Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI của người trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.72 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
------***------

BÀI GIỮA KÌ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ
BMI CỦA NGƯỜI TRẺ
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 4
1. Nguyễn Ngọc Huy
2. Nguyễn Minh Thanh

1714410116
1714410204

3. Nguyễn Minh Ngọc

1714410171

4. Mạc Thị Thu Hiền

1714410090

5. Đinh Trọng Linh

1714410130

6. Hoàng Anh

1510420145

Lớp: KTE318(1-1920).2


Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Mai Phương

Hà Nội, tháng 9 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................................... 6
1.1. Cơ sở chọn lựa biến và mẫu................................................................................................................ 6
1.2. Định nghĩa.................................................................................................................................................. 6
1.2.1. Biến phụ thuộc: BMI
.............................................................................................................................................................................

6

1.2.2. Biến độc lập
.............................................................................................................................................................................

6

1.3. Một số đánh giá về BMI....................................................................................................................... 7
1.3.1. Mối quan hệ giữa BMI và các yếu tố quyết định
.............................................................................................................................................................................

7

1.3.2. Khía cạnh tích cực của đo lường chỉ số BMI
.............................................................................................................................................................................

7


1.3.3. Khía cạnh tiêu cực của đo lường chỉ số BMI
.............................................................................................................................................................................

8

CHƯƠNG II - CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN........................................................................... 9
2.1. Nghiên cứu về lối sống ảnh hưởng đến tỷ lệ béo phì thông qua đánh giá chỉ số BMI
của một nhóm nam giới ở tỉnh miền trung Sri Lanka được thực hiện bởi N.S.Kalupahana
và cộng sự........................................................................................................................................................... 9
2.2. Nghiên cứu về các yếu tố hành vi và xã hội ảnh hưởng đến chỉ số BMI giữa nam và
nữ tại khu ổ chuột Nairobi được đưa ra bởi hiệp hội H3Africa (2015)....................................... 9
2.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến chỉ số BMI ở trẻ em và thanh thiếu niên,
được thực hiện bởi Edwin A. Mitchell và cộng sự (2018)............................................................. 10
2.4. Nghiên cứu về BMI của người mẹ và tình trạng sinh non thực hiện bởi Maria Regina
Torloni,Ana Pilar Betrán, Silvia Daher và các cộng sự (2010).................................................... 11
2.5. Nghiên cứu về tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến chỉ số BMI ở trẻ nhỏ từ 9 - 11 tuổi
thực hiện bởi Gerson Luis de Moraes Ferrari, Victor Matsudo , Peter T. Katzmarzyk,
Mauro Fisberg (2013).................................................................................................................................. 12
2.6. Nghiên cứu về các biến ảnh hưởng đến sự phát triển của BMI từ 2 đến 5 năm sau
VBG (2000)..................................................................................................................................................... 13


CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP LUẬN............................................................................................ 14
3.1. Phương trình hồi quy OLS................................................................................................................ 14
3.2. Mô hình kinh tế...................................................................................................................................... 14
3.3. Mô hình kinh tế lượng......................................................................................................................... 16
1



3.4. Dữ liệu....................................................................................................................................................... 16
3.4.1. Thu thập dữ liệu
..........................................................................................................................................................................

16
3.4.2. Mô tả dữ liệu
..........................................................................................................................................................................

16
3.4.3. Kỳ vọng của các tham số
..........................................................................................................................................................................

18
CHƯƠNG IV – MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ PHÂN TÍCH TRONG......................................... 20
4.1. Tương quan giữa các biến.................................................................................................................. 20
4.2.

Hồi quy mô hình............................................................................................................................... 21

4.3.

Kiểm định............................................................................................................................................ 22

4.3.1. Kiểm định khuyết tật mô hình
..........................................................................................................................................................................

22
4.3.2. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số
..........................................................................................................................................................................


24
4.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
..........................................................................................................................................................................

25
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................ 29


2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giải thích biến................................................................................................................................... 17
Bảng 2: Mô tả thống kê các biến................................................................................................................. 17
Bảng 3: Phân phối của biến sex................................................................................................................... 18
Bảng 4: Kết quả tương quan giữa các biến trong mô hình................................................................ 20
Bảng 5: Mô tả kết quả kiểm định................................................................................................................ 23

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá khứ, chọn lọc tự nhiên đã ưu tiên những loại gen có thể chịu đựng môi
trường sống khắc nghiệt bằng cách tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ và cơ thể con
người cũng thích ứng với môi trường xung quanh bằng cách này. Nhưng những ảnh
hưởng xấu của việc tích mỡ quá nhiều hoặc quá ít đã được y học ghi nhận từ thế kỉ thứ
XVIII và được tuyên bố có thể gây chết người vào thế kỉ XIX.
Trong nhiều thập kỉ trở lại đây, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới
đang đối mặt với gánh nặng dinh dưỡng kép là suy dinh dưỡng và béo phì. Hai vấn đề

về dinh dưỡng này bị gây ra là do sự mất cân bằng nghiệm trọng giữa lượng calorie nạp
vào và calorie tiêu thụ. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá suy dinh dưỡng
và béo phì như đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng mỡ cơ thể, cân đặc biệt để đo tỷ lệ phần
trăm mỡ trong cơ thể... Phương pháp thông dụng nhất được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) khuyến cáo dùng để đánh giá tình trạng béo là dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI
- Body Mass Index).
BMI là một chỉ số để xác định lượng mỡ trong cơ thể bằng cách dựa vào cân nặng
và chiều cao một cách dễ dàng, tiện lợi. Kết quả đo BMI có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
nhân tố trong thói quen sống của con người ví dụ như số phút trung bình tập thể dục
trong một ngày, số giờ ngủ,...Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều thực
phẩm ngày rẻ, nhiều calo (ví dụ, thức ăn nhanh - hoặc đồ ăn vặt) chứa mức calorie cao
kết hợp với lối sống ít vận động, số bữa ăn trong một ngày có ảnh hưởng lớn đến chỉ số
BMI. Hơn nữa, thu nhập cá nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong chỉ số này.
Nhưng những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số BMI như thế nào và yếu tố nào ảnh
hưởng mạnh nhất? Để trả lời câu hỏi này, nhóm quyết định nghiên cứu để tìm ra câu trả
lời phù hợp nhất. Vì quy mô quá lớn của vấn đề, nhóm chỉ tập trung vào đối tượng là
những người trẻ và lựa chọn đề tài là: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số
BMI của người trẻ". Thông quа nghiên cứu và phân tích dữ liệu thu thập được, nhóm
nghiên cứu hướng tới các mục tiêu sаu:
Một là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI

4


Hai là, xây dựng mô hình hồi quy thể hiện mức độ tác động củа các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ số BMI
Ba là, kiểm tra phát hiện khắc phục các khuyết tật trong mô hình
Bốn là, kiến nghị, đưa ra giải pháp cải thiện chỉ số BMI
Bài tiểu luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Chu Thị Mai Phương.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót chúng em mong

nhận được sự góp ý của cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.

5


CHƯƠNG I - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở chọn lựa biến và mẫu
Theo kênh Better Health được quản lý và uỷ quyền bởi Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân
sinh chính phủ bang Victoria, Úc, xu hướng tích trữ chất béo trên cơ thể bị ảnh hưởng
bởi gen. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể theo một
chiều hướng tốt bằng hoạt động thể chất, ngủ sớm và ăn chất béo không bão hoà thay
vì chất béo bão hoà,... Những cách này đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ béo phì
và dẫn đến một chỉ số BMI lý tưởng.
Do những đặc điểm của BMI - sử dụng cân nặng và chiều cao. Vì vậy, nhóm chọn
5 biến số ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến BMI của người trẻ: giới tính, số bữa ăn
một ngày, thời gian ngủ mỗi ngày (tính bằng giờ), thời gian tập thể dục trung bình 1
ngày (tính bằng phút), thu nhập trung bình 1 tháng.
Nhóm sử dụng mô hình hồi quy bội. Dựa trên kết quả của biến độc lập ta có thể
dự đoán được biến phụ thuộc (BMI).
1.2. Định nghĩa
1.2.1. Biến phụ thuộc: BMI
Chỉ số khối cơ thể - BMI (Body Mass Index) là một cách nhận định cơ thể của
một người là gầy hay béo bằng một chỉ số, được rút ra từ khối lượng cơ thể và chiều
cao của một cá nhân.
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng công thức:
BMI (kg/
Trong đó:
"

)=


#

$%

● W là khối lượng của một người (tính bằng kg)
● H là chiều cao của người đó (tính bằng m)
1.2.2. Biến độc lập
Giới tính: Điều kiện sinh lý và xã hội ở nam/nữ.
Số bữa ăn một ngày: tổng số lần ăn trong một ngày.

6


Thời gian tập thể dục trung bình 1 ngày (tính bằng phút): số phút vận động hàng
ngày của cơ thể để tăng cường và duy trì thể lực, sức khoẻ.
Thu nhập trung bình 1 tháng: số tiền kiếm được từ làm việc và hoạt động đầu tư
mỗi tháng.
Thời gian ngủ trung bình mỗi ngày (tính bằng giờ): là thời gian thần kinh bị trì
hoãn, cơ bắp bị hạn chế một cách tương đối, giảm tương tác với môi trường xung
quanh trong một ngày.
1.3. Một số đánh giá về BMI
1.3.1. Mối quan hệ giữa BMI và các yếu tố quyết định
Theo một chiến lược kiểm soát cân nặng, TS.BS. Hana Kahleova đã nói: “Ăn
sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như ăn mày". Vì thời gian và tần suấ t của
bữa ăn đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán giảm cân và tăng cân.
Ở bệnh nhân suy tim, chỉ số BMI tăng có liên quan đến chất lượng cuộc sống
thấp cũng như giảm sức bền một cách nghiêm trọng.
Chỉ số BMI tăng dần theo thu nhập hàng tháng với mức tăng giảm dần cho thấy ở
nhóm người trung lưu có nguy cơ cao mắc bệnh thừa cân và béo phì. Chỉ số BMI ở

nam giới bị ảnh hưởng bởi thu nhập trung bình hàng tháng cao hơn phụ nữ.
1.3.2. Khía cạnh tích cực của đo lường chỉ số BMI
Sự đơn giản của việc tính toán chỉ số BMI giúp mọi người dễ dàng đánh gía thông
tin cơ bản về sức khỏe tại nhà thay vì đến chuyên gia y tế đánh giá hoặc mua thiết bị
đắt tiền.
Theo NPR (National Public Radio), BMI được phát minh bởi Lambert Adolphe
Jacques Quetelet vào đầu thế kỉ XIX. Công thức này được ông tạo ra để dễ dàng tính
toán mức độ béo phì trong dân số để chính phủ có định hướng nguồn nhân lực một
cách thích hợp.
Chỉ số BMI được cho là chính xác nhất khi được sử dụng đúng mục đích của nó để tính toán mức độ béo phì và cân nặng trên phạm vi lớn.

7


1.3.3. Khía cạnh tiêu cực của đo lường chỉ số BMI
BMI là một thước đo lỗi thời để đo lường sức khoẻ. Mặc dù được sử dụng bởi
nhiều chuyên gia y tế, chỉ số BMI nói chung có thể dẫn đến hình ảnh cơ thể kém và
phân loại trọng lượng sai. Nhiều người cố gắng dùng BMI để phản ánh tình trạng sức
khỏe. Theo CDC (Centers for Disease Control - Trung tâm Kiểm soát Dịch bênh), BMI
không đo lượng mỡ thừa trong cơ thể, mà là đánh giá mức dộ thừa cân.
BMI sử dụng một phương trình toán học nhưng hoàn toàn không tính đến sự khác
biệt giữa các cá nhân và sắc thái riêng lẻ giữa các cá nhân đó. Phương trình BMI không
tính đến việc một người có thể mắc chứng chán ăn bất kể loại bất chấp người đó tạng
người như thế nào. BMI chỉ đơn giản là gia tăng thêm sự kỳ thị và tư tưởng đập khuôn
đã có sẵn cho chứng chán ăn.

8


CHƯƠNG II - CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1. Nghiên cứu về lối sống ảnh hưởng đến tỷ lệ béo phì thông qua đánh giá chỉ số
BMI của một nhóm nam giới ở tỉnh miền trung Sri Lanka được thực hiện bởi
N.S.Kalupahana và cộng sự.
Tổng cộng có 2469 nam giới trong độ tuổi từ 16 đến 72 được đưa vào nghiên cứu.
Mẫu bao gồm dữ liệu của các cá nhân tham gia kiểm tra y tế thường xuyên tại Viện Y
tế Giao thông Quốc gia, Kandy, Sri Lanka. Các ngưỡng giá trị của BMI dành cho người
châu Á đã được sử dụng để phân loại những người tham gia thành bốn nhóm là thiếu
cân, cân nặng bình thường, thừa cân hoặc béo phì. Dữ liệu về chế độ ăn uống và lối
sống như cường độ của các hoạt động thể chất, hút thuốc, uống rượu, giờ ngủ và dữ
liệu nhân khẩu học xã hội khác được lấy bằng bảng câu hỏi tự khai. Mô hình hồi quy
logistic đa thức được sử dụng để đánh giá mối liên hệ của các kiểu lối sống cá nhân với
thừa cân và béo phì thông qua đánh giá chỉ số BMI.
BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 22,7 kg/m^(2) và tỷ lệ thừa cân và béo
phì lần lượt là 31,8 và 12,3% (BMI>25). Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm
ẩn, tình trạng BMI có liên quan đến tuổi tác (p <0,0001) khi BMI ở nam giới từ 41 đến
50 tuổi cao hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn, tính sắc tộc (p = 0,0033) và mức thu nhập (p
= 0,0006) cũng ảnh hưởng đến chỉ số BMI . Trong khi việc tăng thời gian dành cho các
hoạt động thể chất làm giảm tỷ lệ béo phì ( khoảng tin cậy: 0,744, 0,84), uống rượu, ăn
trái cây, mức độ giáo dục, số giờ ngủ, tỷ lệ hút thuốc, tiêu thụ cá, thịt, sữa, đồ ngọt hoặc
đồ ăn nhanh không liên quan đáng kể đến tình trạng BMI.
2.2. Nghiên cứu về các yếu tố hành vi và xã hội ảnh hưởng đến chỉ số BMI giữa
nam và nữ tại khu ổ chuột Nairobi được đưa ra bởi hiệp hội H3Africa (2015)
2014-2015, một nghiên cứu về đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi 40-60 ở khu ổ chuột
Nairobi (Korogocho và Viwandani) đã được thực hiện bới hiện hội H3Africa. Các dữ
liệu được thu thập bao gồm các đặc điểm xã hội, hành vi và sinh học. BMI trung bình,
tỷ lệ thừa cân và béo phì đã được tính toán. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được
thực hiện riêng cho nam và nữ để khám phá các yếu tố liên quan đến BMI.

9



Các nhà nghiên cứu đã đưa vào các yếu tố mà họ cho là trực tiếp ảnh hưởng tới
tình trạng BMI của những người dân tại khu ổ chuột, bao gồm: Tình trạng hôn nhân,
mật độ hộ gia đình; tỷ lệ sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu; chế độ ăn uống, thời gian
dành cho các hoạt động thể chất có cường độ vừa phải đến mạnh; mãn kinh ở phụ nữ,
bệnh tiểu đường, bệnh lao và HIV, chỉ số thịnh vượng (được tính toán dựa trên thu nhập
và các tài sản cá nhân đó đang sở hữu).
Kết quả cho thấy, một tỷ lệ lớn dân số trong các khu ổ chuột đô thị ở Nairobi có chỉ
số BMI cao và phụ nữ ở đây có chỉ số BMI cao hơn nam giới. Nghiên cứu này giúp các
nhà nghiên cứu hiểu được các yếu tố độc lập liên quan đến chỉ số BMI cao giữa nam và nữ
để có thể đưa ra các chính sách can thiệp nhắm mục tiêu theo giới. Sự giàu có có liên quan
đến chỉ số BMI cao ở cả nam và nữ. Các yếu tố hành vi như tiêu thụ bánh mì

ở nam giới, việc ít tham gia các hoạt động thể chất và uống rượu ở phụ nữ có liên quan
đến chỉ số BMI cao hơn. Những phát hiện này cho ta thấy những hành vi không lành
mạnh điển hình của văn hóa đô thị. Một số yếu tố hành vi bao gồm hút thuốc lá ở phụ
nữ và nam giới, thời gian ngủ đêm dài hơn ở phụ nữ có liên quan đến chỉ số BMI thấp
hơn. Trong số các yếu tố sinh học được đánh giá, việc mắc bệnh tiểu đường ở nam giới
có liên quan đến chỉ số BMI cao hơn trong khi nhiễm HIV và báo cáo nhiễm lao ở cả
nam và nữ có liên quan đến BMI thấp hơn. Phụ nữ thuộc tất cả các nhóm dân tộc có
BMI thấp hơn so với phụ nữ thuộc dân tộc Kikuyu. Bằng việc nghiên cứu độc lập các
biến hành vi và biến sinh học ảnh hưởng đến tình trạng BMI cao, béo phì ở đàn ông và
phụ nữ sống tại khu ổ chuột, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị giúp cho các
nhà hoạch định chính sách có các quyết định chính xác và đa chiều hơn.
2.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến chỉ số BMI ở trẻ em và thanh thiếu
niên, được thực hiện bởi Edwin A. Mitchell và cộng sự (2018)
Phân tích thứ cấp dữ liệu từ một nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia. Cha
mẹ/người giám hộ của trẻ em 6 đến 7 tuổi đã hoàn thành bảng câu hỏi về chiều cao và
cân nặng hiện tại của trẻ và các yếu tố khác được yêu cầu. Thanh thiếu niên từ 13 đến
14 tuổi đã báo cáo chiều cao và cân nặng của chính mình và trả lời các câu hỏi về các


10


yếu tố được khảo sát. Mô hình tuyến tính đã được sử dụng để xác định mối liên quan
giữa BMI và các yếu tố được đề xuất.
65.721 trẻ em (27 trung tâm, 15 quốc gia) và 189.282 thanh thiếu niên (70 trung tâm,
35 quốc gia) đã được đưa vào các phân tích cuối cùng. Nhiều mối tương quan có ý nghĩa
thống kê đã được xác định, mặc dù đối với hầu hết các biến, hiệu ứng vẫn còn nhỏ.

Ở trẻ em cân nặng khi sinh (đối với mỗi kg cân nặng tăng lên, chỉ số BMI tăng +0,43
kg / m2, p <0,001), xem truyền hình (cứ tăng lên 5 giờ / ngày +0,33 kg / m2 p < 0,001),
thức ăn nhanh (≥3 lần / tuần +0,16 kg / m2 so với không lần nào, p <0,001) hoạt động
thể chất mạnh mẽ (3+ giờ / tuần +0,071 kg / m2 so với không bao giờ, p = 0,023) và
việc hút thuốc ở bà mẹ năm đầu tiên của cuộc sống (+0,13 kg / m2, p <0,001) được liên
kết với chỉ số BMI cao hơn trong mô hình. Ăn các loại hạt (≥3 lần / tuần -0,11 kg / m2
so với không bao giờ, p = 0,002) có liên quan đến chỉ số BMI thấp hơn.Tiếp xúc sớm
với kháng sinh, paracetamol cũng liên quan đến BMI. Đối với thanh thiếu niên có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với BMI : xem truyền hình (5+ giờ / ngày +0,23 kg / m2
so với <1 giờ / ngày, p <0,001) , thức ăn nhanh (≥3 lần / tuần -0,19 kg / m2 so với
không bao giờ, p <0,001), hoạt động thể chất mạnh mẽ (3+ giờ / tuần 0,047 kg / m2 so
với không bao giờ, p <0,001) và ăn các loại hạt (≥3 lần / tuần -0,22 kg / m2 so với
không bao giờ, p <0,001).
Mặc dù một số yếu tố đầu đời có liên quan đến sự khác biệt về BMI, hầu hết mức
độ của sự ảnh hưởng đều nhỏ. Các yếu tố mang lại sự thay đổi BMI lớn bao gồm: xem
truyền hình ( BMI cao hơn) và tiêu thụ hạt thường xuyên (BMI thấp hơn) ở cả trẻ em
và thanh thiếu niên, cho thấy hành vi hiện tại quan trọng hơn các yếu tố đầu đời.
2.4. Nghiên cứu về BMI của người mẹ và tình trạng sinh non thực hiện bởi Maria
Regina Torloni,Ana Pilar Betrán, Silvia Daher và các cộng sự (2010)
Mục tiêu của nghiên cứu để kiểm tra mối liên quan giữ a chỉ số khối cơ thể mẹ

(BMI) chuẩn bị cao và nguy cơ sinh non. Nhóm tác giả sử dụng các nghiên cứu thuần tập
và nghiên cứu kiểm soát trường hợp được công bố từ năm 1968 về kiểm tra mối liên quan
giữa BMI và sinh non của tất cả các loại, sinh tự nhiên, sinh tự chọn ngày và sinh

11


với màng vỡ (PPROM) trong ba giai đoạn tuổi thai: dưới 37 tuần, từ 32 đến 36 tuần và
dưới 32 tuần.
Kết quả cho thấy 20.401 trích dẫn đã được sàng lọc và 39 nghiên cứu (1.788.633 phụ
nữ) được sử dụng. Phụ nữ tiệm cận béo phì (BMI, 25, 29,9) và béo phì loại I (BMI, 30,
3434) giảm nguy cơ mắc các trường hợp sinh non lần lượt là AOR = 0,85 (KTC 95%:
0,80, 0,92) và 0,83 (KTC 95%: 0,75 0,92). Rủi ro của nhóm phụ nữ này đối với sinh non từ
32 đến 36 tuần lần lượt là 1,20 (95% CI: 1.04–1.38) và 1,60(95% CI: 1.32–1.94) . Phụ nữ
béo phì II (BMI: 35 - 40) có nguy cơ mắc sinh non dưới 37 tuần (AOR = 1.33, 95%
Khoảng tin cậy: 1.12 - 1.57) từ 32 đến 36 tuần (AOR = 2.43, 95% Khoảng tin cậy: 1.46

- 4.05) và dưới 32 tuần (AOR = 1,96, KTC 95%: 1,66 - 2.31). Phụ nữ béo phì loại III
(BMI> 40) thậm chí còn có nguy cơ mắc sinh non còn cao hơn (AOR = 2,27, KTC
95%: 1,76 - 2,94). BMI cao không thay đổi rủi ro cho PPROM và làm tăng rủi ro cho
sinh non tự chọn ngày. Như vậy BMI của mẹ cao có thể có tác động khác nhau đối với
các trường hợp sinh non khác nhau.
2.5. Nghiên cứu về tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến chỉ số BMI ở trẻ nhỏ từ 9 - 11
tuổi thực hiện bởi Gerson Luis de Moraes Ferrari, Victor Matsudo, Peter T.
Katzmarzyk, Mauro Fisberg (2013)
Dữ liệu được thu thập từ tháng 3 năm 2012 đến tháng tháng 4 năm 2013, 328 trẻ
em trong độ tuổi từ 9 - 11 tuổi được đưa vào nghiên cứu cuối cùng bằng cách điều tra
bảng hỏi. Bố mẹ/ người giám hộ trả lời câu hỏi về thu nhập của gia đình, số anh chị em,
tuổi, dân tộc. Trẻ em trả lời bảng hỏi về chế độ ăn uống và lối sống. Mô hình hồi quy
tuyến tình được sử dụng để xác định mối liên quan giữa chỉ số BMI và giới tính, dân

tộc, trường học, số anh chị em và tổng thu nhập gia đình hàng năm.
Kết quả thu được, BMI trung bình là 20,1kg/m2 và 51,8% trẻ em bị thừa cân/béo phì
(50,3% bé trai, 53,4% bé gái, p = 0,011). Ở tất cả các đối tượng tham gia, yếu tố liên quan
của BMI là tỷ lệ mỡ trong cơ thể (BF%, = 0,0216, p <0,001) và thời gian sàng lọc (ST, =
0,0050, p = 0,006). Ở trẻ em trai, các yếu tố liên quan là BF% (= 0,0209, p < 0,001), ST (=
0,006, p = 0,036) và các chính sách hoặc ăn uống lành mạnh (= 0,0276, p = 0,025). Ở trẻ
em gái, chỉ có BF% ảnh hưởng tới chỉ số BMI (= 0,0221, p < 0,001).
12


Từ phân tích, các nhà nghiên cứu đã kết luận tỷ lệ thừa cân/béo phì cao đã được
quan sát thấy ở trẻ em tại São Caetano do Sul. Giữa các giới tính, các yếu tố ảnh hưởng
đến chỉ số BMI lại khác nhau, chỉ có BF% (tỷ lệ mỡ trong cơ thể) là phổ biến ở cả hai
giới tính.
2.6. Nghiên cứu về các biến ảnh hưởng đến sự phát triển của BMI từ 2 đến 5 năm
sau VBG (2000)
Nhóm các tác giả (R Hernandez-Estefania, D Gonzalez-Lamuño, M GarciaRibesM Garcia-FuentesJ C CagigasA IngelmoC Escalante) đã thực hiện một nghiên
cứu vào tháng 4 năm 2000. Họ đã điều tra tác động của một số yếu tố nội tại và ngoại
lai ở những bệnh nhân béo phì trải qua VBG (Vertical Banded Gastroplasty), với mục
đích thiết lập tiên lượng giảm cân lâu dài.
Phương pháp: 67 bệnh nhân béo phì liên tiếp trải qua VBG và được theo dõi trong
2 năm; trong số này, 34 người được theo dõi thêm 3 năm nữa, như vậy tổng thời gian
theo dõi của những người này là 5 năm. BMI được theo dõi và tương quan với nhân
khẩu học (BMI trước phẫu thuật, người có cùng huyết thống bị béo phì, tuổi và giới
tính) và các biến về lối sống (hoạt động thể chất, chế độ ăn uống theo thói quen và tình
trạng nghề nghiệp).
Kết quả: BMI toàn cầu giảm từ 47,5 tại thời điểm can thiệp xuống 32,1 khi bệnh
nhân được kiểm tra 12 tháng sau phẫu thuật. Từ năm thứ hai, BMI có xu hướng tăng và
tới năm thứ 5, BMI ở mức trên 35 - mức được xem là nằm trong phạm vi rủi ro cao về
sức khỏe. Các biến ảnh hưởng đến lối sống đã cho thấy những tác động khá đáng kể

đến sự phát triển của BMI. Trong số các biến số nội tại, BMI trước khi phẫu thuật và
cha mẹ béo phì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.
Tạm kết:
Có một số lượng lớn các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến BMI trong dân số
nói chung, một số ở trẻ em, một số ở người lớn, một số là nam giới. Tuy nhiên, ở các
nghiên cứu đi trước các yếu tố ảnh hưởng tới người trẻ chưa được tập trung và đi vào chi
tiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số yếu tố chính ảnh hưởng đến BMI

ở những người trẻ tuổi.
13


CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Mô hình được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS. Một số
thông tin được đưa ra dưới đây sẽ giải thích chi tiết về phương pháp này.
3.1. Phương trình hồi quy OLS
Hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) thường được gọi là hồi quy tuyến tính (đơn
biến hoặc đa biến tùy thuộc vào số lượng các biến giải thích).
Trong trường hợp mô hình có p biến giải thích, mô hình hồizx quy OLS có dạng:
Y = β0 + Σj=1..p βjXj + ε
Trong đó Y là biến phụ thuộc, β0, là tham số chặn của mô hình, Xj tương ứng với
biến giải thích thứ j của mô hình (j = 1 đến p) và ε là sai số ngẫu nhiên với kỳ vọng 0
và phương sai σ².
Trong trường hợp có n quan sát, việc ước tính giá trị dự đoán của biến phụ thuộc
Y cho quan sát thứ i được ước lượng bằng:
yi = β0 + Σj=1..p βjXij
3.2. Mô hình kinh tế
Theo cơ sở của BMI được phát minh bởi Adolphe Quetelet, nhà thiên văn học,
nhà toán học, nhà thống kê và nhà xã hội học người Bỉ, từ năm 1830 đến 1850, trong
thời gian ông phát triển cái mà ông gọi là "vật lý xã hội", thuật ngữ hiện đại "Chỉ số

khối cơ thể" (BMI) đề cập tới tỷ lệ trọng lượng cơ thể con người so với chiều cao bình
phương được đưa ra trong một bài báo xuất bản trong ấn bản tháng 7 năm 1972 của
Tạp chí Bệnh mãn tính của Ancel Keys và những người khác. Chúng tôi đã phân loại
các biến độc lập theo hai loại:
(1) Các yếu tố cá nhân: giới tính, chiều cao, cân nặng, số bữa ăn mỗi ngày, hoạt
động thể chất, số giờ ngủ.
(2) Yếu tố gia đình và xã hội: thu nhập (bao gồm các nguồn lực từ cha mẹ và
công việc bán thời gian).
Biến phụ thuộc là BMI (Chỉ số khối cơ thể).

14


Tiếp cận chủ đề này, dựa trên cả hai yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau,
phạm vi lý thuyết rộng, chúng tôi đã quyết định các biến số điển hình ảnh hưởng đến
BMI của những người trẻ tuổi:
Giới tính: Có một sự khác biệt rõ rang về điều kiện thể chất cũng như xã hội giữa
nam và nữ. Cùng chỉ số BMI, phụ nữ có xu hướng mập hơn nam giới.
Số giờ ngủ (giờ): Khi nói đến BMI của những người trẻ tuổi, chúng tôi đề cập đến
số giờ ngủ hàng ngày vì người trẻ có nhiều việc phải làm và việc quản lý thời gian của
họ không tốt, do đó một số lượng lớn sinh viên thức khuya và có thời gian ngủ không
nhiều. Giấc ngủ là mối tương quan tích cực với BMI. Khi số giờ ngủ tăng, người trẻ sẽ
có BMI cao hơn.
Thời gian trung bình dành để tập thể dục mỗi ngày (phút): số phút trung bình để
tập thể dục mỗi ngày của người trẻ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số BMI
của họ. Tất cả chúng ta quan tâm đến việc tập thể dục mỗi khi nói về chỉ số sức khỏe.
Nếu thời gian tập thể dục là không hoặc thấp, những người trẻ tuổi có sức khỏe thể chất
và tinh thần sẽ yếu đi, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của họ cũng có thể gặp
nhiều vấn đề, dẫn đến giảm BMI.
Thu nhập hàng tháng (VND): Khi nói đến thu nhập của những người trẻ tuổi,

chúng tôi đề cập đến các khoản trợ cấp từ, tiền lương từ công việc bán thời gian hoặc
công việc toàn thời gian,hoặc các nguồn thu khác. Thu nhập là mối tương quan tích cực
với BMI. Khi thu nhập tăng, những người trẻ tuổi có nhiều tiền hơn để chi tiêu từng
ngày; do đó, họ sẵn sàng trả nhiều hơn và nhiều hơn cho các hàng hóa và dịch vụ và
thực phẩm chất lượng cao, giúp nâng cao chỉ số BMI của họ.
Các bữa ăn mỗi ngày (số bữa ăn): Số bữa ăn mỗi ngày ảnh hưởng mạnh đến chỉ
số BMI của những người trẻ tuổi. Theo như chúng tôi nghiên cứu, những người trẻ tuổi
tương đối bận rộn nên họ không ăn đủ bữa mỗi ngày, họ thường gộp bữa sang và bữa
trưa khiến cho cơ thể không có đủ năng lượng để làm việc. Về lâu dài điều này ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và thói quen ăn uống của họ.

15


3.3. Mô hình kinh tế lượng
Chúng tôi đã đưa tất cả các yếu tố dự đoán (cá nhân, gia đình) vào một mô hình
hồi quy tuyến tính đa biến. Tuy nhiên, BMI còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác:
nguồn thực phẩm, phụ huynh, trường học,...Vì vậy, chúng tôi sẽ đặt ui để đại diện cho
những yếu tố không thể hoặc rất khó có thể quan sát đó. Mô hình:
Yi = β0 + β1X1 +β2X2 +β3X3 + β4X4 +β'D'+ ui

Trong đó:

- Biến phụ thuộc *: BMI
-

Biến độc lập:
X1: Thời gian trung bình dành để tập thể dục mỗi ngày (phút)
X2: Thu nhập hàng tháng (VND)
X3: Số bữa ăn mỗi ngày

X4: Số giờ ngủ (giờ)
D5: Giới tính

- Chỉ số khác:
β0 : Hệ số chặn

β1 , β2. β3. β4,β' : Tham số hồi quy

ui : nhiễu của mô hình
3.4. Dữ liệu
3.4.1. Thu thập dữ liệu
Để ước lượng mô hình, nhóm đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ bao gồm một số
câu hỏi về chiều cao (mét), cân nặng (kg), thời gian mỗi ngày dành cho việc tập thể dục,
thu nhập (VND) bao gồm tiền lương và trợ cấp từ gia đình, giờ ngủ, số bữa ăn mỗi ngày.

3.4.2. Mô tả dữ liệu
Trong thực tế, có nhiều yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chỉ số BMI. Tuy nhiên,
nhóm chỉ chọn 5 yếu tố quan trọng để phân tích trong bảng:

16


Bảng 1: Giải thích biến
Loại
Biến phụ thuộc

Y

Nội dung
BMI


Tên biến
bmi

Đơn vị
kg/
m

"

X1

Biến độc lập

Thời gian tập thể dục trung
bình một ngày

exercise

Phút

X2

Biến độc lập

Số bữa ăn một ngày

meal

Số bữa


X3

Biến độc lập

Số giờ ngủ trung bình một
ngày

sleep

Giờ

X4

Biến độc lập
Biến độc lập

Log (thu nhập mỗi tháng)
Giới tính

lnincome
Sex

Nam: 1, Nữ: 0

D'

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Chúng tôi sử dụng hàm sum trong Stata để mô tả dữ liệu. Lệnh sum cho chúng ta
thấy mức độ quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (std. Dev.) Cũng

như giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến.
sum bmi exercise lnincome sleep meal
Bảng 2: Mô tả thống kê các biến
Biến số

Số quan sát

Giá trị
Hệ số tương
trung bình
quan

Giá trị
nhỏ nhất

Giá trị
lớn nhất

bmi

128

19.772

2.053217

15.8222

26.2346


exercise

128

22.0156

29.10989

0

120

lnincome

126

14.7442

0.652507

12.6115

16.9066

sleep

128

7.07516


1.700282

3.5

12

meal

128

3.23438

1.584792

1

9

Ngu ồn: Nhóm tác giả tự tổng hợ p
Từ bảng 2, chúng ta rút ra:
- 128 người tham gia khảo sát có BMI phân bố từ 15.822-26.2346 với giá trị trung
binh là 19.772.

17


- Thời gian tập thể dục của những người tham gia khảo sát rơi vào từ 0-120
phút/ngày, trung binh là 22.0156 phút.
- Người có thời gian ngủ ngắn nhất là 3.5 giờ, người có thời gian ngủ dài nhất là
12h, với giá trị trung binh của mẫu là 7.06516.

- Trong 128 người tham gia, số bữa ăn hằng ngày của họ phân bố từ 1-9 bữa/ngày
Chúng tôi sử dụng lệnh tab để xác định thành phần nam nữ của mẫu qua biến sex

Bảng 3: Phân phối của biến sex
sex

Freq.

Percent

Cum.

0

99

77.34

77.34

1

29

22.66

100

Total


128

100.00

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Chúng ta có thể rút ra kết luận từ bảng 3 như sau, trong 128 người tham gia khảo
sát, có:
- 99 phụ nữ, chiếm tỷ lệ 77.34% trong mẫu
- 29 đàn ông, chiến tỷ lệ 22.66% trong mẫu
3.4.3. Kỳ vọng của các tham số
Dựa trên các lý thuyết kinh tế về BMI cũng như các yếu tố chủ quan và khách
quan khác, chúng tôi đưa ra một số kỳ vọng cho các hệ số mô hình như sau:
- -: khi tất cả các biến độc lập bằng 0, hệ số này sẽ bằng trung bình BMI của những người trẻ tuổi,
vì vậy nó không thể có giá trị âm. Do đó, chúng tôi mong đợi một giá trị dương cho hệ số này. (+)
- .: Thời gian trung bình để tập thể dục mỗi ngày và BMI phải tương quan tỷ lệ thuận với nhau vì vậy chúng tôi kỳ vọng hệ số .
cũng sẽ có giá trị dương. (+)

-

":

Càng có nhiều bữa ăn mỗi ngày, chỉ số BMI của giới trẻ sẽ càng cao, vì vậy chúng tôi kỳ vọng hệ số này là dương. (+)

0:

Số giờ ngủ và BMI nên có mối tương quan cùng chiều vì vậy chúng tôi hy vọng hệ số này dương. (+)

18



1: Sự gia tăng thu nhập mỗi tháng của những người trẻ tuổi sẽ dẫn đến sự gia tăng chỉ số BMI vì vậy
chúng tôi hy vọng hệ số này dương. (+)
': Kỳ vọng của ' là giá trị âm vì chúng tôi xác định giá trị của các đối tượng nữ là 0; giá trị của đối tượng nam bằng 1 và chúng tôi dự đoán rằng
BMI của nam sẽ

thấp hơn nữ.

19


CHƯƠNG IV – MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ PHÂN TÍCH TRONG
4.1. Tương quan giữa các biến
Chạy câu lệnh corr bmi exercise lnincome meal sleep sex trong Stata nhóm nhận
được kết quả tương quan giữa các biến trong mô hình theo bảng 4 sau:
Bảng 4: Kết quả tương quan giữa các biến trong mô hình
bmi

exercise lnincome meal

sleep

sex

bmi

1,0000

exercise

0,2345


1,0000

lnincome

0,1931

0,1124

1,0000

meal

0,4004

0,3031

-0,0246

1,0000

sleep

0,7244

0,0482

0,0207

0,3464 1,0000


sex

0,2876

0,4646

-0,0509

0,5568 0,2468 1,0000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Dựа vào bảng tа có những nhận xét về sự tương quаn giữа biến phụ thuộc và các
biến độc lập như sаu:
- Hệ số tương quаn giữа BMI và SLEEP là 0.7244 > 0 thể hiện mối quаn hệ tương
quаn cùng chiều với độ tương quаn rất cаo.
- Hệ số tương quаn BMI và MEAL là 0.404 > 0 thể hiện mối quаn hệ tương quаn
cùng chiều với độ tương quan tương đối.
- Hệ số tương quаn BMI và EXERCISE là 0.2345> 0 thể hiện mối tương quаn
cùng chiều dù độ tương quan không cao
- Hệ số tương quаn BMI với SEX là 0.2876 > 0 thể hiện mối quаn hệ tương quаn
cùng chiều dù độ tương quan không cao.
- Hệ số tương quan BMI với lnIncome là 0.1913>0 thể hiện mối quаn hệ tương
quаn cùng chiều dù độ tương quan không cao.
Kết luận:
Do hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc
lập với nhau đều khác 0, biến phụ thuộc có sự phụ thuộc vào biến độc lập và giữa các

20



biến độc lập cũng có sự phụ thuộc lẫn nhau.trong đó biến sleep có mối tương quаn
mạnh nhất đ ến biến phụ thuộc bmi, hаy nói cách khác thời gian ngủ của một người có
ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số khối cơ thể BMI.
4.2. Hồi quy mô hình
Để hồi quy mô hình ta dùng câu lệnh reg bmi exercise lnincome meal sleep sex và
được kết quả như sau:
Source
Model

SS

df

Number of obs = 126
F(5, 120) = 36,38

MS

320,5869 5

64,1173825

Prob > F = 0,0000

Residual 211,4737 120

1,76228098

R-squared = 0,6025


Total

532,0606 125

4,25648505

Adj R-squared = 0,5860

bmi

Coef.

exercise

Std. Err.

t

P>|t|

[95% Conf. Interval]

0,01054140 0,0046754 2,25

0,026

0,0012845

0,0197984


lnincome 0,52184430 0,1846323 2,83

0,006

0,1562852

0,8874033

meal

0,17427590 0,0932326 1,87

0,064

-0,0103181

0,3588699

sleep

0,80983900 0,0747128 10,84

0,000

0,6619129

0,9577651

sex


0,3685221 -0,18
0,06787190

0,854

-0,79752

0,6617761

_cons

5,56912700 2,745999

0,045

0,1322393

11,00601

2,03

Từ bảng kết quả, ta thấy các biến exercise, lnincome, meal, sleep có tác động
cùng chiều với biến bmi, biến sex tác động ngược chiều đến biến bmi. Điều này cho
thấy kết quả chạy mô hình khá với bảng kì vọng về dấu cũng như cơ sở lí luận đã nêu
ra trước đó.
Ta có mô hình hồi quy từ bảng kết quả trên:

6
5 = 5.5691 + 0.0105* + 0.5218* + 0.1742*meal + 0.8098* – 0.0679*sex


21


Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy theo bảng sau:
Từ bảng chạy kết quả hồi quy ta có thể thấy:
Β1= 0,0105: trong đều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng (giảm) thời gian tập thể
dục trung bình một ngày lên 1 phút thì làm chỉ số bmi tăng (giảm) 0.0105 tỷ kg/m Β2=
0,5218: trong đều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập mỗi tháng tăng
(giảm) 1% thì chỉ số bmi tăng (giảm) 0,005218 kg/m.
Β3= 0,1743: trong đều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số bữa ăn trong một
ngày tăng (giảm) 1 bữa thì làm chỉ số bmi tăng (giảm) 0,1743 kg/m
Β4= 0,8098: trong đều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số giờ ngủ trung bình
một ngày tăng (giảm) 1 giờ thì làm chỉ số bmi tăng (giảm) 0,8089 kg/m
Β5= -0,0679: trong đều kiện các yếu tố khác không đổi thì nam giới có chỉ số bmi
thấp hơn nữ giới 0,0679 kg/m
4.3. Kiểm định
4.3.1. Kiểm định khuyết tật mô hình
a) Chạy lệnh
Kiểm định bỏ sót biến: estat ovtest
Kiểm định đa cộng tuyến: vif
Kiểm định Phương sai sai số thay đổi: imtest, white
b) Kết quả

22


×