuyên truyền, quảng bá sâu
rộng về hình ảnh và con người Cao Bằng nói chung và thác Bản Giốc nói riêng,
khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.


2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm
2.2.1. Nguyên nhân của thành tựu và nguyên nhân của tồn tại
Hiện nay sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch ở Trùng
Khánh, Cao Bằng vô cùng thiếu. Thác Bản Giốc là thác nước nằm ở biên giới lớn
thứ 4 trên thế giới. Tiềm năng du lịch ở đây ai cũng thừa nhận nhưng chưa thể phát
triển đúng với tiềm năng. Bên cạnh đó, ngồi đảm bảo quốc phịng an ninh, giữ
vững biên giới Tổ quốc, việc phát triển đặt ra tính bền vững, thu hút các nhà đầu tư
chiến lược, giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh. Tỉnh cũng chưa có kinh
nghiệm, chưa có tiền lệ trong việc đề xuất cơ chế chính sách đặc thù nên còn lúng
túng, chưa tập trung nhiều cho đề án và rất cần sự hỗ trợ của các Bộ, ngành, địa
phương và doanh nghiệp để hoàn thành đề án.


Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để thác Bản Giốc xứng tầm là khu du lịch
trọng điểm quốc gia
Theo kế hoạch lối mở ở cột mốc 835 sẽ được thông đón du khách hai nước Việt
Nam và Trung Quốc qua lại lẫn nhau tham quan khu cảnh quan chung thác Bản


Giốc (Việt Nam) - thác Đức Thiên (Trung Quốc) nhưng đến giờ vẫn chưa thành
được bộ máy, chưa ra được cơ chế chính sách.
So sánh để thấy, cả hạ tầng cứng lẫn hạ tầng mềm của ta và bạn khác hẳn nhau.
Trong khi phía thác Bản Giốc của ta năm 2017 đón khoảng 200.000 lượt khách thì
thác Đức Thiên phía bạn mỗi năm đón trên 2 triệu lượt khách. Ta đặt mục tiêu đón
670.000 lượt người năm 2018; bạn dự kiến năm 2019 đón 2,5 triệu lượt người. Vé
vào cửa tham quan thác Bản Giốc của ta thu 45.000 đồng/ lượt người lớn (cả bảo
hiểm), 20.000 đồng/ lượt trẻ em thì vé vào cửa của Đức Thiên bên Trung Quốc là
420.000 đồng/ người lớn (120 nhân dân tệ), 280.000 đồng/ trẻ em, học sinh (80
nhân dân tệ).
Trong khu cảnh quan thác Bản Giốc của ta đường vào lầy lội, rải đá dăm, chạy
thẳng xuống thác, khu hàng quán nhếch nhác, khơng có biển báo an tồn, khơng bờ
kè... Phía bạn, khu cảnh quan thác Đức Thiên có cổng chào bề thế, đường đi bộ (có
xe điện) dài hơn 3 km, hoa cảnh hai bên rực rỡ, có camera quan sát, nhạc mở suốt
đường đi, hàng quán và dịch vụ phụ trợ hai bên đầy đủ. Khu cảnh quan này xếp
hạng 5A (hạng cao nhất) của Trung Quốc và được nước bạn rất quan tâm phát
triển. Trong khi đó, phần lớn thác chính và tồn bộ thác phụ thuộc lãnh thổ Việt
Nam, điểm dừng ngắm dưới chân thác của Việt Nam đẹp hơn nhiều phía Trung
Quốc.
Đường vào thác Bản Giốc khó đi và còn chật hẹp. Để đến ngắm được thác khách
du lịch còn phải đi qua khu bán hàng tạm chưa được đầu tư bài bản.
Toàn bộ khu vực quanh thác Bản Giốc hiện chỉ có một khu du lịch tâm linh và một
hệ thống khách sạn lưu trú được đầu tư. Đồng nghĩa khi lượng khách tới đây đông
và có nhu cầu nghỉ lại rất khó khăn.



Đường vào thác Bản Giốc khó khăn, hiểm trở (Ảnh: HoaChio)
Được hịa mình vào thiên nhiên và cuộc sống lao động ngay chân thác hùng vĩ là
một cảm giác rất thú vị. Tuy nhiên, các tour du lịch cộng đồng hay du lịch sinh thái
ở đây lại chưa được chú trọng đầu tư để thu hút khách du lịch đặc biệt là khách
nước ngồi u thích sự trải nghiệm. Hơn nữa là kết nối hạ tầng và giao thông ở
đây chưa thuận lợi khiến cho du khách mất thời gian đi lại. Ví dụ, từ Hà Nội về đây
mất tới khoảng 10 giờ đi xe.
Thác Bản Giốc đẹp, hùng vĩ và nên thơ nhưng mỗi ngày cũng chỉ đón vài trăm lượt
khách. Nếu việc đầu tư vẫn còn chậm diễn ra, hoạt động quảng bá cịn chưa được
đẩy mạnh thì dòng thác này vẫn chỉ là kho báu tuyệt vời của thiên nhiên nhưng
chưa được mở ra để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
2.2.2. Một số kinh nghiệm
Trong Du lịch, sự khác biệt, tính mới lạ chính là yếu tố để thu hút, tạo giá trị canh
tranh du khách. Du khách sẽ không thấy sự hấp dẫn của điểm đến nếu như chúng ta
dùng những nội dung, chủ đề, hình ảnh tương tự những điểm đến khác mà khách
đã trải nghiệm để quảng bá và thu hút du khách. Cần phải xác định và quảng bá


những giá trị cốt lõi, đặc trưng riêng của điểm đến.Thực tế, thời gian qua ở các địa
phương của Việt nam đang diễn ra tình trạng tiến hành làm du lịch chạy theo trào
lưu như việc quảng bá hoa tam giác mạch của một số tỉnh Tây bắc là một ví dụ.
Do đó, Cao Bằng cần phát triển khu du lịch thác Bản Giốc theo hướng “liên kết”
Ví dụ một tour du lịch trọn gói sẽ bao gồm việc tham quan lần lượt các thắng cảnh
từ thác Bản Giốc đến động Ngườm Ngao (cách thác 2km), đến khu di tích lịch sử
hang Pác Bó. Kết hợp tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động
sinh hoạt thường niên cũng như lễ lội của người dân bản địa như hát then, hát sli,
hát lượn; Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Nàng Hai, lễ hội Lồng tồng, hội Thanh Minh, Lễ
cấp sắc; nấu những món ăn và mặc trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu

số địa phương.

Động Ngườm Ngao (Trùng Khánh, Cao Bằng)


Khu di tích lịch sử hang Pác Bó – suối Lê-nin

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ THÁC BẢN GIỐC
TẠI TỈNH CAO BẰNG
3.1. Phương hướng
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về hình ảnh khu du lịch thác Bản Giốc
và con người Cao Bằng trên các ấn phẩm của các cơ quan báo chí. Xây dựng kế
hoạch tuyên truyền căn cứ vào các chương trình phát triển du lịch của tỉnh và
chương trình cơng tác của cấp ủy, chính quyền, tình hình thực hiện phát triển du
lịch tại các địa phương, ngành, lĩnh vực. Mở thêm các chuyên đề, chuyên trang,
chuyên mục định kỳ tuyên truyền du lịch của tỉnh tồn diện, có chiều sâu.


3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh, con người, giá trị văn hóa
và các sản phẩm du lịch đặc trưng trên các ấn phẩm của Báo Cao Bằng, cụ thể:
- Báo thường kỳ: Mở thêm chuyên mục “Du lịch Cao Bằng” (trước đây đã đăng
các bài liên quan đến du lịch, tuy nhiên chưa thành chuyên mục), duy trì mỗi tháng
4 chuyên mục giới thiệu về các điểm du lịch trong đó chú trọng vào khu du lịch
mũi nhọn thác Bản Giốc, các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, sản
phẩm du lịch đặc trưng, phong tục tập quán... trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền về
những lợi ích mà ngành du lịch mang lại cho kinh tế địa phương và cộng đồng dân
cư. Đấu tranh, phê phán các hành vi tiêu cực trong hoạt động kinh doanh dịch vụ

ăn uống, dịch vụ lưu trú đối với du khách. Biểu dương gương người tốt, việc tốt;
cách thức kinh doanh mới, hiệu quả trong ngành du lịch,...
Hằng năm xây dựng từ 1 - 2 chuyên trang nhân Ngày Truyền thống ngành Du lịch
Việt Nam (9/7) hoặc các ngày lễ, sự kiện du lịch lớn của tỉnh ( Báo Cao Bằng điện
tử: Duy trì các chuyên mục: Du lịch, Văn hóa, Phát huy và bảo tồn văn hóa truyền
thống, Non nước Cao Bằng, Nét đẹp quê hương, Ẩm thực, Hồ sơ - Tư liệu, Đất
nước - Con người, Du lịch, Phóng sự ảnh, Cơng viên địa chất non nước Cao Bằng.
Cập nhật liên tục, thường xuyên các sự kiện du lịch, quảng bá những danh lam
thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Hằng tháng có ít nhất 1-2 clip truyền hình, chương
trình đối thoại hoặc phóng sự ảnh giới thiệu về hình ảnh, con người và các sản
phẩm du lịch Cao Bằng - Tờ Tin ảnh Vùng cao: Mỗi số duy trì 01 phóng sự ảnh và
01 bài viết giới thiệu về hình ảnh, con người và các sản phẩm du lịch Cao Bằng
- Chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức
Cuộc thi “Qua miền non nước Cao Bằng” trên Báo Cao Bằng với những bài viết
chia sẻ cảm nhận về cảnh đẹp, các điểm du lịch của thác Bản Giốc; những kinh
nghiệm, thông tin, hướng dẫn độc đáo về điểm du lịch này, những sáng kiến phát
triển du lịch; sản phẩm, thương hiệu du lịch; nhận thức và ý thức về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và các nội dung khác liên quan đến du lịch
thác Bản Giốc của tỉnh.
Đơn vị thực hiện: Báo Cao Bằng
3.2.2 Đẩy mạnh cơng tác tun truyền trên sóng phát thanh và truyền hình thơng
qua các chương trình Thời sự hằng ngày, các chuyên mục như: Nông nghiệp Nông dân - Nông thôn (giới thiệu các làng nghề truyền thống; các sản phẩm đặc
trưng địa phương được đưa vào giới thiệu trong khu du lịch thác Bản Giốc); Sắc
màu Văn hóa (giới thiệu phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa truyền


×