Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TL DƯƠNG MINH sự môn tâm lý học QUẢN lý và ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.2 KB, 15 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2015

TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ VÀ ỨNG
DỤNG TÂM LÝ HỌC TRONG QUẢN LÝ
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU
TRƯỞNG Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU

Ngành: Quản Lý GD
Mã ngành: 8140114

Họ và tên học viên: DƯƠNG MINH SỰ (0916 597 139)
Mã số học viên: 911722056
Mã lớp: CHQGD.CM2204

Khóa 2022-2024 Đợt 01 Năm 2022

Người HDKH: TS.GVC NGUYỄN TRỌNG LĂNG

TRÀ VINH, NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Thầy đã truyền đạt kiến thức
môn học và các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống.
Kính thưa thầy: TS. GVC Nguyễn Trọng Lăng , bằng sự tận tâm, nhiệt
tình và đầy tình cảm, thầy đã truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, kết hợp
với phương pháp giảng dạy sinh động đã truyền đạt những kiến thức cần thiết,


thật bổ ích cho cơng tác quản lý cũng như trong cuộc sống, cơng việc. Trong
q trình học tập, tìm hiểu và bộ mơn Tâm lý học quản lý và ứng dụng tâm lý
học trong quản lý giáo dục, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng
dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến
thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn nghiên cứu khoa học, định
hướng hoàn thành tiểu luận cuối khóa, cũng như vận dụng trong cơng tác quản
lý ở đơn vị.
Trong q trình nghiên cứu và thực hiện tiểu luận này không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy để tiểu luận của em
được hoàn thiện hơn và có thể vận dụng vào thực tế.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy!

i


MỤC LỤC
Trang

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG

1
2

THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
3.1 Giới thiệu khái qt tình hình kinh tế địa phương và nhà trường
3.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng THCS Nguyễn

3

4

Thái Bình
3.3. Những thuận lợi, khó khăn để đổi mới phong cách lãnh đạo của

5

Hiệu trưởng THCS Nguyễn Thái Bình
4. GIẢI PHÁP VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

6

TRONG QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
5. KẾT LUẬN
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
10
12

ii


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước,
là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng
cốt, có vai trị quan trọng.
Thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục" đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,
lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định
hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước”.
Căn cứ vào Điều lệ trường phổ thông và các văn bản pháp quy của Nhà
nước về việc quản lý nhà trường phổ thông, Hiệu trưởng là người lãnh đạo cán
bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh
theo chương trình, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng là người
chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục
ở trường mình. Tuy có các phó hiệu trưởng giúp việc và liên đới chịu trách
nhiệm, nhưng Hiệu trưởng phải giữ vai trò thủ trưởng, thường xun nắm thơng
tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách
nhiệm, phản sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo dục
thế hệ trẻ.
Để thực hiện mục tiêu đó, trong mỗi nhà trường, Hiệu trưởng là người
lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Hiệu trưởng phải chủ động thu hút
và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của
nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp.

1


Do vậy, muốn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà trường đòi
hỏi người Hiệu trưởng phải xây dựng lề lối, phương pháp làm việc với cấp dưới
một cách khoa học để tạo động lực lao động cho tập thể giáo viên và nhân viên
nhà trường. Xây dựng lề lối làm việc đó chính là xây dựng phong cách lãnh đạo

khoa học, phù hợp với đặc trưng của nhà trường Việt Nam.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng Trường
THCS Nguyễn Thái Bình chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của tập thể sư phạm
cũng như chính lãnh đạo nhà trường. Qua quá trình tham gia lớp dưỡng cán bộ
quản lý giáo dục THCS và được học tập chuyên đề phong cách lãnh đạo, tôi
nhận thức rằng một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả quản lý
của Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình đó là Hiệu trưởng chưa xây
dựng được phong cách lãnh đạo khoa học, phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định " Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam".
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý các hoạt động giáo dục, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, với
ngành giáo dục và với địa phương. Vì thế, vai trị của hiệu trưởng là rất cần thiết
và quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát
triển của nhà trường.
Chính vì lí do đó tơi chọn đề tài “Xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu
trưởng ở trường THCS Nguyễn Thái Bình huyện U Minh tỉnh Cà Mau” để
nghiên cứu. Đề tài này khơng chỉ giúp tơi hoàn thành tiểu luận cuối khóa của
môn Tâm lý học quản lý và ứng dụng tâm lý học trong quản lý giáo dục mà còn
khắc phục những hạn chế về phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng nhằm từng
2


bước đưa Trường THCS Nguyễn Thái Bình phát triển tốt đẹp hơn, đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Qua tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS được học tập và nghiên
cứu chuyên đề phong cách lãnh đạo, bản thân nhạn thức sấc sắc rằng: trong lãnh
đạo có nhiều loại phong cách:
Thứ nhất, dựa vào tiêu chí hành vi người lãnh đạo quan tâm đến công việc
và quan tâm đến con người, chúng ta có 4 loại phong cách lãnh đạo cực đoan.
Đó là phong cách lãnh đạo quan tâm đến cơng việc cao và con người cao; phong
cách lãnh đạo quan tâm đến công việc cao và con người thấp; phong cách lãnh
đạo quan tâm đến công việc thấp và con người cao; phong cách lãnh đạo quan
tâm đến công việc thấp và con người thấp.
Thứ hai, dựa vào tiêu chí mức độ trưởng thành của cấp dưới đòi hỏi người
lãnh đạo phải có hành vi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của họ, ta
có 4 phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo chỉ đạo; phong cách lãnh đạo
hướng dẫn, tư vấn’ phong cách lãnh đạo hỗ trợ và phong cách lãnh đạo ủy
quyền.
Thứ ba, dựa vào tiêu chí tính chất của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và
cấp dưới, ta có 3 loại phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo dân chủ; phong
cách lãnh đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do.
Mỗi phong cách lãnh đạo có những mặt tích cực và hạn chế riêng của nó
và mỗi phong cách lãnh đạo sẽ phát huy tối đa mặt tích cực của nó trong từng
tình huống quản lý cụ thể. Do đó, nghiên cứu lý luận để xây dựng phong cách
lãnh đạo phù hợp cho Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian
tới. Phong cách lãnh đạo đặc trưng của người Hiệu trưởng phải là phong cách
lãnh đạo dân chủ phù hợp với môi trường lãnh đạo, đó là phù hợp với trình độ
phát triển của tập thể sư phạm, đặc điểm tâm lý cảu cấp dưới và tình huống quản
lý cụ thể.
3. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG
THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
3



3.1. Giới thiệu khái quát tình hình kinh tế địa phương và nhà trường
Thị trấn U Minh là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của huyện, kinh tế
chủ yếu là buôn bán kinh doanh và một số hộ nuôi trồng thủy sản, một vụ tôm
một vụ lúa kết hợp. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, đời sống
nhân dân cũng từng bước được cải thiện về mọi mặt, cơ sở hạ tầng được phát
triển như: điện, đường, trường, trạm. Các cơ sở dịch vụ cũng đã góp phần phục
vụ đủ nhu cầu của người dân. Cơng tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương cũng
có những chuyển biến đáng kể. Nhân dân cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng của giáo dục và chăm lo đến việc học hành của con em mình.
Trường THCS Nguyễn Thái Bình được xây dựng trên địa bàn khóm 1, Thị
trấn U Minh, với tổng diện tích hơn chung 6600 m2. Học sinh của trường ngoài
ở đại bàn thị trấn cịn có con em của những gia đình lao động nghèo, gia đình
thuộc diện chính sách. Trải qua 19 năm hình thành, nhà trường khơng ngừng
phát triển về cơ sở vật chất, số lớp học, số lượng học sinh và đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên. Cơ sở vật chất được xây dựng mới, tương đối khang trang,
đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn,
nghiệp vụ, 100 % giáo viên đạt chuẩn về trình độ. Hàng năm, trường đều có giáo
viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi và Hội thi Đổi mới phương pháp dạy học
cấp huyện; có cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp
cơ sở; có học sinh đạt giải học sinh giỏi văn hóa, giải tin học, Tiếng Anh và
phong trào thể dục thể thao.
Về thuận lợi: nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền
địa phương, Hội Cha mẹ học sinh và các cấp quản lí giáo dục; Nhà trường có
đội ngũ cán bộ, giáo viên ổn định, đạt chuẩn về trình độ, vững về tay nghề, an
tâm công tác; Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy
và học trong giai đoạn hiện nay; Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến cơng việc
học tập của con em.

Về khó khăn: Học sinh địa bàn phân bố rộng, ngoài thị trấn cịn các xã lân
cận đa số thuộc vùng nơng thơn, điều kiện kinh tế khó khăn nên ảnh hưởng đến
4


việc giáo dục của nhà trường và học tập của học sinh; Mơi trường xã hội xung
quanh cịn tiềm ẩn nhiều phức tạp gây ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà
trường; Một số cha mẹ học sinh do phải đi làm ở các xí nghiệp nên việc kết hợp
giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục các em còn hạn chế; Một số học
sinh do chưa có ý thức thái độ học tập đúng đắn, cịn ham chơi, chán học, thiếu
sự quan tâm chặt chẽ của gia đình nên tỉ lệ học sinh yếu, kém cịn cao (gần
8,5%); Đội ngũ giáo viên đủ nhưng chưa đồng bộ, có mơn thừa giáo viên.
Bảng 1: Thống kê về đội ngũ năm học 2021- 2022
Tổng số Cơ cấu tổ chức Số lượng Nữ
Đảng viên Biên chế Hợp đồng
Ban giám hiệu
2
2
2
Tổng phụ trách
1
1
1
1
44
Thực dạy
36
22
35
35

Nhân viên
4
2
2
1
1
Bảng 2: Thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Bảng 3: Thông kê đội ngũ theo thâm niên công tác
Tổng số Dưới 5 năm 5-<10 năm 10-<15 năm 15-<25 năm
Tổng số
Trình độ CM
Số lượng
44
2
8
20
9
Thạc Sỹ
1
Đại học
41
44
Cao đẳng
1
Trung cấp
1

Trên 25 năm
Nữ
5

1
24
0
0

3.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng THCS Nguyễn
Thái Bình
Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể
hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách
lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là hệ thống các đấu hiệu đặc
trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc
điểm nhân cách của họ.
Trên cơ sở 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản: phong cách lãnh đạo độc
đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do, căn cứ vào
cách Hiệu trưởng làm việc với cấp dưới trong quản lý chúng tôi có thể nhận thấy
rằng phong cách lãnh đạo của Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình
trong thời gian qua có phong cách lãnh đạo thuần dân chủ với mọi người, mọi
tình huống quản lý và mọi giai đoan phát triển của tập thể. Cụ thể như:
5


Hiệu trưởng có lối sống giản dị, hịa đồng, gần gũi với mọi người và biết
quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh, nguyện vọng của mỗi giáo viên, nhất là giáo
viên nữ có con nhỏ, những giáo viên có tuổi cao, giáo viên có sức khỏe yếu và
tạo điều kiện cho những giáo viên đang theo học các lớp nâng cao trình độ.
Trong cơng việc, Hiệu trưởng ln đề cao và phát huy vai trị của các tổ
trưởng chun mơn, giáo viên nòng cốt, phát huy được khả năng sáng tạo của
giáo viên và nhân viên, sẵn sàng giao việc và tin tưởng ở sự thành công của mỗi
người. Trong công tác, Hiệu trưởng quản lý “theo kế hoạch và phân định rõ
trách nhiệm từng bộ phận quản lý và báo cáo”.

Với phong cách lãnh đạo này, Hiệu trưởng đã khai thác tối đa các nguồn
lực của tập thể và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ
được phân cơng.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển của tập thể sư phạm ở mức độ thấp, các
thành viên chưa tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ và chưa có sự đoàn kết, hỗ
trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung giữa các thành viên. Bên cạnh
đó, cơng tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của
các bộ phận mà mình phân cơng của Hiệu trưởng thực hiện chưa sâu sát do lực
lượng kiểm tra chưa đồng bộ, và do bản thân Hiệu trưởng đi công tác và đi học
nhiều nên chưa nắm bất kịp thời các tình hình thực tế ở nhà trường. Trong nhiều
trường hợp Hiệu trưởng thiếu tính quyết đốn.
3.3. Những thuận lợi, khó khăn để đổi mới phong cách lãnh đạo của
Hiệu trưởng THCS Nguyễn Thái Bình
Trong nhà trường, hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
các hoạt động giáo dục, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên, với ngành
giáo dục và với địa phương. Vì thế, vai trò của hiệu trưởng là rất cần thiết và
quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự phát
triển của từng đơn vị.
Có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính
trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các
phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù
6


hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam. Vì vậy, Hiệu trưởng Trường THCS
Nguyễn Thái Bình cần đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng lấy phong cách
lãnh đạo dân chủ làm phong cách chủ đạo đồng thời ứng xử phù hợp với đặc
điểm tâm lý của từng giáo viên, nhân viên, phù hợp với tình huống quản lý cụ
thể và phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm. Bản thân Hiệu trưởng
có tính tình vui vẻ, hịa đồng, được tập thể sư phạm tín nhiệm cao và vừa được

học tập bồi dưỡng lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS nên hiểu được các loại
phong cách lãnh đạo và ưu nhược điểm của từng loại phong cách lãnh đạo và ý
nghĩa của phong cách lãnh đạo đối với việc nâng cao trình độ tay nghề và tạo
nên động lực lao động cho mỗi giáo viên, nhân viên và tập thể sư phạm. Đó là
những thuận lợi giúp Hiệu trưởng thực hiện đổi mới phong cách lãnh đạo.
Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới phong cách lãnh đạo, Hiệu trưởng cần
phải vượt qua những khó khăn. Một là, do bản thân Hiệu trưởng chưa có tính
quyết đốn cao và do bản thân thường xun đi công tác và tham gia các lớp học
tập nâng cao trình độ nên chưa sâu sát với tình hình. Ngoài ra, do bộ phân tham
mưu, tư vấn, giúp việc cho hiệu trưởng chưa nhạy bén và tinh thần trách nhiệm
chưa cao. Hai là, trình độ phát triển của tập thể chưa đồng bộ, cịn nhiểu người
chưa tích cực, các thành viên chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình. Ba là,
tập thể chưa có sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong thực hiện nhiệm
vụ chung.
4. GIẢI PHÁP VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
TRONG QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH.
Từ thực trạng trên là người cán bộ quản lí giáo dục tơi thấy cần phải có
những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng tập
thể sư phạm vững mạnh đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục của Đảng
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tiến tới phong cách
lãnh đạo tối ưu: phong cách lãnh đạo dân chủ phù hợp với tình huống quản lý,
đặc điểm tâm lý của CB-GV-NV và trình độ phát triển của tập thể cụ thể:
- Hiệu trưởng đã sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các giáo
viên mới và những người ưa khơng có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính
7


sáng tạo. Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ quyền đối với các giáo viên cốt cán
của nhà trường.
- Sử dụng kiểu lãnh đạo dân chủ đối với người lớn tuổi, những người có

tinh thần hợp tác và có lối sống tập thể. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của tập
thể chưa đồng bộ, cịn nhiểu người chưa tích cực, các thành viên chưa tự giác
thực hiện nhiệm vụ của mình nên Hiệu trưởng chưa thành cơng trong cơng tác
quản lý, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của lực lượng giáo viên trẻ.
Nguyên nhân chưa thành công:
+ Một là, do Hiệu trưởng chưa nắm vững lý luận về phong cách lãnh đạo.
Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các giáo viên mới, những người
còn đang trong giai đoạn thử việc và những người ưa chống đối, khơng có tính
tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo. Khi có sự bất đồng trong tập thể,
trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo
độc đốn, sử dụng tối đa quyền lực của mình. Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ
thác đối với các giáo viên hiểu rõ về cơng việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo.
vì nhà lãnh đạo khơng thể ơm đồm tất cả mọi thứ. Các nhân viên cần làm chủ
công việc của họ. Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều
kiện để làm những cơng việc khác cần thiết hơn. Áp dụng kiểu lãnh đạo dân chủ
đối với người lớn tuổi, những người có tinh thần hợp tác và có lối sống tập thể.
+ Hai là, việc áp dụng các phong cách lãnh đạo chưa phù hợp với trình độ
phát triển của tập thể sự phạm nhà trường, đặc điểm tâm lý của giáo viên và
nhân viên và đặc điểm của tình huống quản lý.
+ Ba là, trong cơng tác Hiệu trưởng có phân cơng nhưng khâu kiểm tra
đánh giá chưa chặt chẽ. Những ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo này đến
giáo viên và tập thể sư phạm như sau: Một là, do áp dụng phong cách lãnh đạo
độc đốn nên quyết định có tính áp đặt, khơng phát huy sức mạnh của tập thể và
dễ hình thành cách ứng xử đối phócủa cấp dưới. Do vậy, Hiệu trưởng chủ yếu
phải áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong quản lý, nhưng khi tập thể sư
phạm ở giai đoạn thấp, khi cần vẫn phải áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán;
hoặc khi trình độ nhân viên thấp, mới vào nghề, chưa tự tin thì áp dụng thêm
8



phong cách lãnh đạo chỉ đạo với những người này; hoặc khi giáo viên, nhân viên
có trình độ tay nghề cao, tự tin, có tinh thần trách nhiệm thì cần áp dụng thêm
phong cách lãnh đạo ủy quyền với họ trên cơ sở duy trì phong cách lãnh đạo chủ
đạo là dân chủ…
+ Bốn là, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đúng đắn, tình bạn, tình
đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tập thể sư phạm. Muốn làm được
điều này Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên phát huy dân chủ để họ
thực sự thấy được vị trí vai trị của mình trong tập thể để cống hiến, xây dựng
tập thể ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó Hiệu trưởng cần lắng nghe dư luận
quần chúng để phát hiện, nắm bắt,kịp thời giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn
cá nhân để tạo nên sự đoàn kết, hịa hợp, gắn bó, thống nhất giữa các thành viên
trong tập thể. Để làm tốt điều này trước hết người cán bộ lãnh đạo phải có bản
lĩnh vững vàng, cơng bằng,là trung tâm của sự đoàn kết, có tinh thần đấu tranh
phê và tự phê cao, thực sự là chỗ dựa tin cậy của tập thể, xứng đáng với trách
nhiệm được giao.
Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của tập thể sư phạm.
Hiệu trưởng phải thể hiện được năng lực chun mơn và vai trị lãnh đạo của
mình trong tập thể. Hiệu trưởng vừa là thủ trưởng đồng thời cũng vừa là người
đồng chí chân thành, người bạn tin cậy, giàu kinh nghiệm sống và cơng tác,
mình vì mọi người, cơng tâm, dân chủ, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em đồng
nghiệp. được tập thể tín nhiệm, có phẩm chất đạo đức trong sáng, sự công tâm,
là trung tâm của sự đoàn kết.
Trong cuộc sống cần phải tạo cảm giác gần gũi, thân mật, tế nhị , vui vẻ,
hòa đồng với mọi người. Trong lúc lãnh đạo,điều hành cơng việc cần phải bình
tĩnh, sáng suốt, thận trọng, linh hoạt. Đây là những phẩm chất đạo đức, lối sống
và năng lực mà mỗi người hiệu trưởng nếu thiếu thì khơng thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Hiệu trưởng cần phải xác định được đây là khâu quan trọng trong cơng tác
quản lí. Vì có sắp xếp sử dụng cán bộ, giáo viên, công nhân viên hợp lý mới


9


giúp mọi người phát huy tài năng, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục
học sinh.
Qua công việc Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu
của giáo viên, cán bộ, công nhân viên để phân công hợp lý hơn, đồng thời có kế
hoạch bồi dưỡng để phát triển. Bố trí, sử dụng giáo viên theo chuyên ngành đào
tạo. Đây là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ cốt cán.
Đối với giáo viên có trình độ chuẩn, trên chuẩn năng lực vững vàng sắp xếp dạy
ở những lớp cuối cấp và đầu cấp. Những giáo viên có năng lực, uy tín nên giao
nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ chuyên môn. Quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh,
nguyện vọng của mỗi người, ưu tiên đến giáo viên nữ có con nhỏ, những giáo
viên có tuổi cao, giảm bớt cơng việc cho những giáo viên đang theo học các lớp
đào tạo. Nhiệm vụ xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh trong nhà trường đây là
một trong những nhiệm vụ quản lí trường học chủ yếu, song đây lại là công việc
hết sức khoa học, tinh tế và nhạy cảm. Vì vậy muốn làm tốt người hiệu trưởng
cần vận dụng linh hoạt các biện pháp trên để đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong thực tế mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu và nhược điểm của nó
tùy vào tính chất cơng việc, đặc điểm tập thể và từng tình huống cụ thể để vận
dung linh hoạt các phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo này bổ sung cho
phong cách lãnh đạo kia, ưu điểm của phong cách này khắc phục nhược điểm
của phong cách kia. Chúng ta cần hạn chế những nhược điểm và phát triển
những ưu điểm của những phong cách đối với từng tình huống cụ thể, đối tượng,
hoàn cảnh trong từng thời điểm.
5. KẾT LUẬN
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển,
cùng với tốc độ phát triển của khoa học- kĩ thuật và nền kinh tế thị trường như
hiện nay thì vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của các nhà lãnh đạo cần phải đổi
mới liên tục, bởi phong cách phụ thuộc một phần vào thời kì lịch sử và văn hóa

dân tộc…Do vậy, mỗi một mơi trường khác nhau sẽ có những phong cách lãnh
đạo khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh, việc đổi mới phương thức lãnh đạo
để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của tập thể, nâng cao lợi nhuận, tăng GDP
10


của đất nước. Trong cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng phong cách lãnh
đạo mới để theo đúng tính chất phục vụ nhân dân chứ không phải quản lý dân,
đúng với tính chất “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đi theo tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra.
Có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính
trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các
phong cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù
hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam. Chỉ có như thế tổ chức mới đạt được
hiệu quả trong giải quyết công việc một cách cao nhất, phát huy được sức mạnh
tập thể và tinh thần sáng tạo của nhân viên. Đúng như một câu danh ngơn đã
nói: “Một nhà quản lý phải đồng thời là: Một viên đại tướng biết cách chỉ huy,
một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý
biết cách khích lệ cổ vũ”.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
và được biểu hiện bằng cơng thức: Phong cách lãnh đạo bằng cá tính nhân với
môi trường, là tập hợp của những phương pháp hay cách thức tác động mà nhà
quản lý thường sử dụng để chỉ huy nhân viên thực hiện một nhiệm vụ hay cơng
việc nào đó. Kết quả của việc vận dụng phong cách lãnh đạo mới này sẽ thúc
đẩy trình độ tay nghề, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân
viên và sự phát triển nói chung của tập thể sư phạm nhà trường.

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dũng. Tâm lí xã hội quản lí. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội,
1995.

2. Vũ Dũng. Cơ sở Tâm lí học ê kíp lãnh đạo. NXB khoa học xã hội.
Hà Nội, 1995.

11


3. Đặng Quốc Bảo. Người quản lý với giao tiếp có văn hố. Trường
Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội, 1999.
4. Vũ Dũng. Quyền lực của người lãnh đạo. Tạp chí Tâm lí học, số
7/2001.
5. Văn kiện Hội nghị lần thứ nhất BCHTW khóa XI. NXB chính trị
Quốc gia Hà Nội, 2011.
6. Tài liệu bồi dưỡng cáN bộ quản lý trường phổ thông.
7. Các trang website và các trang mạng internet.

12



×