BÀI LÀM
I, Mở bài
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động ngày càng trở nên phức tạp, vi
phạm pháp luật lao động diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là việc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hành vi này có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực đến người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) và Nhà
nước, xã hội, chính vì thế pháp luật lao động đã có những quy định cụ thể về
hậu quả pháp lý đối với những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động (HĐLĐ) trái pháp luật. Trong phạm vi bài viết của mình, em xin
trình bày cơ bản những hậu quả pháp lý của trường hợp đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của NLĐ cũng như cả NSDLĐ.
II, Nội dung vấn đề
1, Khái quát về chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật
Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lí của nó
là sự kết thúc quan hệ lao động, nó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của
NSDLĐ và NLĐ sau khi quan hệ lao động chấm dứt. Chấm dứt HĐLĐ là sự
kiện pháp lí mà một hoặc cả hai bên không tiếp tục thực hiện HĐLĐ, chấm
dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong HĐLĐ. Dựa trên tính
hợp pháp của sự kiện chấm dứt có chấm dứt HĐLĐ hợp pháp và chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật. Dựa trên cơ sở ý chí và biểu lộ ý chí thì có trường hợp
chấm dứt HĐLĐ do ý chí hai bên, ý chí người thứ ba và chấm dứt HĐLĐ do
ý chí một bên- tức là đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Chấm dứt HĐLĐ đơn
phương là những trường hợp chấm dứt chỉ phụ thuộc vào ý chí của một chủ
thể, nhưng được pháp luật bảo đảm và thực hiện. Như vậy trường hợp đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trước thời hạn của NSDLĐ hoặc NLĐ trái với những quy định
của pháp luật về căn cứ, thủ tục chấm dứt… Theo quy định, các trường hợp
đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bao gồm:
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
1
2, Hậu quả pháp lý của trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật
Pháp luật lao động luôn bảo vệ NLĐ, song sự bảo vệ đó luôn đặt trong mối
quan hệ tương đương với lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. NLĐ cũng phải gánh
chịu những hậu quả pháp lí nhất định khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật.
NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 37
BLLĐ, theo đó đối với HĐL phải viện dẫn lí do quy định tại khoản 1 điều 37.
Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt
mà không cần lí do nào (khoản 3 Điều 37). Trước khi đơn phương Trong
trường hợp NĐL không tuân thủ những quy định trên tức là đã đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luât. Sự kiện pháp lý này đã dẫn đến những hậu
quả pháp lý được pháp luật lao động quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 41
BLLĐ, và Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động. Pháp luật quy định,
trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không
được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương
và phụ cấp lương (nếu có). Trợ cấp thôi việc là khoản tiền NSDLĐ phải trả
cho NLĐ. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi nếu NLĐ có hành vi đơn phương
chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường chi
phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ. Đồng thời nếu NLĐ còn vi
phạm quy định về thời hạn báo trước cho NSDLĐ thì phải bồi thường cho bên
NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày
không báo trước (theo khoản 4, Điều 41).
3, Hậu quả pháp lý của trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật
Đối với NSDLĐ, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật
là hành vi tự ý phá vỡ quan hệ lao động trái ý muốn của NLĐ, vi phạm các
quy định của pháp luật. Nó làm NLĐ mất việc làm, mất thu nhập, ảnh hưởng
đến cuộc sống của họ và gia đình. Theo quy định tại khoản 1, Điều 41 BLLĐ
2
thì: NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi
thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương ( nếu có)
trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền
lương và phụ cấp (nếu có). Trong trường hợp NLĐ không muốn trở lại làm
việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định như đã nói và trợ cấp cho
NLĐ thì hai bên thoản thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ để
chấm dứt hợp đồng lao động. Cũng theo khoản 4 Điều 41 BLLĐ nếu NSDLĐ
còn vi phạm về quy định về thời hạn báo trước cho NLĐ thì phải bồi thường
cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những
ngày không báo trước.
Quy định trên của pháp luật đã đảm bảo được trách nhiệm của NSDLĐ khi có
hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NLĐ: đó là sự
khôi phục trạng thái của quan hệ lao động, bù đắp sự thiệt hại cho NLĐ. Nếu
đặt trong sự so sánh với hậu quả pháp lý mà NLĐ phải gánh chịu khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì NLĐ không phải khôi
phục lại quan hệ lao động đã bị phá vỡ. Ngoài những hậu quả pháp lý trên,
NSDLĐ còn phải gánh chịu trách nhiệm hành chính hoặc tránh nhiệm hình sự
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của mình. Với mục đích bảo vệ quyền lợi
của NLĐ- bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động, Nhà nước cân nhắc đến
tính lợi hại của các chế tài để áp dụng có hiệu quả.
III, Kết bài
Nhà nước xuất phát từ mục đích bình ổn quan hệ lao động trong nền kinh tế
thị trường, nên đã thiết lập những hành lang pháp lý cho hành vi của các chủ
thể trong quan hệ chấm dứt HĐLĐ. Khi các chủ thể vi phạm, đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý nhất
định theo quy định của pháp luật. Để hạn chế việc đơn phương chấm dứt
HĐLĐ cần có sự tuyên tryền, đảm bảo chp pháp luật lao động được thực thi
trong cuộc sống, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, nhằm hướng dẫn
cũng như bảo vệ lợi ích của NLĐ.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân, 2009
2. Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2002
3. Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
4. Khoa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật- một số vấn đề lí luận và thực tiễn , Nguyễn Thị Thanh
Huyền, 2010.
5. thuvienphapluat.vn, congdoanbdvn.org.vn
BÀI TẬP CÁ NHÂN 2
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐỀ BÀI SỐ 9: Hậu quả pháp lý của trường hợp
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật
4