Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

VI SINH vật gây NHIỄM TRÙNG hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.23 KB, 21 trang )

VI SINH VẬT GÂY NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP
Mục tiêu học tập
1.
2.

3.
4.

5.

Liệt kê các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường thở
Trình bày đặc điểm sinh học quan trọng và khả năng gây bệnh của
các vi khuẩn: Lao, bạch hầu, họ gà.
Kẻ tên các virus gây nhiễm trùng đường thở.
Trình bày đặc điểm sinh học quan trọng và khả năng gây bệnh của
các virut
Bệnh phẩm, cách lấy, bảo quản

1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp cấp (NTHHC) có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại
nhiễm trùng cơ quan. NTHHC bao gồm cả nhiễm trùng hô hấp trên và hô
hấp dưới.
Trong thực tế, nhiễm trùng hô hấp trên cịn bị nhiều hơn nhiễm trùng hơ
hấp dưới và NTHHC ở người cao tuổi cũng có một tỷ lệ khá cao trong các
loại nhiễm trùng ở lứa tuổi này. Nhiễm trùng hô hấp dưới thường do bị
nhiễm trùng hô hấp trên.
1.2. Các loại nhiễm trùng hô hấp (NTHH)
* Nhiễm trùng đường hô hấp trên
-Viêm mũi họng
-Viêm xoang


-Viêm tai giữa
* Nhiễm trùng đường hơ hấp dưới
Viêm thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Gọi chung là viêm phổi
(acute respiratory infection-ARI)
Page | 1
BS HAN NGUYEN


* Các nhiễm trùng thứ phát do NT đường hô hấp: TAB TAY
-Nhiễm khuẩn huyết
-Viêm màng não
-Viêm phế mạc
-Thấp khớp cấp, thấp tim, viêm cầu thận cấp
Viêm đường hô hấp bao gồm nhiều loại, trong bài này quan tâm nhiều tới
các bệnh gây thành dịch hay gặp ở Việt Nam.
1.4. Đường lây nhiễm
-Lây nhiễm đường thở chủ yếu thông qua các giọt nước bọt từ các người
bệnh có mang theo các vi sinh vật gây bệnh, làm lây truyền mầm bệnh sang
người khác hít phải.
- Ngồi con đường chủ yếu này ra, vi sinh vật cũng có thể lay nhiễm qua
đổ chơi, khăn mặt hoặc một số vật dụng khác.
-Một số các bệnh gây lây nhiễm từ các cơ quan khác vào đường hô hấp,
thường gặp nhất là từ nhiễm khuẩn huyết,
1.5. Bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật đường thở
1.5.1. Các loại bệnh phẩm
Vi sinh gây nhiễm trùng đường thở có nhiều loại vi khuẩn và vi rus, mỗi
loại có quy trình phân lập và xác định riêng biệt. ở đây chỉ đề cập tới các
loại bệnh phẩm thường được sử dụng trong chẩn đoán vi sinh vật đường
thở:
Đờm: Đây là bệnh phẩm thông thường nhất để phân lập các vi khuẩn

gây
bệnh đường hô hấp dưới, thường được lấy buổi sáng sau khi đã súc miệng
sạch.
Bệnh phẩm ngoáy họng mũi: Để chẩn đoán các vi sinh vật gây
nhiễm trùng đường họng mũi và các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường
hô hấp dưới.
-

Page | 2
BS HAN NGUYEN


-

Bệnh phẩm ngoáy họng miệng: Thường dùng để chẩn đoán các vi
khuẩn như bạch hầu, liên cầu.

-

Dịch hút đường thở: Thường dùng để chẩn đoán vi khuẩn và vi rus
gây nhiễm trùng đường hơ hấp dưới.

-

Bệnh phẩm chọc dị phổi hoặc khí quản: Để chẩn đốn vi sinh vật
gây nhiễm trùng đường hô hấp đưới.

-

Phổi của tử thi: Phân lập vi khuẩn hoặc virus và chẩn đoán giải phẫu

bệnh. - Máu: Để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết liên quan đến viêm
đường thở.

-

Huyết thanh: Để xác định kháng thể kháng virú gây viêm đường thở.

1.5.2. Bảo quản bệnh phẩm
Các vi sinh vật thường chết sau một thời gian ngắn trong bệnh phẩm nếu
khơng được bảo quản. Vì thế để đảm bảo kết quả xét nghiệm thì tốt nhất là
vận chuyển nhanh đến phòng xét nghiệm chuyên khoa. Nếu cần một thời
gian (thường sau 2 giờ) để vận chuyển đến phòng xét nghiệm thì phải cho
vào mơi trường bảo quản. Với các bệnh phẩm phân lập virus phải được bảo
quản ngay trong điều kiện lạnh.
2. CÁC CĂN NGUYÊN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG THỞ
2.1. Vi khuẩn
Bảng 1. Liệt kê các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp
Loại VK
Gây bệnh
S. pneumoniae(phế cầu),
Viêm đường hô hấp trên –
dưới
Viêm màng não mủ

Page | 3
BS HAN NGUYEN


H. influenzae


Viêm đường hô hấp trên-dưới
Viêm màng não mủ

M. catarrhalis

Gây viêm đường hô hấp trên
Gây nhiễm trùng cơ hội

K. pneumonia

Gây viêm phổi sơ sinh

S. pyogenes và Streptococci

Gây viêm họng và đường hô
hấp trên khác

C. diphtheriae (VK bạch hầu)

Gây bệnh bạch hầu thành dịch

B. pertussis (VK ho gà)

Gây bệnh ho gà thành dịch
(chủ yếu ở trẻ em)

M. tuberculosis (vi khuẩn
lao)

| Gây bệnh lao, lây lan mạnh


M. pneumoniae

Gay viêm phổi khơng điển
hình

S. aureus

Có thể gây viêm đường thở

the Legionella

Gây viêm phổi, truyền qua
đường nước do điều hoà
nhiệt độ

|
8
Chú ý!

Các vi khuẩn gây thành dịch lớn: bạch hầu, ho gà, lao.
Page | 4
BS HAN NGUYEN


Các vi khuẩn thường gây viêm đường hô hấp cấp: phế cầu, H. influenzae,
K. pneumoniae.
2.1.1. Streptococcus pneumoniae - Phế cầu
2.1.1.1. Đặc điểm sinh vật học
• Song cầu Gram (+), hình ngọn nến

• Tan máu a: Vịng tan máu màu xanh xung quanh khuẩn lạc
• Bị ly giải bởi muối mật
• Thử nghiệm Quellung (+)
• Hiếu kị khí tuỳ tiện
• Khơng có carbohydrate C nên khơng được phân nhóm theo
Lancefield.
112. Khả năng gây bệnh
*Viêm phổi thùy
- Khởi phát đột ngột bằng sốt cao, họ, đau ngực, đờm màu gỉ sắt.
- Có thể nhiễm khuẩn huyết,
- 90% các trường hợp viêm phổi thuỳ do S. pneumoniae.
*Viêm màng não
S. pneumoniae là căn nguyên hay gặp nhất gây viêm màng não do vi khuẩn
ở cả người lớn và trẻ em.
*Viêm tai giữa
*Viêm xoang
2.1.1.3. Các cấu trúc phân tử bề mặt, độc tố, enzym
*Vỏ
-Có tác dụng chống đại thực bào.
- Các kháng thể kháng vỏ có tác dụng gây miễn dịch đặc hiệu.
-Có 85 týp kháng nguyên.
*Enzym IgA protease: Bất hoạt IgA ở niêm mạc giúp cho sự cư trú của vi
khuẩn.
Page | 5
BS HAN NGUYEN


*Những đặc điểm quan trọng:
- Vacxin chống phế cầu: Chứa 23 loại kháng nguyên vỏ đại diện cho
hơn 90% các nhiễm trùng.

- Điều trị bằng penicillin G.
- Kháng bacitracin.
2.1.2. Haemophilus influenzae
2.1.2.1. Đặc điểm sinh vật học
-

Trực khuẩn Gram (-), đa hình thái.
Cần 2 yếu tố cho sự phát triển: yếu tố X,V(X và V có trong mơi
trường thạch số cơ la.)

2122. Khả năng gây bệnh
- Tất cả các nhiễm trùng do H. influenzae đều bắt đầu bằng việc vi khuẩn
cư trú ở đường hô hấp tren Lây truyền bởi những giọt nhỏ qua đường hô
hấp.
- Viêm màng não: H. influenzae là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng
não ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 năm. Tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều
trị kịp thời.
- Viêm nắp thanh quản: Bệnh nặng nhưng nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Nắp
thanh quản bị sưng nề, làm tắc nghẽn đường hô hấp.
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm tai giữa, viêm xoang.
2123, Các cấu trúc phân tử bề mặt, độc tố, enzym
-

-

Vỏ có tác dụng chống thực bào. Dựa trên kháng nguyên vỏ, có 6 týp
huyết thanh từ a-f. Týp b hay gặp trong viêm màng não và viêm nắp
thanh quản. Kháng thể kháng kháng nguyên vỏ tạo miễn dịch đặc
hiệu.

Vacxin chứa polysaccharide týp b gắn với một protein mang đang
được dùng rộng rãi cho trẻ em.
Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản mạn khơng có vỏ (không
định týp huyết thanh được). i chủ yếu do những chủng
Page | 6

BS HAN NGUYEN


-

Enzym IgA protease bất hoạt IgA tiết cho phép vi khuẩn cư trú ở
niêm mạc đường hơ hấp.

*chẩn đốn:
- Nhuộm soi: lấy dịch não tủy nhuộm soi có thể thấy cầu trực khuẩn
G(-) đa hình thái, xd dựa tính chất sinh vật học
- Tìm kháng nguyên vỏ tuýp b
- Kỹ thuật PCR
- Ni cấy
*Điều trị:
• Đề kháng với nhiều kháng sinh.
• Điều trị bằng ceftriaxone và cephalosporin thế hệ 3.
• Rifampin được dùng để phịng bệnh ở người có tiếp xúc trực tiếp với
người bệnh đặc biệt là trẻ em trong vụ dịch viêm màng não.
*Phòng bệnh:
Là bệnh lây qua đường hơ hấp nên cách ly là cần thiết
Có vacxin được chế từ vỏ của VK
2.1.3. Corynebacterium diphtheriae- vi khuẩn bạch hầu
2.1 3.1. Đặc điểm sinh vật học

-

Trực khuẩn Gram (+)
Đa hình thái( chùy, vợt)
Khơng sinh nha bào
Kỵ khí tuỳ tiện
Có hạt nhiễm sắc
Hai mơi trường chọn lọc thường được dùng để phân lập vi khuẩn là:
Loeffler và Thạch máu có kali tellurite.

2.132. Khả năng gây bệnh
Page | 7
BS HAN NGUYEN


Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh lây lan qua đường
hô hấp bởi những giọt nhỏ. Vi khuẩn cư trú ở họng, sản sinh ra ngoại độc
tố. Độc tổ vào máu, phá huỷ thận, tim và dây thần kinh. Màng giả màu xám
ở thành sau họng là do mơ hoại tử tích tụ. Mang này có thể cản trở đường
hô hấp gây tử vong. Thời gian ủ bệnh từ 2-6 ngày.
2133. Các phân tử bề mặt, độc tố, enzym
-

-

Độc tố bạch hầu ức chế sự tổng hợp protein ở tất cả các tế bào có
nhân điền hình
Độc tố này được mã hố bởi phage ly giải, phage này tích hợp vào
trong ADN của vi khuẩn.
Độc tố là một protein. Sau khi giải phóng, nó chia thành hai chuỗi

polypeptid. Peptid A có hoạt tính enzym. Peptid B gắn vào tế bào tạo
điều kiện cho peptid A vào trong tế bào.
Vi khuẩn nhạy cảm với penicillin nhưng độc tố gây ra các triệu chứng
lâm sàng không bị bất hoạt bởi kháng sinh.

*Điều trị và phòng bệnh đều phụ thuộc vào việc trung hoà độc tố. Nếu trên
lâm sàng có triệu chứng của bạch hầu, cần dùng kháng độc tố. Bạch hầu là
bệnh cấp tính, địi hỏi xử lý sớm và nhanh kể trước khi có xét nghiệm.
- Vacxin (DPT) chứa giải độc tố dùng để tiêm chủng cho trẻ.
2.1.4. Klebsiella pneumoniae
2.1.4.1. Đặc điểm sinh vật hóa học
-

Trực khuẩn Gram (-)
thử nghiệm Quellung (+)
Lên men glucose và lactose
Không di động
Urease (+)
Không sinh H,S

2.1.4.2. Khả năng gây bệnh

Page | 8
BS HAN NGUYEN


-

Chủ yếu gây nhiễm trùng cơ hội hoặc nhiễm trùng bệnh viện Viêm
phổi là nhiễm trùng hay gặp.

Đặc điểm: Đờm có màu gỉ sắt
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng vết thương

2.1.4.3. ĐỌC TỐ và enzym
-

Vỏ kích thước lớn và có khả năng ức chế thực bào.
Có hơn 70 týp kháng nguyên. Các kháng thể kháng vỏ tạo ra miễn
dịch đặc hiệu.
Mã hoá qua plasmid

Chú ý
-Thuộc quần thể Coliform. Vi khuẩn được tìm thấy ở 5%-10% người khoẻ
mạnh.
- Nhiễm trùng thường được điều trị bằng kháng sinh nhóm
aminoglycoside và cephalosporin.
2.1.5. Mycobacteria
Mycobacteria là các vi khuẩn kháng acid. Chúng gây ra hai bệnh quan
trọng đối với người là: Lao và hủi.
Mycobacteria không được coi là vi khuẩn bắt màu Gram âm hay dương vì
chúng khơng bắt màu khi nhuộm Gram. Người ta sử dụng kỹ thuật nhuộm
Ziehl Neelsen để nhuộm các vi khuẩn này.
đỏ trong khi các vi khuẩn khác có màu xanh. Vách của các vi khuẩn này có
tới 60% lipid. Chính điều này làm cho vi khuẩn có đặc tính kháng acid.
Mycoides là một loại lipid đặc biệt chỉ có ở các vi khuẩn kháng acid. Là
yếu tố độc lực duy nhất của Mycobacteria.
* Đặc điểm sinh học
-


Trực khuẩn kháng acid
Page | 9

BS HAN NGUYEN


-

-

Hiếu khí bắt buộc
Sinh niacin
Yếu tố “chuỗi" là yếu tố độc lực của vi khuẩn
chất sáp D và muramyl dipeptide là các chất phụ trợ (là chất làm tăng
đáp ứng miễn dịch (Thường được dùng trong vacxin làm tăng hiệu
lực).
Môi trường nuôi cấy là Lowenstein-Jense
Mọc rất chậm, kể từ khi cấy đến khi nhìn thấy khuẩn lạc khoảng 30
ngày
Đề kháng với điều kiện khơ và nhiều chất hố học khác như acid, ba

Nhạy cảm với sức nóng Tiệt trùng tiêu diệt vi khuẩn

* Khả năng gây bệnh
Miron Lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp bởi những giọt nhỏ từ
những người đang bị lao phổi thể hoạt động. Có thể nói, bệnh lao có khả
năng lây lan cao. Tuy nhiên hiếm khi mắc bệnh lao do lây nhiễm qua tiếp
xúc hoặc ăn phải vi khuẩn.
Lao sơ nhiễm xuất hiện khi lần đầu tiên tiếp xúc với vi khuẩn lao.
Những người bị lao sơ nhiễm có thể bị nhiễm trùng những không chuyển

thành lao tiến triển., họ không phải là nguồn lây. Đôi khi, những tổn thong
lao sơ nhiễm không lành và chuyển thành lao
thứ phát.
Lao thứ phát xuất hiện khi các vi khuẩn lao tồn tại trong các tổn thương lao
sơ nhiễm đã "lành" hoạt động trở lại và gây nhiễm trùng trong phổi.Sự tái
phát này thường gặp ở những ngời suy giảm miễn dịch, bị AIDS, những
người vô gia cư, người già... Tổn thương gặp ở những phần của cơ thể có
nồng độ oxy cao như thuỳ trên phổi, thận và não.
Tổn thương thứ phát lan rộng, ăn vào thành các phế quản. Vi khuẩn lao
xuất hiện nhiều trong đờm và lây lan mạnh. Các triệu chứng sớm gồm: sốt,
mệt mỏi, ăn uống kém và sút căn. Về sau có ho, ho ra máu và đau ngực.
Lao màng não rất nặng, có thể tử vong. Tổn thương lan rộng vào hệ thần
kinh trung ương.
Page | 10
BS HAN NGUYEN


Lao kê là tổn thương lao lan rộng, xuất hiện sau lao sơ nhiễm hoặc lao thứ
phát. Đặc điểm của thể lao này là có những hạt lao nhỏ khắp tổ chức phổi
và toàn bộ cơ thể. bi
+ Ở phổi: Vi khuẩn qua các hạch lymphô sinh sản và lan tràn khắp trong
phổi. Những tổn thương nhỏ trông như những đốm ở khắp phổi nhìn thấy
trên phim X quang.
+ Tồn thân: Tổn thương thành mạch máu. Vi khuẩn lan tràn theo đường
máu
đi khắp cơ thể, hầu hết các cơ quan có thể bị tổn thương trong lao.
*điều trị
Điều trị lao bằng liệu pháp hố học, có sự kết hợp nhiều thuốc đề phòng
những chủng đa kháng.
Tiến lượng bệnh tốt nếu tổn thương chỉ khu trú ở phổi. Tuy nhiên, nếu bệnh

nhân bị nhiễm các chủng đa kháng thuốc thì tiên lượng xấu hơn.
Isoniazid và rifampin là các thuốc được dùng phổ biến với các thuốc khác
trong vòng 6-9 tháng.
*Phòng bệnh
BCG là vacxin đợc sử dụng ở nhiều nước
2.1.6. Bordetella pertussis
2.1.6.1. Đặc điểm sinh vật học
-

Trực khuẩn Gram (-)
Thử nghiệm Quellung (+)
Mọc trên môi trường Bordet-Gengou

2.1.6.2. Khả năng gây bệnh

Page | 11
BS HAN NGUYEN


Ho gà bắt đầu bằng chảy nước mũi, họ và hắt hơi. Giai đoạn kịch phát bắt
đầu sau đó 1-2 tuần biểu hiện bằng “ho rũ” kèm theo tiếng “rít” ở đường hô
hấp. Bệnh lây lan bằng những giọt rất nhỏ qua đường hô hấp trước giai
đoạn kịch phát và trước khi được chẩn đoán.
2.163. độc lực
Sản xuất ra ngoại độc tố PT gồm
LPF- yếu tố tăng lympho bào
IAP- hoạt hóa đảo tụy
HSF- yếu tố nhạy cảm histamin
- Sản xuất AC ức chế miễn dịch tại chỗ, Adenylate cyclase do vi khuẩn
tiết ra và ức chế tác động diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân trung tính.

- Độc tố khí quản phá hủy tế bào lông chuyển đường hô hấp
*Chẩn đoán vi sinh:
Trực tiếp gồm nhuộm huỳnh quang trực tiếp, ni cấy, tìm các thành phần
hóa học trong bệnh phẩm LPF,FHA, hoặc đoạn gen
Gián tiếp là tìm KT chống lại PT và FHA trong huyết thanh
*Điều trị: thường dùng ks erythromycin, đảm bảo hơ hấp, dinh dưỡng
*phịng bệnh
Cách ly BN khi có dấu hiệu nghi ngờ
Vacxin chứa vi khuẩn bị chết phối hợp với vacxin uốn ván và bạch hầu
(DPT) dùng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng cho trẻ em.
2.2. Các virut gây viêm nhiễm đường hô hấp
Bảng 2. Liệt kê các virus gây viêm nhiễm đường hô hấp
Loại virus
Gây bệnh
nhóm VR cúm A,B,C cúm người và cúm gia cầm

Chú ý

Paramyxovirus:
-Vr sởi
-Vr quai bị
- RSV
Rubella(sởi Đức)
Rhinovirus
Adenovirus

Chiếm 60%

sởi
Quai bị

Viêm đường hô hấp cấp
Sởi Đức
Viêm mũi
Viêm mắt mũi họng

Page | 12
BS HAN NGUYEN


SARS – cov

Viêm đường hô hấp cấp

Chú ý
Các virut gây dịch hay gặp ở Việt Nam: cúm, sởi, quai bị, Rubella
RSV là virus đứng hàng đầu trong căn nguyên ARI. Các virus khác thường.
gây thành dịch và đều nguy hiểm, nhưng không gặp thường xuyên.
2.2.1. Orthomyxovirus
Influenza A
Influenza B
Influenza C
2211. Cấu trúc
- ARN sợi (-), một sợi, phân đoạn
- Bộ gien là ARN được chia làm 8 đoạn (Týp C chỉ có 7), mã hố cho
10 protein.
- Nucleocapsid hình xoắn ốc
- Dựa vào 3 nucleoprotein khác biệt về mặt kháng nguyên, người ta
chia virut thành 3 nhóm: A, B và C.
- Các nucleoprotein là các kháng nguyên đặc hiệu nhóm.
- Kháng thể chống lại nucleoprotein khơng có tác dụng bảo vệ vì

kháng ngun này nằm trong vỏ bao và khơng tiếp xúc với kháng thể.
- Vỏ bao chứa hai loại glycoprotein là H và N.
- Protein nền bao xung quanh nucleocapsid và bảo vệ cho vỏ bao. Nó
có tác dụng trong việc nảy chồi của virut.
Page | 13
BS HAN NGUYEN


* Khả năng gây bệnh
Bệnh cúm
- Lây truyền qua các giọt nhỏ của đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với
các chất tiết. Nhiễm trùng chủ yếu xảy ra vào các tháng mùa đông.
Virut cư trú chủ yếu ở đường hơ hấp, hiếm khi tồn thân.
-

Thời gian ủ bệnh: 1-4 ngày.
Triệu chứng của bệnh gồm sốt, đau đầu, đau cơ và họ. Tử vong chủ
yếu vì viêm phổi thứ phát do vi khuẩn.
Virut tiêu diệt các tế bào có lơng ở biểu mô đường hô hấp làm giảm
khả năng để kháng với vi khuẩn.
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có khả năng dẫn tới tử vong như S.
aureus, S.pneumonia, H. influenzae.
Hội chứng Reye's là biến chứng muộn ở trẻ em sau nhiễm virut cúm
týp B, hoặc thuỷ đậu.
Bệnh biểu hiện bằng các tổn thương ở não, gan có liên quan đến việc
dùng aspirin từ khi bắt đầu bị bệnh.

Các vụ dịch:
Cả virut cúm týp A và B đều gây thành dịch nhưng týp A gây dịch nặng
hơn vì có sự thay đổi lớn của kháng nguyên

Virut cúm týp C không gây thành dịch mà chỉ gây những nhiễm trùng nhẹ
ở đường hô hấp.
Virut cúm týp B và C chỉ gây nhiễm trùng ở người cịn týp A có thể gây
nhiễm trùng cho người, ngựa, lợn và chim.
Chú ý:
- Amantadine là một thuốc diệt virut chỉ có tác dụng trên virut cúm týp
A . (khơng có tác dụng trên týp B và C).
- Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự cởi vở của virut khi virut đã vào
trong tế bào.
- Nó được dùng để phòng và điều trị nhiễm trùng do cúm.
-

Vacxin chứa virut cúm týp A và B bị chết. Tốt nhất nên tiêm phịng
hàng năm để có miễn dịch với các loại kháng nguyên khác nhau của
Page | 14

BS HAN NGUYEN


virut cúm. Những đối tượng có nguy cơ cao bị các nhiễm trùng
đường hô hấp như người trên 65 tuổi hoặc bị bệnh mạn tính.
2.2.2. Paramyxovirus
Các paramyxovirus khác với các orthomyxovirus ở chỗ nó chứa ARN sợi
(-), một sợi. Trong họ này có 4 virut đóng vai trị quan trọng trong y học:
Virut sởi, virut quai bị, virut hợp bào hơ hấp và virut á cúm. Vỏ bao có
chứa những phức hợp ba protein dạng gai: Neuramindase, hemagglutinin
và protein liên kết.
2.2.2.1. Cấu trúc và enzym
-


ARN sợi (-), một sợi, không phân đoạn.
Nucleocapsid hình xoắn ốc
Có vỏ bao
Có ARN polymerase phụ thuộc ARN (L - protein)

Virut sởi
Vỏ bao chứa hai loại protein dạng gai: H và F
Một loại gai chứa hemagglutinin (H) và một loại chứa protein liên hợp (H)
Protein loại H liên hợp với tế bào và là một dung huyết tố
- Hiện nay chỉ có một týp huyết thanh
* Khả năng gây bệnh Bệnh sởi
- Lây truyền qua các giọt nhỏ của đường hô hấp.
- Khởi đầu, virut gây nhiễm trùng ở đường hô hấp với các triệu chứng
như sốt, chảy nước mũi và họ. Thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần.
-

Có thể có hiện tượng viêm kết mạc và tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Nốt Koplik xuất hiện ở trong miệng. Nốt này màu đỏ sáng có chấm
trắng ở giữa. Đây là dấu hiệu chẩn đoán bệnh sởi.

Page | 15
BS HAN NGUYEN


-

Không giống như virut cúm, virut sởi xâm nhập vào máu và gây các
triệu chứng toàn thân. Virut gây nhiễm trùng hệ liên võng nội mô,
gây viêm mạch và phát ban.


-

Ban xuất hiện ở đầu sau đó lan xuống phía dưới.

-

Tỷ lệ viêm não trong bệnh sởi là 1/1000. Tỷ lệ tử vong của biến
chứng này là10% do bán cầu đại não bị phá huỷ vĩnh viễn.

-

Sau nhiễm trùng tiền phát nhiều năm có thể xuất hiện viêm xơ não
bản cấp. Nguyên nhân là do nhiễm trùng mạn tính của các virut sởi bị
thiếu hụt. Những virut này khơng hồn thành chu kỳ sống của mình.
Tổn thương đặc trưng bởi quá trình viêm lan toả trong não. Tuy
nhiên, bệnh cảnh này hiếm gặp.

*Chẩn đoán:
Trực tiếp: lấy bệnh phẩm dịch mũi họng hoặc kết mạc nuôi cấy , hoặc bằng
pu miễn dịch huỳnh quang
Gián tiếp: tìm kháng thể trong huyết thanh
*Phịng bệnh:
- Vắc xin sởi sống giảm độc lực rất hiệu quả,
- Có loại vacxin kết hợp sởi- quai bị - rubella
- Xử lý chất thải BN, cách ly cần thiết.
Virut a cúm
* Cấu trúc, protein
ARN sợi (-), một sợi, không phân đoạn
- Nucleocapsit hình xoắn ốc
- Vỏ có 2 loại protein dạng gai HN và F:

- Một khi chứa cả Inugglutinin (H) và neuraminidase (V), loại kia chứa
pwotein liên hợp (P).
*Khả năng gây bệnh
-

Page | 16
BS HAN NGUYEN


Viêm họng và khí phế quản( thở khị khè, ho ông ổng,dữ dội, hay gặp mùa
thu)
Viêm phổi (do virut týp 3) hiếm gặp.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên chủ yếu là viêm họng, hay gặp ở ngời lớn.
*Điều trị chủ yếu là dùng thuốc chống viêm loại steroid và epinephrine.
*phòng bệnh: Hiện chưa có vacxin đối với các virut này.
Virut quai bị
Cau trúc, protein:
- ARN sợi (-), một sợi, không phân đoạn
- Nucleocapsid hình xoắn ốc
- Có ARN polymerase phụ thuộc ARN
- Vỏ có 2 loại protein dạng gai HN và F
- Một loại chứa cả hemagglutinin (H) và neuraminidase �, loại kia
chứa protein liên hợp (F) Bund ind
- Protein liên hợp kết hợp với tế bào và là một dung huyết tố
- Có 1 týp kháng nguyên
* Khả năng gây bệnh
- Lây truyền qua các giọt nhỏ đường hô hấp.
- Thời gian ủ bệnh từ 18-21 ngày
- Nhiễm trùng khởi đầu ở đường hơ hấp trên, sau đó vào máu rồi tổn
thương các tuyến nớc bọt mang tai, tinh hồn, buồng trứng, tuy và có

thể gây viêm màng não. Sưng và đau 2 tuyến mang tai là các triệu
chứng điển hình của bệnh. Nó xuất
- hiện sau khi sốt, mệt mỏi và chán ăn
- Điển hình, nhiễm trùng thường kéo dài 10-15 ngày
- Viêm tinh hoàn: Bệnh rất đau ở nam giới sau tuổi dậy thì và có thể
gây vô sinh nếu bị ở hai bên. Thường bệnh biểu hiện ở một bên. Viêm
màng não thường tự khỏi và khơng có biến chứng.
- Virut quai bị là một trong 3 nguyên nhân hay gặp nhất gay viêm
màng não không nhiễm khuẩn cùng với coxsakie và ECHO vius Chú
ý Sau giai đoạn khỏi bệnh, cơ thể có miễn dịch kéo dài
Page | 17
BS HAN NGUYEN


*chẩn đoán: chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn đoán phịng thí nghiệm là lấy
bệnh phẩm ni cấy bào thai gà, tế bào sơ non, hoặc tìm kháng thể trong
huyết thanh bệnh nhân
*phòng bệnh:
Hiện nay dùng vac xin sống giảm đôc lực
Cách ly bn, xử lý chất thải bn
Virut hợp bào đường hơ hấp
* Cấu trúc, protein





ARN sợi (-), một sợi, khơng phân đoạn
Nucleocapsid hình xoắn ốc. Vỏ chứa một loại protein dạng gai:
Protein liên hợp (F).

Có ARN polymerase phụ thuộc ARN.
Có 2 týp kháng nguyên.

* Khả năng gây bệnh Nhiễm trùng đường hô hấp
-

Lây truyền qua các giọt nhỏ đường hô hấp.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản phổi) xảy ra chủ yếu
ở trẻ em.
Tỷ lệ trẻ em bị bệnh này là 1/250, bệnh có thể gây tử vong.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra ở trẻ lớn hơn và người lớn.
Protein liên hợp làm cho các tế bào kết hợp lại với nhau tạo tế bào đa
nhân. Điều này cho phép virut lan tràn mà khơng bị tiếp xúc với
kháng thể.

*Phịng bệnh: Hiện nay chưa có vacxin đối với virut này.
*Điều trị : Ribuvirin là thuốc kháng virut được dùng cho trẻ em ở dạng khí
dụng.
Virut gậy bệnh sởi Đức rubella
2231. Cấu trúc và enzym
Page | 18
BS HAN NGUYEN


- ARN sợi (+), một sợi, có bộ gien gây nhiễm trùng
- Vỏ có protein dạng gai loại hemagglutinin. Kháng thể chống protein này
có tác dụng bảo vệ.
- Chỉ có một týp kháng nguyên
- Chẩn đoán bằng huyết thanh học
- Kháng thể IgG gợi ý khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch vì một nhiễm

trùng trước đây hoặc được tiêm chủng.
2.2.3.2. Khả năng gây bệnh
Bệnh sởi Đức
Lây truyền qua các giọt nhỏ của đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ
14-21 ngày.
- Nhiễm trùng khởi phát ở vùng họng và các hạch cổ. Các virut trong
máu đến 1 khắp cơ thể và có thể qua nhau thai. các cơ quan khắp
- Ở người lớn, nhiễm trùng thường nhẹ với các biểu hiện như sốt, mệt
mỏi, ban dạng sẩn lúc đầu ở đầu sau lan ra toàn thân. Ban duy trì
trong khoảng 3 ngày. Biến chứng hay gặp là viêm khớp nhẹ.
-Sau khi khỏi bệnh có miễn dịch bền vững.
-

Hội chứng này gặp khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut, Nhiễm trùng
nặng nhất vào ba tháng đầu của thai kỳ, nếu vào tháng đầu thì rất
nguy cơ xảy thai, mắc dị tật đục thủy tinh thể, thiểu năng tim, điếc
bẩm sinh
*chẩn đốn lâm sàng là ban đỏ điển hình và tổn thương cơ quan lymho,
Chẩn đốn phịng thí nghiệm là lấy bệnh phẩm dịch tiết mũi họng, đường
hô hấp làm PCR hoặc xét nghiệm huyết thanh học tìm KT IgM,IgG
*Phòng bệnh: Vacxin chứa các virut sống bị bất hoạt. Vacxin này phối hợp
với sởi, quai bị được dùng phổ biến hiện nay cho trẻ em. Phụ nữ đang
mang thai và định mang thai trong vài tháng tới không nên dùng vacxin
này.
-

2.2.4. Virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp
(Virus gây SARS: Severe Acute Respiratory Syndrome= SARS-CoV.)
Page | 19
BS HAN NGUYEN



Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là
tỉnh Quảng Đông và Hồng Kông Trung Quốc xuất hiện một bệnh dịch mới
cực kỳ nguy hiểm, gọi là SARS. Đại dịch SARS đã được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) và chính phủ
các nước quaan tâm phòng chống và được dẩy lùi. Nhiều kết quả đã được
công bố,nhưng chưa đầy đủ. Dưới đây là một số thông tin quan trọng.
2.2.4.1. Virus SARS (SARS-COV)
Là loại virus giống với Coronavirus, có đường kính từ 80-120 nm, có gai
nhú nhưng khơng có các glycoprotein loại haemagglutinin. Virus SARS
chứa ARN.
22.4.3. Tổn thương bệnh lý của đường hô hấp
Đến hiện nay cơ chế bệnh sinh của SARS vẫn chưa rõ, một số tổn thương
đã được quan sát trên bệnh nhân và tử thi:
- Tổn thương viêm lan toả, thâm nhiễm đơn nhân phổi kẽ.
- Có xuất huyết ở trung tâm ổ viêm.
- Có các mảnh vỡ hoại tử đường hơ hấp.
- Các tổn thương đường hơ hấp có thể do SARS-CoV, nhưng cũng có
thể do cytokin hoặc cả hai?
2.2.4.4. Chẩn đoán virus học
Dấu hiểu lâm sàng và X quang của bệnh nhân SARS là viêm đường hô
hấp dưới, thường là nặng.
Chẩn đốn virus có hai phương pháp lớn:
Phát hiện virus bằng ni cấy phân lập và/hoặc PCR
đó xác định bằng kính hiển vi điện tử hoặc PCR. Bệnh phẩm đường hô hấp
hoặc đờm.
.- Phát hiện kháng thể bằng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) hoặc
ELISA
*Điều trị: chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng

*Phịng bệnh:
Khơng đặc hiệu: cách ly, xử lý chất thải bệnh nhân
-

Page | 20
BS HAN NGUYEN


Page | 21
BS HAN NGUYEN



×