Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu đến một số quốc gia chính của việt nam giai đoạn 2001 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 33 trang )

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------

BÀI GIỮA KÌ MƠN KINH TẾ LƯỢNG 2
ĐỀ TÀI:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng gạo xuất khẩu đến
một số quốc gia chính của Việt Nam giai đoạn 2001-2016

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Chu Thị Mai Phương

Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Lê _ 1614410093
Đặng Thị Phương Dung _ 1614410037
Nguyễn Thị Bích Ngọc _ 1614410131
Đặng Quang Thắng _ 1614410159
Phan Trần Lực _ 1614410111
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. iii


1 Lời mở đầu ............................................................................................................................... 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 3
2.1 Nghiên cứu lý thuyết.......................................................................................................... 3
2.1.1 Lý thuyết Heckscher-Ohlin ......................................................................................... 3
2.1.2 Lý thuyết Thương mại mới .......................................................................................... 4
2.1.3 Mơ hình lực hấp dẫn trong thương mại...................................................................... 5
2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 5
2.3 Một số kết luận rút ra từ tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................... 6
3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 7
3.1 Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................................... 7
3.1.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo ra các nước tại Việt
Nam...................................................................................................................................... 7
3.1.2 Tổng quan mơ hình nghiên cứu ................................................................................ 10
3.1.3 Mơ hình hồi quy ........................................................................................................ 11
3.2 Nguồn dữ liệu .................................................................................................................. 12
3.3 Mô tả thống kê và mô tả tương quan biến số .................................................................. 13
3.3.1 Mô tả thống kê .......................................................................................................... 13
3.3.2 Mô tả tương quan biến số ......................................................................................... 15
4 Kết quả ước lượng và thảo luận ............................................................................................. 16
4.1 Kết quả ước lượng ........................................................................................................... 16
4.2 Kiểm định hệ số hồi quy và sự phù hợp của mơ hình .................................................. 18
4.3 Kiểm định các khuyết tật trong mơ hình ....................................................................... 19
4.4 Khắc phục khuyết tật...................................................................................................... 19
5 Kết luận và kiến nghị ........................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 23
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................................. 25
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................................ 30

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Bảng mô tả các biến và dấu kì vọng ........................................................ 12
Bảng 3. 2: Nguồn số liệu ............................................................................................. 13
Bảng 3. 3: Mô tả biến bằng lệnh su ........................................................................... 13
Bảng 3. 4: Mô tả biến giả FTA ................................................................................... 14
Bảng 3. 5: Mô tả biến giả LDC................................................................................... 15
Bảng 3. 6: Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 15
Bảng 4. 1: Kết quả hồi quy bằng mơ hình POLS, RE và FE .................................. 17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

1 Lời mở đầu
Nông nghiệp luôn được xem là thế mạnh và có truyền thống lâu đời trong nền kinh
tế Việt Nam. Trong đó, sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong số 11 triệu hộ
nông dân Việt Nam tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức thủ công
truyền thống. Gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước
mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn GDP lớn hàng năm cho nước ta.
Ngày nay, trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt
động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi quốc gia phải
chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động và trao đổi
thương mại quốc tế. Việt Nam, với thế mạnh là một nước nơng nghiệp có nền sản xuất
lúa nước lâu đời, trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Từ đây, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu ra các nước
của Việt Nam trở nên cần thiết và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu
cả trong và ngoài nước.

Trong khi các cơng trình nghiên cứu ngồi nước chủ yếu là phân tích định tính với
việc đánh giá các yếu tố tác động đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra các
nước trên cơ sở các học thuyết về lý thuyết thương mại thì các tác giả trong nước những
năm gần đây lại thiên nhiều về phân tích định lượng. Trong q trình nghiên cứu, nhóm
tác giả xét thấy một số nghiên cứu thiên về đánh giá các yếu tố tác động đến sản lượng
gạo xuất khẩu nói chung qua từng năm mà chưa xem xét đến khía cạnh các yếu tố ấy tác
động như nào đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam ra từng nước nhập khẩu.
Những năm gần đây, sản lượng gạo sản xuất ra của Việt Nam tương đối ổn định, biến
động qua các năm là khơng nhiều. Vì vậy, nhóm tác giả muốn tiến hành nghiên cứu trên
góc độ vi mơ hơn, liệu những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam ra một nước nhập khẩu bất kỳ, vì sao Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều sang
nước này, nhưng sản lưpngj xuất khẩu lại ít qua một số nước khác. Dựa trên những yếu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

tố trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng
gạo xuất khẩu đến một số quốc gia chính của Việt Nam giai đoạn 2001-2016.”
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Chu Thị Mai Phương đã giúp đỡ, chỉnh
sửa để giúp hoàn thành đề tài này. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm
cịn nhiều thiếu sót, nhóm tác giả mong muốn nhận được những góp ý từ phía thầy cơ
và các bạn.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3


2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu lý thuyết
Việc xuất khẩu gạo nói riêng cũng như xuất khẩu hàng hóa nói chung là một phần
nằm trong thương mại quốc tế. Đối với phần lớn các nước trên thế giới, thương mại quốc
tế tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những mơ
hình khác nhau để dự đốn cơ cấu trao đổi thương mại quốc tế và phân tích ảnh hưởng
của các yếu tố đến xuất khẩu.
2.1.1 Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Mô hình tỷ lệ nhân tố Heckscher-Ohlin (Heckscher-Ohlin factor proportions
theory) được xây dựng thay thế cho mơ hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mơ
hình Hechscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự
khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản
phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản
phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. Như vậy, lý thuyết H-O
cố gắng giải thích mơ hình của thương mại quốc tế mà ta chứng kiến trên thị trường thế
giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang
lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng
mơ hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các
nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động.
Lý thuyết H-O được xem là một trong các lý thuyết có mức độ ảnh hưởng rộng lớn
trong kinh tế học quốc tế. Hầu hết các nhà kinh tế học đều thích áp dụng lý thuyết này
hơn so với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bởi vì nó sử dụng ít giả thiết đơn giản
hóa hơn. Vận dụng lý thuyết H-O, Việt Nam vốn với diện tích đất nơng nghiệp lớn, khí
hậu nóng ẩm quanh năm và nguồn lao động dồi dào thuộc top các nước có sản lượng
gạo xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
Trên thực tế, một số cơng trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mơ hình H-O lại
đưa ra những kết quả mâu thuẫn, trong đó có cơng trình của Wassili Leontief, cịn được
biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief. Sử dụng mơ hình bảng cân đối liên ngành IO


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

(input-output) của mình với số liệu của Mỹ năm 1947, Leontief đã phát hiện Mỹ mặc dù
là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao động cao nhưng tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng tương
đương hàng nhập khẩu của Mỹ lại cao hơn tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất
khẩu.
2.1.2 Lý thuyết Thương mại mới
Lý thuyết thương mại mới (New Trade Theory) mới bắt đầu nổi lên từ thập kỷ
1970 của thế kỷ XX và trở nên phổ biến ngày nay với Paul Krugman. “Thuyết thương
mại mới” phát sinh từ nhận định rằng, dù “thuyết thương mại cũ” soi sáng rất nhiều cơ
cấu thương mại toàn cầu, vẫn cịn một số hiện tượng quan trọng mà nó khơng giải thích
được. Khối lượng thương mại giữa Pháp và Đức, chẳng hạn, là rất cao, dù hai nước khá
giống nhau về tài nguyên cũng như khí hậu. Hơn nữa, hàng hóa mà các nước đã phát
triển bn bán với nhau thường là cùng một thứ (chẳng hạn như Mỹ xuất khẩu ô tô mà
cũng nhập khầu ô tô), chứ không phải luôn luôn xuất khẩu thứ này, nhập khẩu thứ khác.
Vì sao có khá nhiều sản phẩm khơng giống lúa mì, hoặc chuối khi mà nhiều nơi trên thế
giới sản xuất được, nhưng lại giống loại máy bay khổng lồ (jumbo jet), mà chỉ vài nơi
trên thế giới sản xuất. Lý do chính là một số cơng nghiệp có đặc tính mà kinh tế học gọi
là “tính tiết kiệm do quy mô” (economies of scale): số lượng sản xuất càng cao thì giá
phí bình qn càng thấp. Đối với loại hàng hóa có tính này thì thế giới chỉ cần vài cơ
xưởng sản xuất là đủ.
Khi các nước trao đổi thương mại với nhau, các thị trường quốc gia đơn lẻ được
kết hợp thành một thị trường thế giới rộng lớn hơn. Các cơng ty có thể đạt được lợi ích
kinh tế nhờ quy mô trên cơ sở thị trường được mở rộng đó. Theo lý thuyết thương mại
mới, mỗi nước sẽ có điều kiện để chun mơn hóa vào sản xuất một nhóm các sản phẩm
nhất định mà trong trường hợp khơng có thương mại khó có thể xảy ra. Đồng thời bằng
cách nhập khẩu những sản phẩm nước đó khơng sản xuất từ những nước khác, một nước

có thể đồng thời vừa tăng mức độ đa dạng của sản phẩm cho người tiêu dùng, vừa giảm
chi phí của những hàng hóa đó. Như vậy là thương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng
có lợi ngay cả khi các nước khơng hề có sự khác biệt về mức độ sẵn có các nguồn lực

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

hay công nghệ. Lý thuyết thương mại mới đề cao vai trò của các hiệp định thương mại
liên kết các quốc gia trong việc xuất khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại nói chung.
2.1.3 Mơ hình lực hấp dẫn trong thương mại
So với các mơ hình lý thuyết trên, mơ hình lực hấp dẫn (Gravity model) nghiêng
về phân tích định lượng hơn. Ở dạng đơn giản, mơ hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao
đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền kinh
tế. Mơ hình đã được chứng minh rằng nó có tính định lượng tương đối mạnh thơng qua
các phân tích kinh tế lượng. Mơ hình này được sử dụng lần đầu tiên bởi Jan
Tinbergen vào năm 1962. Mô hình lý thuyết cơ bản giữa hai nền kinh tế A và B được
biểu diễn theo công thức sau:
FAB = G ∗

MA ∗ MB
DAB

Trong đó, F là trao đổi thương mại hai chiều, M là quy mô của mỗi nền kinh tế, D
là khoảng cách và G là một hằng số. Mơ hình này thường xem xét cả những biến số khác
như mức thu nhập (GDP theo đầu người), thuế quan, quan hệ đối tác kinh tế, …
2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam
được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm đã cơng bố bao gồm các nhân tố vĩ mô

và nhân tố cơ bản liên quan đến tình hình nhập khẩu gạo từ Việt Nam của từng nước
nhập khẩu. Do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu có liên quan nên trong phần này
nhóm tác giả chỉ liệt kê một vài nghiên cứu tiêu biểu làm cơ sở cho nghiên cứu của mình.
Trước tiên là nghiên cứu của Francesco Goletti, Nicholas Minot, and Philippe
Berry về “Marketing constraints on rice exports from Viet Nam”. Bằng phương pháp
định tính, nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng các yếu tố sản lượng gạo tính trên mỗi người,
chất lượng gạo, dân số nước nhập khẩu, thu nhập có tác động cùng chiều đến sản lượng
xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thêm vào đó, yếu tố tốc độ đơ thị hóa được cho là có tác
động ngược chiều vì hộ gia đình thành thị có xu hướng ăn uống thanh đạm và ít tinh bột
hơn hộ gia đình nơng thơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

Tác giả Mai Phương (2014) trong khóa luận với để tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam” đã cho thấy các yếu tố tổng sản
lượng gạo trong nước, diện tích trồng lúa, đơn giá một tấn gạo xuất khẩu đều có tác động
dương lên biến phụ thuộc là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
có tồn tại mâu thuẫn khi đơn giá một tấn gạo có tác động dương đến biến sản lượng xuất
khẩu, có nghĩa là khi Việt Nam tăng giá gạo thì lượng gạo xuất khẩu đi sẽ tăng, điều này
đi ngược lại với quy luật cung cầu đối với hàng hóa thơng thường.
Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) trong nghiên cứu các nhân
tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường ASEAN trong giai
đoạn 2000-2015 đã chỉ ra rằng các yếu tố tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP),
khoảng cách địa lý, lạm phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh
hưởng tích cực, cùng chiều đến giá trị kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai
đoạn nghiên cứu. Trái lại, các yếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều
với giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2000-2015.

2.3 Một số kết luận rút ra từ tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài khác nhau dựa trên các góc nhìn khác nhau của nhóm tác giả. Trong khi
nghiên cứu của Francesco Goletti và các đồng sự tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng
đến cầu nhập khẩu tại các nước nhập khẩu thì tác giả Mai Phương lại chú trọng hơn vào
các nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu gạo là Việt Nam. Tuy nhiên về cơ
bản, các tác giả đều nhất trí trong việc các yếu tố chi phối đến sản lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam ra các nước đến từ nhiều nguyên nhân cả phía nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu và các yếu tố thuộc nhóm bơi trơn hoặc cản trở. Một số biến ảnh hưởng được nhiều
tác giả đưa vào mơ hình như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản lượng gạo, dân
số, … về cơ bản có tác động lớn đến sản lượng gạo xuất khẩu.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mơ hình nghiên cứu
3.1.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo ra các nước tại Việt
Nam
Trong quá trình nghiên cứu lý thuyết, nhóm tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong
việc xác định biến ảnh hưởng đưa vào mô hình. Đầu tiên là sự nhầm lẫn khi xác định
các biến vĩ mô của Việt Nam như Tổng sản phẩm quốc dân (GDP), dân số Việt Nam
(POP) có tác động lớn đến mơ hình. Sở dĩ nói như vậy vì các biến này vốn dĩ chỉ ảnh
hưởng lớn đến tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngồi thay vì chi
phối sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang một nước cụ thể như mơ hình mà
nhóm tác giả đang xem xét. Ngược lại, các yếu tố tác động thuộc về nước nhập khẩu sẽ
mang ảnh hưởng rõ rệt hơn đến biến phụ thuộc.
Dựa vào mô hình trọng lực cũng như căn cứ vào các nghiên cứu trước đây, nhóm
tác giả xác định tác động đến xuất khẩu gạo ra từng nước nhập khẩu của Việt Nam có

rất nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó, có những nhân tố thuộc về bản thân nước xuất
khẩu song lại có những nhân tố thuộc về đối tác hoặc cũng có thể là các nhân tố từ bên
ngồi tác động đến. Như đã trình bày ở trên, nhóm tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng chính, có tác động mạnh mẽ đến sản lượng gạo xuất khẩu ra các nước
của Việt Nam bao gồm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu và nhóm yếu tố cản
trở, hấp dẫn.
3.1.1.1 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu gạo của nước nhập khẩu
Tổng sản phẩm quốc nội của các nước nhập khẩu gạo:
Quy mơ nền kinh tế nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch thương mại
giữa hai quốc gia. Tức là, GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ cho thấy nhu cầu mua sắm
và nhập khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên. Tuy nhiên, khi GDP của một quốc gia tăng
cho thấy khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng theo. Vì thế cơ hội cạnh tranh của sản
phẩm ngoài nước với sản phẩm trong nước sẽ càng gay gắt. Không chỉ vậy, mức cầu
nước nhập khẩu của một quốc gia là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của
từng loại hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn, với những hàng hóa thứ cấp khi mức sống

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

tăng, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Với hàng hóa thơng thường khi thu nhập tăng, cầu về
hàng hóa đó cũng tăng theo song cùng với nó là sự tăng lên của chất lượng sản phẩm.
Song, với hàng hóa xa xỉ thì cầu và thu nhập lại tỷ lệ thuận với nhau. Tuy vậy, việc xác
định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiết yếu hay hàng hóa xa xỉ lại cịn tùy thuộc vào quốc
gia đó là xuất khẩu hay nhập khẩu. Trên thực tế rất khó để khẳng định rõ ràng được tác
động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu là tác động cùng
chiều hay ngược chiều. Tuy nhiên, do gạo là mặt hàng thiết yếu và việc sản xuất gạo là
tương đối thủ công nên khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì mức sống người dân đã
tăng lên một cách tương đối và các hoạt động về thủ công nông nghiệp giảm - đồng

nghĩa với nhu cầu nhập khẩu gạo tăng lên. Khi đó, tác động của quy mơ nền kinh tế
nước nhập khẩu tới kim ngạch xuất khẩu là tác động cùng chiều.
Dân số của các nước nhập khẩu:
Khi quy mô dân số tăng sẽ kéo theo cầu hàng hóa mà đặc biệt là các mặt hàng thiết
yếu như gạo tăng lên, gây ra những ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch xuất khẩu của
quốc gia đối tác. Tuy vậy, mức độ tác động của nhân tố này là cùng chiều hay ngược
chiều lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như chất lượng nguồn lao động của mỗi
quốc gia. Cụ thể: (i) Dân số tăng cũng tức là lượng cầu tăng khiến cho nhu cầu nhập
khẩu hàng hóa tăng tức là khả năng xuất khẩu của đối tác tăng. (ii) Dân số tăng khiến
quy mô lao động trong nước tăng làm tăng khả năng sản xuất dẫn tới tăng quy mơ và
kết quả sản xuất. Khi đó, sản xuất trong nước cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng trong nước dẫn đến khả năng xuất khẩu hàng hóa giảm (cũng tức là khả năng
xuất khẩu của quốc gia đối tác giảm).
Diện tích thu hoạch lúa hàng năm của các nước nhập khẩu:
Xét trên khía cạnh cung – cầu, diện tích lúa thu hoạch của các nước nhập khẩu đại
diện cho tình hình tự cung cấp gạo của các nước nhập khẩu. Nếu diện tích này thấp, tức
là cung về gạo của các nước xuất khẩu giảm, như vậy cầu về gạo của họ sẽ tăng. Điều
này thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam. Qua phân tích, diện tích lúa thu hoạch của
các nước nhập khẩu có ảnh hưởng ngược chiều đến biến phụ thuộc.
3.1.1.2 Nhóm các yếu tố cản trở, hấp dẫn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

Khoảng cách địa lí giữa 2 quốc gia:
Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cước phí vận
chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong q trình vận chuyển hàng hóa nói chung và gạo
nói riêng. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp

đồng, thời điểm ký hợp đồng,… do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa
chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng để xuất khẩu. Qua phân tích cho thấy,
khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Đây là lý do khiến các quốc gia thường chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại
với các nước có chung đường biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực. Thêm vào
đó, khoảng cách địa lý cịn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa. Tuy rằng với
mỗi mặt hàng khác nhau thì mức độ tác động có thể là nhiều hay ít. Song với gạo thì
khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của một quốc gia.
Các quan hệ kinh tế quốc tế:
Đặc điểm quan trọng của các FTA hình thành thời gian gần đây là sự nổi lên của
các FTA song phương với phạm vi điều chỉnh rộng (bao gồm hầu hết các lĩnh vực chính
như hàng hố, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ
v.v..), mức độ tự do hố cao (cao hơn WTO) và hình thành trên cơ sở liên kết giữa các
đối tác thuộc các khu vực địa lý khác nhau, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang
phát triển, ví dụ, FTA Hoa Kỳ-Chi-lê, FTA EU- Thái Lan, EPA Việt Nam - Nhật Bản
v.v..
Trong quá trình hội nhập KTQT, các mối quan hệ kinh tế quốc tế có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và gạo nói riêng của một quốc
gia. Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó có nghĩa là hàng hóa đã xâm nhập
vào một thị trường khác và nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với những rào cản như thuế
nhập khẩu hay vấn đề về hạn ngạch nhập khẩu. Các rào cản này là chặt chẽ hay nới lỏng
phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu. Trong khi đó, với xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay đã tạo điều
kiện cho Việt Nam tham gia nhiều liên minh kinh tế, nhiều hiệp định thương mại song
phương, đa phương giữa các nước, trong đó có 12 hiệp định thương mại đã có hiệu lực

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10


và gây ra một số biến động trong sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta như AFTA,
ACFTA, AKFTA, CPTPP... Đây sẽ là tác nhân tích cực hay là rào cản với một quốc gia
khi thâm nhập vào thị trường khác hoàn toàn phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế quốc tế
giữa các quốc gia.
Khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia:
Khoảng cách kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong kinh doanh
quốc tế. Sự giàu có hay thu nhập của người tiêu dùng là một trong những yếu tố tạo nên
khoảng cách kinh tế giữa các nước và có ảnh hưởng đến mức độ thương mại giữa các
nước. Hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu tập trung phát triển các công
nghệ hiện đại và chuyển giao sang các nước đang phát triển với chi phí thấp hơn để thực
hiện sản xuất và nhập khẩu trở lại các loại hàng hóa sau khi đã sản xuất hồn chỉnh. Bên
cạnh đó, các nước có nền kinh tế thịnh vượng và phát triển thường có xu hướng quan hệ
thương mại với các nước tương đồng về kinh tế với họ nhiều hơn. Trong khi đó, các
nước có nền kinh tế kém phát triển thường có quan hệ thương mại với các nước giàu
hơn. Điều này được giải thích bởi lợi thế cạnh tranh, mà ở đây là giá cả và chi phí. Các
nước có nền kinh tế phát triển sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, đạt chuẩn quốc
tế sẽ thực hiện kinh doanh tại thị trường tương đồng để duy trì lợi thế cạnh tranh. Khoảng
cách kinh tế giữa hai quốc gia càng lớn thì xuất khẩu của cơng ty con tại Việt Nam sang
quốc gia đó càng giảm.
3.1.2 Tổng quan mơ hình nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này và số liệu thu thập được, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu
mảng bằng sự kết hợp giữa chuỗi thời gian (từ 2001 đến 2016) của các quan sát chéo là
9 nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam (Theo tổng hợp của nhóm tác giả từ Ngân
hàng Thế giới Worldbank). Nhóm tác giả sử dụng kiểu dữ liệu panel nhằm mục đích:
i) Tăng quy mơ mẫu vì số quan sát của dữ liệu là có hạn.
ii) Có thể thực hiện các nghiên cứu tinh vi hơn.
iii) Giúp kiểm soát các yếu tố không quan sát được. Các yếu tố này có thể khác nhau
giữa các đối tượng nhưng khơng thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi theo thời gian
nhưng lại không khác nhau giữa các đối tượng. Điều này cần thiết để giảm sự sai lệch


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

trong ước lượng. Ít có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích làm kết quả của
việc ước lượng tham số chính xác hơn.
Với kiểu dữ liệu mảng, để ước lượng mơ hình theo các biến kể trên, nhóm tác giả
tiến hành ước lượng theo 3 mơ hình:
Hàm hồi quy gộp OLS
Mơ hình với các ảnh hưởng cố định FE (Fixed-effect model)
Mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên RE (Random- effect model)
Nhóm tiến hành thiết lập mơ hình hồi quy và kiểm định mơ hình sử dụng phần
mềm STATA 14.
3.1.3 Mơ hình hồi quy
Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu từ trước, nhóm đã xây dựng
mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của các biến đến sản lượng gạo xuất khẩu sang một số
thị trường chính của Việt Nam
Q = f (GDPi, POPi, Si, Dis, FTA, LDC)
Mơ hình hồi quy tổng thể PRF:
Q = β0 + β1 ∗ GDPi + β2 ∗ POPi + β3 ∗ Si + β4 ∗ Dis + β5 * FTA + β6 * LDC + ci + uit
Mơ hình hồi quy mẫu SRF:
̂0 + 𝛽
̂1 ∗ GDPi + 𝛽
̂2 ∗ POPi +𝛽
̂3 ∗ Si + ̂
̂5 * FTA + 𝛽
̂6 * LDC + 𝑐̂𝑖 +
Q=𝛽

𝛽4 ∗ Dis + 𝛽
𝑢̂𝑖𝑡
Trong đó:
̂0 là hệ số chặn
𝛽
̂1 , 𝛽
̂2 , 𝛽
̂3 , ̂
̂5 , 𝛽
̂6 là các hệ số góc
𝛽
𝛽4 , 𝛽
𝑐̂𝑖 là các yếu tố không quan sát được
𝑢̂𝑖𝑡 là phần dư

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

Giải thích các biến ta có bảng sau:
Bảng 3. 1: Bảng mơ tả các biến và dấu kì vọng

STT

1

2

3


4

5

Tên
biến
Q

Ý nghĩa
Sản lượng gạo xuất khẩu ra nước nhập
khẩu

GDPi

POPi

Si

GDP nước nhập khẩu
Dân số nước nhập khẩu
Diện tích lúa thu hoạch được trong năm
của nước nhập khẩu

Dis

Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và
nước nhập khẩu

FTA


Biến giả: Nước nhập khẩu có kí kết FTA
với Việt Nam.

6

Loại

Đơn

biến

vị

Biến phụ

tấn

Dấu

vọng

thuộc
Biến độc

tỷ

lập

USD


Biến độc

triệu

lập

người

Biến độc

+

+

Ha

-

Km

-

lập
Biến độc
lập
Biến độc
lập

1: Kí kết

0: Khơng kí kết
LDC

Biến giả: Khoảng cách kinh tế giữa nước
nhập khẩu và Việt Nam

7

Biến độc
lập

1: Nước nhập khẩu là đang nước phát
triển
0: Nước nhập khẩu là nước phát triển

3.2 Nguồn dữ liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu mảng panel, thể hiện
thông tin các yếu tố sản lượng gạo xuất khẩu sang 10 thị trường chính; tổng thu nhập

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

quốc gia, dân số, sản lượng gạo sản xuất của các quốc gia nhập khẩu; các quan hệ kinh
tế quốc tế, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu. Các số liệu
được lấy trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2016.
Số liệu thứ cấp được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao:
Bảng 3. 2: Nguồn số liệu
Tên biến


Nguồn số liệu

Q

/>
GDPi

/>
POPi

/>
Si

/>
Dis

/>
FTA

/>
LDC

/>
3.3 Mô tả thống kê và mô tả tương quan biến số
3.3.1 Mô tả thống kê
Mô tả các biến định lượng
Chạy lệnh su Q GDPi POPi Si Dis, ta thu được kết quả sau:
Bảng 3. 3: Mô tả biến bằng lệnh su
Biến


Số quan

Trung

Độ lệch

Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

số

sát

bình

chuẩn

nhất

nhất

Q

122

326173.6

487981.3


22

2156370

GDPi

121

916.9511

2130.058

5.31

11137.95

POPi

122

2.04E+08

4.23E+08

1.69E+07

1.38E+09

Si


122

5138367

9579889

0

3.10E+07

Dis

122

4994.307

4160.087

882.66

13396.85

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

Biến Q đại diện sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến từng thị trường, có
122 quan sát, giá trị trung bình là 326173.6 tấn, độ lệch chuẩn là 487981.3, giá trị nhỏ

nhất là 22 tấn, giá trị lớn nhất là 2156370 tấn.
Biến GDPi đại diện cho tổng thu nhập quốc dân của 9 quốc gia nhập khẩu, có
121 quan sát, giá trị trung bình là 916.9511 tỷ USD, độ lệch chuẩn là 2130.058, giá trị
nhỏ nhất là 5.31 tỷ USD tấn, giá trị lớn nhất là 11137.95 tỷ USD.
Biến POPi đại diện cho tổng dân số của 9 quốc gia nhập khẩu, có 122 quan sát,
giá trị trung bình là 2.04E+08 triệu người, độ lệch chuẩn là 4.23E+08, giá trị nhỏ nhất
là 1.69E+07 triệu người, giá trị lớn nhất là 1.38E+09 triệu người.
Biến Si đại diện cho tổng diện tích thu hoạch lúa của 9 quốc gia nhập khẩu, có
122 quan sát, giá trị trung bình là 5138367 Ha, độ lệch chuẩn là 9579889, giá trị nhỏ
nhất là 0 Ha, giá trị lớn nhất là 3.10E+07 Ha.
Biến Dis đại diện khoảng cách từ nước nhập khẩu tới Việt Nam, có 122 quan sát,
giá trị trung bình là 4994.307 km, độ lệch chuẩn là 4160.087, giá trị nhỏ nhất là 882.66
km, giá trị lớn nhất là 13396.85 km.
Mô tả các biến định tính
Chạy lệnh tab FTA
Bảng 3. 4: Mơ tả biến giả FTA
FTA

Số quan sát

Phần trăm

0

67

54.92

1


55

45.08

Tổng

122

100

Biến FTA thể hiện thuộc tính nước nhập khẩu có tham gia kí kết các hiệp định
thương mại quốc tế (FTAs) với Việt Nam hay khơng. Giá trị FTA =1 (có tham gia kí
kết hiệp định thương mại quốc tế) có 67 quan sát (chiếm 54,92%), FTA = 0 (khơng
tham gia kí kết hiệp định thương mại quốc tế) có 55 quan sát (chiếm 45,08%).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

Chạy lệnh tab LDC
Bảng 3. 5: Mô tả biến giả LDC
LDC

Số quan sát

Phầm trăm

0


15

12.3

1

107

87.7

Total

122

100

Biến LDC thể hiện thuộc tính nước nhập khẩu có cách biệt khoảng cách kinh tế
với Việt Nam hay không. Giá trị LDC = 1 (nước nhập khẩu là nước đang phát triển) có
107 quan sát (chiếm 87,7%), LDC = 0 (nước nhập khẩu là nước phát triển) có 15 quan
sát (chiếm 12,3%)
3.3.2 Mơ tả tương quan biến số
Chạy lệnh corr Q GDPi POPi Si Dis mô tả ma trận tương quan các biến số, ta thu được
bảng dưới đây:
Bảng 3. 6: Ma trận tương quan giữa các biến
Q

GDPi

POPi


Si

Q

1

GDPi

0.4555

1

POPi

0.2252

0.8027

1

Si

0.2555

0.7716

0.9778

1


Dis

-0.2673

-0.1723

-0.1486

-0.0816

Dis

1

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu
Dựa vào bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến, ta có
 Biến GDPi có hệ số tương quan trung bình là 0.4555 và có tác động dương lên
biến phụ thuộc.
 Biến POPi có hệ số tương quan thấp là 0.2252 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

 Biến Si có hệ số tương quan thấp là 0.2555 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc.
 Biến Dis có hệ số tương quan thấp là -0.2673 và có tác động âm lên biến phụ
thuộc.

 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập tương đối cao (cao nhất là 0.9778), do
đó có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Tiểu kết:
Tương quan về dấu của các biến GDPi, POPi, Dis với biến phụ thuộc giống như
dấu kì vọng, tương quan về dấu của biến Si ngược với kì vọng.
Nhìn chung các biến độc lập có tương quan khá thấp với biến phụ thuộc và có
khả năng cao xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
4 Kết quả ước lượng và thảo luận
4.1 Kết quả ước lượng
Nhóm tác giả tiến hành hồi quy giá trị với một danh sách các biến độc lập dựa
trên mơ hình đã nêu cho tồn bộ mẫu quan sát. Nhằm mục đích so sánh, mơ hình hồi
quy ước lượng bằng ba phương pháp khác nhau là: mơ hình hồi quy gộp (POLS), mơ
hình tác động ngẫu nhiên (RE), mơ hình tác động cố định (FE) . Sử dụng phần mềm
Stata, ta nhận được bảng kết quả như sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

Bảng 4. 1: Kết quả hồi quy bằng mơ hình POLS, RE và FE
Biến số
GDPi

POPi

Si

Dis


FTA

LDC
Hệ số chặn
Số quan sát
Hệ số xác định
Rho

Mơ hình POLS

Mơ hình RE

Mơ hình FE

204.77938***

223.11187***

199.09155***

(8.27)

(10.32)

(3.48)

-0.0020675***

-0.00212169***


0.00297581

(-5.21)

(-2.56)

(0.42)

0.05895186***

0.06236811*

0.0085169

(3.53)

(1.75)

(0.07)

-35.475286***

-56.01498**

(omitted)

(-3.2)

(-2.4)


192490.62***

-63436.166

-197439.72

(2.14)

(-0.54)

(-1.38)

662468.58***

648520.33**

(omitted)

(6.6)

(2.32)

-231240.1***

-50293.545

-419549.25

(-2.08)


(-0.19)

(-0.35)

121

121

121

0.5709

0.5369

0.5288

-

0.4121341

0.97014057

0.0000

0.0000

0.0000

Kiểm định sự phù hợp
của mơ hình (P-value)

Kiểm định xttest0
Kiểm định Hausman

Prob > chibar2 = 0.0000 < 0.05
Prob > chi2 = 0.2670 > 0.1
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là sai số ước lượng, với *, **, *** hệ số có ý nghĩa ở
mức 10%, 5% và 1%
Thơng qua bảng 4.1, ta có thể thấy được các giá trị hệ số hồi quy, độ lệch chuẩn,
cùng các giá trị kiểm định khác nhau. Với kết quả thu được từ 3 mơ hình ở bảng 4.1,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

câu hỏi được đặt ra là: “Liệu mơ hình nào sẽ phù hợp với mẫu số liệu nhóm tác giả đang
sử dụng?”. Để trả lời câu hỏi đó, nhóm tác giả sử dụng lần lượt kiểm định xttest0 và kiểm
định Hausman.
Lựa chọn mơ hình POLS và RE
Kết quả ước lượng mơ hình POLS được biểu hiện trong cột Mơ hình POLS, kết
quả ước lượng mơ hình RE được biểu hiện trong cột Mơ hình RE. Bảng 4.1 chỉ ra kết
quả kiểm định xttest0 có giá trị Prob > chibar2 = 0.0000 < 0.05 ( mức ý nghĩa 5%), điều
này đồng nghĩa với việc ta sẽ sử dụng mơ hình RE hoặc FE thay vì sử dụng mơ hình
POLS.
Lựa chọn mơ hình RE và FE
Kết quả ước lượng mơ hình FE được biểu hiện trong cột Mơ hình FE. Kết quả
kiểm định Hausman ở bảng 4.1 có giá trị Prob > chi2 = 0.2670 > 0.1 (mức ý nghĩa 10%),
mơ hình cuối cùng được chon là mơ hình RE.

Tiểu kết:
Thơng qua 2 kiểm định xttest0 và Hausman, mơ hình tác động ngẫu nhiên (RE) là lựa
chọn tối ưu cho trường hợp này.
4.2 Kiểm định hệ số hồi quy và sự phù hợp của mơ hình
Kiểm định hệ số hồi quy
Với các kết quả thu được ở bảng 4.1, nhóm tác giả đưa ra kết luận như sau:
Các biến phụ thuộc hầu như đều có ý nghĩa ở mức  = 10%. Cụ thể, các biến GDPi và
POPi có ý nghĩa ở mức  = 1%, các biến Dis và LDC có ý nghĩa ở mức  = 5%, biến
Si có ý nghĩa ở mức  = 10%.
Tuy nhiên, biến FTA lại khơng đảm bảo được điều đó (P-Value = 0.589 > 0.1).
Về mặt lý thuyết, cụ thể là dựa trên Lý thuyết Thương mại mới, việc 2 quốc gia có kí
kết các hiệp định FTA sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế giữa 2 nước. Trên thực
tế, đối với các nước đã kí hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, sản lượng xuất nhập
khẩu nói chung và sản lượng xuất khẩu gạo nói riêng đều cao hơn so với các nước chưa
kí kết FTA. Biến FTA tuy khơng có ý nghĩa thống kê những lại có ý nghĩa về mặt lý
thuyết. Đây cũng chính là lí do mà nhóm tác giả vẫn sử dụng biến FTA trong mơ hình.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình
Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập β i đồng
thời bằng 0 có thể xảy ra hay không.
Theo kết quả được khai báo ở bảng 4.1 ta có: giá trị P-value =0.0000 < 0.01 (nhỏ
hơn mức ý nghĩa 1%) nên kết luận hệ số hồi quy của biến độc lập không đồng thời bằng
0, mô hình hồi quy là phù hợp với mức ý nghĩa 1%.
Tiểu kết:
Thông qua kiểm định hệ số hồi quy và sự phù hợp của mơ hình, nhóm tác giả đưa

ra kết luận rằng các hệ số hồi quy, mơ hình hồi quy đều có ý nghĩa với mức độ ý nghĩa
khác nhau (1%, 5% và 10%).
4.3 Kiểm định các khuyết tật trong mơ hình
Kiểm định tự tương quan
Kiểm tra mơ hình có mắc phải khuyết tật tự tương quan bằng câu lệnh xtserial,
ta thu được kết quả Prob > F = 0.0005 < 0.05 (mức ý nghĩa 5%), do đó khẳng định mơ
hình mắc khuyết tật tự tương quan.
4.4 Khắc phục khuyết tật
Để khắc phục khuyết tật tự tương quan của mơ hình tác động ngẫu nhiên (RE),
nhóm tác giả quyết định sử dụng ước lượng mơ hình tác động ngẫu nhiên có Robust.
Mơ hình hồi quy mẫu đã được khắc phục khuyết tật như sau:
Q = -50293.55 + 223.1119 * GDPi – 0.0021217 * POPi + 0.0623681 * Si - 56.01498
* Dis -63436.17 * FTA + 648520.3 * LDC
Từ mơ hình hồi quy mẫu được xác định ở trên, nhóm tác giả đưa ra một số kết
luận:
̂0 = -50293.55 khơng có ý nghĩa thống kê.
 Hệ số chặn 𝛽
̂1 = 223.1119, điều này chỉ ra rằng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt
 Hệ số góc 𝛽
Nam tới 9 quốc gia chính tỷ lệ thuận với tổng thu nhập quốc dân (GDP) của các
quốc gia đó. Khi các yếu tố khác không đổi, GDP các quốc gia tăng (giảm) 1 tỷ
USD thì sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các quốc gia đó tăng (giảm)
223.1119 tấn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20

̂2 = -0.0021217, nghĩa là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến

 Hệ số góc 𝛽
9 quốc gia chính tỷ lệ nghịch với dân số (POP) ở quốc gia đó. Như vậy, khi các
yếu tố khác khơng đổi, dân số các quốc gia tăng 1 triệu người thì sản lượng xuất
khẩu gạo của Việt Nam đến các quốc gia đó giảm (tăng) 0.0021217 tấn.
̂3 = 0.0623681, điều này chỉ ra rằng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt
 Hệ số góc 𝛽
Nam tới 9 quốc gia chính tỷ lệ thuận với diện tích thu hoạch lúa (Si) của các quốc
gia đó. Khi các yếu tố khác khơng đổi, diện tích thu hoạch lúa các quốc gia tăng
(giảm) 1 Ha thì sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các quốc gia đó tăng
(giảm) 0.0623681 tấn.
 Hệ số góc ̂
𝛽4 = -56.01498, nghĩa là sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến 9
quốc gia chính tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ Việt Nam tới quốc gia đó (Dis).
Khi các yếu tố khác khơng đổi, khoảng cách từ quốc gia nhập khẩu tới Việt Nam
tăng (giảm) 1 km thì sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các quốc gia đó
giảm (tăng) 56.01498 tấn.
̂5 = -63436.17, khơng có ý nghĩa thống kê.
 Hệ số góc 𝛽
̂6 = 648520.3 nghĩa là quốc gia nhập khẩu là nước đang phát triển sẽ
 Hệ số góc 𝛽
nhập khẩu nhiều hơn 648520.3 tấn so với quốc gia nhập khẩu là nước phát triển
trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là như nhau.
 Kết quả hồi quy có hệ số xác định R-sq (overall) = 0.5369, nghĩa là các biến độc
lập trong mơ hình giải thích được 53.69% sự thay đổi của biến phụ thuộc Q. Chỉ
số rho = 0.4121341 nghĩa là ảnh hưởng của các biến không quan sát được lên
biến phụ thuộc Q là 41.21341%
5 Kết luận và kiến nghị
Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng để từ đó
đề xuất một số giải pháp phù hợp có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của
Việt Nam đến năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn đối

với Việt Nam hiện nay. Theo đó, nghiên cứu đã tập trung giải quyết được một số vấn đề
cơ bản sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21

 Nhóm tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về xuất
khẩu gạo. Bằng việc làm rõ cơ sở để lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng thì nhóm tác giả
đã đi sâu phân tích ảnh hưởng các nhân tố (một cách độc lập) đến hoạt động xuất khẩu
gạo. Qua phân tích lý luận, nhóm tác giả chỉ ra xu hướng tác động của từng nhân tố đến
xuất khẩu gạo.
 Nhóm tác giả đã tổng quan một số cơng trình nghiên cứu trước đây có liên quan
đến xuất khẩu gạo theo hai hướng chính là nghiên cứu lý thuyết các mơ hình có liên
quan đến vấn đề xuất khẩu của một quốc gia và nghiên cứu đề tài một số nghiên cứu
của các tác giả đã thực hiện trước đó liên quan đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt
Nam. Qua đó, nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố cơ bản tác động đến xuất khẩu gạo mà
các tác giả trước đó đã đề cập. Đồng thời, nhóm tác giả cũng chỉ ra khoảng trống để tiếp
tục nghiên cứu và hoàn thiện.
 Dựa vào kết quả tính tốn của các chỉ tiêu nghiên cứu cho thấy, kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2001-2016. Chất lượng gạo
của Việt Nam đang từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với
các đối thủ. Vì vậy, gạo Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trước các rào cản thương
mại tại thị trường nhập khẩu.... Việc sử dụng mơ hình trọng lực chỉ ra 11 nhân tố tác
động đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam bao gồm: (i) GDP của 9 thị trường
nhập khẩu chính, (ii) dân số của 9 thị trường nhâp khẩu chính, (iii) diện tích đất nơng
nghiệp của 9 thị trường nhâp khẩu chính, (iv) khoảng cách địa lý giữa Việt Nam đến các
thị trường, (v) quốc gia nhập khẩu là nước phát triển hay đang phát triển. Kết quả phân
tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác động tiêu cực đồng thời kết

quả cũng cho thấy xu hướng tác động của các nhân tố khá phù hợp với kỳ vọng mà các
giả thuyết đã đưa ra.
Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn
chế như chưa tìm ra được tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo; nghiên cứu
mới chỉ phân tích được một cách độc lập từng nhân tố đến xuất khẩu gạo mà chưa đánh
giá được sự tương tác giữa các nhân tố với nhau tác động đến xuất khẩu gạo; nhân tố
FTA được dự đoán sẽ có ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu gạo tuy nhiên lại cho ra

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22

kết quả khơng có ý nghĩa; kết quả cũng cho thấy tác động của diện tích trồng gạo của
các thị trường nhập khẩu là tỉ lệ thuận với sản lượng xuất khẩu, trái với dự đoán ban
đầu; hoặc các giải pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đẩy mạnh sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu mà chưa nghiên cứu được ở khía cạnh nâng cao giá trị gia tăng cho
hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tác giả hi vọng một số hạn chế này sẽ được khắc
phục ở những nghiên cứu tiếp theo.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×