Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận Một số vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay và giải pháp giải quyết dựa trên đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.48 KB, 24 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI
PHÁP GIẢI QUYẾT DỰA TRÊN ĐƯỜNG LỐI GIẢI QUYẾT
CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA ĐẢNG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….…....1
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài………………………………………………………………..1
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….…......1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….….…..2
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………..….2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận……………………………….…...2
Kết cấu của tiểu luận………………………………………………………...….3

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI……………..….…....4
1.1 Nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội…..4
1.2 Những nhận thức mới trong một số lĩnh vực…………………………...…..4
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CƠ BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…....7
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.


Dân số, lao động và việc làm…………………………………..………..7
Xóa đói giảm nghèo……………………………………………….….…8
Y tế, giáo dục và đào tạo………………….…………………..…………9
Môi trường, thiên tai, tai nạn giao thông……………………..………...11

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY…………………………………………………….…………………...…14
3.1. Giải pháp về dân số, lao động và việc làm ………………………....….….14
3.2. Giải pháp về xóa đói giảm nghèo ………………………….………..…….15
3.3. Giải pháp về y tế, giáo dục và đào tạo ………………………………….....15
3.4. Giải pháp về môi trường, thiên tai, tai nạn giao thông …………………....17
KẾT LUẬN………………………………………………………………...………....19
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………..…………………......……….20
PHỤ LỤC……………………………………………………………...……...………21

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội vì con người, đặt con
người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và lấy việc nâng
cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng ta luôn nhấn mạnh
phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển kinh
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề
xã hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự phát triển bền vững dựa trên những yếu tố
chính trị, kinh tế, văn hố, 2 xã hội, mơi trường vững chắc…. Bền vững về mặt xã hội
là bảo đảm vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được ổn định xã hội, khơng có
những xáo trộn xung đột, nổi loạn làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực
cho sự phát triển. Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội quyện vào
nhau, hoà nhập vào nhau. Mục tiêu phát triển kinh tế phải bao gồm cả mục tiêu giải

quyết những vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, xố đói giảm nghèo, thoả mãn nhu
cầu cơ bản của nhân dân, công bằng xã hội. Ngược lại, mục tiêu phát triển xã hội cũng
nhằm tạo động lực phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay có rất nhiều vấn đề mà Đảng ta
cần quan tâm và giải quyết bao gồm các lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của con
người và xã hội như: dân số lao động và việc làm,năng suất lao động,đời sống dân cư
và đảm bảo an ninh xã hội,giáo dục và đào tạo văn hóa thể dục thể thao,thiệt hại do
thiên tai tai nạn giao thông.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương, giải pháp lớn nhằm
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Do đó chúng tơi đã chọn
đề tài: “Một số vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay và giải pháp giải quyết dựa trên
đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng” làm tiểu luận kết thúc môn học
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích
Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ hơn quan điểm về các vấn đề xã hội trong
thời đại hiện nay dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tìm được ngun nhân nêu lên được
hệ quả của các vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới đất nước. Từ đó nêu lên những
hạn chế, rút ra những kinh nghiệm, tiến hành giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên
đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng, giúp đất nước ngày càng tiến bộ phát
triển.
Nhiệm vụ


Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm
vụ cụ thể như sau:
-Trình bày có hệ thống quan điểm về các vấn đề xã hội trong thời kì mới
-Đưa ra cái nhìn tổng quát về các vấn đề xã hội nước ta hiện nay nêu lên được
nguyên nhân hệ quả của các vấn đề đó.
-Trình bày được thực trạng các vấn đề xã hơi ngày nay từ đó thơng qua một số

đường lối của Đảng đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, tiểu luận đi sâu nghiên cứu thực trạng và các giải pháp đề giải
quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về các vấn đề xã hội ở Việt Nam và đường lối
giải quyết các vấn đề xã hội từ thời kỳ đổi mới cho đến nay của Đảng và Nhà nước ta.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên các văn kiện, đường lối và chính sách của
Đảng từ đại hội VI đến đại hội XI. Các văn kiện của Đảng đã nêu ra những thành tựu,
hạn chế cũng như giải pháp cho các vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay. Mới nhất
trong văn kiện đại hội đảng XI khi nói về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 20112020 đã nêu rõ nhiệm vụ cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Qua đó thấy rõ việc
giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách ở nước ta hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, nhóm cịn sử
dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, kết hợp các thao tác diễn dịch và qui nạp để trình bày các ý
kiến, quan điểm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận


Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản của một số
vấn đề xã hội và giải pháp dựa trên đường lối của Đảng, phục vụ cho các cơ quan, đơn

vị và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các nội dung này.
Trình bày sâu sắc, có hệ thống các vấn đề và giải pháp để giải quyết các vấn
đề đó một cách hợp lý đúng với đường lối của Đảng song vẫn đặt lợi ích của người
dân lên hàng đầu.
Ngồi ra, tiểu luận cịn có thể là tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu về các
vấn đề hiện nay đất nước đang gặp phải, hậu quả ở tương lai và phương hướng giải
quyết vấn đề.
6. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức lý luận về các vấn đề xã hội.
Chương 2: Một số vấn đề xã hội cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hôi ở Việt Nam hiện nay.

Chương 1
NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1.1. Vấn đề xã hội là gì ?
Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người, các
cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh xã hội
nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi ích của một


cộng đồng. Đó là sản phẩm của con người có ảnh hưởng đến một nhóm người nhất
định và chỉ có thể được khắc phục thông qua hành động xã hội.
1.2. Một số quan điểm về vấn đề xã hội
Những vấn đề xã hội Đảng ta quan tâm bao gồm các lĩnh vực liên quan đến sự phát
triển của con người và xã hội như: dân số và nguồn nhân lực, lao động và việc làm,
giáo dục và y tế, đạo đức và văn hoá, những đảm bảo về an ninh và an toàn xã hội của
đời sống cá nhân và cộng đồng. Các vấn đề xã hội có vai trị quan trọng trong đời sống

xã hội, do vị trí của con người trong xã hội quy định. Song, do địa vị của con người ở
mỗi chế độ xã hội khác nhau là khơng giống nhau, cho nên vai trị, bản chất của các
vấn đề xã hội cũng khác nhau. Trong chủ nghĩa tư bản, nhân dân lao động là người làm
thuê, mục tiêu của chủ nghĩa tư bản là tăng lợi nhuận, duy trì sự thống trị của giai cấp
tư sản. Để đạt tới mục tiêu đã được xác định, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều chủ trương,
giải pháp về các vấn đề xã hội, trong đó có những mặt tiến bộ như coi trọng giảm nhẹ
sự bất bình đẳng trong xã hội cũng như tìm cách giảm căng thẳng trong xã hội. Tuy
nhiên, những mặt tiến bộ ấy khơng bền vững vì mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản là xã hội hoá của sản xuất và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn còn tồn
tại. Trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động là người làm chủ, con người được coi
là vốn quý nhất, mục tiêu phục vụ của chủ nghĩa xã hội là nâng cao chất lượng cuộc
sống cho con người. Do vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn tạo ra những khả năng
khách quan để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người, cải thiện khơng ngừng các điều
kiện sống, tạo ra các tiền đề cho sự phát triển của cá nhân, của người lao động để họ tự
giác tham gia có hiệu quả các hoạt động sống, cũng như xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội
vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng
ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã
hội. Phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng đòi hỏi phải giải
quyết tốt những vấn đề xã hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự phát triển bền vững
dựa trên những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hố, 2 xã hội, môi trường vững chắc….
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được ổn
định xã hội, khơng có những xáo trộn xung đột, nổi loạn làm ảnh hưởng đến việc huy


động các nguồn lực cho sự phát triển. Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế và yếu
tố xã hội quyện vào nhau, hoà nhập vào nhau. Mục tiêu phát triển kinh tế phải bao
gồm cả mục tiêu giải quyết những vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, xố đói giảm
nghèo….. thoả mãn nhu cầu cơ bản của nhân dân, công bằng xã hội. Ngược lại, mục

tiêu phát triển xã hội cũng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế. Đó chính là sự khác
nhau căn bản về mục tiêu phát triển giữa con đường chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn….
1.3. Nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã
hội
Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, từ nhận thức đúng đắn tính thống
nhất và mâu thuẫn trong quá phát triển kinh tế và phát triển xã hội, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã từng bước đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn để xử lý mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội. Đảng luôn chủ trương phát triển
kinh tế phải gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã
hội; coi hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tăng trưởng kinh
tế là cơ sở, làm tiền đề và điều kiện cho thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, ngược lại,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là điều kiện quan trọng thúc đẩy và bảo đảm tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững.

Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY
2.1. Dân số, lao động và việc làm
2.1.1. Dân số
Dân số vàng


Quy mô dân số nước ta từ 25 triệu người năm 1945 đã lên 90 triệu người năm
2013, theo tính tốn của giới chun mơn, tốc độ dân số VN tăng chậm hơn so với dự
báo 11 năm và hơn 20 năm qua VN đã tránh sinh được hơn 20,8 triệu trường hợp. Mức
sinh được kiểm soát, số người tăng bình quân hàng năm đã giảm từ mức gần 1,2 triệu
người/năm (giai đoạn năm 1979 -1999) xuống còn 952.000 người/năm (giai đoạn
1999-2009). Nhờ thành cơng của chương trình dân số - KHHGĐ từ hàng thập kỷ
trước, VN đang có cơ cấu dân số vàng, chính thức bước vào giai đoạn dân số vàng từ
năm 2007 với hơn 62 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 68,5% dân số. Số

người bước vào tuổi lao động gấp 5,71 lần số người bước ra (nếu so với tuổi 65) và
gấp 3,46 lần số người bước ra (so với tuổi 60).
Già hóa dân số
VN đang ở giai đoạn “già hóa dân số”, năm 2011 đã chính thức bước vào giai
đoạn “già hóa dân số” với tỉ lệ người già từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% dân số. Thời gian
chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số già tại VN rất nhanh, nếu như các nước phát
triển mất hàng thập kỷ, hàng thế kỷ thì VN chỉ mất 16 - 18 năm, tốc độ già hóa nhanh
nhất thế giới. Theo tính toán của Liên hiệp quốc, đến năm 2050 VN sẽ bước vào dân
số “siêu già”.
Mất cân bằng giới tính khi sinh
VN đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh liên tục từ năm
2006 đến nay: 109,8 bé trai/100 bé gái (năm 2006) lên 113,8 bé trai/100 bé gái (năm
2013), xu hướng vẫn tiếp tục tăng, mất cân bằng cả ở nông thôn và thành thị; người có
điều kiện kinh tế, học vấn cao hơn lại lựa chọn giới tính khi sinh nhiều hơn. Theo dự
báo đến năm 2050, VN thừa 3-4 triệu đàn ông không lấy được vợ.
2.1.2 Lao động
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu
bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến
nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm
khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng
lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ


tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút
đầu tư nước ngồi góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn
nữ với trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và
cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ
khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và
làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp.

2.1.3 Việc làm
Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và xã hội, tỉ lệ thất nghiệp
của cả nước tính đến hết tháng 6 – 2014 ở khoảng 1,84%, nằm trong top những nước
có tỉ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là Việt Nam
đang có tình trạng việc làm ổn định cho người dân. Theo đánh giá của Ngân hàng thế
giới ( World Bank), thì nước ta đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân
kĩ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với
các nước khác. Trong khi tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường khơng
có việc làm vẫn còn ở mức báo động. Từ con số 72.000 người khơng có việc làm tăng
lên đến 162.000 người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người khơng có chun
mơn kỹ thuật chiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và
trên đại học chiếm gần 17%. Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất
nghiệp thấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp
vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó, các dự án đầu tư trực tiếp cịn hiệu lực của doanh
nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là trên 16.300 dự án, với tổng số vốn đầu tư thực tế
khoảng 238 tỷ USD đã tạo ra khơng ít việc làm cho người lao động.
2.2. Xóa đói giảm nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ
nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong
tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm
2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất
lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp,
trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngồi ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới


ở những vùng đang đơ thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đơ thị, họ thường gặp
nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là
những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều
trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ

nghèo cao nhất.
Chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia
tăng: Trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20%
nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm
giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004;
Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình qn của nhóm hộ nghèo ở nơng thơn chỉ
đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình
trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo
sẽ càng khó khăn hơn.
2.3. Y tế, giáo dục và đào tạo
2.3.1. Y tế
Các dịch vụ y tế công lập của hệ thống y tế cơ sở, kể cả khám chữa bệnh và
phòng bệnh, phòng dịch, nâng cao sức khỏe chất lượng còn chưa tốt, chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của người dân ở cộng
đồng . Nhìn chung, các cơ sở khám chữa bệnh cơng lập cịn chưa thu hút được nhiều
người bệnh đến chữa trị. Một bộ phận không nhỏ số người bệnh tới các tuyến y tế trên
hoặc các cơ sở y tế tư nhân để điều trị cho dù phải chi phí tốn kém. Một bộ phận
người bệnh thì khơng đến các cơ sở y tế khám, điều trị mà mua thuốc về nhà tự chữa.
Các hoạt động y tế dự phịng của y tế cơ sở khơng phải ở nơi nào cũng tốt. Các
hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở một số địa phương chưa thực sự đi vào chiều
sâu. Bằng chứng là các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp… vẫn xảy ra
thường xuyên ở nhiều nơi, năm này sang năm khác; ô nhiễm môi trường sống và lao
động chưa được khống chế có hiệu quả; an tồn vệ sinh thực phẩm chưa được kiểm
sốt tốt, các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt ở công nhân các khu công nghiệp vẫn
thường xảy ra, nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng ngày càng phức tạp, trầm trọng
hơn.


Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế của hệ thống y tế cơ sở chưa có nhiều chuyên
gia, kỹ thuật viên giỏi, còn thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng, nhất là ở miền

núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Nhà nước trung ương và địa phương chưa
có những chính sách đột phá để thu hút, giữ chân những cán bộ nhân viên y tế giỏi,
được đào tạo tốt và khuyến khích những cán bộ nhân viên y tế trẻ về làm việc ổn định,
lâu dài ở tuyến huyện và tuyến xã là tuyến dịch vụ gần gũi nhất với người dân.
Các nhiệm vụ của hệ thống y tế cơ sở ngày càng nhiều và đa dạng. Có rất nhiều
chương trình, dự án y tế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ y tế tuyến trên đổ dồn
xuống cho hệ thống y tế cơ sở triển khai thực hiện. Cơng tác hành chính, giấy tờ của
hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế xã, rất nặng nề, chiếm khá nhiều thời gian làm
việc chuyên môn của nhân viên y tế. Quỹ thời gian của nhân viên y tế cho các hoạt
động chăm sóc sức khỏe nhân dân ở gia đình và cộng đồng trở nên hạn hẹp.
Mặc dù đã có những chuyển biến nhận thức tích cực về cơng tác chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các
đồn thể quần chúng, nhưng ở một số khơng ít địa phương người lãnh đạo chủ chốt
gần như giao hoàn tồn trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
cho ngành y tế, chưa thực sự coi đây là một trong những trách nhiệm chính của mình.
2.3.2. Giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao vẫn cịn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo
nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với
nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Trong khi qua đợt cải cách lại nền
giáo dục ta có thể thấy khối lượng kiến thức đối với các em học sinh không những
khơng được giảm đi mà cịn tăng lên về khối lượng vậy mà được bộ giáo dục gán cho
mác “ giảm tải”, trong khi đó khối lượng kiến thức vẫn cịn nặng về lí thuyết nhiều,
các em khơng có điều kiện để vận dụng những điều đã học vào thực tế chính vì thế học
sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu thưc tế. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành
nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được u cầu của
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Chủ yếu trong thời điểm bây giờ thì phương
pháp dạy học vẫn chủ yếu là cơ đọc trị chép, nó ăn sâu từ ngay thời điểm tiểu học,



trung học dẫn đến khiến cho học sinh thụ động, thiếu sáng tạo thế nên khi học sinh vào
học đại học trong một môi trường mới mà vấn đề tự học, sáng tạo trong học tập quan
trọng thì nhân tố này sinh viên lại khơng có. Quản lý nhà nước về giáo dục cịn bất
cập. Nhà nước chưa tìm ra được một giải pháp, lối đi để cải thiện tình trạng giáo dục
của việt nam hiện nay một cách có hiệu quả. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo
đức trong giáo dục khắc phục còn chậm,hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của
xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều cuộc kêu gọi đem lại sự trong sạch trong học đường
nhưng tình trạng chạy bằng, copy, học hộ, thi hộ,… vẫn còn diễn ra nhiều trong nền
giáo dục gây nên nhiều bức xúc trong dư luận. Tình trạng suy thối về đạo đức, nhân
phẩm của một bộ phận sinh viên, giáo viên còn diễn ra.
2.4. Thiên tai, tai nạn giao thông
2.4.1. Thiên tai
Thiên tai trong năm 2018 đã làm 218 người thiệt mạng và gây thiệt hại gần
20.000 tỷ đồng. Đây là thống kê được Tổng Cục Phòng chống thiên tai tổng kết đến
ngày 20/12 và đưa ra trong Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2018 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2019, diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 21/12/2018. Đáng
chú ý, chỉ 6 tháng trước đó, Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố
báo cáo sơ bộ thiên tai chỉ khiến 33 người thiệt mạng và mất tích, phá hủy gần 11.000
ha lúa và hoa màu với tổng thiệt hại ước tính hơn 808 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong nửa
năm, số lượng người thương vong và giá trị thiệt hại đã tăng lên đáng kể. Theo ơng
Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống thiên tai, tuy còn
nhiều bất cập, nhưng nhờ những cơng tác ứng phó kịp thời và xin trợ giúp từ Chính
phủ mà thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2018 đã giảm đi rất nhiều so với năm
trước đó. Nhận xét về điều này, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thuộc Viện Nghiên Cứu Biến Đổi
Khí hậu, ĐH Cần Thơ đánh giá rằng Việt Nam là một nước gặp rất nhiều thiên tai nên
bộ máy ứng phó với khí hậu Việt Nam hình thành khá chặt chẽ. Từ Trung ương đến địa
phương đều có những bộ phận lo về phòng chống thiên tai.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, việc khó nhất bây giờ là thiên tai khó xác
định hơn và mức độ tàn phá nặng hơn: “Hiện nay thiên tai có nguy cơ ngày càng bất

thường hơn, cường độ lớn hơn, đôi khi nằm ngoài những quy luật so với nhiều năm
trước, nên việc xác định thiên tai xảy ra ở mức độ nào hoặc đường đi của các trận bão


hay nguy cơ mới là vấn đề chính, khó khăn nhất hiện nay.” Theo nhận xét của ông Vũ
Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Biến đổi Khí hậu tại Hà Nội, chính vì vậy
mà nhà nước đã chú trọng hơn đến việc phổ biến thông tin dự báo thời tiết cho người
dân trong năm 2018 để có thể giảm thiểu thiệt hại trong những đợt thiên tai: “Cụ thể là
trong bản tin dự báo thời tiết. ngoài việc dự báo khơng lại cịn đưa ra những lời khun
về mùa màng với canh tác nông nghiệp, và biến đổi khí hậu được nhấn nhiều thêm.
Đặc biệt tơi thấy từ đầu năm nay có cả chương trình tính cả những cơn bão đi qua
vùng biển Việt Nam. Trước đây thì những cơn bão vào đất liền mới được tính là bão.”
2.4.2. An tồn giao thơng
Tình hình trật tự, an tồn giao thơng có những chuyển biến, tai nạn giao thơng
đã được kiềm chế, giảm liên tiếp về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ
thể, so với năm 2007, năm 2010 giảm 791 vụ (giảm 5,4%), giảm 1.744 người chết
(giảm 13,2%), giảm 407 người bị thương (giảm 6%). Và đặc biệt trong năm 2012,
2013 là 2 năm liên tiếp số người chết đã giảm xuống dưới 10 nghìn người. Cụ thểtai
nạn giao thơng năm 2012 tồn quốc xảy ra 36.409 vụ, làm chết 9.849 người, bị thương
38.064 người. So sánh với cùng kỳ năm 2011, giảm 7.490 vụ (giảm 17,06%), giảm
1.647 người chết (giảm 14,33%), giảm 9.527 người bị thương (giảm 20,02%). Tai nạn
giao thông năm 2013(từ ngày 16/12/2012 đến 15/12/2013)xảy ra 29.385 vụ, làm chết
9.369 người, bị thương 29.500 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 1.610 vụ (giảm
5.19%), giảm 55 người chết (giảm 0,58%), giảm 3.045 người bị thương (giảm 9,36%).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, tình hình vi phạm trật tự,
an tồn giao thơng vẫn diễn ra phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm
trọng, nhất là số người chết, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng
về người và tài sản. Tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đường bộ vẫn đang là vấn
đề bức xúc của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa,
xã hội và hình ảnh của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong thời gian

qua đã xảy ra liên tiếp các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến
xe khách giường nằm gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây bức xúc
trong dư luận xã hội. Điển hình là vụ tai nạn xe khách giường nằm xảy ra trên Quốc lộ
4D tại tỉnh Lào Cai ngày 01/9 vừa qua đã cướp đi sinh mạng của 12 người và làm bị
thương 41 người.


2.4.3. Môi trường
Các nguồn ô nhiễm dất bao gồm phân hố học, thuốc trừ sâu, chất thải cơng,
nơng nghiệp. Trong nơng nhiệp, có thể kể sản phẩm thải bỏ các nhà máy thực phẩm
đóng hộp, lị sát sanh, sản phẩm bài tiết của các trại chăn nuôi lớn. Trong công nghiệp,
ngồi những rác thải thơng thường như bao nilơng, cao su, thủy tinh, ve chai, đồ kim
loại, còn phải kể các rác thải nguy hiểm (hazardous wastes) như các chất dễ cháy,
phóng xạ, chất nổ.
Do khói bụi các nhà máy công nghiệp sắt thép, than đá, ximăng v.v., do hàng
vạn xe gắn máy chạy bằng xăng có pha chì, ơ nhiễm khơng khí càng ngày càng trầm
trọng khiến trẻ em suy nhược cơ thể.
Các nhà máy khơng có thiết bị lọc bụi. Kèm theo bụi là khí SO2 gây tác động
xấu đến sức khoẻ con người, gây các bệnh viêm kết mạc, co thắt phế quản, viêm mũi,
viêm họng ..Dân cư sống ở những khu vực ô nhiễm nặng đều mắc các bệnh về đường
hơ hấp.
Ơ nhiễm nước do nước thải sinh hoạt con người tại các khu dân cư và nước thải
từ các cơ sở công nghiệp chưa dược xử lý thường được đổ thẳng vào kinh rạch, sơng
ngịi. Do đó, sự đa dạng sinh học giảm đi nhiều, nhiều lồi thủy sinh vật đã khơng thể
sống được. Nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn gốc nhiều bệnh như thương hàn, dịch tả,
lị.
Những vấn đề cấp bách về môi trường cần phải đối phó hàng ngày như ơ nhiễm
nước, ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm không khí, trong một khung cảnh đất hẹp, người
đông đã tạo nên sức ép trên tài nguyên thiên nhiên. Khung cảnh sống thay đổi.


Chương 3:
GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
3.1. Giải pháp về dân số, lao động và việc làm


3.1.1. Dân số
Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý,
quy mơ gia đình ít con. Có chính sách cụ thể đảm bảo tỉ lệ cân bằng giới tính khi sinh.
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của tồn xã hội vào
cơng tác dân số, kế hoạch hố gia đình. Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao
chất lượng dân số.
Cần ban hành Chiến lược dân số trong tình hình mới; phát huy tối đa lợi thế cơ
cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững và
thích ứng với già hóa dân số. Hồn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và
phát huy vai trị người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động
kinh tế - xã hội; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người sử dụng lao
động và người lao động cao tuổi. Tích cực, chủ động xây dựng mơi trường thân thiện
với người cao tuổi.
Cơng tác dân số trong tình hình mới cần nâng cao nhận thức, thực hành về bình
đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi
sinh cao. Đổi mới tồn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức
khỏe sinh sản trong và ngồi nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số,
sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ. Rà sốt, bổ sung các quy định
của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngăn ngừa có hiệu quả việc
lạm dụng khoa học - công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh cơng tác bình
đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
3.1.2. Lao động và việc làm

Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết
ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nơng dân. Hồn thiện pháp luật về dạy nghề,
ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng…
nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương
thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế. Đẩy mạnh và
chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động. Kiên quyết khắc phục những


bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã
hội của đất nước; gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, cơng chức của hệ thống chính trị. Gắn tiền lương của người lao động
với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều
kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm
các vi phạm pháp luật lao động, đưa việc thi hành pháp luật lao động vào nền nếp; xây
dựng quan hệ lao động ổn định, hài hồ, tiến bộ.
3.2. Giải pháp về xóa đói giảm nghèo
Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xố đói, giảm nghèo ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hố các nguồn lực và phương thức xố
đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy
nghề và giải quyết việc làm để xố đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến
khích người đã thốt nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thốt nghèo. Đẩy
mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là
đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo; có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước
hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông
thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia cơng cuộc xố đói, giảm nghèo.
3.3. Giải pháp về y tế, giáo dục và đào tạo
3.3.2. Giáo dục và đào tạo

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi,
kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi
trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống,
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã
hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề
cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo
dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật. Đầu tư hợp lý,
có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế. Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội


ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hố đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động
lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và
chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây
dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực
mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị
thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục,
đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm cơng bằng xã hội trong giáo
dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng
bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công
tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở
giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo
gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt cơng tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và
công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng
cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện
tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo. Hồn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo
dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy

vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài,
xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.
3.3.1. Y tế
Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phịng và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến huyện
và tuyến tỉnh, hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành. Tăng đầu tư nhà nước đồng
thời với đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế. Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi
tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh. Phát triển mạnh công nghiệp dược; quản lý
chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Bảo đảm cho người có bảo hiểm y tế được khám,
chữa bệnh thuận lợi; mọi cơng dân khi có nhu cầu và khả năng đều được đáp ứng dịch
vụ y tế chất lượng cao. Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV. Làm tốt cơng
tác phịng, chống dịch bệnh. Hồn thiện hệ thống pháp luật về vệ sinh, an toàn thực


phẩm, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện tốt chính
sách khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người dân
tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
3.4. Giải pháp về môi trường, thiên tai, tai nạn giao thông
3.4.1. Môi trường
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cán
bộ lãnh đạo các cấp về bảo vệ môi trường. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật
về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành
vi gây ô nhiễm mơi trường. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng và tình
trạng khai thác tài nguyên bừa bãi; xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án thực. Các
dự án, cơng trình đầu tư xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy định
bảo vệ môi trường. Quản lý, khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm
bảo cân bằng sinh thái. Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường;

từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.
3.4.2. Thiên tai
Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với
nước ta; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi
khí hậu; tích cực tham gia, phối hợp cùng cộng đồng quốc tế hạn chế tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Tăng cường đầu tư, nâng cao
chất lượng hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng
cao ý thức phòng, chống thiên tai trong mỗi người dân, nhất là nhân dân vùng thường
xảy ra thiên tai. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các địa
phương phải chú ý đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai; tăng cường đầu tư cơ sở hạ
tầng nơi neo đậu tàu thuyền tránh bão, hệ thống thoát lũ, phương tiện liên lạc, cứu hộ,
cứu nạn ở vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây
ra.
3.4.3. Tai nạn giao thơng
Huy động cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành triển khai tích cực, đồng bộ
các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp


luật, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật giao thông. Tăng cường hạ tầng kỹ
thuật, phương tiện giao thông công cộng, năng lực tổ chức giao thông; thực hiện
phương án điều tiết hợp lý cơ cấu và quản lý chất lượng các phương tiện giao thông để
giảm tới mức thấp nhất tai nạn giao thông.

KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, không chỉ phải đẩy nhanh phát triển
kinh tế mà còn phải bảo đảm các vấn đề khác phải cùng phát triển theo như an sinh xã
hội, việc làm, giáo dục,… Với tốc độ phát triển nhanh chóng thì khơng thể nào tránh
được một số hệ quả do sự phát triển kinh tế để lại. Bất cứ một đất nước nào trong thời



kì đang phát triển thì đều phải trả giá bằng mơi trường của chính quốc gia đó và Việt
Nam cũng không ngoại lệ.
Trong những năm gần đây người dân đã cảm nhận rõ sự ô nhiễm ngày càng
tăng ở một số nơi do hoạt động công nghiệp gây nên. Bước vào thời đại cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước đồng nghĩa với việc đất nước ta phải đổi mới về giáo dục để
đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và nước ta đã có nhiều thay đổi về mặt
giáo dục nhưng vẫn chưa được hiệu quả.
Cùng với đó, ngành giao thơng vận tải cũng tăng nhanh nhưng cơ sở hạ tầng
nước ta cũng chưa thể đáp ứng được cùng với sự quản lý kém khiến cho tình trạng tai
nạn giao thông ngày càng tăng cao. Không những thế, y tế là mảng rất quan trọng đối
với sức khỏe của người dân nhưng lại quản lý lỏng lẻo tạo cơ hội cho các cá nhân trục
lời trên sức khỏe của người dân, khiến cho tỉ lệ ung thư ngày càng tăng cao gây nhiều
bức xúc trong dân. Nước ta có vị trí gần biển, nhiều sơng ngịi đồi núi nên rất nhạy
cảm với biến đổi khí hậu nhưng có vẻ nhà nước vẫn chưa quan tâm lắm về vấn đề này.
Trong những năm gần đây, có lẻ vấn đề này đã được nhà nước quan tâm nhiều
hơn qua các thiệt hại nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu mang lại nhưng vẫn còn bế tắc
trong các giải quyết. Nhìn chung, Đảng ta đã có nhiều bước tiến trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội và đã đạt được nhiều thành công nhưng cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa vì bấy nhiêu đó vẫn chưa là gì so với gì chúng ta cần phải làm trước khi quá
muộn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã
hội, Loigiaihay.com, 2/12/2019


2. PV (theo BC của Bộ LĐTB &XH), Quá trình phát triển nhận thức của Đảng

về chính sách xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý
luận Trung Ương, />

dang-ve-chinh-sach-xa-hoi-va-giai-quyet-cac-van-de-xa-hoi.html, 28/01/2019
3. Chỉnh phủ CHXHCNVN, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam,
/>noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382, 02/12/2019
4. TS. Nguyễn Thế Vinh , Quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết mối

quan hệ giữa tăng trưởng và an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn tới, Báo điện tử học
viện chính sách và phát triển, 02/12/2019

PHỤ LỤC
Nguồn: infographics.vn


Hình 2.1.1 Già hóa dân số ở Việt Nam
Nguồn: infographics.vn

Hình 2.1.2 Lực lượng lao động Việt Nam
Nguồn: Internet

Hình 2.1.3 Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
Nguồn: Internet


Hình 2.2 Sự chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam
Nguồn: Internet

Hình 2.3.1 Tình trạng chun mơn kém ở Việt Nam
Nguồn: NGUYENXUANPHUC.ORG


Hình 2.3.2 Cải cách giáo dục ở Việt Nam
Nguồn: Internet


Hình 2.4.2 Tình trạng giao thơng ở Việt Nam
Nguồn: Internet

Hình 2.5 Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam



×