Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TRẦN QUANG LẬP
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN
XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 5 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN
XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP
MSSV

: ThS. NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
: TRẦN QUANG LẬP
: K12LKV
: 1827380107010


Kon Tum, tháng 5 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên năm cuối việc thực tập tốt nghiệp có vai trị hết sức quan trọng.
Khoảng thời gian thực tâp là cơ hội để chúng em tích lũy thêm nhiều hoạt động thực tiễn
bổ ích, vận dụng lí thuyết sách vở vào thực tiễn. Đặc biệt là cho em những cái nhìn thực
tế và tổng quan hơn về công việc sau này, giúp em trang bị những kiến thức thực tiễn
chuyên ngành, nâng cao về chuyên môn.
Sẽ khơng có được kết quả đó nếu em khơng có được sự giúp đỡ, trợ giúp tâm lý tận
tâm từ đội ngũ các thầy cô giáo trường phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tạo
điều kiện cho chúng em có khoảng thời gian thật sự bổ ích để thực tập thực tế. Đặc biệt là
cô Nguyễn Thị Trúc Phương đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn em hoàn
thành báo cáo này. Em xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa luật và
sư phạm - Trường phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Bên cạnh đó là sự giúp đỡ tận tâm của các cô chú, anh, chị tại Tòa án nhân dân
thành phố Kon Tum đã nhiệt tình chỉ bảo nhiều kĩ năng và cung cấp thơng tin tài liệu
giúp em hồn thành bài báo cáo này.
Trong q trình thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong bài
báo cáo khó tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ phía
thầy cơ để em có được những kinh nghiệm bổ ích và áp dụng thực hiện hiệu quả
trong tương lai. Cuối cùng em xin kính chúc ban lãnh đạo, quý thầy cô khoa luật, sư
phạm - Trường phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có nhiều sức khỏe và gặp nhiều
thành công trong công việc.
Kon Tum, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Sinh viên

Trần Quang Lập



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ .........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1
2. Mục đính nghiên cứu .......................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................1
5. Bố cục ..............................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM
TỈNH KON TUM ............................................................................................................... 3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỒ ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ................................................................3
1.1.1. Giới thiệu về thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ................................................3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tịa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum…………………………………………………………………………………..5
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TÒA ÁN DÂN NHÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ................................................................7
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của tòa án Nhân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum .........7
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ............8
1.3. NỘI QUY TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON
TUM.................................................................................................................................... 9
1.3.1. Nội quy đối với cán bộ tòa án khi tiếp dân............................................................9
1.3.2. Nội quy đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo ..................................................10
1.4. CÔNG VIỆC THỰC TẬP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON
TUM, TỈNH KON TUM..................................................................................................10
1.4.1. Cơng việc thực tập ...............................................................................................10

1.4.2. Những đóng góp qua quá trình thực tập ..............................................................12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ........................................................................... 14
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỘI CẮP TÀI SẢN...........................................14
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm về tội trộm cắp tài sản .......................................................14
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản .....................................................15
2.2. PHÂN BIỆT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ ...........................................18
2.2.1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp tài sản ..............................................18
i


2.2.2. Phân biệt tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản .........................................19
2.2.3. Phân biệt tội trộm cắp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ....................20
2.3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ..20
2.3.1. Khái quát lịch sử quy định của pháp luật Việt Nam về tội trộm cắp tài sản từ
năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 2015 .........................................................20
2.3.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam (hiện hành 2015 về tội trộm cắp tài
sản) .....................................................................................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP VỀ TỘI TRỘM CẮP
TÀI SẢN TRONG Q TRÌNH XÉT XỬ TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM .............................................................................. 35
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM .......................35
3.1.1. Tình hình phát sinh tội trộm cắp trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
............................................................................................................................................35
3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội trộm cắp tài sản tại Tòa án nhân dân thành
phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. ...........................................................................................35

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI
SẢN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRONG Q
TRÌNH XÉT XỬ TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM .................38
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội trộm cắp tài sản .......................................38
3.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trong quá trình xét xử tại Tịa án nhân dân
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ..................................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 45
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
GIẤY XÁC NHẬN CỦA KHOA VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Không viết tắt
BLHS

Bộ Luật hình sự

UBND

Ủy ban nhân dân

CĐTS

Chiếm đoạt tài sản


CSĐT

Cảnh sát điều tra

TAND

Tịa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CTTP

Cấu thành tội phạm

TCTS

Trộm cắp tài sản

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng 1.1.
Bảng 2.1.
Bảng 3.1.

TÊN BẢNG BIỂU
Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp tài sản
Số liệu giải quyết án Trộm cắp tài sản trong tổng án Hình Sự
được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành
phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum các năm từ 2017 đến 2021

iv

TRANG
9
19
36


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Dưới sự tác động của xu hướng thế giới, nước ta đang ngày càng phát triển theo
hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, cũng từ đây nên kinh tế của nước ta đã phát lên
một tầm cao mới, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnth sự
phát triển đó thì ý thức con người lúc bấy giờ cũng phần nào bị suy thối theo dịng thời
gian, người ta chú trọng tiền bạc hơn, từ đó cũng là nguộn cội cho nhiều vụ trộm cắp tài
sản xảy ra.
Thực vậy, tội phạm ngày càng gia tăng về tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm
và ngày càng tinh vi hơn, trong đó các loại phạm tội như tội trộm cắp tài sản xảy ra nhiều

nhất và nó xảy ra càng ngày càng phức tạp với nhiều hình thức khác nhau. Đối với tình
hình thực tế về sự gia tăng tội phạm trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
trong những năm gần đây tội trộm cắp tài sản, đã khơng ít gây ảnh hưởng xấu đến trật tự
an tồn xã hội, đã gây khơng ít khó khăn cho các cơ quan điều tra lúc bấy giờ, các nhà
làm luật cũng bế tắc chưa tìm ra được những hướng mới cho pháp luật trộm cắp tài sản
lúc bấy giờ. Về phía Đảng và Chính quyền cũng đang tìm các biện pháp nhằm giảm thiểu
tình trạng trộm cắp, nhưng số lượng vụ án giảm rất ít làm các nhà lãnh đạo vơ cùng đau
đầu.
Nhận thấy cần phải tìm hiểu những quy định, hình phạt nắm vững các quy định
pháp luật nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để có những biện pháp phịng
chống hiệu quả. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn
xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên
cứu cho báo cáo thực tập cuối khóa, nhằm góp phần tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng xét xử tại Tòa án, đồng thời đẩy lùi tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn
thành phố Kon Tum.
2. Mục đính nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn từ việc áp dụng pháp luật về tội trộm cắp tài sản trong
q trình xét xử của Tịa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum từ năm 2017
đến năm 2021, đề tài thể hiện rõ tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố, thực tiễn áp dụng của Tòa án thành phố, qua đó đưa ra được các biện pháp phịng
ngừa tội phạm và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội trộm cắp tài sản của tòa án
nhân dânthành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu quy định Pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản
và thực tiễn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
4. Phương pháp nghiên cứu


1


Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tác giả đã sử dụng nhiều phương như:
phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và so sách pháp luật, phương pháp phân tích,
phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, …
5. Bố cục
Nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản và quy định pháp luật Việt Nam về tội trộm cắp tài
sản.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định pháp về tội trộm cắp tài sản trong quá trình
xét xử tại Toà án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM,
TỈNH KON TUM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
1.1.1. Giới thiệu về thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
a. Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người
Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng
người địa phương ở gần bên dịng sơng Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng
Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây
chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và ng khơng

thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỡ có hồ nước, cạnh dịng Đăkbla. Vùng
đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở,
mỡi ngày một phát triển thêm đơng, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó,
Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dịng
Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ
(Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).
Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp
phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều
biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây
Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng
đất cộng cư của nhiều dân tộc.
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con
người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà
nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng
mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập,
Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính
được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
b. Vị trí địa lý thành phố Kon Tum
Thành phố Kon Tum nằm ở địa hình lịng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao
khoảng 525 m và được uốn quanh bởi thung lũng sông Đăk Bla, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 654 km về phía bắc, cách thành phố Đà Nẵng 292 km về phía nam, cách thủ đơ Hà
Nội 1.237 km về phía nam, cách thành phố Pleiku 50 km và cách thành phố Bn Ma
Thuột 229 km, có vị trí địa lý:
Phía tây giáp huyện Sa Thầy
Phía bắc giáp huyện Đăk Hà
Phía đơng giáp huyện Kon Rẫy
Phía nam giáp huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

3



Thành phố Kon Tum có diện tích 432,98 km², dân số năm 2019 là 168.264 người,
trong đó dân số thành thị là 102.051 người chiếm 61% và dân số nông thôn là 66.213
người chiếm 39%, mật độ dân số đạt 389 người/km², Thành phố Kon Tum có 20 dân tộc
cùng sinh sống.

Hình 1.1. Vị trí thành phố Kon Tum

c. Đơn vị hành chính thành phố Kon Tum
Thành phố Kon Tum có 21 đơn vị hành chính cấp xã gồm:
10 phường: Duy Tân, Lê Lợi, Ngô Mây, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Quyết Thắng,
Thắng Lợi, Thống Nhất, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh.
11 xã: Chư Hreng, Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk Năng, Đắk Rơ Wa, Đồn Kết, Hịa
Bình, Ia Chim, Kroong, Ngọk Bay, Vinh Quang.

Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Kon Tum

4


d. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao
gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ
yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đơng tỉnh Kon Tum, đa dạng với gị đồi, núi,
cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú,
đa dạng.
Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam
Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm dao

động trong khoảng 22 - 23oC, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 9oC.
Rừng Kon Tum phần lớn là rừng ngun sinh có nhiều gỡ q như cẩm lai, dáng
hương, pơ mu, thơng… Tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài thực vật, thuộc hơn 180
chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có
nhiều lồi hiếm, bao gồm chim có 165 lồi, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các lồi chim. Thú
có 88 lồi, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Bên cạnh các lồi thú, Kon
Tum cịn có nhiều loại chim q cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lôi lơng tía và gà
lơi vằn.
e. Tình hình phát triển kinh tế
Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi
đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tơ và các khu rừng đặc dụng,
khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng.
Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như: di tích
cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tơ - Tân Cảnh, chiến
thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành
các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.
Kon Tum có tiềm năng về thuỷ điện vào loại lớn nhất cả nước (2.790 MW). Ngồi
các cơng trình thuỷ điện đã và đang xây dựng. Kon Tum cịn có thể xây dựng các cơng
trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư đang điều tra, khảo sát các
cơng trình thuỷ điện trên địa bàn. Với việc đầu tư các công trình thuỷ điện hiện nay, trong
tương lai, Kon Tum có thể sẽ là một trung tâm điều phối nguồn điện quan trọng của cả
nước thông qua đường dây 500 KV.
Bên cạnh đó, Kon Tum có diện tích nơng nghiệp và có khả năng nơng - lâm nghiệp
bình qn vào loại cao so với cả nước, đất đai địa hình sinh thái đa dạng, có khả năng
hình thành vùng chun canh cây công nghiệp rộng lớn, nhất là cây nguyên liệu giấy…
Kon Tum cịn là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, các khu
rừng nguyên sinh, di tích đường mịn Hồ Chí Minh, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô –
Tân Cảnh, ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch.


5


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tịa án nhân dân thành phố Kon Tum,
tỉnh Kon Tum
Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được thành lập; ngày 13/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký ban hành Sắc lệnh số 33C thiết lập các Tòa án quân sự trên toàn lãnh thổ nước Việt
Nam mới. Từ đó, hệ thống Tịa án các cấp được thành lập, hoàn thiện và phát triển.
Tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; “Tòa án nhân
dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân”. Luật tổ chức Tòa án năm 2014 đã xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Tòa án
“Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự,
dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết
các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài
liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra
bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp dụng hình phạt,
biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.”. Về tổ
chức, theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Tịa án 2014 thì Hệ thống Tịa án có: Tịa án
nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
Tòa án quân sự. Như vậy, Tòa án là một thiết chế quan trọng trong bộ máy Nhà nước
Việt Nam, được tổ chức theo các cấp; với quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức
Tòa án năm 2014 thì vị thế của Tịa án đã được khẳng định cụ thể hơn, quyền tư pháp
đồng nghĩa với quyền xét xử của Tịa án, điều này có ý nghĩa là Tịa án là cơ quan duy
nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý xảy ra
trong xã hội.
Trong những năm qua, hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Kon Tum đã thụ lý,

giải quyết xét xử án đạt chỉ tiêu thi đua đề ra; tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỡi chủ quan dưới
mức quy định của Tịa án nhân dân tối cao. Số lượng án của Tòa án nhân dân hai hai cấp
giải quyết ngày càng tăng, tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, nhất là các tội
phạm về ma túy, về quản lý và bảo vệ rừng… hết sức phức tạp và tinh vi hơn. Các tranh
chấp dân sự, đặc biệt là tranh chấp về quyền sử dụng đất, về vay nợ do giấy tờ không đầy
đủ, thủ tục khi giao dịch không chặt chẽ. Án hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi
ngày càng phức tạp hơn. Các vụ án hành chính liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng cịn nhiều vướng mắc đến cơ quan chính quyền
các cấp. đặc biệt trong đó có đơn vị TAND thành phố Kon Tum đã 02 lần được tặng cờ
thi đua Tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân Thành phố Kon Tum là Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết sơ thẩm những vụ việc dân sự, hình sự, hành chính diễn ra trên địa bàn thành
phố. Mặc dù cịn gặp rất nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, công chức cũng như điều

6


kiện phương tiện làm việc nhưng trong những năm qua, Tịa án nhân dân Thành phố Kon
Tum đã hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm giữ vững an ninh, ổn định tình hình
chính trị trên địa bàn Thành phố Kon Tum.
Hiện nay, trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Kon Tum được đặt tại địa chỉ: Số 44
Bà Triệu, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Bộ phận tiếp cơng dân của Tịa án nhân dân Thành phố Kon Tum làm việc giờ hành
chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ Lễ, nghỉ Tết. Người dân liên hệ làm
việc trong khung giờ như sau:
 Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
 Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TÒA ÁN DÂN NHÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của tòa án Nhân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án rất cụ thể và rõ ràng, theo quy định của luật
này thì cũng phân định ra thẩm quyền của Tịa án các cấp có sự phân cấp rõ rệt.
Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định
chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tịa án
góp phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật,
tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm,
các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả
tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ
quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều
tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

7


b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều

tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, Tội phạm và
những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu
Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ
sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn
đề có liên quan đến vụ án tại phiên Tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ
lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
4. Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền
hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và
quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người,
quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn
khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân
sự. Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính
do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi
phạm hành chính.
7. Trong q trình xét xử vụ án, Tịa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có
thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm trả lời Tịa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy
định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Theo quy định của luật tổ chức Tòa án 2014, Luật số 62/2014/QH13 thì Tồ án
nhân dân thành phố Kon Tum có cơ cấu tổ chức gồm 17 đồng chí: trong đó gồm 01 đồng
chí Chánh án, 01 đồng chí Phó Chánh án; 05 đồng chí Thẩm phán; 01 đồng chí chánh văn
phịng; 01 đồng chí thẩm tra viên; 05 đồng chí Thư ký; 01 đồng chí kế tốn; 01 đồng chí
lái xe; 01 đồng chí bảo vệ; 2 đồng chí tạp vụ.

8


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Toà án nhân dân thành phố Kon Tum

Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
STT

Họ và tên

Chức vụ/ Chức danh

1

Nguyễn Văn Long

Chánh án – Thẩm phán

2

Nguyễn Thị Hường


Phó chánh án – Thẩm phán

3

Mai Thị Thu

Thẩm phán

4

Nguyễn Đỡ Phương Thảo

Thẩm tra viên

5

Phạm Bá Nghiêng

Thẩm phán

6

Võ Thị Thu Thủy

Thư ký

7

Trần Thị Hiền


Kế toán

8

Vũ Thị Hồng Dung

Thẩm phán

9

Phạm Thị Thúy

Chánh văn phịng - Thẩm phán

10

Tơ Quang Đơ

Thư ký

11

Phạm Hữu Cơng

Thư ký

12

Nguyễn Thị hương Duyên


Thư ký

13

Bùi Thị Hòa

A dáo – Thư ký

14

Đinh Thị Mỹ Khánh

Tạp vụ

15

Dương Thị Hoài

Tạp vụ

16

Võ Minh Hiếu

Lái xe

17

Đỡ Văn Hải


Bảo Vệ

1.3. NỘI QUY TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH
KON TUM
1.3.1. Nội quy đối với cán bộ tịa án khi tiếp dân
Trong q trình tiếp dân cán bộ tòa án phải tuân thủ các quy định sau:

9


1. Khi tiếp dân phải ăn mặc gọn gàng, tự giới thiệu tên chức vụ của mình để được
người tiếp biết.
2. Người được giao trách nhiệm tiếp dân phải có thái độ lịch thiệp, hướng dẫn cho
họ vào phòng tiếp dân.
3. Phải lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp dân đầy đủ nội dung mà cơng dân
trình bày. Nếu là đơn thư kiếu nại tố cáo gửi qua đường bưu điện thì phải ghi rõ ngày mà
Tịa án nhận được. Không gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tố
cáo.
4. Khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo cán bộ tiếp dân phải xem xét nội dung
kiếu nại, tố cáo
+ Nếu khiếu nại có căn cứ, đúng thẩm quyền của Tịa án nhân dân thành phố giải
quyết thì phải tiếp nhận đơn, tài liệu, giấy tờ có liên quan, báo cáo lãnh đạo cơ quan
quyết định hoặc có thể trả lời trực tiếp cho công dân.
+ Nếu thấy việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Tịa án thì hướng dẫn cơng
dân đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Việc khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét có văn bản quyết định
giải quyết đúng chính sách pháp luật thì trả lời rõ và u cầu cơng dân chấp hành.
+ Đối với công dân đến tố cáo, cần phải đảm bảo bí mật cho người tố cáo, khơng
tiết lộ nội dung tố cáo hoặc chuyển đơn tố cáo, bản ghi lời tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân người bị tố cáo.

+ Nếu công dân tố cáo trình bày trực tiếp thì phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa
chỉ của công dân và người bị tố cáo. Nếu công dân cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan
đến nội dung tố cáo thì phải biên nhận và bảo quản chu đáo.
+ Phải ghi đầy đủ nội dung tố cáo, ghi lời tố cáo phải cho công dân đọc lại, nghe lại,
yêu cầu cùng ký xác nhận.
1.3.2. Nội quy đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo
Khi đến tòa án khiếu nại, tố cáo, công dân cần tuân thủ các quy định sau:
1. Phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Tuân thủ nội quy tiếp công dân và thực hiện theo
sự hướng dẫn của cán bộ tiếp dân.
2. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại,
tố cáo của mình và ký xác nhận vào nội dung đã trình bày. Được nghe hướng dẫn, giải
thích về thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo (Theo luật khiếu nại tố cáo).
3. Trường hợp nhiều công dân đến khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì phải cử
đại diện để trình bày với cán bộ tiếp dân.
4. Được khiếu nại tố cáo về những hành vi sai trái cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu
của người tiếp dân.
1.4. CƠNG VIỆC THỰC TẬP TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON
TUM, TỈNH KON TUM
1.4.1. Công việc thực tập

10


Một số công việc mà tác giả được đơn vị và cán bộ hướng dẫn giao nhiêm vụ và
công việc như sau:
STT
Nhiệm vụ được giao
01
02


03

- Nghiên cứu “luật hòa giải, đối thoại tại tòa án”
- Tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho Viện kiểm sát, Thi hành án, Cơng an.
- Lập bảng kê, đóng dấu bút lục các loại hồ sơ.
- Đóng gáy hồ sơ các loại hồ sơ vụ án Dân sự, Hình sự, Hơn nhân gia đình
- Tham gia phiên Tịa, lắng nghe và ghi chép lại nội dung diễn biến tại phiên Tòa
xét xử Dân sự sơ thẩm, Hình sự sơ thẩm.

04

- Ghi chép lại các công văn đến, công văn đi.

05

- Soạn thảo thông báo về việc thụ lý dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng được
cán bộ hướng dẫn ghi nhận.

06

- Thông báo giấy triệu tập đến các đương sự.

07

- Hướng dẫn các đương sự viết đơn khởi kiện theo đúng hình thức đơn khởi kiện
được cán bộ hướng dẫn ghi nhận.

08

- Nghiên cứu các bộ hồ sơ Dân sự, Hình sự, Hơn nhân gia đình, ... tại cơ quan và

đề ra hướng giải quyết được cán bộ hướng dẫn ghi nhận.

Qua q trình thực tập tại cơ quan Tịa án nhân dân thành phố Kon Tum, thì trong
những thời gian đầu của tác giả cịn bỡ ngỡ với cơng việc, cách thức làm việc của mọi
người trong cơ quan. Ban đầu cịn thiếu kinh nghiệm trong thực hiện cơng việc mà cán bộ
hướng dẫn giao cho. Tuy đã được cán bộ hướng dẫn chỉ dạy nhưng trong lúc thực hiện
một số cơng việc như: Sắp xếp hồ sơ; Đóng gáy hồ sơ các loại vụ án Dân sự, Hình sự,
Hơn nhân gia đình, Hồ sơ thi hành án; Lập bảng kê, đóng dấu bút lục, đánh số bút lục.
Tác giả đã mắc lỗi như đánh số bút lục bộ hồ sơ, vì tác giả đã khơng kiểm tra kỹ càng các
tài liệu trong bộ hồ sơ (có một số tài liệu nhỏ được kẹp vào bên trong tài liệu lớn của bộ
hồ sơ). Trong lúc đấy tác giả đã báo cáo lại với cán bộ hướng dẫn và cán bộ hướng dẫn
đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn cho tác giả biện pháp khắc phục đối với lỡi đó. Qua lần
đó thì tác giả đã chú ý và cẩn thận hơn với công việc được giao.
Sau một thời gian tác giả học hỏi và nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ
trong cơ quan và cán bộ hướng dẫn thì tác giả đã dường như thực hiện thành thạo những
cơng việc được giao. Nhờ đó tác giả có sự tin tưởng từ cán bộ hướng dẫn và mọi người
trong cơ quan, và dần dần các cán bộ đã tạo cơ hội để tác giả tiếp cận đến những công
việc thực tế trong chuyên ngành như: Tham gia học hỏi cách thức làm việc cùng thẩm
phán lấy lời khai từ các đương sự; Tham gia buổi hòa giải giữa các đương sự trong các vụ
án hôn nhân gia đình dưới sự hỡ trợ của cán bộ hướng dẫn; Hướng dẫn đương sự viết đơn
khởi kiện theo đúng thể thức đơn khởi kiện được quy định tại điều 189 của bộ luật tố
tụng dân sự 2015; Tống đạt hồ sơ, tài liệu, bản án đến các cơ quan như: Viện Kiểm Sát,
Thi hành án, .... Vận dụng những kiến thức đã được học tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án
đưa ra cách giải quyết theo pháp luật dưới sự hỗ trỡ của cán bộ hướng dẫn, ....

11


Sau quá trình thực tập tại cơ quan, tác giả đã học hỏi được khơng ít những kinh
nghiệm trong cơng việc và trong cuộc sống, đòi hỏi kỹ năng xử lý công việc một cách

linh hoạt, khách quan, tác phong trang nghiêm. Thái độ bình tĩnh thì bản thân mới có thể
xử lý cơng việc một cách thoải mái và khách quan.
1.4.2. Những đóng góp qua q trình thực tập
Từ những kiến thức đã học được tại cơ quan thực tập cũng như những hạn chế,
vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tác giả xin có những kiến
nghị sau đây.
Về phía nhà trường: Khi đào tạo cũng nên lồng ghép thực tiễn để sinh viên tập giải
quyết các tình huống thực tiễn. Đồng thời khi giảng dạy cũng nên để sinh viên làm quen
với các khái niệm pháp lý bằng các tài liệu thực tiễn. Vì vậy, nhà trường bên cạnh giảng
dạy các môn học cần lồng ghép cho sinh viên tập soạn thảo các loại văn bản tố tụng để
sinh viên tập làm quen.
Về phía cơ quan tiếp nhận thực tập: Tuy đa số cán bộ, công chức của cơ quan là
những người trẻ, giàu tâm huyết, trình độ chun mơn cao, cơ sở vật chất tương đối đầy
đủ…Nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định trong việc áp dụng pháp luật vào giải
quyết các vụ án. Từ những bất cập trên, thiết nghĩ Tòa án nên nâng cao chất lượng đội
ngũ, cũng như kiến thức chuyên ngành chuyên sâu cho đội ngủ cán bộ lúc bất giờ. Mặt
khác nâng cấp cơ sở, vật chất, thiết bị để có mơi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.
Là một sinh viên được thực tập và công tác tại đơn vị một thời gian, em đã góp
phần trong cơng tác tiếp tân và hướng dẫn đương sự để công việc ngày càng tốt hơn. Góp
phần nâng cao chất lượng của một số hoạt động còn nhiều hạn chế.

12


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phần 1, tác giả đã tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức
hiện nay của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum. Ngoài ra, tác giả đã nêu và làm rõ các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum. Từ đó làm cơ
sở để triển khai trong phần 2.
Tác giả đã nêu ra những công việc mà sinh viên thực tập tại cơ quan, và những kinh

nghiệm đã học được khi làm việc tại cơ quan. Cách thức xử lý công việc được giao và
các kiến nghị của cá nhân của tác giả.

13


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỘI CẮP TÀI SẢN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm về tội trộm cắp tài sản
a. Khái niệm
Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì tội trộm cắp tài sản, được hiểu là hành
vi lén lút, bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của
mình.
Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội,
lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ.
Trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra phổ biến trong nhóm tội phạm đến
quyền sở hữu. Đặc trưng là người phạm tội ln có ý thức che giấu hành vi của mình khi
thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức mà người bị hại không phát hiện ra.
Về căn cứ pháp lý: (Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm: a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ)
Hành hung để tẩu thoát;e) Tài sản là bảo vật quốc gia;g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b)
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Lợi dụng hồn cảnh
chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”
b. Đặc điểm
Về đặc điểm của nó thì tội trộm cắp tài sản là một tội phạm mang tính chất cụ thể,
nó có đủ các dấu hiệu của một tội phạm, đó là:
Tính nguy hiểm cho xã hội: Được biểu hiện ở chỡ người phạm tội có hành vi tác
động trái pháp luật tài sản của chủ sở hữu làm cho việc chủ sở hữu mất quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản với giá trị nhất định.

14


Tính có lỗi: Lỡi là trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi
phạm tội do mình gây ra. Theo quy định của BLHS, lỡi của người có hành vi trộm cắp tài
sản là lỡi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi tác động trái pháp luật lên tài sản
của người khác, gây thiệt hại về tài sản, cụ thể là giá trị tài sản của chủ sở hữu hoặc người
quản lý tài sản. Người phạm tội trộm cắp tài sản được thực hiện hành vi mang tính lén lút
để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tính trái pháp luật hình sự: Tội trộm cắp tài sản nó được thể hiện ở việc người
phạm tội thực hiện những hành vi bị luật hình sự nghiêm cấm và bảo vệ tại Điều 173 của
BLHS 2015.
Tính hình phạt: Theo quy định của BLHS, chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu

hình phạt được quy định tại BLHS. Đối với tội trộm cắp tài sản, các hình phạt được quy
định trong BLHS để áp dụng đối với người thực hiện tội phạm này là: cải tạo khơng giam
giữ, tù có thời hạn.
Mặc dù tính chất lén lút là đặc trưng cơ bản nhất và nổi bật của tội trộm cắp tài sản
nhưng không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài sản mà đi kèm với nó là
hành vi chiếm đoạt tài sản.
2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
a. Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Cũng như các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong phần các tội xâm
phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản đặc trưng bởi hành vi chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên
hành vi chiếm đoạt tài sản của tội trộm cắp tài sản được thực hiện một cách lén lút, không
xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà trực tiếp xâm hại đến quan hệ sở hữu, đây cũng là
một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội bắt cóc nhằm CĐTS, đặc
điểm này được thể hiện trong cấu thành tội trộm cắp tài sản mà nhà làm luật không quy
định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Sau khi người
phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng bị đuổi bắt mà có hành vi chống lại người
đuổi bắt để tẩu thoát mà gây chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo hành vi tương ứng.
b. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm
hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả.
Về hành vi khách quan: Trong tội trộm cắp tài sản, người phạm tội chỉ có một hành
vi khách quan duy nhất đó là CĐTS nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, bí mật. Đặc
trưng lén lút của hành vi chiếm đoạt trong tội trộm cắp tài sản cũng chỉ đòi hỏi phải có
trong ý thức của người phạm tội, nó thể hiện ở việc người phạm tội che giấu hành vi đang


15


phạm tội của mình, khơng cho phép chủ tài sản biết có hành vi CĐTS khi hành vi này
đang xảy ra. Thực tế cho thấy, khi người phạm tội thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài
sản với chủ sở hữu nhưng lại công khai CĐTS với những người có mặt ở đó nhưng
những người có mặt lúc tài sản bị chiếm đoạt vì lý do nào đó mà khơng biết chủ tài sản là
ai, khơng có trách nhiệm quản lý tài sản đó thì hành vi của người CĐTS trong trường hợp
này vẫn bị coi là hành vi trộm cắp tài sản; trong trường hợp này, người CĐTS chỉ có
hành vi che dấu hành vi trộm cắp của mình đối với chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm
quản lý tài sản mà không cần che dấu với những người khác.
Về đối tượng tác động. Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người
phạm tội trộm cắp tài sản phải tác động đến tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý
hợp pháp tài sản. Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam, tài sản có nhiều hình thức
khác nhau. Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản”.
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, nó tồn tại khách quan bên ngồi ý thức mà
con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật
chỉ có ý nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được con người kiểm
sốt và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người. Khơng phải bất cứ một bộ phận
nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có trong thế giới vật chất, có những
bộ phận ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật. Như
vậy, trong giao lưu dân sự muốn trở thành vật thì phải thỏa mãn được những điều kiện,
đó là: là bộ phận của thế giới vật chất; mang lại lợi ích cho chủ thể; con người chiếm hữu
được; có thể đang tồn tại hoặc có thể sẽ hình thành trong tương lai. Vật là một hình thức
tài sản và có thể trở thành đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Vật phải nằm trong
sự chiếm hữu của con người thì khi đó vật mới là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài
sản. Đối với trường hợp vật vơ chủ (có thể là trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu
của mình và tài sản khơng nằm trong phạm vi quản lý) thì hành vi lấy đi loại tài sản này

không bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản.
Vật được phân loại thành các nhóm khác nhau. Dựa vào mối liên hệ, phụ thuộc về
công dụng của vật với nhau mà vật được phân thành: Vật chính là vật độc lập có thể khai
thác theo tính năng (ti vi, điều hòa, máy ảnh…); vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc
khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật
chính điều (khiển ti vi, điều hịa, vỏ máy ảnh,…). Dựa vào việc xác định giá trị sử dụng
của vật khi được chia ra thành nhiều phần nhỏ mà Bộ luật dân sự phân chia vật thành vật
chia được và vật không chia được. Dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng
thì chia thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật
mà người ta phân loại vật thành vật thành vật cùng loại và vật đặc định. Ngồi ra, người
ta cịn chia ra làm vật đồng bộ và vật không đồng bộ.
Tiền: Theo Mác thì tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới
hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Nó trực
tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất

16


hàng hóa. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tiền là một loại tài sản nhưng lại khơng có
quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền. Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu
hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận mới được coi là tài sản. Tiền là công cụ
thanh tốn đa năng, là cơng cụ tích lũy tài sản và là thước đo giá trị.
Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút tốn ghi sổ, trong đó xác nhận
quyền tài sản của một chủ thể khác. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác
nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, cơng trái… Xét về mặt hình thức
giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định. Nội dung thể
hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài
sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. Giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là cơng cụ
có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng tòan bộ một lần, việc chuyển nhượng
một phần giấy tờ có giá là vơ hiệu. Ngồi ra, giấy tờ có giá có tính thời hạn, tính có thể

đưa ra u cầu, tính rủi ro.
Quyền tài sản: Theo Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền là một quyền năng dân sự chủ
quan của chủ thể và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác.
Về hậu quả: Hậu quả của tội trộm cắp tài sản do người phạm tội gây ra là thiệt hại
về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt bao
gồm các loại tiền, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh tốn như ngân phiếu, cơng trái,
trái phiếu… Căn cứ quy định của BLHS hiện hành, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ
2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm; còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới
2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy
định tại các điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170
(tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
và điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; gây
ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính
của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật. Có thể khẳng định tội trộm cắp
tài sản có cấu thành vật chất bởi dấu hiệu cấu thành hậu quả được phản ánh trong cấu 16
thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, mặc dù người có hành vi trộm cắp
chưa chiếm đoạt được tài sản mà nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ thì vẫn cấu thành
tội trộm cắp tài sản nhưng là phạm tội chưa đạt chứ khơng nhất thiết phải có thiệt hại về
tài sản mới cấu thành tội phạm.
Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Mối quan hệ nhân quả phản ánh
hành vi và hậu quả trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản. Theo đó, hành vi trái

17



pháp luật phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; trong hành vi trái pháp luật phải
chứa đựng khả năng thực tế, mầm móng nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu
quả; hậu quả xảy ra phải là hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của
hành vi trái pháp luật.
c. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
“Chủ thể của tội trộm cắp tài sản quy định tại tất cả các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
173 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ
14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chỉ là chủ thể
của tội trộm cắp tài sản quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 173 BLHS”.
Điều 12 BLHS năm 2015 quy định: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm
trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143,
144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,
289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này [12, tr14]. Như vậy, căn cứ theo Điều 8 và
điều 173 BLHS hiện hành ta có thể xác định được rằng: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi mà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản
theo khoản 3 và khoản 4 Điều 173 BLHS.
d. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm đó là những diễn biến tâm lý bên trong của người phạm
tội bao gồm lỡi, mục đích và động cơ phạm tội. Giống như các tội có tính chất chiếm đoạt
khác, tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội trộm
cắp tài sản nhận thức được rõ hành vi của mình là trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội
và thấy trước hậu quả của hành vi đó khi tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái phép
và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của tội phạm là chiếm tài sản của người khác.
Trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã xuất hiện mục
đích chiếm đoạt. Do vậy, có thể khẳng định dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội

trộm cắp tài sản là mục đích CĐTS. Tuy nhiên, cùng với mục đích chiếm đoạt thì người
phạm tội cịn có thể có những mục đích khác nếu mục đích đó khơng cấu thành một tội
phạm độc lập khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
trộm cắp tài sản.
2.2. PHÂN BIỆT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
2.2.1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp tài sản
Xuất phát từ các dấu hiệu đặc trung tội TCTS và tội cướp tài sản, xét trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, có thể rút ra sự giống nhau và khác
nhau giữa hai tội này như sau:
Khác nhau:

18


×