Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN Xây Dựng Video bài giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 12 trang )

1
1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VIDEO BÀI GIẢNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dạy học theo hướng phát triển
phẩm chất và năng lực thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát
huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh và một trong các yếu tố góp phần
tạo nên điều đó là năng lực tự chủ và tự học.
Trong thời gian qua dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và thực hiện kế
hoạch năm học bằng nhiều hình thức linh hoạt, thích ứng an tồn để phịng chống
dịch. Với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học” nhưng với học sinh
tiểu học tại trường, việc học trực tuyến qua các phần mềm là rất khó khăn. Nhận thấy
năng lực tự chủ và tự học của học sinh đóng vai trị rất quan trọng.
Khả năng tự học và ôn tập của học sinh Tiểu học chưa đạt được kết quả cao.
Càng thúc đẩy tôi thực hiện xây dựng video bài giảng để gửi đến học sinh nhằm mục
đích cho học sinh ơn tập kiến thức cũ và tự học một số kiến thức mới đơn giản. Từ đó
cũng sẽ phát huy được năng lực tự chủ và tự học của các em, việc học đối với các em
được dễ dàng hơn và chủ động hơn.
Nhìn chung, bản thân tơi nói riêng và phần lớn giáo viên nói chung đã sử dụng
được phần mềm Microsoft PowerPoint để soạn giảng, thậm chí một số giáo viên cịn
thơng thuộc kỹ năng trên phần mềm. Tận dụng khả năng sử dụng PowerPoint của bản
thân.
Từ những lí do trên bản thân tơi đã tìm hiểu nghiên cứu và chọn biện pháp
“Giải pháp xây dựng video bài giảng” với mong muốn biện pháp sẽ hỗ trợ giáo viên
xây dựng video bài giảng, giúp học sinh phát huy hết năng lực tự chủ và tự học của
mình từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu


- Căn cứ vào thực trạng giảng dạy trong thời gian qua trong các giai đoạn
giãn cách do dịch Covid.
- Nguyên nhân năng lực tự học và ôn tập của học sinh lớp Bốn/2 chưa đạt kết
quả cao.
- Đề ra giải pháp giúp học sinh nâng cao được năng lực tự chủ tự học
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1
1


2
2

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài về việc day học thông
qua các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, giúp cho học sinh nâng cao được
năng lực tự chủ và tự học, phát huy khả năng tự học, ôn tập và tìm hiểu một số kiến
thức mới đơn giản.
- Nghiên cứu tìm ra các phần mềm hỗ trợ xây dựng video bài giảng, đúc rút
kinh nghiệm sau quá trình thực hiện.
- Hỗ trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách linh
hoạt và sáng tạo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình giảng dạy trong thời gian giãn cách dịch Covid
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tôi nghiên cứu xây dựng video bài giảng nhằm giúp nâng cao năng lực tự chủ
và tự học của học sinh lớp Bốn/2 ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
5. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu “Giải pháp xây dựng video bài giảng” trong năm học 2021 –
2022, từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học, phát huy năng lực tự chủ và tự học
cho học sinh, kiến thức, phân phối chương trình, sách giáo viên, tài liệu tham khảo,…
các tài tiệu dạy có học liên quan đến lớp 4.
- Nghiên cứu tâm sinh lý học sinh lớp 4.
- Nghiên cứu tư liệu để tìm nguyên nhân dẫn đến biểu hiện hành vi ứng xử của
học sinh.
- Nghiên cứu các phần mềm như: PowerPoint, Capcut,... tự bồi dưỡng và nâng
cao trình độ tin học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng video và vận dụng vào
giảng dạy.
- Tham khảo các video bài giảng trên các trang web khác nhau.
7. Tính mới của đề tài
- Giáo viên sử dụng được các phần mềm Capcut và PowerPoint để xây dựng
video bài giảng.
- Giáo viên có thể truyền đạt các kiến thức một cách phù hợp với năng lực
phẩm chất của lớp giảng dạy.
- Học sinh phát huy được các khả năng lắng nghe, vận dụng và phát huy được
tính tự giác tích cực. Từ đó giúp học sinh tự chủ được trong vấn đề học tập.
2
2


3
3

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT có nếu rõ phần đầu thực hiện các mục tiêu cụ
thể của ngành là: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo

ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như
là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất
cả các môn học.
Sự thay đổi của công nghệ giúp giáo viên tiếp cận với phương tiện mới như
máy tính, mạng Internet. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung ln bị thu hút
bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video,… Học sinh cũng khơng ngoại
lệ. Bài giảng video kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động hơn các phương pháp
thông thường, đặc biệt hiện nay video được ứng dụng nhiều trong giảng dạy. Video là
một kênh truyền thông rất mạnh mẽ cho giáo dục.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm cũng như các video giảng dạy ở trên các trang
web khác nhau. Nhưng lại chưa phù hợp với năng lực phẩm chất của học sinh lớp
giảng dạy.
2. Cơ sở thực tiễn
Học sinh:
Học sinh tiểu học là lứa tuối còn non nớt, khả năng ghi nhớ lâu chưa hoàn toàn
tốt, khi tự học ở nhà các em sẽ cần đến sự hỗ trợ của ba mẹ, người thân hoặc giáo
viên.
Giáo viên:
Ngoài giờ dạy thì khi trở về nhà giáo viên cũng bận bịu với cuộc sống riêng
của gia đình và bản thân, không thể trực điện thoại liên tục để hỗ trợ được tất cả các
học sinh. Dẫn đến giáo viên chưa thể kịp thời giúp đỡ học sinh khi tự học và ôn tập
tại nhà
Mỗi giáo viên đều trang bị được máy tính, laptop cá nhân và ít nhất 1 điện
thoại thông minh để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình.
Mặc dù hầu hết giáo viên của nhà trường đều đạt trình độ chuẩn. Tuy nhiên,
nhiều giáo viên cịn hạn chế ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, nhất là xây
dựng một video bài giảng, giáo viên cịn lúng túng. Nên bước đầu cịn khó khăn trong
việc tìm kiếm và sử dụng phần mềm hỗ trợ để thiết kế xây dựng video bài giảng.
3
3



4
4

Phụ huynh:
Phụ huynh quan tâm đến con em mình nhưng chưa có nhiều thời gian để cùng
con học tập tại nhà. Khơng phải phụ huynh nào cũng có kĩ năng và kiến thức sư
phạm.

Kết quả khảo sát số học sinh tham gia tự học và ôn tập tại nhà ban đầu:
Tổng
số HS
35

Nhóm
Zalo
lớp
28

Tự giác, chủ động
ơn tập và tìm hiểu
kiến thức

Có học và ôn tập
ở nhà

Chưa thể tự học
và ôn tập


Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ Lệ

Số HS

Tỉ lệ

4

11,4

9

25,7

22

62,9

3. Giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1 Quy trình xây dựng video bài giảng
- Xác định kiểu kịch bản cho video bài giảng: Từ kịch bản thì sẽ lựa chọn được
phần mềm phù hợp.
- Lựa chọn nội dung: Chọn những nội dung cần thể hiện trong bài.
- Lập dàn ý: Chia nội dung thành các phần rõ ràng, mỗi phần được thể hiện trên

một slide.
- Thu thập tư liệu: Tạo một thư mục riêng để lưu các tư liệu và video bài giảng.
- Xây dựng lời thuyết minh/ lời giảng cho video bài giảng: Bám sát vào chương
trình hiện hành, sách giáo khoa bộ mơn, mục tiêu bài học.
Ví dụ: Bài: Ơn tập các số đến 100 000 (Toán lớp 4)
Lời thuyết minh/ lời
TT
Mục
Nội dung
Hình ảnh
giảng
Thơng tin
cuộc thi và
cá nhân,
Slide
Trang
thơng tin
Hình nền
Nhạc nền
1
bìa
trường, giáo
đơn giản
viên thực
hiện video
bài giảng
Slide
Để trống để chèn video giáo viên tự giới thiệu – giới thiệu bài - nêu
4
4



5
5

2

Slide
3

Các bài
tập cần
hoàn
thành

Slide
4

Bài 1



mục tiêu bài – nhắc lại 1 vài kiến thức cũ
Các bài tập mà các con
cần hoàn thành trong tiết
Cho học
học ngày hơm nay. Đó là
sinh nắm
bài 1, bài 2, bài 3a, 3b
Sách giáo

được các bài
dòng đầu tiên. Bây giờ
khoa trang
tập cần hoàn
các con đã sẵn sàng vào
3 và 4
thành
phần bài tập với cô
chưa? Chúng ta cùng bắt
đầu nhé!
Hướng dẫn
đọc yêu cầu bài
Hình nền
học sinh

đơn giản
cách làm





3.2 Chuẩn bị
Máy tính hoặc laptop, tai nghe có micro (có thể tận dụng tai phone điện thoại),
đối với lap top có thể sử dụng micro của lap top.
Phần mềm PowerPoint 2016 trở lên.
Điện thoại thơng minh (tải sẵn các hình ảnh hoặc video để làm nền) và tải phần
mềm Capcut (vào CH Play hoặc App Store gõ Capcut và tìm kiếm rồi nhấn tải về
hoặc cài đặt)
Phịng có khơng gian yên tĩnh, đủ ánh sáng để tập trung quay video và ghi âm

lời thuyết minh. (Giáo viên tự chủ động)
Tạo bài trình chiếu sẵn, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian
trong khâu chuẩn bị, nhưng cũng cần phải có một số điều chỉnh để phù hợp như: Đưa
Logo của trường hoặc để tên tác giả ở phần Header/Footer. (Để dễ dàng thực hiện
giáo viên có thể để sẵn lời thuyết minh cho mỗi slide vào phần ghi chú của slide đó).
3.3 Cách thức thực hiện biện pháp
3.3.1 Ghi âm lời thuyết minh hoặc lời giảng và màn hình bài giảng bằng
PowerPoint
Bước 1: Trong PowerPoint, vào thẻ Slide Show chọn tiếp thẻ Record Slide
Show sau khi nhấp vào mũi tên mở rộng một menu hiện ra có 2 tùy chọn:
+ Start Record from Current Slide (Dùng để ghi từ slide hiện tại).
Nếu chọn mục này thì hãy đảm bảo là đang nhấp chọn đúng slide cần ghi.
+ Start Record from Beginning (Dùng để ghi từ slide đầu tiên).
Chọn lấy một trong hai theo kịch bản bài giảng.
5
5


6
6

Bước 2: Sau khi phần mềm hỏi muốn ghi lại những gì. Để nguyên đánh dấu tất
cả rồi nhấp vào Start Recording để bắt đầu ghi âm và ghi màn hình. Sau khi chọn sẽ
được đưa vào chế độ tồn màn hình. Sẽ thấy có 3 nút điều khiển xuất hiện ở trên góc
trái màn hình.

Phiên bản 2016

Phiên bản 2019


Bước 3: Phiên bản 2016: Có thể biến con trỏ chuột thành bút laser để trỏ đến
nội dung phù hợp với lời giảng, hay biến thành bút viết hoặc bút highlight để ghi chú,
đánh dấu những chỗ quan trọng, những chỗ cần nhấn mạnh (nhấp chuột phải vào
slide đang trình chiếu, di chuột đến Pointer Options rồi chọn kiểu bút).
Sau đó bắt đầu thuyết minh theo như dàn ý và lời thuyết minh hoặc lời giảng đã
chuẩn bị. Khi muốn chuyển sang slide tiếp theo thì tiến hãy hành bấm chuột, thực
hiện lần lượt như thế cho đến slide cuối cùng. Muốn tạm dừng ghi nhấp chuột
.
Nếu phần thuyết minh hoặc lời giảng vừa rồi có sai sót, nhấp chuột vào Repeat
để
ghi lại lời giảng cho slide đó. Khi đã hồn thành thì nhấn chuột phải chọn End Show.
Phiên bản 2019: Có thể biến con trỏ chuột thành bút laser để trỏ đến nội dung
đang thuyết trình, hay biến thành bút viết hoặc bút highlight để ghi chú, đánh dấu
những chỗ quan trọng, những chỗ cần nhấn mạnh (nhấp chuột vào các biểu tượng cần
chọn ở thanh ngang phía dưới màn hình).

Để bắt đầu quá trình ghi hãy nhấp vào nút Record rồi đợi 3 giây chuẩn bị sau đó
bắt đầu tiến hành thuyết minh lời giảng và ghi. Nếu muốn tạm dừng ghi nhấp chuột
. Muốn nghe lại phần mình đã thu âm, nhấp chuột vào nút Replay. Khi đã hồn
thành thì nhấp chuột vào Stop để kết thúc q trình ghi hoặc nhấp chuột phải chọn
End Show.
Lưu ý: Trường hợp nếu slide có tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng thì khi tiến
hành ghi cần đồng thời kết hợp nháy chuột để quá trình ghi được đồng bộ.
Bước 4: Sau khi Stop hoặc End Show màn hình trở lại với giao diện chính của
PowerPoint. Ở góc dưới bên phải mỗi slide sẽ có biểu tượng cái loa
mới xuất
6
6



7
7

hiện. Có thể kiểm tra lại các bản ghi của mỗi slide bằng cách nhấp vào biểu tượng loa
thì bản thu âm sẽ được phát. Nếu chưa hài lòng với bản thu âm vừa làm, chỉ cần thu
âm lại đè lên bản cũ là được hoặc nhấp chuột vào loa nhấn nút xóa rồi tiến hành thu
lại.
Bước 5: Để xuất và lưu lại file vừa ghi vào File và chọn Export rồi chọn Creat a
Video Chọn chất lượng cho video (chọn 720 hoặc 1080) rồi chọn tiếp Create Video.
Sau đó chọn nơi lưu video và chọn định dạng MP4 hoặc MPEG-4Video.
Sau khi nhấn lưu có thể theo dõi tiến trình tạo video bằng cách xem thanh trạng
thái ở cuối màn hình. Quá trình xuất video tùy thuộc vào độ dài của video và mức độ
phức tạp trong bài giảng. (Mẹo: Trước khi xuất hãy kiểm tra kĩ để quá trình hậu kì
khơng mất nhiều thời gian; Đối với các video dài, có thể thiết lập để tạo video qua
đêm. Bằng cách đó có thể tiết kiệm thời gian.)
Xuất video xong chuyển qua điện thoại bằng cáp truyền (tận dụng cáp sạc điện
thoại) hoặc gửi qua mail, zalo rồi tải xuống điện thoại.
3.3.2 Quay video bằng điện thoại và xử lý hậu kì video bằng Capcut
Bước 1: Dùng điện thoại chọn nơi phù hợp để quay các video của giáo viên cần
chèn vào video bài giảng (giới thiệu bản thân, giới thiệu bài, dẫn dắt vào bài mới,
hướng dẫn trò chơi, kết thúc củng cố kiến thức và giáo dục).
Bước 2: Vào Capcut Chọn biểu tượng dấu "+" Dự án mới chọn Hình ảnh để
làm nền cho video chọn Thêm. Ở thanh cơng cụ phía dưới kéo sang trái chọn Định
dạng chọn tỉ lệ 16:9 sau đó kéo hình cho vừa với màn hình hiển thị. Nhấp vào biểu
tượng < để trở về thanh công cụ.
Bước 3: Trên thanh công cụ chọn vào Lớp phủ chọn tiếp Thêm lớp phủ chọn
Video nhấp vào video cần xử lý chọn Thêm. Nhấp vào hình nền trên thanh chỉnh sửa
kéo dài ra theo độ dài video.
Bước 4: Để chỉnh sửa video nhấp vào khung video trên thanh chỉnh sửa. Ở
thanh công cụ cuối màn hình trượt sang trái chọn Xóa nền. Sau đó trên màn hình

hiện thị di chuyển vị trí video và phóng to nhỏ video sao cho phù hợp. Nếu muốn cắt
bớt video, chỉ cần kéo thanh trắng ở 1 trong 2 đầu video trên thanh chỉnh sửa đến vị
trí cần cắt.
Bước 5: Để chèn chữ cho video nhấp chọn Văn bản chọn Mẫu văn bản để sử
dụng mẫu có sẵn, chọn Thêm chữ để tự tạo mẫu và kiểu chữ, gõ nội dung xong chọn
Phơng chữ để chọn phơng thích hợp, chọn Phong cách để chọn màu, chọn Hiệu ứng
7
7


8
8

để chọn mẫu có sẵn, chọn Hiệu ứng động nếu muốn cài hiệu ứng lúc xuất hiện và
biến mất cho văn bản.
Bước 6: Ghép video: Để ghép video đã thực hiện bằng PowerPoint với các
video quay bằng điện thoại. Xác định vị trí muốn ghép sau đó thêm video cần ghép,
bằng cách chọn Lớp phủ chọn Thêm lớp phủ chọn video muốn ghép vào và nhấn
Thêm sau đó trên thanh chỉnh sửa dưới màn hình hiển thị nhấn giữ video vừa thêm
kéo di chuyển đến vị trí cần ghép.
Bước 7: Chạy thử video trước khi xuất, kiểm tra lại âm lượng của các video đã
đồng đều chưa nếu chưa tiến hành chỉnh sửa bằng cách nhấp vào video cần chỉnh ở
dưới màn hình hiển thị chọn Âm lượng và chỉnh theo mong muốn.
Bước 8: Chèn nhạc nền cho video bài giảng chọn Âm thanh sau đó chọn mục
tùy thích theo mong muốn (nên xác định chỗ nào nên chèn nhạc chỗ nào không).
Cuối cùng nhấp chọn biểu tượng cạnh mũi tên đi lên ở góc phải để chọn độ
phân giải (thấp nhất 720 cao nhất là 1080). Sau đó nhấp vào mũi tên đi lên để xuất
video bài giảng vừa chỉnh sửa xong. (Sau khi xuất có thể dùng cáp truyền để chuyển
sang laptop và sử dụng theo mục tiêu ban đầu)
3.4 Sử dụng video bài giảng

- Giáo viên gửi video bài giảng qua nhóm zalo hoặc face book của lớp.
- Trường hợp các em khơng có phương tiện để học và xem video bài giảng
giáo viên xây dựng các nội dung kiến thức và các bài tập gửi đến phụ huynh
bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
4. Kết quả thực hiện giải pháp
Qua nghiên cứu và thực hiện giải pháp này, kết quả cho thấy:
Học sinh:
Năng lực tự học và ôn tập của học sinh tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau:
Học sinh

8
8


9
9

Một số hình ảnh tương tác giữa cơ và phụ huynh cũng như học sinh trong quá trình
thực hiện giải pháp.

9
9


10
10

Bên cạnh đó học sinh cịn tự cải thiện được
cả cách trình bày và chữ viết.


Giáo viên:
Có nhiều thời gian hơn để có thể tìm hiểu các phương pháp giảng dạy phù hợp
với học sinh của mình. Xây dựng được mối quan hệ với phụ huynh và học sinh phục
phụ cho công tác giảng dạy. Nâng cao được khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin
(có 7 giáo viên áp dụng cách thực hiện giải pháp để xây dựng video bài giảng tham
gia “Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử” bằng video bài giảng bước đầu đã được giấy
chứng nhận đạt yêu cầu của Bộ.

10
10


11
11

III. PHẦN KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện giải pháp tơi nhận thấy:
Giáo viên:
Cần nắm bắt tình hình học sinh lớp để xây dựng được video bài giảng phù hợp
với năng lực phẩm chất của học sinh. Nắm được quy trình xây dựng video. Xác định
được nội dung video bài giảng muốn thực hiện.
Sau mỗi video bài giảng đã gửi cho học sinh thì viên cần tương tác qua lại với
kết quả bài làm của học sinh từ đó nhằm khích lệ tinh thần và tạo hứng thú cho học
sinh cũng như để kịp thời phát hiện những gì học sinh chưa nắm được hoặc thiếu sót
để có định hướng giáo dục phù hợp và phát huy khả năng tự học của học sinh
Video bài giảng có thể xây dựng theo các kịch bản truyền thống như chỉ có hình
giáo viên, chỉ có màn hình hướng dẫn nhưng nên kết hợp cả 2. Để giáo viên thể hiện
ngơn ngữ hình thể nhằm làm tăng sự chú ý và truyền tải hết nội dung muốn thể hiện
cũng như tạo được sự gần gũi với người học để học sinh dễ dàng tiếp thu hơn.
Có thể áp dụng giải pháp này cho tất cả các mơn học. Đóng góp thêm cho kho

học liệu số của ngành giáo dục. Từ đó việc học trở nên gần gũi và dễ dàng hơn với
người học và góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục.
Học sinh:
Các phẩm chất và năng lực đều rất quan trọng. Đặc biệt học sinh tiểu học dần
hình thành cho các em những phẩm chất và năng lực cần thiết để tạo tiền đề phát triển
hơn nữa cho các cấp học sau. Trong đó năng lực tự chủ và tự học được xếp vị trí hàng
đầu.
Khả năng tự học và ơn tập của học sinh cải thiện từ đó phát triển được năng lực
tự chủ và tự học, ít gặp khó khăn khi quay lại trường học và khả năng tiếp thu kiến
thức tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải pháp này đã áp dụng tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Tôi tin rằng với
giải pháp trên, sẽ giúp bản thân tơi nói riêng và tất cả giáo viên nói chung có thể nâng
cao hơn khả năng về công nghệ thông tin, chủ động và sáng tạo hơn trong cơng tác
giảng dạy từ đó giúp học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn và không chỉ phát huy năng
lực tự học và ơn tập và cịn phát triển thêm nhiều năng lực tích cực khác.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo để giải pháp này
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

11
11


12
12

Phường 3, ngày 14 tháng 2 năm
2022
Người viết

Bùi Thị Lan


TÀI LIỆU THẢM KHẢO
- Tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học
- Phương pháp dạy học các môn học 4 – NXB GD 2007
- Chương trình GDPT 2018
- Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4
- Các trạng web về công nghệ thông tin.

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................... Trang 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................... Trang 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................. Trang 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ Trang 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiến cứu............................................. Trang 2
5. Thời gian nghiên cứu................................................................ Trang 2
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................... Trang 2
7. Tính mới của giải pháp............................................................. Trang 2

II. PHẦN NỘI DUNG................................................................ Trang 3
1. Cơ sở lí luận.............................................................................. Trang 3
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................... Trang 3
3. Giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.................................. Trang 4
4. Kết quả thực hiện giải pháp...................................................... Trang 8

III. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................. Trang 11

12
12




×