Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐẾN CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.96 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
QUÁ TRÌNH HỒN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN
CHỦ NHÂN DÂN TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐẾN CHÍNH
CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
NHĨM: 08
Giảng viên hướng dẫn: GV. Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

TP. HỒ CHÍ MINH, Ngày 22/07/2022


BẢNG PHÂN CƠNG NHĨM 8

STT

Mã số SV

Họ và Tên

Nhiệm vụ được phân cơng

1

2013796

Trịnh Hồng Minh


Phần 3.2 + KẾT LUẬN

2

2013832

Phùng Phương Nam

Phần 3.1

3

2035036

Trần Văn Nam

Phần 1 + MỞ ĐẦU+ TỔNG HỢP

4

2010448

Nguyễn Trung Nghĩa

Phần 2.2

5

2013878


Trần Minh Nghĩa

Phần 2.1

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………............4
NỘI DUNG ……………………………………………………………………5
I. Bối cảnh lịch sự Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng …….5
1.1. Bối cảnh lịch sử ……………………………………………………….5
1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên………………………………………….8
II. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ 10-1930 đến tháng 5-1941
2.1. Luận cương chính trị ………………………………………………....10
2.2. Q trình khắc phục hạn chế và hồn chỉnh đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc từ tháng 3-1935 đến tháng 5-1941 ……………………….14
III. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn chỉnh đưỡng lối
cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ………………………………….21
3.1. Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nội dung Chính
cương Đảng Lao động Việt Nam ………………………………………….21
3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh của Đảng so với Cương lĩnh và Luận cương chính
trị ………………………………………………………………………….30
PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………..............33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………....34

3



PHẦN MỞ ĐẦU
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đánh dấu bước quyết định
cho cuộc cách mạng giải phóng đát nước Việt Nam. Ngay sau khi ra đời, Đảng đã bước lên vũ
đài chính trị, lãnh đạo nhân dân Việt Nam trải qua nhiều gian khó, gian khổ hồn thành sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộclàm nên thắng lợi hào hùng cách mạng tháng
8 năm 1945 cùng chiến thắng chống xâm lược mỹ năm 1975 thống nhất đất nước. Một trong
những nhân tố hàng đầu quyết định những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam là Đảng
ta xây dựng và vận dụng thành công đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu bàn về đường lối chiến tranh cách mạng Việt Nam ở những khía
cạnh khác nhau. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi, cơ bản trong nghiên cứu và
giáo dục lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cịn đây đó những cách hiểu chưa
đầy đủ, chưa thống nhất từ tiếp cận khái niệm, về bản chất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Điều này gây ra khơng ít khó khăn trong nhận thức, giáo dục và vận dụng những bài
học trong đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước,
trên cơ sở khảo cứu văn kiện Đảng, chúng ta cố gắng đi sâu phân tích thêm về q trình hình
thành, phát triển và một số đặc điểm đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng
Cộng sản Việt Nam.Chính vì lý do trên thân là thanh niên thế hệ mới chúng ta cần tích cực nỗ
lực học hỏi tìm hiểu thêm về đường lối chủ chương chính sách đảng từ tìm hiểu tư tưở của
đảng. Qua đó, góp phần làm sâu sắc và phong phú thêm nội hàm khái niệm Cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Để hiểu rõ hơn về lịch sử Đảng, nhóm em chọn bài tiểu luận “Q
TRÌNH HỒN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN
TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐẾN CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM” nhóm em chọn đè tài này mục đích củng cố và tìm hiểu thêm kiến thức q trình
hồn chỉnh q trình hồn chỉnh của đảng cho bản thân cũng như cần thiết cho thế hệ trẻ hiểu
đượcsự cần thiết của viêc học tâp lịch sử đảng không chỉ hiểu kiến thức mà còn hiểu lịch sử
hào hùng của dân tộc Việt Nam, trách nhiệm mỗi công dân trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đát nước theo con đường định hướng của đảng và nhà nước ta..


4


NỘI DUNG
I. Bối cảnh lịch sự Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của
thực

dân

Pháp



Cương

lĩnh

chính

trị

đầu

tiên

của

Đảng.

1.1. Bối cảnh lịch sử

1.1.1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Về chính trị:
+ Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân trên cả nước, tước bỏ quyền lực đối
nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Nhưng vẫn duy trì chính quyền
phong kiến lợi dụng bóc lột đàn áp nhân dân ta dễ hơn. Khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn
Trung Trực, Ba Đình,Hùng Lĩnh đều bị thực dân Pháp và chính quyền nhà Nguyễn đàn áp.
+ Thực hiện chính chia ra đẻ trị chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam
Kỳ và thiết lập chế độ cai trị riêng. Đứng đầu xứ Nam kỳ là quan thống đốc, đứng đầu xứ
Trung Kỳ là quan Khâm sứ, đứng đầu Bắc Kỳ là quan thống sứ. Gây xích mích mâu thuẫn
nội bộ giữa nhân dân các vùng khác nhau, khiến phong trào khởi nghĩa khơng thể tồn diện
dễ bị đàn áp. Như cuộc khởi nghĩa Yên thế, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái… đều bị đàn
áp đẫm máu.
+ Thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột về kinh tế và áp bức
chính trị đối với nhân dân ta1.
- Về kinh tế:
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột: cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền,
khai thác tài nguyên, xây dựng một số cơ sở công nghiệp, đường giao thông, bến
cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Ở Bắc Kì chỉ tính đến
năm 1092 đã có đến 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm, riêng giáo hội Thiên chúa đã
chiếm 1/4 diện tích cày cấy ở Nam kì.Cịn cơng nghiệp, trước hết bọn thực dân Pháp tập
trung vào hoạt động khai thác than và kim loại. Chỉ tính riêng trong năm 1912 sản lượng
khai thác than đã tăng gấp 2 lần sản lượng khai thác của năm 1903. Trong năm 1922 Pháp
đã khai thác hàng vạn tấn quặng kẽm, hàng trăm tấn thiếc, đồng, hàng trăm kilogam vàng
và bạc.Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế
biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm. Rượu, đường, vải sợi…cũng đem lại cho chúng một nguồn
lợi nhuận vô cùng lớn.2

1

2


Nguyễn Thị Quỳnh Trang(12/4/2014)-Đề cương Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VIệt Nam
Nguyễn Văn Phi(2019)-Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

5


+ Thực dân Pháp nhiều loại thuế sưu cao thuế nặng thuế mới chồng thuế cũ, nhiều loại
thuế vô lý kiến cuộc sống nhân dân ta khốn khổ. Trong đó nặng nhất phải kể đến thuế muối,
thuế rượu, thuế thuốc phiện, đồng thời chúng còn bắt phu đắp đường, đào sơng, xây cầu,
dinh thự, đồn bốt…
+ Chính sách khai thác thuộc địa đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta, (xuất hiện
các ngành mới) du nhập quan hệ sản suất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát
triển, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào tư bản Pháp. Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt
Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc thuộc đối tượng miễn thuế. Trong khi đó hàng hóa được
sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác thì phải chịu với mức thuế rất cao,
có mặt hàng lên đến 120%, do đó mà hầu hết hàng hóa do Việt Nam sản xuất chủ yếu được
xuất khấu qua Pháp.
- Về văn hóa:
+Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hố, giáo dục thực dân nhằm xóa bỏ truyền
thống, văn hóa lâu đời nhằm đồng hóa dân ta xóa bỏ tinh thần dân tộc của nhân dân ta và
thực hiện chính sách ngu dân để dễ dàng cai trị cai trị. Từ năm 1917 đã thực sự trở thành
“Pháp hố” gồm có ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học Trong ba năm học đầu
tiên đó, học sinh phải học bằng tiếng Pháp. Hơn nữa, chính quyền thuộc địa lại quy định
rất chặt chẽ về hạn tuổi vào học ở các cấp học nên càng góp phần gạt bỏ số học sinh muốn
theo học. Cho đến năm 1930, “tổng cộng học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học
đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số”. Hơn nữa, trong nội dung chương trình giảng dạy của
hệ thống giáo dục này, thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam, thay vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một
thế hệ người Việt Nam “mất gốc”, khơng có tinh thần u nước và ý thức về số phận của

người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho cơng cuộc thống trị của thực dân1.
+ Duy trì các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện, rượu,
cờ bạc, mại dâm kiến nhân dân đói khổ, mất tinh thần đấu tranh. Những thói hư tật xấu
được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng. Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách
cho mở các sịng bạc để thu thuế. Ngồi những sịng bạc cơng khai có tính chất thường
xun, tổ chức quy mơ ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai cịn có nhiều
sịng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải
Phịng, Sài Gịn... Tệ uống rượu khơng bị hạn chế mà thậm chí nhân dân cịn bị bắt phải
uống một loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước. Loại
rượu này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm
chất hố học. “Cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng
cũng trong số 1.000 làng đó lại chỉ vẻn vẹn 10 trường học... Hàng năm người ta cũng đã
TRẦN THANH GIANG-Chính sách nơ dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm
1945 ở Việt Nam.
1

6


tặng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”. Nạn
mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến ở các thành phố lớn... Ở
nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma chay cưới xin cịn tồn tại, nạn bói tốn, đồng bóng,
mê tín dị đoan ngày càng nặng nề1.
1.1.2. Tình hình các giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
- Cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội:
+ Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột áp
bức nơng dân. Tuy nhiên giai cấp địa chủ có sự phân hoá, một bộ phấn yêu nước tham
gia đấu tranh chống thực dân pháp.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam ngay từ khi vừa ra đời đã bị tư sản pháp và tư sản người
Hoa cạnh tranh nền có lực lượng nhỏ bé, yếu ớt, không đủ điều kiện để lãnh đạo

cách mạng dân tộc, dân chủ thành công.
+ Giai cấp Nông dân: là lực lượng đông đảo bị áp bức bóc lột, ngày càng bị khốn
cùng nên tăng thêm lịng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914) ra đời tập trung ở các thành phố và vùng mỏ: Hải Phòng, Hà Nội, Sài
Gịn, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh. Năm 1914 có 10 vạn thì năm 1929 có 22 vạn
cơng nhân.
+ Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức … trong đó
học sinh và trí thức là bộ phận quan trọng. Đời sống của tầng lớp này cùng kiệt khổ, dễ trở
thành người vô sản, họ có lịng u nước, căm thù thực dân Pháp xâm lược, lại bị ảnh
hưởng bởi những tư tưởng tiến bộ bên ngồi, nên họ là lực lượng có tinh thần cách mạng
cao.
- Các mâu thuẫn chủ yếu:
+ Mâu thuẫn chủ yếu giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp
công nhân và giai cấp tư bản.
+ Mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt đó là: mâu thuẫn giữa
tồn thể nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược. Nguyên nhân chính do tinh thần
yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc Việt Nam và do chính sách cai trị của thực dân Pháp
quá mức tàn bạo kiến dân ta đói khổ lầm than phải đứng lên chống lại.

1

TRẦN THANH GIANG-Chính sách nơ dịch về văn hóa của thực dân Pháp và một số trào lưu văn hóa trước năm
1945 ở Việt Nam

7


1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
1.2.1. Hồn cảnh ra đời của cương lĩnh chính trị

– Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam,
Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội khơng cịn đủ sức lãnh đạo. Trong khi đó, số
lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên cách mạng đồng chí hội ngày thêm nhiều cần thành
lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào, đó là một yêu cầu khách quan và đã có
những tiền đề nhất định.
– Ngày 1 tháng 5 năm 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí hội, kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội nghị để
thành lập Đảng cộng sản khơng được chấp nhận. Đồn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi Đại hội
về nước, ra lời kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương
thành lập Đảng cộng sản.
– Ngày 17 tháng 6 năm 1929, những đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đẵ họp tại
số nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản đảng, cử
ra ban chấp hành trung ương lâm thời, thông qua Tuyên ngôn và quyết định xuất bản báo
Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng.
– Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội bế mạc,
6 uỷ viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm,
Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản,
cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiên chủ trương này,
những cộng sản đồn cịn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã hình
thành các chi bộ cộng sản. Ngồi hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ cịn có chi
bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).
– Sau Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng, các đảng viên Tân Việt
cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã tiến
hành Đại hội thành lập Đơng Dương cộng sản liên đoàn vào ngày 1 tháng 1 năm 1930,
gồm các đồng chí Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Văn, Nguyễn Xn Thanh, Trần Đại
Quả, Ngơ Đức Đề, Ngơ Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu
đã bị chính quyền Pháp bắt. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã được đề ra tại Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước. Hội nghị do địng chí Nguyễn Ái Quốc đại
biểu Qc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì thông qua 4 văn kiện là Chánh cương vắn tắt của
Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của

Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành cương lĩnh chính trị của Đảng.1

1

Lâm Viêt Pháp(11/4/2015)- Cương lĩnh đầu tiên đảng Cộng Sản Viêt Nam.

8


1.2.2. Nội dung cương lĩnh chính trị
Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930)
– Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngǎn trở sức sinh sản làm
cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Cịn về nơng nghệ một ngày một tập trung
đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ khơng có
thế lực gì ta khơng nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế
lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
A. Về phương diện xã hội thì:
a) Dân chúng được tự do tổ chức.
b) Nam nữ bình quyền, v.v..
c) Phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hố.
B. Về phương diện chính trị:
a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b) Làm cho nước Nam được hoàn tồn độc lập.
c) Dựng ra chính phủ cơng nơng binh.
d) Tổ chức ra quân đội công nông.
C. Về phương diện kinh tế:
a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái.
b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế
quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ cơng nơng binh quản lý.

c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo.
d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp.
f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ.1

1

Hồ Chí Minh(2/1930)Chánh cương vắn tắt của Đảng

9


Sách lược vắn tắt của Đảng (1930)
1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.
3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở
dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, Thanh niên, Tân Việt,
v.v. để kéo họ đi vào phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và
tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới (1) làm cho
họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải
đánh đổ.
5. Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, khơng khi nào nhượng một chút
lợi ích gì của cơng nông mà đi vào đường thoả hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu
nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc
và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.1

II. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ 10-1930 đến tháng 5-1941

2.1 Luận cương chính trị
2.1.1 Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm 1930)
– Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung
ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng do điều kiện trong
nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng. Hội nghị (họp từ ngày
14/10 đến 31/10/1930) thơng qua bản Luận cương chính trị, án nghị quyết của Trung ương
toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đơng Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng,
Điều lệ Đảng, hợp thành nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng.
– Luận cương chính trị của Ðảng Cộng sản Ðơng Dương (cịn được gọi là Luận cương
cách mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Tồn bộ nội dung Luận
cương chính trị của Ðảng Cộng sản Ðơng Dương là những tư tưởng cơ bản về mục tiêu,
nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Ðảng Cộng sản Ðông Dương; tiếp tục
khẳng định và bổ sung một số vấn đề cốt lõi về con đường cách mạng của Việt Nam mà
Chánh cương vắn tắt đã nêu.
1

Hồ Chí Minh(2/1930)-Sách lược vắn tắt của Đảng

10


– Nội dung của Luận cương: Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ
thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế
quốc.Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Tư sản dân quyền là thời kỳ
dự bị để làm xã hội cách mạng, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ phát triển
bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa đấu tranh thẳng lên con đường XHCN. Nhiệm vụ của cách
mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành triệt để thổ địa cách mạng; đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập. Hai nhiệm vụ có quan
hệ khăng khít với nhau, trong đó thổ đại cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền. Về lực lượng cách mạng: Vơ sản là động lực chính, nơng dân là động lực mạnh và

bộ phận phần tử lao khổ.Về phương pháp cách mạng: Phải dùng võ trang bao động và theo
khuôn phép nhà binh.Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của
cách mạng thế giới.Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt
yếu cho thắng lợi của cách mạng.1
– Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là
+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ,
+ Lập ra chính phủ cơng nơng, tịch thu ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân
+ Bãi bỏ các sưu thuế hiện thời, ngày làm công 8 giờ, cải thiện sinh hoạt cho thợ
thuyền và những người lao động
+ Xứ Ðông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết; lập quân đội công
nông
+ Ủng hộ Liên Xô, liên kết với giai cấp công nhân thế giới và phong trào cách mạng
thuộc địa, bàn thuộc địa...
– Phương pháp đấu tranh của quần chúng là:
+ Bãi công, bãi công thị oai, bãi công võ trang, tổng bãi công bạo động
+ Kết hợp đòi quyền lợi hằng ngày như tăng tiền lương, bớt giờ làm, giảm thuế, chống
thuế... với mục đích lớn của Ðảng là đánh đổ đế quốc, địa chủ phong kiến, giành độc lập,
lập chính phủ cơng nơng.
– Về vai trò lãnh đạo của Ðảng, Luận cương chỉ rõ:
+ Ðiều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Ðơng Dương là cần phải
có một đảng cộng sản có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc
với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành.

1

Nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930 và chu trình chuyển hướng giải phóng dân tộc 1939-1945

11



+ Ðảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc,
đại biểu cho quyền lợi chính và lâu dài cho cả giai cấp vô sản, lãnh đạo tranh đấu để đạt
mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
– Những hạn chế của Luận cương chính trị 10-1930 bao gồm:
+ Một là, Luận cương chưa phân tích sâu sắc đặc điểm của xã hội Việt Nam nên không
nêu được mâu thuẫn chủ yếu cần giải quyết của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam và đế quốc Pháp và tay sai của chúng, do đó khơng đặt nhiệm vụ chống đế
quốc lên hàng đầu.
+ Hai là, Luận cương đánh giá chưa đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản
và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ
phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Luận cương chính trị nhận
rõ vai trị của liên minh cơng nơng, nhưng lại chưa đề cập vấn đề Mặt trận dân tộc thống
nhất.
2.1.2 Giai đoạn 10/1930 đến 3/1935
Pháp khủng bố và Mị dân sau phong trào 1930 - 1931
- Pháp tiến hành đàn áp, khủng bố khiến cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng.
+ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở CM bị phá vỡ, hàng vạn đảng viên, cán bộ bị
bắt và tù đày giết hại, tù chính trị bị giam tại Hỏa Lị, Khám lớn, Cơn Đảo …..
+ Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đãng, các Xứ Ủy bị bắt.
- Chính sách mị dân của Pháp nhằm lôi kéo hay mê hoặc các tầng lớp nhân dân:
+ Về chính trị tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ.
+ Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số cơng trình.
+ Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng.
+ Lợi dụng tơn giáo để chia rẽ khối đồn kết dân tộc.
Hoạt động khơi phục phong trào: Phong phú về hình thức và nội dung
– Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng
của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng
và quần chúng.
– Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.
12



– Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng
viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
– 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ
trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các
thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.
– Phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách
báo …
– Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra,…
– Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.
– Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
– Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục. 1
2.1.3 Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đơng Dương 3-1935 tại
Ma cao
– Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao
(Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngồi nước.
+ Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần
chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
+ Thơng qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng,vận động cơng nhân, nơng dân, binh
lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.
+ Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí
thư, Nguyễn Ai Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
– Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ
Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …

1

Lý thuyết sử 12,bài14-Phong trào cách mạng 1930-1935


13


2.2 Q trình khắc phục hạn chế và hồn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân
tộc từ tháng 3-1935 đến tháng 5-1941
– Đại hội lần thứ I vào tháng 3 năm 1935. Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất
(tháng 3/1935) khắc phục nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt
Nam và khơng phù hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.Từ đây cùng với sự
phát triển của thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc ngun tắc
“tự chỉ trích” (phê bình và tự phê) với tinh thần “tự chỉ trích Bolshevik phải có ngun tắc
có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn ln đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết.
Khơng được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng
ngũ Đảng”, phải thơng qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “Các khuynh hướng hữu khuynh tả
khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội
quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”. Ban Chấp hành Trung ương có
bước tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. 1
– Trong thư gửi các tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Chấp hành Trung ương đã công
khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội
thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đơng Dương, trong hồn cảnh hiện tại,
nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở
rộng phong trào giải phóng dân tộc”. Tháng 10/1936, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng ban
hành văn bản “Chung quanh vấn đề chính sách mới” đã chỉ rõ: Cuộc dân tộc giải phóng
khơng nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng
muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền
địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc
đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan
trọng hơn mà giải quyết trước. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần Cương lĩnh cách
mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 101930. Từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội thuộc địa, về
nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, thực
1


Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.5, tr.23-26, 26.

14


dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, về mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp… Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936
trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng.
– Hội nghị Trung ương 3 tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương chỉ ra những
điểm về Điều lệ Đảng, hiện tại vẫn là bản Điều lệ do Đại hội Đảng chuẩn y năm 1935,
nhưng bỏ bớt đi mấy đoạn về việc hạn chế tuổi vào Đảng và sự liên hệ của Đảng Cộng sản
với Thanh niên Cộng sản Đoàn để cho thích hợp với con đường chính trị mới, các hội quần
chúng cũng phải chỉnh đốn và cải tổ lại cho thích hợp với hồn cảnh cụ thể; về tổ chức của
thanh niên, Đảng quyết định lập ra “Đông Dương Thanh niên Phản đế Đoàn" thay cho
Thanh niên Cộng sản Đồn; lập Hội "Cứu tế bình dân" thay cho "Cứu tế đỏ", thống nhất
các tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, xác định những chủ trương mới thúc đẩy phong
trào cách mạng phát triển.1
– Hội nghị Trung ương 5 tháng 9/1937, đã nhận định Đảng đã khôi phục lại hệ thống
từ Bắc, Trung, Nam, một tổ chức thống nhất về chính trị và tổ chức. Ảnh hưởng của Đảng
phát triển nhanh chóng và chính sách của Đảng thích hợp với các điều nhu yếu của các
tầng lớp nhân dân. Hội nghị nhắc lại cho toàn thể đảng viên rằng: trong giai đoạn hiện tại,
ta chưa ở vào tình thế trực tiếp cách mạng mà ở vào thời kỳ tranh đấu đòi các điều cải cách
và đòi những điều tự do dân chủ cho toàn thể nhân dân, nên Đảng lãnh đạo quần chúng
tranh đấu phải tránh những hành động kịch liệt, bạo động, có thể khiêu khích qn thù
khủng bố vơ ích; phải tuỳ theo tinh thần, lực lượng quần chúng và thái độ của kẻ thù để
quyết định mức độ đấu tranh; phải biết giữ gìn và phát triển lực lượng quần chúng; phải
biết kết thúc cuộc đấu tranh đúng lúc để giữ lấy ảnh hưởng của phong trào. 2
– Hội nghị Trung ương 5 tháng 3/1938, đã nhận định từ khi Mặt trận Nhân dân Pháp
thắng lợi, tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của quần chúng, tình hình Đơng Dương đã

được cải thiện một phần. Nhưng những cải cách dân chủ còn rất hạn chế do xu hướng phản
1

Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 6, tr. 211-220.

2

Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 6.

15


động ở thuộc địa cịn mạnh, do Chính phủ Bơlum Sôtăng (Blum Chautemps) thiếu kiên
quyết, không dám dựa vào sự ủng hộ của nhân dân và vì ở Đơng Dương chưa có một Mặt
trận Dân chủ thống nhất được các tầng lớp nhân dân. Căn cứ vào tình hình và những ưu,
khuyết điểm trên các mặt công tác của Đảng, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Dân
chủ thống nhất Đơng Dương và coi đó là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn
hiện tại, chủ trương để có thể lan rộng "xu hướng liên hiệp hành động” và phát triển thành
"một lực lượng hành động mạnh mẽ" cần phải "bỏ hết những khẩu hiệu quá tả làm cho giai
cấp tư sản bản xứ và các đảng phái khác sợ khơng dám đi với mình". Mặt khác, đề phòng
xu hướng hữu khuynh, chỉ chú trọng giao thiệp với số lãnh tụ ở bên trên mà không tin vào
lực lượng quần chúng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ phải củng cố cơ sở đã có, lập thêm cơ sở
mới, chú ý phát triển cơ sở Đảng ở các thành phố, đồn điền, các nhà máy, xí nghiệp..., củng
cố đường dây liên lạc trong Đảng.1
– Tại các hội nghị nói trên, Đảng xác định mục tiêu của cách mạng dân chủ tư sản dân
quyền vẫn là chống đế quốc, chống phong kiến nhưng trong tình hình lúc đó, mục tiêu trực
tiếp trước mắt của cách mạng là chống phát xít, chống chiến tranh, chống chế độ phản động
thuộc địa, địi tự do dân chủ, cơm áo và hịa bình. Về khẩu hiệu đấu tranh, tạm thời chưa
nêu khẩu hiệu: “Đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân
cày” mà nêu khẩu hiệu: “Tự do, dân chủ, cơm áo, hịa bình”. Về phương pháp đấu tranh:

kết hợp giữa hình thức cơng khai, hợp pháp, nửa hợp pháp với phương pháp đấu tranh bí
mật. Với những chủ trương đúng đắn đó, Đảng ta đã đưa phong trào cách mạng nước ta
phát triển một bước cả về bề rộng và bề sâu. Phong trào đấu tranh của quần chúng dưới
nhiều hình thức liên tục nổ ra. Mặt trận Dân chủ thống nhất được mở rộng. Cuộc đấu tranh
trên bình diện lý luận, tư tưởng chống xu hướng cả lương, tờrốtkít cung được đẩy mạnh.
- Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939, đã xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập
trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai
cấp người bổn xứ đưa nó vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt
1

Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 6, tr.342-367.

16


lõi”...tư duy lý luận về tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hồn
tồn thống nhất với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật
không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn
dân Việt Nam, khi Trung ương Đảng xác định: “Thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện
cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp”. 1
- Hội nghị Trung ương 7 tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận Dân tộc
thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt
giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các
lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các
lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông
Dương được hồn tồn giải phóng”. 2
- Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941, Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị. Hội
nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2,
dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành

thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển
mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán rằng: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên
Xơ, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước
xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”. Hội nghị nhận định: “Đế
quốc Pháp-Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng cịn áp
bức bóc lột cả các dân tộc, khơng chừa một hạng nào… Quyền lợi tất cả các giai cấp bị
cướp giật, vận mệnh cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp-Nhật ngày
nay không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đơng Dương”. Do đó:
“Cuộc cách mạng Đơng Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân quyền,
cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng
chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”. Hội nghị khẳng định: “Trong lúc
1
2

Vǎn kiện Đảng Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr. 509-567.
Vǎn kiện Đảng Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr. 509-567.

17


này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi lại được độc lập, tự
do cho tồn dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”. 1
– Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam
giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng
đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa
chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô,
giảm tức”.
– Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong

khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên
bán đảo Đông Dương.Chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt
là Việt minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây
đều thống nhất lấy tên là: Hội Cứu quốc”, như Hội nông dân cứu quốc, Hội Công nhân cứu
quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ lão cứu quốc, Hội Nhi
đồng cứu quốc… và tất cả các Hội Cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt Minh.
Vấn đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc.
Do đó Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân
tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì:
“Các dân tộc sống trên cõi Đơng Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành liên bang cộng
hòa dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”, “Sự tự do độc lập của các dân
tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”.
– Sau Hội nghị Trung ương 8, một đại hội gồm đại diện các đảng phái, các tổ chức quần
chúng… tuyên bố thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh với tuyên ngôn: “Liên hiệp hết

1

Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.735-739, NXB Chính trị Quốc gia, 2008

18


thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào,
giai cấp nào; đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ sở.
Việt Nam Độc lập đồng minh lại còn hết sức giúp đỡ Ai Lao độc lập đồng minh và Cao
Miên độc lập đồng minh để cùng thành lập Đông Dương độc lập đồng minh hay là mặt trận
thống nhất dân tộc phản đế tồn Đơng Dương để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc
lập cho nước nhà. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ
nhân dân của Việt Nam Dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ tồn

quốc. Chính phủ ấy do Quốc dân đại hội cử ra” .
– Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và coi đây là
nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác
định 4 điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định 6 nhiệm vụ phải thực hiện
để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để
thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang.
– Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang cách
mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa
phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa, đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho
Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh
đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939.
Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và
phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân
tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống
trị của đế quốc . Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung
ương 8 (tháng 5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng
cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”
(1927) và Cương lĩnh Cách mạng đầu tiên (Chánh cương vắn tắt-Sách lược vắn tắt, Chương
trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930
thông qua.
19


– Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự
khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới
tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bolshevik
để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khn máy móc, là ngọn đèn pha
soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các hội nghị trung ương 6, 7,8 Đảng đều chủ trương đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc
lên hàng đầu, giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng
ruộng đất, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ “bức
thiết nhất”; khẳng định xúc tiến thời gian khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. dự
kiến hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa vũ trang từng phần tiến lên tổng khởi
nghĩa. Trong các hội nghị trung ương để tập trung được tồn thể nhân vào q trình đấu
tranh vận động cách mạng Đảng chủ trương thành lập các hình thức mặt trận dân tộc thống
nhất, các hội đoàn thể cho phù hợp với từng thời kì. Đặc biệt hội nghị trung ương 8
(19/5/1941) quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng.Việt Nam
độc lập đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không phân biệt
giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung
tâm của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi phải có
đủ điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ; đi từ khởi nghĩa từng phần
lên tổng khởi nghĩa.
Như vậy qua các giai đoạn 1936-1939; 1939 -1941 qua các hội nghị Đảng đã từng bước
hoàn chỉnh và khắc phục những hạn chế của Luân cương 1930. Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đã đánh dấu sự chuyển hướng quan
trọng,giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp
vận động cứu nước đồng thời hoàn chỉnh đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
tháng 11/1939, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong
20


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế của
Luận cương Chính trị tháng 10 – 1930 góp phần đưa cách mạng tới thắng lợi.
III. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn chỉnh đưỡng lối cách
mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
3.1. Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nội dung Chính cương

Đảng Lao động Việt Nam
3.1.1. Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam
– Năm 1950, tình hình trong nước và thế giới có những chuyển biến to lớn. Cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được những thắng lợi quan trọng trên
các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, v.v.. Nhân dân ta đang nơ nức "tích cực cầm cự
và chuẩn bị tổng phản công". Thực dân Pháp lâm vào thế suy yếu và lúng túng. Đế quốc
Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp với âm mưu can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương.
Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành
lập ngày 1-10-1949 làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng giữa phe dân chủ và phe đế quốc,
Việt Bắc trở nên liền một dải với Bắc Kinh và Mátxcơva. Nhân dân ta có điều kiện thuận
lợi nhận sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ
nhân dân khác trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
– Trước tình hình mới và để đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc lần
thứ ba của Đảng. Hội nghị tiến hành tại Việt Bắc từ ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950.
– Do bận công tác đối ngoại, không thể tham dự Hội nghị được, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gửi thư tới Hội nghị, trong đó Người "có vài ý kiến" gửi cho các đồng chí đại biểu.
Người viết: "Xét tình hình trong nước và ngồi nước, thế lực của ta và của địch, năm nay
là năm cuộc kháng chiến của ta chuyển biến lớn... Nhiệm vụ của năm mới là: hoàn thành
việc chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công.

21


– Thời cơ có lợi cho ta, nhưng khó khăn của ta cịn nhiều. Tổng phản cơng là một việc
lớn. Chúng ta chỉ có thể tổng phản cơng thắng lợi, nếu chúng ta chuẩn bị đầy đủ, khắc phục
mau chóng những nhược điểm, phát triển mau chóng những ưu điểm". Người khẳng định
rằng năm 1950 sẽ là năm đại thắng lợi nếu ta làm trọn được những công việc trước mắt
như sau: giữ vững khối đại đoàn kết của dân tộc; tích cực xây dựng bộ đội chủ lực và bộ
đội địa phương; đánh mạnh vào lực lượng vật chất và tinh thần của địch; động viên lực

lượng toàn dân, tổ chức và vũ trang nhân dân rộng rãi ở vùng tự do cũng như vùng bị tạm
chiếm; liên lạc hành động với nhân dân Pháp và các lực lượng hịa bình dân chủ trên thế
giới... Người cịn căn dặn: “Riêng về Đảng, các đồng chí hãy kiểm thảo sự lãnh đạo của
Đảng về chính trị và tổ chức, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình trong Đảng, tổ chức
việc học tập lý luận và sửa đổi lối làm việc, để cho Đảng ta thành một lực lượng rất mạnh,
đưa dân tộc đến bước thành công". Hội nghị đã thảo luận các báo cáo sau đây:
+“Hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công” do Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh trình bày;
+“Nhiệm vụ quân sự trước mắt chuyển sang tổng phản cơng” do đồng chí Võ Ngun
Giáp trình bày;
+“Cơng tác mặt trận và dân vận trong năm chuyển mạnh sang tổng phản cơng" do
đồng chí Hồng Quốc Việt trình bày;
+“Phải kiện tồn chính quyền cộng hịa nhân dân để tổng phản công và kiến thiết chế
độ dân chủ nhân dân Việt Nam” do đồng chí Phạm Văn Đồng trình bày.
– Hội nghị nhất trí với các báo cáo được trình bày tại Hội nghị và thơng qua Nghị quyết
của Hội nghị Về việc chuyển mạnh sang tổng phản công.
– Đánh giá tình hình hai năm 1948 - 1949, Nghị quyết chỉ rõ: Ta càng đánh, càng mạnh,
chính quyền nhân dân càng thêm vững chắc, tinh thần quân và dân ta càng cao, các lực
lượng hịa bình và dân chủ thế giới càng ủng hộ nhiệt liệt; nhưng đồng thời càng thấy rõ
mấy nhược điểm lớn: thiếu vũ khí nặng, thiếu quân chính quy, thiếu cán bộ, kinh tế và văn
hóa phát triển chậm so với qn sự và chính trị. Địch được Mỹ - Anh giúp đỡ nhiều, nhưng
22


quân đội viễn chinh bị sút kém về tinh thần, gặp khó khăn về tiếp tế, về bổ sung quân số,
lại phải bố trí phân tán. Địch cịn gặp hai khó khăn lớn ngay bên nước Pháp là: tài chính
Pháp ngày một quẫn bách và phong trào phản chiến của nhân dân Pháp ngày càng cao.
– So sánh thế lực giữa ta và địch, Hội nghị khẳng định: Thế của ta mạnh hơn địch vì:
nội bộ địch lủng củng, cịn toàn dân ta đoàn kết kháng chiến; hậu phương địch lung lay còn
hậu phương ta vững và rộng, cơ sở của ta phát triển cả trong vùng tạm bị chiếm; địch bị

phụ thuộc vào Mỹ - Anh, đồng thời mâu thuẫn với Mỹ - Anh, còn ta được lực lượng hịa
bình, dân chủ thế giới, kể cả nhân dân Pháp nhiệt liệt ủng hộ, nhất là từ khi cách mạng
Trung Quốc thành công, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân cơng nhận Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
– Lực của ta hiện còn kém địch về vật chất, nhưng hơn địch về tinh thần. Song lực
lượng vật chất của ta có cơ phát triển mau, lực lượng vật chất của địch cũng có thể phát
triển nữa nhưng không bù lại được lực lượng tinh thần của chúng sa sút mau chóng.
– Thế và lực có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Thế mạnh có thể
chuyển thành lực mạnh. Ta cần phải nhân đà tiến bộ, tích cực phát huy khả năng của ta,
dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, triệt để lợi dụng sự lúng túng và nhược điểm
của địch, làm cho thế lực của ta lớn mạnh hơn "gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị
chuyển mạnh sang tổng phản công trong năm 1950 này”, "để trong năm 1950 ta có thể
chuyển sang tổng phản cơng được".
– Nghị quyết chỉ rõ: tổng phản công là phản công trong cả một giai đoạn chiến lược
theo một kế hoạch chung cho chiến trường Đông Dương, là phản công từng đợt cho tới khi
địch hoàn toàn thất bại, ta hoàn toàn thắng lợi. Muốn chuyển sang tổng phản cơng thì ta
phải chiếm ưu thế về quân sự trên chiến trường chính (Bắc Bộ), trong khi ở các chiến
trường khác, ta phải đủ sức kiềm chế địch. Phương châm chiến lược của ta trong cả giai
đoạn tổng phản công là: vận động chiến đóng vai trị chủ yếu, du kích chiến và trận địa
chiến đóng vai trị bổ trợ. Giai đoạn tổng phản cơng sẽ gay go nhất vì là giai đoạn quyết
định thắng bại cuối cùng. Tình hình có khả năng diễn biến: giai đoạn tổng phản cơng có

23


thể kéo dài, vì bọn đế quốc Mỹ - Anh tích cực can thiệp vào vấn đề Đơng Dương, song
cũng có thể rút ngắn nếu lực lượng dân chủ thế giới phát triển vượt bực và tích cực giúp
đó ta, nếu song song với những thắng lợi của ta, những thắng lợi của lực lượng hịa bình,
dân chủ ở Pháp làm cho nội tình nước Pháp rối loạn, quân đội thực dân Pháp ở Đông Dương
tan rã. Dù sao ta cũng phải chuẩn bị đối phó với mọi tình thế khó khăn, đồng thời ra sức cố

gắng để rút ngắn giai đoạn tổng phản cơng.
Nghị quyết đề ra chương trình cơng tác gồm 10 điểm nhằm gấp rút hồn thành việc
chuẩn bị để chuyển sang tổng phản công trong năm 1950. Mười điểm đó là những việc cốt
yếu và cấp bách thuộc các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế - tài chính, văn
hóa - xã hội và xây dựng Đảng.
– Ngày 4-7-1950, Ban Thường vụ Trung ương ra Thông tri sửa lại những chữ trong
Nghị quyết Hội nghị tồn quốc lần thứ ba vì "Trung ương khơng muốn đóng khung việc
chuyển sang tổng phản cơng trong năm 1950".1
– Đến năm 1951, năm thứ sáu của cuộc kháng chiến, thế và lực của chiến tranh nhân
dân có sự phát triển vượt bậc. Sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của Liên Xô, Trung Quốc
và các nước anh em tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ba nước Đông Dương đẩy kháng
chiến mau tới thắng lợi hồn tồn.
– Ta đã có những vùng giải phóng rộng lớn, mở được cửa thông thương quốc tế; lực
lượng vũ trang có khả năng tiêu diệt bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Song, thực dân
Pháp với sự trợ giúp của đế quốc Mỹ, vẫn nỗ lực tăng cường chiến tranh, gây cho ta nhiều
khó khăn, phức tạp.
– Nhằm giải quyết những vấn đề mới mà cách mạng đặt ra, Đại hội đại biểu lần thứ II
Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính
thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho trên 76 vạn đảng viên.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 11, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2

24


– Trong mười ngày làm việc, Đại hội đã nghiên cứu, thảo luận Báo cáo chính trị, Báo
cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ của Đảng, các báo cáo bổ

sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân,
kinh tế tài chính, văn nghệ nhân dân. Theo sáng kiến của những người cộng sản Việt Nam,
được những người cộng sản Lào và Campuchia nhất trí tán thành, Đại hội quyết định: Do
nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia
cần có một đảng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao
động Việt Nam.
– Sau Diễn văn khai mạc của Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận Báo
cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Báo cáo Hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển
dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội của Trường Chinh, Báo cáo về to chức và Điều
lệ Đảng của Lê Văn Lương...
– Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày (chiều ngày 11-2) là một văn
kiện có giá trị thực tiễn và lý luận to lớn. Báo cáo tổng kết những kinh nghiệm phong phú
của Đảng trong hơn 20 năm lãnh đạo cách mạng, vạch ra những phương hướng, nhiệm vụ
đưa cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Báo cáo khẳng định đường lối kháng chiến tồn
dân, tồn diện, lâu dài vì độc lập thống nhất, dân chủ của Đảng là đúng đắn, cuộc kháng
chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhất định thắng lợi. Báo cáo
nêu hai nhiệm vụ chính của Đảng lúc này là:
+Một: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
+Hai: Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.
– Đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ cấp bách. Các nhiệm
vụ khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ cấp bách đó. Báo cáo chỉ rõ, để đưa kháng chiến đến
thắng lợi, phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và các tổ chức quần chúng đẩy mạnh
thi đua yêu nước, thi hành chính sách ruộng đất ở vùng tự do, bồi dưỡng lực lượng kháng
chiến, thành lập Mặt trận thống nhất Việt - Lào - Campuchia, đoàn kết quốc tế.

25


×