Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.97 KB, 13 trang )

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Nguyễn Thanh Phương - Đặng Thị Lan Phương
Trường Đại học Thương mại
Ngày nhận: 16/02/2022

Ngày nhận bản sửa: 23/03/2022

Ngày duyệt đăng: 18/04/2022

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các

ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2014- 2020, dựa trên dữ liệu thu thập
từ hệ thống báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của 15 ngân hàng có quy mơ từ
nhỏ tới lớn và chiếm tỷ trọng 62% về tổng tài sản của cả hệ thống. Nhóm tác giả sử
dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa bội và các mơ hình phân tích nhân tố để xử lý dữ
liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô tài sản của ngân hàng, quy mô vốn chủ sở
hữu, rủi ro thanh khoản, thu nhập lãi và thu nhập ngồi lãi có tác động thuận chiều
và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời. Trong khi đó chi phí quản lý, rủi ro tín
dụng và thuế có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời.
Từ khoá: Ngân hàng thương mại, khả năng sinh lời, ROE

Some factors affecting profits of commercial banks in Vietnam
Abstract: The article studies the influence of factors on the profitability of commercial banks in Vietnam
in the period 2014-2020, based on data collected from the audited financial reporting system of 15 banks.
Customers are from small to large scale and account for 62% of the total assets of the whole system. The
authors use multiple linear regression models and factor analysis models to process the data. The research
results show that the bank’s asset size, equity size, liquidity risk, interest income and non-interest income
have a positive and statistically significant impact on profitability. Meanwhile, administrative costs, credit risk
and tax have opposite and statistically significant effects on profitability.
Keywords: Commercial banks, profitability, ROE.


Nguyen, Thanh Phuong
Emai:
Dang, Thi Lan Phuong
Email:
Organization of all: Thuongmai University

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 242- Tháng 7. 2022

60

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X


NGUYỄN THANH PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG

1. Giới thiệu

2. Tổng quan nghiên cứu

Khả năng sinh lời của ngân hàng thương
mại (NHTM) là một trong những chỉ tiêu
quan trọng đo lường kết quả tài chính của
ngân hàng. Khả năng sinh lời là điều kiện
cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển
của NHTM.
Các NHTM Việt Nam thời gian qua đã có
sự tiến bộ vượt bậc với tỷ suất sinh lời, ROA
trung bình tăng mạnh từ 0,98% trong năm

2016 (đối với 15 NHTM quan sát) lên mức
2,1% trong năm 2020. Mục tiêu cuối cùng
của mỗi NHTM là an toàn và đạt được mức
lợi nhuận mong muốn. Việc phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
NHTM, đo lường mức độ ảnh hưởng của
mỗi yếu tố, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối
với các nhà quản lý NHTM để đảm bảo mỗi
NHTM đạt được mục tiêu kép là sự an tồn
và lợi nhuận mục tiêu ln là cần thiết.
Các chỉ tiêu đặc trưng để đo lường khả
năng sinh lời là tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản bình quân (ROA), tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở hữu bình qn (ROE), thu
nhập lãi rịng cận biên (NIM). Trong đó tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ
số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ
giữa lợi nhuận rịng và tổng tài sản bình
qn của ngân hàng trong một khoảng thời
gian nhất định. ROA cho biết cứ mỗi đồng
tài sản bình quân được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này đánh giá
hiệu quả trong quản lý doanh thu và chi
phí, đồng thời phản ánh khả năng chuyển
đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận
ròng (Halil Emre, 2012).
ROA = (Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản) ×
100%
Do đó nhóm Tác giả chọn ROA là chỉ tiêu

để đánh khả năng sinh lời của NHTM
trong nghiên cứu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của NHTM được phát hiện thông qua
nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước. Một
số cơng trình nghiên cứu nước ngoài như
Samy Ben Naceur (2003), Althanasoglou
(2008), Amburime (2009), Alper & Anbar
(2011), Halil Emre (2012), Sulfan (2009),
Andreas Dietrich & Gabrielle Wanzenried
(2014), Angela Roma (2013), Tomola
Marshal Obamuyi (2013). Một số cơng trình
nghiên cứu trong nước được các nhóm tác
giả thực hiện như Nguyễn Thị Thanh Bình
và cộng sự (2022), Lê Đồng Duy Trung
(2020), Nguyễn Thu Hiền (2017)…
Samy Ben Naceur (2003) thực hiện nghiên
cứu về chỉ số đặc trưng ngân hàng, cấu trúc
tài chính và vĩ mơ tác động đến khả năng
sinh lời ngành Ngân hàng ở Tunisian trong
khoảng 1980- 2000. Kết quả của nghiên
cứu chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất
lợi nhuận rịng cao có xu hướng gắn liền
với các ngân hàng có lượng vốn tương đối
lớn và tổng chi phí lớn. Các yếu tố khác có
tác động đến khả năng sinh lời là quy mơ
cho vay có tác động cùng chiều. Bên cạnh
đó, các yếu tố vĩ mơ như lạm phát, tốc độ
tăng trưởng kinh tế khơng có tác động đến

tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
Athanasoglou (2008) thiết lập nghiên cứu
mơ hình GMM với dữ liệu bảng trong
khoảng 1985- 2001 của ngân hàng Hy Lạp
cho thấy yếu tố nội tại ngân hàng, yếu tố
ngành và yếu tố vĩ mô tác động đến khả
năng sinh lời.
Amburime (2009) điều tra khả năng sinh
lời với dữ liệu bảng trong khoảng thời gian
1980- 2006 tại Nigeria. Tác giả phát hiện ra
lãi suất cho vay thực, lạm phát, chính sách
tiền tệ và tỷ giá hối đối là yếu tố vĩ mơ ảnh
hưởng rõ ràng đến khả năng sinh lời.
Alper & Anbar (2011), nghiên cứu khả năng
sinh lời của 10 NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ trong

Số 242- Tháng 7. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

61


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
giai đoạn 2002- 2010, đã phát hiện quy mô
ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến khả năng
sinh lời.
Halil Emre (2012) xem xét yếu tố nội tại ngân
hàng, đặc điểm ngành và yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng khả năng sinh lời của 26 NHTM tại
Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2005-2010. Kết quả cho
thấy quy mơ ngân hàng, rủi ro tín dụng, chi

phí trên thu nhập, chỉ số Herfindahl (HHI)
cho tiền gửi và lạm phát có ý nghĩa thống kê
và quan hệ âm với ROA.
Suflan (2009) nghiên cứu hoạt động của 37
ngân hàng tại Bangladesh trong giai đoạn
từ 1997- 2004, cho thấy các yếu tố nội tại
của ngân hàng, cụ thể là các khoản cho vay,
rủi ro tín dụng và chi phí tác động tích cực
đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Trong thời gian nghiên cứu, tác giả
nhận thấy quy mô ngân hàng có tác động
tiêu cực đến ROE nhưng tác động cùng
chiều với ROA. Các chỉ số kinh tế vĩ mơ
khơng có tác động đáng kể đến lợi nhuận
của ngân hàng ngoại trừ lạm phát có mối
quan hệ ngược chiều với lợi nhuận.
Andreas Dietrich & Gabrielle Wanzenried
(2014) sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM để
phân tích lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của 372 NHTM Thuỵ Sĩ trong
giai đoạn từ 1999- 2009. Các yếu tố quyết
định lợi nhuận của NHTM ở Thuỵ Sĩ trong
giai đoạn này bao gồm các yếu tố đặc trưng
ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Angela Roma (2013) đã nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
NHTM tại Romani trong giai đoạn 20032011. Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy
mơ dư nợ, thu nhập ngồi lãi có tác động
cùng chiều với ROA nhưng ROA khơng bị
ảnh hưởng bởi chi phí lãi.

Tomola Marshal Obamuyi (2013) nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của các NHTM ở Nigeria trong khoảng
thời gian từ 2006- 2012. Tác giả đã sử dụng
mơ hình FEM với bộ dữ liệu thu thập được

62

từ báo cáo tài chính của 20 NHTM ở quốc
gia trên. Kết quả chỉ ra rằng thu nhập lãi tác
động cùng chiều với ROA, chi phí ngồi lãi
tác động ngược chiều đến ROA, lãi suất thực
tác động cùng chiều với ROA
Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự (2022)
đã sử dụng mơ hình hồi quy OLS với biến
phụ thuộc là ROA và các biến độc lập là
quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, tỷ
lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách
hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, chỉ
số giá tiêu dùng và hình thức sở hữu để
đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của NHTM. Bộ dữ liệu được
nhóm tác giả thu thập trên cơ sở báo cáo
tài chính được kiểm tốn đã được cơng bố
tại website của 24 NHTM niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 20172020. Kết quả định lượng cho thấy tỷ lệ nợ
xấu và lạm phát khơng có ý nghĩa thống kê.
Quy mơ ngân hàng có tác động thuận chiều
với ROA, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ cho
vay trên tổng tài sản và hình thức sở hữu

tác động ngược chiều với ROA.
Lê Đồng Duy Trung (2020) nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
30 NHTM bao gồm 04 NHTM cổ phần có
vốn nhà nước chi phối, 25 NHTM cổ phần
tư nhân trong nước và 01 NHTM nước
ngoài (ShinhanBank Việt Nam). Dữ liệu
được thu thập từ báo cáo tài chính hàng
năm của các NHTM trên trong giai đoạn
từ 2009-2017. Tác giả đã ước lượng các yếu
tố ảnh hưởng đến cả ROA và ROE. Kết quả
ước lượng cho thấy quy mơ tổng tài sản tác
động dương đến ROA có ý nghĩa thống kê
tại mức 1%, tuy nhiên tác động này khơng
có ý nghĩa thống kê với ROE. Tỷ lệ vốn chủ
sở hữu tác động dương đến ROA nhưng tác
động âm đến ROE, thu nhập lãi cận biên tác
động dương đến cả ROA và ROE, tỷ lệ dư
nợ trên tiền gửi khách hàng tác động âm đến
ROA nhưng khơng có ý nghĩa thống kê với
ROE. Tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 242- Tháng 7. 2022


NGUYỄN THANH PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG

và tỷ lệ chi phí hoạt động tác động âm đến
cả ROA và ROE. Tỷ lệ tập trung thị trường
tác động âm tới ROA nhưng tác động dương

đến ROE. Tốc độ tăng trưởng cung tiền có
tác động dương đến ROA trong khi khơng
có ý nghĩa thống kê với ROE. Tỷ lệ lạm phát
tác động dương đối với cả ROA và ROE.
Nguyễn Thu Hiền (2017) đã tiến hành
nghiên cứu các yếu tố đặc trưng xác định
khả năng sinh lời của NHMT Việt Nam
thông qua dữ liệu trong báo cáo tài chính
đã được kiểm tốn của 11 NHTM Việt

Nam giai đoạn 2006- 2015. Phân tích hồi
quy bởi mơ hình FEM đã được sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phịng
rủi ro tín dụng trên cho vay, cho vay trên
tài sản có tác động cùng chiều với ROA, nợ
xấu trên dư nợ cho vay có tác động ngược
chiều với ROA, chi phí lãi trên nợ phải trả
có quan hệ cùng chiều với ROA, thu nhập
phi lãi trên tài sản có quan hệ cùng chiều
với ROA, chi phí hoạt động trên thu nhập
có quan hệ ngược chiều với ROA.
Tóm lại đã có nhiều nghiên cứu về các yếu

Bảng 1. Tóm tắt tổng quan nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân
hàng thương mại
Yếu tố

Quy mô vốn chủ sở hữu
(Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản)


Hướng tác động

Athanasoglou (2008)

+

Samy Ben Naceur (2003)

+

Alper và Anbar (2011)

Không ảnh hưởng

Paolo Saona (2011)

-

Alper và Anbar (2011)

+

Athanasoglou (2008)

-

Halil Emre (2012)

-


Chi phí ngồi lãi
(Tổng chi phí ngồi lãi/ Tổng tài sản)

Athanasoglou (2006)

-

Andreas Dietrich (2011)

-

Thanh khoản
(Dư nợ cho vay/ Tiền gửi ngắn hạn)

Kosmudou (2008)

-

Brouke (1989)

+

Kosmudou (2008)

-

Halil (2012)

-


Suflan (2009)

+

Quy mơ ngân hàng
(Log(Tài sản thực))

Rủi ro tín dụng
(Dư phịng rủi ro/ Tổng dư nợ)



Tác giả

Tiền gửi

Aburime (2009)

Khơng ảnh hưởng

Andreas Dietrich (2011)

+

Suflan (2009)

+

Angela Roman (2013)


+

Alper và Anbar (2011)

+

Thu nhập lãi
(Thu nhập lãi/ Tổng thu nhập)

Alper và Anbar (2011)

Không ảnh hưởng

Andreas Dietrich (2011)

+

Thu nhập ngoài lãi
(Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu nhập)

Angela Roman (2013)

+

Alper và Anbar (2011)

+

Dư nợ cho vay
(Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản)


Số 242- Tháng 7. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

63


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Yếu tố

Tác giả

Chi phí lãi
(Chi phí lãi/ Tổng tiền gửi)
Thuế
Lãi suất thực
Tăng trưởng GDP

Hướng tác động

Andreas Dietrich (2011)

+

Angela Roman (2013)

Không ảnh hưởng

Hassan (2002)


-

Demigruc-kunt & Harry Huizinga (1999)

+

Tomola Marshal Obamuyi (2013)

+

Alper và Anbar (2011)

+

Kosmudou (2008)

+

Halil Emre (2012)

-

Kosmudou (2008)
Lạm phát

Halil Emre (2012)

-

Athanasoglou (2008)


+
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các
NHTM, bao gồm cả các nghiên cứu trong
nước. Nhóm Tác giả tổng quan các nghiên
cứu chính (Bảng 1) làm cơ sở cho đề xuất
mơ hình nghiên cứu đối với các NHTM
Việt Nam, và lựa chọn ROA là chỉ tiêu đại
diện cho khả năng sinh lời. Nghiên cứu của
nhóm tác giả có sự khác biệt về phạm vi
nghiên cứu (thời gian nghiên cứu và không
gian nghiên cứu) so với các nghiên cứu đã
được thực hiện.
3. Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
3.1. Mơ hình nghiên cứu
Dựa trên các mơ hình nghiên cứu đã được
triển khai cùng với việc ứng dụng mơ hình
hồi quy tuyến tính đa bội, tác giả xác định

sự liên hệ và độ nhạy của các yếu tố (biến
độc lập) tác động lên khả năng sinh lời của
ngân hàng theo cơng thức:

Trong đó: Yit là biến phụ thuộc đại diện cho
khả năng sinh lời của ngân hàng thứ i với
i = 1,2, 3,…,15 tại thời điểm t với t= 2014,
2015,…,2020.
Các biến độc lập của mơ hình nghiên cứu

được mơ tả trong Bảng 2.
Mơ hình nghiên cứu đề xuất:
ROAit = α + β1EAit + β2SIZEit + β3EMit
+ β4LDRit + β5CRit + β6GFDit + β7NIMit
+ β8NIIit + β9LAit + β10ICit + β11TAXit +
β12RLRit + β13GDPit + β14INFit + εit
3.2. Phương pháp nghiên cứu

Bảng 2. Tổng hợp các biến độc lập của mơ hình và kỳ vọng tác động đến ROA
Tên biến
Quy mô vốn chủ sở hữu
của ngân hàng (Capital)
Quy mô ngân hàng
(Bank Size)

64

Ký hiệu
biến

Đo lường

Kỳ
vọng

EA

EA = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài
sản


+

SIZE

Log (Tổng tài sản)

+

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 242- Tháng 7. 2022

Nguồn tham khảo
Samy Ben Naceur (2003),
Alper và Anbar (2011),
Paolo Saona (2011)
Alper và Anbar (2011),
Athanasoglou (2008), Halil
Emre (2012)


NGUYỄN THANH PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG

Tên biến
Chi phí quản lý
(Expenses Management)
Rủi ro thanh khoản
(Liquidity Risk)
Rủi ro tín dụng (Credit
Risk)
Tăng trưởng tiền gửi
hàng năm (Yearly

growth of deposit
Thu nhập lãi thuần (Net
Interest Margin)
Thu nhập ngoài lãi thuần
(Non-Interest Income)
Dư nợ cho vay/ Tổng tài
sản (Total Debt to total
assest Ratio)
Chi phí lãi (Interets Cost)
Thuế (Tax)
Lãi suất cho vay (Interest
Rate)
Tăng trưởng GDP (GDP
Growth
Lạm phát

Ký hiệu
biến

Đo lường

Kỳ
vọng

EM

EM = Chi phí quản lý/ Tổng tài sản

-


LDR

LDR = Dư nợ/ Tổng tiền gửi

+

CR

CR = Dư phòng rủi ro tín dụng/
Tổng dư nợ

-

GFD

GFD = Tiền gửi năm nay - Tiền gửi
năm trước/ Tiền gửi năm trước

-

NIM
NII

NIM = (Thu nhập lãi - Chi phí lãi)/
Tài sản có sinh lãi
NII = (Thu nhập ngồi lãi - Chi phí
ngồi lãi)/ Tổng tài sản

Nhóm tác giả đề xuất


IC

IC = Chi phí lãi/ Tổng tiền gửi

-

TAX = Tổng thuế thu nhập ngân
hàng/ Tổng lợi nhuận trước thuế

-

GDP
INF

GDP = (GDP năm nay - GDP năm
trước/ GDP năm trước
INF = (Chỉ số giá năm nay- Chỉ số
giá năm trước)/ Chỉ số giá năm
trước

Kosmudou (2008)

+
+

Lãi suất cho vay thực

Kosmudou (2008), Brouke
(1989)
Kosmudou (2008), Halil

(2012), Suflan (2009)

Lê Đồng Duy Trung (2020)

LA = Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản

RLR

Athanasoglou (2008)

+

LA

TAX

Nguồn tham khảo

Angela Roman (2013),
Alper và Anbar (2011),
Suflan (2009)
Andreas Dietrich (2011),
Angela Roman (2013)
Hassan (2002)

+

Tomola Marshal Obamuyi
(2013)


+

Alper và Anbar (2011)

-

Halil Emre (2012)

Nguồn: Tổng hợp của nhóm Tác giả

3.2.1. Dữ liệu
Nghiên cứu được thực hiện với bộ dữ
liệu thu thập trong giai đoạn 2014- 2020
của 15 NHTM Việt Nam gồm: An Bình,
Á Châu, Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
Cơng thương Việt Nam, Xuất nhập khẩu
Việt Nam, Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh, Liên Việt, Qn Đội, Phương Đơng,
Sài Gịn- Hà Nội, Sài Gịn Thương Tín, Kỹ
thương Việt Nam, Ngoại thương Việt Nam,
Quốc tế, Việt Nam Thịnh Vượng.
Bộ dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường
niên của các NHTM trên tại website chính
thức của mỗi ngân hàng và dữ liệu được
chiết xuất từ phần mềm FiinPro của Công
ty chứng khoán MB.
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Các phương pháp phân tích thống kê mơ tả

nhằm kiểm tra giá trị trung bình, độ lệch của

các giá trị đối với giá trị trung bình của từng
biến độc lập. Phương pháp ước tính sơ bộ vấn
đề tương quan giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc trong mơ hình. Ứng dụng các mơ hình
tĩnh như mơ hình bình phương bé nhất (OLS),
mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình
tác động ngẫu nhiên (REM) để xem xét các
yếu tố ảnh hưởng. Đồng thời nhóm tác giả sử
dụng các kiểm định Likelihood và Hausman
cho tính phù hợp của các mơ hình tĩnh, kiểm
định Durbin- Watson (D-W) cho hiện tương
tự tương quan và kiểm định phương sai thay
đổi để có biện pháp khắc phục mơ hình đã
chọn giúp kết quả hồi quy đáng tin cậy hơn.
Thông qua mức ý nghĩa và hệ số hồi quy
riêng của các yếu tố trong mơ hình, xác định
được mức độ tác động của từng yếu tố đến
khả năng sinh lời của NHTM.

Số 242- Tháng 7. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

65


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Bảng 3. Thống kê mô tả các biến số
Biến

Số quan sát


Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

ROA

105

0,0097789

0,0065117

0,0002411

0,0286223

EA

105

0,0781516

0,0236631

0,0406177


0,1697322

SIZE

105

14,42108

0,3741558

13,59212

15,1809

EM

105

0,0176009

0,0048424

0,0096095

0,0328927

LDR

105


0,8947619

0,157737

0,53

1,37

CR

105

0,0111921

0,0026398

0,0069483

0,020605

GFD

105

0,1481745

0,113404

-0,2531426


0,5761144

NIM

105

0,0345714

0,0148083

0,02

0,09

NII

105

0,0077229

0,0051071

-0,0012265

0,0266231

LA

105


0,7173373

0,0736587

0,5010082

0,8476699

IC

105

0,0472602

0,0101608

0,0277477

0,078775

TAX

105

0,2104692

0,0390163

0,0359478


0,4854458

GDP

105

0,0609857

0,0136138

0,0291

0,0708

INF

105

0,0276

0,0124277

0,0063

0,0474

Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu Stata15

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thống kê mơ tả

ROA bình qn của 15 NHTM là 0,98%,
độ lệch chuẩn là 0,65% xoay quanh giá trị
trung bình cho thấy mức chênh lệch về khả
năng sinh lời giữa các ngân hàng là không
đáng kể. Tuy nhiên, cá biệt có ngân hàng có
ROA= 0,024% (Sacombank năm 2014) và
ngân hàng có ROA lên tới 2,86% (NHTM
cổ phần Kỹ Thương vào năm 2020). Biến
CR với giá trị trung bình là 1,11% hàm ý là
tổng khoản dự phịng tín dụng trung bình
chiếm khoảng 0,0111 tổng dư nợ trung bình
của chúng. Biến LDR với mức trung bình
là 89,48% thể hiện với ngân hàng cho vay
0,8948 đồng trên mỗi đồng tiền gửi. Biến
EA thể hiện giá trị vốn chủ sở hữu trung
bình chiếm 7,82% tổng tài sản trung bình
của các NHTM- một tỷ lệ nhỏ so với tổng
tài sản. Biến EM có giá trị trung bình là
1,76% thể hiện chi phí quản lý trung bình

66

chiếm 1,76% tổng tài sản trung bình của
ngân hàng. Biến IC với mức chi phí lãi
trung bình chiếm 4,73% trên tổng tiền gửi
huy động trung bình, mức chi phí lãi tương
đối cao so với tổng tiền gửi ngân hàng.
Biến GFD và biến LA lần lượt thể hiện
tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm của
ngân hàng và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng

tài sản của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng
tiền gửi trung bình hàng năm 14,82%, độ
lệch chuẩn 11,3% và khoảng biến thiên từ
-25,3% đến 57,6% thể hiện mức độ biến
động lớn giữa các ngân hàng. Dư nợ trung
bình chiếm 71,73% tổng tài sản trung bình
của NHTM. Biến NII có giá trị trung bình
0,77% cho thấy thu nhập ngồi lãi thuần có
một tỷ trọng khá nhỏ so với tổng tài sản của
ngân hàng. Ngược lại với thu nhập ngồi lãi
thuần thì thu nhập lãi thuần (NIM) có giá
trị trung bình là 3,46% thể hiện yếu tố này
chiếm mức cao hơn thu nhập ngoài lãi thuần
so với tổng tài sản sinh lời. Biến SIZE với
giá trị trung bình là 14,42 với khoảng biến

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 242- Tháng 7. 2022


-0,285*

-0,155

0,101

TAX

GDP

INF


-0,122

-0,119

0,010

-0,092

-0,291*

0,105*

0,436*

-0,131

-0,038

0,071

0,432*

-0,309*

1,00

EA

4,73


0, 211205

VIF

1/VIF

NIM

0,233185

4,29

EM

* Thể hiện quan hệ tương quan

0,088

IC

0,.101

GFD

0,252*

-0,323*

CR


LA

0,468*

LDR

0,741*

-0,466*

EM

NII

0,252*

SIZE

0,703*

0,586*

EA

NIM

1,00

ROA


ROA

0,358632

2,79

LA

0,102

-0,131

-0,026

-0,085

0,565*

0,195*

0,010

0,038

0,255*

0,279*

-0,298*


1,00

SIZE

0,170

-0,086

0,198*

0,0526

0,0630

0,2427*

0,0940

0,0752

0,0081

1,00

LDR

-0,045

-0,053


0,108

-0,001

-0,147

0,144

0,227*

-0,028

1,00

CR

0,226*

-0,069

-0,056

-0,157

-0,075

0, 023

0,072


1,00

GFD

0,033

-0,059

0,079

0,368*

-0,182

0,409*

1,00

NIM

0,118

-0,148

0,002

-0,005

-0,003


1,00

NII

0,381402

2,62

SIZE
0,404875

2,47

EA

0,521296

1,92

NII

0,546108

1,83

IC

1,00


LA

FC

-0,044

-0,031

1,00

TAX

0,154

1,00

GDP

1,00

INF

1,29

GFD

0,871981

1,15


GDP

0,878983

1,14

TAX

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 15

0,839824

1,19

INF

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 15

0,059

0,042

-0,018

1,00

0,776180

0,154


-0,123

-0,153

0,086

0,758176

1,32

CR

Bảng 5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

0,374984

2,67

LDR

0,030

0,074

0,091

0,186

-0,002


0,063

0,080

-0,004

0,164

0,244*

1,00

EM

Bảng 4. Phân tích tương quan

NGUYỄN THANH PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG

Số 242- Tháng 7. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

67


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
thiên 13,59 đến 15,81 cho thấy quy mô tổng
tài sản không tương đồng giữa các ngân
hàng. Biến TAX trong khoảng thời gian từ
2014- 2020 thì tổng thuế trung bình phải
nộp chiếm 21,05% lợi nhuận trước thuế.
4.2. Phân tích tương quan

Căn cứ vào hệ số tương quan Pearson trên
bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy,
ROA có mối quan hệ tương quan cùng chiều
có ý nghĩa thống kê với EA, SIZE, LDR,
NIM, NII, LA với giá trị lần lượt là 0,586;
0,252; 0,486; 0,703; 0,741 và 0,252. Tuy
nhiên ROA lại có mối quan hệ tương quan
ngược chiều với EM, CR và TAX với hệ số
tương quan lần lượt là 0,466; 0,323 và 0,285.
4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Để đảm bảo tính chính xác của các ước
lượng trong mơ hình, kiểm định hiện tượng
đa cộng tuyến đã được thực hiện bằng cách
sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF.
Kết quả tính tốn hệ số phóng đại phương sai
cho thấy tất cả các biến trong mơ hình đều
thỏa mãn với VIF< 10. Do đó các biến này sẽ
được sử dụng để chạy mơ hình hồi quy.
4.4. Kết quả hồi quy
Kết quả ước lượng OLS, FEM và REM cho
ra những biến số khác nhau cũng như mức
độ ảnh hưởng khác nhau của các biến số
đến ROA của các NHTM. Các kiểm định
được sử dụng để lựa chọn mơ hình ước
lượng phù hợp nhất. Kết quả ước lượng
mơ hình theo phương pháp REM có giá trị
Wald- Chi2 có p-value< 0,05 cho thấy mơ

Bảng 6. Kết quả hồi quy

VARIABLES
EA
SIZE
EM
LDR
CR
GFD
NIM
NII
LA

68

Pool OLS

FEM

REM

Hiệu chỉnh

0,0521***

0,0921***

0,0725***

0,0921***

(0,0183)


(0,0180)

(0,0180)

(0,00390)

0,00152

0,00744***

0,00254*

0,00744**

(0,00119)

(0,00278)

(0,00147)

(0,00343)

-0,230*

-0, 411**

-0,214*

-0,411***


(0,118)

(0,161)

(0,129)

(0,0596)

0,00526*

0,00410

0,00548*

0,00410**

(0,00286)

(0,00384)

(0,00321)

(0,00166)

-0,371***

-0,349***

-0,386***


-0,349***

(0,120)

(0,119)

(0,116)

(0,0637)

0,00178

-0,000100

0,000869

-0,000100

(0,00276)

(0,00233)

(0,00249)

(0,00123)

0,239***

0,152***


0,203***

0,152***

(0,0405)

(0,0439)

(0,0421)

(0,0238)

0,578***

0,478***

0,564***

0,478***

(0,0748)

(0,0808)

(0,0755)

(0,0211)

0,00509


0,00885

0,00120

0,00885***

(0,00626)

(0,00779)

(0,00673)

(0,00281)

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 242- Tháng 7. 2022


NGUYỄN THANH PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG

IC
TAX
GDP
INF
Constant
Observations
R-squared

-0,0449


0,0394

0,00148

0,0394

(0,0367)

(0,0492)

(0,0402)

(0,0408)

-0,0156**

-0,0104*

-0,0129*

-0,0104***

(0,00754)

(0,00601)

(0,00669)

(0,00147)


-0,00706

0,0231

-0,00154

0,0231

(0,0217)

(0,0189)

(0,0191)

(0,0142)

0,0127

-0,000434

0,0111

-0,000434

(0,0242)

(0,0194)

(0,0212)


(0,00982)

-0,0166

-0,114***

-0,0376*

-0,114**

(0,0166)

(0,0389)

(0,0204)

(0,0468)

105

105

105

105

0,837

0,839


0,808

15

15

Number of name
Number of groups
Prob>F/Prob>Wald Chi 2

15
0,000

0,000

Hausman Prob>chi2

0,000

Modified Wald test Prob>chi2

0,000

Wooldridge test Prob> F

0,000

***

p<0,01, p<0,05, p<0,1

**

0,000

0,000

*

Nguồn: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 15

hình REM phù hợp hơn ước lượng Pool
OLS. Mặt khác, kiểm định Hausman cũng
được tiến hành để đánh giá mức độ tối ưu
giữa hai mơ hình FEM và REM. Kết quả
kiểm định cho thấy giá trị p= 0.000< 0,05),
giả thuyết Ho bị bác bỏ, khẳng định mơ
hình FEM phù hợp hơn mơ hình REM. Tuy
nhiên mơ hình REM xảy ra cả 2 hiện tượng
phương sai sai số thay đổi và tự tương
quan. Vì vậy tác giả sử dụng mơ hình hiệu
chỉnh, kết quả như sau:
Biến EA có ảnh hưởng thuận chiều có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2014- 2020. Điều này
cho thấy quy mơ vốn chủ sở hữu của ngân
hàng càng cao thì khả năng sinh lời của
ngân hàng càng lớn. Điều này phù hợp với
thực tế hoạt động của các ngân hàng vì vốn
chủ sở hữu có chức năng điều chỉnh quy
mơ hoạt động của ngân hàng. Khi vốn chủ


sở hữu tăng, ngân hàng có cơ sở để tăng
quy mơ vốn huy động, tăng quy mô dư nợ,
tăng cường các hoạt động đầu tư để gia
tăng thu nhập. Kết quả này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Athanasoglou (2008),
Samy Ben Naceur (2003), Alper và Anbar
(2011), Paolo Saona (2011).
Biến SIZE có ảnh hưởng thuận chiều có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2014- 2020. Điều này
cho thấy khi tổng tài sản của ngân hàng
tăng lên (dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong tổng tài sản, đây lại là khoản mục
tài sản sinh lời chính của NHTM) thì ROA
của ngân hàng cũng có xu hướng gia tăng.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Alper và Anbar (2011).
Biến EM cũng có ảnh hưởng ngược chiều
có ý nghĩa thống kê với ROA của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2014- 2020.

Số 242- Tháng 7. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

69


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Điều này cho thấy khi các khoản chi phí
hoạt động của ngân hàng gia tăng thì khả

năng sinh lợi của NHTM giảm. Kết quả
này phù hợp với thực tế và kết quả nghiên
cứu của Athanasoglou (2008) và Andreas
Dietrich (2011), vì lợi nhuận và chi phí là hai
đại lượng biến thiên ngược chiều nhau.
Biến CR có ảnh hưởng ngược chiều có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2014- 2020. Rõ ràng
khi rủi ro tín dụng gia tăng, dự phịng rủi
ro tín dụng của các NHTM cũng tăng lên.
Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng làm
giảm lợi nhuận kéo theo ROA giảm. Kết
quả chạy mơ hình phù hợp với thực tế hoạt
động của các NHTM. Kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Halil (2012),
Suflan (2009).
Biến NIM có ảnh hưởng thuận chiều có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2014-2020. Khi thu
nhập lãi thuần của các NHTM tăng lên thì
tổng thu nhập của NHTM cũng sẽ tăng lên
(ở Việt Nam, thu nhập lãi thuần là nguồn thu
chủ yếu của các NHTM). Thu nhập tăng với
giả định chi phí hoạt động không thay đổi
hoặc tốc độ tăng của thu nhập lớn hơn tốc
độ tăng của chi phí và tỷ lệ thuế nhu nhập
doanh nghiệp không thay đổi sẽ làm ROA
tăng lên. Kết quả này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Andreas Dietrich (2011).
Biến NII có ảnh hưởng thuận chiều có ý

nghĩa thống kê với ROA của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2014-2020. Rõ ràng
khi các khoản thu nhập ngoài lãi (nguồn
thu nhập đến từ phí của các dịch vụ phi
tín dụng) tăng lên thì ROA của ngân hàng
cũng sẽ tăng. Kết quả này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Angela Roman (2013)
và Alper & Anbar (2011).
Biến LA có ảnh hưởng thuận chiều, có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2014- 2020. Quy mô dư nợ
cho vay tăng và ngân hàng quản lý tốt chất

70

lượng của các khoản nợ là điều kiện để tăng
thu nhập từ lãi và tăng ROA. Kết quả này
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Angela
Roman (2013), Alper & Anbar (2011).
Biến LDR có ảnh hưởng thuận chiều, có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM
giai đoạn 2014-2020. Điều này cho thấy
tương quan tỷ lệ thuận giữa rủi ro thanh
khoản và tỷ lệ sinh lời dự tính. Một NHTM
sử dụng quá nhiều nguồn vốn huy động để
cho vay sẽ làm giảm quy mô của ngân quỹ
do phải cắt giảm dự trữ đảm bảo khả năng
thanh toán để tămg dư nợ cho vay. Dư nợ
tăng là một trong những điều kiện để ngân
hàng gia tăng thu nhập từ lãi nhưng ngân

quỹ giảm làm ngân hàng đối mặt với rủi
ro thanh khoản cao hơn. Kết quả này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Kosmudou
(2008), Brouke (1989).
Biến TAX có ảnh hưởng ngược chiều có ý
nghĩa thống kê với ROA của các NHTM.
Giả định thu nhập trước thuế không thay đổi
hoặc tốc độ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp
lớn hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập
trước thuế thì ROA của NHTM sẽ giảm. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Tomola Marshal Obamuyi (2013).
5. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao
khả năng sinh lời của các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy, khả năng
sinh lời có mối tương quan thuận chiều với
quy mơ tài sản của ngân hàng, quy mô vốn
chủ sở hữu, rủi ro thanh khoản, thu nhập
lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong khi đó, khả
năng sinh lời của ngân hàng có mối tương
quan ngược chiều với chi phí quản lý, rủi
ro tín dụng và thuế. Kết quả trên là cơ sở để
đề xuất một số khuyến nghị sau:
5.1. Khuyến nghị đối với các ngân hàng
thương mại

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 242- Tháng 7. 2022



NGUYỄN THANH PHƯƠNG - ĐẶNG THỊ LAN PHƯƠNG

Thứ nhất, các NHTM cần tiếp tục quan
tâm về kế hoạch tăng vốn tự có phù hợp
với tình hình thực tế của mỗi ngân hàng.
Đây cũng là mục tiêu quan trọng của các
NHTM để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tiếu
thiểu CAR theo Thông tư 41/2016/ TTNHNN ngày 30/12/2016 quy định về tỷ lệ
an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai, các NHTM cần quan tâm tới các
giải pháp gia tăng quy mô và chất lượng tài
sản, đặc biệt là các tài sản có sinh lãi. Các
tài sản có sinh lãi là cơ sở của nguồn thu từ
lãi. Đây là nguồn thu quan trọng nhất của
hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Mỗi ngân hàng cần chú trọng việc tính tốn
và thiết lập một danh mục tài sản có tối ưu
theo từng mục tiêu cụ thể trong các thời kỳ
khác nhau.
Thứ ba, các NHTM cần tăng cường quản
trị chi phí quản lý. Để tăng lợi nhuận, ngồi
việc tăng doanh thu qua tăng quy mơ tài sản
thì cần có kế hoạch cắt giảm chi phí hợp
lý, như Quyết định 123/QĐ-NHNN ngày
28/01/2022 về thực hành tiết kiệm chống
lãng phí trong hoạt động của các NHTM
đã đề cập đến các chỉ tiêu và giải pháp tiết
kiệm như: tiết kiệm điện, nước, điện thoại,
văn phịng phẩm, sách báo, tạp chí, phương

tiện đi lại, hạn chế tối đa tổ chức hội nghị,
hội thảo, khánh tiết…
Thứ tư, các NHTM cần tăng thu nhập lãi
và thu ngoài lãi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hai biến này có tác động dương và
khá lớn đến ROA. Để tăng thu nhập từ lãi,
mỗi NHTM cần chú trọng việc quản lý các
khoản dư nợ, kiểm soát chặt chẽ sau giải
ngân để đảm bảo chất lượng của các khoản
nợ. Mỗi cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt
chẽ với khách hàng để cùng tháo gỡ những
khó khăn để đảm bảo nguồn trả nợ của
khách hàng. Để tăng thu nhập ngoài lãi,
các ngân hàng cần chú trọng về chiến lược
nghiên cứu và phát triển các dịch vụ phi tín

dụng, đầu tư hệ thống công nghệ hạ tầng,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Bên
cạnh đó, mỗi NHTM cần chú ý việc cân đối
mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ hợp lý với
mặt bằng chung của Ngành để tránh làm
mất lòng tin của khách hàng, giữ vững thị
phần của ngân hàng.
Thứ năm, các NHTM cần tiếp tục tăng
cường quản trị rủi ro tín dụng. Trong mơ
hình chi phí dự phịng rủi ro đối với các
khoản cho vay có tác động âm đến khả
năng sinh lời của NHTM. Như vậy chi
phí dự phịng càng giảm thì lợi nhuận của
ngân hàng càng gia tăng. Để giảm chi phí

dự phịng, mỗi ngân hàng cần nghiêm túc
thực hiện các nội dung thẩm định tín dụng,
ngun tắc ba vịng kiểm sốt tín dụng,
quản lý chặt các khoản cho vay.
5.2. Một số khuyến nghị với Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Chính phủ quản lý hệ thống ngân
hàng một cách hợp lý thông qua việc tiếp
tục triển khai Đề án tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng. Chính phủ cần tiếp tục có
những biện pháp khuyến khích các ngân
hàng yếu kém sáp nhập vào ngân hàng có
khả năng tài chính lành mạnh và quản trị
tốt để tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống
ngân hàng.
Thứ hai, Chính phủ cần hỗ trợ để các
NHTM có cơ hội mở rộng quy mơ hoạt
động, đa dạng hóa các dịch vụ tăng hiệu
quả kinh doanh, đặc biệt trong quá trình
hội nhập kinh tế thế giới và cộng đồng kinh
tế ASEAN, cho phép tự do hóa lưu chuyển
lao động, vốn và hàng hóa, phát triển thị
trường thu hút vốn đầu tư nước ngồi
nhanh chóng.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực
hiện thanh tra, rà sốt hoạt động tín dụng,
việc trích lập dự phòng của các NHTM
nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm

Số 242- Tháng 7. 2022- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng


71


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
thiểu rủi ro, giữ khả năng thanh khoản của
ngân hàng và kịp thời tháo gỡ các vấn đề
Tài liệu tham khảo

phát sinh. ■

Amburime (2009), Determinants of Bank Profitability: Company Level Evidence from Nigeria, Online at Science Direct.
Alper and Anbar (2011), Bank Specific, Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical
Evidence from Turkey, Business and Economics Research Journal, Volume 2, Number 2, 2011, pp 139-152
Andreas Dietrich (2011), Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland,
Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, Volume 21, issue 3, 2011, pp 307-327
Andreas Dietrich, Gbarielle Wanzenried (2014), The determinants of commercial banking profitability in low-, middle-,
and high-income countries, The Quarterly review of economics and finance., vol 54, issue 3, 2014, pp 337-354
Angela Roman (2013), An Empirical Analysis Of The Determinants Of Bank Profitability In Romania, Annales
Universitatis Apulensis Series Oeconomica, vol 2, issue 15, 23, 2013
Arun and Turner (2004), Corporate Governance of Banks in Developing Economics : concepts and issues, An
international Review, vol 12, issue 3, pp 371-377
Athanasoglou (2008),Bank Specific, Industry – Specific and Macroeconomic Determinants of bank profitability, Journal
of International Financial Markets Institutions and money, 2008, pp 121-136
Báo cáo tài chính của 15 NHTM năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020
Banking profitability and Performance Management (2011) Online at www.pwc.com
Brouke (1989), Concentration and Other Determinants of Bank Profitability in Europe, North America and Australia,
Journal of Banking and Finance, Volume 13, issues 1, 1989, pp 65-79
Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự (2022), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
giai đoạn 2017-2020)” Tap chí tài chính, kỳ 1 tháng 12/2021

Daft (2008), The leadership experience, 4ed. United State of America: South- Western
Demigruc-kunt & Harry Huizinga (1999), Determinants of commercial bank Interest Margins and Profitabilit: some
international Evidence, The world bank economic review, Vol.13, No 2, 1999, pp 379-408
European Central Bank (2011), Beyond ROE, How to measure Bank Performace, />other/beyondroehowtomeasurebankperformance201009en.pdf
Flamini, Calvin Mc Donald, Liliana Schumacher (2009), The determinants of commercial bankProfitability in SubSaharan Africa, IMF Working Paper, Volume 2, issue 015, 2009, pp 32
Fotios Pasiouras, Kyriaki Kosmidou (2007), Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial
banks in European Union, Research in International Bussiness and Finance, Volume 21, issue 2, 2007, pp 22-237
Halil Emre (2012), Determinants Of Bank Profitability: An Investigation On Turkish Banking, Sector.https://www.
semanticscholar.org/paper/DETERMINANTS-OF-BANKPROFITABILITY-%3A-AN-ON-TURKISH-Görevlisi/52
a812afc350e4b2a8f901ab84e63a31fd634b0c
Hassan (2002), Determinants of Islamic Banking Profitability, Online at ScienceDirect, Procedia Economics and Finace
20 (2015), pp 518-524
Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), “Các yếu tố đặc trưng xác định khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, Tạp chí Cơng thương số tháng 7/2017
KPMG (2019), Khảo sát ngành ngân hàng Việt Nam năm 2019.
Kosmudou (2008), The determinants of banks’s profits in Greece during the period of EU financial integration,
Managerial Finance, Vol 34 Iss 3 pp. 146-159.
Moussa Moukhtar Moussa (2012), Bank-Specific and Macroeconomic Determinants of Bank Profitability: Case of
Turkey, :8080/xmlui/handle/11129/97
Ngân hàng Nhà nước (2022), QĐ 123/QĐ-NHNN ngày 28/1/2022
Ngân hàng Nhà nước (2016), TT 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
Paolo Saona (2011), Determinants of profitability of the US Banking Industry, International Journal of Business and
Social Science, vol.2 No.2; December 2011
Samy Ben Naceur (2003), The determinants of the Tunisian Banking Industry Profitability: Panel Evidence, , http://www.
mafhoum.com/press6/174E11.pdf
Suflan (2009), Determinants of bank profitability in a developing economy: Empirical evidence from Bangladesh,
Journal of Business Economics and Management, Volume10, Issue3, pp 207-217
Tomola Marshal Obamuyi (2013), Determinants of banks’ profitability in a developing economy evidence from Nigeria,
Organizations and Markets in emerging economies, , vol.4, No.2, 2013, pp 97-111
Lê Đồng Duy Trung (2020), “Các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tại Việt Nam: Tiếp

cận theo mơ hình thực nghiệm động”,Tạp chí ngân hàng số tháng 12/2020
World Bank for Lending interest rate: />
72

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 242- Tháng 7. 2022



×