Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


1 Khái quát về đặc điểm của dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1.1 Đặc điểm của dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc. Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện
nay là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Dân tộc
ở Việt Nam có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất: Là có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc không đều nhau.
Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số, còn lại là dân tộc ít người phân bố
rải rác trên địa bàn cả nước. Có 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 nghìn
người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc
có số dân dưới 100 nghìn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 nghìn người đến 1
nghìn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 nghìn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ
đu, Brâu).
Thứ hai: Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các dân
tộc khơng có lãnh thổ riêng, khơng có nền kinh tế riêng. Và sự thống nhất giữa các
dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố.
Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc mở rộng giao lưu,
tăng cường hiểu biết, giúp đỡ nhau cùng nhau phát triển tạo nên một nền văn hóa
thống nhất trong đa dạng. Tuy nhiên do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong q
trình sinh sống cũng không thể tránh khỏi mâu thuẫn, xung đột tạo kẽ hở để các thế
lực thù địch lợi dụng phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước.
Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng
Tuy chỉ chiếm khoảng 13% dân số, nhưng 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam lại cư
trú trên ¾ diện tích lãnh thổ và phân bố chủ yếu trên các địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và giao lưu quốc tế như: vùng


biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển khơng đều
Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch
sử nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các
vùng dân cư thể hiện rõ rệt. Về xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hội giữa
các dân tộc thiểu số không giống nhau. Về phương diện kinh tế, một số ít dân tộc còn
duy trì kinh tế chiếm đoạt, dựa vào khai thác tự nhiên; tuy nhiên phần lớn các dân tộc
ở Việt Nam đã chuyển sang phương thức sản x́t tiến bộ, tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Về phương diện văn hóa, trình độ dân trí, chuyên môn kỹ thuật
của nhiều dân tộc thiểu số còn thấp
Thứ năm: Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đồn kết, gắn bó lâu đời
trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất
Đặc điểm này đã được hình thành từ rất sớm và tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa
các dân tộc. Không cả già trẻ gái, trai, hay dân tộc nào miễn là người dân Việt Nam thì
2


các anh em dân tộc Việt Nam ln đồn kết keo sơn gắn bó một lòng một dạ. Trước
khi thời chiến các dân tộc đồng lòng chống dịch, bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay thời bình
các dân tộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ nền hòa bình dân tộc. Tính đoàn kết dân
tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của
dân tộc ta.
Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong
phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất
Dân tộc Việt Nam có nền văn hố thống nhất trong đa dạng. Văn hoá Việt Nam
là sự thống nhất trong đa dạng. Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỡi dân tộc trong
đại gia đình các dân tộc Việt lại có đời sồng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần
làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng. Rất nhiều bản sắc văn hóa tạo thành
nét đặc trưng riêng của mỡi dân tộc làm phong phú cho nền văn hóa dân tộc nước nhà.
1.2 Đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Nằm ở giữa ngã ba của Đông Nam châu Á, Việt Nam là nơi giao lưu của các
luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau. Với địa hình phong phú và đa dạng, lại ở vùng
nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa đe dọa cộng đồng người sống ở đây. Do
đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, mong muốn nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng
siêu nhiên. Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại
kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng,
tôn giáo nhận sự ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, sự x́t hiện nhiều nhân vật có cơng
trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng.
Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chữa đựng đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo của họ.
=> Đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hóa đó có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm của
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tơn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo,
Công giáo, Tin lành, Hồi giáo; các tôn giáo khu vực như Đạo giáo; tôn giáo bản địa
như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,… Tính
đến hết năm 2018, nước ta có 16 tôn giáo và 43 tổ chức tôn giáo được Nhà nước cấp
đăng ký và công nhận, với hơn 26 triệu tín đồ.
Dưới góc độ văn hóa, sự đa dạng của tơn giáo ở Việt Nam đã góp phần làm cho
văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Mỡi loại hình tơn giáo đều góp mặt trang điểm
3


cho bộ mặt văn hóa Việt Nam đa sắc, đa màu. Đây là một thế mạnh, một lợi thế trong
phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Chúng ta có thể khai thác các giá trị văn hóa này
để phát triển kinh tế du lịch văn hóa, có thể quảng bá giá trị văn hóa này trong giao
lưu hội nhập quốc tế hiện nay. Còn dưới góc độ quản lý xã hội, sự đa dạng, phong phú
của tôn giáo còn đòi hỏi Đảng, Nhà nước vừa phải có quan điểm, chính sách đúng

đắn, vừa phải cụ thể hóa để phù hợp với từng tôn giáo của các tộc người cụ thể.
Thứ hai: Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hịa bình và
khơng có xung đột, chiến tranh tơn giáo
Các tơn giáo ở Việt Nam có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử.
Mỡi tơn giáo ở Việt Nam có q trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự
gắn bó với dân tộc cũng khác nhau. Tín đồ của các tơn giáo khác nhau cùng chung
sống hòa bình trên một địa bàn, giữa họ có sự tơn trọng niềm tin của nhau và chưa
từng xảy ra xung đột, chiến tranh tơn giáo.
Thứ ba: Tín đồ các tơn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lịng
u nước, tinh thần dân tộc
Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có thành phần rất đa dạng phần lớn là nhân dân
lao động trong đó chủ yếu là nơng dân. Theo ước tính của Ban Tôn giáo Chính phủ,
trong Phật giáo, Cơng giáo có khoảng 80 – 85% tín đồ là nơng dân, trong Tin lành có
khoảng 65% tín đồ là nông dân và trong Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 95%
tín đồ là nơng dân. Đa số họ có đời sống và trình độ dân trí thấp. Đa số tín đồ các tơn
giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với
dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam.
Thứ tư: Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trị, vị trí quan trọng trong giáo
hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ
Chức sắc tơn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, họ tự nguyện
thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình
tin theo. Trong giai đoạn hiện nay, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam luôn
chịu sự tác động của tình hình chính trị - xã hội trong và ngồi nước, nhưng nhìn
chung xu hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát triển.
Thứ năm: Các tơn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân
tơn giáo ở nước ngồi
Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả các
tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tơn giáo ở nước ngoài hoặc
4



các tổ chức tôn giáo quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây cũng
chính là điều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt
Nam với tôn giáo ở các nước trên thế giới.
Thứ sáu: Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi dụng
Trong những năm trước đây cũng như giai đoạn hiện nay, các thế lực thực dân,
đế quốc luôn chú ý ủng hộ, tiếp tay cho các đối tượng phản động ở trong nước lợi
dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Lợi dụng
đường lối đổi mới, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch
bên ngoài thúc đẩy các hoạt động tôn giáo, tập hợp tín đồ, tạo thành một lực lượng để
cạnh tranh ảnh hưởng và làm đối trọng với Đảng Cộng sản, đấu tranh đòi hoạt động
của tơn giáo thốt ly khỏi sự quản lý của Nhà nước; tìm mọi cách quốc tế hóa “vấn đề
tơn giáo” ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn
giáo.
2. Đặc điểm mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau
giữa dân tộc và tôn giáo trong nội bộ quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc giải quyết mối quan hệ này như thế nào có ảnh
hưởng rất lớn đến sự ổn định chính trị và phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất
là các quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo.
Quan hệ dân tộc và tôn giáo được biểu hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức và
phạm vi khác nhau. Những đặc điểm mang tính đặc thù cơ bản giữa dân tộc và tôn
giáo ở nước ta hiện nay như sau:
 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo

được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất
Sự đồn kết giữa tơn giáo và dân tộc vẫn trở thành xu thế nổi trội. Trong điều
kiện hiện nay, xu thế đồn kết tơn giáo và dân tộc vẫn là dòng chủ lưu xuất phát từ

những yếu tố truyền thống, lịch sử và văn hố. Nhìn một cách tổng qt, suốt chiều
dài của mấy nghìn năm lịch sử vấn đề nổi trội vẫn là tinh thần yêu nước, tinh thần
đoàn kết cộng đồng. Tinh thần đó trở thành phong cách, đạo lí sống của người Việt
Nam. Tinh thần đoàn kết đó đã trở thành sức mạnh quật khởi để dân tộc Việt Nam
chiến thắng kẻ thù. Lịch sử Việt Nam đã từng chứng kiến sự giành lại độc lập dân tộc
sau hơn nghìn năm Bắc thuộc, nhà Trần ba lần đánh tan quân Mông-Nguyên, nhà Lê
đánh thắng quân xâm lược Minh, Quang Trung đại phá quân Thanh. Tinh thần đoàn
kết đó lại được thử thách qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, để đến hôm
5


nay tinh thần đó lại trở thành sức mạnh vơ địch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Suốt trong quá trình lịch sử cho đến hiện tại, các tơn giáo ở Việt Nam có
truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời.
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tơn giáo và tính ngưỡng với nhau.
Nhìn chung, mọi người đều đoàn kết ý thức rõ về cội nguồn, về một quốc gia - dân tộc
thống nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời gian gần đây, ở nhiều nước, nhiều quốc gia trên thế giới nổi lên xu
hướng xung đột dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội, thậm chí gây ra
các cuộc nội chiến bùng phát dữ dội. Nhưng ở Việt Nam, ngay từ sau khi đất nước
giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, quan hệ dân tộc và tôn giáo luôn được coi trọng và nhìn chung được giải
quyết khá tốt, khơng dẫn đến những xung đột lớn trong nội bộ quốc gia. Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai hoạt động thực tiễn, do nhận thức hoặc do thực hiện chưa
đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc
và tín ngưỡng, tôn giáo nên dẫn đến việc có nơi có lúc quan hệ này vẫn nảy sinh
những mâu thuẫn cần phải được nhận diện rõ và đánh giá một cách khách quan, khoa
học để tiếp tục tăng cường giải quyết tốt mối quan hệ nhằm phát huy những giá trị tốt
đẹp của các dân tộc và những giá trị đạo đức, văn hóa của các tơn giáo, tín ngưỡng
nhằm góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam; đồng thời đảm bảo sự ổn

định chính trị của quốc gia.
 Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín

ngưỡng truyền thống
Ở Việt Nam, tín ngưỡng truyền thống biểu hiện ở nhiều cấp độ, trên phạm vi cả
nước, trong mọi gia đình, dòng họ khơng phân biệt dân tộc, tôn giáo. Như tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, những người có cơng với dân, với nước có ý nghĩa
trong đời sống tâm linh của người Việt.
Ở cấp độ gia đình, thờ cúng tổ tiên là hoạt động phổ biến và trở thành truyền
thống, nét đẹp văn hóa của mỡi gia đình, dòng họ; đồng thời đây là sợi dây kết dính tất
cả các thành viên trong dòng họ, dòng tộc, kể cả khi họ sinh sống bất kì đâu trên mọi
miền đất nước.
Ở cấp độ làng, xã, hầu hết đều thờ cúng Thành hoàng làng, thần làng, thần bản
mệnh của cộng đồng. Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau: Có thể là thần núi,
thần sông, thổ thần, thần cây, thần đá,…; có thể là các tổ sư các nghề, người lập làng,
dựng làng, người có cơng với làng, người có cơng với nước được sinh ra tại làng đó,
…. Hoạt động này trở thành sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình với làng, xã,

6


gắn kết các làng, xã lại với nhau và với triều đình trung ương - đại diện cho cộng đồng
quốc gia dân tộc thống nhất.
Ở cấp độ quốc gia, đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết thống nhất cộng đồng dân tộc
của người Việt được biểu hiện dưới dạng tơn giáo, tín ngưỡng đó là người Việt Nam
dù sinh sống bất cứ ở nơi đâu trên mọi miền Tổ quốc hay họ định cư ở nước ngoài, dù
khác nhau về ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng, thế hệ…thì đều hướng về cội nguồn của
dân tộc chung - nơi các Vua Hùng đã có cơng dựng nước - thực hiện các nghi lễ thờ
tự, thờ cúng thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào dân tộc về con cháu Lạc Hồng, về
nghĩa “đồng bào” đồn kết gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng quốc gia - dân tộc

thống nhất.
Sự gắn kết giữa tôn giáo và dân tộc tạo bản sắc văn hoá ở Việt Nam. Ở nước ta
yếu tố tôn giáo là sợi dây liên kết giữa người với người trong cộng đồng quốc gia dân
tộc, biểu hiện bằng quan hệ Nhà - Làng - Nước.
Như vậy, chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan hệ
dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, thậm chí nó còn chi phối mạnh mẽ, làm biến đổi các
nền văn hóa, các tơn giáo khi du nhập vào nước ta, Việt Nam là quốc gia hội tụ rất
nhiều nền văn hóa trên thế giới và phần lớn các tôn giáo đều là tôn giáo ngoại sinh.
Nhưng khi các tôn giáo ấy du nhập vào Việt Nam muốn “cắm rễ”, phát triển được đều
phải biến đổi ít hay nhiều để phù hợp với truyền thống dân tộc, với nền tảng văn hóa
bản địa, trong đó chi phối mạnh mẽ nhất là tín ngưỡng truyền thống, nhất là truyền
thống thờ cúng tổ tiên. Ví dụ điển hình là sự biến đổi của Nho giáo, Phật giáo, Công
giáo khi du nhập vào nước ta.
 Các hiện tượng tơn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng

đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, kinh tế thị trường, tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng thì đời sống tín ngưỡng, tơn giáo của người
Việt Nam phát triển, trong đó xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới như Long
hoa Di Lặc, Tin Lành Vàng Chứ, Thanh Hải vô thượng sư, Tiên rồng…; các tổ chức
đội lốt tôn giáo như Tin Lành Đề Ga, Hà Mòn ở Tây Nguyên. Tính chất mê tín của
các hiện tượng tôn giáo mới khá rõ. Thậm chí, một số nhóm lợi dụng niềm tin tơn
giáo để tuyên truyền những nội dung gây hoang mang trong quần chúng, hay thực
hành những nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán các tài liệu có nội
dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương hại đến
mối quan hệ dân tộc và tơn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đồn kết dân tộc, đồn
kết tơn giáo; gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội ở nhiều vùng dân tộc. Do vậy, các hiện tượng tôn giáo
7



mới phát triển mạnh hiện nay cần phải được quản lý tốt nhằm đảm bảo sự ổn định
chính trị quốc gia và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước
ta.
3. Ảnh hưởng của mối quan hệ dân tộc tôn giáo đối với sự ổn định chính trị - xã
hội và độc lập, chủ quyền của dân tộc
- Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo, vì vậy vấn đề đồn kết tơn giáo có ý
nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội và tác động mạnh mẽ đến tiến trình cách
mạng.
- Khi một tơn giáo ra đời và hình thành ở một nước, thì nó thường dựa theo
chính thể ở nước đó, vì những người truyền bá và tiếp nhận tơn giáo ấy khơng thể có ý
tưởng nào khác với chính thể hiện hành ở nước mình.
- Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu
hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng
vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính
trị - xã hội. Việt Nam là quốc gia có nhiều tơn giáo. Với chủ trương “tơn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, tình hình tơn
giáo ổn định, đời sống tơn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi
hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn
giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn
hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Cơ quan chức năng làm tốt công
tác hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, đồn kết
đồng bào theo các tơn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Tuy nhiên, với tác động của tình hình quốc tế, mặt trái của tồn cầu hóa và cơ
chế thị trường, âm mưu “chính trị hóa tôn giáo” của các thế lực thù địch đã làm cho
đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi, tiềm ẩn nhiều “nguy cơ”, nổi
lên các vấn đề như: Lợi dụng hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, thậm chí mang
“màu sắc chính trị”; lợi dụng một số bất cập trong quản lý tôn giáo để xuyên tạc chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mâu thuẫn nội bộ,
tranh giành chức quyền, hoạt động tôn giáo xa rời chuẩn mực đạo đức và văn hóa

truyền thống dân tộc, trục lợi, sa sút đạo hạnh... trong một số tổ chức tôn giáo; x́t
hiện một số loại hội, nhóm mang danh tơn giáo, đạo lạ.
- Những vấn đề nêu trên không chỉ gây khó khăn cho cơng tác tơn giáo mà còn
là ngun nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành các hoạt động
gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể
là:
8


Một là: Lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây
mất ổn định chính trị - xã hội.
• Thời gian qua, lợi dụng tính nhạy cảm của vấn đề tôn giáo, một số phần tử cực
đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Đảng và
Nhà nước Việt Nam tổ chức các cuộc “hội luận”, “họp báo”, soạn thảo và tán
phát các tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để tuyên truyền chống Đảng và
Nhà nước Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực dân chủ và nhân quyền.
• Họ cho rằng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (trước đây) và Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo hiện nay là sự “đàn áp tôn giáo” bằng pháp luật của Nhà nước Việt
Nam, không tạo điều kiện cho các tơn giáo phát triển; từ đó, kht sâu mâu thuẫn
giữa các tơn giáo với chính quyền các cấp.
• Ví dụ điển hình như, lợi dụng sự cố mơi trường ở các tỉnh miền Trung do
Formosa gây ra, một số chức sắc cực đoan trong Công giáo thuộc Giáo phận
Vinh đã tổ chức, kích động giáo dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình, tuần hành
dưới danh nghĩa “bảo vệ mơi trường”, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại
các địa phương, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân những người không
theo tôn giáo, khiến cho mối quan hệ đồn kết lương - giáo có nơi, có lúc bị rạn
nứt nghiêm trọng.
Hai là: Lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ đoàn
kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
• Trong thời gian qua, tranh chấp, khiếu kiện, đòi/xin lại, mua bán, lấn chiếm,

chuyển nhượng, hiến tặng đất đai trái pháp luật, xây dựng cơ sở sinh hoạt, thờ tự
trái quy định liên quan đến tơn giáo có chiều hướng gia tăng về số vụ việc. Lợi
dụng đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo đều gia tăng các hoạt động mở rộng cơ sở vật
chất, dẫn đến phát sinh nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến tơn
giáo.
• Đáng chú ý, số đối tượng cực đoan trong các tôn giáo cũng như các tổ chức, cá
nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã triệt
để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo để
kích động các hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc và phản ứng của tín đồ
đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính quyền với tôn giáo.
• Các hoạt động vi phạm nói trên ln tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực xấu khai
thác, lợi dụng để gây chia rẽ giữa tôn giáo với chính quyền, giữa người theo đạo
và người không theo đạo, cũng như tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất
ổn chính trị - xã hội.
Ba là: Thành lập các hội, nhóm mang danh tơn giáo, đạo lạ, gây mất đồn kết
dân tộc và đe dọa ổn định chính trị - xã hội.
• Lợi dụng vấn đề tơn giáo trong vùng đồng bào một số dân tộc thiểu số; sự sa sút
tính chân truyền trong các tôn giáo đã được Nhà nước cơng nhận; điều kiện khó

9


khăn về kinh tế, xã hội..., một số đối tượng đã thành lập các hội, nhóm mang
danh nghĩa tơn giáo, hoạt động vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết dân tộc.
• Chẳng hạn, một số thế lực nước ngồi câu kết với số đối tượng xấu trong nước
lập ra các tổ chức dưới danh nghĩa tôn giáo nhưng mang màu sắc chính trị, như
cái gọi là “Tin Lành Đêga”, Hà Mòn ở khu vực Tây Nguyên, các tổ chức Tin
Lành riêng của người Mông ở khu vực Tây Bắc và tổ chức “Liên đoàn Khmers
Kampuchea Krom” (KKF) ở khu vực Tây Nam Bộ, để kích động các hoạt động

ly khai, tự trị ở các vùng trọng điểm, chiến lược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
khối đoàn kết toàn dân tộc và sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
• Ví dụ trên thực tế, các hoạt động này là một trong những nguyên nhân dẫn đến
những bất ổn về chính trị - xã hội ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, như sự
kiện “Vương quốc Mông” diễn ra ở tỉnh Điện Biên vào tháng 5-2011; bạo loạn ở
Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008...
Bốn là: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa,
đạo đức xã hội.
• Thời gian gần đây, tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện tượng thương mại
hóa hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, cụ thể là lợi dụng lòng tin của người dân để
trục lợi, phát triển các hoạt động tâm linh mang màu sắc mê tín, như hoạt động
dâng sao giải hạn, bói tốn, xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm
linh... Các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã triệt để lợi dụng các vấn đề đó để
cơng kích, bịa đặt, xun tạc, gây mất đồn kết trong nội bộ một số tôn giáo,
kích động tín đồ tạo phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức
khác. Đây đều là các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự đoàn kết nội bộ các tơn
giáo cũng như khối đại đồn kết tồn dân tộc.
• Hoạt động lợi dụng tơn giáo và vấn đề tơn giáo để chia rẽ khối đại đồn kết toàn
dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội là hoạt động hết sức nguy hiểm, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây chia rẽ giữa các
tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền, giữa quần chúng giáo dân và những
người không theo tôn giáo, tạo ra những yếu tố phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng
nổ thành xung đột xã hội. Sự ổn định chính trị - xã hội ở một số nơi, một số lúc
đã bị ảnh hưởng. Do đó, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt
động này có vai trò quan trọng trong tồn bộ công tác tôn giáo cũng như bảo
đảm sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam.
• Thực tiễn cho thấy, các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động tôn giáo, vấn đề tôn
giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội
là vì họ còn có những môi trường, điều kiện nhất định. Môi trường, điều kiện đó
x́t phát từ tính chất nhạy cảm của tơn giáo, từ những phức tạp trong hoạt động

của các tôn giáo, cũng như hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này
của các cơ quan chức năng.
→ Do đó, làm tốt cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là một trong
những phương pháp hữu hiệu để tạo lòng tin của giáo dân đối với chính quyền và
10


-

-

đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước; thu hẹp mưu đồ lợi dụng tôn
giáo để hoạt động chống phá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần thực hiện đồng bộ
các nhóm giải pháp sau:
Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, nâng cao nhận thức, vai trò,
trách nhiệm đối với công tác tôn giáo. Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động
tôn giáo và đường lối, chính sách đúng đắn về tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
+ Đẩy mạnh công tác đối ngoại về tôn giáo, chủ động tham gia các diễn đàn tôn
giáo quốc tế và khu vực. Tạo điều kiện và tổ chức tốt việc đón tiếp các cá nhân, tổ
chức quốc tế vào tìm hiểu tình hình, chính sách tơn giáo ở Việt Nam. Thông qua các
hoạt động này để thông tin kịp thời về thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức
tôn giáo tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế liên quan đến tơn giáo.
+ Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về tôn giáo. Các bộ, ngành tiếp
tục rà soát, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hồn thiện chính sách,
pháp luật về tơn giáo cũng như các chính sách, pháp luật khác có liên quan tương
thích với luật tôn giáo và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
+ Bảo đảm bình đẳng về trách nhiệm, quyền lợi giữa các tổ chức tôn giáo, giữa

tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội khác. Hạn chế để các tổ chức, cá nhân tơn giáo
tìm cách xun tạc, hiểu sai các quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng
tới đoàn kết dân tộc và ổn định chính trị.
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy mạnh
hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo hiến chương, điều lệ đã được Nhà
nước công nhận và theo quy định của pháp luật.
+ Xem xét, giải quyết thấu đáo các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của
người dân trên địa bàn, phân biệt sinh hoạt tôn giáo thuần túy và việc lợi dụng tôn
giáo trong giải quyết các vụ, việc phức tạp để loại bỏ yếu tố chính trị cực đoan ra khỏi
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ
công tác tôn giáo với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có
đơng đồng bào tơn giáo ở địa phương. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, không
để xảy ra hiện tượng “nhờn luật” ở cả phía chính quyền và giáo hội, xử lý nghiêm đối
với các hành vi vi phạm pháp luật. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở
trong vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tuân thủ pháp luật và
tham gia phong trào xây dựng, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
+ Đẩy mạnh công tác vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo nâng
cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động tôn giáo. Các cấp chính quyền cần thường
xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với chức sắc, chức việc, nhà tu hành để nắm tâm tư,
nguyện vọng và kịp thời giải quyết các nhu cầu chính đáng, vấn đề phát sinh trong
hoạt động tôn giáo. Trân trọng, ghi nhận đóng góp của cá nhân, tổ chức tôn giáo để
11


-

-

khích lệ họ nâng cao trách nhiệm công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật và

các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Ba là, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
+ Kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với các hoạt động lợi
dụng tôn giáo và các hiện tượng tơn giáo mới hoạt động chống đối, ly khai, có màu
sắc chính trị, khơng để hình thành tổ chức. Tăng cường cơng tác nắm tình hình hoạt
động của các tơn giáo, không để bị động, bất ngờ, bùng phát thành “điểm nóng”. Chú
trọng thu thập, củng cố chứng cứ về các sai phạm của số đối tượng cực đoan trong các
tôn giáo để xây dựng kế hoạch xử lý phù hợp.
+ Đẩy mạnh công tác đấu tranh đối ngoại đối với các hoạt động lợi dụng nhân
quyền tôn giáo. Chủ động trong công tác tuyên truyền đối ngoại về tôn giáo, quan tâm
hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tránh để các
thế lực xấu lợi dụng, chia rẽ đồng bào; hướng kiều bào về quê hương, đất nước.
Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, củng cố bộ máy
làm công tác tôn giáo đủ mạnh, có tính ổn định cao, được giao đủ thẩm quyền để làm
tốt công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Bảo đảm bộ máy và đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo phải có năng lực,
trình độ tương xứng để có thể quản lý, đối thoại với cá nhân, tổ chức tôn giáo. Đồng
thời, cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố cơ sở chính
trị tại vùng có đơng tín đồ tơn giáo, nhất là những nơi có các chức sắc hoạt động cực
đoan. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, thu hút, tập hợp chức sắc, tín đồ tôn
giáo tham gia sinh hoạt trong các đồn thể đó.
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo, nghiệp vụ công tác cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo, nhất là ở cơ sở, nhằm xây dựng một đội
ngũ cán bộ có trình độ về chun mơn, nghiệp vụ, có lập trường tư tưởng vững vàng,
xóa bỏ nhận thức lệch lạc và hiểu sai chính sách, pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp
trong công tác tôn giáo giữa các cấp, các ngành và các cơ quan trong hệ thống chính
trị để nâng cao trách nhiệm trong giải quyết vấn đề phát sinh tôn giáo, nhất là công tác
đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất
ổn định chính trị - xã hội.

→ Có thể cho rằng, ổn định tình hình dân tộc, tơn giáo là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần vào thành cơng của cơng cuộc đổi mới đất nước, phát triển
kinh tế, chính trị - xã hội, đoàn kết dân tộc và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Do vậy,
công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo và công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh
vực tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm quyền tự do dân tộc, tôn
giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, vừa hạn chế sự chống phá của các
thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.

12


4. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ
rõ: “…Nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân
tộc…Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở nhận diện rõ các đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta
hiện nay, quá trình giải quyết mối quan hệ này cần quán triệt một số quan điểm sau:
Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và đồn kết tơn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu
dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam
Trong lịch sử phát triển, từ khi nước nhà độc lập, Đảng ta luôn khẳng định: xây
dựng, củng cố khối đại đồn kết tồn dân tộc và đồn kết tơn giáo là vấn đề chiến
lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam; phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc, đồng thời “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp và nguồn lực của tơn giáo cho q trình phát triển đất nước”. Hiện nay, sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
càng cần có một sự đồn kết rộng rãi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn
giáo và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo…để tạo động lực to

lớn thúc đẩy công cuộc kiến tạo đất nước phồn vinh, phát triển bền vững và bảo vệ
nền độc lập, chủ quyền của quốc gia. Với yêu cầu đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa ở
nước ta phải luôn là môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dân tộc, các
tôn giáo được tự do phát triển theo đúng quy định của pháp luật, phát huy mọi nguồn
lực đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực tiễn này cũng đặt ra yêu cầu: ở mỗi giai đoạn lịch sử, việc giải quyết mối
quan hệ dân tộc và tơn giáo cần có cách tiếp cận và lựa chọn ưu tiên giải quyết phù
hợp với bối cảnh, tình hình của giai đoạn đó; đồng thời phải luôn nhận diện đầy đủ và
giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ dân tộc và
tôn giáo.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với
cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Tôn giáo và dân tộc là hai vấn đề rất nhạy cảm. Những vấn đề liên quan đến dân
tộc, tôn giáo nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng sẽ dẫn tới nguy cơ gây
mất ổn định chính trị, xã hội, dễ tạo cớ cho các thế lực chính trị bên ngồi can thiệp
vào cơng việc nội bộ của đất nước. Vì vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và
13


tôn giáo cần phải tuân thủ nguyên tắc: giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân
tộc, tuyệt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly khai dân tộc, hay chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc, mà phải đảm bảo
giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước. “Tập hợp đồng bào theo tín
ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tơn giáo xây dựng khối đại
đồn kết tồn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thực hiện quan điểm có tính
nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi địa
bàn, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có đạo, cũng như đảm bảo sự thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ trong một cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên
quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo vào mục đích chính
trị.
Trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ dân tộc, tơn giáo và nhân quyền là
những quan hệ hết sức nhạy cảm, giữa chúng có sự tác động tương hỡ, thống nhất với
nhau, đồng thời quy định lẫn nhau. Do vậy, việc giải quyết tốt mối quan hệ này là
nhằm đảm bảo cho con người những quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội và tín ngưỡng, tơn giáo. Song quyền phải gắn liền với pháp luật, do vậy đảm bảo
quyền của các dân tộc, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cũng chính là đảm bảo thực
hiện những nội dung cốt yếu của quyền con người trong khuôn khổ của pháp luật.
Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt công tác vận động quần chúng,
đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm, giữ gìn
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng
cơng an, qn đội với các đồn thể trong công tác dân tộc, tôn giáo để nắm bắt chắc
tình hình, quản lý chặt đối tượng, sẵn sàng các phương án chủ động đấu tranh ngăn
chặn các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Tranh thủ vận động chức sắc,
chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch âm mưu
thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, hoặc
kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hóa dân tộc” của chúng.
Kiên quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt động vi phạm pháp
luật truyền đạo trái phép, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để
kích động quần chúng, chia rẽ tình đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo.Tóm lại, nhận
diện rõ những đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay để một
14


mặt tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn
giáo tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm xây dựng một nước

Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, chủ động
phòng ngừa, ngăn chặn mọi tác động tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành
động lợi dụng quan hệ dân tộc và tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn
định chính trị và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay.
Đảng ta khẳng định, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối
tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; chia
rẽ, phá hoại đồn kết tơn giáo và khối đại đồn kết tồn dân tộc. Vì vậy, đấu tranh
chống lại âm mưu này bằng cách thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có Đạo, tạo
sự tin tưởng của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước. Đây là cách đấu tranh bằng thực
tiễn rất hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta còn đấu tranh trên mặt trận tư tưởng để vạch rõ
những âm mưu, thủ đoạn của chúng. Và không chỉ đấu tranh, mà Đảng ta còn khẳng
định cần phải “xử lý nghiêm minh” trên cơ sở pháp luật. Pháp luật đã ghi nhận quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời có những chế tài xử lý đối với những kẻ vi phạm
quyền tự do đó.
Trong q trình lãnh đạo, Đảng ta đã luôn khẳng định dân tộc và tôn giáo là vấn
đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, với rất nhiều chuyển biến tích cực trong thời
gian qua đã khẳng định quan điểm của Đảng về dân tộc, tơn giáo là đúng đắn, hồn
tồn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng của
Nhân dân trong và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo là
góp phần quan trọng tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.
5. Trách nhiệm của sinh viên
Là những sinh viên trường Đại học An Giang, thế hệ tương lai của đất nước
chúng ta cần nhận thức rõ về tình hình dân tộc và tơn giáo trong nước đồng thời ý thức
được trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng khối đại đồn
kết dân tộc, bôi nhọ tôn giáo Việt Nam của các thế lực thù địch. Thiết nghĩ, thế hệ sinh
viên ngày nay cần:
-


Nhận thức, cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá Cách mạng Việt Nam là cuộc đấu tranh phức tạp,
quyết liệt và lâu dài. Các thế lực thù địch vô cùng thủ đoạn, gian xảo, mà hiện
nay chúng đang nhắm tới các trường đại học, cao đẳng để lợi dụng lừa gạt sinh
viên - những người năng động nhiệt huyết của tuổi trẻ, sáng tạo, mong muốn
cống hiến cho đất nước nhưng chưa có nhiều kinh nhiệm. Do đó, chúng ta cần
15


-

-

phải tích cực cảnh giác, tích cực với những hành động sai trái của các thành
phần bị biến chất.
Sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các bạn cùng
trang lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúp vững mạnh khối đại
đoàn kết dân tộc.
Tích cực học tập năng cao trình độ, chú trọng trong việc học.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
sự thật
Lê Minh Trường. (Ngày 20 tháng 9, 2021). Phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo với
chính trị và pháp luật. Truy cập từ: />Nguyễn Mạnh Quang. (Ngày 20 tháng 9, 2009). Một số suy nghĩ về mối quan hệ tôn
giáo với dân tộc ở nước ta hiện nay. Tạp chí tuyên giáo. Truy cập từ:
/>Nguyễn Văn Phi. (Ngày 15 tháng 12, 2021). Đặc điểm dân tộc Việt Nam hiện nay.

Truy cập từ: />Tình hình tơn giáo thế giới và việt nam hiện nay. Truy cập
/>
từ:

TS. Vũ Trung Kiên Học viện Chính trị khu vực 3. (Ngày 2 tháng 11, 2021). Nhà nước
Việt Nam là nhất quan. Cổng thông tin điện tử thanh tra tỉnh Hà Tĩnh. Truy cập từ:
/>Vũ Chiến Thắng. (Ngày 7 tháng 5, 2020). Kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi
dụng vấn đề dân tộc tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, gây mất ổn định chính trị-xã hội ở nước ta hiện nay. Tạp chí cộng sản.
Truy
cập
từ
: />
17



×