Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG BẢO TÀNG Ở HUẾ VỚI VIỆC PHỤC VỤ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.12 KB, 6 trang )

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG BẢO TÀNG Ở HUẾ VỚI VIỆC PHỤC VỤ DU LỊCH
Trần Đức Anh Sơn*
Huế được coi là một trung tâm văn hóa - du lịch của cả nước, với đầy đủ các loại
hình du lịch như: du lịch văn hóa; du lịch chiến trường xưa; du lịch biển; du lịch sinh
thái… Trong đó, du lịch văn hóa được coi là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này. Các di
sản kiến trúc - lịch sử - văn hóa như: thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền…
chính là những yếu tố hấp dẫn du khách đến Huế. Ngồi ra, cịn có một tác nhân tích cực
trong việc thu hút du khách và góp phần định hình sản phẩm du lịch văn hóa của xứ Huế.
Đó là hệ thống các bảo tàng.
I. HỆ THỐNG BẢO TÀNG Ở HUẾ:
Ở Huế hiện có 3 bảo tàng đang hoạt động với tư cách là những bảo tàng thực thụ:
có trụ sở, nhà trưng bày và thường xuyên phục vụ du khách đến tham quan. Đó là: Bảo
tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (Bảo tàng MTCÐ Huế); Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng
Thừa Thiên Huế (Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế) và Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa
Thiên Huế (Bảo tàng HCM Thừa Thiên Huế). Ngồi ra, cịn có Nhà bảo tàng Huế, một
thiết chế văn hóa do UBND thành phố Huế ra quyết định thành lập từ năm 1989, trực
thuộc Phòng VHTT thành phố Huế, nhưng đến nay vẫn chưa có trụ sở chính thức.
Trước tiên, tơi xin giới thiệu sơ lược về hệ thống bảo tàng và nhà trưng bày nghệ
thuật ở Huế.
1. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế: (Số 3, đường Lê Trực, Huế):
Bảo tàng MTCĐ Huế được thành lập vào năm 1923, với tên gọi là Bảo tàng Khải
Ðịnh, từng được coi là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất ở Việt Nam và Ðơng
Dương trước đây. Ngun xưa, điện Long An, tịa nhà trưng bày chính thức của Bảo tàng
MTCÐ Huế hiện nay, là một trong những kiến trúc chính của cung Bảo Định, do vua
Thiệu Trị cho dựng ở bờ bắc Ngự Hà trong Kinh Thành Huế vào năm 1845. Sau nhiều
biến cố lịch sử, tháng 6/1908, điện Long An được vua Duy Tân cho dời về vị trí hiện tại
để làm Tân Thơ Viện của trường Quốc Tử Giám. Từ năm 1913, đây cịn là nơi đóng trụ
sở của Hội đô thành hiếu cổ (AAVH), một tổ chức quy tụ những người u thích nghiên
cứu lịch sử văn hóa, nghệ thuật xứ Huế. Song song với việc xuất bản Tập san Đô thành
hiếu cổ (BAVH) chuyên nghiên cứu về con người, lịch sử và văn hóa Huế, Hội đơ thành
hiếu cổ đã sưu tầm nhiều tác phẩm nghệ thuật và các cổ vật ở Huế và phụ cận, đưa về cất


giữ tại điện Long An. Đây chính là tiền đề để hình thành nên một bảo tàng ở Huế sau này.
Ngày 24/8/1923, vua Khải Ðịnh ký dụ cho phép chính thức thành lập tại kinh đô
Huế một bảo tàng mang tên Bảo tàng Khải Ðịnh. Bảo tàng này “có nhiệm vụ sưu tập và
bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội,
nghệ thuật và nghi lễ của nước Ðại Nam”. Nhà vua cho phép sử dụng Tân Thơ Viện làm
nơi trưng bày chính thức những sưu tập hiện vật của bảo tàng, đặt dưới sự quản lý của
Hội đô thành hiếu cổ.
Trong những năm chiến tranh, tuy Huế là một trọng địa chiến sự, nhưng bảo tàng
này vẫn là một điểm tham quan lý thú, thu hút nhiều du khách trong ngoài nước đến tham
quan. Năm 1979, bảo tàng được đổi tên thành Bảo tàng Cổ vật Huế và đến tháng 9/1995
thì được đổi tên thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, trực thuộc sự quản lý của
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đơ Huế.
*

TS. Giám đốc Bảo tàng MTCÐ Huế.

1


Hiện nay, Bảo tàng MTCÐ Huế là nơi lưu giữ gần 9.000 hiện vật quý giá. Phần
lớn những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật; các đồ dùng cho nhu cầu sinh hoạt,
lễ nghi, tín ngưỡng và quốc phịng của vua, hồng gia và triều đình nhà Nguyễn; các hiện
vật Chămpa và những tặng phẩm, thương phẩm từ quan hệ ngoại giao và thương mại
giữa Việt Nam và các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Anh, Thái Lan... bao
gồm đồ sứ, đồ đồng, kim loại quý, vải, gỗ, đá, pha lê, ngà, mây tre... Bảo tàng MTCÐ
Huế là nơi bảo lưu đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về cuộc sống cung đình triều
Nguyễn. Bản thân ngôi điện Long An cũng là một cổ vật vơ giá. Ðó là một tịa nhà kép,
theo lối “trùng thiềm điệp ốc”, mang những đặc trưng của kiến trúc Huế và được đánh
giá là một trong những cung điện đẹp nhất hiện cịn lại ở Huế. Vì thế, điện Long An đã
được Bộ VHTT cấp bằng công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật của quốc gia.

2. Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế: (Số 1, đường 23/8, Huế):
Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế nguyên là Bảo tàng Bình Trị Thiên, được hình
thành từ 3 bảo tàng: Bảo tàng Quảng Bình, Bảo tàng Quảng Trị và Bảo tàng Thừa Thiên
theo quyết định của UBND tỉnh Bình Trị Thiên ngày 30/10/1982. Trong thời gian này,
hình thức của bảo tàng là sự kết hợp giữa một bảo tàng lịch sử địa phương với bảo tàng
đấu tranh cách mạng.
Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên - Huế, Bảo tàng Bình Trị Thiên cũng được tách làm ba. Trên cơ sở những sưu
tập hiện vật còn lại, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Bảo tàng tổng hợp Thừa Thiên
Huế vào tháng 9/1989, giao cho Sở VHTT trực tiếp quản lý. Đến năm 2005, bảo tàng này
được đổi tên là Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế.
Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế tọa lạc trong một khuôn viên nguyên là trường
Quốc Tử Giám của triều Nguyễn, một trong những di tích quan trọng bậc nhất của nền
giáo dục và khoa cử thời Nguyễn ở Huế xưa. Không kể hệ thống nhà kho, hội trường và
nhà làm việc, Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế có một khu trưng bày ngồi trời, trưng
bày các khí cụ chiến tranh của cả hai phía thu được ở địa bàn Thừa Thiên Huế trong cuộc
chiến tranh 1954 - 1975 và 3 phòng trưng bày cố định theo các chủ đề: Thừa Thiên - Huế
thời kỳ tiền -sơ sử; Phong trào đấu tranh cách mạng và cuộc cuộc kháng chiến chống
Pháp ở Thừa Thiên - Huế giai đoạn 1930 - 1954 và Thừa Thiên - Huế và cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975.
Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế hiện đang quản lý hơn 5.500 hiện vật gốc, với
các sưu tập đáng chú ý như: sưu tập các hiện vật khảo cổ học thời kỳ tiền sơ sử khai quật
từ các di tích Cồn Ràng, Chân Mây…; sưu tập hiện vật Champa thu thập từ các di tích
thành Hóa Châu, phế tích Văn Trạch Hòa, tháp Mỹ Khánh…; sưu tập hiện vật của các
thời kỳ đấu tranh cách mạng…
Ngoài ra, Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế cịn quản lý 42 di tích LS-VH nằm rải
rác trên khắp địa bàn tỉnh, trong đó có 15 di tích thuộc loại hình di tích LSCM; cịn lại là
di tích kiến trúc, nghệ thuật và khu lưu niệm danh nhân.
3. Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế: (Số 7, đường Lê Lợi, Huế):
Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập ngày 20/2/1979 theo quyết

định số 64-QĐ/TV của Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên với tên gọi là Ban tổ chức
phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế. Ngày 19/5/1979, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra
quyết định số 610-QĐ/UB thành lập bộ máy qui định chức năng, nhiệm vụ của ban tổ
chức Phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế. Ngày 2/9/1979 nhà trưng bày về cuộc

2


đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức mở cửa đón khách tham
quan. Ngày 16/9/1980, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra quyết định số 306-QĐ/TU, về việc
thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị Thiên.
Sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên Huế, ngày 24/7/1989 Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định thành lập
Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên Huế từ cơ sở cũ là Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Bình Trị
Thiên.
Hiện nay, Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sưu tầm, bảo quản và trưng
bày những hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến thời niên thiếu của Hồ Chủ Tịch trong
10 năm Người sống ở Huế. Phần trưng bày chính thức trong nội thất của bảo tàng này
được khai trương vào ngày 19/5/2000, gồm 1.127 hiện vật và tài liệu, với 7 chủ đề xuyên
suốt cuộc đời của Hồ Chủ tịch và 1 chủ đề thể hiện tấm lòng và tâm nguyện của nhân dân
cả nước đối với sự nghiệp cách mạng của Người.
Ngoài ra, Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên Huế còn quản lý 11 di tích liên quan
đến thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế, trong đó có 4 di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng
là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đó là: Nhà lưu niệm Bác Hồ (hiện ở số nhà 112,
đường Mai Thúc Loan, Huế); Trường Quốc Học Huế; Nhà lưu niệm Bác Hồ và Đình
làng Dương Nỗ (đều ở làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, Phú Vang).
4. Nhà bảo tàng Huế: (Số 4, đường Hoàng Hoa Thám, Huế):
Nhà bảo tàng Huế được thành lập năm 1989 theo quyết định của UBND thành phố
Huế, tồn tại và hoạt động trong khn viên của Phịng VHTT thành phố Huế. Nhà bảo
tàng Huế hiện sở hữu khoảng 1.000 hiện vật, tập trung trong các sưu tập sau: sưu tập hiện

vật về nghề và làng nghề truyền thống Huế như: đúc đồng, chạm khắc, mộc mỹ nghệ,
nghề làm phục trang đạo cụ tuồng…; su tập tranh dân gian làng Sình và làng Chuồn; sưu
tập hiện vật điêu khắc Chămpa; sưu tập đồ gốm dân gian; sưu tập nơng cụ…
Ngồi các bảo tàng trên, Huế cịn có 2 nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật
đương đại, thường xuyên mở cửa đón khách tham quan, là Nhà trưng bày Điềm Phùng
Thị (khai trương đầu năm 1994) và Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (khai trương tháng
6/2006).
Với vị thế là một “trung tâm văn hóa - du lịch - giáo dục…” như khẳng quyết của
giới chính trị Thừa Thiên Huế, sự hiện hữu của 4 bảo tàng và 2 nhà trưng bày kể trên trên
mảnh đất văn vật này quả là khiêm tốn.
Do vậy, ngày 18/8/2005, Sở VHTT đã có Tờ trình số 559/VHTT - KH gửi UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng đến năm
2020, đề nghị các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai dự án xây dựng
một số bảo tàng mới trên địa bàn tỉnh như: Bảo tàng văn hóa dân gian Huế; Bảo tàng Mỹ
thuật Huế; Bảo tàng điêu khắc Điềm Phùng Thị (trên cơ sở nâng cấp Nhà trưng bày
Điềm Phùng Thị); Bảo tàng Lực lượng Vũ trang Thừa Thiên Huế; Nhà truyền thống Phụ
nữ Thừa Thiên Huế... Có thể coi đây là những quyết sách nhằm nâng cấp, mở rộng và
kiện toàn hệ thống bảo tàng, với mục tiêu tăng cường vai trò của hệ thống bảo tàng trong
việc nâng cao dân trí và phục vụ du lịch ở Huế nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
II. VAI TRỊ CỦA HỆ THỐNG BẢO TÀNG Ở HUẾ VỚI VIỆC PHỤC VỤ
DU LỊCH:

3


Như đã đề cập ở phần I của tham luận này, các bảo tàng ở Huế là một trong những
tác nhân thu hút du khách và góp phần định hình sản phẩm du lịch văn hóa của địa
phương. Nguyên nhân của việc này là bởi các lý do sau:
- Đây là những nơi lưu trữ và trưng bày những hiện vật liên quan đến lịch sử, văn
hóa, mỹ thuật, phong tục, danh nhân và chiến tích của một vùng đất giàu truyền thống

lịch sử, có những giá trị văn hóa đặc thù và truyền thống yêu nước hào hùng, nơi hội tụ
của những danh nhân văn hóa, lịch sử qua nhiều thời kỳ.
- Thành phố Huế xứng đáng là một “bảo tàng lộ thiên”, một “kho lưu trữ sống”
của văn hóa Huế và văn hóa Việt. Trong đó, các cung điện, miếu vũ, thành quách, lăng
mộ là “phần xác” với những giá trị hiển hiện đương nhiên, còn các bảo tàng, bình thường
là nơi cất giữ “phần hồn” của các cổ tích ấy, khi cần thiết lại là nơi cung cấp “chất liệu”
để tái hiện quá khứ và dẫn lối cho du khách tiếp cận phần sâu lắng nhất trong đời sống
nhân văn của xứ Huế.
- Các bảo tàng không chỉ quản lý và trưng bày hiện vật trong không gian cố định
của mình mà cịn quản lý các di tích liên quan đến lịch sử, văn hóa và danh nhân của địa
phương và tổ chức trưng bày hiện vật trong các di tích này, tức là đem “phần hồn” đến
với “phần xác”; tạo nên các tour, tuyến du lịch văn hóa đặc sắc và hấp dẫn.
Số liệu thống kê du khách đến thăm 3 bảo tàng ở Huế trong 5 năm qua là minh
chứng cho nhận định trên:
LƯỢNG KHÁCH ĐẾN THAM QUAN 3 BẢO TÀNG Ở HUẾ (2001 - 2005)
Bảo tàng MTCÐ
Huế

Bảo tàng LSCM
Thừa Thiên Huế

2001

2002

2003

2004

2005


Tổng số: 20.174
lượt

TS:
23.166

TS:
20.090

TS:
12.577

TS: 13.108

Quốc tế: 10.401
lượt

QT:
11.700

QT:9.254

7.387

Tổng số: 45.000
lượt

TS:
39.200


TS:
40.000

TS:
60.000

QT: 9.000
Bảo tàng HCM tỉnh
Thừa Thiên Huế

Tổng số: 61.446
lượt

TS:
65.129

Quốc tế: 2.584
lượt

QT: 2.319

9.758

TS:
175.000
QT: 19.600

TS:62.500


TS:60.820

TS: 65.500

QT: 1.002

QT: 2.832

QT: 3.000

(Số liệu do Bảo tàng MTCÐ Huế và Phòng Nghiệp vụ Sở VHTT Thừa Thiên Huế cung cấp)

Tuy nhiên, khi so sánh lượng khách đến tham quan các bảo tàng ở Huế với lượng
khách du lịch đến Huế trong 5 năm 2001 - 2005 (bình quân 1,5 triệu lượt du khách/năm),
dễ dàng nhận thấy lượng du khách đến thăm bảo tàng chiếm tỉ lệ quá nhỏ (Từ 1 đến 1,2%
đối với Bảo tàng MTCÐ Huế; từ 3 đến 11% đối với Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế và
từ 4 đến 4,2% đối với Bảo tàng HCM Thừa Thiên Huế). Theo một báo cáo của Hiệp hội
Bảo tàng Pháp vào năm 2004, mỗi năm các bảo tàng Pháp đón 20% số người trưởng
thành (chiếm 52% dân số nước Pháp) đến tham quan và trên 30% người chưa thành niên
(chiếm 48% dân số nước Pháp). (Trên tồn nuớc Pháp có hơn 2000 bảo tàng/ so với 113
bảo tàng và nhà trưng bày ở Việt Nam).

4


Như vậy, vai trò của các bảo tàng ở Huế trong việc phục vụ du lịch là quá sức bé
nhỏ. Ngun nhân là vì:
- Nguồn khách du lịch chính yếu của Việt Nam nói chung, của thị trường du lịch
Thừa Thiên Huế nói riêng chủ yếu là người Việt. Trong khi đó, người Việt lại chưa có
thói quen coi bảo tàng là một địa chỉ văn hóa và giải trí phổ biến, nên du khách Việt Nam

tìm đến bảo tàng chưa nhiều.
- Các con số thống kê cho thấy du khách Việt Nam viếng thăm ở Bảo tàng LSCM
Thừa Thiên Huế và Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều hơn du khách quốc tế,
trong khi du khách quốc tế lại viếng thăm Bảo tàng MTCÐ Huế nhiều hơn khách Việt
Nam. Lý do là vì Bảo tàng LSCM Thừa Thiên Huế và Bảo tàng HCM tỉnh Thừa Thiên
Huế là những nơi miễn vé tham quan nên thu hút đông khách Việt. Đó là chưa kể các con
số thống kê nói trên chỉ là tương đối vì nó bao hàm cả số người đến đây vì các lý do “phi
du lịch” như đi dâng hương, đến báo công, hay hoạt động phong trào… chứ không phải
tới bảo tàng để tham quan, thưởng ngoạn như du khách thực thụ. Bảo tàng MTCÐ Huế là
nơi trưng bày những cổ vật quý giá của triều Nguyễn và văn hóa Huế, lại là bảo tàng duy
nhất bán vé vào cửa với giá khá cao nên lượng du khách đến thăm ít hơn 2 bảo tàng kia,
nhưng đây là những du khách thực sự muốn tham quan, thưởng ngoạn các giá trị văn hóa,
lịch sử hiện diện trong bảo tàng này.
- Giới chính trị ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa có đánh
giá đúng mực vai trị của bảo tàng với du lịch. Phần lớn người ta quan niệm bảo tàng chỉ
là nơi để giáo dục truyền thống, là “cái bàn thờ” của địa phương hơn là nơi có thể “sinh
lợi” (trong ý nghĩa phục vụ du lịch) nên khơng có sự đầu tư thích đáng. Cá biệt, có lúc, có
nơi coi hiện vật trong bảo tàng là “bí mật quốc gia” nên bưng bít thơng tin và tìm cách
hạn chế người ngoài tiếp xúc. May mà tháng 4/2006 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế đã ban hành văn bản mới quy định về Danh mục bí mật nhà nước, đã loại bỏ
cổ vật trong bảo tàng ra khỏi danh mục này. Nhân đây tôi xin kể một câu chuyện về quan
niệm cổ vật trong bảo tàng ở Nhật Bản:
“Cách đây 9 năm, tôi được mời tham dự một khóa tập huấn tại Bảo tàng Dân tộc
học Quốc gia Nhật Bản (thường được gọi là Minpaku), cùng với các đồng nghiệp đến từ
các bảo tàng của 12 nước quốc gia khác nhau. Một hôm, chúng tôi được mời vào thăm
kho bảo vật quốc gia của Minpaku. Ðó là nơi cất giữ những hiện vật quý nhất của bảo
tàng này. Nhìn những cổ vật bày biện sạch sẽ, ngăn nắp trong hệ thống tủ kệ rất cơ động
và hiện đại, tơi muốn chụp một vài kiểu ảnh, phịng khi có điều kiện cải tạo hệ thống kho
cổ vật của BTMTCÐ Huế thì sẽ bắt chước. Khi tơi ngỏ lời xin phép GS. Morita, người
hướng dẫn chúng tôi tham quan hôm ấy, thì ơng hỏi lại: “Anh chụp phim negative hay

phim slide?”. Tưởng ơng khơng đồng ý, tơi vội nói thêm: “Tôi chỉ xin chụp vài kiểu
phim thường, vả lại, tôi cũng chỉ mang có một máy ảnh mà thơi”. GS. Morita bảo tơi:
“Cứ tự nhiên”, rồi quay lại nói nhỏ với cơ trợ lý của ơng điều gì đó. Cơ ấy ra ngồi
chừng mươi phút thì trở lại với một chiếc máy ảnh Nikon và 2 cuốn phim slide trên tay.
Cô bảo với tôi: “GS. Morita khuyên anh nên chụp bằng phim slide vì sợ phim negative
khơng bảo quản được lâu. Trong máy này có sẵn 1 cuốn phim mới lắp, còn đây là những
cuốn dự bị, xin mời anh. Chụp xong anh đưa phim để tôi gửi đến studio của bảo tàng
tráng giúp cho”. Trưa hôm sau, cô ấy đến chổ họp trao cho tôi 3 hộp phim slide đã tráng
và vào khn hồn chỉnh, cùng với một cuốn băng video và bảo: “Chúng tôi gửi tặng
anh cuốn băng dài 35 phút giới thiệu về hệ thống kho của bảo tàng để anh tiện tham
khảo”. Quá sức ngạc nhiên, tơi hỏi GS. Katsumi Tamura, người chủ trì thảo luận hôm ấy:
“Thưa giáo sư, tôi rất ngạc nhiên khi được phép chụp ảnh hệ thống kho của bảo tàng

5


này, rồi lại được tặng băng video nữa. Giáo sư đã từng đến làm việc ở Bảo tàng MTCÐ
Huế và biết rất rõ rằng người ngồi, trong đó có giáo sư, chưa bao giờ được phép vào
thăm kho của Bảo tàng MTCÐ Huế. Ðó là nơi ln được giữ bí mật và chỉ có một số rất
ít những nhân vật quan trọng mới được vào kho. Phải chăng đây là một sự ưu đãi dành
riêng cho chúng tôi?”. GS.Tamura cười đáp: “Không phải thế, chúng tôi luôn quan niệm
rằng cần phải thơng báo cho mọi người biết chúng tơi có cái gì trong bảo tàng để thu hút
họ đến tham quan. Các hiện vật chỉ được trưng bày từ sáu tháng đến một năm, sau đó thì
phải nhường chổ cho những hiện vật khác. Vì thế, cần phải thơng tin cho mọi người biết
rằng họ đã, đang và sẽ xem cái gì trong bảo tàng, để có thể lơi kéo họ đến tham quan
bảo tàng không phải một, hai hay ba lần mà cịn hơn thế nữa. Khơng có gì cần phải giữ
bí mật cả. Cịn vấn đề an ninh cho hiện vật thì đã có hệ thống bảo vệ lo liệu”.
- Cơ sở vật chất của các bảo tàng quá nghèo nàn. Hình thức trưng bày trong các
bảo tàng quá đơn điệu và rập khuôn như nhau, khiến du khách có cảm nghĩ chỉ cần đi
thăm một bảo tàng địa phương ở Việt Nam là biết hết các bảo tàng địa phương khác. Đây

cũng là nhận định của chuyên gia du lịch người Đức Paul Stoll nhận định trên báo Tuổi
trẻ số ra ngày thứ 7 (24/6/2006) về thị trường và sản phẩm du lịch ở đồng bằng sông Cửu
Long.
II. VÀI ĐỀ XUẤT NHỎ:
Bảo tàng phải là nơi đem đến cho du khách 4 điều: giáo dục (educate); khai trí
(enlighten); tiêu khiển (entertain) và mơi sinh (environment). Đó là nguyên tắc “4 chữ E”
mà giới bảo tàng học phương Tây đặt ra và coi đó là kim chỉ nam để một bảo tàng ra đời,
tồn tại và phát triển.
Ngoài ra, du khách đến bảo tàng còn mong mỏi được mua những món quà lưu
niệm ghi dấu những sự kiện lịch sử, những đặc trưng văn hóa của một vùng đất hay một
danh nhân. Thậm chí, người ta cịn tìm đến các bảo tàng để thưởng thức thú ẩm thực và
thú tiêu dao như trong các bảo tàng ẩm thực (museum of gastronomy), bảo tàng sinh thái
(écomusée); bảo tàng dân gian (museum of folkore)… ở các nước tiên tiến mà tơi có dịp
tham quan, học tập. Đây là điều mà các bảo tàng ở Thừa Thiên Huế chưa làm được.
Muốn hệ thống bảo tàng ở Huế đóng góp nhiều hơn nữa cho việc phát triển du lịch
tỉnh nhà, những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý bảo tàng và các nhà bảo
tàng học ở Huế (nếu có) phải phát triển bảo tàng theo định hướng trên đây; đồng thời
giảm bớt việc “chính trị hóa” các hoạt động trưng bày và hoạt động nghiệp vụ của bảo
tàng, nhằm làm tăng sức hấp dẫn của bảo tàng. Làm được như vậy thì hệ thống bảo tàng
ở Huế mới phát huy đích thực vai trị của mình trong việc phục vụ du lịch, đúng như chủ
đề mà Ban tổ chức đã gợi ý cho tôi khi mời tôi tham gia phát biểu tại hội thảo này.
T.Đ.A.S.

6



×