Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cac phuong phap chan doan benh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.07 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI : CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
BỆNH
A.Chẩn đoán bệnh là gì?
Chẩn đoán bệnh là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Là qui
trình xác định bản chất của một bệnh bằng cách xem xét các dấu hiệu và triệu chứng của
bệnh nhân, và khi cần thiết xem xét kết quả các xét nghiệm và khảo sát X quang, tìm điều
chưa biết dựa trên những điều có thể quan sát được, qua đo lường bằng các thiết bị y
học.
B.Các phương pháp chẩn đoán bệnh: Các xét nghiệm ra bệnh lí, được phân theo các
phịng xét nghiệm của các khoa xét nghiệm của một bệnh viện. Gồm: Phòng Vi Sinh,
Phòng Hóa Sinh, Phòng Huyết Học và Phòng Sinh Học Phân Tử.
I.Phòng Vi sinh:
Nhiệm vụ: Chuẩn đoán các bệnh do các đối tượng như: nấm và vi khuẩn gây ra.
1.ĐỐI VỚI VI KHUẨN:
Nhuộm gam
Phân lập
kháng sinh đồ.
1.1Nhuộm gram
-Mục đích: Xác định chủng vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gram âm hay vi khuẩn gram
dương. Rồi so sánh với kết quả phỏng đoán của bác sĩ. Từ đó xác định bệnh.
-Cơ sở khoa học: Do cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương
khác nhau, nên khi ta nhuộm vi khuẩn gram dương bắt màu tím cịn vi kh̉n gram âm
bắt màu hồng.

-Cách nhuộm: Đầu tiên ta nhuộm tiêu bản bằng tím kết tinh. Sau đó, xử lí bằng I2 và KI,
rồi tẩy bằng cồn, cuối cùng nhuộm bằng fuchsin hay safranin.
-VD:


E.coli(-) và Staphylococus epidermidis(+)
+VK E.coli gâybệnh về đường ruột như tiêu chảy...


+Trực khuẩn lao gây bệnh lao
+xoắn khuẩn gây bệnh giang mai
1.2 Phân lập và ni cấy
-Mục đích: Làm th̀n chủng vi khuẩn gây bệnh mà ta quan tâm (lấy từ mẫu bệnh phẩm).
Sau đó, đem nuôi cấy ở môi trường thích họp để làm kháng sinh đồ.
-Mẫu bệnh phẩm thường được sư dụng như: máu, nước tiểu đờm và các loại dịch như:
dịch mũi, dịch hầu họng, dịch não tủy hay thậm chí là phân,..
1.3 Kháng sinh đồ
Sau khi đã xác định được chủng nào gây bệnh thì người ta thường lập kháng sinh đồ.

-Mục đích
+Để xác định loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhạy của kháng
sinh đối với vi khuẩn đó.
+Hướng dẫn cho các bác sĩ lâm sàn chọn loại kháng sinh phù hợp nhất cho bệnh nhân.
-Việc lựa chọn kháng sinh đồ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: vị trí nhiễm
trùng, tuổi bệnh nhân… trong đó kháng sinh đồ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong
việc chọn lựa kháng sinh.
-Phân loại: Có nhiều kỹ thuật khác nhau để làm kháng sinh đồ trong phịng thí nghiệm.
+Ngun thủy nhất là phương pháp pha lỗng đo đợ đục.
+Phổ biến hơn là phương pháp đặt khoanh giấy kháng sinh.
+Hiện đại nhất là phương pháp làm kháng sinh đồ tự động bằng máy.


***Tuy nhiên chúng tôi đề cập đến kỹ thuật mà đang được thực hiện nhiều ở trong các
phòng vi sinh bệnh viện hiện nay:Kỹ thuật đặt khoanh giấy kháng sinh.Đây là kỹ thuật
đặt khoanh giấy tẩm 1 loại kháng sinh với 1 nồng độ nhất định (khoanh kháng sinh) hoặc
1 thanh tẩm 1 loại kháng sinh với các nông độ khác nhau (thanh kháng sinh) lên 1 đĩa
thạch cấy vsv. Sau đó dựa vào các xác định đường kính vịng vô khuẩn, đối chiểu với tài
liệu tham chiếu (CLSI hoặc EUCAST,….). Để kết luận độ nhạy/ kháng/ trung gian của
kháng sinh đó với vi sinh vật.

*Phương pháp thực hiện: Xét nghiệm được thực hiện trên môi trường Mueller Hinton
Agar II.
Bước 1: Nuôi cấy – phân lâp – định danh
Lấy mẫu bệnh phẩm chứa vi sinh vật gây bệnh, phân lập trên mơi trường thạch, làm các
thí nghiệm định danh. Phân lập bắt khuẩn lạc thuần. Việc phân lập định danh là bắt buộc
vì mỗi chủng sẽ có phác đồ kháng sinh khác nhau.
Bước 2: Chuẩn bị môi trường:
Môi trường pha, hấp theo tỷ lệ thích hợp đổ trong đĩa petri, để tủ ấm khoảng 15-20 phút.
Chú ý không để lâu hơn thạch dễ bị khô vi khuẩn khó mọc. Gây ảnh hưởng đến sự
kh́ch tán kháng sinh, làm vịng vơ khuẩn nhỏ lại.
Bước 3: Pha huyền dịch vi sinh vật
Bắt khuẩn lạc thuần trên đĩa phân lập, hòa tan vào dung dịch thích hợp (nước cất/ nước
muối NaCl 0.9% hoặc 0.45%/ môi trường đặc biệt)
Kiểm tra nồng độ huyền dịch bằng cách đo OD, mỗi loại vi khuẩn Gram (-), Gram (+),
nấm… đều có nồng độ chuẩn theo các tài liệu tham chiếu.
Bước 4: Làm kháng sinh đồ:
Dùng tăm bông vô trùng, thấm huyền dịch vi khuẩn (chú ý không thấm quá đẫm hoặc quá
khô sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả).
Quét tăm bơng tẩm hùn dịch phủ kín lên trên bề mặt thạch, đảm bảo phủ kín và đều
trên bề mặt thạch.
Dùng kẹp kim loại vơ trùng gắp 1 khoanh/ thanh kháng sinh, nhẹ nhàng đặt lên 1 vị trí cố
định trên bề mặt thạch.
Chú ý chỉ đặt 1 lần, không ấn mạnh hay làm di chủn vị trí khoanh giấy.
Thơng thường 1 đĩa thạch đường kính 90mm sẽ đặt được tối đa 5-6 khoanh giấy hoặc 3
thanh kháng sinh:

Bước 5:Ủ và đọc kết quả kháng sinh đồ


Đặt đĩa thạch thí nghiệm trong tủ ẩm: 35°C hoặc 37°C trong khoảng 24-48 giờ (tùy yêu

cầu). Lấy ra khỏi tủ ấm, đọc kết quả cách đo đường kính vịng vô khuẩn (đố với khoanh
kháng sinh) hoặc các định điểm ức chể (đối với thanh tẩm kháng sinh).
So sánh kết quả đo được với tài liệu tham chiếu (CLSI/ EUCAST…) từ đó kết luận độ
nhạy/ kháng/ trung gian của kháng sinh với vi sinh vật.
-Đường kính<=11mm:Kháng.
-Đường kính 12-15mm:Trung bình.
-Đường kính>=16mm:Nhậy.

Để đảm bảo kiểm tra tính chính xác của xét nghiệm, có thể đối chứng bằng chủng chuẩn
chuẩn ATCC theo hướng dẫn của tài liệu tham chiếu.

Kháng sinh đồ trên thạch Mueller-Hinton.

Kháng sinh đồ trên thạch máu.
II.ĐỐI VỚI NẤM: Sử dụng 2 phương pháp lá soi tươi và nhuộm.
2.1 Soi tươi
-Mục đích: Quan sát mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi để xác định xem có sự có mặt của
các sợi nấm hay không.
-VD:


Nấm Aspergillus niger gây bệnh nấm tai

Nấm Aspergillus gây bệnh nấm mắt

Nấm Candida gây viêm đại tràng
2.2 Nḥm
-Mục đích: Quan sát hình dạng, cấu tạo, kích thước, cách sắp xếp, sự chuyển động,... của
sợi nấm vi nấm. Từ đó chuẩn đoán được chín xác chủng gây bệnh.
-Có 3 phương pháp nhuộm cơ bản sau:

+Gram.
+Ziehl-Neelsen.
+Fotana-Tribondeau.
-Cách làm:
+Làm vết bôi: Cho VSV lên phiến kính.(Lấy lượng vừa phải, dàn đều)
+Cố định vết bơi: Bắng nhiệt độ hoặc hóa chất.(giết VSV->an toàn và dễ bắt màu)
+Nhuộm: Chọn thuốc nhuộm phù hợp (sử dụng thuốc nhuộm có khả năng thấm qua
màng tế bào kết hợp với các thành phần khác nhau tạo hợp chất đặc trưng bền vững).
Nhỏ thuốc nhuộm lên vết bôi. Rửa thuốc nḥm. Quan sát dưới kính hiển vi.
-VD:


Candida

Saccharomyces cerevisiae

Aspergillus niger

II.Phịng hóa sinh:
1. Mục đích :
Là chẩn đoán các bệnh lí do rối loạn các chất hóa học từ các mẫu bệnh phẩm máu, nước
tiểu…
2.Các phương pháp:
Chất hóa học

Xác định được bệnh

Chỉ số của người bình thường



Acid Uric

Gút
Một số liên quan đến hệ
bài tiết

-Nồng độ trong dịch khớp: 2-6 mg/dL hay
0,1-0,3 mmol/L.
-Nồng độ trong máu:
+Nam :3,6-8,5mg/dL hay 214-506 mol/L
+Nữ: 2,3-6,6 mg/dL hay 137-393 mol/L
Nồng độ trong nước tiểu:
+Nam: 105-595 mg/g creatinin
+Nữ: 95-740 mg/g creatinin.

Glucose
Insullin

Tiểu đường

- Đường huyết bình thường trong cơ thể
khoản 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72
mg/dL)
- Khi hoạt động bình thường của cơ thể
phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở
khoản 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110
mg/dL)
-Một khoảng thời gian ngắn sau khi
ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên
đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)


Cholesterol toàn
phần

Dưới 200 mg/dL
(<5,2 mmol/L)

Triglyceride

Dưới 160 mg/dL
(<2,2 mmol/L)
Dưới 130 mg/dL
(<3,3 mmol/L)
Trên 50 mg/dL
(>1,3 mmol/L)
20-40 UI/L

LDLCholesterol
HDLCholesterol
AST

Mỡ trong máu gây bệnh
tim mạch

ALT
GGT

20-40 UI/L
Men gan cao


LDH
Urê (Acid Uric)

20-40 UI/L
30-40 UI/L

Vấn để ở thận

3,1-7,9 mmol/L


NH3

250-500 mmol/24h

III.Phòng Huyết Học:
Xét nghiệm huyết học đang là phương pháp xét nghiệm được tin dùng và phổ biến
nhất ở Việt Nam. Vậy bạn có biết xét nghiệm huyết học là gì?

Xét nghiệm huyết học giúp bạn sớm phát hiện ung thư
1.Sơ lược về xét nghiệm huyết học
1.1Khái niệm:
-Xét nghiệm huyết học còn có tên gọi khác là xét nghiệm công thức máu (huyết đồ). Đây
là một trong những kỹ thuật xét nghiệm đang được sử dụng nhiều nhất trong cơ sở y tế
uy tín.
-Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khoa học, các mẫu máu được đưa
vào máy đếm tự động,

1.2 Tác dụng của xét nghiệm huyết học:
Xét nghiệm huyết học được chỉ định thực hiện trong những trường hợp:

• Đánh giá sức khỏe tổng thể:.
• Để chẩn đoán bệnh lý: xét nghiệm huyết học có thể giúp Bác sĩ chẩn đoán những
nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng đó.




Để theo dõi tình trạng bệnh lý người bệnh: Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm để kiểm
tra theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh lý.

2.Các xét nghiệm huyết học:
2.1 Xét nghiệm công thức máu
2.1.a Khái niệm:
-Các thông số được xét nghiệm là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu
cầu, hemoglobin, hematocrit hoặc thể tích hồng cầu và các chỉ số tế bào hồng cầu.
2.1.b Đọc cơng thức máu tồn phần: Sau đây là kết quả công thức máu toàn bộ bình
thường

2.2 Xét nghiệm miễn dịch trong huyết học:
2.2.a Khái niệm:
Miễn dịch huyết học là sự nghiên cứu kháng nguyên ở trên các tế bào máu và các
kháng thể phản ứng với các kháng nguyên này.
Người ta dùng các phản ứng của xét nghiệm miễn dịch huyết học để phát hiện các kháng
thể có trong cơ thể . Trong các loại kháng thể với hồng cầu, ngưng kết tố là loại thường
gặp nhất. Ở đây ta chỉ nghiên cứu loại kháng thể này.
Ngưng kết tố có hoàn toàn hay không hoàn toàn.
2.2.b Nguyên tắc:
Kháng nguyên được gắn lên giếng nhựa, khi gặp kháng thể tương ứng sẽkết hợp tạo
thành phức hợp KN–KT. Phức hợp KN–KT được phát hiện nhờmen gắn vào KKT, men
phản ứng với một cơ chất và làm



đổi màu. Kết quả có thể được đọc bằng mắt hoặc máy đọc ELISA.
KN–KT = Phức hợp kháng nguyên kháng thể.
KKT = KT của động vật kháng với KT của người.
Cợng hợp = KKT gắn men.
3.Test nhanh:
• Phương pháp tạo bộ KIT; Phát hiện kháng nguyên , kháng thể trong cơ thể người
bệnh
+Protein của vật gây bệnh đóng vai trò kháng nguyên gây ra, đáp ứng miễn dịch ở
cơ thể sinh vật bị bệnh. Và kháng thể của sinh vật bị bệnh đáp ứng lại kháng
nguyên đó
• Ở Việt Nam có thể sẽ có các bộ kit phát hiện nhanh Viêm gan B và sốt DENGUE,

4. Phương pháp ELISA:


4.1 Khái niệm:
Trong kỹ thuật ELISA, một lượng của kháng nguyên được gắn liền với một bề mặt, và
sau đó là một kháng thể đặc hiệu được cho vào trên bề mặt để nó có thể liên kết với các
kháng nguyên. Kháng thể này sẽ liên kết với một loại enzyme, và cuối cùng thêm cơ chất
để enzyme phân giải cơ chất và phát ra những tín hiệu, phổ biến nhất là sự đổi màu một
chất hóa học.
4.1.a Phân loại:
- Direct ELISA ( ELISA trực tiếp) - Đơn giản và tiết kiệm thời gian

kháng nguyên (Antigen- Ag) được hấp phụ lên một tấm nhựa, sau đó một lượng lớn của
một loại protein (thường là albumin huyết thanh bò- BSA) được thêm vào để khóa tất cả
các vị trí liên kết khác. Trong lúc đó, một loại enzyme sẽ liên kết với một kháng thể trong
một phản ứng riêng biệt, phức hợp enzyme- kháng thể này được sử dụng để hấp phụ các

kháng nguyên. Sau khi phức enzyme- kháng thể dư thừa bị loại bỏ hết, phức hợp
enzyme- kháng thể nào gắn với kháng nguyên sẽ còn lại trên giếng. Bằng cách thêm vào
cơ chất của enzyme, tín hiệu phát ra đại diện cho lượng kháng nguyên trong mẫu.
-ELISA

gián

tiếp

(Indirect

ELISA)-

Thông

dụng

nhưng

hiệu

quả liên quan đến hai quá trình gắn của kháng thể sơ cấp và kháng thể thứ cấp được đánh
dấu. Kháng thể sơ cấp được ủ với kháng nguyên và sau đó là ủ với kháng thể thứ cấp.


Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến các tín hiệu không đặc hiệu bởi vì xảy ra các phản
ứng chéo của kháng thể thứ cấp.
+Các đĩa giếng được ủ với kháng nguyên, rửa và khóa bằng BSA.

+Thêm mẫu và kháng thể vào và rửa.


+Enzyme gắn với kháng thể thứ cấp được thêm vào và rửa.

+Thêm cơ chất, enzyme trên kháng thể tạo ra tín hiệu màu hoặc huỳnh quang.
-ELISA sandwich - Độ nhạy cao

+Chuẩn bị bề mặt đã biết trước lượng kháng thể bắt được gắn.
+Khóa các vị trí bám không đặc hiệu trên bề mặt.
+Cho các mẫu có chứa kháng nguyên lên đĩa.
+Rửa đĩa, để loại bỏ các kháng nguyên không gắn.
+Thêm một kháng thể đặc hiệu vào, và gắn với kháng nguyên (do đó gọi là "sandwich":
kháng nguyên bị kẹp giữa hai kháng thể);
+Thêm kháng thể thứ cấp liên kết enzyme - đây là kháng thể phát hiện, kháng thể này sẽ
liên kết đặc hiệu với vùng Fc của kháng thể (không đặc hiệu).


+Rửa đĩa, để các liên kết enzyme- kháng thể không gắn bị loại bỏ.
+Thêm cơ chất của enzyme để tạo màu hoặc tín hiệu huỳnh quang hoặc điện hóa.
Đo đợ hấp thụ hoặc huỳnh quang hoặc tín hiệu điện của các giếng để xác định sự có mặt
và số lượng kháng nguyên.
IV.Phòng Sinh Học Phân Tử:
1.Nguyên tắc:
Sử dụng các kỹ thuật trong sinh học phân tử đánh giá mức độ gây bệnh dựa trên sự bất
thường DNA đối với các bệnh lí DNA, tế bào ung thư, khối u, đợt biến DNA.
2.Mục đích:
2.1 Chuẩn đoán các bệnh lí về rối loạn – đột biến ADN.
2.1.a Chuẩn đoán trước sinh:
- Hội chứng Down:
Kỹ thuật sử dụng là định lượng real-time PCR. Kết quả này đã mở ra việc chẩn đoán
trước sinh bệnh Down. Sự phát hiện ra ADN phôi lưu hành trong máu mẹ còn hứa hẹn

được áp dụng trong chẩn đoán trước sinh một số bệnh di truyền khác. Từ tuần thai thứ 7
đã có ADN phôi trong máu của người mẹ.
-Bệnh alpha Thalassemia :
- Là bệnh lý thiếu máu di truyền thường gặp nhất tại Việt Nam và các quốc gia vùng
Đông Nam Á, Địa Trung Hải.
- Alpha thalassemia là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường phổ biến nhất thế giới, do
đột biến trên vùng gen α globin gây ra sự giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi α globin.
- Hồng cầu bệnh nhân không bền, bị phá huỷ sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt.
Người bệnh bị thiếu máu, da nhợt, màu xanh lục, mu bàn tay nhiễm sắc tố nâu, lách rất
to, đôi khi gan to, có hiện tượng rối loạn loãng xương.
Áp dụng thành công kỹ thuật Multiplex-PCR, C-ARMS-PCR và giải trình tự gene
trong việc phát hiện các đột biến trên vùng gene α globin, là cơ sở vững chắc cho chẩn
đoán trước sinh bệnh alpha Thalassemia.


-Bệnh Duchene:
Sử dụng kỹ thuật multiplex PCR với 14 bộ primer để phân tích ADN trong bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy 63% có khuyết đoạn gen. Hai điểm bệnh lý là ở exon 8-9 và exon
44-51.
Kỹ thuật cắt đoạn đa dạng (RFLP) được sử dụng để phát hiện người mang gen bệnh và
chẩn đoán trước sinh.
-RhD của phôi thai:
Sử dụng kỹ thuật PCR huỳnh quang để phát hiện gen RhD chỉ trên một tế bào lấy từ
ADN máu mẹ.
Phát hiện này rất quan trọng để điều trị trước sinh những thai phụ nhạy cảm với RhD khi
đối tác là dị hợp tử gen RhD. Bố mẹ có thể yên tâm là thai không có nguy cơ nếu nó
RhD (-). Nếu phôi RhD (+) thì tiến hành điều trị.
-Bệnh phenylceton niệu (PKU):
Là bệnh di truyền thiếu enzym phenylalanin hydroxylase (PAH), do có biến dị ở 4 exon
7, 10, 11, 12 của gen điều khiển việc sản xuất PAH. Kỹ thuật chẩn đoán trước sinh bao

gồm PCR-SSCP kết hợp với nhuộm bạc để phát hiện các biến dị ở gen này.
- Hội chứng X không bền:
Nǎm 1991, các nhà khoa học đã xác định được locus X không bền, từ đó phát triển kỹ
thuật chẩn đoán ADN. Bây giờ, đã chẩn đoán trước sinh và cho cả những bà mẹ mang
gen, sử dụng các kỹ thuật lai tạo Phương Nam (Southern hybridization) và PCR để phát
hiện đột biến của X không đều.
2.1.b Chuẩn đoán phân tử sơ sinh:
Có một số bệnh di truyền, chuyển hóa được chẩn đoán bằng kỹ thuật phân tử ngay từ khi
đứa trẻ mới ra đời. Các công trình nghiên cứu ở Anh, ý, Tây Ban Nha đã nêu lên giá trị
của kỹ thuật ADN phát hiện bệnh tǎng sản thượng thận bẩm sinh do thiếu enzym 21hydroxylase ở trẻ sơ sinh. Đây là một bệnh di truyền lặn, cả 2 gen điều khiển sản xuất 21hydroxylase đều ở phức hợp chính HLA nằm trên nhiễm sắc thể 6: gen hoạt động CYP


21B và pseudogen CYP 21A, chứa 10 exon và 9 intron. Dùng kỹ thuật Nested PCR phát
hiện thấy đột biến mất 8bp EX3 của gen hoạt động CYP 21B.
Nhiều tác giả Mỹ, Anh, Đức đã dùng kỹ thuật PCR để phát hiện đột biến gen ở trẻ sơ
sinh, chẩn đoán týp zz của bệnh thiếu a 1-antitrypsin. Chương trình IRT/DNA đã được
dùng ở Mỹ để sàng lọc có hệ thống trẻ sơ sinh nhằm phát hiện sớm bệnh xơ nang. Nghiên
cứu trên 9 nǎm, người ta thấy cần phối hợp xét nghiệm IRT (immunoreactive tryptogen)
với xét nghiệm ADN bằng kỹ thuật PCR, hiệu quả sàng lọc rất tốt. Đột biến D F508 của
gen xơ nang đặc hiệu tới 100%.
2. 2 Chuẩn đoán ung thư:
-Hệ thống máy sinh học phân tử thế hệ mới PyroMark Q24 (Đức) thực hiện kỹ thuật giải
trình tự gen Pyrosequencing có thể thực hiện giải trình tự nhanh trong vòng 30p - 1h, khả
năng phát hiện đột biến cao, xác định được các bất thường ở gen. Vì thế, tiềm năng ứng
dụng trong phát hiện chính xác và sớm ung thư là rất lớn. Các đột biến gen có thể phát
hiện là:
-Chẩn đoán sớm ung thư vú nhờ phát hiện các đột biến của các gen BRCA1 và BRCA2.
Ngoài ra, đồng hợp tử của các allen null, của các týp glutathion-s-transferase M1 và T1
(GSTM1 và GSTT1) cũng liên quan chặt chẽ với tần suất cao ung thư vú. Hơn nữa, xét
nghiệm HER 2/neu gen (hoặc erbB2) cịn được coi là mợt chỉ tố tiên lượng quan trọng

trong điều trị ung thư vú
-K-ras gây ung thư đại trực tràng, melanoma;
-EGFR và ALK translocation gây ung thư phổi không tế bào nhỉ;
-C – kit gây ung thư mô đệm dạ dày – ruột, …
-Đột biến gen H19 là một chỉ tố của ung thư mũi họng.
-Đột biến gen NF-1,2 giúp phát hiện ung thư neurofibromatosis týp I; Rb-105 giúp chẩn
đoán được retinoblastom.
-Trong điều trị bệnh bạch cầu trẻ em, xét nghiệm phân tử phát hiện đột biến của gen
thiopurin-s-methyl transferase (TPMT) giúp ta tránh được việc dùng thiopurin để điều trị
bệnh này, vì đột biến đó sẽ gây biến chứng nặng, có thể chết người do không chuyển hóa
được thiopurin.
Khơng chỉ chẩn đoán sớm và chính xác ung thư, việc xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học
phân tử còn được sử dụng để theo dõi diễn biến của bệnh và kết quả điều trị, phát hiện tái
phát sau điều trị bằng phẫu thuật.
2.3 Chuẩn đoán một số bệnh tim mạch di truyền:


Một số bệnh tim mạch di truyền đã được kỹ thuật phân tử phát hiện, điều mà các xét
nghiệm khác không làm được.
Bệnh

Xét nghiệm gen bệnh

Tǎng cholesterol huyết gia đình

Thụ thể LDL

Tǎng lipid huyết phối hợp kiểu gia
đình


LPL, apo A1-cIII-AIV, apo cII

Tǎng lipoprotein týp III

Đồng hợp tử apo E2 (R148C)

Chylomicron huyết gia đình

LPL, apo cII

Tǎng triglycerid huyết gia đình

LPL, apo cII

Bệnh cơ tim giãn gia đình

Dystrophin, acyl-coA-dehydrogenase

Bệnh cơ tim phì đại gia đình

b -cardiac myosin chuỗi nặng, a tropomyosin, Troponin T, Cardiac
binding protein C

Hội chứng Marfan

Fibrillin-1, fibrillin-2

3. Định lượng các phương pháp trước:
3.1 Xét nghiệm sinh học phân tử trong viêm gan B:
Định lượng virus để cân nhắc điều trị

- Những trường hợp người lành mang virus, nếu thử máu sẽ thấy HBsAg dương tính
nhưng dấu hiệu cho thấy có virus hoàn chỉnh là HBV-DNA, tức là acid nhân của virus,
thường âm tính hay dương tính với số lượng (số copies) rất thấp (<105/ml). Nhưng nếu hệ
miễn dịch không kiềm hãm được mà để virus nhân bản nhiều trong tế bào gan tạo ra được
nhiều virus hoàn chỉnh vào máu của bệnh nhân và lúc này thử máu sẽ thấy HBsAg dương


tính đồng thời có virus hoàn chỉnh hiện diện trong máu với số lượng cao phát hiện thông
qua xét nghiệm HBV-DNA cho kết quả dương tính và số lượng vượt trên 10 5copies/ml.
- Nếu HBV-DNA dương tính với số lượng quá 105/ml thì phải tiếp tục xem men gan (là
thử nghiệm ALT hay SGPT) của họ có cao không? Nếu cao vượt ngưỡng 2 lần bình
thường (ALT bình thường là 19 IU ở nữ và 33 IU ở nam) thì được coi là viêm gan mạn
tính và phải điều trị.
- Nếu men gan bình thường thì cần phải chắc chắn là tế bào gan có bị thương tổn không
thông qua xét nghiệm về hình thái tế bào gan như sinh thiết gan hay fibroscan. Nếu kết
quả cho thấy có thương tổn thì họ cũng phải được xem là đang bị viêm gan mạn tính và
phải cần điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân dù men gan bình thường.
3.2 Xét nghiệm sinh học phân tử cho viêm gan C:
- Xác định một người có đang bị nhiễm HCV, bác sĩ phải chỉ định làm xét nghiệm phát
hiện HCV-RNA, tức là tìm thành phần acid nhân của virus viêm gan C trong máu. Nếu
xét nghiệm này cho kết quả HCV-RNA dương tính thì có nghĩa là trong máu của bệnh
nhân có hiện diện virus viêm gan C, tức là bệnh nhân đang bị nhiễm HCV.
- RT-PCR định lượng đo được số lượng virus. Tuy nhiên, những xét nghiệm này chỉ chính
xác trong maột nhóm virus lưu thông trong máu. Điều này có nghĩa là kỹ thuật định
lượng không nhạy bằng kỹ thuật định tính và chỉ có thể dị tìm khoảng 500 bản sao
virus/ml. Ngoài ra, xét nghiệm này lại ít chính xác với số lượng virus lớn (>2 triệu/ml).
Trong quá khứ đã có những thử nghiệm chuẩn hoá các xét nghiệm này để lượng virus
được đo bởi các kỹ thuật khác nhau có thể so sánh được. Thật ra, kết quả của RT-PCR
hiện nay được tính theo đơn vị quốc tế chuẩn (UI/ml).
3.3 Xét nghiệm sinh học phân tử trong ung thư cổ tử cung ( HPV):

Hiện nay, phương pháp sinh học phân tử phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPVDNA) trong bệnh phẩm được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm HPV ở mọi giai
đoạn bệnh do có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Pap test. Phương pháp sinh học phân tử
còn cho phép định týp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao / thấp và định lượng HPV. Có
thể sử dụng các phương pháp sau đây:
• Phương pháp PCR (polymerase chain reaction) cho phép phát hiện HPV-DNA với độ
nhạy và độ đặc hiệu rất cao và được sử dụng rộng rãi trong các phòng xét nghiệm sinh
học phân tử. Về mặt lý thuyết, PCR có khả năng phát hiện một bản sao (copy) của
trình tự đích trong bệnh phẩm.


• Phương pháp Real-time PCR (PCR thời gian thực) là một công cụ chẩn đoán có độ
nhạy, độ đặc hiệu và tính khả thi cao để phát hiện nhiễm HPV và định týp HPV.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích chính là chẩn đoán nhiễm HPV, có kết
quả nhanh và khơng cho dương tính giả do ngoại nhiễm của phương pháp PCR. Với
mục đích định týp HPV, phương pháp Real-time PCR chỉ xác định được mợt số ít týp
HPV (4-5 týp thường gặp nhất) trong mợt xét nghiệm.
• Phương pháp Reverse dot blots (lai phân tử) xác định được hàng chục týp HPV khác
nhau trong cùng một phản ứng. Một người có thể nhiễm một hoặc đồng nhiễm nhiều
týp HPV, được thể hiện khi đọc kết quả phản ứng trên mẫu bệnh phẩm.
• Phương pháp Sequencing (giải trình tự) hiện vẫn chưa phải là một xét nghiệm HPV
thường quy do giá thành xét nghiệm cao và nhất là không phát hiện được các trường
hợp đồng nhiễm nhiều týp HPV trong cùng mợt phản ứng.
• Các xét nghiệm nêu trên nhằm chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV và xác định týp HPV
gây nhiễm. Trên thực tế, không phải trường hợp nhiễm HPV nào cũng diễn tiến đến
ung thư. Đối với ung thư cổ tử cung, một số “dấu ấn sinh học” (biomarker) đang được
tích cực nghiên cứu để phát hiện sớm diễn tiến ung thư cổ tử cung do HPV; đáng chú
ý trong số đó là: protein E6/E7 HPV “nguy cơ cao” từ virút, p16INK4A (protein
“ngăn chặn khối u”) và Ki-67 (dấu ấn của sự tăng sinh tế bào) từ tế bào cổ tử cung.
4. Kỹ thuật
Thực tế đã đòi hỏi các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà y học phải nhanh chóng phát

triển và ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại, nhất là PCR và Real-time
PCR vào chẩn đoán và hổ trợ cho theo dõi điều trị bệnh nhân tại Việt Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×