A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh, tương ứng là bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết.
Tập đọc là một phân mơn của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là
một phân mơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm
việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc - một kỹ năng quan trọng
hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên - bậc Tiểu học.
Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ
bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên người khác; thông hiểu tư tưởng,
tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, các em
không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà cịn rung động tình cảm, nảy nở
những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo
cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Năng lực đọc của học sinh được tạo nên từ
bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “ đọc”: đọc đúng,
đọc trơi chảy, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
Trong bốn kỹ năng đó, kỹ năng đọc hiểu được coi là một kỹ năng cực kỳ
quan trọng, nó là “bậc thang cuối cùng” để giúp cho học sinh đạt được yêu cầu
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
và chất lượng cao nhất của việc đọc - đọc diễn cảm. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu
sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có cơng cụ hữu hiệu để
lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn
bản, có cơng cụ để lĩnh hội tri thức khi học các mơn học khác trong nhà trường.
Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc
riêng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói
quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên.
Trong khi đó, ở trường tiểu học nói chung, trường tiểu học Bình An 3 nói
riêng; việc dạy đọc bên cạnh những thành cơng cịn nhiều hạn chế. Học sinh của
chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Học sinh đọc mà khơng nắm được
điều gì là cốt lõi trong văn bản. Kết quả đọc của học sinh chưa đáp ứng được
yêu cầu của việc hình thành một kỹ năng giao tiếp quan trọng. Một số giáo viên
cũng còn lúng túng khi dạy kỹ năng đọc hiểu: Làm thế nào để các em hiểu một
cách chân thực và sâu sắc văn bản được đọc, để những gì đọc được tác động vào
chính cuộc sống của các em? Vận dụng những phương pháp dạy học nào để
nâng cao chất lượng kỹ năng đọc hiểu? Dạy với thời lượng bao lâu là phù
hợp?... Đó là những băn khoăn, trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy Tập
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
đọc. Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ
năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5”
II. Phạm vi - đối tượng nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu : Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh
lớp 5.
Đối tượng nghiên cứu:
- Trong phạm vi đề tài, tôi đề cập đến công tác giảng dạy kỹ năng đọc
hiểu trong phân môn Tập đọc 5 và học sinh lớp 5/1 ở trường Tiểu học Bình An 3
III. Mục đích của đề tài:
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp rèn kỹ năng đọc hiểu qua phân môn
Tập đọc cho học sinh lớp 5; nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng đọc hiểu - một
kỹ năng quan trọng của phân mơn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.
Cơ sở lí luận của đề tài
1. Thế nào là đọc hiểu ?
Trang:3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Đọc hiểu là một cách đọc phân tích. Đọc hiểu là một hoạt động có tính
q trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải ra theo tuyến tính thời
gian :
- Hành động đầu tiên của q trình đọc hiểu là hành động – “nhận diện
ngôn ngữ văn bản”, gồm:
+ Kĩ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng(từ chìa khóa)
trong văn bản.
+ Kĩ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng
+ Kĩ năng nhận ra các đoạn, ý của văn bản.
+ Kĩ năng nhận ra đề tài của văn bản.
- Hành động tiếp theo là hành động- “làm rõ nghĩa” của các chuỗi tín
hiệu ngơn ngữ, gồm:
+ Kĩ năng làm rõ nghĩa từ
+ Kĩ năng làm rõ nội dung thông báo của câu.
+ Kĩ năng làm rõ ý của đoạn.
+ Kĩ năng làm rõ ý chính của văn bản
+ Kĩ năng làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản, kĩ năng nhận
biết những ẩn ý của tác giả.
Trang:4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Hành động cuối cùng là hành động – “hồi đáp” lại ý kiến của người viết
nêu trong văn bản, gồm:
+ Kĩ năng đánh giá tính đúng đắn của nội dung văn bản.
+ Kĩ năng đánh giá tính đầy đủ của văn bản.
+ Kĩ năng đánh giá tính nguyên nhân, hiệu quả của văn bản.
+ Kĩ năng đánh giá tính cập nhật của nội dung văn bản.
+ Kĩ năng đánh giá tính hấp dẫn, thuyết phục của nội dung văn bản.
+ Kĩ năng liên hệ cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản
2. Tầm quan trọng của việc dạy đọc hiểu
Giáo sư - Tiến sĩ Lê Phương Nga đã viết: “Đọc không chỉ là đánh vần lên
thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc cịn là một
q trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những gì được đọc. Đọc thành
tiếng khơng thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Chỉ có thể xem là đứa
trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu điều mình đọc. Đọc là phải hiểu nghĩa của chữ
viết. Nếu trẻ không hiểu những từ ta đưa cho chúng đọc, các em sẽ không hứng
thú học tập và khơng có khả năng thành cơng”.
Đích cuối cùng của việc dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc
với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí
Trang:5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
thơng tin. Chính vì vậy, dạy đọc hiểu có vai trị đặc biệt quan trọng trong dạy
đọc nói riêng và trong dạy học ở tiểu học nói chung.
Hơn nữa, trong bốn kĩ năng, yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng,
đọc trơi chảy, đọc hiểu, đọc diễn cảm; thì đọc diễn cảm được coi là kĩ năng cuối
cùng cần đạt tới của “đọc”, nó là hình thức đạt u cầu và chất lượng cao nhất
của việc đọc. Nhưng học sinh sẽ không thể đọc diễn cảm nếu như các em không
thông hiểu nội dung văn bản được đọc hoặc là đọc “diễn” chứ khơng thể
“cảm”. Chính vì vậy, tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng đọc hiểu thêm một
lần nữa được khẳng định.
II.
Thực trạng của việc dạy học kĩ năng đọc hiểu trong phân môn Tập
đọc 5, Trường tiểu học Bình An 3
1. Về phía giáo viên:
Nhìn chung, giáo viên giàu lịng nhiệt tình, say mê cơng việc và làm việc
với tinh thần trách nhiệm cao. Sau mỗi giờ dạy Tập đọc, mỗi một giáo viên đều
có băn khoăn, trăn trở chung là làm thế nào để chất lượng đọc của học sinh ngày
càng được nâng cao. Đa số giáo viên có chất giọng tốt, kiến thức vững vàng, có
khả năng biểu đạt tình cảm qua giọng đọc. Một thuận lợi nữa là nhiều giáo viên
đã trải qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, có kinh nghiệm rèn đọc nói chung và rèn
Trang:6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
kĩ năng đọc hiểu nói riêng. Có giáo viên có ý thức, chú ý luyện tập để có ngơn
ngữ chuẩn, trong sáng. Tuy vậy, thực tế qua khảo sát chất lượng đầu năm học
2010 - 2011 cho thấy, chất lượng đọc kĩ thuật, đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu của
học sinh lớp 5 chưa thực đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân của thực
trạng trên là:
- Đối với một bài đọc trong sách giáo khoa bậc tiểu học, vấn đề hướng
dẫn đọc cịn chung chung.
- Dù khơng có một văn bản nào quy định chính thức nhưng trên thực tế do
khối lượng công việc liên quan phải thực hiện, thời lượng dành cho đọc thành
tiếng thường chiếm đến gần 1/2 tiết dạy, nếu kể cả luyện đọc diễn cảm. Điều
này đồng nghĩa rằng việc hướng dẫn tìm hiểu bài chiếm thời lượng ít trong tiết
tập đọc hiện nay. Thực tiễn dạy Tập đọc như trên cũng đã hình thành đậm nét
trong nhận thức của một bộ phận đông đảo giáo viên khi cho rằng “dạy Tập đọc
thì phải dạy học sinh đọc”. Nên bất kì một tiết dạy nào thể hiện quan điểm nhấn
mạnh việc đọc hiểu với một hệ thống nhiều hoạt động đọc hiểu khác nhau (đồng
thời cũng chiếm nhiều thời lượng hơn bình thường) để giúp học sinh thồng hiểu
văn bản, phát triển kĩ năng đọc hiểu và hứng thú đọc đều bị nhìn nhận là “lối
dạy kì lạ”.
Trang:7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Một số giáo viên trong khi dạy đọc hiểu chưa có định hướng, mục tiêu,
kế hoạch rõ ràng, chưa xác định được nội dung cần hướng dẫn cho học sinh là
gì.
- Một ngun nhân nữa khơng thể khơng kể đến đó là do giáo viên chúng
ta cịn hạn chế về nội dung và phương pháp dạy học kĩ năng đọc hiểu nên cịn có
những cách hiểu và giải thích chưa đúng về một số bài đọc ở tiểu học, từ đó
khơng hướng dẫn được cho học sinh nắm được những điều cốt yếu trong văn
bản được đọc.
2. Về phía học sinh:
Cũng như tiếp nhận văn học nói chung, tiếp nhận văn học ở trẻ em rất
giàu tính sáng tạo. Sự sáng tạo này đặc biệt bởi tính hồn nhiên, ngây thơ, ngộ
nghĩnh của trẻ em. Các em cảm thụ văn học không giống với cách cảm thụ văn
học của người lớn. Nhiều em thích được đọc, hứng thú khi được tìm hiểu nhân
vật, nhập vai vào nhân vật được tìm hiểu. Có em cịn có những phát hiện rất
thơng minh và khá lí thú khi giáo viên cho phép tự tìm định hướng, cách giải
quyết của riêng mình, bắt đầu từ gợi mở “Nếu em là .... em sẽ làm gì? làm như
thế nào?”
Tuy vậy, nhìn chung, chất lượng đọc kĩ thuật nói chung, kĩ năng đọc hiểu
nói riêng vẫn chưa cao. Các em quá lệ thuộc vào văn bản, thường chỉ diễn nôm
Trang:8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
từng câu chữ của bài văn, bài thơ khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, thiếu tính
sáng tạo, nhiều em trả lời sai hoặc có cách hiểu sai về văn bản được đọc.
Qua tìm hiểu, tơi thấy ngun nhân của thực trạng này là:
- Do khả năng đọc và vốn sống của học sinh còn hạn chế, từ đó ảnh
hưởng đến sự tiếp nhận văn học của trẻ. Vì vốn từ ngữ, vốn sống cịn ít nên
nhiều khi các em cắt nghĩa sai các từ, các cụm từ.
- Thực tế một số giáo viên chỉ nêu câu hỏi và chờ đợi những câu trả lời
đúng từ học sinh mà khơng biết, khơng quan tâm đến chuyện q trình đọc diễn
ra như thế nào, học sinh làm gì và cần làm gì để có được câu trả lời. Giáo viên
chỉ quan tâm đến kết quả - các nội dung kiến thức bài đọc đem lại mà không
quan tâm đến phương pháp để đạt được kết quả này.
- Nhiều giáo viên khi gặp những từ nào cần giải nghĩa cũng chỉ biết đưa
từ ra một cách cô lập, tách rời khỏi văn cảnh; học sinh không hiểu nghĩa của văn
cảnh của từ, từ đó khơng thể hiểu nội dung bài.
- Chính bản thân giáo viên gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh xác định
nội dung của bài tập đọc. Trong thực tế, cũng một bài tập đọc nhưng mỗi giáo
viên lại hướng dẫn học sinh nêu lên một nội dung khác nhau. Nhưng khi yêu cầu
Trang:9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
học sinh tìm thì giáo viên thường chỉ chấp nhận một giải pháp đúng. Đó là nội
dung bài với những câu chữ mà giáo viên đã viết sẵn trong bài soạn, thường là
chép lại từ sách giáo viên, sách thiết kế,...
- Nhiều em không hứng thú lắm với tiết Tập đọc vì cho rằng cơ dạy khơ
khan, hay gị ép học sinh vào khuôn phép, buộc phải hiểu và nhớ theo những gì
cơ đã dạy.
3. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa và quy trình dạy Tập đọc:
Thực tế thực hiện kiểu “bám sát” quan điểm và quy trình dạy Tập đọc với
ba giai đoạn hiện nay (đọc thành tiếng, tìm hiểu bài, đọc diễn cảm) đang dẫn học
sinh tiểu học nói chung lĩnh hội “một kiểu năng lực đọc đặc thù” trong đó khả
năng đọc lớn nguyên văn bản một cách trơn tru, thông thạo chiếm một tỉ trọng
lớn, cịn các kĩ năng đọc hoặc các trình độ đọc cụ thể thuộc năng lực đọc hiểu
chiếm phần tỉ trọng rất nhỏ.
Câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa chỉ yêu cầu học sinh tái hiện lại
các chi tiết của bài tập đọc, ít câu hỏi yêu cầu học sinh suy luận, khái qt,
khơng hoặc khó làm rõ được chủ đề, đề tài của văn bản. Những câu hỏi như vậy
chỉ yêu cầu học sinh đọc hiểu ở trình độ thấp, nặng về “đọc nhớ” mà không nâng
cao khả năng cảm thụ văn cho học sinh. Trong phần tìm hiểu bài trong sách giáo
khoa thường có từ 3 -5 câu hỏi nhưng chủ yếu là câu hỏi tái hiện lại bài đọc.
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
0
4. Chất lượng đọc kỹ thuật nói chung và kĩ năng đọc hiểu nói riêng của
học sinh lớp 5/1 trường tiểu học Bình An 3 đầu năm học 2010 - 2011.
Thống kê cho thấy
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
3
11.1
8
29.6
11
40.7
Số lượng Tỷ lệ
5
18.6
Kỹ năng đọc hiểu của học sinh lớp 5/1 trường tiểu học Bình An 3
Tốt
Khá
Số lượng
Tỷ lệ
5
18.5
III.
Số lượng
TB
Tỷ lệ
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ
5
18.5
Số lượng Tỷ lệ
17
63
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu qua phân môn Tập đọc cho
học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Bình An 3”
1. Tập cho học sinh có thói quen đọc thầm văn bản - một hình thức đọc
có nhiều lợi thế để hiểu văn bản:
Đây là hình thức đọc có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng vì:
+ Nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 - 2 lần.
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1
+ Dễ tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì học sinh khơng chú ý đến
việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc.
Hai việc cần làm để dạy đọc thầm:
+ Chuẩn bị cho việc đọc thầm: tư thế ngồi đọc phải ngay ngắn, có khoảng
cách phù hợp giữa mắt và sách.
+ Tổ chức quá trình đọc thầm: Từ đọc to đọc nhỏ đọc mấp máy mơi
khơng thành tiếng đọc hồn tồn bằng mắt khơng mấp máy mơi (đọc
thầm).
Giáo viên cần kiểm sốt q trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy
định thời gian đọc thầm cho từng đoạn, bài. Yêu cầu học sinh báo cho giáo viên
biết khi đã đọc xong. Từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
2. Các công việc cần làm để tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh
a. Hướng dẫn tìm hiểu đề tài của văn bản:
Mục đích của việc này là: Hướng dẫn để học sinh nhận ra đề tài văn bản
khi trả lời được các câu hỏi: bài Tập đọc nói về cái gì? Về việc gì? Về ai?
Để xác định đề tài của văn bản nhiều khi cần hướng dẫn học sinh dựa vào
chủ điểm của bài tập đọc hoặc dựa vào tranh minh họa để đoán về đề tài.
Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác để xác định được đề tài:
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2
- Đọc lướt lại toàn bài: Hướng dẫn học sinh chỉ cần lướt mắt trên dòng ghi
tên bài, những dòng có tên người, tên cơng việc chính,...
- Phát biểu đề tài của bài: Cần cho các em phân biệt hai kiểu văn bản để sử
dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp:
+ Đề tài của văn bản trữ tình thường được phát biểu mở đầu bằng các từ:
“ Bài này nói về tình cảm”( cảm xúc, tâm trạng, lịng yêu thương,...)
+ Đề tài của các văn bản tự sự thường được phát biểu mở đầu bằng các từ:
“ Bài này kể về chuyện...., Kể về việc....”
b. Hướng dẫn tìm hiểu tên bài:
Tên bài thường ngắn nhưng nói với người đọc nhiều điều. Nó giúp người
đọc xác định được đề tài văn bản và phần nào đoán được nội dung văn bản.
Trước hết, hướng dẫn học sinh chú ý bám sát vào câu chữ của tên gọi để
hiểu được nhiều điều về nội dung bài một cách nhanh chóng hơn.
VD: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( TV5/2)
Phần lớn tên bài được đặt theo chủ đề nên đọc tên bài có thể biết được bài
văn viết về cái gì.
VD: Lập làng giữ biển, Phân xử tài tình, Luật tục xưa của người Ê- đê, Vì
cuộc sống thanh bình, Nghĩa thầy trị, Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân,...
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3
Có những bài Tập đọc được đặt tên một cách kín đáo hơn, tên bài có thể chỉ
là một hình ảnh gợi tả: “Tiếng rao đêm, Cửa sông,...; tên bài có thể chỉ là tên
một nhân vật: út Vịnh, Thái sư Trần Thủ Độ,...
Có những tên bài khơng những cho biết chủ đề mà cịn cho biết cách đánh
giá, tình cảm của tác giả. Đó là những tên gọi như: Nếu trái đất thiếu trẻ con,
Bầm ơi,...
Với những bài có tên gọi khơng gợi ra chủ đề, giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh đặt lại tên bài khác phù hợp với nội dung mà các em được hướng dẫn
tìm hiểu. Với những tên bài có tên gọi phù hợp với chủ đề, tên bài hay, có nhiều
ý nghĩa thì giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra những ý nghĩa này bằng cách đặt
tên bài đã có trong thế đối lập với những tên bài khác. Việc này sẽ giúp học sinh
nhận ra cái hay, điều thú vị trong những cái tên.
VD: Khi học bài Tập đọc “ Một vụ đắm tàu” học sinh lớp 5A tỏ ra rất hứng
thú khi giáo viên đưa ra yêu cầu “ Hãy đặt tên khác cho bài tập đọc”. Học sinh
tranh luận sơi nổi và có nhiều cách đặt tên khác nhau: Tình bạn, Vĩnh biệt Mari-ơ, Sự hi sinh cao cả,...
c. Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ trong bài:
Hướng dẫn học sinh phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng của bài:
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
4
- Mục đích: Học sinh phải có kĩ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu - từ mới.
Để hướng dẫn học sinh tìm từ mới, giáo viên đặt vấn đề: “Em hãy chỉ ra
những từ em chưa hiểu nghĩa”. Về phương diện này, người giáo viên phải có
hiểu biết về từ địa phương, về vốn từ để chọn từ cho thích hợp, chuẩn bị sẵn
sàng để giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài mà học sinh đưa ra.
Để hiểu văn bản, không cần phải hiểu nghĩa của tất cả các từ trong bài mà
phải hướng dẫn học sinh xác định được các từ quan trọng, từ “chìa khóa”. Bởi
vì những từ “chìa khóa” có quan hệ trực tiếp với đề tài, chủ đề. Nếu bỏ những
từ này thì tính liên kết, tính mạch lạc của nội dung văn bản bị đứt quãng. Cách
tìm từ “chìa khóa” trong các kiểu loại văn bản có khác nhau. Giáo viên cần có
các biện pháp để giúp học sinh phát hiện ra những từ có tín hiệu nghệ thuật. Đó
là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ
chuyển nghĩa, những từ bộc lộ cảm xúc,... Vì vậy khi soạn bài, giáo viên cần có
ý thức sắp xếp thứ bậc ưu tiên các từ cần dạy.
* Các thao tác hướng dẫn học sinh tìm từ mới, từ ngữ quan trọng trong bài:
- Yêu cầu học sinh đọc to hoặc đọc thầm toàn bài.
- Đánh dấu các từ chưa biết nghĩa trong từng câu.
- Chọn đánh dấu vào những từ quan trọng trong bài
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
5
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh có giá trị nghệ thuật (dành cho các văn bản văn
chương).
Làm rõ nghĩa của từ ngữ :
Giáo viên nên lựa chọn từ ngữ chính, từ ngữ có tính nghệ thuật cần hướng
dẫn để học sinh hiểu và nắm được nội dung, cảm thụ tốt bài đọc. Do vậy, giáo
viên cần giảng nghĩa và nêu được tác dụng của nó trong văn cảnh cụ thể, hướng
vào chủ đề bài học, tránh giảng quá rộng, quá sâu.
Giáo viên cần sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa khác nhau, lựa chọn biện
pháp giải nghĩa cho phù hợp với từng từ, phù hợp với vai trò của từ trong văn
bản như:
- Đọc phần giải nghĩa (chú giải) trong sách giáo khoa.
- Dùng lời nói, động tác hoặc cử chỉ để miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu
thị ở từ cần được giải nghĩa.
- Sử dụng đồ dùng dạy học, trực quan như: hiện vật, mô hình, tranh vẽ, vật
thật để giải nghĩa từ.
- Đặt câu với từ cần giải nghĩa
- Tìm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
6
Lưu ý: Trong văn bản có giá trị nghệ thuật, khi hướng dẫn học sinh làm rõ
nghĩa các từ, cần chú ý làm rõ nghĩa đen và nghĩa bóng. Vì vậy cần chú ý đến
phương thức chuyển nghĩa của các từ.
Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh:
Biện pháp này chỉ sử dụng khi hướng dẫn tìm hiểu các tác phẩm nghệ
thuật. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh chính là một nội dung của
dạy cảm thụ văn học trong trường tiểu học. Tức là dạy học sinh cảm nhận những
giá trị nổi bật; những điều tế nhị sâu sắc, đẹp đẽ của từ ngữ, câu văn, câu thơ,
đoạn văn, đoạn thơ, câu chuyện,...
Các thao tác hướng dẫn học sinh là:
- Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật.
- Chuyển từ cách diễn đạt nghệ thuật về lời nói thường.
- Chỉ ra tác dụng của việc diễn đạt nghệ thuật và cách diễn đạt không nghệ
thuật trong việc biểu đạt nội dung.
d. Hướng dẫn tìm hiểu câu, đoạn - giúp học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh
văn bản
Xác định những câu quan trọng và đoạn ý:
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
7
Để giúp học sinh phát hiện ra những câu phức hợp, những câu quan trọng
của bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
- Đọc lướt tồn văn bản
- Tìm câu dài, đánh dấu điểm mở đầu và kết thúc từng câu (văn xi). Tìm
câu thơ có nhiều cách hiểu, khó hiểu (đối với thơ).
- Đọc thầm từng câu, đánh dấu chỗ phân định ý như trong câu.
- Đọc to cả câu, thể hiện sự tách ý bằng những chỗ ngắt hơi.
Hướng dẫn học sinh nhận ra đoạn, ý của bài, tạo cơ sở để các em hiểu nội
dung văn bản. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
- Đọc lướt toàn bài
- Nhận ra dấu hiệu, hình thức của đoạn
- Để nhận diện đoạn, ý trong văn bản, cần hướng dẫn học sinh chú ý:
+ Đối với tác phẩm tự sự mà các sự kiện được trình bày theo thời gian, cần
hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác tìm hiểu các từ ngữ chỉ thời gian như: sau
đó, tiếp theo, cuối cùng, trước tiên, ngày xưa, một hôm, vào một buổi sáng,... để
tìm đoạn ý.
+ Đối với tác phẩm trữ tình, học sinh cần căn cứ vào các câu văn, câu thơ
có sự chuyển đổi cảm xúc, tâm trạng để xác định đoạn, ý.
Hướng dẫn học sinh làm rõ nội dung câu đoạn:
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
8
* Làm rõ nghĩa của câu: Cần hướng dẫn học sinh làm các công việc:
- Xác định các bộ phận chính, bộ phận phụ của câu, nhất là những câu dài,
những câu ghép, những câu đảo cú pháp, những câu có cấu trúc ngữ pháp phức
tạp mà học sinh khơng dễ dàng nhận ra các quan hệ ngữ pháp.
- Xác định câu đó tác giả nói về ai, về cái gì, về việc gì.
- Đặc biệt với những câu có ẩn ý, cần hướng dẫn học sinh tìm ra nghĩa hàm
ẩn, hàm ngôn chứa trong câu. Để hiểu được những câu này, cần hướng dẫn học
sinh tìm được những mối liên hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm ẩn
của nó chứ khơng phải chỉ có ý nghĩa biểu hiện.
- Một thao tác có tác dụng giúp học sinh hiểu nghĩa câu là thao tác đọc diễn
cảm câu (ngắt giọng chỗ cần tách ý; nhấn giọng ở những từ ngữ mang thông
báo; lên giọng, xuống giọng, kéo dài giọng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của
tác giả). Nhờ sự hỗ trợ của âm thanh diễn ý, diễn cảm, học sinh có thể hiểu sâu
sắc thêm ý nghĩa của câu
* Làm rõ nghĩa đoạn, ý:
- ở những bài có phân đoạn, đoạn là yếu tố trực tiếp cấu tạo thành bài. Để
hiểu bài phải hiểu đoạn. Để hiểu đoạn, phải xác định được kiểu cấu trúc của
Trang:1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
9
đoạn. Vì nếu xác định được cấu trúc của đoạn ta sẽ tìm ra được câu quan trọng,
câu chủ đề trong đoạn.
- Hướng dẫn học sinh đọc câu chủ đề, tiếp theo các em phải diễn đạt nội
dung của câu chủ đề bằng lời mình chứ khơng phải đọc ngun văn cả câu.
- Hướng dẫn học sinh biết đặt tên cho đoạn. Đây chính là một thao tác
tưởng tượng - thao tác rất khó đối với học sinh tiểu học. Vì đa số học sinh chỉ
biết đọc lại nguyên văn văn bản mà không biết diễn đạt theo một cách khác bằng
lời của mình. Học sinh chưa có kĩ năng tách ý ra khỏi lời, chưa biết đi từ lời rút
ra ý. Vì vậy giáo viên phải luyện tập cho học sinh rất kĩ kĩ năng tổng hợp khi
luyện đọc hiểu.
- Đọc diễn cảm cũng là một thao tác giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn ý của
đoạn. Lúc này, nhờ âm thanh, các ý tình của tác phẩm sẽ đựoc vang lên, học
sinh sẽ hứng thú hơn với nội dung của đoạn và hiểu đoạn để muốn biểu đạt điều
gì. Nhờ biết đọc diễn cảm, học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn và cảm nhận được nhiều
điều tinh tế của văn bản.
* Khi dạy đọc hiểu văn bản khoa học, cần hướng dẫn học sinh:
- Phân tích, liệt kê các sự kiện chính có trong đoạn.
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
0
- Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện nêu trong đoạn, cần chú ý các từ
ngữ liên kết câu trong đoạn.
- Tóm tắt đoạn thành một hoặc một vài câu, có thể đặt tên cho đoạn.
* Để làm rõ ý của một đoạn trong văn bản tự sự, cần luyện cho học sinh
thao tác:
- Gọi tên người, vật, tên sự việc được nêu trong đoạn.
- Phân tích để làm rõ người, vật hoặc sự vật đó được trình bày ở những mặt
nào? Sự trình bày đó nhằm mục đích gì?
- Đọc diễn cảm tồn đoạn.
- Tổng hợp các kết quả của sự phân tích trên thành ý chung của đoạn và
phát biểu ý chung này thành lời.
* Để tìm ý chung cho một đoạn văn, một khổ thơ trữ tình, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh làm những việc sau:
- Tìm các câu, đoạn trong đoạn văn, khổ thơ cùng thể hiện cảm xúc của tác
giả về một đối tượng nào đó rồi nhóm chúng lại thành từng nhóm. Sau đó, đọc
diễn cảm từng câu đã tìm được. Xác định mục đích chung của việc thể hiện cảm
xúc ở các nhóm câu nói trên.
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1
VD: nhóm câu để bộc lộ cảm xúc để bày tỏ tình u những vẻ đẹp của q
hương; nhóm câu bộc lộ cảm xúc để bày tỏ tình yêu những con người trên quê
hương.
Phát biểu thành lời mục đích trên. Đây chính là ý chính của đoạn.
e. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chính của bài đọc
Từ phạm vi những nội dung cần tìm hiểu các văn bản văn chương khác
nhau, có thể tìm hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc bằng cách:
- Hướng dẫn học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để
giúp học sinh tái hiện nội dung bài đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó mới đặt ra
những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý
nghĩa, nội dung của bài đọc, thái độ của tác giả, tính cách nhân vật (câu hỏi suy
luận).
Ngồi hệ thống câu hỏi và bài tập phần tìm hiểu bài trong sách giáo khoa
(phần cứng), thì giáo viên có thể linh động đưa thêm một số câu hỏi gợi mở, dẫn
dắt (phần mềm) chính xác, sát thực, đúng trọng tâm bài đọc, phù hợp với các đối
tượng học sinh trong lớp để nâng dần mức độ cảm thụ văn học cho các em.
Thơng qua các hình thức dạy học đa dạng: cá nhân, nhóm, lớp thảo luận rồi báo
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2
cáo kết quả. Làm sao mỗi học sinh đều được làm việc, đều được suy nghĩ để tự
nắm được nội dung, kiến thức bài đọc.
Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh
cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngơn ngữ
của mình, khơng trình bày nguyên vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách. Việc làm
này sẽ tích cực hóa được hoạt động của học sinh khi đọc hiểu văn bản, phát triển
ở các em năng lực sáng tạo bằng các câu hỏi: Em hiểu điều đó như thế nào? Em
cảm nhận được điều gì? Em có tình cảm gì sau khi đọc? Sau khi học sinh nêu ý
kiến, học sinh khác bổ sung, nhận xét; giáo viên nên tiểu kết để khắc sâu, nhấn
mạnh ý chính và ghi bảng nếu thấy cần thiết.
f. Rèn kĩ năng hồi đáp văn bản cho học sinh
Đây là kĩ năng giữ vai trị hồn thiện q trình đọc hiểu. Rèn kĩ năng hồi
đáp văn bản sẽ tạo cho học sinh khả năng chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh
hội văn bản; từ đó hình thành cho các em tư duy phê phán và tư duy sáng tạo.
Thông thường, giáo viên thực hiện hướng dẫn rèn kĩ năng này thơng qua
tiết Ơn luyện vào buổi thứ hai bằng các công việc sau:
- Nêu những thu hoạch của bản thân về hiểu biết, về thái độ, về hành động
sau khi đọc văn bản.
- Nêu một vài dự kiến thực hiện điều mà bài đọc gợi ra hoặc yêu cầu
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3
C. NHỮNG KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC
Trải qua một quá trình học hỏi và rèn luyện, hiện nay bản thân tôi đã rất tự
tin trong việc vận dụng những biện pháp trên để luyện kĩ năng đọc hiểu cho học
sinh lớp 5 trong các giờ dạy qua phân môn Tập đọc. Kĩ năng đọc hiểu của học
sinh được nâng cao rõ rệt. Rất nhiều em tỏ ra biết làm chủ văn bản được đọc,
được học. Các em nắm chắc nội dung bài bằng rất nhiều cách khác nhau, đáng
mừng là trong đó có rất nhiều ý phát biểu sáng tạo, trả lời câu hỏi, diễn đạt ý
bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngơn ngữ của mình, khơng trình bày
ngun vẹn lại câu văn, câu thơ trong sách; nhiều em đọc và thể hiện cảm xúc
rất “thật”, từ đó kĩ năng đọc diễn cảm cũng được nâng lên; các em biết làm chủ
ngữ điệu, biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc,
biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.
1. Kết quả đọc kĩ thuật của học sinh lớp 5/1 – Trường tiểu học Bình An 3
qua KTĐK đợt 3 năm học 2010 - 2011.
Thống kê cho thấy
Giỏi
Khá
Tỷ
Tỷ
Giảm
SL
lệ
Tăng SL
TB
Tỷ
Giảm Tăng SL
lệ
Yếu
Tỷ
Giảm Tăng SL
lệ
Giảm Tăng
lệ
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
4
12 44.4
33.3
9
33.3
3.7
6 22.2 18.5
0
0
18.6
Trong đó chất lượng đọc hiểu của học sinh lớp 5/1 - Tiểu học Bình An 3
Tốt
Khá
Tỷ
Tỷ
Giảm Tăng
SL
SL
lệ
18
TB
Tỷ
Giảm Tăng SL
lệ
66.7
48.2
2
7.4
Chưa đạt
Tỷ
Giảm Tăng SL
lệ
7.4
6 22.2
Giảm Tăng
lệ
3.7
1
3.7 59.3
D. KẾT LUẬN
Qua thời gian giảng dạy, tuy kinh nghiệm chưa nhiều song tôi cũng xin
mạnh dạn nêu ra một số ý kiến trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho
học sinh lớp 5 qua phân môn Tập đọc để các bạn đồng nghiệp tham khảo đó là:
- Phải biết kết hợp các biện pháp, phương pháp một cách khéo léo, phù
hợp, phát huy hết khả năng sáng tạo của học sinh.
- Người giáo viên phải nắm được các đặc điểm của học sinh, hình dung
thấy hết những khó khăn của các em khi học đọc, đặc biệt là học kĩ năng đọc
hiểu để bình tĩnh trước những sai sót của các em khi đọc, không ca thán trước
những lỗi của các em.
- Giáo viên cần chú ý luyện tập để có ngơn ngữ chuẩn, trong sáng, dễ hiểu
Trang:2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
5