Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phương án phòng cháy 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.19 KB, 16 trang )

UBND TỈNH BẮC KẠN
BQL VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/PA-BQLVQG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ba Bể, ngày

tháng

năm 2021

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG NĂM 2022 CỦA
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ
Tên chủ rừng: Ban Quản Lý Vườn Quốc gia Ba Bể
Địa chỉ: Xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Số điện Thoại: 02092237888
Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích 10.048 ha nằm trên địa bàn các xã
Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Quảng Khê và Cao Trĩ; tiếp giáp và liên
quan đến các xã vùng đệm đó là: Đồng Phúc, Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể), Nam
Cường, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn), xã Đà Vị (huyện Na Hang - Tuyên Quang).
Vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 02
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng
lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 6, 7, 8; mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến hết tháng 4 năm sau. Trong các tháng mùa khơ, nhiệt độ khơng khí cao
và rất nóng, nhất là vào thời điểm từ 11h đến 16h trong ngày, thời gian này độ
ẩm thấp làm cho vật liệu cháy khơ, có khả năng bén lửa rất cao, rất dễ xảy ra
cháy rừng. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió


mùa Đơng Bắc có lúc rất mạnh, nên khi xảy ra cháy (cả cháy rừng và cháy lau
lách) đám cháy phát triển và lan tràn rất nhanh. Mặt khác, rừng Vườn Quốc gia
có hệ thống thảm thực vật phong phú và đa dạng, hàng năm tích lũy một khối
lượng vật liệu cháy lớn, cộng với diễn biến thời tiết trong những năm gần đây
ngày càng phức tạp, nên nguy cơ cháy rừng ln tiềm ẩn.
Trong khi đó, một số bộ phận người dân vẫn còn thiếu ý thức trong dùng
lửa khi đi du lịch, đốt nương làm rẫy, đốt bãi chăn thả, đốt ong... không theo
đúng quy định nên đôi lúc đã vơ tình gây ra các vụ cháy đáng tiếc.
Vì vậy, để chủ động trong cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng nhằm hạn
chế thấp nhất thiệt hại do các vụ cháy gây ra, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể
xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 như sau:
PHẦN I: CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày
15/11/2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và
Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 156/2015/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp


2

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
2. Đặc điểm khu rừng
2.1. Vị trí địa lí:
Vườn quốc gia Ba Bể cách thị xã Bắc Kạn 70 km và cách Hà Nội 250 km
về phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích vườn

10.048 ha, gồm tồn bộ xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang
Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ – huyện Ba Bể, Nam Cường
– huyện Chợ Đồn; vườn có tọa độ địa lý:
Từ 220 06’12” đến 220 08’14” Vĩ độ Bắc;
Từ 1050 09’07” đến 1050 12’22” Kinh độ Đông.
2.2. Ranh giới tiếp giáp:
Có ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp phần cịn lại của xã Cao Thượng - Ba Bể;
Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn, phần cịn lại xã Quảng Khê, Hồng Trĩ - Ba Bể;
Phía Đơng giáp phần cịn lại xã Khang Ninh, Cao Trĩ - Ba Bể;
Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Diện tích và hiện trạng rừng:
Tổng diện tích đất BQL Vườn Quốc gia Ba Bể quản lý : 10.048 ha; Cụ thể:
Bảng 01. Hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất VQG Ba Bể
Đơn vị: ha
Phân khu chức năng
TT

Cơ cấu đất
Diện tích tự nhiên

Cộng

Bảo vệ
nghiêm ngặt

Phục hồi
sinh thái

Hành chính,

dịch vụ

10.048,0

4.488,3

5.519,7

40,0

I

Đất lâm nghiệp

9.026,0

3.862,3

5.140,1

23,6

1

Đất có rừng

7.724,8

3.347,3


4.361,3

16,2

a

Rừng tự nhiên

7.696,7

3.344,7

4.335,8

16,2

Rừng giàu

2.247,5

1.648,9

585,4

13,2

Rừng trung bình

2.522,4


952,6

1.569,8

-

97,8

16,8

79,8

1,2

Rừng phục hồi

526,0

54,3

471,7

-

Rừng hỗn giao

61,5

-


61,5

-

Rừng tre nứa

55,3

2,3

53,0

-

2.186,2

669,8

1.514,6

1,8

28,1

2,6

25,5

-


6,9

2,6

4,3

-

Rừng nghèo

Rừng trên núi đá
b

Rừng trồng
Có trữ lượng


3
Chưa có trữ lượng

2

0,7

-

0,7

-


Tre nứa

15,4

-

15,4

-

Đặc sản

5,1

-

5,1

-

1.301,2

515,0

778,8

7,4

60,3


-

60,3

-

Trạng thái IC

332,1

34,6

295,7

1,8

Nương rẫy khơng cố định

725,7

458,7

261,4

5,6

Núi đá trọc

183,1


21,7

161,4

-

1.022,0

626,0

379,6

16,4

Đất chưa có rừng
Trạng thái IA, IB

II

Đất ngoài lâm nghiệp

(Số liệu từ kết quả Quy hoạch và phát triển Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2012-2020 phê duyệt theo quyết định số: 1326/QĐ-UBND ngày 20
tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn )

2.4. Hiện trạng thảm thực vật rừng:
Trên cơ sở phân loại Thảm thực vật rừng Việt Nam của GS.TS Thái Văn
Trừng, thảm thực vật của VQG Ba Bể có thể xếp vào các kiểu rừng và thảm tươi
như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, thường phân bố ở độ

cao dưới 700 m. Diện tích 4.484,6 ha, loài ưu thế gồm: Đinh, Lát, Sấu, Hu,
Trám, Sồi...
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, thường phân bố ở
độ cao trên 700 m. Diện tích 909,1 ha, cấu trúc 2 tầng, loài ưu thế gồm các cây
họ Dẻ, Re, Mộc Lan như: Cà ổi, Giổi, Bời lời, Màng tang, Sồi... không rụng lá
vào mùa đông nhưng vỏ cây thường sù sì, có nhiều địa y.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vơi: Diện tích
2.186,2 ha, phân bố rộng khắp VQG Ba Bể, đặc biệt quanh Hồ. Cấu trúc 2-3
tầng, loài ưu thế gồm: Nghiến, Trai, Đinh, Lát Hoa, Dẻ, Trám trắng, Thung,...
- Ngồi ra cịn một số kiểu phụ: Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng, kiểu
phụ rừng tre nứa, kiểu phụ thứ sinh rừng trồng.
- Thảm tươi, cây bụi, cây gỗ rải rác: Đa phần cây gỗ tạp như Thơi ba, Thơi
chanh, Hồng bì rừng, Cị ke, Tổ kén..., tổng diện tích 1.301,2 ha.
Bảng 02. Phân bố diện tích thảm thực vật rừng VQG Ba Bể
Đơn vị tính: ha
TT

Thảm thực vật

Diện tích

1

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vơi

2

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (>700 m)

3


Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (<700 m)

4

Kiểu phụ rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng

61,5

5

Kiểu phụ rừng tre nứa

55,3

2.186,2
909,1
4.484,6


4
6

Kiểu phụ thứ sinh rừng trồng

7

Thảm tươi, cây bụi

28,1

1.301,2

(Số liệu từ kết quả Quy hoạch và phát triển Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2012-2020 phê duyệt theo quyết định số: 1326/QĐ-UBND ngày 20
tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn )
2.5. Giao thông
Hiện nay chỉ có một con đường liên xã từ chợ Rã đến trung tâm VQG Ba
Bể được rải nhựa. Trên địa bàn hai xã Khanh Ninh, Nam Mẫu, hệ thống giao
thông chủ yếu bằng đường bộ và đường thủy.
Giao thông, đường ô tơ chính (đường 258) đi từ huyện lỵ vào xun qua
trung tâm Vườn, hệ thống đường bộ liên thôn thường là các đường dải bê tơng,
đường mịn, đường đất do người dân tự làm. Đặc biệt là các xã vùng cao, đường
đi lại khó khăn hơn, hầu hết là đường mòn qua núi, đồi hoặc băng rừng, lội suối.
Hệ thống đường thủy tập trung quanh khu vực hồ, phương tiện chủ yếu là
xuồng máy.
2.6. Các nguồn nước chính gần nhất phục vụ cơng tác phịng cháy
gồm: 01 hồ (hồ Ba Bể) và 04 con sơng, suối chính nối với hồ (phía Nam và Tây
Nam có sơng Chợ Lèng, suối Bó Lù, suối Tả Han, phía Bắc sơng Năng).
3. Những nguy cơ gây cháy rừng: Việc phát đốt nương làm rẫy hàng
năm không làm đường ranh cản lửa, khi đốt không có người canh coi, đốt rẫy
lúc có gió lớn, trẻ em chăn thả gia súc sử dụng lửa bừa bãi, khi vào rừng nấu ăn
không dập tắt lửa trước khi đi hoặc đốt rừng để săn bắt Ong… là nguy cơ và là
nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy rừng; Một số bộ phận khách du lịch vẫn
còn thiếu ý thức trong dùng lửa không theo đúng quy định nên đơi lúc đã vơ tình
gây ra các vụ cháy đáng tiếc.
4. Thực trạng cơng tác phịng cháy và chữa cháy rừng
4.1. Tình hình cháy rừng: từ năm 2013 đến 2020 khơng có vụ cháy rừng
nào xẩy ra trên địa bàn quản lý, năm 2021 có 02 vụ cháy rừng, do đó có nguy cơ
cháy rừng cao và tiềm ẩn.
4.2. Khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng: Khu vực gần với khu dân cư

vùng đệm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, các khu vực này nằm ở vùng có đường
giao thơng đi qua và gần người dân sinh sống đồng thời thực bì dưới tán rừng
dày nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao; Các khu du lịch tự phát của người
dân như: Ao tiên, Đầu Đẳng, Động Png, Đảo An Mã….
4.3. Lực lượng phịng cháy chữa cháy: Kiểm lâm địa bàn, công an
huyện Ba Bể, Ban Chỉ huy quân sự huyện Ba Bể, Công an xã, Ban chỉ huy quân
sự xã, các hộ gia đình sống trong cộng đồng.
4.4. Phương tiện phòng cháy chữa cháy: Chủ yếu là phương tiện hiện
có như: dao, cuốc, xẻng, câu liêm…..
4.5. Giải pháp phòng cháy đang áp dụng: do địa hình, địa thế phức tạp,
đường đi lại khó khăn nên không thể áp dụng các kỹ thuật, xe chuyên dụng chữa


5

cháy do vậy: Đối với đám cháy nhỏ sử dụng cành cây, nước để dập lửa; đối với
đám cháy lớn làm đường băng cản lửa.
4.6. Phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế ảnh hưởng đến nguy cơ
cháy rừng:
- Vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 02
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng
lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 6, 7, 8; mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến hết tháng 4 năm sau. Trong các tháng mùa khơ, nhiệt độ khơng khí cao
và rất nóng, nhất là vào thời điểm từ 11h đến 16h trong ngày, thời gian này độ
ẩm thấp làm cho vật liệu cháy khơ, có khả năng bén lửa rất cao, rất dễ xảy ra
cháy rừng. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc có lúc rất mạnh.
- Khu rừng Vườn Quốc gia Ba Bể là khu rừng tự nhiên có hệ thống thảm
thực vật dầy, lớp thực bì nhiều vật liệu dễ cháy, khi xẩy ra cháy rừng thường là
đám cháy lớn khó dập tắt.

- Địa hình hiểm chở, khó khăn trong cơng tác chữa cháy
PHẦN 2: PHỊNG CHÁY RỪNG
1. Tổ chức kiện tồn lực lượng Phịng cháy, chữa cháy rừng
Thành lập Ban chỉ đạo và các tổ phòng cháy, chữa cháy rừng của BQL
Vườn Quốc gia Ba Bể (có Quyết định kèm theo), phân công giao nhiệm vụ như
sau:
1.1. Thường trực Ban chỉ đạo PC&CCR
- Ơng: Triệu Thế Khơi - Giám đốc (Trưởng ban).
- Ơng: Phạm Văn Chí - Phó Giám đốc (Phó ban thường trực).
- Ơng: Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc (Phó ban thường trực).
- Ơng: Hồng Văn Kiên - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (Thành viên).
- Ông: Dương Hồng Hải - Trạm trưởng, Quản lý điều hành phịng Bảo tồn đất
ngập nước (Thành viên).
- Ơng: Bế Sỹ Tuyển – Phó Trưởng Phịng Kế hoạch Tài chính (xây dựng
kế hoạch, Thư ký tổng hợp).
- Ơng: Hồng Văn Hiếu - Nhân viên Phịng Tổ chức Hành chính (Lái xe).
- Ơng: Lê Văn Phượng – Nhân viên Phịng Tổ chức Hành chính (Lái xe).


6

1.2. Thành viên Ban chỉ đạo, phụ trách các tổ PC&CCR
Phân công thành viên BCĐ phụ trách các tổ PCCCR theo sơ đồ sau:

Thường trực
Ban chỉ đạo

Ma Văn
Quảng


Dương
Xuân Tứ

Hoàng
Văn
Chất

Tổ
1+2+3

Tổ
4+5+6

Tổ
7+8+9

* Số điện thoại trực phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Văn phòng Hạt Kiểm lâm:

02092.237.888

- Trưởng ban (ơng Khơi):

0353.290.333

- Phó ban Thường trực (ơng Chí):

0949.530.886

- Phó ban Thường trực (ơng Nam):


096.258.2558

- Thành viên (ông Kiên):

091.549.4379 hoặc 0866623236

- Cứu hỏa:

114

1.3. Thành lập các Tổ phòng cháy, chữa cháy rừng:
Căn cứ địa bàn quản lý của các Trạm Kiểm lâm địa bàn, bố trí thành 09 tổ
trực phòng cháy, chữa cháy rừng như sau:
* Tổ 1
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Đán Đeng và các nhóm nhận
khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 2
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Hin Lặp - Cao Thượng và các
nhóm tổ nhận khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 3
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Nà Mằm và các nhóm tổ nhận
khốn trên địa bàn.


7

- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.

* Tổ 4
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Đầu Đẳng - Pác Slai và các nhóm
tổ nhận khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: tồn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 5
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Nam Cường và các nhóm tổ nhận
khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 6
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Khâu Qua (Nà Bản) và các nhóm
tổ nhận khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 7
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Bản Q và các nhóm tổ nhận
khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 8
- Lực lượng tham gia: Trạm Kiểm lâm Quảng Khê và các nhóm tổ nhận
khốn trên địa bàn.
- Phạm vi triển khai: toàn bộ địa bàn quản lý của trạm.
* Tổ 9
- Lực lượng tham gia: Văn phòng Hạt Kiểm lâm và các thành viên Tổ
Kiểm lâm cơ động thuộc Hạt Kiểm lâm BQL Vườn Quốc gia Ba Bể.
- Phạm vi triển khai: khu văn phòng Hạt Kiểm lâm BQL Vườn Quốc gia
Ba Bể và cơ động, linh hoạt triển khai thực hiện trên toàn bộ địa bàn quản lý của
BQL Vườn Quốc gia Ba Bể.
2. Các biện pháp phòng cháy rừng
2.1. Thời gian dễ xẩy ra cháy rừng: Tháng 1,2,3,4,11,12 năm 2022
2.2. Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng: Cơ sở xây
dựng theo bản đồ Quy hoạch và phát triển Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

giai đoạn 2012-2020 phê duyệt theo quyết định số: 1326/QĐ-UBND ngày 20
tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Trên cơ sở đã xác định được các vùng trọng điểm dễ cháy, BQL Vườn
Quốc gia Ba Bể tiến hành xây dựng bản đồ các vùng trọng điểm dễ cháy và chỉ
huy cơng tác PCCCR. Khi có cháy xảy ra, BCĐ sẽ dùng những bản đồ này để
chỉ huy, điều hành cơng tác phịng cháy và chữa cháy. Khi cháy lớn và cháy lan
có lực lượng ứng cứu của các ban ngành, các BCĐ cấp và BCĐ về Kế hoạch


8

bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR tỉnh sẽ dùng các bản đồ này để chỉ huy, điều
động, phân công lực lượng chữa cháy cứu viện.
2.3. Dự báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
- Các thành viên trong Ban chỉ đạo có trách nhiệm phân cơng, đơn đốc các
tổ trực cháy đảm bảo thời gian trực 24/24h vào tất cả các ngày mùa khô năm
2022 để theo dõi cập nhật số liệu về diễn biến thời tiết và dự báo được cấp cháy
rừng trên địa bàn mình phụ trách và báo cáo về Ban chỉ huy phòng cháy, chữa
cháy của BQL Vườn Quốc gia Ba Bể để thông báo tới các nhóm tổ nhận khốn
và nhân dân biết để có các phương án ứng phó kịp thời.
- Theo dõi thơng tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo
cháy của Cục Kiểm lâm tại Website: kiemlam.org.vn và tình hình thời tiết tại địa
phương, cập nhật kịp thời, chính xác cấp độ cảnh báo cháy rừng, quay kim cấp
dự báo đúng cấp cảnh báo để chính quyền địa phương, người dân, chủ rừng biết
tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy rừng và kịp thời chữa cháy rừng nếu
xảy ra cháy.
Hàng ngày sau khi nhận được thông báo (cấp dự báo cháy rừng) của Chi
cục Kiểm lâm, BCĐ thông báo ngay cho các trạm Kiểm lâm biết để chủ động
trong cơng tác phịng cháy và chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để chữa cháy khi có
tình huống cháy xảy ra.

Khi cấp dự báo cháy rừng là cấp I (Ít có khả năng cháy rừng), tổ chức
kiểm tra, hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục về
phòng cháy, chữa cháy rừng và phát đốt nương làm rẫy đúng kỹ thuật.
Khi cấp dự báo cháy rừng là cấp II (Có khả năng cháy rừng) tăng cường
kiểm tra, đơn đốc bố trí người canh phịng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt
khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn kỹ thuật làm nương rẫy.
Khi cấp dự báo cháy rừng là cấp III (Cấp cao), thường xuyên kiểm tra lực
lượng canh phịng và lực lượng khốn quản bảo vệ rừng, nhất là trồng rừng. Lực
lượng canh phòng trực 10/24h trong ngày (từ 10h đến 20h). Đặc biệt chú trọng
các giờ cao điểm.
Khi cấp dự báo cháy rừng là cấp IV (cấp nguy hiểm), phải ln ln có
lực lượng thường xuyên tuần tra kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm
dễ cháy. Canh gác, kiểm soát chặt chẽ việc dùng lửa trong rừng, phát hiện nhanh
các điểm cháy, có kế hoạch huy động kịp thời lực lượng, phương tiện để tổ chức
cứu chữa. Lực lượng canh phòng phải thường xun trên chịi canh và ngồi
hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24h (từ 9h đến 21 h trong ngày) nhất là các
giờ cao điểm, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng,
phương tiện dập tắt ngay.
Khi cấp dự báo cháy rừng là cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), ngoài việc
phải thực hiện những nội dung như trên (cấp IV) thì phải báo cáo cho các lực
lượng của mình với tư thế chuẩn bị sẵn sàng khi có hiệu lệnh; tăng cường kiểm
tra việc thực hiện nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng đối với các khu vực
trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các


9

vùng trọng điểm cháy, đảm bảo 24/24h trong ngày, tăng cường kiểm tra người
và phương tiện vào rừng.
2.4. Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền vận động nhân dân, cán bộ, công nhân viên , người lao
động trong đơn vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và đảm bảo an ninh, an toàn trong cơ quan.
- Xây dựng các bảng nội quy, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, thực
hiện tốt việc cảnh báo cháy rừng, cập nhật đầy đủ thông tin trong ca trực bằng sổ
ghi chép thông tin.
- Các trạm kiểm lâm, các tổ trực PC&CCR phối hợp tốt với các nhóm hộ
nhận khốn bảo vệ rừng, duy trì tốt cơng tác trực phịng cháy, chữa cháy rừng,
đặc biệt là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng cao.
2.5. Huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng.
Cử cán bộ dự học các lớp tập huấn, huấn luyện kỹ thuật PCCCR, nghiệp vụ
quản lý cháy rừng do các cấp tổ chức, triển khai tập huấn cho lực lượng quản lý
bảo vệ rừng của đơn vị, tổ chức diễn tập chữa cháy rừng theo nguyên tắc 4 tại
chỗ.
2.6. Xây dựng và duy trì các cơng trình phịng cháy, chữa cháy rừng
- Thi cơng bảo dưỡng hệ thống các đường ranh cản lửa vào đầu mùa khô.
- Xây dựng, và sửa chửa các bảng biển tuyên truyền PCCCR, mua sắm và
trang bị các công cụ thiết yếu phục vụ chữa cháy rừng.
- Duy tu, bảo dưỡng các chòi canh lửa.
2.7. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng cho từng vùng
cụ thể
Yêu cầu chữa cháy là: dập lửa kịp thời, triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa
cháy. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ;
Phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ.
Vì điều kiện địa hình phức tạp nên các phương tiện cơ giới khó tiếp cận
đám cháy. Do đó việc chữa cháy rừng chủ yếu vẫn là dùng sức người, sử dụng
các dụng cụ thủ công như, dao, rựa, cào cuốc, cành lá để dập lửa.
* Phương pháp dùng ranh cản lửa:
Khi phát hiện đám cháy lan vào rừng, phải nhanh chóng xác định hướng

gió, hướng phát triển của đám cháy và cường độ cháy để tính khoảng cách làm
đường ranh ngăn đám cháy, dùng dao rựa phát đường băng rộng 10 -15m dùng
cuốc, cào dọn sạch vật liệu cháy trên mặt đường ranh, khi lửa cháy lan đến
đường ranh sẽ bị cản lại.
* Phương pháp dùng băng đốt giới hạn đám cháy:
Khi phát hiện đám cháy, xác định được hướng phát triển và cường độ của
đám cháy để tính khoảng cách và thời gian để thi cơng đường băng đón đầu đám


10

cháy, làm hai đường băng song song, dọn sạch vật liệu cháy trên hai băng ở bên
ngoài đám cháy, bề rộng băng ít nhất là 5m và khoảng cách giữa 2 băng là 20
-30m. Dùng lửa đốt cháy từng đoạn ở giữa và dọn theo băng. Đây là băng giới
hạn cuối cùng của đám cháy. Khi thực hiện phương pháp này địi hỏi phải có đủ
lực lượng và chủ động trong việc khống chế và làm chủ được ngọn lửa.
* Kỹ thuật an toàn trong khi chữa cháy rừng:
Tổ chức học tập nghiệp vụ, tổ chức diễn tập ở nhiều điều kiện khác nhau.
Chuẩn bị đủ nước uống, các loại thuốc cấp cứu, bông băng, cáng khiêng,
biết sơ cứu do bỏng, bị ngạt do nóng và khói… nếu nặng phải chuyển ngay đến
cơ sở y tế gần nhất. Các trường hợp xảy ra đều phải lập biên bản để có căn cứ
giải quyết chế độ sau này cho nạn nhân.
Trong q trình chữa cháy chia thành các nhóm, mọi người phải chấp hành
tuyệt đối theo lệnh của người Chỉ huy, người Chỉ huy phải có các quyết định dứt
khốt trong q trình chỉ huy. Phải có phương án thốt khỏi đám cháy khi bị
cháy lớn, gió mạnh. Làm ranh đón đầu ngọn lửa phải có tính tốn thật an tồn,
sao cho khi làm xong ranh lửa mới cháy tới, kịp thời đốt chặn để hạn chế bớt
thiệt hại.
3. Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy
Dụng cụ cho cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng được đơn vị trang bị các

như: cào, cuốc, rựa, can nhựa... hàng năm được BQL Vườn Quốc gia Ba Bể mua
sắm và sửa chữa các dụng cụ để sử dụng cho việc chữa cháy rừng.
BIỂU THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
PHỤC VỤ CƠNG TÁC PHỊNG CHÁY

STT

Tên dụng cụ,
phương tiện

Số
lượng

1

Ơ tơ

1

Khu hành chính BQL Vườn Quốc gia Ba
Bể

2

Máy phát đường
băng cản lửa

2

Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Bể


3

Dao

10

Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Bể

4

Bình cứu hỏa

5

Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Bể

5

Dao

10

Trạm Đán Đeng (tổ số 1)

6

Dao

10


Trạm Hin Lặp (tổ số 2)

7

Dao

10

Trạm Nà Mằm (tổ số 3)

8

Dao

10

Trạm Đầu Đẳng – Pác Slai (tổ số 4)

9

Dao

10

Trạm Nam Cường (tổ số 5)

10

Dao


10

Trạm Khâu Qua (Nà Bản) (tổ số 6)

Vị trí bố trí cơng cụ PC & CCR

Ghi chú


11
11

Dao

10

Trạm Bản Quá (tổ số 7)

12

Dao

10

Trạm Quảng Khê (tổ số 8)

13

Dao


10

Tổ Kiểm lâm cơ động (tổ số 9)

14

Dao

10

Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Ba Bể

15

Ủng phòng cháy

39

Giao cho ban chỉ đạo và tổ viên

Các trạm Kiểm lâm được cung cấp nhiên liệu xăng trong quá trình đi tuần
tra bảo vệ rừng.
Ngoài các trạm Kiểm lâm, đơn vị lập các chốt trực phòng cháy ở các địa
điểm thường xảy ra cháy rừng để có thể linh hoạt trong cơng tác PCCCR.
4. Kinh phí
- Sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.
- Thanh tốn và chi phí vụ việc theo quy định hiện hành của nhà nước.
Phần III
PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY RỪNG

1. Tình huống xảy ra cháy rừng (Chủ rừng tự tổ chức chữa cháy)
Lúc 14 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 04 năm 2022, Lực lượng Kiểm lâm
tuần tra phát hiện đám khói tại khu vực khoảnh 3 tiểu khu 81, thuộc phân khu
phục hồi sinh thái rừng đặc dụng Vườn quốc gia Ba Bể. Khi tới hiện trường,
phát hiện đám cháy nhỏ, mới phát sinh, Trạm Trưởng Kiểm lâm Quảng Khê đến
xác định vị trí cụ thể đám cháy, điện thoại báo cho Ban chỉ đạo đơn vị để huy
động lực lượng và phương tiện tiến hành chữa cháy. Nhờ việc phát hiện sớm
đám cháy nên tổ PCCCR nhanh chóng dập tắt đám cháy.
Sơ đồ triển khai lực lượng chữa cháy

ĐÁM CHÁY

TRƯỞNG BAN
CHỈ ĐẠO, PHÓ
BAN
TỔ PCCCR

TRẠM TRƯỞNG
THƯỜNG TRỰC
BAN CHỈ ĐẠO

2. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất
2.1. Giả định tình huống


12

a. Vị trí phát sinh cháy
Lúc 12 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 04 năm 2022, Lực lượng bảo vệ rừng
tuần tra phát hiện đám khói tại khu vực khoảnh 1 tiểu khu 83, thuộc phân khu

phục hồi sinh thái rừng đặc dụng Vườn quốc gia Ba Bể. Khi tới hiện trường,
phát hiện đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
b. Nguyên nhân: Bất cẩn của người dân khi lấy tổ ong mật.
c. Khả năng cháy lan và dự báo thiệt hại
Chất cháy chủ yếu ở khu vực trảng tranh dưới tán rừng, vào mùa nắng
nóng trảng tranh thường khơ, tạo một lớp thực bì dưới tán rừng. Khu vực cháy ở
cao và nằm vào vùng đón gió, dễ lan tỏa sang các khu vực khác đe dọa diện tích
rừng tự nhiên xum quanh.
Do chất cháy là chất dễ cháy, lại tập trung nhiều, khu vực rộng, đám cháy
lan nhanh, lan rộng theo diện tích mặt bằng; có khả năng cháy lan sang các khu
vực rừng khác.
d. Chiến thuật chữa cháy
Xác định hướng gió, làm băng cản lửa.
Giới hạn đám cháy bằng cách sử dụng dụng cụ tại chỗ dập lửa.
Diện tích cháy lớn, cường độ cao tiến hành dùng băng đốt giới hạn đám
cháy (Mục Xây dựng các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng cho từng vùng cụ
thể - Phương án PCCCR)
2.2. Tổ chức triển khai chữa cháy
a. Báo động, báo cháy:
- Tổ tuần tra bảo vệ rừng khi phát hiện đám cháy đến nhanh vị trí cháy, tổ
chức dập lửa đồng thời báo cho Trạm Trưởng Kiểm lâm Quảng Khê.
- Trạm Trưởng Kiểm lâm Quảng Khê đến xác định vị trí cụ thể đám cháy,
điện thoại báo cho Ban chỉ đạo đơn vị:
- Trưởng ban (ơng Khơi):
- Phó ban Thường trực (ơng Nam):

0353.290.333
096.258.2558

- Hồng Văn Chất (thường trực Ban chỉ đạo, phụ trách tổ PCCCR):

0384009170
- Đồng thời Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Quảng Khê điện thoại báo cho
Nhóm nhận khốn và BCĐ xã Quảng Khê về tình hình và vị trí, cường độ đám
cháy.
b.Phương án tổ chức chữa cháy
Chữa cháy trực tiếp: Dùng xẻng xúc đất, cành cây… dập tắt trực tiếp đám cháy.
Làm ranh hoặc dọn lại ranh cản lửa gần đám cháy để hạn chế đám cháy.
Có thể lợi dụng đường ranh để đốt theo hướng ngược lại đám cháy để hạn
chế thiệt hại.


13

Lực lượng chữa cháy: Lực lượng của Vườn quốc gia Ba Bể, xã Quảng Khê,
Nhóm tổ nhận khốn và người dân huy động thêm… khi cháy lớn có thêm lực
lượng của cấp trên ứng cứu…
2.3. Sơ đồ triển khai lực lượng chữa cháy:
Chữa cháy
ĐÁM CHÁY

TRƯỞNG
BAN , PHÓ
BAN

Cháy lớn

TỔ PCCCR
TRẠM
TRƯỞNG
PHÓ BAN TRỰC


NHĨM
NHẬN
KHỐN

BCĐ XÃ

Huy động lực lượng
hỗ trợ
PHỊNG CS
PCCC
HUYỆN

BAN CHỈ ĐẠO
CẤP HUYỆN

2.4. Báo cáo tình hình cháy rừng:
Khi tiếp cận hiện trường đám cháy xảy ra Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm
Quảng Khê là người có nhiệm vụ nắm tình hình, diễn biến của đám cháy đồng
thời huy động toàn nhân viện trạm tổ chức triển khai đội hình chữa cháy:
- Đối đám cháy đã lan nhanh tiến hành làm ranh cản lửa ngăn đám cháy lan
rộng, Ban chỉ đạo đến ngay hiện trường đồng thời huy động thành viên Đội
PCCCR của trạm lân cận Nam Cường, Nà Mằm, Tổ Kiểm lâm Cơ Động. Điện
thoại cho Ban chỉ đạo cấp xã huy động lực lượng dân quân tự vệ, nhân dân khu
vực xã Quảng Khê phối hợp với Kiểm lâm địa bàn tiến hành cắt thực bì và phát
đường băng, chia cắt đám cháy.
- Đối với đám cháy có nguy cơ lan rộng, khả năng cháy lớn, BCĐ của Vườn
Quốc gia Ba bể báo ngay cho Ban chỉ đạo cấp huyện hỗ trợ ứng cứu. Khi Ban chỉ
đạo cấp huyện có mặt thì Ban chỉ đạo của Vườn Quốc gia Ba Bể phải báo cáo lại
tồn bộ tình hình, diễn biến của đám cháy và công tác triển khai chữa cháy cho Ban

chỉ đạo cấp huyện biết đồng thời tiếp tục tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp huyện chỉ


14

huy, điều hành các hoạt động chữa cháy tại hiện trường. Nếu đám cháy vượt tầm
khả năng chữa cháy của cấp huyện thì Ban chỉ đạo cấp huyện báo cho lực lượng
Cảnh sát PC&CC cấp tỉnh đến hỗ trợ, người chỉ huy chữa cháy lúc này là lực
lượng Cảnh sát PC&CC cấp tỉnh.
Trong thời gian chờ lực lượng BCĐ cấp huyện, cảnh sát PCCC, các lực
lượng PCCCR của đơn vị, địa phương, lực lượng Kiểm lâm tiếp tục chữa cháy,
và làm ranh cản lửa hạn chế đám cháy lan rộng.
2.5. Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra:
Sau khi đám cháy được dập tắt, huy động các lực lượng PCCCR tiến hành
kiểm tra lại những đám khói cịn sót lại, dập tắt những tàn lửa ở diện tích xảy ra
cháy rừng. Kiểm tra chặt chẽ khu vực cháy, không để phát sinh đám cháy.
Kiểm tra lại các lực lượng các đơn vị liên quan tham gia chữa cháy. Lực
lượng PCCCR đơn vị và Kiểm lâm địa bàn tiến hành xác minh, lập biên bản
hiện trường vụ cháy rừng.
2.6. Nhiệm vụ cụ thể
Khi phát hiện có cháy rừng trên địa bàn quản lý, người phụ trách trạm
Kiểm lâm (tổ trưởng tổ PC&CCR) và các nhóm tổ nhận khốn bảo vệ rừng phải
huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy kịp thời không để đám
cháy lan ra diện rộng. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không có khả năng
chữa cháy thì Trạm trưởng trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn hoặc người được
phân công phụ trách địa bàn báo ngay về Ban chỉ đạo của Vườn và Chủ tịch
UBND xã sở tại để có biện pháp hỗ trợ, ứng cứu kịp thời, cụ thể:
+ Đối với đám cháy nhỏ xảy ra tại khu vực của một trạm hoặc diện tích của
một nhóm tổ nhận khốn thì Trạm trưởng Kiểm lâm địa bàn nơi xảy ra cháy trực
tiếp chủ động phối hợp với nhóm tổ nhận khốn, huy động lực lượng tại chỗ tổ

chức dập tắt đám cháy và báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy
rừng của BQL Vườn Quốc gia Ba Bể biết để tổng hợp, theo dõi.
+ Đối với các đám cháy vừa hoặc xảy ra ở vùng giáp ranh giữa địa bàn các
Trạm Kiểm lâm, các nhóm nhận khốn bảo vệ rừng của BQL Vườn Quốc gia Ba
Bể, ngoài việc huy động lực lượng tại chỗ tham gia chữa cháy thì Trạm trưởng
Kiểm lâm phụ trách địa bàn nơi xảy ra cháy báo cáo ngay Ban chỉ đạo phòng
cháy, chữa cháy rừng của BQL Vườn để kịp thời chỉ đạo, xử lý.
+ Đối với các đám cháy lớn, nguy hiểm hoặc xảy ra ở ngồi vùng giao
khốn, vùng đệm của BQL Vườn. Ban chỉ đạo PC&CCR của BQL Vườn ngồi
việc huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ thì chủ động đề nghị lực lượng
PC&CCR các xã trong khu vực BQL VQG Ba Bể phối hợp chữa cháy, đồng thời
báo cáo ngay về Ban chỉ đạo PC&CCR cấp huyện và cấp tỉnh biết để xin ý kiến
chỉ đạo.
- Ngoài việc tham gia chữa cháy, lực lượng Kiểm lâm chủ động phối hợp
với cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh, nguyên nhân vụ cháy, truy
tìm thủ phạm để xử lý và đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả do cháy rừng
gây ra.


15

- Trong q trình tham gia chữa cháy cơng tác an toàn, an ninh trật tự phải
đặt lên hàng đầu, nếu có thiệt hại xảy ra phải tổ chức khắc phục, cứu trợ kịp
thời, hiệu quả.

PHẦN IV:
BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY HÀNG NĂM
- Trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa
đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy thì thực hiện theo

mẫu
TT Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ xung, chỉnh lý

Thủ trưởng đơn vị

- Trường hợp khi có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung
phương án thì phải tiến hành xây dựng và phê duyệt lại.
PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: 01 năm, từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày
31/12/2022.
2. Nguyên tắc:
- Thực hiện nghiêm phương án đã đề ra.
- Khi có cháy rừng xảy ra, Ban chỉ đạo, ca trực PC&CCR được phép huy
động lực lượng, phương tiện tại chỗ để triển khai chữa cháy.
Trên đây là phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 của Ban
quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể. Yêu cầu Ban chỉ đạo và các tổ trực phòng cháy,
chữa cháy rừng BQL Vườn Quốc gia Ba Bể nghiêm túc triển khai thực hiện theo
đúng phương án./.
Nơi nhận:
- TT. UBND tỉnh (báo cáo);
- Chi Cục Kiểm lâm tỉnh;
- UBND huyện Ba Bể; huyện Chợ Đồn (phối hợp);
- UBND các xã (Cao Thượng, Cao Trĩ, Khang
Ninh, Nam Mẫu, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Đồng
Phúc - huyện Ba Bể; Nam Cường, Xuân Lạc huyện Chợ Đồn) (phối hợp);
- Đảng ủy, Ban Giám đốc BQL VQG Ba Bể;
- Các Phòng, đơn vị trực thuộc (thực hiện);
- Thành viên Ban chỉ huy PC&CCR (thực hiện);

- Các Tổ PC&CCR (thực hiện);
- Lưu: VT, HKL.

GIÁM ĐỐC

Triệu Thế Khôi



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×