Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.17 KB, 4 trang )
Mô hình nuôi cua ở Cần
Giờ (TP. HCM)
Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ
biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị
trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có
giá trị kinh tế.
Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên
địa bàn xã Lý Nhơn nói riêng, huyện Cần Giờ (Tp. HCM) nói chung
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, thành công hơn
cả là việc chuyển đổi từ đất nuôi tôm sú kém hiệu quả kinh tế sang mô
hình nuôi Cua biển đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cua biển có thời gian
sinh trưởng và phát triển rất nhanh là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh
tế cao được bà con nông dân quan tâm. Qua quá trình thực hiện việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi có hiệu quả và nhất là phát huy
được lợi thế về điều kiện tự nhiên, có rất nhiều hộ tham gia vào mô
hình chuyển đổi này. Có thể kể ra đây như hộ ông Nguyễn Thanh
Sơn, ông Lê Bửu Lộc, ấp Lý Hoà Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ
với mô hình nuôi Cua biển từ con giống nhân tạo.
Trước đây, gia đình ông gồm 5 nhân khẩu chủ yếu sống nhờ vào nuôi
tôm sú, trên diện tích đất khoảng 0,8 ha nhưng do dịch bệnh và môi
trường xấu dẫn đến hiệu quả rất thấp, có khi thua lỗ, do đó không đủ
trang trải cuộc sống cho 5 người. Nhờ có chủ trương đúng đắn về
chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa không hiệu quả sang cây trồng,
vật nuôi có hiệu quả và nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của gia đình cùng
với sự hỗ trợ về nhiều mặt như vốn, kỹ thuật canh tác,… của các ban
ngành địa phương nên hiệu quả sản xuất trên 0,8 ha diện tích đất của
gia đình ông tăng lên rõ rệt. Cụ thể, chỉ riêng với 8.000 m2 ao, mỗi vụ