Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn xét xử của toà án nhân dân thành phố sơn la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.97 KB, 94 trang )

LÊ THỊ MAI ANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KNH DOANH, THƢƠNG MẠI TỪ THỰC
TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA- TỈNH
SƠN LA

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN: LÊ THỊ MAI ANH

2014-2016

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TỪ THỰC
TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA- TỈNH
SƠN LA
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN: LÊ THỊ MAI ANH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng học
viên. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn, học viên có tham khảo
một số bài viết, tài liệu của các tác giả khác, các nguồn trích dẫn tham khảo, thông
tin từ các buổi hội thảo đã đƣợc chỉ ra trong mục Danh mục tài liệu tham khảo.
Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đƣợc đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Trần Hữu Tráng, ngƣời đã nhiệt tình trực tiếp chỉ dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn, hƣớng dẫn tôi xác định đƣợc hƣớng đi, khắc phục đƣợc
những hạn chế và giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy,cô trong Viện Đại học Mở, đặc biệt
là các thầy, cô trong Khoa Đào tạo Sau Đại học đã cho tôi những kiến thức bổ trợ,

vô cùng có ích trong những năm học vừa qua, cũng nhƣ giúp tôi có kiến thức để
thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời
đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

năm 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ..................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................................................9
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................5
6. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................6
7. Cơ cấu Luận văn ..................................................................................................6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG
MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI
TÒA ÁN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại .........................7
1.2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại ..............................................11
1.3. Vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại

...............................................................................................................................14
1.4. Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại tại Tòa án ............................................................................................16
1.5. Một số yếu tố tác động tới việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
tại Tòa án nhân dân................................................................................................21
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................26
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA - TỈNH SƠN LA ..................28
2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân Thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La ...................28
2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại của Toà án nhân dân
thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La và các kết quả đạt đƣợc .....................................30
2.4. Những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh


doanh, thƣơng mại ở Tòa án nhân dân thành phố Sơn La .....................................36
2.5. Nguyên nhân của những khó khăn, vƣớng mắc trong giải quyết các tranh
chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án nhân dân thành phố Sơn La – tỉnh Sơn
La ...........................................................................................................................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................64
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ SƠN
LA - TỈNH SƠN LA .................................................................................................66
3.1. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại tại Tòa án ........................................................................................................66
3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm công vụ của đội ngũ
cán bộ tiến hành tố tụng, đội ngũ luật sƣ, đồng thời tăng cƣờng bảo đảm các điều
kiện làm việc..........................................................................................................71
3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; nâng cao trình độ hiểu

biết của các chủ thể kinh doanh .............................................................................75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................76
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ý nghĩa

Từ viết tắt

1

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

2

BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

3

TCKDTM

Tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại


4

GQTCKDTM

Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại

5

HĐXX

Hội đồng xét xử

6

KDTM

Kinh doanh, thƣơng mại

7

LTM

Luật Thƣơng mại

8

TAND

Tòa án nhân dân


9

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

10

TTTM

Trọng tài thƣơng mại

11

VKS

Viện kiểm sát

12

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

13

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lƣợng vụ án kinh doanh, thƣơng mại màTòa án nhân dân thành phố
Sơn La đã tiếp nhận và giải quyết giai đoạn 2011 – 2015 ........................................31
Bảng 2.2. Các loại tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại đã đƣợc Tòa án
nhân dân thành phố Sơn La thụ lý giai đoạn 2011 - 2015 ........................................31


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt khi nƣớc ta đã gia
nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và mới đây là đàm phán gia nhập thành
công Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), các quan hệ kinh doanh,
thƣơng mại (KDTM) ngày càng đa dạng, phong phú và mang những diện mạo, sắc
thái mới. Tƣơng ứng với sự đa dạng, phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp
kinh doanh, thƣơng mại (TCKDTM) ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số
lƣợng lớn. Đáp ứng yêu cầu giải quyết các tranh chấp KDTM của cá nhân, tổ chức
trong nền kinh tế, thực tiễn đã hình thành nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp
KDTM nhƣ: thƣơng lƣợng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng tài, giải quyết
theo thủ tục tƣ pháp (Tòa án). Ở Việt Nam, các đƣơng sự thƣờng lựa chọn hình thức
giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án nhƣ một giải pháp cuối cùng nhằm bảo
vệ hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế
thƣơng lƣợng, hoà giải.
Theo số liệu đánh giá của ngành Tòa án, hàng năm mỗi đơn vị Tòa án cấp
quận huyện thụ lý hàng trăm vụ án lớn nhỏ liên quan đến tranh chấp KDTM [52,
53, 54, 55, 56]. Từ năm 2005 trở lại đây, Tòa án áp dụng chủ yếu BLTTDS 2004
(sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011), Luật Thƣơng mại 2005, Luật Doanh
nghiệp 2005… cùng với các văn bản hƣớng dẫn thi hành để giải quyết các tranh
chấp KDTM. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp KDTM cũng bộc lộ nhiều

vƣớng mắc do hệ thống văn bản hƣớng dẫn còn thiếu đồng bộ, chậm đƣợc ban hành
và chƣa phù hợp, dẫn đến cách hiểu không thống nhất vàviệc vận dụng không đạt
hiệu quả mong muốn. Điều này làm cho hoạt động xét xử của Tòa án gặp nhiều khó
khăn, vƣớng mắc, dẫn đến nhiều bản án bị sửa, bị hủy. Do đó, trong điều kiện hiện
nay, nghiên cứu về giải quyết tranh chấp KDTM từ thực tiễn xét xử ở Tòa án có ý
nghĩa về líluận cũng nhƣ thực tiễn, nhất làkhi hàng loạt các văn bản pháp luật mới
đƣợc ban hành có điều chỉnh về vấn đề này đã lần lƣợt ra đời vàcó hiệu lực nhƣ


BLTTDS 2015, Luật Doanh nghiệp 2014… với nhiều thay đổi quan trọng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, học viên đã chọn đề tài ''Giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Sơn
La - tỉnh Sơn La'' làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn làm rõcác vấn đề
lýluận về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án và đánh giá thực tiễn thi hành tại
TAND thành phố Sơn La, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án nói chung vàtại TAND thành
phố Sơn La – tỉnh Sơn La nói riêng.
2. Tì
nh hì
nh nghiên cứu đề tài
Các vấn đề liên quan đến tranh chấp KDTM vàgiải quyết tranh chấp KDTM
bằng Tòa án không phải làvấn đề mới trong khoa học pháp líViệt Nam. Ngay từ
đầu những năm 1990, đã có những đề tài nghiên cứu của các cơ quan Nhà nƣớc
nhƣ: Trọng tài Kinh tế Nhà nƣớc, Bộ Tƣ pháp… Tiếp đó, nhiều cơ sở đào tạo luật
nhƣ Đại học Luật HàNội, Khoa luật Đại học Quốc gia… đã cập nhật vấn đề này
vào giáo trình của mình nhằm giới thiệu các loại hì
nh tài phán kinh tế cho sinh viên.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ vàkhí
a cạnh khác nhau nhƣ: Khóa
luận tốt nghiệp của Bùi Thái Hà''Giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong KDTM

tại Tòa án- những vấn đề líluận, thực tiễn'', Luận văn thạc sĩ Luật học của Cung
Mỹ Anh ''Giải quyết tranh chấp KDTM theo qui định của BLTTDS- Những vướng
mắc vàgiải pháp khắc phục'' (năm 2008), Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Thị
Ban ''Giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND- Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động''(năm 2012), đến Luận án Tiến sỹ ''Giải quyết tranh chấp kinh
tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam'' của Đào Văn Hội (năm 2003)...
Ngoài ra, trên các tạp chíchuyên ngành về pháp luật cũng có không ít bài viết về đề
tài này nhƣ Giải quyết TCKDTM theo quy định của BLTTDS 2004 (Viên Thế
Giang, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 12/2005); “Giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế bằng con đường Tòa án” (Nguyễn Vũ Hoàng, NXB Thanh niên, năm
2003); “Về mở rộng thẩm quyền của toà án cấp huyện trong việc giải quyết các

-2-


tranh chấp kinh doanh, thương mại theo BLTTDS” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân
(Tạp chíKiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 01/2006); “Các phương thức
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Dƣơng Nguyệt Nga ( Tạp chíToà án
nhân dân.Toàán nhân dân tối cao, Số 16/2007); “Về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại của toàán theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” của
tác giả Vũ Thị Hồng Vân (Tạp chíLuật học. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số
4/2008); “Tranh chấp lao động hay tranh chấp kinh doanh, thương mại” của tác giả
Vũ Thị Thu Hiền (Tạp chíToàán nhân dân. Toàán nhân dân tối cao, Số 24/2009);
Có cần thiết phân biệt "Tranh chấp dân sự" với "Tranh chấp kinh doanh, thương
mại" trong quátrình giải quyết tại toàán của tác giả Đặng Thanh Hoa (Tạp chíDân
chủ vàPháp luật. Bộ Tƣ pháp, Số 9/2011); Về bài viết "Tranh chấp lao động hay
tranh chấp kinh doanh, thương mại?" của tác giả Phạm Công Bảy (Tạp chíToàán
nhân dân. Toàán nhân dân tối cao, Số 3/2012); “Hoàn thiện các quy định về biện
pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giải quyết tranh

chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy ( Tạp
chíKiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 22/2014); “Hoàn thiện quy định
về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án” của tác
giả Nguyễn Duy Phƣơng (Tạp chíNghiên cứu lập pháp. Viện nghiên cứu lập pháp,
Số 1/2015); “Chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại tòa án - Một số kiến nghị ” của tác giả Lê Văn Thiệp (Tạp chíKiểm sát. Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 5/2016); “Thẩm quyền quyết định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế của trọng tài - một số lưu ý khi lựa chọn trọng
tài quy chế” của tác giả Mai Minh Hƣơng (Tạp chíDân chủ vàPháp luật. Bộ Tƣ
pháp, Số chuyên đề Pháp luật về Doanh nghiệp/2012) “Những vướng mắc khi giải
quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án” của Vũ Gia Trƣởng (năm 2016)…
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến thủ tục tố tụng giải quyết
tranh chấp KDTM dƣới góc độ vànhững khí
a cạnh kháchi tiết và đầy đủ về loại

nh tài phán Tòa án ở Việt Nam. Tuy nhiên, những công trì
nh nghiên cứu đƣợc

-3-


tiến hành cách đây nhiều năm, nền kinh tế của nƣớc ta hiện nay đang từng bƣớc đổi
mới, phát triển hòa nhập vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam đã là thành viên của
tổ chức thƣơng mại thế giới WTO vàmới đây là thành viên của Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Đồng thời làsự ra đời của 2 văn bản luật rất
quan trọng trong lĩnh vực KDTM là BLTTDS 2015 và Luật Doanh nghiệp 2014.
Bởi vậy, vấn đề này vẫn cần đƣợc nghiên cứu, đặc biệt làviệc nghiên cứu gắn với
một địa phƣơng nhất định. Đó cũng là cơ hội để Luận văn này có thể đóng góp cho
khoa học pháp líhiện nay những điểm mới vàthiết thực.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nhận thức đầy đủ lý luận của việc giải
quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án, cũng nhƣ nghiên cứu, làm rõcác vấn đề thực
tiễn hoạt động xét xử các loại án KDTM tại Tòa án nhân dân Thành phố Sơn La tỉnh Sơn La, Luận văn hƣớng đến mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả xét xử các tranh chấp KDTM tại Tòa án nhân dân Thành phố Sơn La - tỉnh
Sơn La.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để Luận văn đạt đƣợc những mục đích đã đề ra thì
việc nghiên cứu phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, nghiên cứu làm rõnhững vấn đề líluận về tranh chấp KDTM và
giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND;
+ Thứ hai, đánh giá toàn diện vàkhách quan thực trạng áp dụng pháp luật
trong quátrình giải quyết tranh chấp KDTM của TAND thành phố Sơn La - tỉnh
Sơn La;
+ Thứ ba, chỉ ra các phƣơng hƣớng cụ thể, đề xuất các giải pháp góp phần
tăng cƣờng hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án của TAND thành phố
Sơn La nói riêng và các tòa án nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phân tích một số nội dung chủ yếu của BLTTDS 2004 (đối chiếu
với BLTTDS 2015) về thẩm quyền giải quyết vàtrì
nh tự, thủ tục giải quyết tranh

-4-


chấp KDTM, Luận văn chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá các qui định
của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND, phân tí
ch thẩm
quyền giải quyết KDTM của Tòa án, phân tí
ch thực tiễn áp dụng pháp luật giải
quyết tranh chấp KDTM qua số liệu thống kêcác vụ án tranh chấp KDTM đƣợc
giải quyết của TAND thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La những năm gần đây. Tuy

nhiên, do tính bao quát của đề tài, Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu một số
vấn đề bức xúc, cần thiết liên quan đến pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM
bằng TAND thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng
Tòa án. Cũng cần lƣu ý rằng, trong quátrì
nh nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh
chấp KDTM tại TAND thành phố Sơn La giai đoạn 2011-2015, là giai đoạn mà
nhiều quy định của pháp luật, đặc biệt là quy định của BLTTDS chƣa có hiệu lực
pháp luật. Vìvậy, khi đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp KDTM tại TAND
thành phố Sơn La giai đoạn 2011-2015, tác giả vẫn phân tí
ch những hạn chế của
pháp luật đang có hiệu lực ở giai đoạn này. Ở phần kiến nghị hoàn thiện pháp luật,
tác giả sẽ chỉ rõ những vƣớng mắc, bất cập nào trong quy định của pháp luật đã
đƣợc khắc phục trong văn bản luật mới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng vàduy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin để phân tích mối quan hệ
giữa thƣợng tầng kiến trúc vàhạ tầng cơ sở, mối quan hệ giữa kinh tế vàpháp luật,
của Líluận Nhà nƣớc vàPháp luật trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nƣớc, của Tòa án trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát
triển kinh tế để các qui định đó có thể đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp KDTM
hiện nay. Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng những phƣơng pháp nhƣ phân tí
ch, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu điển hì
nh, nghiên cứu bản
án, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic… để giải quyết vấn đề đặt ra. Các phƣơng

-5-



pháp này đƣợc sử dụng phùhợp với mỗi nội dung nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Tác giả luận văn với mong muốn làcông trình nghiên cứu cóí
t nhiều giátrị
về mặt líluận cũng nhƣ thực tiễn để làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động giảng
dạy pháp lí cũng nhƣ tạo ra những gợi ý có giátrị cho các nhàlập pháp để hoàn
thiện hơn hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM. Cụ thể, đề tài cómột
số đóng góp sau:
- Phân tích làm rõthêm những vấn đề líluận về tranh chấp KDTM vàpháp
luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án;
- Phân tích làm rõ đƣợc thực trạng giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án
nhân dân thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La, qua đó phân tích làm rõ những khó khăn,
hạn chế, bất cập trong quátrình giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án nhân dân
thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM
của TAND thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La nói riêng và công tác giải quyết tranh
chấp KDTM tại Tòa án nói chung.
7. Cơ cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu vàKết luận, Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lýluận về tranh chấp kinh doanh, thương mại và
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của
Tòa án nhân dân thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh
chấp kinh doanh thượng mại tại Tòa án nhân dân thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La

-6-



Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP KINH
DOANH THƢƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại
Tranh chấp KDTM là một trong những hệ quả của hoạt động thƣơng mại, là
một hiện tƣợng phổ biến và thƣờng xuyên diễn ra trong nền kinh tế thị trƣờng. Do
tính chất thƣờng xuyên cũng nhƣ hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia
tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã
sớm quy định các phƣơng thức giải quyết tranh chấp KDTM.
Tranh chấp thƣơng mại (hay tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại) là thuật ngữ
quen thuộc trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nƣớc trên thế giới [67, tr.52]. Khái
niệm này mới đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nƣớc ta trong mấy năm gần đây
và ngày càng chiếm giữ vị trí “thống lĩnh” thay thế khái niệm tranh chấp kinh tế một khái niệm quen thuộc của nền kinh tế kế hoạch.
Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung đƣợc hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về
quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan [74, tr.7]. Những bất đồng,
mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều
chỉnh nên chúng đƣợc gọi theo ngành luật đó. Ví dụ: Tranh chấp về tiền lƣơng giữa
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đƣợc gọi là tranh chấp lao động. Tƣơng
tự nhƣ vậy, tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai... đều là những tranh chấp có liên
quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các bên. Do đó chúng đƣợc gọi là tranh chấp
kinh tế theo nghĩa rộng.
Tại Việt Nam, khái niệm tranh chấp thƣơng mại lần đầu tiên đƣợc quy định
-7-


trong Luật Thƣơng mại năm 1997. Tại Điều 238 Luật Thƣơng mại quy định: "Tranh
chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Theo đó, nội hàm hoạt động

thƣơng mại theo quy định của Luật Thƣơng mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm
quốc tế về thƣơng mại.
Luật Thƣơng mại năm 2005 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 đã
đƣa ra một định nghĩa về hoạt động thƣơng mại tƣơng đối giản đơn. Tuy nhiên định
nghĩa này cũng đã hàm chứa và lột tả đƣợc nội hàm của hoạt động thƣơng mại.
Khoản 1 Điều 3 Luật Thƣơng mại 2005 quy định: "Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Theo định
nghĩa này, quan niệm về hoạt động thƣơng mại đƣợc mở rộng bao gồm mọi hoạt
động có mục đích sinh lợi.
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì: “Kinh doanh là
việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lời”.BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 đã liệt kê các tranh chấp
về kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (BLTTDS 2015
thì không liệt kê mà chỉ đƣa ra khái niệm). Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 không
sử dụng thuật ngữ “tranh chấp thương mại” độc lập mà sử dụng chung thuật ngữ
“tranh chấp kinh doanh, thương mại” nhƣng nội dung của các tranh chấp về kinh
doanh, thƣơng mại đƣợc quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự thực chất là
các tranh chấp thƣơng mại theo hƣớng tiếp cận của Luật Thƣơng mại năm 2005.
Điều này cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử
dụng nhƣng nhìn chung quan niệm về hoạt động thƣơng mại và tranh chấp thƣơng
mại đƣợc thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật tƣơng đối nhất
quán.
Luật Trọng tài thƣơng mại cũng xác định thẩm quyền giải quyết các tranh

-8-


chấp của Trọng tài thƣơng mại, bao gồm: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ

hoạt động thƣơng mại; (ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một
bên có hoạt động thƣơng mại; (iii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy
định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài.
Từ việc tiếp cận trên, có thể hiểu: Tranh chấp kinh doanh, thương mại là
những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong
quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại
- Thứ nhất, tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột)
về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn đƣợc hiểu
là trạng thái xung đột, đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp.
Quan hệ thƣơng mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thƣơng mại là điều
kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh [18, tr.9].Trong hoạt động thƣơng mại, các
bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt đƣợc những mục đích đề ra.
Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu.
- Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại. Căn cứ phát sinh tranh chấp
thƣơng mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều
trƣờng hợp, tranh chấp thƣơng mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và
xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích
của các bên nhƣng không làm phát sinh tranh chấp. Tranh chấp KDTM phải là
những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác [18,
tr.9].
- Thứ ba, các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh
giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau. Ngoài thƣơng
-9-



nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thƣơng mại, trong những trƣờng hợp nhất
định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thƣơng nhân) cũng có thể là chủ thể
của tranh chấp thƣơng mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi
chọn áp dụng luật thƣơng mại. Khoa học pháp lý gọi giao dịch này là giao dịch hỗn
hợp (hành vi hỗn hợp) .Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của
một bên trong giao dịch với thƣơng nhân không phải là hoạt động thƣơng mại thuần
túy, nhƣng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng luật thƣơng mại thì
quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thƣơng mại và tranh chấp phát sinh từ quan
hệ pháp luật này phải đƣợc quan niệm là tranh chấp thƣơng mại [18, tr.10]. Một quy
tắc đƣợc pháp luật của Pháp và nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết loại tranh chấp
này đó là căn cứ vào bị đơn là thƣơng nhân hay không phải là thƣơng nhân. Nếu bị
đơn là thƣơng nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi dân sự) có thể chọn Tòa
Thƣơng mại hoặc Tòa Dân sự để giải quyết vụ tranh chấp. Trƣờng hợp nguyên đơn
chọn Tòa Thƣơng mại thì các quy định khắt khe hơn của luật thƣơng mại đƣợc áp
dụng để giải quyết vụ tranh chấp. Ngƣợc lại, bị đơn không phải là thƣơng nhân thì
nguyên đơn (bên có hành vi thƣơng mại) chỉ có quyền kiện ra Tòa Dân sự và luật
dân sự đƣợc áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp mà các quy định của luật thƣơng
mại không thể áp dụng cho đối phƣơng không phải là thƣơng nhân [18, tr.10].
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 29 BLTTDS 2004 có quy định về một loại tranh
chấp không diễn ra giữa các thƣơng nhân với nhau, đó làtranh chấp giữa các công
ty vàthành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan
đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi

nh thức tổ chức của công ty. Trong BLTTDS 2015 cũng bổ sung thêm các tranh
chấp nhƣ: Tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng với tổ chức, cánhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ vàđƣợc bảo vệ tập thể (cho phù hợp với Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng); Tranh chấp giữa ngƣời chƣa phải là thành viên công ty nhƣng có giao
dịch về chuyển nhƣợng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty… Tóm lại,
chủ thể của tranh chấp KDTM rất đa dạng, nhƣng đa phần là các thƣơng nhân, có
đăng ký kinh doanh.


- 10 -


- Thứ tư, nội dung của tranh chấp KDTM thường liên quan tới lợi í
ch vật
chất của các bên trong hoạt động KDTM. Nói cách khác, tranh chấp KDTM cónội
dung liên quan đến lợi ích vật chất của các tranh chấp. Lợi í
ch vật chất đó thƣờng
đƣợc xem xét dƣới góc độ làgiátrị của tranh chấp KDTM. Vànếu so với các tranh
chấp khác trong xãhội thìtranh chấp KDTM thƣờng làloại tranh chấp cógiátrị lớn
[18, tr.11].
1.2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Ở đâu có hoạt động kinh doanh, thƣơng mại thì ở đó có khả năng phát sinh
tranh chấp. Tranh chấp là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh, vì vậy
giải quyết các tranh chấp phát sinh đƣợc coi là tự thân của các quan hệ kinh tế. Ở
góc độ khái quát chung: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh chính là việc lựa
chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung
đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể
chấp nhận được [18, tr.12].
1.2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Pháp luật hiện hành công nhận các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh sau: Thƣơng lƣợng, hòa giải, Trọng tài vàTòa án. Theo đó, khi xảy ra
tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp
thƣơng lƣợng với nhau. Trong trƣờng hợp không thƣơng lƣợng đƣợc, việc giải
quyết tranh chấp có thể đƣợc thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua
phƣơng thức hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.
 Thƣơng lƣợng
Là phƣơng thức đƣợc các bên tranh chấp lựa chọn trƣớc tiên và trong thực

tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng
phƣơng thức này. Nhà nƣớc khuyến khích áp dụng phƣơng thức tự thƣơng lƣợng để
giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các

- 11 -


bên [21, tr.5].
 Hòa giải
Là việc các bên tiến hành thƣơng lƣợng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ
của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các
bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định
cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà
hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp [21, tr.6].
 Trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp
không thể thiếu trong nền kinh tế thị trƣờng và ngày càng đƣợc các nhà kinh doanh
ƣa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng
Trọng tài hoặc trọng tài viên với tƣ cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu
thuẫn tranh chấp bằng việc đƣa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi
hành [21, tr.7].
 Tòa án
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nƣớc, nhân danh quyền lực Nhà
nƣớc để đƣa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh
cƣỡng chế. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, Tòa án phải tuân
theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định, cụ thể đó là những
nguyên tắc cơ bản; trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tại
Tòa án, thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyền và nghĩa vụ của những ngƣời
tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng cũng nhƣ của những cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan,… Đây chính là thủ tục tố tụng Tòa án [21, tr.8]. Ở hầu hết các
quốc gia, cùng với việc ban hành những đạo luật về nội dung, Nhà nƣớc cũng ban
hành những quy định về thủ tục tố tụng để Tòa án giải quyết các tranh chấp kinh
doanh. Nhƣ vậy, tố tụng Tòa án chí
nh làtrình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để

- 12 -


giải quyết các tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án.
1.2.3. Những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
- Thứ nhất, yêu cầu phải nhanh chóng; thuận lợi; không làm hạn chế, cản trở
các hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh đƣợc thực hiện theo chu trình sản
xuất khép kín, vì vậy ở bất kỳ một công đoạn nào xảy ra trục trặc đều ảnh hƣởng
đến toàn bộ quá trình kinh doanh. Hơn nữa, kinh doanh, thƣơng mại là một quan hệ
mang đậm màu sắc kinh tế, yếu tố lợi nhuận là yếu tố luôn đƣợc đặt lên hàng đầu.
Và một trong các yếu tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận của các chủ thể trong quan hệ
KDTM là vấn đề quỹ thời gian. Thời gian có thể ảnh hƣởng tới giá hàng hóa, giá
cung ứng dịch vụ, quy mô, khả năng luân chuyển hàng hóa, dịch vụ ở các thời điểm
khác nhau là rất khác nhau, ảnh hƣởng rất lớn tới lợi nhuận. Vì vậy, khi xảy ra tranh
chấp KDTM, dƣờng nhƣ thời gian luân chuyển của các hoạt động thƣơng mại của
hai bên và thậm chí là cả bên thứ ba bị ngƣng trệ, làm mất đi rất nhiều lợi thế của
các bên xảy ra tranh chấp trên thƣơng trƣờng, giữa một nền kinh tế thị trƣờng cạnh
tranh khốc liệt. Vậy nên, việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, nhanh chóng
giải quyết tranh chấp để các bên tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình là yếu tố
tối quan trọng và cần thiết trong giải quyết tranh chấp KDTM. Nhanh chóng, kịp
thời nhƣng phải dứt điểm, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp
của các bên [14, tr.8].
- Thứ hai, giải quyết tranh chấp KDTM phải đảm bảo tôn trọng tối đa quyền
tự định đoạt của các bên. KDTM cũng là một hoạt động mang đậm màu sắc dân sự

ở sự tự do, tự nguyện và bình đẳng. Vậy nên, trong giải quyết tranh chấp KDTM, sự
tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các
bên, về phƣơng thức, thời hạn, thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp là vô cùng
quan trọng (trừ một số ràng buộc pháp lý bắt buộc các bên trong tranh chấp và chủ
thể giải quyết tranh chấp phải tuân thủ) [14, tr.8].
- Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp phải giữ được uy tín, bí mật kinh doanh.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không bên nào đƣợc đƣa ra bất kỳ một thông

- 13 -


tin nào ngoài phạm vi giải quyết tranh chấp nhằm hạ uy tín hay ảnh hƣởng tiêu cực
đến hình ảnh của đối phƣơng trên thƣơng trƣờng, trƣớc công luận, hay trƣớc tổ
chức giải quyết tranh chấp. Mặt khác, giải quyết tranh chấp phải bảo đảm các yếu tố
bí mật trong kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh để có đƣợc thành công thì các
chủ thể đều có những bí quyết riêng của mình, vì vậy họ không muốn đề ngƣời khác
biết. Khi mà quyền kinh doanh đƣợc coi là hợp pháp thì quyền giữ bí mật trong
kinh doanh cũng đƣợc pháp luật bảo hộ [14, tr.9].
- Thứ tư, có thể khôi phục và duy trì các quan hệ làm ăn lâu dài. Tranh chấp
KDTM thƣờng xảy ra giữa các đối tác, các bạn hàng của nhau và đa phần là các đối
tác chiến lƣợc, bạn hàng lâu năm hay các chủ thể kinh doanh uy tín của họ trên
thƣơng trƣờng. Nên mặc dù giữa các bên có tranh chấp về mặt lợi ích, nhƣng họ vẫn
muốn hợp tác lâu dài với nhau, ràng buộc, nƣơng tựa lẫn nhau. Vậy nên sau khi
tranh chấp đƣợc giải quyết, có thể hàn gắn, khôi phục lại quan hệ làm ăn với nhau
[14, tr.9].
- Thứ năm, giải quyết được tranh chấp với chi phí thấp nhất về tiền bạc và
thời gian. Chi phí để bỏ ra giải quyết tranh chấp cũng là chi phí kinh doanh, vì vậy
khi phát sinh tranh chấp là nảy sinh thêm chi phí. Đặt ra yêu cầu phải hạn chế ở
mức thấp nhất các chi phí không mang lại hiệu quả kinh doanh này. Các bên nên lựa
chọn giải quyết với chi phí thấp nhất, đồng thời các cơ quan giải quyết tranh chấp

cũng phải tính đến yêu cầu này để đặt ra những quy định phù hợp, tạo niềm tin cho
ngƣời kinh doanh [14, tr.10].
1.3. Vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại
 Thứ nhất, Toà án có vai trò hỗ trợ Trọng tài thương mại trong việc giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Toà án, Trọng tài thƣơng mại là các phƣơng thức giải quyết tranh chấp
thƣơng mại bổ sung lẫn nhau. Thực tế hoạt động của các Trung tâm Trọng tài
thƣơng mại cần có sự phối hợp của Toà án. Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010
- 14 -


(Luật TTTM) đã ra đời để khắc phục những mặt hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài
thƣơng mại năm 2003 nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của Toà án
trong việc hỗ trợ các Trung tâm Trọng tài thƣơng mại.
- Đối với việc thay đổi Trọng tài viên
Theo khoản 3 Ðiều 43 của Luật TTTM thì Toà án hỗ trợ và chỉ hỗ trợ việc
thay đổi Trọng tài viên trong trƣờng hợp các thành viên còn lại của Hội đồng Trọng
tài không quyết định đƣợc hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất
từ chối giải quyết tranh chấp.
- Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng Trọng
tài về thẩm quyền
Trong trƣờng hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài về
thẩm quyền thì một hoặc các bên đƣơng sự có quyền khiếu nại quyết định này ra
Toà án. Trong trƣờng hợp nếu Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm
quyền của Hội đồng Trọng tài thì các bên đƣơng sự có quyền khởi kiện ra Toà án có
thẩm quyền theo thủ tục chung.
- Về việc triệu tập người làm chứng
Ðây là một quy định mới của Luật TTTM. Theo quy định của Điều 48 thì
Hội đồng Trọng tài có quyền triệu tập nguời làm chứng đến phiên họp. Nếu nguời

làm chứng không đến thì Hội đồng Trọng tài có quyền đề nghị Toà án có thẩm
quyền triệu tập ngƣời làm chứng đến phiên họp theo quy định của BLTTDS.
- Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Luật TTTM thì Hội đồng Trọng tài có quyền áp dụng BPKCTT khi có
một hoặc các bên đƣơng sự yêu cầu. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng Hội đồng Trọng tài
chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số BKCTT đƣợc liệt kê tại Điều 49 của
Luật TTTM và Hội đồng Trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng BPKCTT sau
khi Hội đồng Trọng tài đã thành lập. Các trƣờng hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì
vậy, khi yêu cầu áp dụng BPKCTT, các bên cần lƣu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng

- 15 -


cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật TTTM đã dự liệu và phân định phạm vi
thẩm quyền áp dụng BPKCTT giữa Hội đồng Trọng tài vàTòa án nhằm tránh tình
trạng xung đột về thẩm quyền, nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trƣờng
hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng Trọng tài đã áp dụng
BPKCTT thìTòa án sẽ từ chối, trừ trƣờng hợp những nội dung không thuộc thẩm
quyền của Hội đồng Trọng tài. Nếu Tòa án đã áp dụng BPKCTT thì Hội đồng
Trọng tài phải từ chối.
- Đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc
Ðây là quy định mới với Pháp lênh Trọng tài thƣơng mại năm 2003. Theo
Điều 62 Luật TTTM, Toà án nơi Hội đồng Trọng tài vụ việc giải quyết tranh chấp
có trách nhiệm đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc khi có yêu cầu một hoặc các
bên tranh chấp.
- Huỷ phán quyết Trọng tài
Toà án nơi Hội đồng Trọng tài đã ra phán quyết có thẩm quyền xem xét để
huỷ phán quyết Trọng tài theo quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật TTTM khi có
một hoặc các bên tranh chấp yêu cầu.

 Thứ hai, Tòa án đưa ra phán quyết có tính chính xác và tính khả thi cao
Ƣu điểm nổi bật của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án làtí
nh
quyền lực nhà nƣớc. Tòa án là cơ quan tƣ pháp có quyền nhân danh ý chí quyền lực
của nhà nƣớc khi xét xử các vụ tranh chấp. Các bản án và quyết định của Tòa án
nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những
ngƣời và đơn vị hữu quan phải chấp hành. Trong trƣờng hợp bản án không đƣợc tự
nguyện thi hành thì sẽ bị cƣỡng chế bởi quyền lực nhà nƣớc.
1.4. Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại tại Tòa án
Muốn nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
- 16 -


mại, trƣớc tiên cần xác định hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp KDTM đến
đâu, từ đó, tìm đƣợc các nguyên nhân và giải pháp để nâng cao hiệu quả. Hiệu quả
của việc giải quyết tranh chấp đƣợc đánh giá trên nhiều góc độ [14]:
1.4.1. Nhìn từ phía Tòa án
Tòa án là cơ quan giữ vị trí trung tâm, chủ động tiến hành các hoạt động tố
tụng. Sản phẩm cuối cùng mà Tòa án đƣa ra là phƣơng án giải quyết tranh chấp cho
các bên. Phƣơng án này thể hiện một cách chính xác nhất hiệu quả của quá trì
nh
giải quyết tranh chấp KDTM. Để đánh giá các sản phẩm đầu ra của Tòa án trong
quá trình giải quyết tranh chấp KDTM, có thể đƣa ra hai chỉ tiêu là số lƣợng và chất
lƣợng.
 Chỉ tiêu số lượng
Chỉ tiêu số lƣợng là một chỉ tiêu đánh giá khá đơn giản, đó là đánh giá thông
qua tỷ lệ các tranh chấp mà Tòa án đã giải quyết trong một đơn vị thời gian nhất
định. Chỉ tiêu này có thể thấy thông qua hai tiêu chí là (i): Tỷ lệ số lƣợng các tranh

chấp KDTM đã đƣợc giải quyết trên Tổng số các tranh chấp KDTM màTòa án thụ
lý giải quyết hoặc (ii): Thời gian trung bình để giải quyết một vụ tranh chấp KDTM.
Hai tiêu chí này thực chất là một. Thời gian trung bình giải quyết một vụ tranh chấp
KDTM càng ngắn thì cũng có nghĩa tổng số các vụ tranh chấp KDTM sẽ đƣợc giải
quyết trong một đơn vị thời gian càng nhiều và ngƣợc lại.
Thông thƣờng, mỗi năm, ngành Tòa án Việt Nam đều có những báo cáo tổng
kết trong đó thống kê số lƣợng các vụ án KDTM đã đƣợc giải quyết và tổng số các
vụ án đã đƣợc thụ lý. Từ đó cho thấy một bức tranh tổng quát về tình hình giải
quyết tranh chấp trong một năm và hiệu quả làm việc của các Tòa án. Nếu chỉ dựa
theo chỉ tiêu số lƣợng thì hiệu quả càng cao khi số lƣợng đầu ra càng lớn, thời gian
trung bình giải quyết một vụ việc càng ngắn và ngƣợc lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu số
lƣợng có một điểm yếu là phản ánh không đầy đủ đƣợc thực chất của sản phẩm. Có
thể Tòa án trong một năm giải quyết đƣợc rất nhiều các vụ tranh chấp KDTM
nhƣng các phƣơng án giải quyết hoặc không thể thi hành hoặc các bên không tìm
- 17 -


×