Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kỹ năng của luật sư trong việc bảo vệ quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.3 KB, 10 trang )

Kỹ năng của luật sư trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của thân
chủ trong vụ việc tranh chấp về thừa kế
Để thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trong các vụ việc
tranh chấp thừa kế, Luật sư cần chú ý một số đặc thù riêng biệt trong tranh chấp
thừa kế.
1. Đặc điểm về các vụ việc về tranh chấp thừa kế:
• Đặc điểm thứ nhất: Đây là quan hệ tranh chấp liên quan đến những
người thân thích, ruột thịt trong gia đình, dòng tộc. Tranh chấp xung
quanh thừa kế di sản là loại tranh chấp nặng nề, phức tạp, ở một
khía cạnh nào đó liên quan đến tình cảm thiêng liêng nhiều lúc sâu
lắng trong tâm khảm không chỉ giữa những người đang tranh chấp
mà vô hình chung nó liên quan đến quan hệ với người đã quá cố để
lại di sản thừa kế
Quan hệ tranh chấp thoạt nhìn thì có vẻ như đơn giản, nhưng bên
trong chứa chất mâu thuẫn phức tạp, nặng nề và nhiều lúc rất gay
gắt, sâu sắc.Quan hệ tranh chấp thừa kế không chỉ liên quan đến
một vài đương sự, nhiều vụ việc thực tế liên quan đến rất nhiều
người trong gia đình, họ tộc. Nếu giải quyết không tốt nhiều lúc quan
hệ tranh chấp tài sản thừa kế trở thành mối ung nhọt phá vỡ tình
cảm trong gia đình, họ tộc đã được hình thành qua nhiều thế hệ.
Thậm chí quan hệ tranh chấp đó có thể phá vỡ cả hệ thống tiêu chí
đạo đức, mỹ tục đã kết tinh thành truyền thống tương thân, tương ái
của từng gia đình và dòng tộc.Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của thân chủ mình trong tranh chấp thừa kế, Luật sư còn cần có
trách nhiệm trong việc giữ gìn tình anh em, nghĩa đồng bào, tình ruột
thịt, và xa hơn là tình làng nghĩa xóm, vun đắp cho tình nghĩa gia
đình anh em ruột thịt và tạo cho xã hội ổn định và phát triển.
• Đặc điểm thứ hai: Quan hệ tranh chấp về thừa kế gắn liền với nhiều yếu
tố truyền thống Ềgia phongỂ, Ềgia tộcỂ, có những quan hệ gắn với
gốc rễ, cội nguồn của một gia đình, họ tộc, thậm chí ở nhiều địa
phương gắn với nhiều phong tục tập quán sắc tộc, quần cư Yếu tố


gốc gác cội nguồn thể hiện trong quan hệ thừa kế vừa cụ thể, vừa tế
nhị - vì không chỉ là quan hệ pháp lý đơn thuần, mà còn mang nặng
tình cảm của từng cá nhân tham gia vào quan hệ đó.
• Đặc điểm thứ ba: Quan hệ tranh chấp về di sản thừa kế không chỉ
liên quan chủ yếu đến quan hệ tài sản và quyền tài sản, mà còn liên
quan đến quyền nhân thân của các đương sự tranh chấp thừa kế.
Việc thừa nhận được hưởng di sản gắn với cội nguồn, quyền nhân
thân của họ. Cũng từ đó nhiều lúc liên quan đến danh dự của từng
cá nhân trong xã hội. Có nhiều trường hợp đương sự không chỉ đơn
thuần được hưởng di sản của người để lại thừa kế, mà qua đó để
khẳng định tính huyết thống, tình cảm của người quá cố đối với
mình và ngược lại, bằng cách đó duy trì quan hệ gia đình với người
khác
• Đặc điểm thứ tư: Quan hệ tranh chấp về thừa kế, bao giờ cũng liên
quan đến tài sản và quyền tài sản, thường di sản là những tài sản có
giá trị lớn hoặc di sản có ý nghĩa về tinh thần Di sản càng có giá trị
lớn về kinh tế, có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần thì tranh chấp càng
gay gắt và đó là quy luật. Hơn nữa, do những hạn chế của hệ thống
pháp luật nước ta trước đây còn thiếu hoặc chưa quy định đầy đủ về
thủ tục đăng ký, quản lý tài sản của công dân (đặc biệt là bất động
sản), nên việc xác định nguồn gốc của di sản thừa kế trở nên khá
phức tạp, khó khăn. Vấn đề khó khăn nan giải của Luật sư là xác
định đúng, chính xác có phải người để lại thừa kế là chủ sở hữu đích
thực tài sản đó hay không, đặc biệt liên quan đến bất động sản.
• Đặc điểm thứ năm: Liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ thừa kế. Thực tế hệ thống pháp luật của nước ta
trong lĩnh vực thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế chưa đồng bộ,
thậm chí có chỗ còn chưa thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn.
Do điều kiện khách quan của các cuộc chiến tranh giải phóng đất
nước, chúng ta đã không dành sự quan tâm thích đáng đối với lĩnh

vực pháp luật này. Hơn nữa, do chiến tranh kéo dài, những hồ sơ về
gốc gác tài sản của công dân cũng thất lạc, mất mát Sau khi thành
lập nhà nước mới và sau khi giải phóng miền nam, những quy định
pháp luật về chuyển dịch tài sản và quản lý tài sản (đặc biệt là bất
động sản) từ chế độ cũ sang chế độ mới cũng thay đổi và khác biệt
về bản chất.
• Đặc điểm thứ sáu: Nói đến thừa kế là liên quan đến Luật Hôn nhân -
Gia đình, Luật Hôn nhân - Gia đình của nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà mới có hiệu lực từ năm 1961 nhưng do đất nước bị kẻ thù
chia cắt nên luật này chỉ mới có hiệu lực ở miền Bắc. Đến năm 1980,
khi Quốc hội chung của cả nước thống nhất mới có Nghị quyết về áp
dụng văn bản quy phạm luật thống nhất chung cho cả nước trong đó
có Luật Hôn nhân - Gia đình. Do đặc thù lịch sử đó, quan hệ hôn
nhân - gia đình ở nước ta trong các giai đoạn lịch sử vừa qua là
phức tạp, cùng với sự chuyển dịch dân số, con người từ vùng này
sang vùng khác trong điều kiện chiến tranh làm cho quan hệ hôn
nhân - gia đình càng phức tạp hơn.
• Đặc điểm thứ bẩy: liên quan đến quan hệ thừa kế: Trên đất nước
chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có
truyền thống và tập quán riêng, liên quan đến thừa kế. Thậm chí
cùng là một dân tộc nhưng ở mỗi vùng, miền, địa phương lại tồn tại
tập quán riêng về thừa kế mà tại địa phương đó đã thành thông lệ, ví
dụ như quyền thừa kế của con trai trưởng, hoặc thừa kế theo huyết
thống dấu ấn chế độ mẫu hệ hoặc tồn tại ý thức trong một số
người quan niệm Ềtrọng nam, khinh nữỂ trong quan hệ thừa kế.
Những quan niệm phong kiến ở nhiều nơi Ềăn sâu, bám rễỂ và là
nguyên nhân gây nên sự tranh chấp về thừa kế.
• Đặc điểm thứ tám: Đây là đặc thù gây không ít khó khăn trong giải
quyết các tranh chấp về thừa kế, đó là do trình độ pháp lý của dân
chưa cao, nhiều người dân không hiểu biết những quy định của

pháp luật thừa kế. Họ không biết họ có quyền gì và như thế nào.
Thậm chí, những quy định về di chúc để lại thừa kế họ cũng không
biết, những quy định của pháp luật chia thừa kế theo pháp luật họ
cũng không nắm được. Những đặc thù này gây những phức tạp nhất
định trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.
2. Kỹ năng cần thiết của Luật sư khi nhận bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ
trong các vụ tranh chấp về thừa kế.
2.1. Luật sư cần biết rõ về thân chủ:Do đòi hỏi nghề nghiệp Luật sư
trước hết phải biết về thân chủ, đây là cả một vấn đề khoa học và
nghệ thuật lớn. Để bảo vệ lợi ích cho thân chủ, Luật sư không thể
không biết rõ về thân chủ của mình, đặc biệt trong các vụ việc tranh
chấp về thừa kế. Bằng cách gì và như thế nào để có được những
thông tin đầy đủ khách quan, chuẩn xác về thân chủ, điều đó phụ
thuộc cách tiếp cận và khả năng khai thác của từng cá nhân Luật sư.
Luật sư cần lưu ý, thân chủ có thể là tổ chức, pháp nhân được thừa
kế theo di chúc của người để lại di sản thừa kế.Trước hết, trong vụ
việc tranh chấp thừa kế, luật sư cần có đầy đủ thông tin về gốc gác,
gia đình của chính thân chủ, những gì liên quan đến nhân thân của
thân chủ. Xác định chuẩn xác quan hệ gia đình, dòng tộc của thân
chủ với người để lại thừa kế Xác định quan hệ của thân chủ với
người hoặc số người đang có tranh chấp về di sản thừa kế là đương
sự của vụ án.Tìm hiểu và có đánh giá chuẩn xác quan hệ giữa họ với
nhau. Xác định quan hệ thân chủ của mình với những người có
quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc tranh chấp.Xác định chuẩn
xác quan hệ thân chủ với người làm chứng (nếu có) trong vụ tranh
chấp.Bằng cách nào đó xác định nét chữ, bút tích, thói quen, sở
thích, ý muốn của thân chủ. Ngoài ra, Luật sư cần tìm hiểu, cần biết
về đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, nghề nghiệp, vị trí công tác của
thân chủ mình.Đồng thời, cần phải tìm hiểu quan hệ gia đình, thái độ
đối xử của thân chủ với người thân, với những người khác mà thân

chủ có quan hệ. Qua tìm hiểu, để Luật sư biết rõ mình đang bảo vệ
quyền, lợi ích cho thân chủ mình là ai, tạo ra sức mạnh nội tâm trong
công việc.
2.2. Luật sư cần nắm vững yêu cầu của thân chủ trong vụ việc tranh
chấp tài sản:Tưởng đây là vấn đề đơn giản, nhưng qua thực tế hành
nghề Luật sư, không phải Luật sư nào cũng nắm vững và hiểu yêu
cầu đích thực của thân chủ.Hiểu yêu cầu của thân chủ, là nắm bắt
được cốt lõi mục đích và giới hạn cuối cùng của yêu cầu có thể đạt
được, đồng thời tìm hiểu khả năng thoả hiệp giải quyết tranh chấp
bằng hoà giải.Để nắm được đầy đủ, chi tiết yêu cầu của thân chủ,
Luật sư có thể tìm hiểu, nghiên cứu qua:
• Tiếp xúc, gặp gỡ với thân chủ:Đây cũng là nghệ thuật, đòi hỏi
Luật sư phải hiểu biết về khoa học tâm lý, và văn hoá giao
tiếp. Bằng thái độ chân tình tìm hiểu xem thân chủ của mình
mong muốn đạt được gì, qua tiếp xúc, gặp gỡ họ có thể bộc
bạch tất cả. Cách tiếp xúc, gợi chuyện của Luật sư với thân
chủ còn phụ thuộc vào thân chủ là bị đơn dân sự hay nguyên
đơn dân sự. Nếu thân chủ là nguyên đơn dân sự trong vụ việc
tranh chấp, thì cách đặt vấn đề, gợi mở phải phù hợp với yêu
cầu của thân chủ, trường hợp thân chủ lại là bị đơn dân sự
trong vụ việc tranh chấp, thì Luật sư phải tìm hiểu xem lý do
tranh chấp, mức độ tranh chấp, giới hạn của tranh chấp, nội
dung phần yêu cầu của thân chủ đối với nguyên đơn, thái độ
và quan điểm chủ quan của thân chủ về hướng giải quyết
tranh chấp.
• Tìm hiểu yêu cầu của thân chủ qua đơn từ:Đối với thân chủ là
nguyên đơn dân sự, Luật sư cần nghiên cứu kỹ đơn kiện của
thân chủ. Qua nghiên cứu đơn khởi kiện để xác định xem thời
hiệu khởi kiện còn không, yêu cầu cụ thể của thân chủ gồm
những gì: Di sản, quyền tài sản, và tìm hiểu xem ngoài ra thân

chủ có yêu cầu gì khác không. Qua tiếp xúc và qua đơn, Luật
sư phải nắm vững được mục đích thực tế, mục đích sâu xa
của thân chủ qua vụ kiện.Qua đơn của thân chủ, Luật sư có
thể nắm bắt nỗi niềm, dự cảm của thân chủ mình. Từ đó để
Luật sư hiểu thêm về các luận cứ mà thân chủ dựa vào đó đưa
ra yêu cầu. Nghiên cứu đơn của thân chủ là nguyên đơn dân
sự, để Luật sư có thể giúp thân chủ hoàn chỉnh lại đơn, mở
rộng phạm vi, yêu cầu hoặc sơ bộ giới hạn yêu cầu Việc
nghiên cứu kỹ đơn của thân chủ nhằm xác định đúng yêu cầu
của thân chủ, sẽ giúp cho Luật sư tìm những căn cứ pháp lý
và căn cứ thực tế chứng minh cho yêu cầu chính đáng của
thân chủ và sẽ không có những trục trặc khi phiên toà diễn ra.
Tránh được tình trạng: ông nói gà, bà nói vịt giữa thân chủ và
luật sư.Đối với thân chủ là bị đơn dân sự, để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, Luật sư phải nắm bắt
căn cứ phản tố của thân chủ và những yêu cầu mà thân chủ
có thể đưa ra độc lập đối với nguyên đơn. Tìm hiểu những
trăn trở, băn khoăn của thân chủ, qua đơn phản tố, Luật sư có
thể nắm bắt được tinh thần mà thân chủ mình muốn giải quyết
trong vụ việc, mức độ thoả hiệp, những giới hạn không thể
chấp nhận thoả hiệp, những vấn đề về nguyên tắc mang tính
sống còn trong giải quyết tranh chấp và chủ định của thân chủ
về hướng giải quyết vụ tranh chấp. Chuẩn bị tốt khâu này, tại
phiên toà sẽ không có những trục trặc bất ngờ có thể xảy ra
giữa luật sư và thân chủ là bị đơn dân sự.
• Nghiên cứu và thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích
cho thân chủVới trách nhiệm đầy trọng trách bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, trước khi mở phiên
toà giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế, Luật sư theo
quy định của luật tố tụng dân sự, có thẩm quyền nghiên cứu

hồ sơ vụ việc, trong đó có việc nghiên cứu các tài liệu, chứng
cứ có liên quan.Thân chủ (đương sự của vụ án) ngoài nghĩa
vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Thẩm phán, đồng thời để
Luật sư có đủ điều kiện chứng minh, lập luận bảo vệ lợi ích
cho mình, họ cần có nghĩa vụ cung cấp những chứng cứ, tài
liệu của vụ việc cho luật sư của mình.Trong quá trình nghiên
cứu tài liệu, chứng cứ, Luật sư cần chủ động đề xuất yêu cầu
của mình đối với thân chủ trong việc cung cấp chứng cứ, phát
hiện và chủ động đề nghị thân chủ thu thập thêm chứng cứ
khách quan (nếu thấy chưa đủ hoặc chưa thuyết phục). Trong
trường hợp hồ sơ có những chứng cứ không đảm bảo, thiếu
tính trung thực, không thuyết phục, thì luật sư nên chủ động
yêu cầu thân chủ cung cấp các chứng cứ bổ sung, thay thế
bằng những chứng cứ, tài liệu có tính khách quan và thuyết
phục hơn.Trong một vài trường hợp, xét thấy cần thiết, luật sư
có thể tự mình giúp thân chủ thu thập và cung cấp chứng cứ,
tài liệu cho Toà án và cho chính mình để có đủ căn cứ lập luận
bảo vệ lợi ích cho thân chủ.Luật sư cần hệ thống một cách
khoa học hồ sơ vụ án qua việc tổng hợp, phân tích khách
quan các chứng cứ, đặc biệt là các chứng cứ quan trọng có
thể làm thay đổi nội dung vụ án theo hướng có lợi cho thân
chủ của mình.
• Giúp đỡ, tiếp xúc với các nhân chứng và những người có
quyền và lợi ích liên quan.Luật sư với trách nhiệm nghề
nghiệp và bằng quyền hạn mà pháp luật cho phép có thể tiếp
xúc với các nhân chứng và những người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan của vụ việc tranh chấp thừa kế vì lợi ích
của thân chủ. Bằng nghệ thuật giao tiếp, và trình độ chuyên
môn, Luật sư có thể nắm bắt thêm những vấn đề liên quan đến
vụ việc. Tìm hiểu quan hệ của họ với thân chủ của mình. Nắm

bắt ý kiến của những người mình tiếp xúc, làm việc, để có thể
định cho mình phương pháp, cách thức và đề xuất hướng giải
quyết vụ việc vì quyền, lợi ích của thân chủ phù hợp với pháp
luật, thấu tình đạt lý.
2.3. Luật sư cần xác định rõ di sản tranh chấp thừa kế:
Như đã nêu ở đặc điểm thứ tư, mục I của bài này, quan hệ tranh
chấp thừa kế liên quan trực tiếp đến tài sản thừa kế và thường là
những tài sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có ý nghĩa tinh thần. Nên để
bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích của thân chủ, luật sư
phải xác định rõ tài sản đang tranh chấp thừa kế. Di sản này là tài
sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài
sản chung của người khác - tính từ thời điểm mở thừa kế.Luật sư
phải xác định được đó là di sản thừa kế hợp pháp của người để lại
thừa kế.Trong trường hợp cần thiết phải tra tìm cội nguồn, tập hợp
các chứng cứ, tài liệu cần thiết để chứng minh cho tài sản đó là di
sản đang tranh chấp của thân chủ mình, thì Luật sư nên dành công
sức, thời gian thích đáng cho xác minh điều đó.Đối với pháp luật
nước ta, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để
lại thừa kế. Ngoài ra, di sản thừa kế còn có thể là quyền tài sản (ví
dụ: lợi ích từ bản quyền tác giả, tác phẩm, quyền phát minh, sáng
chế, quyền sở hữu công nghiệp ).Khi xác định di sản tranh chấp,
luật sư cần xác định rõ: giá trị di sản tranh chấp, di sản là bất động
sản hay động sản, nơi có di sản tranh chấp, người quản lý di sản,
các loại di sản, số lượng, chủng loại (nếu là vật, hàng hoá, sản
phẩm, cổ phiếu ). Nếu cần phải định giá di sản, thì nói rõ với thân
chủ, đề nghị thẩm phán thụ lý vụ việc yêu cầu thành lập hội đồng
định giá tài sản.Nếu di sản cần được giám định, thì tương tự như
vậy, cần đề nghị trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm
quyền.Trong khi xác định giá trị, số lượng, địa điểm liên quan đến di
sản tranh chấp, Luật sư không nên quên là xác định luôn nghĩa vụ

(có thể có) của người để lại thừa kế. Vì vấn đề thực hiện nghĩa vụ
của người để lại thừa kế sẽ liên quan đến trách nhiệm, lợi ích của
thân chủ.
2.4 . Luật sư cần xác định rõ quan hệ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích
của thân chủ trong tranh chấp thừa kế:
• Căn cứ vào quy định của pháp luật, Luật sư cần xác định rõ quyền của
thân chủ trong quan hệ hưởng thừa kế đối với di sản tranh chấp.Trước
hết, phải xác định rõ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người có tài
sản để lại thừa kế chết.Luật sư phải xác định, thân chủ có nằm trong diện
bị pháp luật cấm không được hưởng di sản hay không. Theo Bộ luật Dân
sự bao gồm: Những người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản,
xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.Những người
vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.Những
người bị kết án vì hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người đó có
quyền hưởng, ở đây Luật sư cần phải tìm hiểu lý lịch tư pháp của thân chủ
mình, không chủ quan khi xác minh về thân chủ.Những người có hành vi
lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc,
giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc thì Luật sư cần phải yêu cầu giám
định chữ viết, để có cơ sở xác định đúng sự thật khách quan của vụ
việc.Luật sư lưu ý, nếu chia di sản theo di chúc, mà thân chủ có thể thuộc
số người như nói trên, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế đã
biết rõ hành vi đó của họ, nhưng vẫn cho hưởng di sản thừa kế, thì quyền
hưởng di sản thừa kế đó là quyền hợp pháp.Luật sư cũng cần nắm vững,
nếu thân chủ của mình là cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di
chúc, thì cơ quan tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.Nếu
thân chủ là người sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế, nhưng
thành thai trước khi người để lại thừa kế chết, là người có quyền hợp pháp
hưởng quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

• Bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ trong các vụ việc tranh chấp thừa kế
theo di chúc:Trước hết, Luật sư cần xác định rõ di chúc đó có hợp pháp
hay không về điều kiện người lập di chúc, hình thức di chúc, nội dung di
chúc, hiệu lực pháp luật của di chúc, những quy định của di chúc có người
làm chứng, có di chúc không cần có người làm chứng, di chúc có chứng
nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường,
các thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng và UBND xã, phường, thị trấn
và quy định của pháp luật về những người không được chứng nhận,
chứng thực di chúc Đặc biệt, Luật sư cần lưu ý khi di chúc có phần
không hợp pháp mà phần đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần
còn lại, thì chỉ có phần đó không có hiệu lực pháp luật. Hoặc trong trường
hợp khi người để lại di sản thừa kế có nhiều bản di chúc đối với tài sản, thì
chỉ có bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật.Trong trường hợp
thân chủ của mình là người thừa kế không phụ thuộc di chúc - tức là
những người con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng, hoặc là con của
người để lại di sản thừa kế đã thành niên mà không có khả năng tự lao
động kiếm sống, thì họ được hưởng 2/3 kỉ phần được hưởng di sản theo
pháp luật. Nếu như người để lại di chúc không cho họ hưởng di sản thừa
kế, hoặc cho họ hưởng ít hơn 2/3 kỉ phần theo pháp luật, trừ trường hợp
họ bị pháp luật cấm được hưởng quyền thừa kế.Trường hợp thân chủ của
Luật sư là người được hưởng di sản di tặng của người để lại thừa kế, thì
cần lưu ý, thân chủ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần
được di tặng. Người được hưởng di sản di tặng không được hưởng di sản
đó chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản để lại không đủ thanh toán nghĩa
vụ của người để lại tài sản di tặng, thì phần tài sản di tặng cũng được dùng
để thực hiện phần nghĩa vụ của người quá cố.Đặc biệt Luật sư cần lưu ý,
trong khi bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ của mình trong các vụ việc
thừa kế theo di chúc, thì việc giải thích nội dung di chúc có tầm quan trọng
nhất định: Pháp luật, đòi hỏi người công bố di chúc cùng những người
thừa kế phải cùng nhau giải thích di chúc trong trường hợp nội dung di

chúc không rõ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, cần lưu ý quan hệ của
người để lại di chúc với những người thừa kế theo di chúc, trong đó có thể
có thân chủ của mình. Khi những người này không thể nhất trí với nhau về
nội dung di chúc, thì coi như người chết không để lại di chúc và lúc đó di
sản được chia thừa kế theo pháp luật.Pháp luật quy định giải thích nội
dung di chúc như vậy, có thể có những người trong số những người thừa
kế theo di chúc không muốn thừa nhận nội dung di chúc, hoặc có ý kiến
khác để di chúc vô hiệu nhằm vì lợi ích cá nhân (có thể họ sẽ hưởng phần
lợi hơn nếu di sản chia thừa kế theo pháp luật). Trong trường hợp đó, để
bảo vệ lợi ích cho thân chủ, Luật sư cần chứng minh tính rõ ràng của di
chúc, tính lôgic do quan hệ giữa người để lại di chúc với những người
thừa kế có tên trong di chúc.
• Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong vụ việc tranh chấp
thừa kế theo pháp luật.
Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong trường hợp tranh
chấp thừa kế theo pháp luật. Luật sư cần xác định đúng thân chủ của mình
thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế nào theo pháp luật. Khoản 3 Điều 679 Bộ
luật Dân sự quy định nguyên tắc thừa kế theo pháp luật: ỀNhững người ở
hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa
kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, truất quyền hưởng
thừa kế hoặc từ chối nhận di sảnỂ.Theo quy định của BLDS, di sản được
chia theo pháp luật được áp dụng trong một số trường hợp sau: Không có
di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc đều
chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan tổ
chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa
kế, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc họ từ chối quyền hưởng di sản.Trong
trường hợp chia thừa kế theo di chúc, còn những phần di sản không được
định đoạt trong di chúc, phần di sản liên quan đến phần di chúc không có
hiệu lực, hoặc phần di sản bị từ chối không hưởng hoặc của cá nhân được

chỉ định làm người thừa kế chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc
phần di sản thuộc di chúc của tổ chức, cơ quan mà họ không tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế, thì những phần di sản đó được chia theo pháp
luật.Luật sư lưu ý, phần nghĩa vụ trong các trường hợp nêu trên (nếu có)
thì cũng được chia theo pháp luật phù hợp với tỉ lệ theo kỉ phần những ai
được hưởng di sản theo pháp luật.Chia thừa kế theo pháp luật là chia di
sản của người để lại thừa kế thành những phần bằng nhau cho những
người cùng hàng thừa kế.Luật sư cần lưu ý Điều 680 Bộ luật Dân sự quy
định về thừa kế thế vị. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết
trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ
của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người
để lại di sản, thì chắt được hưởng nếu như còn sống.Chia thừa kế theo
pháp luật, không chỉ bao hàm chia di sản mà còn phân chia nghĩa vụ của
người để lại di sản cho người hưởng thừa kế tỷ lệ nghĩa vụ theo kỷ phần di
sản của người đó được hưởng.Đặc biệt Luật sư cần lưu ý, pháp luật dân
sự nước ta trong chế định thừa kế đã chủ động bảo vệ lợi ích cho trẻ em
có hoàn cảnh éo le, được nhận làm con nuôi theo quy định con nuôi và cha
mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau, ngoài ra người con nuôi cũng
được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ đẻ ở hàng thứ nhất thừa kế theo
pháp luật (Điều 679 - BLDS).Để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho thân
chủ của mình, Luật sư cần lưu ý, nếu thân chủ sinh ra và sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế
chết sẽ là người thừa kế hợp pháp theo quy định của BLDS không phụ
thuộc vào hình thức chia thừa kế theo di chúc (nếu như người để lại di sản
lập di chúc cho người đó được hưởng thừa kế), hay thừa kế theo pháp
luật. Theo Điều 638 - BLDS vào thời điểm mở thừa kế người đó chưa sinh
ra, thì phần di sản được thừa kế của người đó theo di chúc hoặc theo pháp
luật được giữ lại giao cho người quản lý di sản thừa kế, khi sinh ra còn
sống thì người đó được nhận lại di sản từ người quản lý di sản thừa kế. Di
sản và lợi ích có được từ di sản tuân theo quy định tại các Điều

641,642,643 - BLDS.Trong cuộc sống hiện nay, không ít những tranh chấp
thừa kế nẩy sinh từ quan hệ giữa con riêng, bố dượng, mẹ kế. Trong
trường hợp thân chủ là một trong những đối tượng trên, Luật sư cần tìm
hiểu, thu thập mọi chứng cứ cần thiết và khách quan để chứng minh quan
hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Đây là những chứng
cứ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ của mình. Bởi lẽ
nếu chứng minh được có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ
con thì không những được hưởng di sản của nhau mà còn được hưởng
thừa kế di sản theo hàng thừa kế mà pháp luật đang quy định (Điều 679 -
BLDS) và thừa kế thế vị quy định ở Điều 680 - BLDS.Trường hợp thân chủ
là nguyên đơn trong tranh chấp có yêu cầu thì những người được chia
thừa kế theo luật do quan hệ con riêng - bố dượng, mẹ kế thì luật sư cũng
cần khách quan khai thác và thu thập chứng cứ để chứng minh giữa họ
không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con. Chỉ có
những chứng cứ khách quan đó nới đủ sức thuyết phục và bảo vệ quyền
lợi cho thân chủ của mình với tư cách là nguyên đơn dân sự trong các vụ
tranh chấp thừa kế.
3. Kỹ năng của Luật sư tại phiên toà giải quyết vụ việc về tranh chấp thừa kế.
Do những đặc thù của quan hệ tranh chấp về thừa kế (như đã nêu phần
một), Luật sư cần phải lập kế hoạch bảo vệ, dự kiến các tình huống, đặt
trước những câu hỏi để làm sáng tỏ những vấn đề chính của vụ án. Tại các
phiên toà giải quyết các vụ việc loại này Luật sư cần hết sức bình tĩnh, tự
tin để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Hiển nhiên
Luật sư có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều thân chủ trong
một vụ án, miễn sao quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.Để đạt
được mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, trước hết
Luật sư phải tuân thủ những quy định, thủ tục của phiên toà. Phải tôn
trọng pháp luật và chỉ được phép sử dụng những biện pháp mà pháp luật
cho phép để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.Khi tham gia phiên
toà, Luật sư cần chứng tỏ mình là người có văn hoá pháp đình; phẩm chất

đó được thể hiện một cách cụ thể trong tác phong đi đứng, tư thế ngồi,
trong lời ăn tiếng nói, thậm chí từ ánh mắt nhìn. Luật sư cần nhã nhặn,
khiêm nhường nhưng không khúm núm, kiên định giữ nguyên tắc nhưng
không kiêu căng, ngạo mạn; lập luận hùng hồn có sức thuyết phục, phủ
định những ý kiến khác, nhưng không gây căng thẳng.Đặc biệt do đặc thù
của quan hệ tranh chấp thừa kế - thường là quan hệ giữa những người là
bà con ruột thịt, cùng họ tộc, khi bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, Luật sư
cần tránh làm tổn thương đến tình cảm của các đương sự có quyền lợi đối
lập, mâu thuẫn với quyền, lợi ích của thân chủ mình. Ngay cả khi trong
phần thẩm vấn, sau khi Hội đồng xét xử hoặc kiểm sát viên hỏi, đến lượt
mình Luật sư cần phải bình tĩnh, khéo léo đặt ra các câu hỏi cho các đối
tượng cần thiết phải thẩm vấn nhằm xác định một cách đầy đủ các tình tiết
của vụ án và bình tĩnh lắng nghe sự trình bày của họ, tránh nôn nóng, phủ
định và tránh đưa câu hỏi dồn ép một ai gây sự căng thẳng không cần
thiết.Tuy nhiên, cũng như đối với bất kỳ một vụ án nào, với vụ việc tranh
chấp thừa kế thì phần tranh luận tại phiên toà là hết sức quan trọng đặc
biệt đối với Luật sư.Khi đã qua phần thẩm vấn tại phiên toà, ở phần tranh
luận, Luật sư bằng kiến thức hiểu biết pháp luật, qua nghiên cứu hồ sơ,
thu thập chứng cứ, lập luận lôgíc bài bảo vệ sẽ có tính khoa học, có sức
thuyết phục cao đóng góp những ý kiến của mình đánh giá chứng cứ, đặc
biệt Luật sư cần phải đề xuất hướng giải quyết vụ án trên cơ sở khách
quan, đúng pháp luật vì lợi ích cho thân chủ của mình.Hơn hết tất cả các
giai đoạn tố tụng, phần tranh luận là thời điểm Luật sư thể hiện tài năng và
bản lĩnh nghề nghiệp. Luật sư cần phải có chiến lược và sách lược đúng
đắn trong một qui trình Hội đồng xét xử tiến hành xét xử. Sự bình tĩnh, tự
tin, ứng biến mau lẹ, lập luận sắc bén là con đường đưa Luật sư đến chiến
thắng. ở giai đoạn này, Luật sư phải sử dụng tất cả các kỹ năng như dự
đoán, tổng hợp, phân tích và quyết định thì mới hoàn thành được sứ mạng
của mình.Lưu ý, nếu trong giai đoạn tranh luận mà có tình huống mới,
chưa được dự kiến trước hoặc tình tiết mới của vụ án xuất hiện thì Luật sư

nên bàn bạc với thân chủ rồi sau đó mới phát biểu gợi ý, hướng dẫn hoặc
giúp đỡ thân chủ bày tỏ ý kiến. Trường hợp cần thiết thì đề nghị Hội đồng
xét xử cho thẩm vấn lại hoặc đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra
lại hoặc điều tra bổ sung.Khi chủ toạ phiên toà tuyên án, Luật sư phải chú
ý lắng nghe bản án, khi cần thiết thì hướng dẫn thân chủ kháng cáo đúng
hạn.Với tư cách là người trợ giúp pháp lý đắc lực nhất, Luật sư đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, ở đó Luật sư một mặt bảo vệ
quyền lợi của thân chủ thông qua việc tham gia tích cực trong các giai
đoạn tố tụng, mặt khác việc đưa ý kiến hợp lý, hợp tình của Luật sư sẽ
tăng thêm niềm tin của các thành viên Hội đồng xét xử trong việc đưa ra
các phán quyết để giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật và hợp lẽ
công bằng.Trong vụ việc tranh chấp thừa kế, sự tham gia của Luật sư
không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thân chủ của mình phù
hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục của dân tộc mà còn từ đó góp
phần ổn định và phát triển của xã hội.
Tác giả: TS. Nguyễn Thành Trì
Nguồn: Tạp chí Nghề Luật - Đặc san Số 2 năm 2001

×