Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BẠCH TRUẬT, CÂU KỶ TỬ VÀ CAM THẢO NAM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.75 KB, 3 trang )

TCNCYH 38 (5) - 2005
TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BẠCH TRUẬT, CÂU KỶ TỬ
VÀ CAM THẢO NAM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Đào Văn Phan
1
, Nguyễn Khánh Hoà
1
Phạm Hữu Điển
2
1
Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội

r





2
Bộ môn Hóa Hữu cơ - T ường Đại học Sư Phạm I Hà Nội
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá đang gia tăng theo sự nâng cao mức sống. Mục tiêu:
Thăm dò tác dụng gây hạ đường huyết của Bạch Truật, Câu kỳ tử và Cam thảo nam trên chuột nhắt.
Phương pháp: Thuốc được sản xuất dưới dạng dịch chiết toàn phần bằng ethanol, cô thành cao mềm.
Tiêm màng b
ụng chuột với liều 500 mg/ kg. Đường huyết của chuột được xác định vào trước lúc tiêm và
1h, 2h, 3h, 4h sau khi tiêm thuốc, bằng one Touch glucose meter. Kết quả và kết luận: Chỉ có Câu kỳ tử
gây được hạ đường huyết trên 30% so với trước khi dùng thuốc. Cam thảo nam lại gây tăng đường huyết
mạnh (+62%) ở giờ đầu, sau đó ở gờ thứ 3, thứ 4 đường huyết mới hạ trên 30%. Bạch truật gây hạ
đường huyết không có ý nghĩa.
Từ khóa: Đái tháo đường thực nghiệm, Cam thảo nam, Câu kỷ tử, bạch truật.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển
hóa đang gia tăng theo sự nâng cao mức sống. Vì
vậy WHO rất khuyến khích nghiên cứu các thuốc
hạ đường huyết có nguồn gốc thực vật. Theo
hướng đó, kể từ năm 2000 chúng tôi đã và đang
tiến hành thí nghiệm sàng lọc tất cả các cây thuốc
được dùng chữa tiểu đường trong dân gian và
trong các sách y học cổ truyền để tìm ra một số
cây thu
ốc thực sự có tác dụng điều trị, sau đó xác
định hoạt chất, cơ chế tác dụng nhằm tìm ra vài
thuốc có giá trị đóng góp vào danh mục thuốc
chống tiểu đường của thế giới.
Trong những nghiên cứu trước [1], [6] chúng tôi
đã tiến hành sàng lọc tác dụng hạ đường huyết của 8
cây thuốc trên chuột nhắt trắng. Nghiên cứu này tiếp
tục với mục tiêu:
Đánh giá tác dụng hạ đường
huyết của 3 cây thuốc Bạch truật, Câu kỷ tử và
Cam thảo nam trên chuột nhắt trắng.

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chất liệu nghiên cứu
Bạch truật (Atractylodes Macrocephala Koidz -
Compositae), Câu kỷ tử (Lycium Sinense Mill -
Solanaceae), Cam thảo nam (Seoparia Dulcis L. -
Scrophulariaceae) sau khi thu hái được phơi khô,
thái nhỏ rồi chiết bằng ethanol trong soxhlet. Dịch

chiết được cô cạn, cho bay hơi hết dung môi thành
cao mềm để sử dụng cho nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
Chuột nhắt trắng (Mus musculus chủng Swiss)
trọng lượng 18 - 20g do Viện vệ sinh dịch tễ cung cấp
được đưa về Bộ môn Dược lý Trường
Đại học Y Hà
Nội nuôi trong điều kiện ổn định về nhiệt độ, ánh
sáng, thức ăn và nước uống. Sau 5 ngày khi trọng
lượng đạt 22 - 24g sẽ được sử dụng cho nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đường huyết của chuột được định lượng bằng
cách cắt bỏ 2mm đuôi, để máu chảy tự do, thấm bỏ
giọt đầu tiên rồi nhỏ 1 giọt vào vị trí trên que thử

dùng cho máy ONE - TOUCH (hãng Jonhson &
Johnson - Mỹ). Đợi 45 giây sau, kết quả nồng độ
đường huyết (mg/dl) sẽ hiện trên màn hình của máy.
Đánh giá tác dụng hạ đường huyết theo đường
tiêm màng bụng.
Chuột được chia làm 4 lô, mỗi lô 5 con.
Lô 1: Tiêm màng bụng NaCl 0,9% liều 0,2ml/kg.
Lô 2: Tiêm màng bụng Câu kỷ tử với liều
500mg/kg cao mềm .
Lô 3: Tiêm màng bụng Bạch truật với liều
500mg/kg cao mềm.
Lô 4: Tiêm màng bụng Cam thảo nam với liều
500mg/kg cao mềm.
1
TCNCYH 38 (5) - 2005

Đường huyết được định lượng ở các thời điểm:
ngay trước lúc tiêm thuốc (0h) và 1h, 2h, 3h, 4h
sau khi tiêm thuốc [1], [6], [8].
Vì là thí nghiệm sàng lọc nên mỗi lô chỉ là 5
chuột. Nếu thuốc nào gây hạ đường huyết ≥ 20%
so với nhóm chứng hay với trước khi dùng thuốc
sẽ được giữ lại cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thuốc nào không đạt được mức này, coi như
không có tác dụng và kinh nghiệm dân gian là
không đúng.

4. Xử lý kết quả nghiên cứu
Nồng độ đường huyết trong máu của chuột
được so sánh giữa các lô dùng thuốc nghiên cứu
và các lô chứng ở cùng thời điểm. Mức độ hạ
đường huyết được đánh giá bắng cách lấy kết quả
đường huyết trong máu ở thời điểm cần đánh giá
trừ đi nồng độ đường huyết của cùng chuột đó ở
thời đi
ểm 0h rồi tính ra tỷ lệ % hạ đường huyết
theo công thức dưới đây.
Tỷ lệ % hạ đường huyết
100 x
A
A B
X%

=

Trong đó:

X: tỷ lệ hạ đường huyết (%).



B: Nồng độ đường huyết tại thời điểm cần
đánh giá.
A: Nồng độ đường huyết tại thời điểm ban đầu
(0h).
Sự khác biệt được kiểm định bằng thuật toán
2t - test student.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tác dụng hạ đường huyết của Câu kỷ tử theo đường tiêm màng bụng
Bảng 1. Mức hạ đường huyết của Câu kỷ tử dùng theo đường tiêm màng bụng so với trước khi
dùng thuốc (0h)
Stt Nhóm dùng 1h 2h 3h 4h
1 NaCl 0,9% 14% ± 3% -2% ± 2% -18% ± 3% -28% ± 3%
2 Câu kỷ tử 500mg/kg 4% ± 6% -11% ± 6% -35% ± 6%* -53% ± 9%***
*p < 0,05 so với nhóm chứng ở cùng điều kiện.
***p < 0,001 so với chính nhóm đó ở thời điểm chưa dùng thuốc.


Nhận xét:
Với liều 500 mg/kg dùng theo đường tiêm màng bụng, Câu kỷ tử gây hạ đường huyết khá
mạnh trên chuột nhắt trắng. Tác dụng bắt đầu từ giờ thứ 2 sau khi tiêm thuốc kéo dài tới trên 4h sau tiêm.
Tác dụng mạnh nhất là hạ tới 53% so với đường huyết lúc ban đầu (bảng 1).

2. Tác dụng hạ đường huyết của Bạch truật và Cam thảo nam
Bảng 2. Mức hạ đường huyết của Bạch truật và Cam thảo nam dùng theo đường tiêm màng
bụng so với trước khi dùng thuốc (0h)
Stt Nhóm dùng 1h 2h 3h 4h

1 NaCl 0.9% 14% - 3% -2% - 2% -19% - 7% - 21% - 6%
2 Cam thảo nam 500mg/kg 62% - 12% 34% -13% - 46% - 19%** - 52% - 9%***
3 Bạch truật 500mg/kg 2% - 4% -5% -13% - 9% - 6% -12% - 7%
**p< 0,01 so với nhóm chứng ở cùng điều kiện.



,

***p< 0,001 so với chính nhóm đó ở thời điểm chưa dùng thuốc

Nhận xét: Cam thảo nam 500 mg/kg dùng theo đường tiêm màng bụng gây tăng đường huyết mạnh
ở giờ thứ nhất. Sau đó đường huyết đột ngột giảm mạnh ở giờ thứ 2, 3 và 4 sau tiêm. Đi kèm với tăng
đường huyết là các cơn đau phúc mạc biểu hiện bằng việc chuột thót bụng và duỗi dài người ra từng cơn.
Sau 2h chuột bắt đầu ít hoạt động, lông xù lên, đuôi lạnh hơn. Bạch tru
ật 500mg/kg không gây hạ cũng
như không gây tăng đường huyết sau tiêm màng bụng.
2
TCNCYH 38 (5) - 2005
IV. BÀN LUẬN
Câu kỷ tử là một vị thuốc từ lâu đã được dùng
trong y học cổ truyền để trị các chứng bệnh như ho
lao, viêm phổi, mệt nhọc, bổ tinh khí [4]… Tác dụng
hạ đường huyết cũng đã được chứng minh và nhắc
đến [4]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy với liều
500mg/kg dùng theo đường tiêm màng bụng, tác
dụng gây hạ đường huyết của câu kỷ tử là rõ rệt,
mức hạ
đường huyết là tới 53% so với ban đầu và
25% so với đường huyết của nhóm chứng ở cùng

thời điểm. Như vậy tác dụng hạ đường huyết của
Câu kỷ tử cần được tiếp tục nghiên cứu.
Cam thảo nam gây tăng đường huyết sau tiêm
màng bụng có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất có
thể trong cao chiết của Cam thảo nam có chứa
một lượng lớn glucose, nên khi tiêm vào màng
bụng sẽ gây ra hi
ện tượng tăng đường huyết ngoại
lai. Sau đó chính cam thảo nam có chứa hoạt chất
có tác dụng hạ đường huyết, đường huyết của
chuột nhanh chóng hạ xuống bình thường rồi trở
về dưới mức bình thường. Tuy nhiên không có
chuột nào chết sau nghiên cứu. Trong y văn có
một số tác giả phát hiện tác dụng hạ đường huyết
của Cam thảo nam nhưng một số tác giả còn chưa
công nhận kết quả này [3].
Bạch truật cũng là một vị thuốc thường được sử
dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị
bệnh đái tháo đường [2], [7]. Tuy nhiên trong nghiên
cứu này của chúng tôi, cao chiết ethanol toàn phần
của Bạch truật 500mg.kg dùng đường tiêm màng
bụng chưa thấy tác dụng hạ đường huyết.
V. KẾT LUẬN
Cao mềm Câu kỷ tử 500mg/kg tiêm màng bụng
có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên chuột nhắt
trắng. Tác dụng hạ đường huyết của cao mềm
Cam thảo nam 500mg/kg trên chuột nhắt trắng
còn chưa rõ ràng. Cao mềm Bạch truật 500mg/kg
tiêm màng bụng không có tác dụng gây hạ đường
huyết trên chuột nhắt trắng. Cây Câu kỷ tử sẽ

được đưa vào nhóm nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 391 – 392.
2. Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 870 - 871.
3. Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 850 - 851.
4. Đoàn Thị Nhu, Lê Minh Phương và cộng
sự (1993). Một số kết quả nghiên cứu tác dụng c
ủa
mướp đắng và bạch truật trên đái tháo đường thực
nghiệm: Tạp chí Dược học - Bộ Y tế, 217, 12 - 14.
5. Đào Văn Phan, Nguyễn Khánh Hòa,
Nguyễn Duy Thuần (2003). Nghiên cứu sàng
lọc tác dụng hạ đường huyết của Sinh địa, Móng
trâu, thất diệp đởm và Tri mẫu. Tạp chí Nghiên
cứu y học - Bộ Y tế, trường Đại học Y Hà Nội. 21,
1 – 6.
6. Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan,
Nguyễn Duy Thuần (2002).
Nghiên cứu sàng lọc
tác dụng hạ đường huyết của Chè Nhật Bản, Đỗ
trọng, Huyền sâm và Nhàu. Tạp chí Nghiên cứu y học
– Bộ Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội. 20, 33 - 37.
7. Nguyễn Ngọc Xuân, Đào Văn Phan,
Nguyễn Duy Thuần(2000). Bước đầu nghiên
cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh
(Smilax glabra Roxb) trên chuột nhát. Tạp chí
Dược học - Bộ Y tế, 288, 12 - 13.

8. Trần Thúy và cộng s
ự (1996). Chuyên đề nội
khoa y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, 342 - 343.
Summary
THE HYPOGLYCEMIC EFFECT OF ATRACTYLODES MACROCEPHALA, LYCIUM
SINENSE AND SEOPARIA DULCIS ON MICE

Objectives: To evaluate the hypoglycemic effect of these herbal medicines on normal mice. Methods:
the ethanol extracts of these plants have been introduced intraperitoneally to mice with the dose of 500
mg/ kg of body weight. The blood glucose levels were determined by one - touch glucose meter at just
(0h) before and at 1h, 2h, 3h, 4h and conclusion after drug administration. Results: Lycium sinense Mill
lowered the glycemia with > 30% in comparison to that of initial level. Separia dulcis however caused
hyperglycemia (+ 62%) at the first hour then at the 3rd and 4th hour the blood glucose was diminished
with > 30%. Atractylodes macrocephala did not lower the glycemia.
Keywords: Anti diabetic drug. Atractylodes macrocephala. Lycium sinense. Seoparia dulcis.

3

×