ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(83).2014
43
BÀN THÊM VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
AN INVESTIGATION INTO HOCHIMINH THOUGHTS
ON THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
Nguyễn Thị Kim Bình
Đại học Đà Nẵng; Email:
Tóm tắt - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
được hình thành khơng chỉ trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin mà còn trên cơ sở khảo nghiệm thực tiễn. Chính sự
khảo nghiệm thực tiễn từ các cuộc cách mạng tư sản và xã hội tư
bản chủ nghĩa ở phương Tây mà Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận:
Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh”;
“Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công” và đã phát hiện ra
quy luật đặc thù sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam – sản
phẩm của của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước.
Abstract - Hochiminh Thoughts on the Communist Party of
Vietnam were not only based on the theoretical foundation of
Marxism - Leninism, but also on the actual revolutionary
experience. Studying Western bourgeois revolutions and capitalist
societies, Hochiminh came to a conclusion that “Only by carrying
out a proletarian revolution could national salvation and liberation
take place.” Acquiring and creatively putting Marxism-Leninism on
communist parties into reality, Hochiminh affirmed, “A revolution
must start from a revolutionary party,” and “Only a strong party can
bring success to a revolution.” He also developed the peculiar
principles of the foundation of the Communist Party of Vietnam,
which are the combination of the theoretical Marxism-Leninism and
the labor movement and the patriotic movement.
Từ khóa - tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ nghĩa Mác – Lênin; Đảng
cộng sản; nguyên tắc; sáng tạo.
Key words - Hochiminh thoughts; Marxism-Leninism; communist
party; principle; creation.
1. Đặt vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là
một trong những nội dung trọng yếu của hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh. Khơng phải ngẫu nhiên mà sau khi giác ngộ
chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã dành tới mười
năm cho việc chuẩn bị một cách công phu, kĩ lưỡng cả về
tư tưởng, chính trị, tổ chức, cán bộ cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và làm rõ những
cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
sẽ góp phần nhận thức sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh,
đồng thời giúp chúng ta lý giải vấn đề: Vì sao Đảng Cộng
sản Việt Nam ngay sau khi ra đời đã lãnh đạo cách mạng
và dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác?
Pháp là “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”; Phan Chu
Trinh thì “xin xỏ thực dân Pháp rủ lịng thương” cũng
khơng địi được độc lập; cụ Hoàng Hoa Thám, thực tế hơn
hai cụ Phan, song cịn “nặng cốt cách phong kiến”, vì vậy
cũng khơng thể đi đến thành công. Khác với các sĩ phu yêu
nước đương thời, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được
rằng, ngọn cờ yêu nước của chủ nghĩa yêu nước truyền
thống đã khơng cịn đủ sức dẫn dắt nhân dân ta chống lại
một kẻ thù từ xa đến, lại vượt trội hơn ta cả một phương
thức sản xuất. Với Hồ Chí Minh, vấn đề là phải tìm ra một
con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc, phục hồi
quốc gia dân tộc độc lập.
Năm 1911, Hồ Chí Minh quyết định chọn hướng sang
phương Tây để tìm hiểu thực chất của tư tưởng tự do, bình
đẳng, bác ái, mà thực dân Pháp đã tuyên truyền ở Việt
Nam. Người đã đi qua bốn châu lục, đặt chân đến tất cả các
trung tâm kinh tế - chính trị văn hố lớn của thế giới như
Pháp, Mỹ, Anh, Đức…; Người đã làm nhiều việc và cũng
chứng kiến nhiều cảnh khốn cùng của những người nghèo
khổ trên thế giới trước sự áp bức bóc lột của các ông chủ
tư sản. Điều đầu tiên mà Hồ Chí Minh nhận thấy là: ở đâu
cũng có hai hạng người, hạng người đi áp bức và hạng
người bị áp bức. Nhận xét trên của Hồ Chí Minh đánh dấu
bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng của Người, từ
người yêu nước theo chủ nghĩa yêu nước truyền thống,
sang lập trường quốc tế chủ nghĩa, đồng cảm và đứng hẳn
về phía những người lao động bị áp bức, bóc lột, bênh vực
cuộc đấu tranh của họ.
Sau khi ra nước ngồi, điều Hồ Chí Minh quan tâm
nhiều nhất là tìm hiểu về phương Tây, học hỏi kinh nghiệm
để trở về nước “giúp đồng bào” mình. Người đã tìm hiểu
kĩ về cách mạng tư sản Pháp, Mỹ và về cách mạng tư sản
ở nhiều nước châu Âu khác…Tuy có đánh giá cao các cuộc
cách mạng tư sản, nhưng Hồ Chí Minh cũng nhận thấy
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng
Cộng sản Việt Nam
2.1. Sự khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về cách mạng tư
sản và xã hội tư bản chủ nghĩa
Sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu
nước, thương dân, ngay từ khi cịn nhỏ, Hồ Chí Minh đã
sớm ni ý chí cứu nước cứu dân. Với lòng yêu nước nồng
nàn, thương yêu nhân dân sâu sắc, Hồ Chí Minh đã trực
tiếp chứng kiến không biết bao cảnh bạo ngược mà bọn
thực dân, phong kiến đối xử với nhân dân ta, cũng như trực
tiếp chứng kiến tinh thần đấu tranh bất khuất của các tầng
lớp nhân dân ta. Bởi thế, thời gian ở trong nước trước năm
1911, Người đã tìm hiểu kĩ về các phong trào đấu tranh cứu
nước giải phóng dân tộc của các nhà yêu nước tiền bối.
Mặc dù rất khâm phục tinh thần u nước, ý chí đấu tranh
địi độc lập của các nhà yêu nước đi trước, song, theo Hồ
Chí Minh, bằng những con đường đó, sự nghiệp cứu nước
không thể đi đến thành công được. Người nhận xét: Phan
Bội Châu hy vọng vào sự giúp đỡ của đế quốc Nhật để đánh
44
rằng, đằng sau những lời hoa mỹ về tự do, bình đẳng là sự
bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động;
là điều kiện sống khủng khiếp, cùng nạn phân biệt chủng
tộc ghê gớm. Người đã viết về cách mạng Mỹ như sau:
“Tuy rằng cách mạng đã thành công hơn 150 năm nay,
nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mạng
lần thứ hai. Ấy là vì cách mạng Mỹ là cách mệnh tư bản,
mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi” [1].
Với cách mạng tư sản Pháp, một mặt Người hết lời ca
ngợi các tư tưởng nhân văn được thể hiện trong các tác
phẩm của Vônte, Điđơrô, Môngtexkiơ, J.J Rútxô, đặc biệt
là các tư tưởng của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của nước Pháp. Mặt khác, Người cũng nhận thấy:
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách
mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hồ
dân chủ, kỳ thực trong đó thì nó tước lục cơng nơng, ngồi
thì nó áp bức thuộc địa” [2]. Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân các dân tộc bị áp
bức trên thế giới gửi đến hội nghị Vécxây bản kiến nghị
yêu cầu cho nhân dân Việt Nam được hưởng chế độ tự trị
thuộc Pháp, cho nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền
tự do tối thiểu như những người Pháp và người nước ngoài
trên đất Việt Nam, song bản kiến nghị đó đã bị các nước
thắng trận và quốc hội Pháp phớt lờ. Tất cả những điều đó
chứng tỏ rằng, đối với chính phủ tư sản các nước, quyền
lợi, dù là những quyền lợi tối thiểu nhất của nhân dân lao
động, của các dân tộc bị áp bức không được họ quan tâm
đến. Thực tiễn cay nghiệt đó, khiến cho Hồ Chí Minh nhận
rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc và nhận xét chủ nghĩa
Uynxơn chỉ là “một trò bịp bợm” và các dân tộc thuộc địa
muốn độc lập, tự do và bình đẳng thì khơng có con đường
nào khác là phải tự mình đứng lên giành lấy độc lập, tự do.
Có thể khẳng định, với Hồ Chí Minh, cách mạng tư sản
mặc dù là một cuộc cách mạng tiến bộ đã tạo ra được nhiều
thành tựu to lớn so với xã hội phong kiến, song vẫn là một
cuộc cách mạng không triệt để, “cách mạng không đến
nơi”. Bởi nó vẫn tạo ra và duy trì một chế độ bất bình đẳng
trong xã hội, đơng đảo nhân dân lao động vẫn chưa được
giải phóng. Chính nhờ sự quan sát chủ nghĩa tư bản dưới
bộ mặt thực dân tàn bạo, khi nó gây nên nỗi đau khổ cho
nhân dân ngay trên đất nước mình và nhân dân các nước
thuộc địa phụ thuộc khác, đã nung nấu thêm ở Hồ Chí Minh
tinh thần yêu nước, thương dân. Mặt khác, sự quan sát chủ
nghĩa tư bản dưới bộ mặt của những kẻ bóc lột mồ hơi,
nước mắt giai cấp cơng nhân ở “chính quốc” đã làm sâu
sắc thêm ở Người ý thức và tình cảm của giai cấp cơng
nhân. Và đó là một trong những tiền đề quan trọng để khi
tiếp xúc với bản Sơ khảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã
nhận thấy ở đó, con đường duy nhất mà nhân dân Việt Nam
cần lựa chọn, nhằm giành độc lập dân tộc và lựa chọn con
đường đúng đắn đưa đất nước phát triển đi lên. Kể từ đây,
Người đã đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, tích cực
hoạt động trong phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế,
tìm được con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Kết luận mà Hồ Chí Minh rút ra sau gần 10 năm lăn lộn
tìm đường cứu nước là con đường cách mạng tư sản không
thể là con đường mà cách mạng Việt Nam cần lựa chọn,
bởi vì “cách mạng tư sản là cách mạng không đến nơi” và
Nguyễn Thị Kim Bình
cuộc cách mạng đó chỉ đem lại lợi ích riêng cho một giai
cấp, giai cấp tư sản mà thơi. Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc khơng có con đường nào khác con đường của cách
mạng vô sản và chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới
giải phóng được dân tơc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ
có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng
thế giới?
Như vậy, xuất phát từ một người u nước, tích cực
hoạt động trong phong trào cơng nhân Pháp, Hồ Chí Minh
đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành người cộng
sản Việt Nam đầu tiên và đây cũng chính là con đường mà
sau này trong quá trình hình thành, Đảng Cộng sản Việt
Nam đi theo.
2.2. Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo những
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây
dựng Đảng Cộng sản
Giữa thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen đã hoàn
thành về cơ bản việc xây dựng một học thuyết khoa học và
cách mạng làm cơ sở tư tưởng cho cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp vô sản. Đến đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin
đã bổ sung và phát triển học thuyết Mác trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Cơ sở lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam chính là học thuyết Mác- Lênin nói chung,
tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng Cộng
sản nói riêng.
Cơng lao của C. Mác và Ph. Ăngghen đối với lồi người
nói chung, giai cấp vơ sản nói riêng là ở chỗ, các ông đã
xây dựng nên học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho mọi
khoa học, cũng như cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp vô sản. C. Mác đã phát hiện ra quy luật giá trị thặng
dư, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản và trên cơ
sở quy luật này, C. Mác và Ph. Ăngghen đã vạch trần bản
chất bóc lột của giai cấp tư sản, luận chứng cho cuộc đấu
tranh tất yếu của giai cấp vô sản.
C. Mác và Ph. Ăngghen không chỉ luận chứng cho sự
suy vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu
của một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa mà còn
khẳng định sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng thế giới
của giai cấp vô sản. Hai ông đã chỉ rõ, mục đích của cuộc
đấu tranh của giai cấp vơ sản khơng chỉ là để tự giải phóng
riêng giai cấp mình, mà việc đấu tranh giải phóng giai cấp
vơ sản chính là điều kiện tiên quyết để tiến tới giải phóng
tồn nhân loại, giải phóng con người nói chung.
Từ những quan điểm cơ bản như vậy, Mác và Ph.
Ăngghen chủ trương xây dựng nên một hình mẫu về tổ
chức của những người cộng sản (Quốc tế cộng sản I và các
chi bộ của nó ở một số nước, chủ yếu là các nước châu Âu).
Quốc tế cộng sản lần thứ nhất do C. Mác và Ph. Ăngghen
lãnh đạo đã làm được nhiều việc, trong đó quan trọng nhất
là đã khơi dậy, tập hợp giai cấp vô sản thành một giai cấp,
bước đầu đưa chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân,
nhằm chuyển cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ tự
phát thành tự giác.
Tư tưởng của của C. Mác và Ph. Ăngghen về xây dựng
Đảng của giai cấp vô sản được thể hiện ở những nội dung
chủ yếu sau:
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(83).2014
Thứ nhất, xuất phát từ luận điểm được nêu trong điều
lệ tạm thời của Quốc tế I: Rằng sự nghiệp giải phóng giai
cấp cơng nhân phải do chính giai cấp cơng nhân thực hiện,
C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhận thức rất rõ ràng về sự cần
thiết phải tổ chức trong giai cấp công nhân một chính đảng
của mình. Các ơng khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh của
mình chống lại quyền lực tập thể của giai cấp hữu sản, giai
cấp vơ sản chỉ có thể hành động như một giai cấp nếu nó
tự mình tổ chức thành một đảng chính trị đặc biệt đối lập
với tất cả các đảng phái cũ, do các giai cấp hữu sản lập ra.
Việc tổ chức giai cấp vô sản như một đảng chính trị là
một việc bức thiết để đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã
hội và mục đích tối cao của nó là xóa bỏ các giai cấp” [3].
Thứ hai, trong suốt thời gian từ 1847 cho đến khi Quốc
tế I được thành lập và sau đó, C. Mác và Ph. Ăngghen đã
trình bày những tư tưởng của mình về việc xây dựng Đảng
của giai cấp vơ sản. Có thể tóm tắt tư tưởng của C. Mác và
Ph. Ăngghen về công tác xây dựng Đảng như sau:
- Trong Đại hội đầu tiên của Đồng minh những người
chính nghĩa, Mác và Ăngghen đã đóng góp những ý kiến
cơ bản cho bản dự thảo Điều lệ. Trong đó, các ông yêu cầu
phải xây dựng một đảng dựa trên nguyên tắc dân chủ
nhưng chặt chẽ, với những ban lãnh đạo được lựa chọn, có
trách nhiệm báo cáo và có thể bị bãi miễn; Đồng minh
được phân chia thành các liên chi và chi hội, các chi hội
riêng lẻ phải có ít nhất ba người và vì phải hoạt động trong
điều kiện bí mật nên nhiều nhất là 12 người. Tất cả những
điều đó là những nguyên tắc tổ chức mà ngày nay chúng ta
gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc này trở
thành đặc trưng cho mọi đảng cộng sản. C. Mác và Ph.
Ăngghen cũng rất coi trọng những trách nhiệm của mỗi
thành viên của Đồng minh. Dự thảo Điều lệ đòi hỏi mỗi
người phải nguyện đi theo chủ nghĩa cộng sản và phục tùng
những nghị quyết đã được đề ra một cách dân chủ, gương
mẫu trong hành động chính trị và trong đời sống cá nhân,
tỏ rõ nhiệt tình và nghị lực cách mạng trong việc tiếp thu
lý luận, đổi tên Đồng minh những người chính nghĩa thành
Đồng minh những người Cộng sản... Tất cả những điều đó
đã được Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người
cộng sản thông qua, cùng với bản cương lĩnh lịch sử Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và như vậy, lần đầu tiên
trong lịch sử, giai cấp vô sản đã có Đảng của mình.
- Trong Tun ngơn của Đảng Cộng sản, ở chương II,
Mác và Ăngghen nhấn mạnh tới những yêu cầu đối với tổ
chức Đảng của giai cấp cơng nhân là trước tiên, giai cấp
cơng nhân cần có một đảng thật sáng suốt về mặt tư tưởng
cho cuộc đấu tranh của mình. Đó phải là “Bộ phận kiên
quyết nhất..., là bộ phận cổ vũ tất cả các bộ phận khác”
trong phong trào cơng nhân. Nó chính là một bộ phận của
giai cấp công nhân và những người cộng sản “Tuyệt nhiên
khơng có một lợi ích nào tách biệt với lợi ích của giai cấp
vơ sản”.
- C. Mác và Ph. Ăngghen cũng thường xuyên đặt ra yêu
cầu phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận,
lập trường quốc tế vô sản đối với Đảng công nhân cách
mạng và mỗi thành viên của nó. Các ơng nhấn mạnh, Đảng
có thể và chỉ có thể hồn thành được nhiệm vụ đó vì “Về
mặt lý luận, họ hơn bộ phận cịn lại của giai cấp vơ sản ở
chỗ là họ hiểu những điều kiện, tiến trình và kết quả chung
45
của phong trào vơ sản”, và cịn bởi vì: Một là, trong cuộc
đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác
nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích khơng
phụ thuộc vào dân tộc, mà chung cho tồn bộ giai cấp vơ
sản; hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu
tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại diện cho lợi
ích của tồn bộ phong trào.
Thứ ba, trong quan hệ giữa giai cấp vô sản và cuộc đấu
tranh của họ với lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học, C.
Mác và Ph. Ăngghen luôn đặt ra yêu cầu phải thường xuyên
tuyên truyền, giáo dục những tư tưởng chủ nghĩa cộng sản
khoa học trong giai cấp công nhân. Hai ông đã làm hết sức
mình để tư tưởng đó trở thành hệ tư tưởng chính thống của
Đảng của giai cấp vơ sản, đồng thời hai ông cũng kiên
quyết đấu tranh để yêu cầu đó được thực hiện triệt để. Tư
tưởng đó phản ánh quy luật hình thành của Đảng cộng sản:
Đảng cộng sản phải là sản phẩm của sự kết hợp lý luận
của chủ nghĩa Mác với phong trào đấu tranh của giai cấp
cơng nhân.
Tóm lại, từ tháng 2 năm 1848, khi C. Mác và Ph.
Ăngghen cho công bố tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản, sáng lập ra Quốc tế I và sau đó sáng lập ra Quốc tế II,
hàng loạt các vấn đề lý luận về công tác xây dựng đảng đã
được các ơng giải quyết, trong đó nổi bật là việc Mác và
Ăngghen đã khái quát vấn đề mang tính quy luật của sự ra
đời Đảng Cộng sản và trình bày nguyên tắc tập trung dân
chủ như là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của
Đảng cộng sản.
Như vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen đã giải quyết hàng
loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn cho cuộc đấu tranh giai
cấp của giai cấp vô sản, khẳng định tính tất yếu phải có
đảng, với tính cách là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp
vô sản, lãnh đạo... Tuy nhiên, cũng cịn nhiều vấn đề, mà
vì những lý do khác nhau, Mác và Ăngghen đã chưa kịp
giải quyết. Đánh giá về vai trò của Quốc tế cộng sản lần
thứ nhất mà C. Mác và Ph. Ăngghen là linh hồn của tổ chức
này, trong bài Lênin và phương Đông viết năm 1926, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Quốc thế thứ nhất đã đặt cơ sở cho
học thuyết Cộng sản, nhưng vì tồn tại trong một thời gian
ngắn nên chỉ kịp đề ra những đường lối cơ bản của học
thuyết đó mà thôi. Vấn đề các nước thuộc địa chưa được
Quốc tế thứ nhất nghiên cứu đầy đủ” [4].
Quốc tế III do Lênin thành lập năm 1919 đã thừa hưởng
những thành quả hoạt động của Quốc tế II, đã bắt đầu thực
hiện chun chính vơ sản, đồng thời đánh dấu bước trưởng
thành vượt bậc của phong trào vô sản trong từng nước. Các
chủ trương của Quốc tế III, đặc biệt là chủ trương gắn kết
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân với cuộc đấu tranh
của các dân tộc bị áp bức đã mở ra kỷ nguyên mới cho nhân
dân các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Lênin nói chung, tư tưởng của Lênin về xây
dựng Đảng nói riêng có một vị trí cực kỳ quan trọng đối
với Hồ Chí Minh. Phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện
chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã giải quyết hàng loạt
các vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, trong đó nổi bật là
vấn đề đấu tranh chống lại các phần tử cơ hội trong Quốc
tế II, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Trong bối cảnh
46
Nguyễn Thị Kim Bình
đó, Lênin đã xây dựng và từng bước hồn thiện lý luận của
chủ nghĩa Mác về cơng tác xây dựng Đảng. Để đảm bảo
cho Đảng thực sự là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp,
tập hợp quần chúng đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng giai
cấp, Lênin đã nêu lên những nguyên lý cơ bản nhằm xây
dựng một chính đảng vơ sản kiểu mới. Có thể tóm lược
những nội dung cơ bản mà Lênin đã nêu về công tác xây
dựng đảng như sau: Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình;
Đảng là đội quân tiên phong chính trị có tổ chức và là đội
ngũ có tổ chức cao nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công
nhân; Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị của
chủ nghĩa xã hội và là một bộ phận của hệ thống đó; Tập
trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng, tổ chức,
sinh hoạt và hoạt động của Đảng trong khi Tự phê bình và
phê bình là quy luật phát triển của Đảng; Đảng gắn bó mật
thiết với quần chúng, kiên quyết đấu tranh đẻ ngăn ngừa
bệnh quan liêu xa rời quần chúng.
Các nguyên tắc xây dựng đảng mà Lênin đã nêu nhằm
xây dựng một chính đảng vơ sản kiểu mới đã được Người
vận dụng vào xây dựng Đảng Bơnsêvích Nga ra đời năm
1903 và chỉ 14 năm sau (năm 1917), đã làm nên Cách mạng
Tháng mười chấn động thế giới và mở ra kỷ nguyên mới
cho sự phát triển của xã hội loài người. Thực tiễn lịch sử
hùng hồn đó đã góp phần Hồ Chí Minh từ một người yêu
nước theo chủ nghĩa yêu nước truyền thống, trở thành một
trong những người đầu tiên tham gia sáng lập ra Đảng
Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Kể từ đó, Người tích cực hoạt động trong Đảng cộng sản
Pháp, trong Quốc tế cộng sản, thực hiện các nhiệm vụ mà
Đảng và Quốc tế cộng sản giao phó. Chính trong q trình
hoạt động tích cực đó đã giúp Hồ Chí Minh khẳng định:
“Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh” và “Đảng
có vững thì cách mệnh mới thành cơng, cũng như người
cầm lái có vững, thuyền mới chạy” [5].
Hồ Chí Minh quan niệm, tổ chức ra Đảng là để Đảng
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và đưa sự nghiệp đó đến thành
công. Người khẳng định: cách mạng là sự nghiệp chung của
dân chúng chứ không phải là việc riêng của một hai người;
cách mạng cần phải có tổ chức bền mới giành được thắng lợi
và sức cách mạng phải tập trung, muốn tập trung thì phải có
đảng. Người cũng chỉ rõ, công nông là gốc của cách mạng,
dân chúng là chủ của cách mạng vì thế “trước hết phải làm
cho dân giác ngộ”, phải bày sách lược cho dân, phải đoàn
kết dân lại... Nhiệm vụ của Đảng cách mạng là: “Trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc
bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơpi”. Hồ Chí Minh cũng
khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải lấy chủ nghĩa làm
cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa
ấy. Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có
trí khơn, như tàu khơng có bàn chỉ nam” [6]. Chủ nghĩa đó,
theo Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Mác- Lênin.
Công lao và cũng là điểm sáng tạo lớn nhất của Hồ Chí
Minh trong cơng tác tổ chức xây dựng đảng ở một nước
thuộc địa, phụ thuộc là trên cơ sở khái quát của Lênin về
quy luật hình thành Đảng cộng sản, Hồ Chí Minh đã phân
tích tình hình thực tế ở Việt Nam và bằng chính kinh
nghiệm cuộc đời cách mạng của mình để rút ra kết luận
“Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng
cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” [7]. Luận điểm
trên của Hồ Chí Minh khơng chỉ có ý nghĩa to lớn đối với
cách mạng Việt Nam mà còn là một đóng góp lớn về lý
luận và cả về thực tiễn đối với phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
3. Kết luận
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa
cộng sản. Từ chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí minh đã làm mới
và nâng tầm chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
Những sáng tạo của Hồ chí Minh trong tiếp thu và vận dụng
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản đều
dựa trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và thực tiễn
cách mạng Việt Nam. Sự chuyển biến trong nhận thức của
Hồ Chí Minh về vai trị của tổ chức Đảng đối với sự phát
triển của cách mạng nước ta là một sự chuyển biến mang
tính chất có hệ thống và tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng
cộng sản Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Bởi thế, hơn lúc nào hết, lúc này
chúng ta cần phải ghi sâu lời dạy của Hồ Chí Minh trước
lúc đi xa: “Cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng
chân chính của giai cấp cơng nhân, tồn tâm, tồn ý phục
vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng biết vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể
nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân
tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành
cơng” [8].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh, Tồn tập II, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995, tr 270.
[2] Hồ Chí Minh, Tồn tập II, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995, tr 274.
[3] C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập, Tập 1 (6 tập), NXB Sự thật, HN,
1980, tr 235.
[4] Hồ Chí Minh, Tồn tập II, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995, tr 218.
[5] Hồ Chí Minh, Tồn tập II, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995, tr 268.
[6] Hồ Chí Minh, Tồn tập II, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995, tr 268.
[7] Hồ Chí Minh, Tồn tập X, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1996, tr 8.
[8] Hồ Chí Minh, Tồn tập XII, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1996, tr 303.
(BBT nhận bài: 27/05/2013, phản biện xong: 25/06/2013)