Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực trạng chính sách giảm nghèo tại huyện tu mơ rông, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
Y

A HẢI

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 05 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

Y

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
MSSV
LỚP

: HỒ NGỌC HUY
: A HẢI
:1817310105010


: K12PT

Kon Tum, tháng 05 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại khoa kinh tế trường phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon
Tum, em đã được các thầy cô giáo giảng dạy tận tình cũng như truyền đạt những kiến
thức bổ ích và rất quan trọng đối với quá trình đi làm của em sau này. Em xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa kinh tế đã tận tâm giảng dạy và giúp em hồn thành
tốt khóa học. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Hồ Ngọc Huy đã sắp
xếp thời gian quý báu để hướng dẫn, nhận xét giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.
Em xin kính chúc quý thầy cô luôn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và đạt được nhiều thành
cao trong công tác giảng dạy. Chúc trường... sẽ luôn là nền tảng vững chắc cho nhiều thế
hệ sinh viên trên bước đường học tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị trong Uỷ Ban
Nhân Dân xã Đăk Sao. Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội hiểu rõ hơn về
những kiến thức đã được học cũng như thực tế áp dụng như thế nào. Bên cạnh đó, sự chỉ
dẫn và giúp đỡ của các anh chị tại phòng văn phồng - thống kê đã giúp em học hỏi thêm
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó chắc chắn sẽ là một phần hành trang quan trọng
giúp em có thể tự tin bước vào đời.
Kon Tum, ngày tháng 5 năm 2022
Sinh viên thực hiện
A Hải


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỒ ..................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của báo cáo ......................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
4. Kết cấu bài báo cáo ..................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận về giảm nghèo ..........................................................................1
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO ...........................................................................2
1.1. KHÁI NIỆM GIẢM NGHÈO .............................................................................2
1.1.1. Quan niệm của Việt Nam ....................................................................................2
1.1.2. Khái niệm về vùng nghèo ...................................................................................2
1.1.3. Khái niệm nghèo đa chiều...................................................................................3
1.2. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO .....................................3
1.2.1. Vai trị.................................................................................................................3
1.2.2. Ý nghĩa ...............................................................................................................4
1.3. CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ..........................................................................4
1.3.1. Nhóm chính sách giảm nghèo cơ bản .............................................................. 4
1.3.2. Nhóm chính sách giảm nghèo đặc thù ............................................................ 6
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO .........7
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................9
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG,
TỈNH KON TUM ...............................................................................................................9
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TU MƠ RƠNG ......................................................9
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................................9
2.1.2. Vị trí địa lý ..........................................................................................................9
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 10
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................14
2.2.1. Tình hình kinh tế ............................................................................................... 14
2.2.2. Tình hình văn hóa xã hội ..................................................................................17

2.3. BỘ MÁY QUẢN LÝ CHÍNH QUYỀN HUYỆN TU MƠ RÔNG .................18
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền huyện Tu Mơ Rơng ................................ 18
2.3.2. Chức năng và quyền hạn UBND huyện Tu Mơ Rông ......................................19
2.3.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Tu
Mơ Rơng ........................................................................................................................20
2.4. THỰC TRẠNG ĐĨI NGHÈO CỦA HUYỆN TU MƠ RÔNG .....................20
2.4.1. Hộ nghèo ...........................................................................................................20
i


2.4.2. Hộ cận nghèo .......................................................................................................21
2.4.3. Mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản so với tổng số hộ nghèo .........23
2.4.4. Hộ nghèo theo nhóm đối tượng ...........................................................................25
2.5. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN. ..................27
2.5.1. Tình hình sản xuất vụ đồng xuân: ...................................................................27
2.5.2. Tình hình sản xuất vụ mùa:...............................................................................29
2.5.3. Chân ni ............................................................................................................31
2.6. CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN TU MƠ RƠNG...............32
2.6.1. Chính sách từ trung ương ..............................................................................32
2.6.2. Các chính sách tại huyện Tu Mơ Rơng .........................................................32
2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN TU
MƠ RÔNG ........................................................................................................................33
2.7.1. Thành tựu đạt được ........................................................................................33
2.7.2. Hạn chế .............................................................................................................35
2.7.3. Nguyên nhân ....................................................................................................36
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................38
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆ QUẢ GIẢM NGHÈO ...................................................38
TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM .........................................................38
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ CHƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO. ............................................................................................................................ 38

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆ QUẢ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN TU MƠ
RÔNG 40
3.2.1. Về giáo dục .......................................................................................................40
3.2.2. Về tỉ lệ sinh .......................................................................................................40
3.2.3. Diện tích đất sản xuất ........................................................................................40
3.2.4. Về cơng tác đào tạo nghề ..................................................................................41
3.2.5. Cải tạo đất .........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................

ii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

DẠNG VIẾT TẮT

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

HDNN

Hội đồng nhân dân


3

HN

Hộ nghèo

4

HCN

Hội cận nghèo

5

DTTS

Dân tộc thiểu số

6

TTCP

Thủ tướng chính phủ

7

CQHCNN

Cơ quan hành chính nhà nước


8

KTXH

Kinh tế xã hội

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỒ
BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tổng hợp số hộ nghèo và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số năm
2018 huyện Tu Mơ Rơng

20

2.2

Phân tích hộ cận nghèo theo nhóm đối tượng năm 2018 huyện Tu
Mơ Rông


22

2.3

Hộ nghèo DTTS mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản năm
2018 huyện Tu Mơ Rông.

24

2.4

Hộ nghèo DTTS chung theo nhóm đối tượng năm 2018 huyên Tu
Mơ Rông.

26

2.5

Kết quả sản xuất vụ đồng xuân

28

2.6

Kết quả sản xuất nông nghiệp vụ mùa

29

2.7


Kết quả sản xuất nông nghiệp vụ mùa

30

2.8

Kết quả sản xuất nơng nghiệp vụ mùa

30

2.9

Tình hình thực hiện chăn ni năm 2018.

31

2.10

Tình hình thực hiện chăn ni năm 2018.

31

HÌNH
1.1

Vị trí huyện Tu Mơ Rơng trong tỉnh Kon Tum

10


SƠ ĐỒ
1.1

Sơ đồ các phòng ban và các đơn vị sự nghiệp

19

BIỂU ĐỒ
2.1

Thể hiện tỷ lệ % số hộ cận nghèo giữa các xã tại huyện Tu Mơ
Rông năm 2018

iv

23


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của báo cáo
Tu Mơ Rông là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, số hộ nghèo trong huyện còn khá
cao chiếm 52,27% và hộ cận nghèo 8,66% theo cục thống kê của huyện Tu Mơ Rơng.
Huyện đã thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững và đạt được những
hiệu quả nhất định, góp phần đáng kể số hộ nghèo trong huyện, đời sống nhân dân được
cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn cịn nhiều khó khăn hạn chế.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách giảm nghèo.
Phạm vi nghiên cứu: Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Lý thuyết về chính sách giảm nghèo.

Đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Đề xuất các giải pháp giảm.
4. Kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng chính sách giảm nghèo tại huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon
Tum
Chương 3: Giải pháp nâng cao hệ quả giảm nghèo tại huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh
Kon Tum

1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. KHÁI NIỆM GIẢM NGHÈO
1.1.1. Quan niệm của Việt Nam
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong
những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những
nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của
cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy
định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa
phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng
địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo
tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo khơng có khả
năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...

- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống
dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm
bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày
nhưng ở mức tối thiểu.
- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là
một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả
năng trả nợ.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả
mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngồi ra cịn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Khơng có hoặc thiếu rất nhiều những cơng trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt,
đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
1.1.2. Khái niệm về vùng nghèo
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một
vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thơng khơng thuận tiện, cơ sở hạ
tầng thiếu thốn, khơng có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có
số hộ nghèo và xã nghèo cao.
2


1.1.3. Khái niệm nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia
hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, khơng
được đi học, khơng được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có

nghề nghiệp để ni sống bản thân, khơng được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa
là khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều
kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và cơng trình vệ sinh”
Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu
nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất
hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều.
Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến
tình trạng bị loại trừ, khơng được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do
vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản (UN, 2012: 5).
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ số không liên quan đến mức thu
nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ
bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11). Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty
Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y-tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là
một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống
dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị
và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần được chú ý nhìn
nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con
người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu các
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013. Đo lường nghèo
đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực
trạng nghèo ở nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất xây dựng bộ tiêu chí
nghèo đa chiều, đồng thời rà sốt cơ chế, chính sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo
hướng đa chiều ở Việt Nam.
1.2. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO
1.2.1. Vai trò
Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo phát triển sản xuất, có việc làm ổn định, tăng
thu nhập, thốt nghèo bền vững.
Thực hiện chính sách giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm

cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa nông thông và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các
nhóm dân cư.
Thực hiện chính sách giảm nghèo thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu
thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và Việt Nam đã cam kết.

3


1.2.2. Ý nghĩa
Giảm nghèo là vấn đề mang tính chất toàn cầu, tất cả quốc gia trên thế giới đèo phải
quan tâm đến vấn đề giảm nghèo trong quá trình phát triển xã hội. chính vì vậy giảm
nghèo là một bộ phận không trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước,
đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển xã hội của Việt
Nam. Chính vì lẽ đó giảm nghèo và các vấn đề trong đời sống có quan hệ mật thiế với
nhau. Cụ thể trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo có mối quan hệ với tăng
trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hóa củng cố an nin chính trị xã hội và một số
chính sách khác có liên quan.
1.3. CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
1.3.1. Nhóm chính sách giảm nghèo cơ bản
- Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng cho người nghèo nhằm cung cấp tín dụng cho người nghèo có
sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự thốt nghèo.
Chính sách hỗ trợ sản xuất, đất sản xuất và trồng rừng:
Chính sách khuyến nơng - lâm- ngư kết hợp với hướng dẫn cách làm ăn, chuyển
giao kỹ thuật: Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản
xuất họp lý, áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuấ và kinh doanh, tiêu
thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.
Chính sách hỗ trợ đất đai, tư liệu sản xuất, tạo điều kỉện cho người nghèo có nhu
cầu sử dụng đất để sản xuất, kết hợp với dạy nghề, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề:

Hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, tư liệu sản xuất để người nghèo ổn định cuộc sống và
thốt nghèo bền vững; Trợ giúp người nghèo có tay nghề cần thiết để tạo việc làm, tăng
thu nhập thông qua các khóa dạy nghề ngắn hạn để họ có thể tìm việc làm hoặc tự tạo
việc làm,...
- Chính sách dạy nghề và tạo việc làm:
Tổ chức thực hiện dạy nghề theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách
hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Ưu tiên lao động nông thôn, lao
động thuộc diện hưởng chính sách người có cơng với cách mạng, người khuyết tật, người
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nơng nghiệp, đất
kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân có nguyện vọng, nhu cầu học nghề để
được tham gia học nghề.
Đào tạo nghề cho người nghèo có nhu cầu học nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ,
kỹ năng thực hành; phát triển sản xuất, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, xuất khẩu
lao động bằng hình thức cho vay không phải thế chấp tài sản với lãi suất ưu đãi.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy nghề cho lao
động thuộc hộ nghèo gắn với tạo việc làm; Dạy nghề phù họp với cơ cấu lao động, cơ cấu
ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chỗ, những
4


nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia thị
trường lao động quốc tế.
Nhà nước có chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ở các xã
khó khăn hoặc thu hút nhiều lao động là người nghèo bằng các chính sách thuế, tiền thuê
đất,...; phát triển các nghề có thu nhập cao, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động
nói chung, người nghèo nói riêng. Hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, cơ sở dân doanh ổn định phát triển sản xuất, làm tiền đề
duy trì ổn định việc làm và tạo thêm việc làm tại chỗ ở địa phương.

Chính sách hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo về chi phí học nghề, vay
vốn đi xuất khẩu lao động; Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp hỗ trợ hộ nghèo, người
nghèo tự tạo việc làm như hỗ trợ vốn vay qua các chương trình, dự án giải quyết việc
làm.
Thực hiện các chính sách việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
ngày 09/7/2015 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc
gia về việc làm” nhằm tạo việc làm cho lao động ngay tại địa phương, nhất là lao động
thời vụ nông nhàn, lao động khơng có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động khác thuộc
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo.
Hỗ trợ học phí học nghề cho lao động thuộc hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho
phát triển kinh tế theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách hồ trợ nhà ở và nước sinh hoạt:
Chương trình 134 (Quyết định 134/2004); Quyết định 1672008/QĐ-TTg ngày 12
tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo; Quyết
định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai thí
điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an tồn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày
29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
- Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo:
+ Chính sách miễn, giảm học phí:
Đối tượng được miễn học phí: Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít
người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy
định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối tượng được giảm 70% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là
người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy

định của cơ quan có thẩm quyền.

5


Đối tượng được giảm 50%: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ
thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Được hỗ trợ chi phí học tập: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha
mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe:
Người nghèo thuộc nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, bao gồm: Người
thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ mức đóng
khi tham gia BHYT.
- Chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ thơng tin:
Người nghèo thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách cũng
như các dịch vụ hồ trợ pháp lý, chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo giúp người
nghèo tiếp cận với các chính sách công của nhà nước, các dịch vụ trợ giúp về pháp lý để
họ được thụ hưởng và phát huy vai trị của mình trong cộng đồng.
1.3.2. Nhóm chính sách giảm nghèo đặc thù
Nhóm chính sách giảm nghèo đặc thù được thực hiện thơng qua Chưong trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và một số chương trình, chính sách riêng dành cho
khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm righèo bền vững, hạn chế tái nghèo;
góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời
sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho
người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở,
nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hồn thành mục tiêu giảm tỷ lệ

hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các
huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm)
theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
+ Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu
nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với
cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó
khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần);
+ Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều
kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thơn, bản đặc biệt
khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nơng thơn mới, trước hết là hạ tầng
thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều
kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập
6


thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết
yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện
tiếp cận thị trường.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
Gồm 3 nhân tố:
Thứ nhất, về nhận thức: Đầu tiên phải kể đến quan điểm, nhận thức của các cơ quan
cũng như của các địa phương trong việc đề xuất, xây dựng các chính sách, chương trình
thích hợp cũng như việc thực hiện các chính sách, chương trình đó. Chỉ có nhận thức
đúng đắn, thống nhất của các chủ thể hoạch định và thực thi chính sách mới tạo cơ sở cho
việc thực hiện có hiệu quả chính sách trong thực tiễn. Nhận thức về chính sách giảm
nghèo khác nhau dẫn đến cơ chế thực hiện khác nhau, mức độ quan tâm, ưu tiên khác
nhau như:có những cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, tập trung ưu tiên phát triển cơ sở

hạ tầng ở các vùng nghèo là điều kiện để giảm nghèo mà khơng hiểu rằng đó là trách
nhiệm của nhà nước nên đã biến cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng theo kiểu ban phát, xin – cho
dẫn đến thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả. Có những địa phương với những kinh nghiệm
chủ quan đã đầu tư, sử dụng các nguồn lực một cách bất hợp lý gây thiệt hại, thậm chí
làm giảm đi khả năng của người nghèo địa phương mình. Do đó, quan niệm giảm nghèo
cần phải chỉ ra rõ ràng, cần phải bám sát những nội dung, tư tưởng của giảm nghèo bền
vững cho dù ở các địa phương, vùng miền có thể có những cách làm khác nhau.
Thứ hai, về nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách, chương trình, dự án giảm
nghèo: Ở nước ta, kinh phí để thực hiện giảm nghèo được cân đối chủ yếu từ nguồn ngân
sách nhà nước đóng vai trị chủ đạo. Đồng thời huy động các nguồn khác từ các tổ chức
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp của các quỹ từ thiện của quốc tế và
cũng như các cá nhân trong nước.Tốc độ phát triển kinh tế có vai trò quan trọng đối
với nguồn lực giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu ngân sách tăng
là một trong những yếu tố tài chính đảm bảo cung cấp cho giảm nghèo. Nếu chi tiêu cho
giáo dục, y tế, dạy nghề, các chính sách đầu tư phát triển KT-XH của Nhà nước chưa cân
đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế thì tính bền
vững của giảm nghèo sẽ bị hạn chế.
Việc đầu tư và dành tỷ lệ đầu tư lớn cho nông nghiệp và khu vực nông thôn có tác
động tích cực đến giảm nghèo. Ngồi việc tập trung đầu tư cho thủy lợi, các trục cơng
nghiệp chính, chính sách đầu tư nếu chú trọng vào các ngành cơng nghiệp thu hút nhiều
lao động gắn với khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động
lực tốt cho giảm nghèo. Đối với các chính sách như tín dụng, trợ giá, trợ cước nếu chưa
đủ mạnh và không đúng đối tượng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường
nơng thơn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, việc tập trung đầu tư vào
phát triển giao thông, đường sá đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo sẽ có tác động
ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình phát triển kinh tế hàng hóa ở các địa phương, vùng
miền.

7



Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng cơ hội thu hút nguồn lực cho giảm nghèo song
cũng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói. Q trình hội nhập quốc tế và khu vực
một mặt đem lại những sự trợ giúp về tài chính trong việc giảm nghèo từ các thiết chế tài
chính, tính dụng và chính phủ, các tổ chức phi chính phủ. Những nguồn lực này cùng với
các chương trình mang tính trợ giúp kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tầng, nâng cao dân
trí…nếu được sử dụng tốt sẽ có vai trị hỗ trợ tích cực đối với giảm nghèo.
Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng đối với công tác giảm nghèo. Để thực
hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống các chương trình giảm nghèo rất cần có đội ngũ cán bộ
có chuyên mơn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, cơng việc phải được phân công,
phân cấp rõ ràng, minh bạch tư trung ương tới cơ sở.
Thứ ba, về công tác tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
các chương trình giảm nghèo: Thực tế cho thấy để giảm nghèo, cần tác động tới người
nghèo bằng một hệ thống chính sách, chương trình đồng bộ có tính lồng ghép cao, như:
Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ có đã tác động tích cực, nhanh chóng
đến những huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo trong một khoảng thời gian ngắn, tạo tiền đề
trong công cuộc giảm nghèo của các địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung.
Việc thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, tránh sự chồng
chéo và việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá phù hợp cũng rất quan
trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác giảm nghèo. Nhà nước với
vai trị quản lý vĩ mơ, hồn tồn có thể kiểm sốt và đưa ra những chính sách tác động
nhiều chiều đến giảm nghèo. Tuy nhiên, cần có một hệ thống chính sách, chương trình,
dự án vừa khuyến khích, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế gắn liền với giảm nghèo,
hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo vừa bảo đảm cho người nghèo và nhóm có thu nhập
thấp được hưởng lợi nhiều hơn từ thành quả phát triển kinh tế.

8


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN TU MƠ
RÔNG, TỈNH KON TUM
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TU MƠ RƠNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Huyện Tu Mơ Rông được thành lập vào ngày 09/6/2005 trên cơ sở điều chỉnh địa
giới hành chính của huyện Đăk Tơ. Huyện mới chia tách (năm 2005), cơ sở hạ tầng còn
yếu kém và thiếu đồng bộ, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác cịn lạc hậu, tình
hình dịch bệnh, thiên tai xảy ra, nhất là hậu quả cơn bão số 9…. Xác định rõ những thuận
lợi và khó khăn của huyện, trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Tu Mơ Rơng đã đồn kết một lịng, nỗ lực đạt được
những kết quả quan trong về kinh tế-xã hội và an ninh quốc phịng.
2.1.2. Vị trí địa lý
Tu Mơ Rông là huyện miền núi, vùng cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum, bao gồm
11 xã (Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Ngọk Lây, Ngọk Yêu, Tê Xăng, Măng Ri, Đăk
Tờ Kan, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao và Đăk Na) với diện tích tự nhiên 85.744,25 ha (Khoảng
857,44 km2).
Toạ độ địa lý: Từ 14017'00'' đến 15001'58'' Vĩ độ Bắc; Từ 107042'12'' đến
108010'00'' Kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính:
- Phía Đơng giáp huyện Kon Plơng - tỉnh Kon Tum.
- Phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum.
- Phía Nam giáp huyện Đăk Tơ và huyện Đăk Hà - tỉnh Kon Tum.
- Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My - tỉnh
Quảng Nam.
Tuyến quốc lộ 40B cải tạo, nâng cấp, xây mới hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ tạo
điều kiện đưa huyện Tu Mơ Rông gần hơn với các huyện của tỉnh Kon Tum, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, điều này sẽ tạo thuận lợi cuốn hút vào sự phát triển và chịu
ảnh hưởng lớn của những khu vực phát triển này trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá
xã hội.


9


Hình 1.1. Vị trí huyện Tu Mơ Rơng trong tỉnh Kon Tum
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3.1. Địa hình
Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi các sơng suối, hợp thủy và núi
cao. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đơng sang Tây. Huyện có nhiều bậc
thềm địa hình, tạo nên nhiều kiểu địa hình đa dạng: gò đồi, vùng trũng và núi cao xen kẽ
nhau khá phức tạp. Trong đó mỗi bậc là địa hình đồi núi bao quanh tạo thành những
thung lũng hẹp. Nhìn chung địa hình tồn huyện có ba dạng địa hình chính:
Địa hình núi trung bình: Phân bổ ở sườn núi phía Nam dãy núi Ngọc Linh; núi
Ngọc Tu Măng, Ngọc Pk, Ngọc Păng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.0002.333 m; gồm các dãy núi phía Bắc và Đông Bắc huyện, thuộc địa bàn các Xã Đăk Na,
Ngọk Lây, Tê Xăng, Măng Ri, Ngọk Yêu. Độ dốc khu vực này trên 250; có nhiều thung
lũng hẹp và sâu.
10


Địa hình núi thấp: Có độ cao trung bình 800-1.000 m, phân bổ ở phía Bắc và Đơng
của huyện, có nhiều thung lũng hẹp và sâu.
Địa hình thấp được bồi tụ: Có độ cao trung bình dưới 800 m; phân bổ ở khu vực
phía Nam và Tây Nam huyện.
2.1.3.2. Khí hậu
Khí hậu huyện Tu Mơ Rơng là khí hậu Tây Trường Sơn; khu vực phía Đơng Bắc
gián tiếp ảnh hưởng của khí hậu Đơng Trường Sơn. Chế độ nhiệt tại huyện là chế độ
nhiệt đới gió mùa cao nguyên nền nhiệt tương đối thấp, nhưng có sự phân hóa rõ rệt giữa
các vùng theo độ cao. Chế độ mưa tại khu vực huyện phụ thuộc vào chế độ gió mùa và
địa hình. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và cho đến hết tháng 10 là do tác động của gió mùa
Tây Nam mang lại. Độ ẩm khơng khí: Khu vực Đơng Bắc có độ ẩm lớn hơn khu vực phía
Tây Nam huyện; độ ẩm đạt thấp nhất xảy ra vào tháng 3 phổ biến từ 74-75%; cao nhất

xảy ra vào các tháng 7,8,9 phổ biến là 91-92%, cụ thể:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 200C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 32,50C
(tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 70C (tháng 1), chênh lệch nhiệt độ giữa
ngày đêm từ 7- 6,50C. Do đặc điểm địa hình nên ở những nơi thung lũng hẹp khuất gió
nhiệt độ tăng cao về ban ngày và thấp về ban đêm.
Tổng nhiệt độ tại khu vực huyện Tu Mơ Rông ở mức tương đối thấp, khu vực Đông
Bắc phổ biến từ 6,50C -7,00C khu vực còn lại từ 7,0-7,4 0C.Tổng nhiệt độ trong năm dưới
7,00 C.
Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình nhiều năm 2.200 – 2.600 mm và theo xu thế càng lên phía
Bắc vùng thì lượng mưa càng lớn.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10, chiếm tới trên 90% tổng lượng
mưa cả năm. Mưa cực đại vào các tháng 7-9.
+ Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
Chế độ ẩm:
Tại huyện Tu Mơ Rông khu vực Đơng Bắc có địa hình núi cao, mưa nhiều do vậy
có độ ẩm lớn hơn khu vực phía Tây Nam huyện. Qua nhiều năm độ ẩm khơng khí trung
bình năm 85%.
Lượng bốc hơi nước
Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 1.000mm/năm. Các tháng có lượng bốc hơi
lớn nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng bốc hơi trung bình từ 90 100 mm/tháng. Tổng lượng bốc hơi các tháng mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau
khoảng 500 mm.
Chế độ gió:
Gió chủ yếu theo hai hướng chính là Đơng Bắc và Tây Nam:

11


Gió Đơng Bắc xuất hiện khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 3,5

- 5,4 m/s. Gió Tây và Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ gió từ 1,2 2,5m/s.
2.1.3.3. Thủy văn
Trong huyện khơng có sơng lớn mà chỉ có sông nhỏ và hệ thống suối đầu nguồn của
các sông sau:
Sông Đăk Psi: Lưu vực sông Đăk Psi nằm trong địa bàn huyện có diện tích lớn nhất
tập trung ở phía Đơng - Nam huyện. Gồm các hệ thống suối như: Suối nước Chim, suối
Đăk Psi, suối Đăk Lây, suối Đăk Ter, suối Đăk Xe và một số hệ thống suối nhỏ khác.
Suối dài 108 km, có nước quanh năm, suối dốc và có nhiều ghềnh thác nên khó bồi đắp
phù sa.
Sông Đăk Tờ Kan: Phần lưu vực thuộc địa bàn huyện chủ yếu ở Xã Đăk Tờ Kan,
Xã Đăk Rơ Ơng (phía Nam của huyện).
Sơng Prơng Pơ Kơ: Các suối thuộc lưu vực sông Pô Kô phân bổ chủ yếu ở Tây Bắc
huyện (Xã Đăk Na và Xã Đăk Sao). Ngồi ra, cịn có nhiều suối nhỏ phân bố khắp các xã
như suối Tác Na, Tác Lâng, Đăk Dâng, Đăk Trang, Đăk Hơ Dong, Hơ Rê, Đăk Hơ
Nia,…
Tổng chiều dài các suối qua địa bàn huyện khoảng 263 km. Nhìn chung các suối
đều có nước quanh năm, nhưng chênh lệch từ mặt nước với mặt đất sản xuất cao, nên
việc khai thác vào sản xuất rất khó khăn.
2.1.3.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất:
Căn cứ vào một số kết quả điều tra nghiên cứu về phân loại lập bản đồ đất tỉnh Kon
Tum theo phân loại định lượng FAO- UNESCO, đặc điểm thổ nhưỡng huyện Tu Mơ
Rơng có 4 nhóm đất chính và bảy loại đất, cụ thể như sau:
- Nhóm đất phù sa suối (Py): Có diện tích 1.182 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích tồn
huyện, nhóm đất này được hình thành do sản phẩm bồi tụ của sông suối lớn như lưu vực
sông Đăk Tờ Kan; nhóm đất này phân bổ ở xã Đăk Hà, Đăk Rơ Ơng, Đăk Tờ Kan và
Đăk Sao.
- Nhóm đất xám (X); Có diện tích 79.255 ha, chiếm 92,8% tổng diện đất toàn
huyện, phân bố ở tất cả các xã, gồm ba loại đất:
+ Đất xám, đỏ vàng: Diện tích có 1.419 ha, chiếm 1,7% diện tích đất tồn huyện.

Đất phân bổ ở tất cảc các xã trên toàn huyện trên đá biến chất (1.200 ha) và macma axit
(219 ha). Hầu hết diện tích đất có độ dốc 15-250 có 1.227 ha, diện tích đất dốc <150 có
192 ha. Ở độ dốc thấp <150 có thể sử dụng trồng các loại hoa màu, cây ăn quả, cây cơng
nghiệp; diện tích có độ dốc >150 thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo vệ hoặc trồng mới
rừng.
+ Đất xám giàu mùn, tích nhơm: Diện tích 70.044 ha, chiếm 82% tổng diện tích
tồn huyện, được hình thành trên đá biến chất; tồn bộ diện tích đất có tầng dày đất mịn

12


trên 100 cm, nhưng phân bổ ở độ dốc >250, đất này thuận lợi để sử dụng cho mục đích
lâm nghiệp.
+ Đất xám, sỏi sạn nâu, đỏ vàng: Diện tích 7.792 ha, chiếm 9,1% diện tích đất tồn
huyện. Đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Đăk Tờ
Kan, Đăk Rơ Ông (4.048 ha), xã Đăk Hà (1.965 ha), xã Tu Mơ Rơng (1.435 ha), xã Ngọc
u (344 ha). Tồn bộ diện tích đất có tầng dày trên 50 cm, trong đó phân bổ chủ yếu ở
độ dốc >250 (7.671 ha), diện tích đất ~150 chỉ có 121 ha. Đất có độ dốc <150 có thể sử
dụng trồng hoa màu, cây ăn quả, chè. Đất có độ dốc trên 150 nên khoanh ni hoặc trồng
rừng.
- Nhóm đất đỏ (Fd): Diện tích đất đỏ có 1.589 ha, phát triển trên đá bazan, gồm hai
loại đất:
+ Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất được hình thành trên đá bazan, phân bổ ở xã
Ngọc u. Tồn bộ diện tích đất có tầng dày dày trên 100 cm, độ dốc >250, ít có khả
năng sử dụng cho nông nghiệp.
+ Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất được hình thành trên đá bazan có diện tích
84 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tồn huyện, phân bổ ở xã Ngọc u. Tồn bộ diện tích
đất có tầng dày trên 100 cm, độ dốc <80. Hướng sử dụng là trồng các loại cây hoa màu,
cây ăn quả, cây cơng nghiệp lâu năm.
- Nhóm đất mùn axit trên núi cao: Diện tích có 3.361 ha, chiếm 3,9% diện tích đất

tồn huyện, phân bổ ở các xã Đăk Na (1.010 ha), Đăk Sao (50 ha), Măng Ri (1.464 ha),
Ngọc Lây (837 ha). Tồn bộ diện tích đất phân bố ở độ dốc >250, tầng dày > 100 cm;
loại đất này sử dụng cho mục đích lâm nghiệp và phát triển cây dược liệu:
+ Diện tích đất theo độ dốc tầng dày: Tồn huyện có 8.676 ha đất phân bố ở độ dốc
<150, chiếm 10,2% tổng diện tích đất tồn huyện, trong đó đất có tầng dày đất mịn
>70 cm là 8.267 ha, có khả năng sử dụng cho phát triển nông nghiệp, chủ yếu là đất xám
(6.383 ha) và đất phù sa (1.033 ha).
+ Diện tích đất có độ dốc >150 cần sử dụng cho mục đích lâm nghiệp như trồng
rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng hoặc sử dụng nông lâm kết hợp; trồng bời lời, ca ri, quế....
b) Tài ngun nước:
Nước mặt:
Trên địa bàn huyện khơng có sơng lớn mà chỉ có suối nhỏ và hệ thống suối đầu
nguồn của các sông sau:
Lưu vực sông Đăk PSi: nằm trong địa bàn huyện có diện tích lớn nhất tập trung ở
phía Đơng-Nam huyện; gồm các hệ thống suối như: Suối nước Chim, suối Đăk PSi, suối
Đăk Lây, suối Đăk Ter, suối Đăk Xe,....
Lưu vực sông Đăk Tờ Kan: thuộc địa bàn huyện chủ yếu ở phía Tây-Nam của
huyện (xã Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ơng).
Lưu vực sơng Pơ Kô: Các suối thuộc lưu vực sông Pô Kô phân bố chủ yếu ở phía
Tây-Bắc huyện (xã Đăk Na, Đăk Sao).

13


Huyện nằm trên lưu vực sông Đăk Psi và các nhánh suối chảy qua các khu vực
trong huyện nên nguồn nước mặt rất lớn. Nhưng do tỷ lệ mưa chênh lêch giữa các tháng
và hệ thống sông suối Tu Mơ Rơng nhỏ, hẹp, có nhiều ghềnh, sườn dốc đứng nên khả
năng giữ nước hạn chế. Vì vậy mà lượng nước dồi dào vào mùa mưa nhưng lại khan
hiếm vào mùa khơ nên ảnh hưởng khó khăn đến sự phát triển nông nghiệp.
Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện tuy khá phong phú nhưng việc khai thác gặp
nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, khơng bằng phẳng nên mặt nước ngầm ở mỗi vùng
có khác nhau. Nước ngầm có chất lượng tốt, hiện nay khai thác chủ yếu cho sinh hoạt
(khoan giếng, đào giếng).
c) Tài nguyên rừng:
Rừng huyện Tu Mơ Rơng cịn có nhiều lâm đặc sản q hiếm và có giá trị như trầm
hương, sâm Ngọc Linh, quế, song mây, sa nhân, dược liệu... các loại chim muông, thú
rừng quý hiếm như hươu, nai, trăn...
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn huyện có các loại khống sản, cấu
trúc khác nhau và vị trí nằm rải rác, chủ yếu là nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thông
thường như cát, sỏi, đá,...
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Tình hình kinh tế
Huyện vùng cao Tu Mơ Rơng, tỉnh Kon Tum đã có sự đổi thay rõ rệt, diện mạo cơ
sở hạ tầng, đời sống của người dân được nâng lên đáng kể. Có được thành quả đó là nhờ
sự nỗ lực, sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính
quyền, sự đồn kết, đồng thuận của đồng bào các dân tộc.
Đoàn kết, nỗ lực vượt khó
Khi mới thành lập, Tu Mơ Rơng là huyện miền núi đặc biệt khó khăn; dân số trên
27.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 95%, chủ yếu là dân tộc Xơ
Đăng. Đây là vùng núi cao có địa hình phức tạp, thường bị chia cắt về mùa mưa, khí hậu
khắc nghiệt, ln phải đối mặt với thiên tai. Cơ sở hạ tầng về kinh tế - xã hội, nhất là giao
thông nông thôn vô cùng cách trở. Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, điều kiện kinh tế
- xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Thu nhập bình qn đầu người chỉ đạt 1,636 triệu
đồng/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 135 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong
toàn huyện chiếm tới 76%...
Đặc biệt, đội ngũ cán bộ của huyện vừa thiếu lại vừa yếu. Phần lớn cán bộ, công
chức, viên chức công tác ở huyện Tu Mơ Rông khi ấy được chuyển từ huyện Đắk Tô về,
nhà cửa ở bên đó, một số khơng muốn xa gia đình. Nhiều cán bộ trẻ còn thiếu kinh

nghiệm, nhất là kinh nghiệm thực tế cơ sở.
Trước tình hình đó, với sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban,
ngành của tỉnh, phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, Đảng bộ
và cả hệ thống chính trị của huyện đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị
14


quyết, chương trình, dự án quan trọng, tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh
của huyện, nhất là thế mạnh về phát triển các loại dược liệu quý gắn với các loại hình du
lịch… Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội của huyện từng bước chuyển biến tích cực; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn được giữ vững. Cả huyện bước vào công cuộc dựng xây, kiến thiết…
Thành tựu nhiều mặt, bước đi vững chắc
Thành tựu nổi bật trong thời gian qua là khơi thông, từng bước tháo gỡ các điểm
nghẽn, huy động được các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng từng
bước được đầu tư đồng bộ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, bước đi vững chắc.
Các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực được tập trung phát triển, đặc biệt là
sản phẩm “Quốc bảo” Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu đặc hữu, cơ hội thoát
nghèo và vươn lên làm giàu đã và đang được hiện thực hóa khát vọng trên mảnh đất giàu
truyền thống của những người con đồng bào dân tộc Xơ Đăng anh hùng.
Số lượng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư và thực
hiện đầu tư trên địa bàn ngày càng tăng. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 16 cơng ty khảo
sát tìm hiểu cơ hội đầu tư và nhiều nhà đầu tư khác đang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại huyện;
đã có 5 doanh nghiệp lập dự án trình cấp có thẩm quyền thẩm định trình UBND tỉnh phê
duyệt với tổng số vốn đầu tư 1.487.649 triệu đồng.
Đặc biệt, nhiệm vụ chăm lo, ổn định cuộc sống đồng bào DTTS là thành tích lớn
của địa phương. Đến nay, đường giao thông đi các tới các thôn, làng vùng sâu, vùng xa
đã bảo đảm được 2 mùa, nhiều khu sản xuất tập trung được đầu tư xây dựng, đường giao
thơng thuận tiện; nhiều mơ hình, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất về dược liệu được hình
thành; hạ tầng lưới điện, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, cơng nghệ, văn

hóa, thể thao, du lịch được đầu tư hồn thiện. Đến nay, có 99,3% hộ gia đình được sử
dụng điện; 100% thơn có điện; trên 80% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Có thể khẳng định, năm 2021, mặc dù phải đối mặt với đại dịch COVID-19, thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 60,270 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 29
triệu đồng/năm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai
quyết liệt và đạt được kết quả tích cực. Đến cuối năm 2021, huyện có 5 xã là: Ngọk Lây,
Đắk Sao, Tê Xăng, Văn Xi, Ngọk u đạt 15 tiêu chí; 4 xã là: Đăk Rơ Ông, Măng Ri,
Đăk Na, Tu Mơ Rơng đạt 13 tiêu chí, 2 xã là: Đắk Hà, Đắk Tờ Kan đạt 12 tiêu chí, khơng
cịn xã dưới 10 tiêu chí.
Văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế tiếp tục có bước phát triển vượt bậc. Đến nay, tồn
huyện có 10/26 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,46%; 11/11 trạm y tế có bác sĩ;
100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 85/86 thơn, làng có nhà rơng, chiếm 98,84%
số thơn, làng trong huyện. Công tác giảm nghèo đã huy động được nhiều nguồn lực để
triển khai, bình quân mỗi năm giảm 8% tỷ lệ hộ nghèo. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ
nghèo của huyện giảm xuống còn 23,38%… Đã cơ bản xóa hết hộ đói. Cơng tác giải
quyết việc làm và đào tạo nghề đạt được những kết quả khả quan. Văn hóa, văn nghệ, thể

15


dục, thể thao được quan tâm đầu tư; bản sắc văn hố dân tộc được chú trọng gìn giữ, bảo
tồn và phát huy.
Vững tin hành trình đi tới
Chặng đường phía trước mở ra nhiều thời cơ, thuận lợi, song khó khăn, thách thức
cũng cịn nhiều, địi hỏi phải có nỗ lực lớn, quyết tâm cao. Với tinh thần vượt khó, chủ
động, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân huyện Tu Mơ Rông tranh thủ mọi nguồn lực, tiếp
tục đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, khơng ngừng nâng cao chất lượng tăng
trưởng.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
và tiềm năng, lợi thế của huyện với trục xoay là: rừng, Sâm Ngọc Linh, dược liệu gắn với

du lịch; quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, thu
nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng/năm; sản lượng cà phê đạt trên 2.470
tấn, mì đạt trên 28.220 tấn, sâm Ngọc Linh trồng đạt 1.210 ha (trong đó, nhân dân trồng
khoảng 40ha) và các dược liệu khác trên 860 ha; tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt trên 67%;
phấn đấu có 3 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, các xã cịn lại đạt trên 15 tiêu chí.
Về văn hóa - xã hội, phấn đấu có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, giải quyết
việc làm mới cho trên 300 lao động/năm; tỷ lệ số người trong độ tuổi tham gia bảo hiểm
xã hội đạt 30%; trên 70% số trường học trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia; 100%
trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia và có bác sĩ, đạt 71,8 giường bệnh/vạn dân; 75-80% số hộ
gia đình được cơng nhận danh hiệu gia đình văn hố, 80-85% số làng được cơng nhận là
làng văn hố; tỷ lệ làng có nhà rơng văn hóa đạt 100%; 50-60 % số xã có thiết chế văn
hóa theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 90%; tỷ lệ hộ nghèo giảm
bình quân hàng năm từ 6-8%; trên 85% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
100% số hộ dân được dùng điện lưới quốc gia…
Để đạt được mục tiêu đề ra, Tu Mơ Rông tập trung huy động các nguồn lực đầu tư
phát triển hạ tầng, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, các cơng trình giao
thơng, thủy lợi... Tích cực triển khai nâng cao chất lượng sản phẩm nơng nghiệp, sản xuất
nơng nghiệp cơng nghệ cao, hình thành chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp,
đẩy mạnh Chương trình OCOP; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với thu hút đầu tư
phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Xúc tiến thực hiện các dự án
đầu tư để hoàn thiện các hạng mục lớn, quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ mơi
trường, bảo đảm quốc phịng-an ninh, nội chính, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền...
Với những chủ trương, giải pháp đúng hướng, sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng
điểm, với tinh thần “đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển”, Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc huyện Tu Mơ Rơng nguyện đồn kết một lịng, phấn đấu vượt qua mọi
khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong
nhiệm kỳ 2020 - 2025, xây dựng Tu Mơ Rơng trở thành huyện phát triển khá, tồn diện,
bền vững, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng./.


16


2.2.2. Tình hình văn hóa xã hội
Về phương diện dân tộc huyện Tu Mơ Rông chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng. Xơ
Đăng là 1 trong 47 dân tộc sinh sống ở vùng đất Tây Nguyên với truyền thống văn hóa
đặc sắc, trong đó có những nét đẹp trên trang phục. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đồng
bào Xơ Đăng đã có từ lâu đời, góp phần lưu giữ những nét đặc trưng nhất trên trang phục
của dân tộc Xơ Đăng.
Trong 5 nhóm địa phương thì ngồi nhóm đồng bào Ca Dong thì các nhóm chính
của dân tộc Xơ Đăng như Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Hà Lăng, đều có nghề dệt thổ cẩm
truyền thống. Khung cửi của đồng bào Xơ Đăng nói chung cũng giống như khung dệt của
đồng bào Ba Na hay Gia Rai. Họ chủ yếu dệt vải khổ hẹp từ 30 – 40 cm, nhưng cũng có
khi dệt khổ vải rộng tới 80 cm. Nhờ nghề dệt, đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn giữ được
các loại hình trang phục với những nét đặc trưng theo từng nhóm địa phương. Các dân
tộc khác ở Tây Nguyên thường có màu đen và màu chàm nhưng trang phục của đồng bào
Xơ Đăng là màu chàm. Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Tây Nguyên, bà Lương Thanh
Sơn, cho biết: Kiểu trang phục của đồng bào Xơ Đăng khá giống với trang phục của các
dân tộc ở khu vực Tây Nguyên: "Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, trang phục
của đồng bào Xơ Đăng thường có màu đen và màu chàm. Hoa văn trên trang phục chủ
yếu được trang trí xung quanh áo, váy".
Trang phục đậm chất Tây Nguyên của dân tộc Xơ Đăng là các loại khố, áo của đàn
ông; áo chui đầu tay áo được khoét sát nách và váy quấn của phụ nữ, khăn đội đầu, tấm
choàng, tấm địu trẻ em. Trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng thì nam giới
đóng khố, cởi trần. Khố là một tấm vải dài, khổ hẹp luồn qua háng, quấn quanh thắt lưng,
thả mành mành hai đầu buông dài trước và sau đến gần cổ chân. Trong các lễ hội, trang
phục của người đàn ông quấn thêm một tấm vải quấn chéo trên ngực, nhìn như một chiến
binh đang ra trận. Nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, bà Linh Nga Nie
KĐăm, cho biết: "Mỗi dân tộc ở Tây nguyên có nét riêng về trang phục và có đặc trưng
riêng. Dân tộc của người Jalai, Chu ru thì tay dài, váy dào, hoa văn chỉ ở gấu áo, trên

ngực.. Người Xơ Đăng lại mặc váy cộc, áo cộc. Hoa văn dày đặc hơn".
Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xơ Đăng gồm có: áo, váy và tấm
chồng (khăn vai). Áo là kiểu áo chui đầu, khơng có tay. Tấm chồng hay còn gọi là khăn
vai của phụ nữ Xơ Đăng được dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, chủ
yếu là màu đen. Bà Y Mon, xã Đak Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết:
"Trang phục ngày xưa của dân tộc Xơ Đăng là áo trắng, váy đen và có một dây buộc ở
bụng. Thường thì bây giờ chúng tơi mua vải dệt về tự may trang phục".
Các thiếu nữ Xơ Đăng đến tuổi trưởng thành thường dùng tấm chồng khốc qua
người như một dấu hiệu cho những chàng trai biết mình chưa xây dựng gia đình để có thể
trị chuyện, tìm hiểu. Khi về nhà chồng, người con gái đem theo tấm choàng và giữ gìn
như một vật kỷ niệm quý giá của thời con gái. Tấm choàng của phụ nữ Xơ Đăng được
dệt từ những sợi bông với nhiều màu sắc khác nhau, trong đó màu đen là chủ thể. Để có
tấm chồng, họ dệt tấm vải với kích thước cần dùng sau đó ghép 2 tấm lại. Trên mặt phải
17


của tấm chồng được trang trí hoa văn hình quả trám xen kẽ với các dải màu đen, trắng,
đỏ. Phụ nữ Xơ Đăng cũng thích đeo đồ trang sức bằng cườm đá nhiều màu sắc ở thắt
lưng, cổ tay, cổ chân, đeo vòng đồng, vòng bạc trên cổ và khuyên tai.
Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, đời sống phát triển, người Xơ Đăng có nhiều lựa
chọn để may, mặc các bộ trang phục khác. Tuy nhiên trong các dịp lễ hội, đồng bào Xơ
Đăng vẫn khốc trên mình những bộ trang phục truyền thống, để giữ gìn nét văn hóa và
bản sắc của dân tộc mình.
2.3. BỘ MÁY QUẢN LÝ CHÍNH QUYỀN HUYỆN TU MƠ RƠNG
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền huyện Tu Mơ Rơng
Căn cứ vào tình hình đặc điểm của địa phơng, UBND huyện Tu Mơ Rơng có cơ cấu
tổ chức gồm:
Chủ tịch UBND huyện : Là người đứng đầu cơ quan khối UBND, có nhiệm vụ quản
lý điều hành tồn bộ các hoạt động của UBND huyện.
Phó chủ tịch ( văn xã): Quản lý các hoạt động Văn hóa - xãhội trên tồn huyện và

báo cáo chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.
Phó chủ tịch (Phụ trách đất đai, TTXD và GPMB) : Theo dõi, giải quyết các công
việc về đất đai, thanh tra xây dựng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện và chương
trình xây dựng cơ bản trước Chủ tịch UBND huyện.
Phó chủ tịch (Kinh tế): Quản lý và giải quyết các vấn đề về kinh tế, báo cáo và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.
UBND huyện Tu Mơ Rơng có các phịng, ban, đơn vị sự nghiệp như sau:

18


×