TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------
BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: “Phân tích vai trị lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945. Nêu nhận thức của mình về vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”
Họ và tên: Bùi Khánh Hạ
Mã số sinh viên: 11205140
Lớp học phần: 12
Giảng viên: TS Nguyễn Hữu Công
Hà Nội 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Cách đây 76 năm, vào tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, tồn dân ta đã anh dũng đứng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa
thắng lợi, đưa đất nước bước vào thời kỳ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cách
mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XX, đưa
dân tộc từ thân phận nô lệ “rũ bùn đứng dậy sáng lịa”, trở thành dân tộc tiên phong
ở Đơng Nam Á lật đổ ách áp bức của chủ nghĩa thực dân và thành lập nhà nước
Việt Nam mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong những ngày mùa
thu lịch sử này, mỗi chúng ta lại càng tự hào về những thành quả của Cách mạng,
thấm thía và cảm nhận sâu sắc hơn những tư tưởng mang tầm vóc thời đại của
Đảng trong cơng cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước ngày nay. Do vậy, em
đã lựa chọn đề tài “Phân tích vai trị lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, từ đó nêu nhận thức của mình về vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để tìm hiểu rõ
hơn về vai trò quyết định của Đảng Cộng sản việt Nam trong Cách mạng Tháng
Tám lịch sử; từ những thành tựu to lớn của đất nước càng nhận thấy trách nhiệm
của Đảng trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá ấy
trong hiện tại và tương lai.
NỘI DUNG
1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản đối với thắng lợi của cách mạng
Kế thừa những tư tưởng sâu sắc của Mác và Ăngghen về tính tất yếu ra đời
của Đảng Cộng sản khi có sự kết hợp giữa lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học
với phong trào công nhân, tư tưởng của Lênin về xây dựng một chính đảng kiểu
mới đã được thể hiện trong các tác phẩm “ Làm gì?” được viết vào tháng 3/1902 và
tác phẩm “Một bước tiến, hai bước lùi” viết vào đầu năm 1904.
Tư tưởng của Lênin trong các tác phẩm đã khẳng định, khi Đảng cầm quyền,
Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và là một bộ phận của hệ thống.
Trong hệ thống chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, chỉ có Đảng Cộng sản mới đủ
năng lực, trí tuệ và phẩm chất chính trị để trở thành người lãnh đạo tồn xã hội.
1
Lênin viết: chỉ có đội tiên phong của giai cấp vơ sản mới “đủ sức nắm chính quyền
và dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế
độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người
lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ mà
không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản”. Lênin nhấn mạnh, về
nguyên tắc Đảng cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo và không ngừng nâng cao năng
lực lãnh đạo đối với tồn xã hội, đây là điều khơng cịn phải nghi ngờ gì nữa.
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với thắng lợi của cách mạng
Trên cơ sở nhận thức, quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Mác,
Ăngghen, Lênin: “Cách mạng vơ sản chỉ có thể thắng lợi khi có Đảng Cộng sản,
chính đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo”, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngồi thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vơ sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền
mới chạy”. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản việt Nam là phù hợp
với quy luật phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam, là
đội tiền phong của giai cấp công nhân, vừa mang bản chất giai cấp cơng nhân, vừa
có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; có khả năng đồn kết, tập hợp, lơi kéo mọi
tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh cách mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành
Đảng cầm quyền. Tuy nhiên, quyền là do dân ủy nhiệm, nhân dân mới thực sự là
chủ. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân
dân. Người khẳng định, Đảng chân chính cách mạng phải là Đảng tiên phong về lý
luận, khoa học, lại còn phải tiêu biểu cho đạo đức cách mạng trong sáng, chí cơng
vơ tư, tồn tâm tồn ý vì nhân dân và dân tộc.
2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM
1945
2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình quốc tế
2
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng
qn Liên Xơ truy kích phát xít Đức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiều
nước ở Đơng Âu rồi tiến về phía Berlin (Đức). Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu
hàng vơ điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên
Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu
hàng qn Đồng minh vơ điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Theo quyết định của Hội nghị Posdam (Pốtxđam, 7/1945), quân đội Trung
Hoa dân quốc vào Bắc Việt Nam từ vĩ tuyết 16 trở ra và quân đội của Liên hiệp
Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào để giải giáp quân đội Nhật. Trung Hoa dân quốc muốn
có một chính quyền người Việt Nam từ Trung Quốc kéo về ở miền Bắc. Pháp toan
tính, với sự trợ giúp của Anh, sẽ trở lại xâm lược Việt Nam, trước mắt là phục hồi
bộ máy cai trị cũ ở Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Từ chỗ hợp tác với Việt Minh chống
quân phiệt Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Mỹ khơng ngần ngại
quay lưng lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, sẵn sàng can
thiệp vào Đơng Dương. Cùng lúc đó, những thế lực chống cách mạng ở trong nước
cũng tìm cách đối phó. Một số người trong Chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim
quay sang tìm kiếm sự trợ giúp của một số cường quốc, với hi vọng giữ chế độ
quân chủ.
2.1.2. Tình hình trong nước
Ở trong nước, mâu thuẫn Nhật – Pháp gay gắt đến cực độ, “hai con chó đế
quốc khơng thể ăn chung một miếng mồi béo như Đông Dương”. Trước tình hình
sớm muộn quân Đồng minh sẽ tiến vào Đơng Dương, phát xít Nhật càng xúc tiến
âm mưu diệt Pháp để trừ mối lo về sau. Với sự chuẩn bị từ trước, ngày 09/3/1945,
Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương, đúng như nhận định
của Đảng ta. Sau khi đảo chính thành cơng, Nhật thi hành một loạt chính sách
nhằm củng cố quyền thống trị. Chính phủ Bảo Đại – Trần Trọng Kim được Nhật
dựng ra với cái bánh vẽ “độc lập” để phục vụ cho nền thống trị phát xít, “phải
thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đơng Á, vì
cuộc thịnh vượng chung của Đại Đơng Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới
khơng phải là giấc mộng thống qua”.
Kinh tế Việt Nam dưới thời kỳ thực dân Pháp xâm lược chìm đắm trong
nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nơ lệ và đói nghèo cả về
vật chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ. Các ngành sản xuất vật chất là nông
nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất
3
lạc hậu. Người dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” là thực dân và phong kiến.
Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn địa chủ và chủ đồn điền người Pháp. Năm
1945, trên đất nước ta có trên hai triệu người chết đói. Trải qua các cuộc diễn tập,
đến năm 1945, phong trào cách mạng nước ta tiến gần tới cao trào khởi nghĩa.
Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta” trong đó phân tích: “Mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng
sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa ở Đơng Dương chưa thật sự “chín muồi” và
dự báo “ba cơ hội tốt” sẽ giúp cho những điều kiện khởi nghĩa ở Đơng Dương chín
muồi một cách mau chóng và một cao trào cách mạng nổi dậy: Chính trị khủng
hoảng (qn thù khơng rảnh tay đối phó với cách mạng); Nạn đói ghê gớm (quần
chúng ốn ghét qn cướp nước); Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh
sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật”.
2.2. Lãnh đạo về mặt đường lối
Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng
lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược
giải phóng dân tộc là q trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều
kiện cụ thể của xã hội Việt Nam. Ngay từ năm 1930 tại Hội nghị thành lập Đảng,
Chánh cương vắn tắt của Đảng đã xác định nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam là
“Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được
hoàn toàn độc lập”. Đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đã đúng đắn ngay
từ đầu, tuy nhiên quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai
đoạn 1939 – 1941 đã không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với từng
giai đoạn cách mạng.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 được tổ chức tại Bà
Điểm (Hóc Mơn, Gia Định). Hội nghị đã chỉ rõ đặc điểm cơ bản của tình hình
Đơng Dương: các chính sách của Pháp trong tình hình mới sẽ đẩy mâu thuẫn vốn
có của xã hội thuộc địa nửa phong kiến tới tột cùng đòi hỏi phải giải quyết mâu
thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Từ sự phân tích đó, Hội nghị đã đặt nhiệm vụ
chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nhằm tập trung mọi lực lượng
phục vụ nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc, giành độc lập dân tộc, Hội
nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu “tịch
ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc”. Lần đầu tiên, Hội
nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định
rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, đồng thời đánh dấu bước phát triển quan trọng
về lý luận và đường lối phương pháp cách mạng của Đảng.
4
Sau Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị sa vào tay giặc. Trước tình hình ấy, Trung
ương Đảng họp Hội nghị tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Hội nghị đã
khẳng định sự đúng đắn của chủ trương cách mạng được Đảng vạch ra tại Hội nghị
Trung ương tháng 11/1939 và bổ sung thêm một sự điều chỉnh trong chủ trương
cách mạng của Đảng. Hội nghị cũng chỉ rõ tính chất của cách mạng Đơng Dương
vẫn là cách mạng tư sản dân quyền; khẳng định cách mạng phản đế và cách mạng
thổ địa là hai bộ phận khăng khít, phải đồng thời tiến hành.
Bước sang năm 1941, tình hình cách mạng trong nước đã có nhiều biến đổi
quan trọng. Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước. Sau một thời
gian chuẩn bị, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 tại Pắc Bó (Cao
Bằng). Hội nghị đã xác định hình thức của khởi nghĩa nước ta là đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu,
đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc Pháp – Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất
của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc. Với những nội dung trên,
đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8
(tháng 5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng
cách mạng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; khẳng định bước trưởng thành vượt bậc
của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối
cứu nước, vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khn máy móc.
Đêm ngày 09/3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ngay đêm đó Hội nghị Ban
Thường vụ Trung ương mở rộng được triệu tập tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Ban thường vụ Trung ương Đảng nhận định thời
cơ có thể nổ ra khởi nghĩa: chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt, đặc biệt là khi quân
Đồng minh kéo vào Đông Dương sẽ là lúc phát động khởi nghĩa vô cùng thuận lợi.
Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn
nhau và hành động của chính ta”; xác định rõ kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất
của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu
“đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Chỉ thị
đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng bộ và nhân dân trong suốt
cao trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Ngày 13/8/1945, ngay khi nhận được tin quân
Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng nhận định thời cơ
cho ta giành độc lập đã tới, Đảng phải kịp thời phát động, lãnh đạo toàn dân khởi
nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng
trước khi quân Đồng minh Anh, Mỹ vào Việt Nam.
5
Có thể khẳng định, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng trong Cách mạng
tháng Tám năm 1945 không những thể hiện tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần
đấu tranh khơng mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
mà cịn tốt lên tinh thần độc lập, tự chủ, tinh thần tự lực cánh sinh, tinh thần sáng
tạo rất cao. Nhờ đó, khi chiến tranh thế giới bùng nổ (tháng 9/1939), Đảng ta đã
mau lẹ chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu. Như vậy là từ chỗ thấy hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến
phải gắn liền với nhau, Đảng ta đã tiến lên một bước, nhận rõ thêm rằng trong hai
nhiệm vụ chiến lược ấy thì nhiệm vụ chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu nhất.
2.3. Lãnh đạo về tổ chức thực hiện
Để có thể đánh giá đúng sự lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa Cách
mạng Tháng Tám cần phải nhìn nhận sự vận động đó trong cả một quá trình. Cách
mạng nổ ra và giành thắng lợi trên tồn quốc trong vịng hai tuần, nhưng trên thực
tế, Đảng đã trả qua một quá trình chuẩn bị trong vịng 15 năm, kể từ khi Đảng ra
đời. Chính cương, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được thông qua
tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930 (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam) xác định rõ: lực lượng cách mạng phải đoàn kết cơng nhân,
nơng dân; trong đó, giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo. Về vai trò lãnh đạo của
Đảng: “Đảng là đội tiên phong của của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai
cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”.
Trong q trình hình thành, phát triển và hồn thiện đường lối chiến lược và tổ
chức thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930 – 1945, Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và Trung ương đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp
với điều kiện lịch sử của Việt Nam, đó là thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất
nhằm phát huy đại đoàn kết dân tộc. Vào tháng 5/1941, Người đã triệu tập và chủ
trì Hội nghị Trung ương 8, trong đó Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan
trọng, đó là thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt
Nam, mặt trận được lấy tên là Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt minh).
Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây đều
thống nhất lấy tên là Hội Cứu quốc như: Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu
quốc, Hội Thanh niên cứu quốc,… Sau Hội nghị này, hàng loạt chỉ thị và quyết
sách của lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã hình thành và được
thực hiện nhanh chóng tại căn cứ địa cách mạng. Vào ngày 22/12/1944, Người chỉ
thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, chỉ thị như là Cương
lĩnh quân sự của Đảng. Bốn tháng sau, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ từ ngày 15 –
6
20/4/1945 quyết định hợp nhất Cứu quốc quân với Việt Nam Truyên truyền Giải
phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân và chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc
giải phóng ở các địa phương; thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc để chuẩn bị, sẵn
sàng khởi nghĩa.
Điểm nút, đỉnh điểm của cao trào cách mạng 1939 – 1945 là sự kiện triệu tập
Hội nghị toàn quốc của Đảng và triệu tập Quốc dân Đại hội Tân Trào. Hội nghị
toàn quốc của Đảng vào năm 1945 quyết định: phải kịp thời phát động Tổng khởi
nghĩa tồn quốc, phải giành chính quyền trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta
và thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách,
ban bố Quân lệnh số 1 ra lệnh khởi nghĩa. Khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh,
Hồ Chí Minh đã rút ngắn Hội nghị Đảng và triệu tập ngay Quốc dân đại hội, thông
qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam như
một chính phủ lâm thời. Ngay sau Đại hội, Người có thư kêu gọi tồn quốc đồng
bào làm tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy. Đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Với những quyết định
lịch sử đó, tồn quốc đã nhất tề hành động: ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa; ngày
23/8 ở Huế; ngày 25/8 ở Sài Gòn. Tổng khởi nghĩa đã thành cơng trong cả nước.
Chỉ trong vịng hai tuần từ 14 đến 28/8/1945, nhân dân cả nước ta đã giành thắng
lợi vẻ vang trong cuộc Cách mạng Tháng Tám. Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội, Hồ Chí
Minh đọc Tun ngơn độc lập, Việt Nam tuyên bố độc lập; chế độ thực dân hơn 80
năm, chế độ phong kiến hàng nghìn năm đã bị lật nhào, chính quyền cách mạng
thuộc về nhân dân.
Có thể nói, trong lãnh đạo khởi nghĩa, một vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa
quyết định thắng lợi đó là phải nắm đúng thời cơ. Thời cơ có thể do thực lực cách
mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hồn cảnh bên ngồi đưa lại. Nếu khơng có
sẵn thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì khơng thể tạo ra được thời cơ và khi
thời cơ đến sẽ không kịp thời lợi dụng được nó. Thời cơ thuận lợi có một khơng hai
của cuộc Tổng khởi nghĩa đã xuất hiện rất ngắn ngủi, vẻn vẹn trong 10 ngày (từ
ngày 15 đến ngày 25/8), nghĩa là từ sau khi Nhật đầu hàng đến trước khi qn…
Đồng mình vào Đơng Dương. Đảng ta đã ra lệnh Tổng khởi nghĩa đúng vào lúc
thời cơ lịch sử có một khơng hai xuất hiện. Điều đó thể hiện Đảng ta đã thành công
lớn trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng và đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Quả
đúng…như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về tầm quan trọng của thời cơ đã viết:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời một tốt cũng thành cơng”.
7
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tạo ra một bước ngoặt sâu
sắc, là sự kết hợp chặt chẽ điều kiện khách quan và chủ quan: Kết hợp chặt chẽ
đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng với trí sáng tạo, tinh thần dũng cảm và
sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 là hội tụ của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng; là thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là động lực mạnh mẽ
cổ vũ toàn thể dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất tiếp tục sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng
Tháng Tám đã trở thành sự kiện vĩ đại có tầm vóc và đi vào lịch sử của dân tộc và
thế giới như một địa chỉ đỏ, một cuộc cách mạng xã hội điển hình ở khu vực và trên
thế giới.
3. NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đã 76 năm trôi qua kể từ chiến thắng Cách mạng Tháng Tám lịch sử đầy hào
hùng nhưng dân tộc ta vẫn thấm thía và cảm nhận sâu sắc những tư tưởng mang
tầm thời đại của cách mạng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước
ngày nay. Qua cuộc đấu tranh giành độc lập đầy cam go mà hào hùng này, nhiều
bài học kinh nghiệm được rút ra, trong đó đặc biệt phải kể đến sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng, từ đó tạo niềm tin của nhân dân; bài học về nắm thời cơ giành chính
quyền, sự đồn kết, đồng thuận của tồn dân; tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết
quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạng thời đại, sức mạnh trong nước với
sức mạnh quốc tế.
Sau khi giành chính quyền, ngày 02/9/1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa tuyên bố thành lập. Nhà nước non trẻ ngay từ khi ra đời đã gặp mn vàn khó
khăn thử thách với thù trong, giặc ngoài, với nền kinh tế lạc hậu, với ngân khố bằng
không. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trong những năm tháng đấu tranh đầy gian lao, thử thách, tinh thần yêu nước, ý chí
độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ,
tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Thơng qua q trình lãnh đạo cách mạng,
8
Đảng được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh
lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kì vọng của nhân dân.
Trong cơng cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt trong 35 đổi mới, cũng nhờ sự
lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, dẫn
dắt của Đảng và Chính phủ đã tạo nên sự đồn kết, nhất trí của nhân dân, kinh tế
Việt Nam đạt được những thành tựu vơ cùng có ý nghĩa. Nếu như trong giai đoạn
đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt
4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đơi, đạt 8,2%/năm; các
giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức
bình quân 6,8%.… Việt Nam từ một nước có khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, năm
1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt
khoảng 2.750 USD/năm.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ xã
hội chủ nghĩa được phát huy và mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố,
tăng cường. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị
được đặc biệt chú trọng, triển khai tồn diện, đồng bộ, hiệu quả. Cơng tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật và đấu tranh phòng, chống tham những lãng phí, tiêu cực chuyển
biến mạnh mẽ, có bước đột phá gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có hiệu
quả, ngày càng đi vào chiều sâu. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không ngừng được củng cố vững mạnh. Công tác lãnh đạo của Đảng với Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường, mối
quan hệ phối hợp ngày càng chặt chẽ, đồng bộ chính trị - xã hội ổn định; quốc
phịng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập,
chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ lợi ích quốc gia, dân tộc; quan hệ đối
ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến thế giới chao đảo, mọi hoạt động kinh tế
- xã hội đình trệ để tập trung vào ứng phó đại dịch. Đại dịch đã gây ra những thiệt
hại vô cùng to lớn cả về người và kinh tế. Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
của đại dịch, trong đó có cả những cường quốc của thế giới.…Mặc dù kinh tế Việt
Nam không thể tránh khỏi xu thế khó khăn chung của thế giới, nhưng năm 2020,
Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng 2,91%
9
GDP; được coi là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Trong
giai đoạn đầu của cơng cuộc phịng chống COVID-19, sự lãnh đạo nhạy bén, đúng
đắn của Đảng; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ; sự vào cuộc
đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh
mẽ của nhân dân cả nước đã giúp chúng ta kịp thời khống chế, cơ bản kiểm soát,
ngăn chặn được sự lây lan của đại dịch trong cộng đồng; hạn chế tối đa những thiệt
hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân.
Nhìn tổng thể, năm 2020, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự
hào về khả năng tự chủ, tự cường, thành cơng trong kiểm sốt sự lây lan của dịch
Covid-19; linh hoạt và hiệu quả trong phản ứng chính sách và phản ứng thị trường
hỗ trợ doanh nghiệp; chủ động tham gia tham gia các hiệp định thương mại song
phương và đa phương; khai thác các cơ hội từ sự dịch chuyển và tái định vị các các
chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế, thúc đẩy tái cơ cấu về tổ chức và công nghệ,
chuyển đổi số, chuyển đổi mơ hình, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầ
và; hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững. Chúng ta đã từng bước khôi phục sản
xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tếxã hội của năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020.
Những thành tựu đạt được trong thời gian qua là kết tinh sức sáng tạo của một
quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta qua
nhiều nhiệm kỳ đại hội, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử của nước ta qua 35 năm đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, trong kì họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng cộng sản Việt
Nam đã chỉ ra những khuyết điểm còn tồn tại trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa phát triển đất nước. Việt hoàn thiện thể chế, đổi mới mơ hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn chậm, chưa tạo được
chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam cũng như sản phẩm còn yếu so với
các nước, kể cả với các nước trong khu vực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ chưa thật sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao; đời sống của
một bộ phận nhân dân cịn khó khăn. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu cịn nhiều vấn đề bất cập. Các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được quan tâm phát huy đầy đủ.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mặt chưa đáp ứng
10
tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.
Cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn một số hạn chế, Nhà nước còn can thiệp
nhiều vào những vấn đề của doanh nghiệp. Đây chính là tàn dư của tư duy hành
chính quan liêu bao cấp cịn ảnh hưởng nặng nề đến nay. Bên cạnh đó, kinh tế thế
giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng cịn lâm vào khủng hoảng, suy thối
nghiêm trọng và có thể kéo dài do tác động của đại dịch COVID-19. Cạnh tranh
kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công
nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng
quyết liệt, đây mà một vấn đề mà đất nước phải đặc biệt chú trọng khi tham gia vào
chuỗi sản xuất và phân phối tồn cầu.
Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ
và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu đổi mới nặng nề,
phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; địi hỏi tồn Đảng,
tồn dân, tồn qn ta phải đồn kết một lịng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có
quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ
động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh
tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của
quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được;
đưa đất nước vững bước tiên lên, phát triển nhanh và bền vững; quyết tâm thực
hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm đã được
đề ra để có thể lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh,
hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành
cơng tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.
3.2. Trách nhiệm của bản thân sinh viên
Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện mang tính
lịch sự, đánh dấu sự thay đổi lớn về mặt đường lối, tư tưởng chính trị, có ý nghĩa
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đánh đuổi ngoại
xâm, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Với cương lĩnh và đường lối
đúng đắn, sáng tạo, phì hợp với thời cuộc; Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
cách mạng Việt Nam giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Kế thừa
những truyền thống hào hùng đó của dân tộc, của Đảng trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng đã lãnh đạo
toàn dân vượt qua những khó khăn, thách thức để đất nước giữ vững, ổn định chính
trị và từng bước phát triển về mọi mặt, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
11
Hơn 90 năm Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, với một chặng đường lịch sử vẻ vang và nền tảng tư tưởng vững chắc.
Cá nhân em luôn tự hào khi được sinh ra và trưởng thành, được hưởng những thành
quả lớn lao của nước nhà dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản, sự cống
hiến xương máu và trí tuệ của cha ông cho tuổi trẻ chúng em hôm nay được học
tập, lao động, rèn luyện và cống hiến trí tuệ, nhiệt huyết của mình để kế tục sự
nghiệp của thế hệ cha anh. Bản thân là một sinh viên, đoàn viên ưu tú, em vẫn luôn
từng ngày nỗ lực trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức; thi đua học tập để hướng
tới nghiên cứu, áo dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến, tham gia các
phong trào tình nguyện; giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
Cộng sản Việt Nam để trưởng thành hơn. Nhận thức được bản thân ln mang trên
mình một sứ mệnh lịch sử vẻ vang “là người chủ tương lai của đất nước” mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân đã tin tưởng giao cho, em ln có ý thức khơng ngừng tự tu
dưỡng rèn luyện và hình thành cho mình bản lĩnh sống, bản lĩnh chính trị vững
vàng, bản lĩnh nghề nghiệp vững chắc, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ, năng động và sáng tạo, không ngừng rèn luyện nhân
cách và lối sống, xung kích tình nguyện vì Tổ quốc, vì cộng đồng.
Hiện nay, trong bối càng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ cùng sự phát triển
bùng nổ của mạng Internet, các mạng xã hội và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái
kinh tế thị trường, các thế lực thù địch, phản động đang có nhiều chiêu thức, thủ
đoạn mới chống phá Đảng, Nhà nước và cơng cuộc đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Lợi dụng những yếu điểm của sinh viên – đối tượng xã hội dễ bị
tổn thương trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài, các thế lực thù địch triệt để
sử dụng những chiêu bài, âm mưu, thủ đoạn lôi kéo để tuyên truyền các thông tin
xấu, độc và các luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, nhất là
tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng (chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh), làm chuyển biến tư tưởng trong sinh viên, ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình học tập và trèn luyện bản thân, dẫn đến tổn hại tới sự nghiệp cách mạng của
dân tộc.
Thời gian qua, trong khi các thế lực thù địch, phản động luôn rêu rao, xuyên
tạc những cái mà chúng cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “vi phạm nhân quyền”,
“vô trách nhiệm”, “vơ lương tâm”, khiến cho khơng ít người cảm thấy hoang mang,
12
dao động thì những hành động cụ thể của Đảng ta lại chứng minh điều ngược lại,
giữ bình yên, xây thế vững lòng dân.
Trong khi người dân một số nước phải tự lo các chi phí điều trị nếu nhiễm
COVID-19, bảo hiểm chỉ chi trả một phần, có ca nặng người bệnh phải chi trả lên
tới vài chục ngàn Đô la Mỹ (USD)… thì người dân Việt Nam, hiện tại vẫn được
Nhà nước lo chi trả hoàn toàn. Em vẫn khơng thể nào qn những hình ảnh xúc
động về chuyến bay mang số hiệu VN68 của Vietnam Airlines đáp xuống sân bay
quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) vào ngày 10/2/2020. Đó là chuyến bay thực hiện
hành trình đặc biệt chở 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán (Trung Quốc) – tâm dịch
đầu tiên của dịch COVID-19 trở về đất nước. Trong khi thế giới vẫn chưa hết bàng
hồng vì sự xuất hiện bất ngờ của loại virus nguy hiểm và vẫn đang loay hoay
trong việc tìm ra cách đối phó với dịch bệnh thì ưu tiên số một của Đảng, Nhà nước
và Chính phủ Việt Nam là đảm bảo sự an tồn về sức khỏe và tính mạng cho công
dân Việt Nam. Chuyến bay được thực hiện theo tiêu chuẩn gắt gao nhất từ trước
đến nay, và việc 30 cơng dân trở về an tồn từ tâm dịch đã khiến nhiều người vỡ òa
cảm xúc.
Những năm gần đây, chưa bao giờ hai tiếng "Việt Nam" được truyền thông
quốc tế nhắc tới nhiều đến thế. Trong thời gian qua, các hãng truyền thông lớn trên
thế giới như Reuters, CNN, Sputnik... liên tiếp có những bài viết, phóng sự truyền
hình ca ngợi những nỗ lực, sáng kiến và giải mã thành công của Việt Nam trong
cuộc chiến chống COVID-19. Từ sáng kiến “cây ATM gạo”, sử dụng áp-phích
tuyên truyền, sáng tác “Vũ điệu rửa tay” như một lời nhắc nhở dễ hiểu, dễ nhớ về
các biện pháp giữ gìn an tồn trong mùa dịch, cho tới việc Việt Nam chữa khỏi cho
bệnh nhân 91... đều nhận được sự quan tâm, ngưỡng mộ của thế giới. Truyền thông
quốc tế coi Việt Nam là hình mẫu trong việc phịng, chống dịch, trong đó sự minh
bạch thông tin được đánh giá là một yếu tố quan trọng, giúp Đảng, Nhà nước và
Chính phủ nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Trang web của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có bài viết phân tích thành cơng của
Việt Nam trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19, cho rằng Việt Nam
có thể mang lại bài học cho các nước đang phát triển. Mở đầu bài viết, IMF dẫn câu
nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Có bão giơng mới sáng danh tùng bách" để ca
ngợi sức mạnh và sự ổn định của Việt Nam trong ứng phó với "cơn bão" COVID19. Các chuyên gia của tổ chức này cho rằng, Việt Nam đã trở thành một ví dụ điển
hình và là bài học cho các nước đang phát triển trong việc chống lại đại dịch
COVID-19.
13
Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: tung-bui ()
Thực tế cho thấy, mỗi lần có thiên tai thì người dân Việt Nam càng thấm thía
cơng lao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc có những chính sách, hành
động quan tâm vô cùng thiết thực, thể hiện tinh thần đồn kết và truyền thơng
tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. Việc
ngăn chặn loại dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử với biến chủng khó lường
khơng khỏi khiến chúng ta lúng túng, đưa ra nhiều biện pháp chống dịch đồng thời
liên tục điều chỉnh sao cho hợp lý và hiệu quả; những hoạt động an sinh xã hội
được đẩy mạnh để “không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc”; hệ thống y tế cả
nước dồn vào cho những tỉnh bùng phát dịch, sức người, sức của cũng đang hướng
về nơi đây; hàng nghìn y bác sĩ, hàng tấn máy móc thiết bị y tế, hàng chục bệnh
viện dã chiến được thành lập để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và chữa bệnh
cho người dân mắc COVID-19... Càng trong khó khăn, thì “ý Đảng – lịng dân”
càng bền chặt. Những nỗ lực phi thường của một quốc gia đang phát triển, điều
kiện cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn, khó khăn là một minh chứng về sự chung
sức, đồng lịng của tồn Đảng, tồn qn, tồn dân ta trong đại dịch. Từ những
cơng lao của Đảng càng khẳng định sự cần thiết, phải có sự lãnh đạo của Đảng đối
với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; đập tan những âm mưu, thủ
đoạn chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, phản động. Để có thể làm tốt
việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trong tình hình mới, em nhận thấy rằng bên cạnh những hành động của
Đảng, Nhà nước và Chính phủ thì mỗi người đồn viên phải nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề và hiểu sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ
chính trị này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khơng có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa
học thì khơng thể có lập trường giai cấp vững vàng”. Để hồn thành được sự mệnh
to lớn của mình, em sẽ không ngừng trau dồi để nâng cao nhận thức, lý tưởng cách
mạng, từ đó nâng cao khả năng lý luận, có bản lĩnh chính trị vững vàng góp phần
thực hiện việc phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của cá thế
lực phản động. Đặc biệt, phải nâng cao nhận thức trong việc sử dụng mạng xã hội,
truyền thơng, nhận biết các thơng tin chính thống, thơng tin tích cực, khơng ngừng
đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên cách lĩnh vực, trên không
gian mạng. Bản thân em cũng sẽ đẩy mạnh, tăng cường nghiên cứu, học tập chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao sức đề kháng
trong nhận diện và xử lý các vấn đề tiêu cực trên các trang mạng xã hội và trong
đời sống của mình. Để nâng cao uy tín của một đồn viên ưu tú, em ln tích cực
tham gia các phong trào hành động cách mạng của Đồn như “Tuổi trẻ xung kích
14
Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: tung-bui ()
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “Thanh niên tình nguyện”, phát huy vai
trị xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các hoạt động Đoàn thể của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như là Đoàn thanh niên Thành phố Hà Nội.
Tiếp nối truyền thống của dân tộc, tuổi trẻ Việt Nam hơm nay nói chung và
bản thân em nói riêng bằng tất cả trách nhiêm và nhiệt huyết của mình sẽ phát huy
tinh thần tiên phong, tình nguyện qua các hoạt động cụ thể, việc làm sáng tạo đóng
góp chung vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội; cụ thể hóa sự quyết tâm của tuổi
trẻ bằng các kết quả trong học tập, lao động, bảo đảm toàn diện các nội dung nâng
cao trình độ, nhận thức về mọi mặt: lý luận chính trị; rèn luyện đạo đức, lối sống;
chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức mới nhằm hướng tới việc xây dựng các
thế hệ con người trong thời kỳ cách mạng mới với những phẩm chất cách mạng và
lý tưởng cao đẹp; góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Không ngừng nâng
cao nhận thức đúng đắn các thơng tin tích cực đi đơi với ngăn chặn có hiệu quả các
thơng tin xấu độc trên Internet, mạng xã hội; xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh để
luôn là người bạn đồng hành với thanh niên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay một
cách hiệu quả và thiết thực nhất.
KẾT LUẬN
Thời gian không ngừng trôi, dù đã 76 năm trôi qua nhưng thắng lợi Cách
mạng Tháng Tám mãi mãi là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng, lịch sử dân
tộc Việt Nam. Những bài học đúc rút từ thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 vẫn được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát huy trong điều kiện mới.
Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), lý
luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta ngày càng hồn thiện và từng bước được thực hiện hóa. Đấy nước đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện
so với những năm trước đổi mới. Quy mơ, trình bộ nền kinh tế được nâng lên. Đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. “Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và uy tín như ngày hơm nay” – như lời Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng. Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực
15
Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: tung-bui ()
hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung,
phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp,
Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy
tụ sức mạnh đại đồn kết dân tộc, phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tháng 9/2019.
[2]. NXB Chính trị Quốc gia, Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập
2, tr.699-701, 2008
[3]. />[4]. />[5] />[6]. Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
ngày 26/2/2021; truy cập tại link: />[7]. />[8]. />16
Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: tung-bui ()
[9]. />[10]. />
17
Document shared on www.docsity.com
Downloaded by: tung-bui ()