lOMoARcPSD|17160101
1
ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
TRIẾT HỌC
Đề tài (số 4): Vai trò của người lao động trong lực lượng sản
xuất và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
Việt Nam hiện nay
Học phần: Triết học
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2022
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
2
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU...............................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................4
I. Vai trị của người lao động trong lực lượng sản xuất.............................4
1.1 Phương thức sản xuất................................................................................4
1.2 Lực lượng sản xuất....................................................................................5
1.3 Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất................................6
II. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay và biện pháp để
nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam......................................7
2.1 Nguồn nhân lực........................................................................................8
2.1.1Chất lượng nguồn nhân lực.....................................................................8
2.1.2 Đặc trưng vùng địa lý ...........................................................................8
2.1.3 Năng suất lao động................................................................................9
2.2 Hạn chế trong nguồn nhân lực ở Việt Nam..........................................9
2.2.1 Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao....................................................9
2.2.2 Sự thiếu hụt nhân lực giữa các ngành....................................................10
2.2.3 Nạn chảy máu chất xám........................................................................11
2.3 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
Việt Nam.........................................................................................................12
2.3.1 Nguồn nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế...................12
2.3.2 Tập chung vào việc đào tạo, sử dụng, khai thác nguồn nhân lực..........12
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
3
2.3.3 Tiền hành đào tạo ơ các vùng miền xa xôi............................................13
2.3.4 Thường xuyên đánh giá, tổng kết..........................................................13
2.3.5 Học tập kinh nghiệm, bí quyết các nước trên thế giới...........................14
KẾT LUẬN....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................15
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
4
LỜI NĨI ĐẦU
Lịch sử phát triển của lồi người là lịch sử phát triển của nền văn
minh, văn hóa. Vấn đề con người là vấn đề thực tiễn, khách quan. Con người
là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, và là thước đo của mọi bậc thang giá trị.
Trong triết học cổ đại hay hiện đại, con người luôn là một đối tượng được
quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác –
Lenin, vai trị của con người trong q trình sản xuất của cải vật chất là vô
cùng to lớn. “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công
nhân, là người lao động” Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là
thực thể cải tạo tự nhiên, xã hội. Con người giữ vai trò quyết định, không thể
thiếu trong sản xuất phát triển nền kinh tế. Lao động là một trong bốn yếu tố
tác động tới tăng trường kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả
mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó
lao động đóng vai trị trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong một xã hội dù
lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao
động để vận hành máy móc. Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi qúa
trình sản xuất khơng thể có gì thay thế hoàn toàn được lao động và con người
là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cài vật chất,
là cơ sở tồn tại sự phát triên xã hội. Như đã nói ở trên, yếu tố con người là
quan trọng nhất, là quyết định. Vì thế mà một đất nước phát triển đến đâu,
đều được đánh giá qua trình độ của người lao động. Tuy vậy, vai trò của
người lao động trong q tình sản xuất từ xưa đến nay ngồi mặt tốt, mặt tích
cực thì ln có những mặt tiêu cực cần phải khắc phục. Với Việt Nam là một
nước đang phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những sự phát triển
về khoa học kĩ thuật thì nguồn lực lao động cũng là một vấn đề nhận được sự
quan tâm hàng đầu. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trị của người lao động trong
q trình sàn xuất cũng như tìm những phương pháp giải quyết và phát huy
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
5
chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam, em chọn đề tài “Vai trò của người
lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay".
NỘI DUNG
I, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN
XUẤT
1.1 Phương thức sản xuất
Khái niệm: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình
sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội lồi người
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức sản
xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sàn xuất vật chất ở những giai đoạn
nhất định của xã hội loài người. Tương ứng với mỗi cách thức đó, trong lịch sử xã
hội sẽ hình thành nên những tính chất, kết cấu và đặc điểm tương ứng về mặt lịch
sử. Và “phương thức mà con người sản xuất ra nhữmg tư liệu sinh hoạt cần thiết
cho mình phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những tư liệu sinh hoạt mà
con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra".
Vì thế, dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử,
người ta có thể phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, hiểu thời đại lịch sử đó
thuộc về hình thái kinh tế – xã hội nào. Đối với sự vận động của lịch sử loài người
cũng như sự vận động của mỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức sản xuất
bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng.
Trong sự thay đổi đó, các q trình kinh tế, xã hội...được chuyển sang một
chất mới. Và sự thay thế hợp quy luật khách quan của các phương thức sản xuất
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
6
tạo nên quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch
sử – tự nhiên. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sàn xuất nhất
định. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sàn xuất trong lịch sử quyết
định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao. Trong sản xuất, con người
có “quan hệ song trùng": một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, biểu hiện ở
lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa người với người, tức là quan hệ sản
xuất. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một
trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
1.2 Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự sàn xuất xã hội, con người chinh phục giới tự
nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được chủ
nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Lực lượng sản
xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải
xã hội. Lực lượng sàn xuất bao gồm người lao động với kĩ năng lao động của họ và
tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng
sản xuất trong đó lực lượng sàn xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là công nhân,
là người lao động'.
Người lao động là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất. Chính
người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất với sức mạnh và kỹ năng
lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước tiên là công cụ lao động, tác
động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản
xuất của cải vật chất, người lao động con được nâng cao về trình độ, trí tuệ.
1.3 Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất
Lịch sử phát triên xã hội loài người cho đến nay, về cơ bản, là lịch sử vận
động, phát triển của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Chính trong q trình lao động
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
7
con người đã bộc lộ bản chất của mình và thế hiện một vai trò đặc biệt quan trọng động lực của sự phát triển sản xuất xã hội. Theo C.Mác, sản xuất vật chất là hoạt
động đầu tiên và cơ bản của con người. Đó là q trình con người sử dụng những
công cụ lao động tác động vào tự nhiên, tạo ra những của cải vật chất nhằm phục
vụ nhu cầu của bản thân mình và phát triển xã hội. Để tiến hành sản xuất, con
người phải sử dụng những tư liệu sản xuất như đối tượng lao động, công cụ lao
động và những điều kiện vật chất khác. Những vật đó được C.Mác gọi là “khí
quan" giúp con người có khả năng nối dài đơi bàn tay và làm cho quá trình tác
động vào tự nhiên trở nên có hiệu quả hơn. Lao động sản xuất là một hình thái hoạt
động chỉ có ở con người. Con người tiến hành lao động sản xuất nhằm thoả mãn
không chỉ nhu cầu mang tính sinh vật mà cả những nhu cầu tinh thần, xã hội;
khơng chỉ để thích nghi mà còn để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội, và cải tạo
ngay cả chính bản thân con người. Trong mọi phương thức sản xuất, con người bao
giờ cũng ở vị trí trung tâm và giữ vai trị quyết định so với công cụ lao động và đối
tượng lao động. Con người không chi chế tạo ra công cụ lao động, không chi đề ra
kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động, mà còn trực tiếp sử dụng công cụ lao
động để sản xuất ra của cải vật chất. Các-Mác đã khắng định: “Những thời đại kinh
tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất
bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.".
Chính con người, với trí tuệ và khả năng của mình đã chế tạo ra tư liệu lao
động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao
đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng khơng thể phát huy được tác
dụng, khơng thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Như thế có thể nói, nhân
tố con người (người lao động ) có vai trị hết sức quan trọng và đã trở thành động
lực của sự phát triển sản xuất xã hội. Ngồi việc nhấn mạnh đến vai trị của tư liệu
sản xuất - yếu tố cần thiết của mỗi quá trình sản xuất, C.Mác đã khẳng định, để quá
trình sản xuất được tiến hành khơng thể thiếu vai trị của người lao động. Theo
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
8
C.Mác, yếu tố vật thể sẽ khơng có bất cứ tác dụng nào nếu khơng có một lực lượng
xã hội để tiến hành sản xuất vật chất. Tư liệu sản xuất sẽ trở thành vơ nghĩa nếu
khơng có sự tác động của con người. Điều này đã được C.Mác khẳng định như sau:
“Một cái máy khơng dùng vào q trình lao động chỉ là một cái máy vơ ích. Ngồi
ra, nó cịn bị hư hỏng do sức mạnh hủy hoại của sự trao đổi chất của tự nhiên. Sắt
thì han rỉ, gỗ thì bị mục. Sợi khơng dùng để dệt hoặc đan thì chỉ là một số bơng bị
hỏng". Như vậy, động lực chủ yếu của sự tiến bộ xã hội là lực lượng sàn xuất, mà
trong lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng nhất. Cho nên, bất kỳ
sự tiến bộ xã hội nào, đều do con người trực tiếp thực hiện. Cho đến nay tất cả
những phương tiện hùng hậu phục vụ cho nền sản xuất có trên trái đất này đều là
kết quả của bàn tay và khối óc con người. Nguồn lực con người là tổng thể những
yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thể
xã hội.tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng người. Năng lực đó khi
được sử dụng, phát huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Theo đó,
con người khơng chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội mà cịn là
chủ thể tích cực cải biển tự nhiên và xã hội, con người là điểm khởi đầu và điểm
kết thúc của mọi quá trình lịch sử, con người là yếu tố quan trọng nhất của lực
lượng sản xuất, là lực lượng sản xuất quyết định nhất của xã hội và cách mạng xã
hội cũng là sự nghiệp của quần chúng lao động.
II, THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở VIỆT
NAM
2.1 Về nguồn nhân lực
Việt Nam hiện có lực lượng lao động dồi dào so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới. Tổng số dân của Việt Nam năm 2020 là 97.757.118 người, là
quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đơng Nam Á, trong đó có 54,56 triệu
người (chiếm gần 58% dân số) đang trong độ tuổi lao động. Tỷ trọng dân số tham
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
9
gia lực lượng lao động cao nhất ở nhóm tuổi 25-29. Với nhóm người lao động trẻ
tuổi như trên thì Việt Nam cũng đang nắm giữ ưu thế trong việc sử dụng nguồn
nhân lực và phát triển kinh tế.
2.1.1 Về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức thấp trong bậc thang năng
lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Lao
động Việt Nam đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ở mức
thấp trong bậc thang năng lực quốc tế, thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng
nhân kỹ thuật bậc cao. Số người có trình độ chun mơn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu
lao động (chiếm 20,87%) qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ
cấp nghề, trung cấp, cao đằng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực
lượng lao động. Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh nhưng
vẫn còn 76,9% người tham gla lực lượng lao động chưa được đào tạo chuyên môn.
2.1.2 Về đặc trưng vùng địa lý
Lực lượng lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) ở
khu vự thành thị cao gấp 2,5 lần khu vực nông thôn. Tỷ lệ lực lượng lao động đã
qua đào tạo có bằng, chứng chỉ cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (31,8%) và
Đông Nam Bộ (27,5%); thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (13,6%), cho đến
hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục cố gắng trong việc đưa công tác giáo dục phủ sóng
cho tồn bộ nhân dân cả nước đặc biệt là người dân ở vùng sâu, miền núi còn chưa
được thực sự phổ cập giáo dục cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc học
tập.
2.1.3 Về năng suất lao động
Theo số liệu thống kê mà Bộ Kế hoạch – Đầu tư năm 2019, năng suất lao
động của Việt Nam chỉ bằng 7,6% mức năng suất của Singapore; 19,5% của
Malaysla; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia; 56,9% của Phillippines,
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
10
68,9% của Brunel. So với Myanmar, Việt Nam chỉ bằng 90% và chỉ bằng 88,7%
Lào. Trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn
Campuchia. Đây là một vấn đề lớn cần phải giải quyết của nguồn nhân lực Việt
Nam khi lao động Việt được đánh giá là thông minh và nhanh nhẹn.
2.2 Những điểm hạn chế trong nguồn nhân lực ở Việt Nam
2.2.1 Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được cải thiện, thế
nhưng, nguồn nhân lực chất lượng cao để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của
các doanh nghiệp lớn là rất hạn chế.
Nguyên nhân một phần xuất phát từ công tác giáo dục chưa thực sự phù hợp
và nghiêm túc. Số lượng và chương trình lại chưa thực sự đáp ứng tốt cho việc đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự ứng dụng lý thuyết vào thực tế còn yếu
kém, đặc biệt là sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa cao, dẫn đến
tình trạng nguồn nhân lực bị hạn chế trong kỹ năng “thực chiến” của mình. Học
sinh, sinh viên chỉ đặt nặng về lý thuyết trong khi việc thực hành mới là vấn đề
quan trọng để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm. phần lớn chưa đáp ứng được sự
thay đổi về tư liệu sản xuất, sự phát triển của công nghệ hiện đại thì nhanh mà sự
thay đổi của người lao động thì chậm dẫn đến chưa tận dụng được hết những lợi
ích của cơng nghệ hiện đại.
2.2.2 Sự chênh lệch về nguồn nhân lực giữa các ngành
Với số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao hạn chế khi số lượng người
trong độ tuổi học đại học ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 28,3%. Điều này đã phần
nào khiến cho sự phân bố nguồn nhân lực có sự chênh lệch giữa các ngành nghề.
Theo thống kê, số lượng sinh viên theo đuổi và lựa chọn các ngành khoa học, kỹ
thuật, công nghệ chỉ chiếm khoảng 23% là nam và 9% là nữ. Còn lại, các ngành
kinh tế, xã hội lại chiếm phần lớn. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong các ngành
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
11
khoa học kỹ thuật và công nghệ đã khiến cho nền kinh tế tại Việt Nam cũng có
những nét chênh lệch tương ứng. Điều này cũng có thể cho thấy chính phủ, các cơ
sở đào tạo chưa thực sự khiến cho sinh viên hiểu rõ về các ngành nghề, những tiềm
năng, sự định hướng nghề nghiệp còn chưa được chú trọng và đầu tư. Hơn hết,
điều này sẽ dẫn đến việc khan hiếm về nguồn nhân lực chất lượng cao trong những
nhóm ngành được xem là có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và mang
lại lức hút đầu tư lớn vào Việt Nam.
2.2.3 Nạn chảy máu chất xám
Việc chảy máu chất xám là một trong những vẫn đề quan trọng với nguồn
nhân lực Việt Nam hiện nay. Chắc có lẽ rất nhiều người sẽ biết đến câu chuyện 13
nhà vô địch Olympia đi du học nhưng chỉ có duy nhất 1 người trở về Việt Nam để
làm việc. Điều này cho thấy được sự chả máy chất xám tại Việt Nam đang diễn ra
và là hồi chuông cảnh báo về tình trạng này trong quá trình phát triển nguồn nhân
lực. Mức sống và chế độ lương thưởng, phúc lợi khi làm việc trong nước đẫ phần
nào dẫn đến nạn chảy máu chất xám ở Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam ta vẫn còn
những trường hợp “nhất tiền tệ, nhì quan hệ” dẫn đến những người thực sự có năng
lực và xứng đáng lại khơng thể ngồi ở vị trí phù hợp với năng lực của mình để có
thể phát huy những giá trị của mình trong q trình làm việc dẫn đến nhiều du học
sinh khơng thực sự muốn quay trở lại làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp tại Việt
Nam. Vì thế, việc nâng cao mức sống và chế độ trong các công ty, doanh nghiệp tại
Việt Nam sẽ là cách phần nào hạn chế cho sự gia tăng của tình trạng này ở nước ta.
2.3 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt
Nam
Qua đây chúng ta cần đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện về chất lượng
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là các biện pháp khắc phục hạn
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
12
chế của nguồn nhân lực, đặc biệt là quá trình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực hiện
nay tại Việt Nam.
2.3.1 Nguồn nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế.
Việc nhận thức đúng về nền kinh tế sẽ giúp cho việc xây dựng các chiến
lược phát triển nguồn nhân lực đảm bảo được hiệu quả mong muốn và đáp ứng
được nhu cầu cần thiết của đất nước ta hiện nay trong thời kì này. Nhà nước xây
dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; Điều này sẽ giúp
cho nguồn nhân lực, việc đào tạo nguồn nhân lực sẽ đi đúng hướng với con đường
phát triển kinh tế mà nhà nước đã đặt ra từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế đi đúng
hướng, phát triển mạnh mẽ hơn, thậm chí là mức sống của người lao động cũng sẽ
tăng lên cùng với sự phát triển của đất nước, việc sử dụng được nguồn nhân lực
một cách hiệu quả và chính xác , xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách
nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị vì nó gắn liền với sự phát triển của cả quốc gia.
2.3.2 Tập chung chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực, khai thác, sử
dụng nguồn nhân lực
các cơ quan chức năng của Chính phủ cần có biện pháp giải quyết hiệu quả
những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề
khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc
khai thác, đào tạo,…Lao động Việt Nam chưa được đào tạo qua trường lớp vẫn là
những người tạo ra năng suất, có kỹ năng, có kinh nghiệm làm việc, chỉ là chưa kịp
chuẩn hóa được ở hầu hết các nghề và hiện cịn thiếu cơng cụ để đánh giá, cơng
nhận trình độ của họ. Lao động Việt Nam vẫn còn bị đánh giá là “rẻ” khi chưa thực
sự được đào tạo một cách chuyên nghiệp và có bài bản, việc chú trọng vào việc đào
tạo nguồn nhân lực, trau dồi thêm các kĩ năng sẽ khiến cho vị thế của người lao
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
13
động Việt được tăng lên ở cả trong nước hay quốc tế. Hơn nữa lao động Việt Nam
đa phần vẫn là học chưa đi đôi với hành khiến cho kiến thức của mình chỉ là trên
mặt lý thuyết cho đến khi phải làm việc sẽ gặp nhiều lúng túng, quan trọng hơn
chính là cần đẩy mạnh việc tự học, khuyến khích tham gia các hoạt động bồi dưỡng
kĩ năng, phát triển sự sáng tạo và tư duy đổi mới, cởi mở, thích nghi nhanh với sự
đổi mới khoa học cơng nghệ của thế giới.
Ở các nước phát triển, chuẩn hóa bằng các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề hay chuẩn
năng lực quốc gia để cho doanh nghiệp cũng có thể tự đào tạo, người lao động tự
học, tự rèn luyện theo bộ tiêu chuẩn đó và thực hiện cơng nhận trình độ kỹ năng,
năng lực hành nghề theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
2.3.3 Tiến hành đào tạo cho nguồn nhân lực ở các vùng miền xa xôi
Nhà nước cần có kế hoạch phối hợp, tạo nguồn nhân lực từ nơng dân, cơng
nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân
lực cho đúng. khơng ngừng nâng cao trình độ học vấn. Hiện nay, nhìn chung, trình
độ học vấn bình quân của cả nước mới ở khoảng lớp 6/ đầu người. Tỷ lệ biết chữ
mới đạt khoảng 93%. Vì vậy, cần giải pháp để nâng cao trình độ học vấn của mặt
bằng chung cả nước, thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc. Các trẻ em ở vùng
núi hay các vùng miền xa xơi cịn chưa được tiếp xúc với các chương trình học từ
cơ bản hoặc do tư tưởng của những người dân ở đây còn chưa nắm rõ được tầm
quan trọng của việc học tập. Một vấn đề đặt ra nữa chính là vì giao thơng ở những
vùng này chưa được cải thiện, xây dựng, nâng cấp nên cũng gặp nhiều khó khăn
khi thiếu hụt đội ngũ đào tạo cho nguồn nhân lực tại đây. Đây là một trong những
vấn đề cấp bách cần phải giải quyết để nâng cao được chất lượng cuộc sống, thay
đổi lối suy nghĩ cũng như phát triển nguồn nhân lực cả nước.
2.3.4 Thường xuyên đánh giá, tổng kết về nguồn nhân lực của đất nước hàng
năm
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
14
Hàng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực
ở Việt Nam, đánh giá kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng
chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam,
như: chính sách hướng nghiệp, dạy nghề, học nghề; dự báo nhu cầu lao động và
cân đối lao động theo ngành nghề, trình độ; chính sách đối với lao động đi làm việc
ở nước ngồi; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động. Từ đó có thể đánh giá được nguồn nhân lực trong nước về trình độ, cuộc
sống,…đồng thời tạo cho người lao động những môi trường làm việc thoải mái,
năng động để từ đó đạt được hiệu quả tốt.
2.3.5 Học tập kinh nghiệm, bí quyết của các nước trên thế giới
Việc quan sát và học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các
nước trên thế giới sẽ giúp cho Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong q trình đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình. Nhìn vào các nước trên thế giới, có thể
nhận thấy rằng bộ cơng cụ đánh giá tiêu chuẩn hóa kỹ năng hay chuẩn năng lực
quốc gia được sử dụng và áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, thuật ngữ này cịn khá mới mẻ. Chúng ta chưa thực sự có một công cụ
đánh giá năng lực nhân viên một cách phù hợp và việc ứng dụng công cụ này trong
thực tiễn cịn rất hạn chế. Chính vì thế mà địi hỏi về sự chuẩn hóa với các bộ tiêu
chuẩn về kỹ năng hay trình độ là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp hình thành bộ
khung năng lực cho từng ngành nghề, đánh giá năng lực nhân viên một cách chính
xác và hiệu quả hơn. Đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được
nâng cao và cải thiện tốt hơn.
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
15
KẾT LUẬN
Qua đây ta lại một lần nữa khẳng định được vai trò quan trọng của người lao động
trong lực lượng sản xuất cũng như sự phát triển của loài người, của cả xã hội, từ đó
tập trung và đầu tư hơn vào việc phát triển con người. Thực trạng nguồn nhân lực
Việt Nam hiện nay bên cạnh những khởi sắc thì vẫn cịn tồn tại một số hạn chế
nhất định. Điều này đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, giáo dục
cần có những biện pháp và chiến lược đúng đắn hơn nữa để cải thiện, nâng cao
nguồn nhân lực của Việt Nam. Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua
phát triển con người để xây dựng các giá trị bền vững hơn.
Tài liệu tham khảo:
(1) Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật, năm 2021
(2) Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, nhà xuất
bản chính trị quốc gia sự thật, năm 2009
(3) Anh, T. D. T. L. D. (2021, November 6). Thực trạng phát triển nguồn nhân lực
ở Việt Nam hiện nay. IRDM. />
Downloaded by Free Games Android ()
lOMoARcPSD|17160101
16
(4) Thực trạng và một sốố giải pháp nâng cao châốt l ượng nguốồn nhân l ực hi ện nay .
(2016, April). />
Downloaded by Free Games Android ()