Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 242 trang )

lOMoARcPSD|16911414

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, luận án là cơng trình nghiên cứu
độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực và có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng, khơng trùng với các cơng trình
khoa học đã được cơng bố.
TÁC GIẢ ḶN ÁN

Khuất Văn Hùng

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố và
những vấn đề luận án tập trung giải quyết


Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN
CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VỀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (2005 - 2010)
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Qn chủng
Phịng khơng - Không quân về công tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng (2005 - 2010)
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ Quân chủng Phịng khơng - Khơng qn về
lãnh đạo cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2005 - 2010)
2.3.
Đảng bộ Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn chỉ đạo

cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2005 - 2010)
Chương 3 ĐẢNG BỘ QN CHỦNG PHỊNG KHƠNG - KHƠNG QUÂN
LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG (2010 - 2015)
3.1.
Những yếu tố mới tác động đến lãnh đạo công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng của Đảng bộ Qn chủng Phịng khơng - Khơng
qn (2010 - 2015)
3.2.
Chủ trương của Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân
về đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2010 - 2015)
3.3.
Đảng bộ Quân chủng Phịng khơng - Khơng qn chỉ đạo đẩy
mạnh cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2010 - 2015)
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.
Nhận xét quá trình Đảng bộ Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn

lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2005 - 2015)
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân chủng Phịng khơng - Khơng
qn lãnh đạo cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2005 - 2015)
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()

5
11
11
28

35

35
60
66

82

82
98
103

130
130
154
173
176
177
199


lOMoARcPSD|16911414

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Ban Chấp hành

BCH

2

Chính trị quốc gia

CTQG

3


Chủ nghĩa xã hội

CNXH

4

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

5

Nhà xuất bản

Nxb

6

Phịng khơng - Khơng qn

PK - KQ

7

Tổ chức cơ sở đảng

TCCSĐ

8


Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, TCCSĐ có vị trí, vai trò rất quan
trọng. TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực
hiện các nhiệm vụ và các hoạt động ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng và nhân
dân, nơi đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước vào thực tế, thành hành động cách mạng của quần chúng. Mặt
khác, TCCSĐ còn là nơi thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện, quản
lý cán bộ, đảng viên nâng cao đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ
kiến thức, năng lực công tác và phát triển đảng viên. Do vậy, xây dựng
TCCSĐ trong sạch, vững mạnh có sức chiến đấu cao, đủ sức lãnh đạo hoàn
thành nhiệm vụ của các cấp ủy đảng vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là
đòi hỏi tất yếu, cấp bách hiện nay.
Quân chủng PK - KQ là một trong ba quân chủng của Quân đội nhân
dân Việt Nam (Quân chủng Lục quân; Quân chủng Hải Quân; Quân chủng
PK - KQ). Quân chủng PK - KQ trực thuộc sự quản lý, điều hành thống nhất
của Bộ Quốc phịng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển
đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác. Lực lượng PK KQ có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình

quân binh chủng hợp thành. Quân chủng PK - KQ làm tham mưu cho Quân ủy
Trung ương - Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục
quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng
khơng qn vận tải ngồi nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng
chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.
Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trực thuộc Đảng bộ Quân đội đặt dưới
sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Quân sự Trung ương. Trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của
Quân ủy Trung ương, công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Quân chủng
PK - KQ đã đạt được những thành tựu quan trọng trở thành một điểm sáng

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

6

của Đảng bộ Quân đội. Các TCCSĐ của Quân chủng PK - KQ đang tiếp
tục được xây dựng, không ngừng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, đáp ứng yêu cầu phát triển của Quân chủng trong tình hình mới.
Tuy nhiên, cơng tác xây dựng TCCSĐ ở Qn chủng PK - KQ vẫn
còn bộc lộ những hạn chế, nhất là về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
một số TCCSĐ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Năng lực
lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy đảng ở một số đơn vị cơ sở có mặt cịn
hạn chế. Những hạn chế, bất cập đó đã gây ra những tác động trì trệ, tạo ra
những trở ngại cho quá trình thực hiện nhiệm vụ ở Quân chủng PK - KQ.
Thực tiễn đó, đã và đang đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao hơn
nữa chất lượng, hiệu quả lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ, góp phần nâng
cao chất lượng xây dựng Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trong sạch, vững

mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; trước hết phải tập trung nâng cao chất
lượng xây dựng TCCSĐ, trong đó xây dựng TCCSĐ ở đơn vị cơ sở trong
sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao là nhiệm vụ then chốt nhất.
Vì vậy, nghiên cứu và tổng kết quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh
đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015, làm sáng tỏ chủ trương,
sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân chủng về xây dựng TCCSĐ, từ đó đưa ra những nhận
xét khách quan, đúc kết được kinh nghiệm, góp thêm tài liệu tham khảo, để vận dụng
vào xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ hiện nay là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề xây dựng TCCSĐ, trong những
năm qua đã có rất nhiều cơng trình khoa học có liên quan đến Đảng bộ Quân
chủng PK - KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ được công bố ở những
phạm vi và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu chun sâu, có hệ thống, dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam về Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo xây dựng
TCCSĐ trong các thời kỳ và riêng thời kỳ 2005 - 2015. Do đó, đây vẫn là
khoảng trống khoa học.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

7

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ Qn chủng
Phịng khơng - Khơng qn lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng từ năm 2005 đến năm 2015” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích

Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo công tác
xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015, qua đó đúc kết kinh nghiệm để
vận dụng trong lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ hiện nay.
Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ Quân chủng PK KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015, qua hai
giai đoạn: 2005 - 2010 và 2010 - 2015.
Phân tích và luận giải có hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ về công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm
2015, qua hai giai đoạn trên.
Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân chủng PK
- KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ (2005 - 2015).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về công tác xây
dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ
Quân chủng PK - KQ về công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm
2015 qua hai giai đoạn 2005 - 2010 và 2010 - 2015. Về chỉ đạo của Đảng bộ
Quân chủng về công tác xây dựng TCCSĐ, Luận án chủ yếu tập trung
nghiên cứu trên những nội dung: (1) Chỉ đạo cơng tác chính trị, tư tưởng; (2)

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

8


Chỉ đạo xây dựng TCCSĐ vững mạnh về tổ chức; (3) Chỉ đạo công tác cán
bộ và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên; (4) Chỉ đạo công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; (5) Chỉ đạo đổi mới phương thức
lãnh đạo của TCCSĐ.
Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015. Mốc thời gian năm 2005
diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lần thứ VII, nhiệm kỳ
2005 - 2010. Mốc thời gian năm 2015 là kết thúc thực hiện nhiệm kỳ Đại hội
Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lần thứ VIII. Để đảm bảo tính hệ thống và đạt
được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số nội dung liên quan
trước năm 2005 và sau năm 2015.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi không gian hoạt
động của Quân chủng PK - KQ trên cả nước.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK KQ về xây dựng TCCSĐ được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ
thị, chương trình hành động, kế hoạch cơng tác, các báo cáo tổng kết, tài liệu
tổng kết, khảo sát điều tra, phỏng vấn…về quá trình Đảng bộ Quân chủng PK
- KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh dựa trên phương pháp luận của khoa học Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó lấy phương pháp lịch sử, phương pháp
logic làm chủ đạo đồng thời sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, diễn dịch, quy nạp…
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và
chương 3, có kết hợp với phương pháp lôgic, nhằm tái hiện những yếu tố

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

9

tác động quá trình nhận thức, hoạch định chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về xây dựng TCCSĐ qua 2 giai đoạn (2005
- 2010) và (2010 - 2015).
Phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp lịch sử chủ yếu ở chương
4 để đưa ra nhận định, đánh giá nhận xét ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinh
nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo công
tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh sự lãnh
đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về xây dựng TCCSĐ giữa hai giai
đoạn: 2005 - 2010 và 2010 - 2015; so sánh kết quả lãnh đạo xây dựng TCCSĐ
trong Đảng bộ Quân chủng PK - KQ (2005 - 2015) với các đảng bộ quân
chủng khác trong Quân đội.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê chủ yếu được sử dụng
nhằm khảo cứu các cơng trình khoa học có liên quan trong chương 1.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp một số tư liệu mới trong lưu trữ của Đảng bộ Quân
chủng PK - KQ và hệ thống hóa tư liệu về quá trình Đảng bộ Quân chủng PK
- KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.
Góp phần tái hiện có hệ thống, phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.
Đưa ra những nhận định, đánh giá có cơ sở khoa học về q trình lãnh
đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ đối với công tác xây dựng TCCSĐ từ
năm 2005 đến năm 2015.
Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có thể tham khảo, vận dụng

trong lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ và
các đảng bộ quân chủng khác trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần tổng kết thực tiễn quá trình Đảng bộ Quân chủng PK
- KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

10

Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ
trương, giải pháp xây dựng TCCSĐ ở Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trong
thời gian tới.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như lịch sử đảng bộ của các quân chủng,
quân khu trong Quân đội hiê ̣n nay.
Những kinh nghiệm được đúc rút trong luận án có giá trị tham khảo đối
với công tác xây dựng TCCSĐ ở các đảng bộ quân chủng, quân khu, trong
Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các cơng
trình của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Bun Phênh Sỉ Pa Xợt (2001), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch
vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện ở B.01 Quân
đội nhân dân Lào [208]. Tác giả luận án đã nêu lên một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về xây dựng TCCSĐ trong sạch gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững
mạnh toàn diện; thực trạng công tác xây dựng đảng và công tác xây dựng
TCCSĐ trong sạch vững mạnh ở Đoàn B.01 Quân đội nhân dân Lào. Khẳng
định công tác xây dựng TCCSĐ là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên liên
tục của các tổ chức Đảng. Hàng năm thông qua đánh giá xây dựng đơn vị cơ sở
vững mạnh toàn diện ở B.01 Quân đội nhân dân Lào làm một trong những tiêu
chí đánh giá chất lượng lãnh đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Đoàn B.01
Quân đội nhân dân Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh
xây dựng TCCSĐ ở Đoàn B.01 Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Chăn Thon Phăn Thông Son (2007), Bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở
tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay
[173]. Tác giả luận án nêu rõ vị trí, vai trị của đội ngũ cấp ủy viên và cơng
tác bồi dưỡng phẩm chất và năng lực công tác cho đội ngũ cấp ủy viên ở các
TCCSĐ trong các sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Lào. Đội ngũ cấp
ủy viên ở các TCCSĐ trong các sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Lào
luôn giữ một vị trí, vai trị quan trọng trong cơng tác xây dựng Đảng nói

chung và xây dựng TCCSĐ ở đơn vị cơ sở nói riêng. Tác giả đánh giá thực
trạng cơng tác xây dựng TCCSĐ ở các Đảng bộ trong Quân đội nhân dân
Lào… Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong công tác xây dựng
TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Lào và rút ra một số bài học kinh nghiệm; đề
xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp ủy

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

12

viên về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xây dựng TCCSĐ ở các Đảng bộ Sư
đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Bun My Sy Pha Pa Sợt (2008), Giáo dục rèn luyện đảng viên ở tổ chức
cơ sở đảng trong các Sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào [175]. Tác giả
luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác xây dựng
đảng, chú trọng công tác xây dựng TCCSĐ trong các sư đoàn chủ lực của
Quân đội nhân dân Lào; tăng cường giáo dục, rèn luyện đảng viên ở TCCSĐ.
Tác giả đi sâu nghiên cứu và khảo sát thực trạng cơng tác giáo dục chính trị,
tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội nhân dân Lào. Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản trong tiến hành cơng tác giáo dục chính
trị, tư tưởng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên đang cơng tác ở các Sư
đồn chủ lực của Qn đội nhân dân Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp về
đổi mới nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên trong Quân đội nhân dân Lào.
Tạng Thắng Nghiệp (2013), Tăng cường kiểm tra giám sát, xây dựng
kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc
[155]. Tác giả cơng trình đã phân tích kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc là

bảo đảm quan trọng để bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng Cộng sản
Trung Quốc, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng. Để giữ nghiêm kỷ luật đảng,
một trong những biện pháp là tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp
hành kỷ luật. Tác giả đã nêu lên một số biện pháp cụ thể để cơ quan kiểm tra
các cấp phát huy vai trị, chức năng, phối hợp với Đảng ủy và chính quyền
làm tốt việc kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật đảng; Kịp thời phát
hiện và kiên quyết uốn nắn mọi vấn đề có tính manh nha, tính khuynh hướng
liên quan đến vi phạm kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc; Phải tập hợp các
nguồn lực giám sát, dùng hình thức chế độ để tập hợp một cách hữu cơ các
loại hình giám sát với nhau như giám sát trong Đảng, giám sát Đại hội đại
biểu nhân dân, giám sát hành chính, giám sát dân chủ, giám sát tư pháp, giám
sát của quần chúng và giám sát của dư luận, mở rộng kênh giám sát, xây dựng
sân chơi giám sát, hình thành nên hợp lực giám sát.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

13

Trương Thụ Qn (2013), Khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý
đảng viên, xây dựng đảng theo yêu cầu khoa học hóa cơng tác xây dựng đảng
của Đảng Cộng sản Trung Quốc [171]. Tác giả bài viết đã chỉ ra một trong
những biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý đảng viên là cần phải
giám sát nghiêm khắc, nghiêm túc chấp hành và hoàn thiện các chế độ, xây dựng
kiện tồn cơ chế cơng tác phịng ngừa, kịp thời phát hiện và nghiêm túc uốn nắn.
Nghiêm túc thực hiện các quyền lợi dân chủ như quyền được biết thông tin,
quyền giám sát mà Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc trao cho đảng viên,
khiến cho đảng viên thực sự phát huy vai trò chủ thể trong sinh hoạt và hoàn

thành các chế độ giám sát dân chủ; tăng cường giám sát của cấp trên và giám
sát nội bộ tổ chức đảng; tăng cường giám sát của quần chúng và giám sát của
dư luận. Đối với những vấn đề mới manh nha xuất hiện của cán bộ, cần sớm
nhắc nhở, sớm giáo dục, ngăn ngừa tật xấu nhỏ biến thành lớn...
Hủm Phăn Phỉu Khem Phon (2016), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc
Đảng bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [159]. Tác
giả luận án khái quát lực lượng An ninh nhân dân là lược lượng vũ trang trọng
yếu của Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước Lào về bảo vệ an ninh
quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ
Bộ An ninh Lào được lập ở các đơn vị an ninh ở cơ sở. Do tính chất, chức
năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các đơn vị cơ sở có nét đặc thù riêng, nên có
nhều loại hình TCCSĐ khác nhau. Với bề dày truyền thống Đảng ủy Bộ An
ninh Lào đã tập trung chỉ đạo xây dựng củng cố các TCCSĐ trong lực lượng
an ninh nói chung và TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào nói riêng trong
sạch vững mạnh. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội.
Trường Lưu (2017), “Cơng tác xây dựng Ðảng của Ðảng Cộng sản
Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” [149]. Tác giả bài báo đã khái quát,

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

14

đánh giá, tổng kết về công tác xây dựng Ðảng và công tác xây dựng
TCCSĐ của Ðảng Cộng sản Truốc Quốc trong giai đoạn hiện nay với những

dẫn chứng cụ thể:
Ðảng Cộng sản Trung Quốc với số lượng đảng viên gần 90 triệu người, có
hệ thống tổ chức chặt chẽ, trải qua quá trình hoạt động gần một thế kỷ (1921 2017) là chính đảng cầm quyền có số lượng đảng viên lớn nhất thế giới. Dưới sự
lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, đất nước Trung Quốc đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, nhất là trong phát triển kinh tế-xã hội.
Trong bối cảnh cục diện thế giới, tình hình trong nước và trong Ðảng đã có
những thay đổi sâu sắc, Ðảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang đứng trước
những khó khăn, thử thách không nhỏ. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, nhất là
sau Ðại hội XVIII, Ðảng Cộng sản Trung Quốc tập trung đẩy mạnh vào công tác
xây dựng Ðảng và công tác xây dựng TCCSĐ. Ðại hội lần thứ XVIII Ðảng
Cộng sản Trung Quốc chủ trương tập trung nỗ lực vào công tác xây dựng
TCCSĐ với phương châm: Nâng cao một cách tồn diện trình độ khoa học trong
cơng tác xây dựng TCCSĐ.
1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước
1.1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu những vấn đề chung về công tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt (đồng chủ biên)
(2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng thời kỳ mới
[196]. Cơng trình đã khái qt những vấn đề cơ bản về Ðảng cầm quyền, tình
hình đổi mới, chỉnh đốn Ðảng trong thời kỳ đổi mới. Tác giả cũng đã giành một
phần quan trọng bàn về cơng tác xây dựng TCCSĐ, trong đó chỉ rõ: năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, năng lực lãnh đạo tồn diện
cịn chưa đáp ứng được yêu cầu so với nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và xây dựng TCCSĐ.
Nêu lên vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng TCCSĐ trong quá
trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

15

Nguyễn Phú Trọng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay [197]. Cơng trình gồm một số
bài viết của tác giả đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị trong những năm đổi mới;
đề cập đến những vấn đề chung phản ánh sự đổi mới tư duy lý luận chính trị của Đảng,
tác giả đã nhấn mạnh việc đổi mới là quy luật và nhu cầu phát triển của đất nước; đề
cập đến những vấn đề về bản chất của Đảng và những đòi hỏi bức thiết trong cơng
cuộc đổi mới, từ đó làm nổi bật vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với sự phát triển đất nước. Công tác xây dựng TCCSĐ là một nhiệm vụ rất quan
trọng của Đảng, bắt nguồn từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới
đặt ra. Tác giả đã đề xuất phương hướng, biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của TCCSĐ. Nâng cao trình độ khoa học xây dựng Đảng đáp ứng sự phát
triển của thực tiễn, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ ở các cấp.
Dương Trung Ý (2006), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X” [209]. Tác giả bài báo đã tổng kết số
lượng TCCSĐ trong cả nước tính đến tháng 12/2005 là 47.000 TCCSĐ, xấp xỉ
gần 200.000 chi bộ trực thuộc, hơn 3,1 triệu đảng viên. Đây là nền tảng của Đảng,
hạt nhân chính trị của Đảng ở cơ sở. Các TCCSĐ có vị trí, vai trị cực kỳ quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. Vì vậy,
Đảng ln coi trọng việc xây dựng củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của TCCSĐ. Tác giả đề xuất 5 giải pháp đưa Nghị quyết Đại hội X
vào cuộc sống: Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng. Thứ hai, nâng cao năng lực và chất lượng cấp ủy. Thứ ba, nâng
cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Thứ tư, nâng cao chất lượng đảng viên
và công tác phát triển đảng viên. Thứ năm, tiếp tục đổi mới nội dung,
phương pháp đánh giá chất lượng TCCCĐ.
Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng

hiện nay [135]. Tác giả cuốn sách đã nêu lên một số vấn đề về công tác xây
dựng TCCSĐ sau Nghị quyết số 22-NQ/TW, của BCHTW (khóa X), về chất
lượng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; về chất lượng sinh hoạt chi bộ; về

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

16

xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn vững mạnh; về vai trò
lãnh đạo của các tổ chức đảng...Tác giả chỉ ra những vấn đề khó khăn, vướng
mắc và bất cập cần nghiên cứu giải quyết, đó là: năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở cịn nhiều yếu kém;
vấn đề về cơng tác xây dựng tổ chức đảng, ở một số địa bàn, lĩnh vực trọng yếu
cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập; chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán
bộ, cơng chức cơ sở xã, phường, thị trấn còn thiếu đồng bộ; công tác kiểm tra,
giám sát đảng viên chưa thực sâu sát. Mặc dù, tác giả cuốn sách đã đề cập đến
vấn đề cơ bản về xây dựng TCCSĐ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Song, cuốn sách chưa đưa ra được những kinh nghiệm trong công tác xây dựng
Đảng nói chung và cơng tác xây dựng TCCSĐ nói riêng.
Ngũn Thị Ngọc Mai, Mai Bích Huệ (2017), “Nâng cao chất lượng
đảng viên trong xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay” [150]. Các tác giả bài
báo đã thống kê số liệu đảng viên trong toàn Đảng sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII của Đảng. Đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên trong toàn
Đảng và đưa ra một số nguyên nhân cơ bản tác động đến công tác phát triển
đảng viên hiện nay ở các TCCSĐ và chi bộ. Tác giả chỉ ra yêu cầu nâng cao
chất lượng đảng viên, phải làm cho chất lượng đảng viên bảo đảm những
yêu cầu căn bản về chính trị, ý chí, tinh thần phấn đấu vì lý tưởng cách mạng

của Đảng và dân tộc, về đạo đức cách mạng, về tính tiền phong, gương mẫu
trước quần chúng. Đảng viên trong tồn Đảng hiện có 4.480.707 đồng chí
(tính đến năm 2017). Trong số đó: đảng viên ở xã là: 1.888.352 đồng chí, ở
phường là: 646.276 đồng chí, ở thị trấn là: 207.081 đồng chí, (chiếm tỷ lệ
61,18%). Trong nhiệm kỳ khóa XI, tính đến tháng 6 năm 2015, tồn Đảng
kết nạp được 945.135 đảng viên mới (tăng 2% so với nhiệm kỳ 2006 2010). Trong đó, đảng viên là cơng nhân, lao động trong các thành phần
kinh tế mới được kết nạp là 76.990 đồng chí (chiếm tỷ lệ 8,14%); đảng viên
là người dân tộc thiểu số là 127.660 đồng chí (13,5%); đảng viên là học
sinh, sinh viên có 40.394 đồng chí (4,27%). “Đến ngày 31/12/2014, tồn

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

17

Đảng có 118.022 đảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (tăng hơn 70% so với
cùng kỳ năm 2011); có 1.749.040 đảng viên có tình độ đại học và cao đẳng
(tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2011)”. Số đảng viên mới kết nạp tăng
nhanh, số đảng viên trẻ tăng lên và trình độ học vấn của đảng viên mới được
kết nạp khơng ngừng nâng cao. Đó là dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, đến ngày
31/12/2014, tồn Đảng vẫn còn 362 đảng viên chưa biết chữ Quốc ngữ;
173.202 đảng viên có trình độ tiểu học. Đây cũng là nhiệm vụ bức thiết đặt
ra để nâng cao trình độ học vấn cho số đảng viên đó và góp phần nâng cao
chất lượng đảng viên. Số đảng viên đủ tư cách hồn thành nhiệm vụ đạt tỷ lệ
85%. Vẫn cịn 15% số đảng viên chưa hồn thành nhiệm vụ.
1.1.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng ở các vùng, miền, địa phương
Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ

chức cơ sở đảng nơng thơn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]. Tác giả luận án làm rõ một số
vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở nơng thơn vùng
cao phía Bắc. Tác giả đi sâu nghiên cứu làm rõ vai trò của TCCSĐ, khẳng
định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ là nhân tố cơ bản
quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở nơng thơn vùng cao
phía Bắc. Trong luận án, tác giả đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thơn vùng cao phía
Bắc, lấy đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tương đối
toàn diện và có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của TCCSĐ ở nông thơn vùng cao phía Bắc.
Trần Trung Quang (chủ biên) (2002), Tổ chức cơ sở đảng trong các
doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết
(qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phịng) [161]. Tác giả đề tài nghiên cứu
làm rõ thực trạng TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước tính đến năm

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

18

2002 và những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng TCCSĐ trong các
doanh nghiệp nhà nước qua khảo sát thực tiễn các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải
Phịng. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng
TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tiếp theo.
Nguyễn Minh Tuấn (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội, Hải Phịng,

Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [201]. Tác giả
luận án đi sâu nghiên cứu TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước ở khu kinh
tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong luận án, tác giả đã
nghiên cứu, phân tích, làm rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ
trong doanh nghiệp Nhà nước nói chung và khu vực kinh tế trọng điểm của
các tỉnh phía Bắc như cụm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
nói riêng; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức xây dựng Đảng của các tổ
chức Đảng trong doanh nghiệp nhà nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước. Tác giả làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với tổ chức Đảng
trong các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phân tích nguyên nhân, rút ra
những kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp thiết yếu góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước
nói chung và ở Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nói riêng. cán bộ,
Đỗ Ngọc Ninh (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội hiện nay [157]. Nội dung cuốn
sách tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, đặc điểm
của Đảng bộ phường; quan niệm và tiêu chuẩn đánh giá năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở Thủ đô Hà Nội. Tác giả nghiên
cứu đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ
phường, chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra cần giải
quyết để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ
phường ở Thủ đô Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đi đến đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của
các Đảng bộ phường ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414


19

Ngơ Bích Ngọc (2004), Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao
đẳng ở Hà Nội hiện nay [156]. Tác giả luận án tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với TCCSĐ trong lãnh đạo Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà
Nội. Đồng thời tác giả làm rõ thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm lãnh
đạo của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu tác
giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của
TCCSĐ đối Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại
học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của
Đảng bộ Thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2005 [136]. Tác giả luận
án đã phân tích đặc điểm, thực trạng TCCSĐ ở Hà Nội, khái quát quan điểm
của Đảng, trình bày chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về
xây dựng TCCSĐ trong những năm 1996 - 2005. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
nhận xét về ưu, khuyết điểm, đồng thời rút ra 4 kinh nghiệm về xây dựng
TCCSĐ ở Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Một là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo
đường lối, quan điểm của Đảng vào điều kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội,
nắm vững và phát huy thế mạnh, lợi thế, tiềm năng, khắc phục hạn chế, đề ra
chủ trương, giải pháp phù hợp đẩy mạnh công tác xây dựng TCCSĐ. Hai là,
đổi mới phương thức lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ
thị của Trung ương, Thành ủy về TCCSĐ. Ba là, khẳng định vai trò hạt nhân
lãnh đạo chính trị của TCCSĐ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
TCCSĐ. Bốn là, nhận thức đúng tầm quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật
thiết giữa TCCSĐ với nhân dân.
Trương Thị Mỹ Trang (2012), Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở đảng
trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ

giai đoạn hiện nay [195]. Tác giả luận án đã đánh giá, phân tích làm rõ nội dung
xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

20

các tỉnh Trung Trung bộ, nêu lên vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các TCCSĐ
trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tác
giả khẳng định chất lượng của TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước tác
động trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và phát huy vai trò định hướng về kinh
tế của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Tác giả cũng đã nêu lên thực trạng, nguyên nhân và bước đầu đưa ra
một số kinh nghiệm; nêu lên một số dự báo những nhân tố tác động đến quá
trình xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Đề ra phương hướng xây dựng, củng cố TCCSĐ và những giải pháp chủ yếu
để tiếp tục xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ trong thời gian tới.
Vũ Thị Duyên (2016), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 [32]. Trong luận án tác giả đã hệ thống
hóa chủ trương và q trình chỉ đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các nội dung chủ yếu: về tư tưởng chính trị;
về tổ chức đảng; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra,
giám sát. Khảo sát kết quả xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó nhận xét thành công, hạn chế
khuyết điểm và đúc kết 5 kinh nghiệm có giá trị lý luận.
Ngũn Thị Thanh Bình (2016), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo xây dựng tổ

chức cơ sở đảng từ năm 1997 đến năm 2010 [12]. Tác giả luận án đã nêu lên vị trí,
vai trị, tầm quan trọng của TCCSĐ trong hệ thống chính trị, được thể hiện trên các
khía cạnh: là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân;
nơi trực tiếp cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên để lãnh đạo chính quyền và các đồn thể
chính trị xã hội. Nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp sàng lọc đảng viên, nơi đào
tạo cán bộ cho Đảng và cho cả hệ thống chính trị... Sự vững mạnh của TCCSĐ là
nhân tố quan trọng quyết định sự vững mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị. Tác giả
luận án đã nêu lên một số kinh nghiệm được đúc kết: Từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hà
Nam lãnh đạo xây dựng TCCSĐ từ năm 1997 đến năm 2010.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

21

Trần Văn Rạng (2018), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã,
phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005
[172]. Luận án làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng TCCSĐ
xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến năm 2005.
Từ đó, luận án hệ thống, khái quát quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhằm xây dựng, củng cố TCCSĐ xã, phường, thị
trấn, từ năm 1998 đến năm 2000. Luận án đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân và đúc kết một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình đối với cơng tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn (1998 - 2000).
1.1.2.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong Quân đội và Quân chủng Phòng không - Không quân
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2000), Nâng cao năng

lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội vững
mạnh về chính trị hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống [163].
Nội dung cuốn sách nêu lên vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của các tổ chức đảng trong quân đội vừa là nội dung cơ bản, vừa là yêu
cầu bức thiết để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với quân đội trước những thời cơ và thách thức của
đất nước, trước tình hình nhiệm vụ mới.
Dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng kiểu mới và quân đội kiểu mới của giai cấp
công nhân, nội dung cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực
trạng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong quân đội
hiện nay và rút ra những bài học kinh nghiệm.
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2006), Đổi mới
chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
trong Đảng bộ Quân đội hiện nay [164]. Nội dung cuốn sách tập trung đề
cập vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng
hiện nay. Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng nói
chung và của Đảng bộ Quân đội nói riêng. Đặc biệt, cuốn sách nhấn mạnh

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

22

sự đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn hiện nay; công tác xây dựng Đảng và
xây dựng TCCSĐ. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ trong
Quân đội nhân dân Việt Nam; Đúc rút những bài học kinh nghiệm trong

lãnh đạo xây dựng TCCSĐ và đề xuất những giải pháp xây dựng Đảng bộ
Quân đội trong tình hình mới.
Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ (2007), Lịch sử Cơng tác đảng, cơng
tác chính trị Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn (1953 - 2005) [26].
Cơng trình đã khái qt q trình hình thành và phát triển cơng tác đảng, cơng
tác chính trị trong Qn chủng PK - KQ qua các thời kỳ; tái hiện q trình
lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy Quân sự
Trung ương (Quân ủy Trung ương), Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị, mà
trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ đối với củng cố, tăng
cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với bộ đội PK - KQ, xây
dựng Quân chủng PK - KQ luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có
sức chiến đấu cao, hồn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và
Quân đội giao cho. Cuốn sách cịn khái qt lịch sử hình thành, phát triển, quá
trình tổ chức lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ từ năm 1953 đến năm
2005; quá trình lãnh đạo Quân chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 - 1954); lãnh đạo khôi phục, xây dựng, phát triển Quân chủng sau kháng
chiến chống Pháp và tiếp tục đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ; đặc biệt là thành tích trong chiến dịch 12 ngày đêm bắn máy bay B52 của
Mỹ trên bầu trời thủ đô Hà Nội cuối năm 1972: trận “Điện Biên Phủ trên
không”; lãnh đạo xây dựng củng cố TCCSĐ đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và
chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ (2007), Lịch sử Đảng bộ Qn chủng
Phịng khơng - Khơng qn (1963 - 2013) [27]. Cơng trình đã phản ánh quá trình
hình thành và phát triển hệ thống tổ chức đảng của Đảng bộ Quâng chủng PK - KQ
từ khi hợp nhất hai Quân chủng, hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ đối với Quân

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414


23

chủng; khẳng định những thành tựu về mặt lý luận, thực tiễn, làm rõ những hạn chế
và nguyên nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân chủng PK KQ và tổ chức đảng các cấp; rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng trong giai đoạn cách mạng
mới. Đây là tài liệu góp phần vào công tác giáo dục truyền thống, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ trong các nhà trường, cơ quan, đơn vị trong Quân chủng PK - KQ.
Trần Bá Thanh (2003), Giữ nghiêm kỷ luật ở tổ chức cơ sở đảng các
đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội nhân dân
Việt Nam giai đoạn hiện nay [176]. Tác giả luận án đã đi sâu phân tích và làm
sâu sắc hơn về bản chất, vai trị nội dung của kỷ luật Đảng, đánh giá tương
đối toàn diện về thực trạng và nguyên nhân tình trạng kỷ luật ở TCCSĐ các
đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội. Những
yêu cầu mới đặt ra và một số kinh nghiệm về giữ nghiêm kỷ luật ở TCCSĐ và
các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Tác giả đề xuất
những giải pháp cơ bản để giữ nghiêm kỷ luật ở các TCCSĐ, đơn vị làm
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt trong công tác giáo dục, rèn luyện cán
bộ, đảng viên ở các TCCSĐ khi có đảng viên có dấu hiệu vi phạm hoặc vi
phạm kỷ luật thì tổ chức đảng phải tiến hành kiểm tra và thi hành kỷ luật. Các
bước kiểm tra và thi hành kỷ luật phải thực hiện đúng thủ tục, nguyên tắc theo
đúng Điều lệ Đảng; khi phát hiện vấn đề gì cần kiểm tra và thi hành kỷ luật
phải đúng với thẩm quyền, quy chế, quy định của Điều lệ Đảng, khi tiến hành
phải đúng thủ tục nguyên tắc của Đảng.
Hoàng Văn Đồng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng đồn Biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam
trong thời kỳ mới [134]. Luận án đã phân tích vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của TCCSĐ ở đồn Biên phòng biên giới phía Bắc nước ta; đánh giá rõ
thực trạng chất lượng của các TCCSĐ ở các đồn Biên phòng nơi biên giới
của Tổ quốc. Tác giả nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở đồn Biên

phịng có những hoạt động mang tính đặc thù cao. Như tuần tra biên giới;

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

24

kiểm soát các hoạt động của nhân dân vùng biên; phòng chống tội phạm vi
phạm an ninh quốc gia, gián điệp; tội phạm hình sự, ma túy, bn người,
bn lậu hàng hóa, gây rối mất trật tự an ninh...v.v. Tác giả cũng chỉ ra một
số nguyên nhân khó khăn của TCCSĐ ở đồn Biên phịng biên giới phía
Bắc, như: đơn vị phân tán nhỏ, lẻ; bám nắm địa bàn hoạt động nơi vùng
sâu, vùng xa. Hoạt động ba cùng với nhân dân địa phương; tác động của
mặt trái cơ chế thị trường; hay bị các đối tượng lợi dụng mua chuộc, lôi
kéo, dụ dỗ...; đời sống của cán bộ, chiến sĩ cịn gặp rất nhiều khó khăn về
nơi sinh hoạt ăn, ở, địa hình, thời tiết... Tác giả cũng đưa ra một số kinh
nghiệm; đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các
TCCSĐ ở các đồn Biên phịng biên giới phía Bắc nước ta trong thời kỳ mới.
Lê Văn Bình (2006), Nâng cao chất lượng cơng tác phát triển đảng
trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [11]. Tác giả luận
án đề cập một cách cụ thể về công tác phát triển đảng viên ở các trường sĩ quan
trong quân đội hiện nay. Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác phát triển đảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội. Tác giả nêu lên
khái niệm phát triển đảng viên, những quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cơng tác phát triển đảng viên, quy trình kết
nạp đảng viên mới; chất lượng công tác phát triển đảng viên trong học viên ở các
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; nêu lên các tiêu chí đánh giá chất
lượng đảng viên; đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phát

triển đảng viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Cao Xuân Thưởng (2008), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các Trung đoàn Không quân chiến đấu hiện nay
[181]. Tác giả luận án nêu rõ đối tượng mà luận án quan tâm nghiên cứu là
TCCSĐ ở các trung đồn Khơng qn chiến đấu, thuộc Quân chủng PK - KQ,
điểm đặc biệt đây là những trung đồn Khơng qn đang làm nhiệm vụ huấn
luyện bay và sẵn sàng chiến đấu bằng máy bay phản lực, mang tính chun
mơn đặc thù riêng. Bởi vì, nhiệm vụ của trung đồn Khơng qn thường
xun diễn ra trên không, đối tượng tác chiến trên không. Trong luận án, tác

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

25

giả đã nghiên cứu kỹ, sâu sắc, có đóng góp quan trọng là làm rõ những vấn đề
cơ bản, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các trung
đồn Khơng qn chiến đấu; tác giả phân tích đánh giá đúng thực trạng, xác
định rõ nguyên nhân, làm rõ những yêu cầu đặt ra ở các trung đồn Khơng
qn chiến đấu hiện nay cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của TCCSĐ ở các đơn vị cơ sở; từ đó kiến nghị đề xuất một số giải
pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ
ở các trung đồn Khơng qn chiến đấu: 1. Tăng cường công tác phát
triển đảng viên ở các biên đội, phi đội bay, vì đây là nhiệm vụ đặc biệt cần
đến sự lãnh đạo tuyệt đối, cần phải đảm bảo 100% cán bộ, sĩ quan, phi
công trực tiếp làm nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu là đảng viên; 2. Nâng
cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy thuộc Đảng bộ; 3. Nâng cao chất

lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực tiễn của chi bộ; 4. Phát huy vai
trò của Đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và tổ chức đồn thể quần
chúng trong đơn vị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
TCCSĐ trong công tác xây dựng Đảng.
Nguyễn Hữu Vĩnh (2018), Chất lượng thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ của tổ chức cơ sở đảng ở các Đảng bộ học viện, trường sĩ quan quân
đội hiện nay [204]. Luận án đã làm rõ các Đảng bộ học viện, trường sĩ quan
quân đội, các TCCSĐ đã coi trọng nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ, thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu, xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh. Đồng thời luận
án cũng nêu lên một số hạn chế, bất cập: Thứ nhất, chất lượng thực hiện dân
chủ trong sinh hoạt đảng, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phê bình và tự
phê bình chưa cao, một số TCCSĐ vẫn còn biểu hiện vi phạm ngun tắc,
dẫn tới tình trạng độc đốn, chun quyền, dân chủ hình thức, hoặc dựa
dẫm, ỷ lại vào tập thể...Thứ hai, thành cơng thì thành tích thuộc về cá nhân,
có khuyết điểm thì đổ lỗi cho tập thể, khơng phân định rõ trách nhiệm của cá
nhân và tập thể cấp ủy. Thứ ba, biểu hiện dân chủ hình thức diễn ra cịn
nhiều và phức tạp, chưa có những giải pháp khắc phục có hiệu quả.

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

26

Trần Thanh Huyền (2008), “Ðảng bộ Quân chủng Hải quân lãnh đạo nâng
cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng
viên” [140]. Tác giả bài báo đã khái quát tính chất nhiệm vụ đặc thù của Quân
chủng Hải quân nhân dân Việt Nam là luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng

lợi, hoạt động trên biển, đảo của Tổ quốc. Ðảng bộ Quân chủng Hải quân xác định
mục tiêu xuyên suốt là: Xây dựng Ðảng bộ Quân chủng về mọi mặt, trọng tâm là
xây dựng các TCCSÐ trong sạch, vững mạnh, lấy xây dựng chi bộ làm then chốt;
tạo chuyển biến mạnh về năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu, chất lượng
phê bình và tự phê bình; xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trong sạch lành
mạnh, có năng lực và trình độ tổ chức thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Nguyễn Hồng Lâm (2008), “Tạo nguồn cán bộ, đảng viên chủ trì trong lực
lượng Khơng qn nhân dân Việt Nam từ đội ngũ phi công quân sự” [142]. Tác giả
bài báo nêu lên những nét đặc thù của bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam, có
nhiệm vụ chủ yếu là sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Ðặc thù hoạt động của bộ đội
Không quân với phạm vi rộng, diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều chuyên ngành,
diễn ra cả mặt đất và trên khơng địi hỏi xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng
viên phải có những yêu cầu riêng. Tác giả cũng đưa ra những yêu cầu mới: Thứ
nhất, coi trọng công tác tuyển chọn đầu vào đội ngũ phi công. Thứ hai, đổi mới
quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá phi cơng, gắn với sử dụng cán bộ,
đảng viên. Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ phi
công với tạo nguồn kết nạp đảng viên. Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng, huấn luyện
ở các đơn vị cơ sở bay, tạo điều kiện để phi công trưởng thành trong hoạt động
thực tiễn. Thứ năm, tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên phi công theo
Nghị quyết 94-NQ/QUTW, của Quân ủy Trung ương. Thứ sáu, bảo đảm tốt chế
độ chính sách, vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên là phi cơng.
Phương Minh Hịa (2013), “Thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) ở Ðảng bộ Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn” [137]. Theo tác giả:
đã đưa ra nhận định để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



×