Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kỹ năng của Luật sư trong nghiên cứu đánh giá chứng cứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.37 KB, 9 trang )

Kỹ năng của Luật sư trong nghiên cứu đánh giá chứng cứ
1. Khái niệm chứng cứ:
Một vụ án hình sự xảy ra bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể
hiện dưới những hình thức khác nhau, mà những dấu xết này có ý nghĩa quan trọng
nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn
cứ vào những dấu vết đã thu thập được để khởi tố, truy tố hay xét xử một người đã có
hành vi phạm tội. Nhưng dấu vết đó được gọi là chứng cứ.
Chứng cứ trong tố tụng hình sự là những gì có thật, có liên quan đến vụ án, được cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có
hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần
thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Chứng cứ được xác định bằng:
- Vật chứng;
- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo;
- Kết luận giám định;
- Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
2. Đặc điểm chứng cứ:
Có 3 đặc điểm:
- Tính khách quan: Là những gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ
án hình sự đã xảy ra.
- Tính liên quan: Có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án. Nhưng cho dù là
trực tiếp hay gián tiếp thì đó cũng phải là mối quan hệ nội tại, có tính nhân quả, tức là
chứng cứ phải là kết quả của một loại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất
định, ngược lại, hành vi, hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình
thành các chứng cứ này.
- Tính hợp pháp: Tất cả những gì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo
quản theo một trình tự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh
của chứng cứ.
Trong thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạt động chứng


minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuân thủ.
* MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ:
Điều 11 BLTTHS có quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa
hoặc nhờ người khác bào chữa.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Như vậy, khi luật sư- người bào chữa được khách hàng mời bào chữa cho họ, tức là
luật sư được tham gia vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử, được đọc các tài liệu,
chứng cứ có liên quan đến vụ án đó. Và để tham gia vào vụ án hình sự, luật sư được
trao một số quyền, trong đó có những quyền liên quan đến chứng cứ, như:
- Phát hiện và thu thập chứng cứ.
- Đánh giá chứng cứ.
- Sử dụng chứng cứ.
Cụ thể, tại Điều 58 BLTTHS quy định “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”:
- Thu thập, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân
theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bị mất nhà nước, bị
mất công tác;
- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu:
Khi làm công việc trên, luật sư phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, như
“Tuỳ theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án,
thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án”.
Tuy nhiên, Mục đích của luật sư trong quyền đưa ra chứng cứ khác với những cơ quan
và người tiến hành tố tụng, bởi luật sự, trước hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của thân chủ, sau nữa góp phần làm sáng tỏ những tình tiết khác nhau về vụ án. Trong
thực tế, cũng có trường hợp, luật sư không được sử dụng chứng cứ thu thập được, bởi
nếu sử dụng chứng cứ đó sẽ làm xấu đi tình trạng của thân chủ. Đó là trong trường
hợp, bị can không thừa nhận tội lỗi, nhưng trong quá trình tìm hiểu vụ việc, luật sư
phát hiện ra những chứng cứ buộc tội bị can, vì vậy, luật sư không có quyền đưa ra
chứng cứ đó, bởi như vậy sẽ vi phạm đức đức nghề nghiệp, khi đó luật sư chỉ có thể từ

chối bào chữa mà thôi.
Trong trường hợp, những chứng cứ mà luật sư thu thập được về cơ bản là xác định giá
trị buộc tội của các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng dùng để chứng minh bị can,
bị cáo phạm tội. Để bào chữa có hiệu quả, luật sư phải có ý kiện để phản biện (một
phần hoặc toàn bộ) chứng cứ buộc tội đó, có những kiến nghị, đề nghị cơ quan tiến
hành tố tụng ra các quyết định khác nhau như điều tra bổ sung, điều tra lại, đình chỉ
điều tra, rút cáo trạng, thay đổi tội danh nhẹ hơn, áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với đề
nghị nêu trong bản luận tội, để hội đồng xét xử cân nhắc khi định tội danh, quyết định
hình phạt cho bị cáo.
Nói chung, tuỳ theo khách hàng là ai, bị can, bị cáo hay đương sự, luật sư sẽ có định
hướng cho việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ khác nhau, nhưng bao giờ, khi
đưa ra chứng cứ, luật sư cũng phải đảm bảo hướng có lợi nhất cho thân chủ- khách
hàng của mình.
Theo quy định của pháp luật tố tụng Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là
người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố tụng Luật sư được tham gia với hai mục
đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo lợi ích hợp pháp của thân
chủ và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án bảo đảm cho công tác xét xử được
khách quan, đúng pháp luật. Khi tham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào
chữa cho của bị can, bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị
cáo lợi ích hợp pháp của đương sự… thì Luật sư cùng với thân chủ của mình luôn trở
thành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trong tố tụng thì Luật sư
phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức của mình trong đó
có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểm đối lập, bảo vệ quan điểm của mình.
Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biết về lý luận chứng cứ và khả năng sử dụng chứng
cứ trong tố tụng là những điều kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của Luật sư
trong tranh tụng.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo phải được tôn trọng và bảo vệ. Bằng hoạt động của mình, Luật sư
giúp bị can, bị cáo giúp bị can, bị cáo thực hiện tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp

của bị can, bị cáo nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Quá trình điều tra vụ án hình sự có những đặc thù riêng so với các hoạt động tố tụng
khác, những đặc thù của giai đoạn này có ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạt động
bào chữa. So với giai đoạn khác hoạt động bào chữa trong giai đọan này có những đặc
điểm riêng, đó không phải là sự cọ sát chứng cứ trực tiếp giữa bên buộc tội và bên gỡ
tội như ở giai đoạn xét xử . Những thông tin, tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc xác
định sự thật của vụ án đối với Luật sư không nhiều nhưng những thông tin tài liệu,
chứng cứ đó lại rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi cho bị can. Do vậy Luật
sư cần phải biết tập trung thời gian, công sức trí tuệ để nghiên cứu, đánh giá tính hợp
pháp của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự (BLTTHS) nghĩa vụ chứng minh tội phạm
thuộc về các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, điều này có nghĩa rằng những
người nói trên có nghĩa vụ phải đi thu thập chứng cứ. Điều 19 BLTTHS quy định kiểm
sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại,… đều có quyền bình đẳng trong việc
đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu tranh luận trước toà án.
Bộ luật TTHS năm 1998 chỉ quy định quyền đưa ra chứng cứ của Luật sư mà không
quy định quyền thu thập chứng cứ của luật sư. Kế thừa và phát triển những quy định
của pháp luật tố tụng hình sự trước đây, Bộ luật TTHS năm 2003 đã có quy định Luật
sư có quyền đưa ra các tài liệu đồ vật yêu cầu mà trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều
tra chưa phát hiện được. Trong trường hợp này Luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan điều
tra xem xét nhưng chỉ khi chứng cứ có có lợi cho bị can và không làm xấu đi tình trạng
của bị can như chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can nếu bị can thực sự vô tội;
chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài
liệu trong hồ sơ thể hiện ; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can mà Cơ
quan điều tra chưa thể hiện trong hồ sơ. Giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự là
phạm vi các tình tiết, các dấu hiệu cần và đủ phải chứng minh để khẳng định một
người phạm tội hay không phạm tội; giới hạn chứng minh một người phạm tội cụ thể
nào đó bao giờ cũng rộng hơn giới hạn chứng minh người đó không phạm tội. Để
chứng minh một người phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng, người bị hại và luật sư của

người bị hại cần phải có đủ các chứng cứ để chứng minh là hành vi phạm tội của người
phạm tội phải có đủ 4 yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, còn để chứng minh
người đó không phạm tội, bị can, bị cáo, người bào chữa cho bị can, bị cáo chỉ cần
chứng minh là không có một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm đó. Nói một cách khác,
để buộc tội cần phải có nhiều chứng cứ, còn để gỡ tội có khi chỉ cần một chứng cứ
Ví dụ như: Bằng chứng ngoại phạm; theo giấy khai sinh, người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; theo bệnh án, người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình.
Sử dụng chứng cứ để phục vụ cho công việc là một trong những nhiệm vụ của Luật sư,
nếu như đánh giá được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng thì việc sử dụng chứng
cứ cũng vậy. Trước hết Luật sư sử dụng chứng cứ để làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị
với Cơ quan điều tra , Viện kiểm sát, Toà án, thực hiện một công việc nào đó hứng tới
mục đích làm lợi cho thân chủ..Trong phiên toà, luật sư sử dụngchứng cứ để phản bác
một phần hay toàn bộ quan điểm của bên đối lập, khẳng định quan điểm của mình, đề
nghị Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ truy tố, đề nghị Toà án áp dụng điều luật
hoặc những biện pháp có tính chất tố tụng khác có lợi cho thân chủ của mình.
Để làm tốt nhiệm vụ bào chữa của mình, Luật sư cần nắm vững các quy định của pháp
luật có liên quan đến địa vị pháp lý của mình, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người
mà họ bào chữa cũng như nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến việc
bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Không những thế, Luật sư còn phải nắm
vững diễn biến của quá trình tố tụng để đảm bảo quá trình điều tra phải có căn cứ
khách quan.
Trong quá trình hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan, luật sư có quyền gặp gỡ trao
đổi, đề xuất với cơ quan Toà án, Viện kiểm sát nhằm:

×