Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hệ thống văn bản hành chính của chính quyền lê trịnh và mối quan hệ với nhà thanh vào thế kỷ XVIII (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 17 trang )

Hệ thống văn bản hành chính của chính quyền Lê - Trịnh và
mối quan hệ với nhà Thanh vào thế kỷ XVIII

Yoshikawa Kazuki
Đại học Gakushuin, NhậtBản
Tóm tắt: Vì nguồn tƣ liệu bị hạn chế nên đến nay chế độ văn bản
hành chính ở cấp địa phƣơng của chính quyền Lê - Trịnh chƣa đƣợc làm rõ.
Tại trấn Lạng Sơn, v|o giữa thế kỷ XVIII, quan Đốc trấn Lạng Sơn đƣợc cho
phép đứng đầu về mặt hành chính cho nên lúc này hệ thống văn bản hành
chính địa phƣơng ở đ}y đƣợc xác lập. Tại đ}y c{c Tù trƣởng bản địa tham
nhập vào hệ thống cai trị của chính quyền Lê - Trịnh với tƣ c{ch l| phiên
thần, phụ đạo. Do quyền lực của chính quyền Lê - Trịnh chƣa th}m nhập
sâu ở vùng biên giới nên Tù trƣởng bản địa ở trấn Lạng Sơn vẫn giữ vai trò
quan trọng trong mối quan hệ giữa chính quyền Lê - Trịnh và nhà Thanh.
Chính quyền trung ƣơng đã dựa vào họ để điều tra họ tên và quan hàm
của các quan lại bên nh| Thanh, đồng thời mua lịch của nhà Thanh và chịu
trách nhiệm gửi tờ Tƣ tới quan Thủ bị dinh Long Bằng của nhà Thanh.
Từ khóa: Chính quyền Lê - Trịnh, văn bản hành chính, trấn Lạng Sơn,
Tù trƣởng bản địa, mối quan hệ với nhà Thanh
*
*

*

1. Lời nói đầu
Vào thời Lê Trung hƣng, c{c trấn1 ở miền xuôi đƣợc gọi là Nội trấn 内
鎮, bao gồm các trấn: Sơn T}y, Sơn Nam, Hải Dƣơng, Kinh Bắc..., còn các
trấn bên ngo|i đƣợc gọi là Ngoại trấn 外鎮, bao gồm: Yên Quảng , Lạng Sơn,
Cao Bằng, Th{i Nguyên, Tuyên Quang, Hƣng Hóa, tức là các khu vực miền

1



Vào thời Lê Trung hƣng, đơn vị hành chính địa phƣơng cao cấp nhất đƣợc gọi là
Thừa tuyên, Trấn, Xứ, Đạo, ở bài này xin thống nhất dùng từ ‚Trấn‛ v| gọi
những quan địa phƣơng cấp trấn l| ‚Quan trấn‛.

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘

449


núi và khu vực duyên hải. Ở Nội trấn, chính quyền trực tiếp bổ nhiệm quan
lại cho đến cấp huyện, cịn ở Ngoại trấn, do quyền lực của triều đình chƣa
thâm nhập vào sâu, nên chính quyền vẫn thơng qua qua tù trƣởng bản địa
để cai trị gián tiếp. Về mặt hình thức, chính quyền Lê - Trịnh ban quan tƣớc
cho c{c tù trƣởng bản địa, chấp nhận cho phép họ cai trị cƣ d}n tại chỗ.
Về chế độ văn bản hành chính của chính quyền Lê - Trịnh, tác giả Lê
Kim Ngân trong Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII đã có khảo
cứu về c{c văn bản ở trung ƣơng. Trong cơng trình n|y chỉ rõ các loại văn
bản từ phía trung ƣơng bao gồm: loại văn bản đƣợc trình lên chúa Trịnh
gọi là Khải; loại văn bản đƣợc trình lên vua Lê gọi là Tấu; loại văn bản đƣợc
chúa Trịnh cấp cho các quan lại l| c{c văn bản nhƣ: Lệnh chỉ, Lệnh dụ; loại
văn bản đƣợc vua Lê cấp cho các quan lại là: Sắc, Sắc chỉ...[Lê Kim Ngân
1974: 160-165]. Tuy nhiên, do nguồn tƣ liệu bị hạn chế nên chế độ văn bản
hành chính cấp địa phƣơng chƣa đƣợc tác giả l|m rõ. Do đó để hiểu biết
đƣợc thực trạng của sự cai trị ở vùng ngoại trấn thời Lê Trung hƣng, chúng
ta trƣớc hết cần phải tìm hiểu chế độ văn bản hành chính ở đ}y.
Ngồi ra, trong mối quan hệ của chính quyền Lê - Trịnh với nhà
Thanh, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khảo cứu về các vấn đề nhƣ sự
chuyển biến của quan hệ triều cống, hoạt động bn bán của thƣơng nh}n
Trung Quốc... nhƣng chƣa có cơng trình ph}n tích về qu{ trình trao đổi văn

bản qua lại giữa 2 chính quyền ở vùng biên giới. Về văn bản ngoại giao đi
lại giữa hai nƣớc, nh| Thanh có quy định văn bản của An Nam Quốc
vƣơng (vua Lê) tƣơng đƣơng với văn bản của Lục bộ cũng nhƣ của quan
Tổng đốc ở địa phƣơng. Khi chính quyền Lê - Trịnh gửi văn bản tới nhà
Thanh thì gửi tờ Tư 咨, loại văn bản đƣợc chuyển đi giữa c{c cơ quan cùng
cấp, tới quan Tổng đốc ở Lƣỡng Quảng (tức tỉnh Quảng Đông v| tỉnh
Quảng Tây). Tuy nhiên, quá trình gửi tờ Tư tới các quan bên nhà Thanh
chƣa đƣợc làm rõ. Để khắc phục các vấn đề trên, nghiên cứu này lựa chọn
phân tích hệ thống văn bản hành chính ở trấn Lạng Sơn, với lý do về mặt
địa lý trấn Lạng Sơn gi{p với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, nằm trên trên
đƣờng đi sứ tới Bắc Kinh v| l| địa điểm trung gian khi chính quyền Lê Trịnh gửi văn bản ngoại giao tới nhà Thanh. Chính vì những lẽ đó nên trấn

450

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘


Lạng Sơn thích hợp để phân tích chế độ văn bản hành chính ở địa phƣơng
cũng nhƣ trong mối quan hệ với nhà Thanh.
2. Hệ thống văn bản hành chính ở trấn Lạng Sơn vào thế kỷ XVIII
Năm 1712, chính quyền Lê - Trịnh đã có quy định quan trấn làm việc
ở ngoại trấn cũng nhƣ nội trấn, cai trị các trấn trực tiếp2. Điều này cho thấy,
trƣớc đó quan ngoại trấn không nhất thiết phải đến tận nơi. Năm 1721,
chính quyền Lê - Trịnh lần đầu tiên bổ nhiệm quan Đốc trấn Lạng Sơn để
cai trị trấn Lạng Sơn3, nên từ đó Đốc trấn Lạng Sơn l| vị quan đứng đầu ở
tỉnh Lạng Sơn về mặt hành chính. Về chế độ thu thuế, sau cuộc cải cách
năm 1722, chính quyền tiến h|nh đ{nh thuế khóa và binh dịch đối với
ngƣời dân ở ngoại trấn4.
Trƣớc đây, qua việc phân tích các loại công văn liên quan đến tù
trƣởng bản địa họ Vi ở xã Suất Lễ, châu Lộc Bình, xứ Lạng Sơn đƣợc lƣu

giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm5, tôi đã chỉ ra rằng ở trấn Lạng Sơn c{c
tù trƣởng đƣợc quyền cai quản thuế khóa và binh dịch ở các xã với tƣ c{ch

2

3

4

5

Đại Việt sử ký toàn thư tục biên, quyển 2, th{ng 3, năm Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712),
tr.1039. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau: ‚參從阮貴德・ 阮世播等啓言「今之鎭官、
即古制都司之任、治所城廓、宛然猶存。往者、宣・ 興・ 太・ 諒諸鎭、或委兼領、
或差近臣爲之。兼領者、羈於内鎭、近侍者、恋於留京。苟得從便遙制、循習爲常、
雖有武臣替代、亦援此例。毎以山川嵐瘴、兵士不便爲辭、不知京藩之勢、内外懸
隔、疆場之間、彼此何常、卒然有急、安能即救。至於詞訟勾送、行程索頓、民之
煩費愈滋。請茲後諸辺鎭官、各令赴任、与四鎭同。其安廣原許海陽兼領、然此處
海瀕遐遠、請別差能臣、專擒制之任。又宣・ 興二司、亦宜各許赴、一遵舊制、以
昭太平制度。」従之。令外鎮鎮守、並赴鎮莅事。‛ Theo ghi chép n|y, C{n quan
Tham tụng Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Thế Phan yêu cầu sự bãi bỏ củadao lĩnh 遥
領 ở các trấn Tuyên Quang, Hƣng Hóa, Th{i Nguyên, Lạng Sơn, v| chúa Trịnh
chấp nhận yêu cầu này. Về Đại Việt sử ký toàn thư tục biên, bài này sử dụng 陳荊和
編校『大越史記全書』全三冊、東洋学文献センター, 1984-1986.
Đại Việt sử ký toàn thư tục biên, quyển 2, th{ng 10, năm Bảo Thái thứ 2 (1712),
tr.1051. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau: ‚命陪從丁輔益督鎭諒山。諒山以文臣爲督
鎭、自此始。‛
Đại Việt sử ký toàn thư tục biên, quyển 2, tháng 12, năm Bảo Thái thứ 5 (1724),
tr.1058. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau: ‚定外鎭租庸調及揀兵法。‛
Viện Nghiên cứu H{n Nôm lƣu trữ bản ghi chép thời Pháp thuộc của các công

văn n|y mang tên: Lạng Sơn tỉnh Văn Uyên châu Cao Trĩ nha Cao Lâu tổng các xã cổ
chi 諒山省文淵州高峙衙高樓總各社古紙 (ký hiệu: AH a.4/7).

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘

451


là phiên thần 藩 臣 , phụ đạo 輔導 6 từ thời Lê Trung hƣng đến đầu thời
Nguyễn. Nhiệm vụ của họ với đối với chính quyền trung ƣơng l| thu thuế
và chỉ huy những ngƣời binh đinh ở các xã mà họ cai quản và họ sẽ đƣợc
nhận bổng lộc là 1 quan tiền cổ trên mỗi ngƣời binh ở nơi họ quản lý.
[Yoshikawa Kazuki 2017].
Để làm rõ chế độ văn bản hành chính, cần tiến hành phân tích các
văn bản h|nh chính liên quan đƣợc sao chép trong các nguồn tƣ liệu khác7.
C{c văn bản h|nh chính đó bao gồm:
- Tờ Thị 示: đ}y l| loại văn bản đƣợc cơ quan cao cấp gửi đến cơ
quan cấp dƣới, phần đầu bắt đầu từ ‚Ngƣời gửi thị ngƣời nhận‛. Ở trấn
Lạng Sơn, tất cả loại văn bản n|y đƣợc quan Đốc trấn Lạng Sơn gửi đến
Phiên thần khi quan Đốc trấn u cầu, thừa nhận điều gì đó đối với tù
trƣởng bản địa8.
- Tờ Phó 付: đ}y l| loại văn bản đƣợc cơ quan cao cấp gửi đến cơ
quan cấp dƣới, phần đầu bắt đầu từ ‚Ngƣời gửi kê: nhất, phụng phó ngƣời
nhận‛. Ở trấn Lạng Sơn, tất cả loại văn bản n|y đƣợc quan Đốc trấn Lạng
Sơn gửi đến tù trƣởng bản địa khi quan Đốc trấn yêu cầu, thừa nhận điều
gì đó với tù trƣởng bản địa9.
- Tờ Phụng truyền 奉傳: đ}y l| loại văn bản đƣợc những quan Ngũ
phủ, Phủ liêu gửi đến các quan lại cấp dƣới để truyền đạt mệnh lệnh của
chúa Trịnh10. Phần đầu bắt đầu từ ‚Ngƣời gửi phụng truyền ngƣời nhận‛.
Năm 1828, phiên thần đƣợc đổi tên làm Thổ ty. Đại Nam thực lục chính biên, quyển

51, tờ 4a, th{ng 3 năm Minh Mạng thứ 9 (1828).
7 Lạng Sơn tỉnh Thoát Lãng châu Hữu Thu tổng Hữu Thu xã cổ chỉ 諒山省脱朗州有秋総
有秋社古紙 (ký hiệu: AH a.4/6).
8 Trong c{c văn bản bang giao giữa Nhật Bản và Việt Nam vào thế kỷ XVII cũng có
tờ Thị, Fujita Reio cho rằng c{c văn bản này có chức năng truyền đạt mệnh lệnh
nhất định *FujitaReio 2016+. Ngo|i ra, trong c{c văn bản ở vùng Huế cũng có tờ
Thị mang nội dung thơng bảo, nhắc nhủ phải thi hành việc gì do cấp trên đã đề ra
[Lê Nguyễn Lƣu, Huỳnh Đình Kết 2011: 111]
9 Ở vùng Huế, tờ Phó đƣợc ban cấp cho phép ngƣời nào một ân huệ gì đó *Lê
Nguyễn Lƣu, Huỳnh Đình Kết 2011: 111]. Ở trấn Lạng Sơn, sự khác biệt của tờThị
và tờPhó về mặt chức năng chƣa rõ.
10 Nhiều tờ Phụng truyền đƣợc sao chép trong cuốn Chính Hịa Chiếu thư 正和詔書
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.256), Bắc sứ thông lục 北使通録 (Viện

6

452

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘


Trong các nguồn tƣ liệu, ‚Phụng truyền‛ đƣợc ghi nhƣ một danh từ, vì vậy
b|i n|y cũng sử dụng từ ‚Phụng truyền‛ 11.
- Lệnh chỉ 令旨: mệnh lệnh của chúa Trịnh.
- Tờ Khải 啓: vào thế kỷ XVIII, hiếm có tờ khải m| tù trƣờng bản địa gửi.
- Tờ Thân 申: đ}y l| loại văn bản đƣợc cơ quan cấp dƣới gửi đến cơ
quan cao cấp, phần đầu bắt đầu từ ‚Ngƣời gửi thân‛. Mặc dù trong văn
bản n|y không ghi ngƣời nhận, nhƣng có một trƣờng hợp là: tờ thân của
c{c tù trƣởng bản địa ở trấn Lạng Sơn đƣợc kèm trong tờ khải của quan
trấn Lạng Sơn. Điều này cho thấy, ở trấn Lạng Sơn loại văn bản n|y đƣợc

tù trƣởng bản địa gửi đến quan trấn Lạng Sơn.
Nhƣ vậy, ở xứ Lạng Sơn chính quyền Lê - Trịnh đã thiết lập hệ thống
văn bản hành chính bao hàm các Phiên thần vào thế kỷ XVIII. Trong những
loại văn bản trên, đ{ng chú ý l| tờ Thân vì nhƣ phần tích ở sau, các tù
trƣởng bản địa thƣờng báo cáo công trạng hoặc đề ra yêu cầu bằng tờ Thân.
Thế nhƣng, nhƣ đã nói ở trên, loại hình văn bản n|y không ghi ngƣời nhận.
Dƣới đ}y l| nội dung tờ Thân của c{c tù trƣởng bản địa ở trấn Lạng Sơn
đƣợc kèm trong tờ Khải của quan trấn Lạng Sơn nhƣ sau (12):
Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.179) v.v... Đa phần văn bản này đều từ các quan
Ngũ phủ, Phủ liêu. Ngƣời nhận đa dạng từ các quan lại đến ‚quan viên, b{ch
tính dƣới thiên hạ‛.
11 Ở miền Bắc Việt Nam, đến nay bản gốc của tờ Phụng truyền chƣa đƣợc phát hiện.
Cịn ở vùng Huế, có tờ Truyền, mang tính thơng báo rộng rãi một chủ trƣơng,
chính s{ch, cũng có thể nhắc nhở một lệnh cần thi hành ngay [Lê Nguyễn Lƣu,
Huỳnh Đình Kết 2011: 111].
12 Bắc sứ thông lục quyển 1, tờ 88b-90a. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau:
奉差諒山處督鎭・ 後内水隊都指揮同知・ 肅城侯黎端愷、督同阮宗珵等謹啓

一、茲期恭奉奉傳、詳査替相冠服、備開節次遞達。奉査本處藩目幹壽侯韋世藩等、
備謂壬子年貢部有告哀禮。其替相朝衣用緑色縀、[朝]帽無有金飭。其貢部禮亦
只用這緑色、一體行禮。爲此備因洞達、幷將韋世藩等申詞遞納。茲謹啓。
景興二十年十二月十 日
諒山處藩臣中一号首号・ 宣慰使・ 幹壽侯韋世藩、正前号首号・ 宣慰大使・ 鵬武侯
阮克臺、正左号首号・ 宣慰大使・ 環壽侯黄廷逞、正右号首号・ 宣慰使・ 姜寶侯阮
廷禄、正後号首号・ 防禦使・ 傳基伯何國纉、守隘号副号・ 招討同知・ 瑅仲侯阮廷
璿、仝本處等申


⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘


453


Các quan: Phụng sai Đốc trấn Hậu nội Thủy đội Đô chỉ huy Đồng tri Túc
Thành hầu Lê Đoan Khả; Đốc đồng Nguyễn Tơng Trình xứ Lạng Sơn cẩn khải:
Kê:
Kỳ này kính vâng phụng truyền 13 tra cứu tường tận việc thay đổi áo mũ,
đã có khải trình bày đầy đủ các chi tiết thứ đệ chuyển lên trên. Nay vâng mệnh
tra hỏi các viên Phiên mục Cán Thọ hầu Vi Thế Phiên, đều nói rõ rằng: ‚Cống
bộ năm Nh}m Tý (1723) có lễ báo tang, Kỳ ấy đã dùng vải đoạn màu lục
may áo triều, mũ triều không trang sức bằng vàng. Lễ tuế cống kỳ ấy
cũng chỉ dùng màu lục, nhất thể hành lễ‛. Bởi vậy chúng thần đề đạt lên
trên, đồng thời trình nộp lời đề đạt của các viên Vi Thế Phiên. Nay kính khải.
Ngày mồng mười tháng 12 năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759).
Trong một tờ Khải khác cùng thời điểm cũng bao gồm tờ Thân của các
viên Thủ ải viết:
Các Phiên thần xứ Lạng Sơn là: Trung Nhất hiệu Thủ hiệu Tuyên ủy sứ
Cán Thọ hầu Vi Thế Phiên; Chính Tiền hiệu Thủ hiệu Tuyên ủy đại sứ Bằng Anh
hầu Nguyễn Khắc Đài; Chính Tả hiệu Thủ hiệu Tuyên ủy sứ Khương Bảo hầu
Nguyễn Đình Lộc; Chính Hậu hiệu Thủ hiệu Phịng ngự sự Truyền Cơ bá Hà
Quốc Toản; Thủ ải Hiệu phó hiệu Chiêu thảo đồng tri Đề Trọng hầu Nguyễn Đình
Duệ cùng tồn xứ Lạng Sơn tấu trình:
Kê:
Kỳ này vâng tra cứu Cống bộ năm Nhâm Tý (1732) có lễ báo tang. Kỳ ấy áo
triều dùng vải đoạn màu lục, mũ triều không trang sức bằng vàng. Cống sứ kỳ này
cần thay đổi màu sắc y phục hay chỉ dùng màu lục, phải tìm hiểu tường tận, cân

一、茲期承査壬子年貢使部、有告哀禮。其替相朝衣用緑色縀、冠無金飭。其貢部
禮或有別換某色、或只用這緑色、應備節次詳悉待憑遞達。其藩臣韋世藩等奉見壬
子年貢部、某告哀禮・ 貢部禮替相朝衣、一體用緑色縀、冠竝無金飭。茲承査及。

因此茲申。
景興二十年十二月十 日
Khi dịch nguyên văn chữ Hán của Bắc sứ thông lục, tác giả tham khảo bản dịch
mới đƣợc in (Lê Quý Đôn (Nguyễn Thị Tuyết, dịch chú và giới thiệu; Trần Thị
Băng Thanh hiệu đính, 2018) Bắc sứ thơng lục, Nxb Đh Sƣ phạm, H). Tuy nhiên, ở
một số chỗ tác giả tự chính sửa.
13 Ở đ}y bản dịch l| ‚kính v}ng truyền‛, nhƣng nguyên văn chữ H{n l| ‚奉奉傳‛,
nên tác giả nghĩ rằng ‚奉傳‛ l| một danh từ. C{ch ghi nhƣ n|y cũng xuất hiện
trong tƣ liệu khác thời Lê Trung hƣng.

454

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘


nhắc kỹ lưỡng rồi đề đạt lên trên. Các phiên thần Vi Thế Phiên được chứng kiến
Cống bộ năm Nhâm Tý cử hành lễ báo tang và tiến cống dùng áo triều bằng vải
đoạn màu lục, mũ không trang sức vàng. Nay vâng tra cứu được, bởi vậy kính trình.
Ngày mồng mười mỗ tháng 12 năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759).
Trong tờ Khải của quan Đốc trấn v| Đốc đồng trấn Lạng Sơn, ghi:
‚Bởi vậy chúng thần đề đạt lên trên, đồng thời trình nộp lời đề đạt của
các viên Vi Thế Phiên‛, sau đó sao chép tờ Thân của c{c tù trƣởng bản địa
bao gồm Vi Thế Phiên. Rõ ràng là tờ Thân n|y đã đƣợc các Tù trƣởng bản
địa gửi tới quan Đốc trấn Lạng Sơn nên t{c giả cho rằng ở trấn Lạng Sơn,
tờ Thân là loại hình văn bản mà các Tù trƣởng bản địa dùng để gửi lên
quan trấn Lạng Sơn. Nhƣ vậy, có thể mơ tả đƣợc hệ thống văn bản hành
chính ở trấn Lạng Sơn v|o thế kỷ XVIII nhƣ sau:

chúa Trịnh
Ngũ phủ

Phủ liêu
Khải
(啓)

Phụng truyền
(奉傳)

Đốc trấn Lạng Sơn
Thân
(申)

Lệnh
chỉ
(令旨)

Thị (示)
Phó (付)

Tù trưởng bản địa
(Phiên thần, Phụ đạo)
à
ính ở trấn Lạng Sơn và o thế kỷ XVIII
Hệthống
thốngvăn
vă n bản
bản hhành
Hệ
chính
ở trấn Lạng Sơn v|o thế kỷ XVIII


3. Vai trò của Tù trưởng bản địa ở trấn Lạng Sơn trong việc gửi văn
thư ngoại giao tới nhà Thanh
Trong cuốn Bắc sứ thơng lục 北使通録14 có sao chép một số văn bản
hành chính cho biết q trình triều đình Lê Trịnh gửi văn bản là tờ Tư tới

14

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.179.

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘

455


nhà Thanh. Trong tờ Phụng truyền đƣợc gửi tới quan Đốc trấn Lạng Sơn
vào ngày mồng 5 th{ng 5 năm Cảnh Hƣng thứ 20 (1759)15 có nội dung:
Các quan Ngũ phủ, Phủ liêu.
Kê:
Phụng truyền cho quan Đốc trấn xứ Lạng Sơn là Hương Linh hầu, Mai
Thế Chuẩn. Kỳ này có một bộ cơng văn, theo đó gửi tờ Tư báo triều cống tới quan
đạo Tả Giang. Nếu thấy gửi đến, phải giao ngay cho Thủ ải, cẩn thận đem cặp bản
công văn, chuyển cho Thủ ải ở Long Bằng nội địa (nhà Thanh) tiếp lĩnh, nhanh
chóng chuyển đi, để hồn thành công vụ. Nay phụng truyền.
Ngày mồng 5 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759).
Trong tờ Phụng truyền n|y, c{c quan Ngũ phủ, Phủ liêu yêu cầu quan
Đốc trấn Lạng Sơn, Mai Thế Chuẩn, chuyển tờ Tư cho quan đạo Tả Giang
bên nh| Thanh thông qua ‚Thủ ải‛, v| ‚Thủ ải‛ chuyển tờ Tư ấy cho ‚Thủ
ải‛ ở Long Bằng. Có lẽ ‚Thủ ải‛ ở Long Bằng là quan Thủ bị ở dinh Long
Bằng có nhiệm vụ phịng bị Long châu và châu Bằng Tƣờng, tỉnh Quảng
Tây16. Điều này cho biết, tờ Tư đƣợc chuyển từ chính quyền trung ƣơng

qua quan Đốc trấn Lạng Sơn đến ‚Thủ ải‛ bên trấn Lạng Sơn, sau đó ‚Thủ
ải‛ ấy chuyển sang quan Thủ bị ở dinh Long Bằng bên nhà Thanh. Vậy,
‚Thủ ải‛ bên trấn Lạng Sơn l| ai?
Về vấn đề này trong Đại Nam thực lục có chi tiết ghi nhƣ sau:
Đặt chức ải mục ở Lạng Sơn. Các ải Nam Quan và Du Thơn ở Lạng Sơn
(Phàm có sứ bộ qua lại thì do ải Nam Quan đưa đi, người phạm tội bị bão xiêu dạt
thì do ải Du Thơn, đều thuộc châu Văn Uyên) thời Lê cũ có đặt hai hiệu Thủ ải tả

Bắc sứ thông lục quyển 1, tờ 19a-b. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau:
五府府僚等官

一、奉傳諒山處督鎭官香嶺侯枚世準、係茲期有公文一套、内開咨報朝貢投逓左江
道官等因。如見逓到、即刻附與守隘、謹將夾板公文、與内地龍憑守隘接領馳逓、
以濟公務。茲奉傳。
景興二十年三月初五日
16 Quyển 60, Trật quan, Quốc triều của Quảng Tây thơng chí đƣợc biên soạn thời Ung
Chính (Khâm định Tứ khố tồn thư, quyển 541-543, Đ|i Loan, Thƣơng vụ ấn thƣ
quán, 1983-1986) ghi về quan Thủ bị dinh Long Bằng.
15

456

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘


hữu (Chánh phó thủ hiệu đều 2 người, ấn khắc chữ ‚Văn Uyên châu quảng úy sứ
ty chi ấn‛, phàm khi tiếp lãnh cơng văn của người Thanh thì đóng ấn ấy làm tin).
Đến nay trấn thần Lạng Sơn xin dùng thủ ải cũ là Nguyễn Đình Minh và
Nguyễn Đình Giáp cho làm chức ấy. Bèn cho Đình Minh làm Thủ hiệu giữ ải
Nam Quan, Đình Giáp làm phó thủ hiệu giữ ải Du Thôn, cấp cho ấn đồng (Khắc

chữ triện ‚Văn Uyên châu thủ hiệu chi chương‛)17.
Theo đó, v|o đầu thời Nguyễn, nhà Nguyễn bổ ‚cựu thủ ải‛ l|m
Chánh thủ hiệu, Phó thủ hiệu, cho họ phịng bị Nam Quan (tức Trấn Nam
quan), ải Du Thôn và cả hai ải n|y đều nằm ở ch}u Văn Uyên, trấn Lạng
Sơn. Nam Quan l| địa điểm giao tiếp giữa chính quyền Lê - Trịnh và nhà
Thanh, cịn ải Du Thơn l| địa điểm m| thƣơng nh}n Trung Quốc đƣợc
công nhận đi lại [Suzuki Chusei 1975: 435]. Theo ghi chép của Đại Nam
thực lục đã trích dẫn ở trên, thời Lê Trung hƣng, chính quyền đặt Tả hiệu
Thủ ải và Hữu hiệu Thủ ải để bảo vệ Nam Quan và ải Du Thôn và họ tên
của những ngƣời làm chức vụ này là Nguyễn Đình Minh v| Nguyễn Đình
Gi{p. Nhƣ đã biết trong cơng trình Thổ ty Lạng Sơn trong Lịch sử Việt Nam
của Nguyễn Quang Huy đã chỉ rõ dòng họ Nguyễn Đình l| dịng họ Tù
trƣởng bản địa nổi tiếng ở trấn Lạng Sơn trong đó có 2 nh{nh chính l| họ
Nguyễn Đình ở xã Hƣu Thu, ch}u Tho{t Lãng (nay l| xã Ho|ng Việt,
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) v| nh{nh họ Nguyễn Đình ở xã Uyên Cốt,
ch}u Văn Uyên (nay l| xã T}n Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)
[Nguyễn Quang Huynh (chủ biên) 2011]. Ngoài ra, trong nội dung tờ Thị
đƣợc sao chép trong Lạng Sơn tỉnh Thoát Lãng châu Hữu Thu tổng Hữu Thu
xã cổ chỉ(18), cũng cho biết một ngƣời họ Nguyễn Đình Đình ở xã Hữu Thu,
ch}u Tho{t Lãng l| Đề Trung hầu Nguyễn Đình Duệ đƣợc quan Đốc trấn

Đại Nam thực lục, chính biên, Đệ nhất kỷ, quyển 18, th{ng 8 năm Gia Long nguyên
niên (1802). Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau:
置諒山隘目。諒山南關及油村隘<凡使部往返者、由南關。解送人犯及風難者、由
油村隘。均屬文淵州>、故黎置守隘左右二號<正・ 副首號各二印、刻文淵州廣尉
使司之印。凡接領清人公文、押用爲信>。至是、諒山鎭臣請以舊守隘阮廷銘・ 阮
廷□(王+甲)爲之。乃授廷銘爲正首號守南關、廷□爲副首號守油村隘、給之銅印
<篆刻文淵州首號之章>
18 Lạng Sơn tỉnh Thoát Lãng châu Hữu Thu tổng Hữu Thu xã cổ chi 諒山省脱朗州有秋
総有秋社古紙 (ký hiệu: AH a.4/6).


17

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘

457


Lạng Sơn bổ nhiệm Thủ ải Đề Trung hầu Nguyễn Đình Duệ làm Chánh
hiệu vào ngày mồng 3 th{ng 3 năm Cảnh Hƣng nguyên niên (1740). Trong
tờ Thân năm 1759 đã trích dẫn ở trên, Nguyễn Đình Duệ mang quan chức
Thủ ải hiệu phó hiệu, Chiêu thảo đồng tri.
Nhƣ vậy, ‚Thủ ải‛ l| Tù trƣởng bản địa ở trấn Lạng Sơn v| tờ Tư đƣợc
chuyển từ chính quyền trung ƣơng qua quan Đốc trấn Lạng Sơn đến Tù
trƣởng bản địa đƣợc gọi l| ‚Thủ ải‛, sau đó đƣợc chuyển sang bên nhà Thanh.
4. Vai trò của Tù trưởng bản địa ở trấn Lạng Sơn trong quá trình
gửi tờ Tư tới nhà Thanh
C{c văn bản h|nh chính đƣợc sao chép trong Bắc sứ thơng lục cho biết
q trình chi tiết khi chính quyền Lê - Trịnh gửi tờ Tư tới nhà Thanh. Theo
tờ Phụng truyền đƣợc gửi tới quan Đốc trấn Lạng Sơn v|o ng|y 22 th{ng 12
năm Cảnh Hƣng thứ 19 (1758), c{c quan Ngũ phủ, Phủ liêu đã yêu cầu
quan Đốc trấn Lạng Sơn cho Thủ ải điều tra quan hàm, họ tên của các quan
lại bên nh| Thanh liên quan đến triều cống, đồng thời mua lịch của nhà
Thanh19. Tiếp đến ng|y 28 th{ng 2 năm Cảnh Hƣng thứ 20 (1759), quan
Đốc trấn Lạng Sơn b{o c{o quan h|m, họ tên của các quan lại bên nhà
Thanh(20). Ngày mồng 2 th{ng 3 cùng năm, ‚quan xuất nạp (tức các quan
Ngũ phủ, Phủ liêu?) đệ trình xin (chúa Trịnh) ban chỉ chấp nhận, viết lại
‚tƣờng khảo‛ (tức nội dung chính thức của tờ Tư?)‛, v| mồng 6 tháng 3,
‚lại đệ trình xin (chúa Trịnh) ban chỉ cho dùng ấn. Đóng gi{p rồi giao


Bắc sứ thơng lục quyển 1, tờ 12a-b. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau:
五府府僚等官

一、奉傳諒山處督鎭官香嶺侯枚世准、係茲期歳貢、例有咨文投報天朝上司各衙門、
應傳守隘詳査内地總督・ 巡撫・ 布政・ 按察・ 左江道、及各府縣州官、有預歳貢事者、
官衘姓氏、幷買取己卯年北歴壹本、限十五日内、迅即逓納、愼毋遅緩。茲奉傳。
景興十九年十二月二十二日
20 Bắc sứ thông lục quyển 1, tờ 12a-b. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau:
二十八日、諒山督鎭香嶺侯枚世準遞所抄在龍憑吏房内地官衘姓氏、幷北歴一本、
奉納署理兩廣總督部堂.兵部右侍郎兼右副都御史.巡撫廣東等處地方.提督軍務.兼理
糧餉.加一級紀録五次託。
19

458

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘


xuống dịch trạm ph{t đi‛21, sau đó nhƣ đã trích dẫn ở trên, vào ngày mồng
5 tháng 3 cùng năm, c{c quan Ngũ phủ, Phủ liêu đã cấp tờ phụng truyền,
yêu cầu quan Đốc trấn Lạng Sơn chuyển tờ Tư22 cho quan đại Tả Giang bên
nhà Thanh tới ‚Thủ ải‛. Có lẽ tờ Phụng truyền đƣợc gửi cùng tờ Tư.
Nhƣ vậy, trong q trình chi tiết khi chính quyền Lê - Trịnh gửi tờ
Tư tới nhà Thanh, nhiệm vụ của Tù trƣởng bản địa ở trấn Lạng Sơn l|: điều
tra quan hàm, họ tên của các quan lại bên nhà Thanh, mua lịch của nhà
Thanh, gửi tờ Tư tới quan dinh Long Bằng ở bên nhà Thanh.
5. Thay lời kết
Ở trấn Lạng Sơn, v|o giữa thế kỷ XVIII, quan Đốc trấn Lạng Sơn
đƣợc đứng đầu về mặt hành chính, hệ thống văn bản h|nh chính đƣợc xác
lập. Lúc này, các Tù trƣởng bản địa đƣợc thâm nhập hệ thống cai trị của

chính quyền Lê - Trịnh với tƣ c{ch l| phiên thần, phụ đạo. Tuy nhiên,
quyền lực của chính quyền Lê - Trịnh chƣa th}m nhập vào sâu ở vùng biên
giới nên trên thực tế triều đình phải dựa vào các Tù trƣởng để cai trị cƣ d}n.
Chính vì thế trong mối quan hệ giữa chính quyền Lê - Trịnh và nhà Thanh
các Tù trƣởng bản địa ở trấn Lạng Sơn vẫn giữ vai trị lớn. Chính quyền
trung ƣơng dựa vào họ để giao tiếp với nhà Thanh hoặc để sƣu tầm thông
tin bên nhà Thanh./.
Y.K
Tài liệu tham khảo
1. 藤田励夫 (2016),「安南日越外交文書の古文書学的研究」『古文書研
究』81, pp.24-55/ Fujita Reio (2016), ‚Nghiên cứu về văn thƣ ngoại giao Nhật
Việt từ góc độ của văn bản học‛, Nghiên cứu văn bản cổ, số 81, tr.24-55.
2. Lê Kim Ngân (1974), Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII,
Sài Gòn, Phân khoa Khoa học xã hội, Viện Đại học Vạn hạnh.
3. Lê Nguyễn Lƣu, Huỳnh Đình Kết (2011), Ấn chương Việt Nam từ
thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX trong dân gian vùng Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Bắc sứ thơng lục quyển 1, tờ 18b. Nguyên văn chữ H{n nhƣ sau: ‚三月初二日、出納
官逓柬請旨御允、附寫詳考訖。初六日、再遞入請旨用璽、即置入夾投附驛發行‛.
22 Tờ tƣ n|y mang ng|y 24 th{ng 2 năm C|n Long thứ 24 (1759), đƣợc sao chép
trong Bắc sứ thông lục quyển 1, tờ 18b-19a.

21

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘

459


4. Nguyễn Quang Huynh (chủ biên, 2011), Thổ ty Lạng Sơn trong Lịch
sử Việt Nam, Nxb Văn hóa D}n tộc, H.

5. 牛軍凱 (2012),『王室後裔與叛乱者―越南莫氏家族與中国関係研
究―』広州, 世界図書出版/ Ngƣu Qu}n Khải (2012), Vương thất hậu duệ dữ
phản loạn giả: Việt Nam Mạc thị gia tộc dữ Trung Quốc quan hệ nghiên cứu,
Quảng Châu, Nxb Thế giới đồ thƣ.
6. 鈴木中正 (1975),「黎朝後期の清との関係(一六八二‐一八〇四年)」
山本達郎(編)『ベトナム中国関係史:曲氏の抬頭から清仏戦争まで』東京:
山川出版社, pp.405-483 / Suzuki Chusei (1975), ‚Mối quan hệ giữa nhà Lê
Trung hƣng v| nh| Thanh (1682-1804)‛ trong Yamamoto Tasturo (biên soạn)
Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Tokyo, Nxb Yamakawa, tr.405-483).
7. Yoshikawa Kazuki (2017), ‚Giới thiệu công văn liên quan đến
Phiên thần họ Vi ở xã Xuất Lễ, châu Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn‛, Nghiên cứu
Hán Nôm năm 2017, Nxb Thế giới, H, tr.657-667.

460

⌘ Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019 ⌘



Nghiên cứu Hán Nôm năm 2019
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện)


VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NƠM

Nghiên cứu Hán Nơm năm 2019
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện)

Ban Biên tập
Nguyễn Tuấn Cường


(Trưởng ban)

Vương Thị Hường

(Phó trưởng ban)

Đỗ Thị Bích Tuyển - Nguyễn Kim Măng

(Thư ký)

Việt Anh - Đào Phương Chi - Nguyễn Xuân Diện
Nguyễn Tô Lan - Trịnh Khắc Mạnh
Nguyễn Hữu Mùi - Nguyễn Công Việt
Lương Thị Ngọc Thu

(Trợ lí kĩ thuật )

Hà Nội - 2019


CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
Số 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 0084.4.38253841 - 38262996 Fax: 0084.4.38269578
Chi nhánh: số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCM
Tel: 84.4.38220102
Emeil:
Website: www.thegioipublishers.com.vn


NGHIÊN CỨU HÁN NÔM NĂM 2019
Chịu trách nhiệm xuất bản
TS. TRẦN ĐOÀN LÂM

Biên tập:
Biên tập nội dung: Nguyễn Tuấn Cường
(Trưởng ban)
Bìa:

Trung tâm Chế bản và In

Sửa bản in:

Vương Thị Hường - Nguyễn Kim Măng
Lương Thị Ngọc Thu - Đào Thị Huệ


In cuốn, khổ 16 x 24 cm, tại xưởng in Nhà xuất bản Thế Giới.
Địa chỉ: 46 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Xưởng sản xuất: Nhà 23 ngõ 62 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số xác nhận ĐKXB: 4263-2019/CXBIPH/01-233/ThG.
Quyết định XB số: 1105/QĐ-ThG cấp ngày 12 tháng 11 năm 2019.
In xong và nộp lưu chiều năm 2019. Mã ISBN: 978-604-77-6862-2



×