Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 11 trang )

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
------o0o------

Nhóm 10: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ

CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Lớp: 20706 – QH 1820
Ngày 4 tháng 12 năm 2020.
1


THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VỀ THỰC TIỄN
Thực tiễn, theo tiếng Hy Lạp cổ là “Practica”, có nghĩa đen là hoạt động tích cực.
+ Các nhà triết học duy tâm cho hoạt đg nhận thức, hoạt động của ý thức, hoạt động của
tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn.
+ Các nhà triết học tôn giáo thì cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là hoạt
động
thực tiễn.
+ Các nhà triết học duy vật trước triết học duy vật biện chứng có nhiều đóng góp cho
quan điểm duy vật về nhận thức, nhưng chưa một đại biểu nào hiểu đúng được bản chất của
thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Trong luận đề số 1 của Luận cương Phoiơbắc, Các Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của
toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là
sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay
hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là
thực tiễn”.
Hay “Điểm cao nhất mà chủ nghĩa duy vật trực quan, tức là chủ nghĩa duy vật khơng quan


niệm tính cảm giác là hoạt động thực tiễn, vươn tới được là sự trực quan về những cá nhân
riêng biệt trong “xã hội công dân”.
II.

KHÁI NIỆM MÁC VỀ THỰC TIỄN

Trong lịch sử triết học trước Mác, các trào lưu đều có quan niệm chưa đúng, chưa đầy
đủ về thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã hiểu được thực tiễn là hành động vật chất
của con người nhưng lại khơng thấy được vai trị của thực tiễn đối với nhận thức .Ngược lại,
các nhà triết học duy tâm trước đó đã tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần; họ hiểu hoạt động thực
tiễn như là hoạt động “ý niệm” hay tư tưởng tồn tại đâu đó ngồi con người, nói cách khác là
gạt bỏ vai trị vật chất của thực tiễn trong đời sống xã hội.
Triết học Mác - Lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền
tảng, cơ bản của triết học nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên
một bước chuyển biến cách mạng trong triết học.
Vậy thực tiễn là gì?

3


Theo quan điểm Triết học Mác-Lenin, “thực tiễn” được định nghĩa chính xác là tồn bộ
những hoạt động vật chất-cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự
nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Hay nói cách khác :
Thực tiễn là tồn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Ví dụ:
+ Trồng lúa, nuôi gà, buôn bán thực phẩm…
+ Xây nhà, sửa xe máy, quét rác…
+ Làm cách mạng, bầu cử, xây dựng luật pháp…

Vậy, dựa trên quan niệm về thực tiễn, có thể thấy thực tiễn gồm những đặc trưng sau:
2.1. Thực tiễn chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người , hay nói khác đi
là những hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được trực quan được.
Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng,
công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng ; trên cơ sở đó, con
người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình.
Ví dụ: cuốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện, cải thiện kết quả học tập…
2.2. Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người.
+ Tính lịch sử nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực tiễn, cải tạo
tự nhiên xã hội cũng khác nhau.
+ Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn khơng phải hoạt động của cá nhân đơn lẻ, tách
rời, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.
Tóm lại, hoạt động thực tiễn chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo của mọi
người, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng trải qua các giai
đoạn lịch sử phát triển cụ thể. Và trong hoạt động thực tiễn, con người có thể truyền lại cho
nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ví dụ: Cuộc cải tổ sai lầm của Liên Xô ( Tháng 3/1985) theo đường lối “cải cách kinh tế triệt
để”, lấy hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng làm trọng tâm của M.Gorbachev được đặt
trong bối cảnh cụ thể là cuộc khủng hoảng về năm lượng dầu mỏ trên toàn thế giới năm 1973
đã dẫn đến sự kiện lá cờ Liên bang Xơ viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự
chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại. Từ đó, nhiều
bài học kinh nghiệm được rút ra cho các nước chủ nghĩa xã hội đang tiến hành công cuộc cải
4


cách đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất nhân văn vì sự
giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hồn cảnh và truyền thống văn hố cuả mỗi
dân tộc.
2.3. Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ
con người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao chỉ có ở con người,

khơng giống với hoạt động bản năng, thụ động của động vật. Con người khơng thể thỏa mãn
với những gì có sẵn trong tự nhiên, do đó xuất hiện xu hướng hoạt động có mục đích rõ ràng
nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực
và làm chủ thế giới.
III. CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA THỰC TIỄN
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng gồm
những hình thức cơ bản:
 Hoạt động sản xuất vật chất
 Hoạt động chính trị - xã hội
 Hoạt động thực nghiệm khoa học

 Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực hiện sớm nhất, cơ bản nhất,
quan trọng nhất. Bởi lẽ, ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là
người, con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại. Sản xuất
vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản
của con người và xã hội loài người. Khơng có sản xuất vật chất, con người và xã hội lồi
người khơng thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của của
các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nơng dân, lao động của các cơng nhân trong các xí nghiệp,
nhà máy…
Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con
người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã
hội,v,v.. tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho con người phát triển. Hoạt động chính trị xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu
tranh cho hịa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị - xã
hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát
triển. Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội lồi người cũng
khơng thể phát triển bình thường.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học,
Hội nghị cơng đồn…
5



 “Thực nghiệm là tạo ra những biến đổi nào đó ở sự vật để quan sát nhằm nghiên cứu
những hiện tượng nhất định, kiểm tra một ý kiến hoặc gợi ra những ý kiến mới”. Hoạt
động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ trong
hoạt động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện khơng có
sẵn trong tự nhiên cũng như xã hội để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà
mình đã đề ra. Trên cơ sở đó, sử dụng những thành tựu của thực nghiệm khoa học
nhaa2m8 phục vụ, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, phục vụ con người. Ngày nay,
khi mà cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, “khi mà tri thức xã
hội phổ biến để chuyển hóa đến độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp” thì hình thức
hoạt động thực tiễn này càng quan trọng.
Ví dụ: Nhóm nhà khoa học Australia đã kết nối thành công não bộ con người với một
chiếc máy tính hệ điều hành Windows 10 bằng cách luồn dây vào mạch máu. nơi chúng
có thể phát hiện tín hiệu của não bộ rồi gửi trở lại cho máy tính, cung cấp liệu pháp
điều trị cho những người bị liệt.
Hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trị quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn
kia. Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia là hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực
nghiệm khoa học có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất vật chất. Ba hình thức thực
tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho hoạt động thực tiễn
vận động, phát triển và ngày càng có vai trị quan trọng đối với hoạt động nhận thức.
 Thực tiễn là cầu nối con người tự nhiên, xã hội, đồng thời thực tiễn của tách con người khỏi
thế giới tự nhiên để “làm chủ” tự nhiên, là để khẳng định con người với tư cách là chủ thể
trong quan hệ với tự nhiên, nhưng muốn “tách” con người khỏi tự nhiên thì trước hết phải
“nối” con người với tự nhiên. Thực tiễn chính là cầu nối đó.


IV. NHẬN THỨC
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xác lập trên cơ sở ba nguyên tắc

cơ bản, đó là:
+ Thứ nhất, thừa nhận sự vật khách tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người. Đây
là nguyên tắc nền tảng của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa
duy vật biện chứng khẳng định, các sự vật tồn tại khách quan và độc lập với ý thức và cảm
giác của loài người.
+ Thứ hai, cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan. Theo
chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác, tri thức của chúng ta đều là sự phản ánh, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhưng không phải là sự phản ánh thụ động, cứng đờ
của hiện thực khách quan giống như trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
6


+ Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý
thức nói chung. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân
lý.
2. Nguồn gốc của nhận thức
Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế giới
khách quan là đối tượng của nhận thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý
thức con người là nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức. Đồng thời cũng khẳng
định khả năng nhận thức thế giới của con người rằng chỉ có những cái mà con người chưa
biết chứ khơng có cái gì khơng thể biết.
3. Khái niệm của nhận thức
Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ
óc con người, là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan trong bộ óc con người.
Điều này thể hiện quan niệm duy vật về nhận thức, chống lại quan niệm duy tâm về nhận
thức.
Nhận thức là quá trình phức tạp, quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ khơng phải
q trình giản đơn, thụ động, máy móc và nhất thời.
4. Bản chất của nhận thức
- Nhận thức là một q trình biện chứng có vận động và phát triển

Đó là q trình đi từ chưa biết biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ
đến đầy đủ hơn. Đây là một q trình, khơng phải nhận thức một lần là xong, mà có phát
triển, có bổ sung và hồn thiện: “Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả lĩnh vực
khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức
của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự
không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết khơng đầy đủ và khơng chính xác trở thành đầy đủ
hơn và chính xác hơn như thế nào” (V.I Lênin (1980), Tồn tập, t.18, Sđd.tr117)
*Các dạng nhận thức:
Trong q trình nhận thức của con người luôn luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận
thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.
 Nhận thức kinh nghiệm: là nhận thức dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng
hay các thí nghiệm khoa học.
+ Kết quả: Những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực nghiệm khoa học.
Tri thức kinh nghiệm đóng vai trị quan trọng trong đời sống thường ngày của con người tuy
nhiên còn hạn chế vì nó mới đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng lẻ, bề ngồi của sự vật và
cịn rời rạc, chưa chỉ ra được tính tất yếu của các sự vật, mối quan hệ bản chất của sự vật,
hiện tượng. Ph.Ănggen đã khẳng định: “Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó khơng bao
giờ chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”.
7


 Nhận thức lý luận: nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa trên hình thức tư
duy trừu tượng như khái niệm, phán đoán, suy luận để khái quát tính bản chất, quy luật, tính
tất yếu của các sự vật hiện tượng.
 Nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp trong
hoạt động hằng ngày và trong con người.
 Nhận thức khoa học: là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của chủ thể nhằm
phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận
thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.

Bản chất của nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới vật chất
khách quan bởi con người. Vì thế, chủ thể nhận thức chính là con người. Nhưng đó phải là
con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong điều kiện
lịch sử - xã hội cụ thể nhất định.Theo Triết học Mác – Lênin, con người chỉ trở thành chủ thể
nhận thức, khi con người đó là thành viên xã hội, tham gia vào hoạt động của cộng đồng
nhằm cải tạo khách thể. Vì thế chủ thể nhận thức không chỉ là cá nhân con người mà cịn là
những tập đồn người cụ thể, một dân tộc cụ thể, là lồi người nói chung.
Nếu chủ thể nhận thức trả lời cho câu hỏi: ai nhận thức, thì khách thể nhận thức
trả lời câu hỏi: cái gì được nhận thức. Khách thể nhận thức không chỉ là thế giới vật chất mà
cịn có thể là tư duy, tâm lý, tư tưởng tình cảm, v.v…Khách thể nhận thức cũng có tính lịch
sử - xã hội, cũng bị chế ước bởi điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Khách thể nhận thức cũng
không đồng nhất với đối tượng nhận thức. Khách thể nhận thức rộng hơn đối tượng nhận
thức.
Hoạt động thực tiễn của con người chính là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thể
nhận thức và khách thể nhận thức. Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Từ trên chúng ta có thể thấy, nhận
thức là q trình phản ánh hiên thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi
con người trên cơ sở thực tiễn mang tính cơ sở thực tiễn.
V. VAI TRỊ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC



Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan
hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và
điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và
khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và
cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của

8


mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối
liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho
con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó
hình thành các lý thuyết khoa học.
Ví dụ 1: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn
từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai
cấp tư sản lúc bấy giờ.
Ví dụ 2: Nhờ việc quan sát chiếc lá trên mặt nước người ta sáng tạo ra con thuyền
Ví dụ 3: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn con người cần phải “đo đạc diện tích và đo lường sức
chứa của những cái bình, từ sự tính tốn thời gian và sự chế tạo cơ khí” mà tốn học đã ra
đời và phát triển.
Do đó, nếu xa rời thực tiễn, khơng dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực
nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế, chủ thể nhận thức
khơng thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn.
Thực tiễn là động lực của nhận thức
Hoạt động thực tiễn góp phần hồn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén,
chính xác, nhanh hơn; tạo ra các cơng cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con
người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích
thích q trình nhận thức tiếp theo.
+ Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận
thức về thế giới.
+ Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hồn thiện, từ đó giúp
con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
Ví dụ 1: Thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta dã man, hàng triệu người dân Việt Nam lúc bấy
giờ bị chết đói. Thực tiễn đó đã đặt ra nhiệm vụ phải giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân
Pháp
Ví dụ 2: Việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập và học kiến thức mới, khó.

Khi giải quyết được những bài tập khó đó thì nhận thức của em sẽ được nâng cao hơn.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

- Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là
người đã được quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, muốn sống, muốn tồn tại,
con người phải sản xuất và cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính nhu cầu sản xuất vật chất và
cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh.

9


Ví dụ: Để có được lương thực, thực phẩm đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu cho việc tồn tại và
phát triển của mình địi hỏi con người phải có nhận thức trong việc phát triển nông nghiệp
như trồng trọt chăn ni, tìm các giống tốt, các phương pháp ni trồng tốt.
Ví dụ trên cũng chứng minh rằng: mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân
tri thức mà là để cải tạo tự nhiên, xã hội đáp ứng nhu cầu của con người.
- Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý kiến viển vơng. Nếu khơng vì thực
tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Điều đó giống như việc khi khơng có mục
tiêu, điểm đến rõ ràng, cụ thể chúng ta sẽ không biết đi theo hướng nào và bằng cách
nào.
Mọi tri thức khoa học – kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời
sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người. Những tri thức khoa
học chỉ đúng khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.
Những thuyết, những định lý mà các nhà khoa học đưa ra nó chỉ có ý nghĩa và tồn tại khi
chứng minh được nó đúng và được áp dụng trong thực tiễn. Như định lý Pytago được tạo ra
với mục đích tính tốn thực sự có ý nghĩa và tồn tại lâu dài do tính chính xác của nó đã được
thừa nhận, chứng minh và khả năng vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới giải đáp, nhờ đó các ngành khoa học
ngày càng phát triển.

Các ví dụ khác về thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Để làm việc trong những mơi trường nguy hiểm và độc hại địi hỏi con người phải sáng
tạo ra robot.
- Để khám phá vũ trụ, các hành tinh khác đòi hỏi con người chế tạo ra tàu vũ trụ, các vệ
tinh.
- Để bài thi đạt điểm cao đòi hỏi bạn phải chăm chỉ học tập
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí

Nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí vì chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được
qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra mới khẳng định được tính đúng đắn của
nó. Theo triết học Mác Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân
lí, bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lí.
Ví dụ: có một món ăn mà bạn chưa thử bao giờ, bạn muốn biết nó có ngon hay khơng cách
duy nhất để xác định đó là phải nếm thử (kiểm chứng bằng thực tiễn).
Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra chân lí
khác nhau, có thể bằng thực nghiệm khoa học, có thể áp dụng lí luận xã hội vào quá trình cải
10


biến xã hội,.. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Tuyệt
đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân thực tiễn luôn biến đổi
phát triển. Sự thay đổi này dẫn đến sự tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước
đó.
Từ vai trị của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta rút ra nguyên tắc thực tiễn trong nhận
thức và hành động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật luôn phải gắn với nhu cầu thực
tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức, lí luận cũng như chủ trương, đường lối
chính sách. Ngun tắc này có ý nghĩa lớn trong việc chống bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý
chí. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều, chúng ta phải từng bước quán triệt tốt
nguyên tắc thực tiễn, tăng cường tổng kết thực tiễn.
VI. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức địi hỏi chúng ta ln qn triệt quan điểm về thực
tiễn. Quan điểm này yêu cầu:
- Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: Việc nhận thức xuất phát từ thực tiễn.
Ví dụ: từ thực tiễn về sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người bắt đầu có tri thức
về tốn học và nếu khơng có những nhu cầu thực tiễn về sự cân đo đong đếm, thực nghiệm
thì sẽ khơng hình thành nên tốn học, con người không thể tự tạo ra các công thức, các định
lực nếu những công thức, định luật ấy không được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời thực tiễn
dẫn tới bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Trong q tình nghiên cứu, bên cạnh việc dựa theo lý thuyết và lý luận, ta cần phải kiểm
nghiệm chúng thông qua nghiên cứu thực tiễn, phải gắn liền với thực hành.
Ví dụ: Nhà bác học Ga-li-lê là người rất coi trọng việc thực nghiệm, ông thường dùng thực
nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nọ, ông nghe người ta dạy cho học sinh
rằng “Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ” Ơng liền phản đối. Sau đó, ơng tiến
hành một thí nghiệm hai hịn đá có khối lượng khác nhau từ trên cao xuống. Ơng phát hiện ra
khơng khí có sức cản. Và cùng hai hịn đá đó, ơng thả hai hòn đá lúc nãy vào một ống dài bị
rút hết khơng khí thì quả nhiên tốc độ rơi của hai hịn đá bằng nhau. Nếu khơng tiến hành
thực nghiệm trên, có lẽ rất nhiều người sẽ hiểu lầm rằng vật nặng lúc nào cũng rơi nhanh hơn
vật nhẹ. Nhưng thực ra không phải vậy, khi trong môi trường chân khơng, định lý này hồn
tồn sai.
Vì vậy, việc thực hành phải luôn đi đôi với việc học, không được áp dụng lý thuyết sng,
tránh chủ quan, máy móc, giáo điều, vv…

11


- Khơng được tuyệt đối hóa vai trị của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trị của thực tiễn sẽ
rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tương đối và cũng có tính tuyệt đối. Tuyệt
đối ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn có khả năng

xác định cái đúng, bác bỏ cái sai. Nhưng bên cạnh đó, thực tiễn cũng có tính tương đối. Nó
thể hiện bằng việc ta khơng thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì.
Thêm vào đó, thực tiễn khơng đứng n một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó
khơng cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
Ví dụ: Các nền văn hóa tiền hiện đại đưa ra các quan điểm về Trái Đất, người xưa cho rằng
Trái Đất hình phẳng dẹt như một chiếc đĩa, được bao bọc uống cong giống như cái bát của
bầu trời. Đến thế kỷ thứ 4 TCN, nhà học giả Hy Lạp Aristole sau khi quan sát bóng của quả
cam theo nhiều hướng đã tổng kết rằng trái đất có hình trịn. Nhưng vào những khoảng thời
gian tiếp theo, nhiều quan điểm về hình dạng của Trái Đất lại được đưa ra. Viện Hàn lâm
khoa học Paris sau khi tiến hành đo các đường kinh tuyến, lại cho rằng Trái Đất tuôn dài ở
hai cực, nghĩa là giống với hình quả dưa. Sau đó, Newton và C. Huyghens cho rằng Trái Đất
hơi dẹt ở hai đầu và có hình dạng giống trái táo. Và hình dáng thực sự của Trái Đất chỉ được
xác định thực sự khi các vệ tinh được ra đời, ta kết luận rằng Trái Đất thuôn dài ở cực Bắc và
dẹt ở cực Nam. Trái Đất khơng phải hình trịn, cũng khơng phải hình elip, hình cầu hay
giống một quả táo, quả dưa nào cả. Do tính chất lồi lõm của nó trên bề mặt nên người ta
thống nhất hình dạng của nó bằng một thuật ngữ “Geoid” hay cịn gọi là “địa cầu”
Những kết luận về hình thù Trái Đất được đưa ra trong suốt tiến trình phát triển về mặt khoa
học của con người, nếu xét ở thời điểm đó được xem như tuyệt đối. Nhưng khi mọi thứ phát
triển, những chân lý đó khơng cịn nữa mà thay vào đó là những chân lý khác, được kiểm
nghiệm một cách rõ ràng hơn. Đó chính là sự tương đối của thực tiễn. Và có lẽ sau này,
người ta sẽ đưa ra những dẫn chứng để chứng minh về một hình dạng khác của Trái Đất,
điều đó khơng thể biết trước được.
Vì vậy, ta khơng nên tuyệt đối hóa thực tiễn, nó sẽ dẫn ta rơi vào chủ nghĩa thực dụng.

12



×