Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NANG CAO CHAT LUONG DAY HOC MON LICH SU BANG PHAN MEM KAHOOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.16 MB, 15 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 8 CHO HỌC SINH
BẰNG PHẦN MỀM KAHOOT
1. Đặt vấn đề:
1.1. Lý do, sự cần thiết thực hiện đề tài:
Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều đổi mới trong Giáo dục học đường,
đặc biệt hơn nữa là các đột phá mới trong sử dụng công nghệ thông tin đối với việc
thiết kế giảng dạy và học tập, có thể đánh giá rằng trong những năm gần đây ngành
Giáo dục của nước ta không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển và đổi mới
tiến bộ. Đó là những bước ngoặt quan trọng đóng góp cơng lao to lớn trong việc
đưa Giáo dục nước ta xứng danh ngang tầm với các nước khác cùng phát triển trên
thế giới.
Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển
kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin
học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của
ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của
nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không
thể đến trường như trước đây, để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng không
dừng việc học tập, bản thân giáo viên cũng nhận thức được trách nhiệm của mình.
Là giáo viên giảng dạy đầu cấp THCS, một cấp học được quan tâm hàng đầu bởi lẽ
các em mới hoàn thành chương trình học tập ở cấp Tiểu học cịn nhiều bở ngỡ
trong việc thay đổi phương pháp học tập. Nếu cứ dừng việc học tập trên lớp các em
sẽ khó có thể theo kịp chương trình khi quay trở lại học. Hơn nữa sự chú ý của học
sinh lớp 6 còn ít do vậy năm học này giáo viên nghiên cứu một số giải pháp nâng
cao chất lượng giảng dạy trực tuyến nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Với
mong muốn giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp
lực, tiết học phải thu hút gây được hứng thú học sinh học tập, dễ tiếp thu kiến thức.

Trang 1



Tôi nhận thấy Kahoot là phần mềm tuyệt vời để giải quyết vấn đề trên. Với
những ưu điểm và tính mới mẻ của phần mềm dạy học này, tôi mong muốn góp
một phần nhỏ vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng vào dạy học
bộ môn Lịch sử nhằm làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên,
góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường
THCS hiện nay. Vì vậy tơi chọn lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học
môn lịch sử 8 cho học sinh bằng phần mềm Kahoot” làm đề tài nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lượng dạy học cho bản thân.
1.2. Phạm vi đề tài:
- Đề tài có thể áp dụng cho bộ mơn Lịch sử cấp THCS nói chung nhưng tác
giả lấy ví dụ cụ thể ở Lịch sử 8.
- Đề tài giúp học sinh rèn luyện cách suy luận, tìm tòi, phát hiện kiến thức
mới, nhằm phát huy năng lực tự học, tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự khám
phá, tìm tịi kiến thức, phát triển tư duy và các kỹ năng cần thiết cho học sinh...
2. Nội dung đề tài:
2.1. Thực trạng:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lịch sử có vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ
quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc
học và thi lịch sử luôn trong tình trạng báo động, là vấn đề mà tồn ngành giáo dục
đặc biệt quan tâm. Phải chăng, lời căn dặn của Bác đang ngày một phai mờ đi?
Có một thực tế đáng buồn hiện nay là việc học sinh khơng thích học cũng
như tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lịng
mất nhiều thời gian lại khơ khan, nhàm chán. Các em chưa ý thức được việc thiếu
hiểu biết lịch sử là điều vơ cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt
Nam đang trên đường hội nhập và phát triển.
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và khơng thích học lịch sử? Cũng có

nhiều ngun nhân. Song, không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy
Trang 2


và học lịch sử của chúng ta từ trước đến nay cịn nặng về cung cấp kiến thức gây ra
tình trạng quá tải cho học sinh. Từ xa xưa, người phương Đơng đã có câu: "Tơi
nghe tơi qn, tơi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu". Những kết quả nghiên cứu khoa
học hiện đại cũng đã cho thấy: Học sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến
thức thơng qua đọc tài liệu, nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15%
nội dung kiến thức, nếu quan sát có thể nhớ được tới 20% kiến thức. Kết hợp nghe
và nhìn thì nhớ được 25%. Thơng qua thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ
được 55% kiến thức nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động
để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75% kiến thức. Cịn nếu giảng
lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%, điều này cho thấy tác dụng tích
cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học
được xác định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã và đang chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và nội dung giáo
dục mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã là một trong những nhiệm vụ của
ngành Giáo dục yêu cầu các trường thực hiện. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay khơng chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi
giáo viên.
Cho đến nay, phải nói rằng khơng một ai nghi ngờ về vai trị to lớn và những
tác dụng kỳ diệu của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống. Trong
giáo dục, việc ứng dụng các phần mềm dạy học trên thực tế cũng đã đem lại kết
quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về phương pháp
giảng dạy.
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được
thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng phương

tiện dạy học phù hợp mà công nghệ thông tin với các phần mềm dạy học là một
trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy
bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những
phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin.
Trang 3


Việc khai thác mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng “dạy chay” một cách
thiết thực đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thơng tin nhanh chóng và hiệu
quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với giáo viên giảng dạy
môn Lịch sử, bởi môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã hội, việc cung cấp
thông tin, liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc
trưng của môn học, ứng dụng công nghệ thơng tin khơng những giúp giáo viên
soạn thảo mà cịn sử dụng các phần mềm dạy học có hiệu quả.
Nếu trước đây giáo viên có thể chỉ sử dụng phần mềm PowerPoint hay
Violet để thiết kế bài giảng điện tử thì nay với phần mềm Kahoot giáo viên có điều
kiện tốt hơn để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính năng động
tích cực và sự say mê, hứng thú của học sinh trong học tập. Đồng thời trong một
thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận
một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động. “Một hình ảnh, một
đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”, vì vậy đối với bài giảng có
phim, hình ảnh thực tế mơ phỏng hợp lý, sinh động, hoạt động học tập được thể
hiện bản thân, sự thi đua, cạnh tranh sẽ thu hút được sự thích thú say mê học tập
của học sinh, lớp học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ dạy có hiệu quả
cao hơn.
2.2. Các giải pháp:
2.2.1. Một số nét về phần mềm Kahoot
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học đang được các nhà lãnh đạo, chuyên môn đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ

trong các giờ học truyền thống, biến các giờ học “khô cằn”, chán chường trở nên
hào hứng và thú vị hơn. Từ đó nâng cao chất lượng học tập, giúp học sinh tiếp thu
kiến thức nhanh và tốt hơn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm cơng nghệ khác nhau
để thu hút và tối ưu hóa sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập. Trong số
đó Kahoot được biến đến là ứng dụng rất hữu ích trong việc hỗ trợ giảng dạy môn
Lịch sử.
Kahoot là ứng dụng hỗ trợ giảng dạy và học tập có nhiều phiên bản, được
Trang 4


thiết kế ra dựa trên nền tảng trò chơi và tạo ra sự tương tác cao trong lớp học. Về
bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng được trên mọi thiết bị có
kết nối internet như: laptop, smartphone, máy tính. Kahoot có thể hỗ trợ giáo viên
tạo trò chơi, bài tập trắc nghiệm với nhiều lựa chọn để ôn tập lại các kiến thức cho
học sinh sau bài dạy. Kahoot với nhiều tính năng giúp người thiết kế có thể tích
hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ứng dụng của Kahoot
trong lớp học đã mang lại nhiều giá trị có lợi cho cả giáo viên và học sinh. Kahoot
cũng cho phép giáo viên đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh một cách hiệu quả
và chính xác. Kahoot cung cấp cho giáo viên khả năng theo dõi hiệu suất của học
sinh trong các trò chơi và đánh giá lại và điều chỉnh phù hợp trong việc giảng dạy
của mình trong một số trường hợp. Trong các giờ học môn Lịch sử với những tính
năng và tính linh hoạt do Kahoot cung cấp cho phép giáo viên tạo các bài học độc
đáo thú vị và hiệu quả cũng như giám sát học sinh của mình tiến bộ thơng qua các
câu đố và khảo sát.
2.2.2. Các bước để tạo trò chơi trên Kahoot
Bước 1. Vào trang Kahoot.com
Bước 2. Đăng kí một tài khoản nếu chưa có tài khoản trên trang này bằng
cách kích vào sign up. Có thể đăng kí bằng google hoặc Microsoft. Sau khi tạo tài
khoản và đăng nhập xong bạn bấm vào Create (tạo nên) để bắt đầu tạo câu hỏi.
Bước 3: Tạo câu hỏi

- Lựa chọn dạng câu hỏi
. Tạo dưới dạng câu đố (quiz) o Tạo dưới dạng xáo trộn (Jumble)
. Tạo dưới dạng thảo luận (Discussion)
. Tạo dưới dạng khảo sát, thu thập ý kiến (Survay)
Chúng ta chỉ cần nhập nội dung câu hỏi, đáp án trả lời đúng, chèn hình ảnh,
video, thời gian cho câu hỏi. Thứ tự câu hỏi có thể mặc định hoặc thực hiện tương
tự như các side trong PowerPoint. Đặt tên cho Kahoot mới/Thêm các câu hỏi cho
Kahoot (thực hiện tương tự như thao tác với các side trong PowerPoint) có thể kéo
di chuyển lên xuống các câu hỏi hoặc muốn thêm câu hỏi ở đâu chọn ngay câu hỏi
đó/Chọn Save
Trang 5


Bước 4. Thực hiện trò chơi bấm vào Play

Nếu đăng nhập từ đầu giáo viên truy nhập Kahoot.com từ giao diện của
trang vào mục Kahoot của tôi để bắt đầu chơi. Để bước vào trị chơi có hai sự lựa
chọn để chơi: Trò chơi trực tiếp cùng với người học qua video ở trong lớp, có thể
chơi cho cả lớp hoặc có thể chơi theo nhóm; chỉ định một trị chơi thử thách cho
những người học chơi theo tốc độ của riêng họ.
Bước 5. Học sinh truy nhập Kahoot.it/ nhập mã pin do giáo viên cung cấp/
nhập tên người chơi và bắt đầu chơi.
* Dạng trả lời trực tuyến trên lớp: Truy cập địa chỉ: Nhập
Game pin/ Nhập tên đăng nhập.
* Dạng trả lời dạng bài tập về nhà: Truy cập địa chỉ: Nhập
Game Pin/ Nhập tên đăng nhập/ Trả lời câu hỏi.
Bước 6. Giáo viên kiểm tra kết quả bài làm của học sinh
Từ giao diện của trang vào mục Reports (báo cáo) để xem kết quả làm bài
của học sinh vào mục other reports (các báo cáo khác) xem kết quả chi tiết.


Trang 6


Trong quá trình giảng dạy việc kết hợp ứng dụng Kahoot tạo trò chơi vào sẽ
khơi gợi sự hứng khởi hơn cho học sinh, giúp trau dồi thái độ tích cực, tăng mức
độ động lực của người tham gia, kích thích nhận thức tốt hơn và kỳ vọng của
người học đối với lớp học, cạnh tranh lành mạnh, vui vẻ, thú vị. Thêm vào đó ứng
dụng có tích hợp Youtube, vì thế giáo viên có thể mở một đoạn phim vui nhộn để
học sinh theo dõi trong quá trình đăng nhập vào hệ thống
Việc tạo và chỉnh sửa trắc nghiệm trong Kahoot giúp người dùng có thể tạo
câu hỏi trắc nghiệm với nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh, chữ hay video,
với Kahoot Quiz người học có thể tiếp thu và ôn bài được dễ dàng hơn.
2.2.3. Giải pháp vận dụng phần mềm Kahoot trong dạy học tương tác
môn Lịch sử ở trường THCS
2.2.3.1. Ứng dụng kahoot để kiểm tra bài cũ
Việc kiểm tra bài cũ là hoạt động đầu tiên trong mỗi tiết học hoạt động nhằm
đánh giá kiến thức trước đó để điều chỉnh hướng dẫn, giới thiệu các khái niệm mới
hoặc trình bày nội dung học tập mới ở định dạng tương tác. Với cách kiểm tra
truyền thống tạo ra sự nhàm chán, áp lực với khả năng học thuộc lịng, học đối phó
nếu thay vào đó là sự đổi mới cách hỏi bài cũ khác sẽ hấp dẫn và thích thú hơn.
Phần mềm kahoot sẽ giúp giáo viên giải quyết vấn đề đó bằng cách giáo viên
chuẩn bị soạn khoảng 10 câu hỏi trắc nghiệm mỗi câu khoảng 20 giây tải lên phần
mềm kahoot khi hoạt động dạy học bắt đầu lớp học trở thành sân chơi nơi các em
Trang 7


có thể ghanh đua đấu trí với nhau bởi điểm số. Điều thú vị là sau mỗi câu hỏi, câu
trả lời học sinh có thể biêt mình trả lời đúng hay sai bản thân học sinh, giáo viên có
thể thấy và đánh giá so sánh được ngay khi điểm số hiển thị trực tiếp trên màn hình
và giáo viên có thể lấy ngay con điểm đó ghi vào điểm đánh giá.

Ví dụ: Kiểm tra bài cũ

2.2.3.2. Ứng dụng kahoot để củng cố kiến thức sau một hoạt động
Khi tổ chức các hoạt động dạy học, mỗi đơn vị kiến thức hồn thành điều
giáo viên mong muốn là học sinh có thể hiểu và vận dụng những điều đã học. Để
nắm được mức độ nhận thức, khả năng vận dụng của học sinh, giáo viên có thể cho
học sinh thực hiện các bài tập với rât nhiều kiểu dạng bài tập khác nhau. Với
Kahoot có thể thực hiện thu hút học sinh bằng nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Giáo
viên có thể điều chỉnh động lực học kahoot cho phù hợp với mục tiêu bài học của
học sinh, giúp học sinh tập trung và kích hoạt cách suy nghĩ khác nhau bằng cách
kết hợp một số loại câu hỏi. Ngoài các câu hỏi đố vui, giáo viên có thể thêm các
câu hỏi để kiểm tra độ chính xác, các câu hỏi trong đó câu trả lời được nhập để
đánh giá mức độ hiểu sâu hơn bài học và các cuộc thăm dò để thu thập ý kiến học
sinh hoặc tiến hành kiểm tra nhanh. Với một Kahoot! trong thời gian ngắn bạn có
thể xem nhiều báo cáo và xem kết quả tổng hợp chi tiết mức độ thực hiện của học
sinh. Điều này sẽ giúp giáo viên hiểu lớp học của mình nắm vững một chủ đề hoặc
Trang 8


chuỗi chủ đề trong một hoạt động của bài học đến mức độ nào hoặc đánh giá kết
quả tổng hợp giữa các tổ nhóm giữa các học sinh với nhau. Sắp tới Kahoot! đang
nghiên cứu để tạo các giáo án và khóa học trong Kahoot! sinh động sát thực hơn.
Bạn sẽ có thể kết hợp một số bài học tương tác vào một khóa học, cũng như duy trì
và chia sẻ tài liệu hướng dẫn cho các bài học dựa trên Kahoot với các giáo viên
khác.
Ví dụ: Củng cố nội dung kiến thức mục III Bài 2 Lịch sử 8: Cách mạng
Tư sản Pháp cuối TK XVIII

2.2.3.3. Ứng dụng kahoot để củng cố kiến thức sau mỗi bài học hoặc
giao bài ở nhà

Tổ chức kahoot trực tiếp thông qua hội nghị truyền hình để kết nối với học
sinh đang học ở nhà hoặc qua màn hình trình chiếu trong lớp. Các câu hỏi và câu
trả lời được hiển thị trên màn hình của người học. Chỉ định Kahoot theo nhịp độ
mà học sinh có thể chơi ở mọi nơi, mọi lúc trên thiết bị của riêng mình, điều này
đặc biệt tiện dụng trong đào tạo từ xa. Khi bạn tổ chức trực tiếp qua video hoặc
gián tiếp qua mạng interner, học sinh chơi cùng lúc, cạnh tranh để giành được điểm
số cao nhất với các bạn cùng lứa tuổi. Với Kahoot giáo viên có thể đặt một thử
thách theo nhịp độ học sinh để học sinh của mình chơi ở nhà hoặc tại lớp. Bạn có
thể ngồi trước máy tính hoặc sau này ngồi xem lại diễn biến hoạt động được thể
hiện một cách đây đủ chi tiết qua các báo cáo vậy nên nó hồn hảo cho việc học từ
xa, học bài ở nhà.
Trang 9


2.2.3.4. Ứng dụng kahoot để ôn tập học kỳ
Với các khối lớp kỳ thi kết thúc học kỳ là kỳ thi quan trong trọng. Việc ôn
tập các kiến thức, kỹ năng phục vụ cho thi học kỳ đạt kết quả cần thực hiện thi thử
nhiều lần ôn tập, làm đề nhiều lần. Theo đó, giáo viên tập trung ơn tập theo từng
chủ đề, bám sát các đề tham khảo. Đối với từng chun đề mơn học, giáo viên có
phương pháp ôn tập riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo các em
nắm vững những kiến thức cơ bản, biết vận dụng kiến thức linh hoạt vào những
dạng bài khác nhau của đề thi.
Với vai trị của mình giáo viên tăng cường ôn tập kiến thức, kỹ năng đã
giúp học sinh sẵn sàng tự tin bước vào kỳ thi, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nhất, ngoài
học những kiến thức ở trên lớp, ở nhà các em kết hợp nâng cao, trau dồi, bổ sung
kiến thức qua một số lớp học trực tuyến ở trên mạng. Đối với giáo viên việc chuẩn
bị biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm, các đề thi rồi đưa lên phần mềm để học sinh
làm bài trên lớp học, giao bài về nhà cùng cùng với chiếc điện thoại có kết nối
internet làm cho học sinh thực hiện nhiệm vụ một cách háo hức hiệu quả hơn. Sản
phẩm kết quả khi ôn tập năng lực, khả năng của học sinh được giáo viên nắm bắt

nhanh, chính xác qua các báo cáo, những vấn đề khó, vấn đề học sinh chưa nắm
được đều thể hiện rõ ràng từ đó giáo viên có thể biết cần dạy, ơn tập phần nào mà
học sinh cịn thiếu hổng. Nhiều giáo viên thấy rằng sử dụng Kahoot! để ôn tập đã
thu hút học sinh xem lại nội dung ở lớp và ở nhà, giúp học sinh của mình đạt điểm
kết quả cao hơn, tốt hơn.
Trang 10


2.3. Kết quả:

2.3.1. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Một số kết quả đạt được sau khi sử dụng phần mềm Kahoot dạy học trực
tuyến ở môn Lịch sử.
- Kết quả khảo sát ở tổ Văn – GDCD trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ thu
được như sau:
TT

Các tiêu chí

SL

Tỷ lệ %

10

100

Tuyệt vời.


8

80

Bình thường

2

20

Chưa phù hợp.

0

0

Kahoot trong dạy học mơn Lịch sử và các bộ mơn

10

100

khác như thế nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Học sinh lĩnh hội tri thức mới.

8

80

Cảm nhận của thầy/cô đối với phần mềm Kahoot

trong dạy học như thế nào? (Chỉ chọn 1 đáp án)
1

Theo thầy/cô hiệu quả việc vận dụng phần mềm
2

Trang 11


Giúp học sinh ơn tập, củng cố kiến thức.

9

90

Có thể vận dụng nhiều cho tất cả các bài học

8

80

Gây hứng thú, tạo khơng khí học tập sơi nổi.

10

100

Học sinh được thể hiện mình trước đám đơng.

10


100

Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

9

90

Lượng kiến thức phong phú, có liên hệ với thực tiễn.

8

80

Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

10

100

- Kết quả khảo sát ở 03 lớp 8/1; 8/2; 8/3 trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ
thu được như sau:
Cảm nhận của em sau khi học môn Lịch sử bằng phần

120

100

Rất thích học


105

87,5

Bình thường

12

10,0

Khơng thích

3

2,5

120

100

Giờ học sơi nổi, học sinh hứng thú

117

97,5

Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học sinh.

107


89,2

Được thể hiện mình trước đám đơng, được làm chủ

112

93,3

120

100

Thường xuyên

117

97,5

Thỉnh thoảng

03

2,5

Không bao giờ

0

0


mềm Kahoot của giáo viên? (Chọn 1 đáp án)
1

Em đánh giá như thế nào về việc sử dụng phần mềm
Kahoot của giáo viên? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án)
2

Theo em giáo viên nên sử dụng phần mềm Kahoot
trong học tập môn Lịch sử như thế nào? (Chọn 1 đáp
3

án)

Sau khi dạy thể nghiệm tôi đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến giáo viên và
học sinh kết quả cho thấy đa phần thừa nhận hiệu quả mà phần mềm Kahoot đem
Trang 12


lại: 80,0% giáo viên đánh giá tuyệt vời, 87,5% học sinh rất thích học mơn Lịch sử,
90% giáo viên cho rằng sử dụng phần mềm giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến
thức, gây hứng thú, tạo khơng khí học tập sơi nổi, phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh. Cịn đối với 97,5% học sinh thì cho rằng giờ học sôi nổi, học sinh
hứng thú; 89,2% học sinh thấy giờ học phát huy được tính tích cực chủ động sáng
tạo học sinh, kết quả rất phấn khởi có đến 97,5% học sinh mong muốn giáo viên
thực hiện phần mềm Kahoot để giảng dạy thường xuyên.
2.3.2. Hiệu quả của đề tài đối với hoạt động giáo dục
( Kết quả trung bình mơn HK I Lịch sử 8 – năm học 2021-2022)

STT Lớp số

1
2
3

8/1
8/2
8/3

40
40
40

Kém

Yếu

SL

TL

SL

TL

0
0
0

0
0

0

0
0
0

0
0
0

TB

Khá

SL TL
0
0
0

0
0
0

Giỏi

SL

TL

SL


TL

2
3
5

5.0%
7.5%
12.5%

38
37
35

95.0%
92.5%
87.5%

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi thấy hiệu quả rất tích cực, đa
số các em đã có nhiều chuyển biến tích cực trong giờ học lịch sử, hứng thú, say mê
và tìm tịi về lịch sử một cách chủ động, hào hứng. Trong năm học 2021-2022 chất
lượng môn lịch sử lớp 8 được nâng lên rõ rệt đây là một kết quả thật đáng tự hào,
là sự cố gắng không mệt mỏi của giáo viên và học sinh. Là nguồn cỗ vũ, là động
lực để chúng tơi hồn thành tốt sự nghiệp cao quý của mình.
3. Kết luận:
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc “Nâng cao chất lượng dạy học môn
lịch sử 8 cho học sinh bằng phần mềm Kahoot” là rất cần thiết, đặc biệt đối với
môn lịch sử. Nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là
một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học, làm cho kết

quả bộ môn không ngừng được nâng cao. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp
dạy học là một định hướng đúng đắn.
Tôi đã áp dụng biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều lớp khác nhau, kết
quả đạt được là rất khả quan, các em rất chăm chú khi tơi phân tích, rất muốn được
Trang 13


tham gia cùng tìm hiểu, rất hăng say suy nghĩ phát biểu khi tôi đưa ra những câu
hỏi về các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Đặc biệt là những tiết học có sử dụng nhiều
hình ảnh và các đồ dùng trực quan nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong
thời gian gần đây khiến học sinh rất phấn khởi thích thú và nắm được bài rất
nhanh. Với sự định hướng này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của chủ thể học sinh trong quá trình nhận thức và lĩnh hội kiến thức. Nhờ vậy mà
nâng cao được chất lượng của việc dạy và học.
Sau một quá trình sử dụng Kahoot vào đổi mới phương pháp dạy học, tơi
nhận thấy mình đã thu được một vài kết luận như sau:
3.1. Đối với học sinh
- Khơng khí lớp học sơi nổi, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong
việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Đa số, học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài
học, các em khơng cịn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên
đưa ra.
- Các hoạt động khám phá đã kích thích được tính tích cực, chủ động suy
nghĩ, tìm tịi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội
dung kiến thức cơ bản mà cịn có khả năng giao tiếp, khả năng sự dụng ngôn ngữ,
tự giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức một cách hợp lý. Đây là yếu tố giúp bài
học ở lớp có áp dụng phương pháp đổi mới có kết quả tốt hơn so với các lớp còn
lại.
- Học sinh thật sự hứng thú, tích cực trong học tập, bài giảng của tơi thật sự
có sức hấp dẫn cao với học sinh. Kết quả thu được là rất nhanh chóng, chính xác và
khách quan, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của học sinh

- Ngồi dạy về kiến thức, còn giúp các em mở rộng thế giới quan, biết sử
dụng các thiết bị công nghệ vào việc học tập, nâng cao hiệu quả học tập cho học
sinh.
3.2. Đối với giáo viên
Ngồi thăm dị ý kiến của học sinh, tơi cịn tham khảo sự đóng góp ý kiến
của giáo viên tại trường nơi tôi công tác và nhận được những ý kiến phản hồi
tương đối tích cực từ các đồng nghiệp. Các giáo viên đều nhận thấy rằng:
Trang 14


- Đề tài có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hấp dẫn cho giờ học, học sinh
cảm thấy hứng thú vì được tự mình khám phá những nội dung mới mẻ liên quan
đến bài học.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh khi sử dụng phương
pháp học tập mới. Với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ này học sinh đã được phát
huy sự sáng tạo của mình, thể hiện sự hiểu biết của bản thân đối với các vấn đề có
liên quan đến bài học.
- Thông qua phần mềm dạy học, học sinh được làm chủ bản thân, giáo viên
đã kích thích tư duy, nâng cao trí tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học
sinh, giúp học sinh tự khẳng định bản thân trước tập thể.
- Bản thân mình cũng năng động hơn, được hỗ trợ thêm vào công việc dạy
học, giúp học sinh tự học ở nhà để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy bắt nhịp
hơn với công nghệ và phương pháp giáo dục hiện đại.
- Kết quả trên là một kênh thông tin quan trọng để bản thân tôi rút kinh
nghiệm trong việc vận dụng phần mềm dạy học vào dạy học. Đồng thời là sự khích
lệ đối với bản thân tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong giảng dạy, xây dựng tình
yêu và niềm say mê đối với môn Lịch sử. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ được áp
dụng thường xuyên vào việc giảng dạy bộ mơn Lịch sử nói riêng và các bộ mơn
khác nói chung của giáo viên tại trường THCS Lê Thị Cẩm Lệ để học sinh được
tận hưởng những ưu điểm vượt trội của phần mềm dạy học mang lại.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người viết

Dương Vĩnh Khiêm

Trang 15



×