Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG KIỂU MỚI TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT NGUYÊN LIỆU THÔ CỦA THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG KIỂU MỚI - TRUNG QUỐC
KIỂM SOÁT NGUYÊN LIỆU THÔ CỦA THẾ GIỚI



MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập tự do thương mại hóa như hiện nay, chúng ta
quen dần với việc trao đổi hàng hóa mang tính tồn cầu, hợp tác đơi bên cùng có lợi.
Nhưng có một số quốc gia lại lợi dụng những khe hở đó để nhằm mục đích thâu tóm
nguồn liêu liệu thơ của thị trường bằng cách áp dụng những chính sách đặc biệt là chủ
nghĩa trọng thương kiểu mới vào thương mại quốc tế. Việc áp dụng chủ nghĩa trọng
thương vào vấn đề này, nhằm tạo tiềm lực về vốn cho q trình cơng nghiệp hố - hiện
đại hóa đất nước, khơng hẳn là một điều xấu và đáng bị bác bỏ bởi nền kinh tế 4.0 hiện
nay. Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương phải được
kết hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước và tuân thủ luật pháp thương
mại quốc tế nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước và đảm
bảo tính cơng bằng cho nền kinh tế thế giới. Để hiểu rõ hơn về những tác động của các
chính sách đó đến nền kinh tế như thế nào nhóm chúng em xin phép được nghiên cứu
đề tài: “Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới - Trung Quốc kiểm sốt ngun liệu thơ
của thế giới.” Giúp các bạn sinh viên có cái nhìn rõ hơn về các mục tiêu hoạt động
thương mại của Trung Quốc trong kinh doanh quốc tế. Có cái nhìn rõ hơn về các
phương thức mà Trung Quốc đã sử dụng để thâu tóm nguồn khống sản thế giới.


Do kiến thức chun mơn cũng như thời gian tìm hiểu cịn hạn chế nên báo cáo chắc
chắn khơng thể tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét,
góp ý từ ThS. Vũ Hoàng Việt để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!


1.

CÂU CHUYỆN THỰC TIỄN
Từ hai thập kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu rà soát lỗ hổng trong chuỗi cung

ứng và tích trữ các mặt hàng chiến lược như đồng, coban,... Đối với đất hiếm - loại
hàng hóa có thể định hình tương lai, Trung Quốc cũng dẫn đầu cuộc chơi, là nhà sản
xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Đất hiếm là vật liệu cần thiết để sản xuất các kim loại
quan trọng như lithium, coban, niken,... Các kim loại này lại là vật liệu chính để chế
tạo các ứng dụng công nghệ cao như pin lithium, chip bán dẫn - những thứ đóng vai
trị nền tảng của cuộc cách mạng xe điện.
Đầu thập niên 2000, thời điểm gia nhập WTO, Trung Quốc đã nỗ lực nhập
nguyên vật liệu thô trong khi sản lượng xuất khẩu tài nguyên lại giảm dần. Theo thống
kê của tờ The Wall Street Journal, tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu thô của Trung Quốc
vào năm 2002 chiếm 11% tổng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2010, con số này
tăng lên trên 26%. Cũng trong giai đoạn đó, sản lượng xuất khẩu nguyên liệu thơ của
Trung Quốc giảm từ 4,5% xuống cịn 2%. Quan hệ mua bán giữa Trung Quốc và các
đối tác lớn mất cân bằng nghiêm trọng. Trong năm 2010, hơn 84% lượng hàng nhập
khẩu từ Brazil là nguyên liệu thô trong khi mặt hàng này chỉ chiếm 1,4% hàng Trung
Quốc xuất sang Brazil. Với Ấn Độ, tỷ lệ nguyên liệu thô trong tổng lượng hàng xuất
sang Trung Quốc tăng từ 30% vào năm 2002 lên gần 70% vào năm 2010.
Ngày 4/11/2009, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico đã yêu cầu Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) dàn xếp cuộc tranh cãi giữa họ với Trung Quốc về chính
sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của nước này. Các quốc gia đã cáo buộc Trung

Quốc đã áp đặt thuế và hạn ngạch xuất khẩu đối với các tài ngun khống sản của
mình. Cụ thể, Văn phịng đại diện thương mại Mỹ cho biết Trung Quốc hiện áp đặt hạn
ngạch xuất khẩu đối với các khống sản như bơxit, than, fluorite, carbon silic và kẽm
cùng một số sản phẩm trung gian. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đánh thuế và áp đặt các
hạn chế khác đối với các khoáng sản bao gồm kim loại có silic, photpho vàng, các
khống sản mangan và magie, những nguyên liệu đầu vào có vai trị quan trọng trong
các ngành cơng nghiệp luyện kim và sản xuất nhơm. Các quan chức Mỹ cho biết chính
sách của Trung Quốc ảnh hưởng đến hàng tỷ USD thương mại toàn cầu, khiến giá cả
của các nguyên vật liệu tăng trên thị trường quốc tế, giúp các công ty Trung Quốc có
lợi thế khơng cơng bằng so với những đối thủ nước ngoài.


Ngày 19/7/2016, Liên minh châu Âu (EU) lần thứ ba đệ đơn kiện Trung Quốc lên
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế và hạn ngạch xuất khẩu mà quốc
gia này áp dụng đối với các nguyên liệu thô. EU từng thực hiện thành công những vụ
kiện tương tự đối với Trung Quốc vào năm 2012 và 2014 liên quan tới các mặt hàng
thơ khác như bơ xít, kẽm và than cốc. Ủy viên Malmstroem khẳng định trong hai vụ
kiện trước đó, các biện pháp hạn chế hàng xuất khẩu mà Trung Quốc đưa ra đều bị kết
luận là vi phạm luật thương mại quốc tế nhưng quốc gia này vẫn khơng gỡ bỏ hồn
tồn các biện pháp nên EU tiếp tục kiện.
2.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
2.1.

Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới (hay còn gọi là chủ nghĩa dân tộc
kinh tế) là gì? Xu thế của nó trong bối cảnh thế giới hiện nay

Ngày nay tuy rằng hịa bình đã lập trên tồn thế giới, xóa bỏ đơ hộ thống trị, các
nước được tự do hóa thương mại và hợp tác đảm tính cơng bằng giữa các quốc gia

nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được Chủ nghĩa trọng thương vẫn tồn tại, được gọi là
Chủ nghĩa Trọng thương kiểu mới ở một số quốc gia như Nhật Bản, Singapore,… và
nhất là ở Trung Quốc. Chủ nghĩa này được tồn tại và biến tướng một cách tinh vi thể
hiện qua chính sách, mục tiêu của các quốc gia nhằm thâu tóm thị trường nguyên liệu
thế giới.
Chủ nghĩa trọng thương kiểu mới xuất hiện thay thế cho chủ nghĩa cũ nhưng
cũng khơng có gì thay đổi q nhiều chỉ khác là nó đang thay đổi theo hướng của nền
kinh tế thị trường tự do hóa thương mại. Khi mà chủ nghĩa trọng thương kiểu cũ áp
dụng cho các nước tư bản lên các nước thuộc địa thì hiện nay lợi dụng sự tự do hóa
thương mại các nước lớn, quy mô kinh tế đồ sộ lại đang âm mưu cho mình một mục
tiêu thâu tóm ngun liệu thơ trên tồn thế giới, bành trướng và có mặt trên mọi quốc
gia để thu mua, chèn ép đầu cơ tích trữ nguyên liệu thơ cho quốc gia mình.
Ở thời hiện nay, áp dụng chủ nghĩa trọng thương là tốt hay xấu?
Chủ nghĩa trọng thương là một lý thuyết kinh tế cổ điển, coi tiền bạc là sự giàu
có của một quốc gia, coi lợi nhuận là sự lừa gạt và chỉ quan tâm đến lợi ích của một
bên nhưng nó cũng có một vài ưu điểm mà chúng ta không thể phủ nhận như đề cao
vai trò của thương mại, nhận thức được vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế
và là cơng cụ chính sách điều tiết nền kinh tế, cũng như nhận thức được vai trò của
việc tập trung cơng nghiệp hóa, khuyến khích xuất khẩu hơn nhập khẩu tạo ổn định


cho nền kinh tế trong nước. Việc áp dụng chủ nghĩa trọng thương hiện nay nếu như
được kết hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước và tn thủ luật pháp
thương mại quốc tế thì nó lại là một công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế đất nước
và đảm bảo tính cơng bằng giữ vững ổn định bằng cho nền kinh tế thế giới.
Dưới góc nhìn của chủ nghĩa trọng thương, vì sao các quốc gia tham gia
TMQT, các quốc gia thu đc lợi ích là gì, lợi ích đó đến từ đâu?
Thời nay dưới góc nhìn của chủ nghĩa ngoại thương khi các nước gia nhập
thương mại quốc tế, cũng như vậy với mục đích làm tăng của cải vật chất bằng việc
trao đổi ngoại thương, các quốc gia sẽ trở nên giàu có hơn khi được tự do lưu thơng, tự

do thu mua nguyên liệu trên thị trường và thậm chí có nhiều cơ hội hơn để thâu tóm thị
trường đặc biệt là ngun liệu thơ.
Vậy thì lợi ích đó đến từ đâu? Rõ ràng, khi các quốc gia tham gia vào thương mại
quốc tế, dù thời tư bản hay thời nay thì việc thâu tóm thị trường ngun liệu thơ giá trị
thấp của các nước khác và đem về nước mình sản xuất tạo thành sản phẩm có giá trị
cao rất cao và đem bán trên thị trường quốc tế kết quả thu được rất nhiều của cải
ngoại tệ và nó tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Hay nói 1 cách tóm gọn lại
là mua rẻ bán đắt. Đó là lợi ích mà chủ nghĩa trọng thương đem lại cho quốc gia đang
áp dụng chính sách này nhưng suy cho cùng cũng chỉ là lợi ích riêng lẻ của một quốc
gia mà có thể dẫn đến nhiều tác động đến nền kinh tế thế giới nên tổ chức thương mại
thế giới cần có những động thái rõ ràng cụ thể để xử lý những hành động trục lợi gây
ảnh hưởng đến nền kinh thế toàn cầu.
Trung Quốc có đang theo chủ nghĩa trọng thương?
Quốc tế có thể thấy rõ Chủ nghĩa Trọng thương mới ở Trung Quốc khi nhìn vào
các chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, dự trữ ngoại hối quốc gia
và chính sách kiểm sốt vốn của nước này.
Bảo hộ mậu dịch chặt chẽ
Trung Quốc là một quốc gia luôn đạt được thặng dư trong cán cân thương mại
trong gần 1 thập kỷ gần đây. Năm 2006, thặng dư thương mại của Trung Quốc là
177,47 tỷ Đôla, đến năm 2016 là 530,28 tỷ dola, gấp gần 3 lần. Trung Quốc luôn nằm
trong các quốc gia dẫn đầu trong việc đạt được thặng dư trong cán cân thương mại giai
đoạn 2006 – 2016. Điều này được thực hiện bởi các chính sách khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ mậu dịch chặt chẽ như đặt thuế cao, hạn ngạch nhập


khẩu để bảo vệ và kích thích sản xuất trong nước, giúp nền kinh tế phát triển. Một
chính sách mà Trung Quốc thường hay áp dụng đó chính là Hạ giá đồng Nhân dân tệ.
Điều này khiến cho giá hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn tương đối và giá hàng nhập khẩu
nước ngồi đắt lên tương đối, khuyến khích được xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ: đạt gần 3 nghìn tỷ
đôla vào tháng 1 năm 2017, vượt xa quốc gia đứng thứ 2 là Nhật Bản với 1,24 nghìn tỷ
USD. Về dự trữ vàng, Trung Quốc dự trữ 1.762,3 tấn vàng năm 2014, chiếm 1,8%
tổng dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nhiều đến mức Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước
này đang trở thành một vấn đề gây đau đầu đối với chính phủ nước này bởi có thể gây
nên lạm phát trong dài hạn.
Chính sách kiểm sốt dịng vốn của Trung Quốc
Điều này cũng là hệ quả của bộ ba bất khả thi: tỷ giá cố định, tự do lưu chuyển
dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Việc dùng chính sách kiểm sốt vốn đã thành
cơng ở nước này trong việc hạn chế hoặc khuyến khích dịng vốn chảy ra và dịng vốn
chảy vào nền kinh tế. Chính sách này đã giúp nền kinh tế Trung Quốc tránh khỏi tác
động của những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới trong hàng thập kỷ, ví dụ
như cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước ASEAN năm 1990.
Có thể nói, Trung Quốc là một mẫu quốc gia điển hình của mơ hình chủ nghĩa
Trọng thương mới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong giai đoạn gần
đây có dấu hiệu chững lại. Điều này khiến Trung Quốc phải có sự thay đổi trong kinh
tế để có thể tiếp tục đạt được sự tăng trưởng như hiện nay.
2.2.

2.2.1.

Mục đích và những động thái của Trung Quốc xoanh quanh nguồn
nguyên liệu thơ là gì? Biểu hiện của CNTT kiểu mới (Chủ nghĩa dân
tộc kinh tế)

Mục đích

Với khát vọng vươn ra tồn cầu, Trung Quốc đối mặt với việc xem xét lại mơ
hình chun mơn hố các mặt hàng xuất khẩu của mình bằng cách lựa chọn hai đường

lối:

-

Giảm bớt sự phụ thuộc vào các chuỗi sản xuất bên ngoài


-

Chuyển đổi sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang sản xuất sản phẩm có giá
trị gia tăng cao
Theo một báo cáo của Natixis (Natixis, 2013), từ năm 1997 đến năm 2007, Trung
Quốc đã vượt qua các khu vực tiên tiến nhất trên thế giới để chiếm thị phần lớn nhất
trong các ngành hàng công nghệ cao như hàng không vũ trụ, thiết bị y tế, thiết bị điện
tử… Do đó có thể thấy rằng các sản phẩm cơng nghệ tiên tiến có giá trị gia tăng cao sẽ
được sản xuất tại chỗ. Từ đó giảm giá trị nhập khẩu của hàng xuất khẩu và chuyển một
phần của quá trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến các quốc gia Châu Á khác nơi chi
phí lao động rẻ hơn. Điều này dẫn đến một câu chuyện khi Trung Quốc sẽ cạnh tranh
với những quốc gia mới nổi trong khi giảm sự phụ thuộc của nó vào nước ngoài và
việc tiến hành nâng cấp chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất địi hỏi đầu vào. Do đó trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua,
Trung Quốc đã trong cuộc hành trình săn lùng tồn cầu để tìm kiếm nguồn ngun liệu
thơ mà họ cần để duy trì dây chuyền sản xuất trong nước của mình. Nhu cầu của Trung
Quốc đối với các mặt hàng than, dầu, khí đốt,… đã gây ra sự thay đổi thế tục trên thị
trường hàng hố tồn cầu. Hành động thâu tóm nguồn tài ngun khống sản khơng
chỉ để phục vụ mục tiêu xuất khẩu tài nguyên ngược về Trung Quốc, giải quyết sự
thiếu hụt đầu vào của nền cơng nghiệp nước này, mà cịn nhằm mục đích tăng dự trữ
quốc gia cho thế hệ sau.

2.2.2.


Những hành động của Trung Quốc xoay quanh nguyên liệu thô

Hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô
Ngày 4/11/2009, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Mexico đã yêu cầu Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) dàn xếp cuộc tranh cãi giữa họ với Trung Quốc về chính
sách hạn chế xuất khẩu ngun liệu thơ của nước này. Các quốc gia đã cáo buộc Trung
Quốc đã áp đặt thuế và hạn ngạch xuất khẩu đối với các tài ngun khống sản của
mình. Cụ thể:

-

Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với bơ-xít, than cốc, flourit, cacbua
silic và kẽm.

-

Trung Quốc áp thuế xuất khẩu từ 10% đến 15% đối với bơ-xít (tùy thuộc sản
phẩm), 40% đối với than cốc, 15% đối với flourit, 10% đối với magie, từ 15%
đến 20% đối với măng-gan (tùy thuộc sản phẩm), 15% đối với kim loại silic và
từ 5% đến 30% đối với kẽm (tùy thuộc sản phẩm).


-

Trung Quốc quy định thêm các yêu cầu và thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu
các nguyên liệu này, bao gồm, nhưng không hạn chế, những nội dung sau:

+


Hạn chế quyền xuất khẩu.

+ Đặt ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải
thỏa mãn để có thể xuất khẩu khác với những tiêu chí áp dụng với doanh
nghiệp trong nước.

+ Yêu cầu các nhà xuất khẩu phải trả phí.
+ Trung Quốc duy trì hệ thống giá xuất khẩu tối thiểu đối với những
nguyên liệu này và yêu cầu kiểm tra cũng như thủ tục phê duyệt hợp
đồng và giá xuất khẩu. Trung Quốc điều hành hệ thống này và những
yêu cầu nói trên thơng qua các Bộ cũng nhưng các phịng Thương mại.
Thâu tóm khống sản trên tồn thế giới
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế về nguồn cung tài nguyên
thiên nhiên ổn định và chủ động, Trung Quốc tăng mạnh vốn đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài (FDI) vào các khu vực Châu Phi, Châu Á hay Mỹ Latinh. Nền tảng của những
mối quan hệ đang lớn mạnh giữa Trung Quốc và các quốc gia cung cấp tài nguyên là
hợp tác kinh tế toàn cầu trong khu vực, tạo ra mối liên kết đa chiều, mạnh mẽ với các
khu vực khác nhau trên thế giới trong chuỗi giá trị phức tạp được sắp đặt.
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới biến chuyển nhanh chóng. Kế
hoạch 5 năm về Phát triển Kinh tế Xã hội Quốc gia lần thứ 10 (2001-2005) đã thiết lập
một chiến lược để Trung Quốc tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên ở các nước khác,
thiết lập cơ sở cung cấp dầu mỏ và khí đốt từ bên ngồi, đa dạng hóa nguồn nhập khẩu
dầu mỏ, tạo nên nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược và duy trì an ninh năng lượng quốc
gia. Từ năm 2004, Chiến lược “Vươn ra tồn cầu” của Trung Quốc được tính tốn cụ
thể để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tài nguyên thiên nhiên cả ở quy mơ khu vực
và tồn cầu và khuyến khích đầu tư ra nước ngồi bằng cách trợ cấp đầu tư cho các
công ty Trung Quốc trong lĩnh vực khai thác tài nguyên.
Chiến lược “Vươn ra toàn cầu” được các tổ chức quốc tế coi như là “bẫy nợ” đối
với các quốc gia được đầu tư. “Bẫy nợ” này của Trung Quốc được tóm tắt như sau:


-

Khuyến khích các nước nghèo vay nợ để đầu tư vào các dự án hạ tầng như cầu
cống, đường cao tốc, bến cảng… với những ưu đãi lớn. Nhưng khi đến kỳ hạn


trả nợ sẽ siết chặt các điều khoản thanh toán hoặc tăng lãi suất hoặc cho vay
thêm với lãi suất cao hơn.

-

Chủ động và tích cực tư vấn về việc sử dụng vốn vay của Trung Quốc đầu tư
vào những dự án có khả năng thất bại cao, sau đó sẽ phải nhượng quyền lại cho
Trung Quốc.

-

Hối lộ tham nhũng quan chức địa phương.

-

Khi các quốc gia này không trả được nợ thì sẽ phải tiếp tục phụ thuộc vào
Trung Quốc hoặc phải nhượng cho Trung Quốc những vùng đất hay những
vùng cơ sở chiến lược.

-

Tiếp đến, họ sẽ gây áp lực phải mở cửa thị trường của các quốc gia này cho các
sản phẩm làm từ nguồn tài nguyên giá rẻ cưỡng đoạt được.
Theo tổ chức giám sát đất đai Land Matrix của châu Âu, doanh nghiệp Trung


Quốc đã chiếm quyền kiểm soát đối với 6,48 triệu hecta đất nơng nghiệp, lâm nghiệp
và mỏ trên tồn thế giới từ năm 2011 đến 2020. Con số trên vượt xa 1,56 triệu hecta do
doanh nghiệp Anh kiểm soát, 860.000 hecta của doanh nghiệp Mỹ, và 420.000 hecta
của doanh nghiệp Nhật Bản. Các cơng ty Trung Quốc đang nhanh chóng thâu tóm
thêm đất ở nước ngoài để phục vụ nhu cầu nội địa, xuất phát từ quá trình phát triển
kinh tế mạnh mẽ của nước này. Mua đất ở nước khác giúp doanh nghiệp đảm bảo
nguồn cung tài nguyên trong bối cảnh nguồn cung tồn cầu trở nên eo hẹp.

2.2.3.

Phân tích biểu hiện CNTT kiểu mới (Chủ nghĩa dân tộc kinh tế)
qua các hành động liên quan tới nguyên liệu thô của Trung Quốc

Sự can thiệp quá sâu và thô bạo của chính quyền
Qua các hoạt động trên của Trung Quốc xoay quanh nguồn nguyên liệu thô đã
cho chúng ta thấy 1 sự can thiệp q sâu và thơ bạo của chính quyền vào nền kinh tế
và các hoạt động ngoại thương của nước này. Khi mà cả thế giới và các nước đang cố
gắng thúc đẩy và duy trì nền kinh tế thị trường thì Trung Quốc đã và đang áp đặt các
chính sách hạn chế xuất khẩu ngun liệu thơ, áp đặt thuế, các hạn ngạch xuất khẩu và
ủng hộ sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước. Đây
là 1 trong những biểu hiện tiêu biểu của Chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Đặt lợi ích dân tộc lên trên các nước khác
Các chính sách này trong mối quan hệ quốc tế, ngoại thương chỉ tập trung vào
việc đạt được lợi ích cho các doanh nghiệp công ty Trung Quốc mà sẵn sàng làm tổn


hại đến lợi ích chính đáng của các quốc gia khác, lảng tránh nghĩa vụ quốc tế và những
vấn đề toàn cầu. Bằng cách thiết lập các mối quan hệ khắp Châu Phi, Châu Á và các
nước Mỹ Latinh, Trung Quốc đang ngày càng lấy nhiều tài nguyên thiên nhiên của thế

giới ra khỏi thị trường toàn cầu và giữ làm của riêng.
Chiến lược này giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh với
Mỹ, EU và phần cịn lại của thế giới khi có thể tiếp cận với nguồn tài nguyên thiên
nhiên với chi phí giá rẻ. Vì vậy, hàng hố sản xuất tại Trung Quốc cũng sẽ có giá thành
thấp hơn so với giá hàng nhập khẩu nước ngoài và giúp các doanh nghiệp nội địa có
lợi thế cạnh tranh khơng cơng bằng với các nước khác khi xuất khẩu hàng hóa, sản
phẩm ra thị trường thế giới. Đồng thời lợi thế về chi phí nguyên liệu đầu vào này kéo
theo việc các công ty, doanh nghiệp nước ngồi có các hoạt động sản xuất, kinh doanh
liên quan tới ngun liệu thơ có xu hướng tìm cách dịch chuyển nhà máy, khu sản xuất
của mình tới Trung Quốc nhằm hạ thấp chi phí đầu vào. Điều này giúp tạo thêm công
ăn việc làm và các dịch vụ đi kèm liên quan cho người dân Trung Quốc. Nhưng đi
cùng nó là sự mất việc hàng loạt của công nhân các nước khác khi các nhà máy này bị
dời đi.
Tăng mạnh FDI và tạo sức ép tới các nước đang thiếu nợ
Đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc kinh tế là chỉ coi trọng lợi ích kinh tế của
quốc gia, những người dân tộc chủ nghĩa có thể ủng hộ hoặc chống lại các mối quan
hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế nước ngồi (Tồn cầu hóa) tùy thuộc vào sức
mạnh và vị trí quốc tế của một nền kinh tế quốc gia cụ thể. Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa
về kinh tế khơng chỉ có ở những người quay lưng với tồn cầu hóa, mà những tư tưởng
cổ vũ cho tồn cầu hóa và tự do thương mại nhằm đạt được những lợi ích kinh tế và
chính trị khơng cơng bằng, không minh bạch, không cùng thắng thông qua việc thực
hiện cái mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “chính sách đầu tư và mậu dịch mang tính
cướp đoạt”, “chủ nghĩa thực dân về kinh tế” hay “ngoại giao bẫy nợ”cũng có thể xem
là một dạng biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Điều đó cũng được thể hiện
qua hoạt động tăng mạnh vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) vào các khu vực
Châu Phi, Châu Á hay Mỹ Latinh của Trung Quốc đã nêu ở trên.
2.3.

2.3.1.


Trung Quốc được và mất gì khi áp dụng chủ nghĩa trọng thương này?

Mặt lợi

Tạo lợi thế mở rộng thị phần toàn cầu


Việc Trung Quốc áp dụng chủ nghĩa trọng thương cho phép quốc gia này mở
rộng thị phần toàn cầu, gây tổn hại cho các cơng ty đối thủ khơng có được các lợi thế
không công bằng mà Bắc Kinh dành cho các cơng ty của mình. Theo đó, một nguồn
ngun liệu lớn đang bị Trung Quốc găm giữ để tạo nên lợi thế cạnh tranh không công
bằng khi các nhà sản xuất nước ngoài phải mua nguyên liệu với giá đắt hơn trong khi
ngành công nghiệp của Trung Quốc sẽ có lợi thế sản phẩm rẻ do chi phí đầu vào thấp
hơn. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các chính sách và tập tục bảo hộ do nhà nước chỉ
đạo gây tổn hại cho các công ty và người lao động Hoa Kỳ, làm méo mó thị trường
tồn cầu.
Tạo việc làm cho hàng triệu nhân công và tận dụng khả năng tinh chế
Các hành động của Trung Quốc nhằm duy trì dây chuyền sản xuất của mình, tạo
việc làm cho hàng triệu nhân công tham gia vào lực lượng lao động mỗi năm của quốc
gia này và tận dụng khả năng tinh chế hơn hẳn các quốc gia khác để tạo ra các sản
phẩm có lợi thế cạnh tranh. Một số quốc gia giàu tài ngun hoặc có trình độ cơng
nghiệp hóa thấp hơn Trung Quốc bị hấp dẫn bởi việc xuất khẩu tài ngun, hàng hóa
thơ, sơ chế. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất khẩu thành phẩm có khả năng cạnh
tranh rất tốt sang quốc gia xuất khẩu tài nguyên.Hậu quả là sản xuất công nghiệp của
quốc gia xuất khẩu tài nguyên bị thu hẹp, thậm chí không thể phát triển được do bị gắn
chặt vào việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng hóa có hàm lượng kĩ thuật thấp. Về lâu
dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng suất do sản xuất công nghiệp bị thui
chột và thiếu đổi mới, sáng tạo.
Tạo lợi thế cho mình với vị trí độc tơn đất hiếm - một lợi điểm để thương
lượng

Trung Quốc cũng tạo lợi thế cho mình với vị trí độc tơn đất hiếm. Đây là nguyên
liệu chủ chốt cho các ngành điện tử và cơng nghệ cao trên tồn cầu. Theo đó, 95% đất
hiếm trên thế giới do Trung Quốc khai thác trong khi lượng xuất khẩu ra thế giới lại rất
ít và các loại hợp kim có chứa trên 10% hàm lượng đất hiếm sẽ chỉ được xuất với số
lượng nhất định.Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi việc cắt đứt nguồn cung
cấp cho các quốc gia khác như một lợi điểm để thương lượng. Họ đã làm vậy khi Hoa
Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và một lần nữa khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng của
một tàu đánh cá Trung Quốc, yêu cầu trao trả vị thuyền trưởng này trước khi ông ta bị
thẩm vấn. Trung Quốc thực sự đã cắt nguồn cung cấp của Nhật Bản vào năm 2010,


trong bối cảnh tranh chấp liên quan đến Quần đảo Senkaku. Luật kiểm soát xuất cảng
mới của Trung Quốc sẽ áp dụng đối với kim loại đất hiếm, giúp Đảng Cộng sản Trung
Quốc có quyền quyết định nhiều hơn về việc nước nào có thể sở hữu nguồn tài nguyên
này và họ có thể nhận được bao nhiêu. Tất nhiên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh,
Trung Quốc sẽ không bán đất hiếm cho các địch thủ của họ.

2.3.2.

Mặt hại

Phải nhận sự phê phán mạnh mẽ từ các nước trên thế giới
Quốc gia này đã phải nhận sự phê phán từ các nước trên thế giới khi áp dụng các
biện pháp xuất khẩu. Ngày 23/6/2009, Mỹ và EU đã chính thức đệ đơn lên WTO kiện
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đối với 9 mặt hàng nguyên vật liệu là quặng nhôm,
than cốc, đá thạch anh, magie, mangan, silic dạng kim loại, oxit silic, phốt pho, kẽm.
Đơn kiện cho rằng việc hạn chế xuất khẩu này đã vi phạm những điều Trung Quốc
cam kết khi gia nhập WTO năm 2001. Tiếp đó ngày 21/8/2009, Mexico cũng đâm đơn
kiện Trung Quốc về vấn đề này.Nếu thua kiện, Trung Quốc buộc phải hủy bỏ hạn
ngạch hạn chế xuất khẩu, nếu không sẽ chịu các trừng phạt kinh tế từ các quốc gia

khác như thuế quan, hạn ngạch, cấm vận và hàng rào phi thuế quan.
Gánh nặng kinh tế từ việc phải nhập khẩu lượng lớn dầu
Việc phải nhập khẩu nhiều dầu mỏ hơn nữa cũng đặt kinh tế Trung Quốc trước
nhiều khó khăn hơn. Trước hết, đó là việc phải chi tiêu cho nhập khẩu dầu nhiều hơn.
Số liệu về tỷ trọng chi tiêu để nhập khẩu dầu mỏ/GDP của Trung Quốc đã tăng mạnh
từ 1,55% GDP (năm 2000) lên 2,72% GDP (năm 2011); với giá trị nhập khẩu tăng từ
16,7 tỉ USD (2000) lên 196,6 tỉ USD (năm 2011) do (i) giá dầu biến động mạnh (tăng
65 USD) và (ii) lượng nhập khẩu tăng. Tiếp theo, việc tiêu thụ dầu mỏ nhiều hơn cũng
đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chịu tác động mạnh hơn khi giá
dầu tăng cao. Tính tốn của IMF (năm 2000) cho thấy, giá dầu thô tăng 5 USD/thùng,
sẽ làm GDP thực tế của nước đang phát triển và nhập siêu dầu thô suy giảm 0,3%. Phụ
thuộc vào nguồn cung dầu từ Trung Đông đã làm gia tăng các rủi ro. Năm 2011, Trung
Quốc nhập khẩu từ Trung Đông 137,8 triệu tấn dầu (xấp xỉ 980 triệu thùng), chiếm
42% lượng dầu nhập khẩu từ bên ngoài. Số liệu thống kê cho thấy, trong các năm
trước gần 50% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ các nước Trung Đông nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản, trong khi tỷ trọng này của Mỹ chỉ có


khoảng 12 - 15%. Điều này khiến việc đảm bảo an ninh năng lượng dầu mỏ của Trung
Quốc gặp phải thách thức lớn nếu khu vực Trung Đông xảy ra những bất ổn.
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường
Ngồi ra, Trung Quốc không thực thi những hạn chế về môi trường giống như
các nước khác trên thế giới, cùng với việc nhập khẩu nhiều đồng nghĩa với cần thực
hiện chiết tách và tinh chế đất hiếm thường xuyên dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường
xung quanh các khu công nghiệp trở nên trầm trọng hơn nếu các khoáng chất này
thường xun xuất hiện các mỏ phóng xạ có thể rị rỉ vào các tầng nước ngầm.
2.4.

2.4.1.

Tác động của các chính sách chủ nghĩa trọng thương kiểu mới của

Trung Quốc

Tác động của các chính sách trọng thương tới chuỗi cung ứng
tồn cầu

Các chính sách trọng thương của Trung Quốc đã gây ra khơng ít trở ngại trong
việc lưu thơng hàng hóa, hay rộng hơn là sự phát triển kinh tế toàn cầu, trong đó có
chuỗi cung ứng. Phân tích ảnh hưởng của chính sách kiểm sốt ngun liệu thơ đến
chuỗi cung ứng tồn cầu này, có thể thấy rằng Trung Quốc đang gây áp lực lên nguồn
cung từ đó thao túng giá ngun liệu. Bởi vì, khống sản chỉ thường được tìm thấy ở
một hoặc một vài khu vực địa lý trên thế giới, việc khai thác và xuất khẩu tiềm năng
của chúng tập trung ở một vài quốc gia. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc vào hàng nhập
khẩu của các quốc gia tiêu thụ những nguyên liệu này hoặc thành phẩm được sản xuất
từ chúng, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn nguồn cung của thế giới. Thuế xuất
khẩu tạo ra sự chênh lệch giữa giá cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Nó làm
tăng giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc, do đó làm tăng giá toàn cầu. Hạn ngạch xuất
khẩu làm giảm nguồn cung toàn cầu, điều này cũng làm tăng giá đối với các nước
nhập khẩu. Những tác động này đều lớn hơn do quy mô của nền kinh tế Trung Quốc.
Chúng tạo ra những bất lợi nghiêm trọng cho các nhà sản xuất hạ nguồn ở các nước
nhập khẩu. Đối mặt với tình hình này trong một nền kinh tế cạnh tranh, các nhà nhập
khẩu sẽ chuyển sang các nhà cung cấp thay thế. Nhưng điều đó là khơng thể đối với
đất hiếm, vì khơng có nhà cung cấp thay thế cho Trung Quốc và khơng có sản phẩm
thay thế sẵn có trong ngắn hạn. Như vậy, tác động chính là giá thế giới tăng mạnh.
Nhu cầu tiếp tục cao, do nhu cầu của các ngành công nghiệp ở các nước nhập khẩu.
Với quy mơ nền kinh tế của mình, Trung Quốc có thể đơn phương cải thiện các điều


khoản thương mại vì khả năng ảnh hưởng đến giá thế giới. Các nước nhập khẩu phải
chịu chi phí bằng cách trả giá cao hơn trong khi nước xuất khẩu được hưởng phúc lợi.
Trong trường hợp này, Trung Quốc thu được lợi nhuận kinh tế lớn. Tuy nhiên, có một

khoản lỗ ròng cho thế giới. Hạn ngạch xuất khẩu là một phương tiện hữu hiệu để
chuyển hướng nguồn cung đất hiếm từ nước ngoài vào thị trường trong nước nhằm đạt
được lợi thế cho ngành sản xuất trong nước. Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm giá
nguyên liệu thô một cách hiệu quả cho các nhà sản xuất trong nước trong ngành công
nghiệp thượng nguồn - điều này tạo ra lợi thế cho các ngành cơng nghiệp hạ nguồn.
Nó cho phép các nhà sản xuất hạ nguồn của Trung Quốc sản xuất các sản phẩm có giá
thấp hơn từ nguyên liệu thơ và do đó tạo lợi thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc khi
cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài. Điều này tạo động lực cho các nhà sản
xuất nước ngồi chuyển hoạt động và cơng nghệ của họ sang Trung Quốc, điều này
mang lại lợi thế bổ sung cho ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, hạn ngạch
xuất khẩu trừng phạt các nhà sản xuất nguyên liệu thô trong nước, ngăn cản họ xuất
khẩu tự do sang các thị trường quốc tế có giá cao hơn. Điều này có thể có tác động tiêu
cực trong dài hạn, vì doanh thu thấp hơn trong ngành khai khống sẽ làm giảm đầu tư
và làm suy giảm khả năng khai thác lợi thế so sánh tự nhiên của Trung Quốc. Trung
Quốc hiện đang cấm đầu tư nước ngoài vào ngành cơng nghiệp thượng nguồn chính.
Tóm lại, các biện pháp hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc làm giảm nguồn cung toàn
cầu và gây ra giá tăng trên thị trường toàn cầu cho các nước nhập khẩu.

2.4.2.

Tới quan hệ kinh tế giữa các nước

Thương mại quốc tế đã tăng trưởng rất mạnh trong những thập kỷ gần đây, nhờ nỗ lực
không ngừng của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy thương mại tự do và dỡ bỏ các rào cản
kinh tế. Nhiều nước đang phát triển đã nắm bắt cơ hội này để tăng trưởng kinh tế, mở
cửa để tăng cường thương mại và đạt được những kết quả có giá trị. Nhưng ngược lại
với xu hướng đang diễn ra này, Trung Quốc lại lựa chọn đi con đường của chủ nghĩa
trọng thương kiểu mới, ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ kinh tế. Ví dụ tiêu biểu nhất
chính là trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Cuộc chiến bắt đầu từ tháng 3/2018, tuy nhiên khi Mỹ có động thái tăng thuế quan

hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thì Trung Quốc mới có những động thái đáp trả rõ rành
liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đó là: áp thuế 15 - 25% đối với 128 danh
mục sản phẩm bao gồm trái cây, rượu vang, ống thép liền mạch, thịt lợn và nhôm tái


chế, cùng với mức thuế bán phá giá 178,6% đối với lúa miến nhập khẩu từ Hoa Kỳ và
sau đó là nhiều chính sách thuế quan xuất nhập khẩu khác. Trong trường hợp này, cả 2
phía đều theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, cụ thể là dân tộc kinh tế nên cuộc đối đầu hết
sức cực đoan và kết quả là gây ảnh hưởng nặng nề cho tiềm lực của cả 2 bên. Quan hệ
kinh tế của 2 nước tụt xuống mức thấp nhất từ trước đến giờ. Như vậy, có thể kết luận
được rằng chủ nghĩa trọng thương kiểu mới đã kéo tụt quan hệ kinh tế của 2 “ông lớn”
kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, từ cuộc chiến thương mại đó và các chính sách bảo hộ mậu dịch được đưa
ra lại có rất nhiều những nước nhỏ bị ảnh hưởng, quan hệ kinh tế giữa các nước này và
2 nước Trung - Mỹ có bước tiến mới, giao thương ngày càng được mở rộng, trong đó
có Việt Nam.
Trong trường hợp của Việt Nam, để tránh mức thuế cao, cả các công ty của Trung
Quốc và Mỹ đã giảm nhập khẩu một số hàng hóa từ nước khác và bắt đầu tìm kiếm
nguồn cung từ Việt Nam, khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam tăng
lên và mở ra nhu cầu cao đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may. Theo dữ liệu của
chính phủ Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư quan trọng tại Việt Nam.
Năm 2018, đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 6,8% vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực
xây dựng, sản xuất năng lượng và quy mô đầu tư đã tăng từ 700 triệu USD năm 2011
lên hơn 2,4 tỷ USD vào năm 2018.
Bên cạnh những tác động tích cực, Việt Nam cũng chịu tác động bất lợi từ cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung Quốc. Lấy thực tế khi Hoa Kỳ áp dụng thuế quan đối với
Trung Quốc một cách rộng rãi đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc, bởi vì Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa. Theo thống kê, xuất
khẩu các sản phẩm điện tử, điện thoại di động, máy tính, thủy sản và nơng sản của Việt

Nam sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy xu hướng giảm. Trong số
đó, giá trị xuất khẩu của điện thoại di động và thủy sản giảm lần lượt 62,3% và 31,5%
Ngoài Việt Nam là một nước nhỏ đang phát triển, Ấn Độ - một “ông lớn” trong lĩnh
vực kinh tế cũng chịu tác động không nhỏ từ cuộc chiến tranh thuế quan của Mỹ Trung. Theo bài báo cáo “The US China Trade confrontation and implications for
India” của tác giả Kantha, S. viết năm 2018, có thể thấy trong giai đoạn chiến tranh
thương mại xảy ra, sự quan tâm của Trung Quốc đối với các sản phẩm của Ấn Độ đã


tăng lên ít hơn 12 tỷ USD. Tác giả cịn dự đoán nếu hàng rào thuế quan do Mỹ và
Trung Quốc áp đặt diễn ra đúng như kế hoạch, thương mại tồn cầu có thể thu hẹp lại,
tác động đến sự gia tăng xuất khẩu gần đây của Ấn Độ. Do dịng chảy thương mại tồn
cầu mạnh mẽ hơn, xuất khẩu của Ấn Độ mở rộng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
10%.
Theo một tạp chí của IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khối lượng thương mại toàn cầu tăng
trưởng mạnh với tốc độ 5,1% trong năm 2018 và 4,7% trong 2019. Các biện pháp bảo
hộ được lên kế hoạch được coi là một yếu tố rủi ro đáng kể, đe dọa kiềm chế tốc độ
này và ảnh hưởng đến niềm tin thương mại, điều này có thể hạn chế sự mở rộng xuất
khẩu của Ấn Độ. Có khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ xem xét các nhà sản xuất thứ ba
để nhập khẩu của nhu yếu phẩm cho nước mình. Ấn Độ, với tư cách là một quốc gia
thương mại hàng đầu, có thể nằm trong danh sách các nguồn tiềm năng cho cả hai.
Được biết, Ấn Độ đã đề nghị bán đậu nành và đường cho Trung Quốc trong khoảng
thời gian diễn ra sự kiện Đối thoại Kinh tế Chiến lược được tổ chức tại Bắc Kinh tháng
4/2018. Như vậy, cũng như Việt Nam, Ấn Độ cũng phần nào được hưởng lợi từ cuộc
chiến tranh Mỹ - Trung nhưng ít gặp trở ngại hơn.
Từ những phân tích trên, có thể nhận định rằng việc Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa
trọng thương không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ kinh tế với các nước lớn khác, trừ
khi đối đầu trực diện, nhưng cũng mang đến tác động không nhỏ đối với nền kinh tế
của các nước đang phát triển.

2.4.3.


Tới q trình tồn cầu hóa hiện nay

Trong q khứ, các quốc gia có phân chia biên giới rõ ràng, người dân có ý thức cao
về truyền thống, thương mại chủ yếu là nội thương. Ngày nay, khi thế giới trở nên
“phẳng” hơn thì những rào cản về địa lý khơng cịn là yếu tố gây khó khăn cho hoạt
động thương mại. Tuy nhiên, Trung Quốc lại chọn theo đuổi chủ nghĩa trọng thương
kiểu mới và phần nào khiến người dân của họ bị hạn chế tham gia vào quá trình tồn
cầu hóa.
Theo Báo cáo của WTO, việc thiếu các quy định toàn cầu về hạn chế xuất khẩu đã dẫn
đến sự ra đời của ít nhất 10 hàng rào mới, được Trung Quốc đưa ra trong giai đoạn
10/2010 - 4/2011. Năm 2017 - 2021 được ghi nhận là giai đoạn trỗi dậy của làn sóng
bảo hộ mậu dịch, với sự xuất hiện nhiều công cụ mới và được Trung Quốc áp dụng
rộng rãi với nhiều hình thức, bao gồm: Thuế và Các hàng rào phi thuế quan. Việc áp


dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để hạn chế nhập khẩu trên phương diện nào đó đã
làm chậm đi q trình tồn cầu hóa, khiến các nước khác khó thực hiện tự do hóa
thương mại với Trung Quốc và thương nhân Trung Quốc ít có cơ hội tiếp xúc với
thương mại quốc tế hơn so với các quốc gia khác. Bouet và Laborde (2010) đã sử dụng
mơ hình tồn cầu CGE MIRAGE để dự đoán tác động của một kịch bản liên quan đến
việc tăng thuế quan ở các nền kinh tế chủ chốt lên tới mức ràng buộc của WTO. Theo
kinh nghiệm nghiên cứu, các tác giả chứng minh rằng sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ
toàn cầu dẫn đến giảm 9,9% thương mại và sự sụt giảm trong phúc lợi toàn cầu, với sự
sụt giảm sau này được thể hiện rõ ràng hơn ở nhiều quốc gia nghèo.
Hệ thống tiếp thị quốc tế và truyền thông trong thời buổi tồn cầu hóa, tự do hóa
thương mại là hoàn toàn rộng mở, tạo ra nhiều kênh tự do cho việc xuất nhập khẩu
khối lượng lớn các văn hóa phẩm, thực phẩm, thuốc, quần áo, phim ảnh… Với Trung
Quốc, khi nước này theo đuổi chủ nghĩa trọng thương đã xuất khẩu rất nhiều hàng hóa
tới các nước đang phát triển, có yêu cầu về chất lượng thấp. Lâu dần, các nước thường

xuyên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sẽ có khả năng bị ảnh hưởng và thậm chí là
bị đồng hóa về văn hóa, chính trị và phụ thuộc về thương mại, kinh tế. Ngược lại, tại
Trung Quốc, khi các văn hóa phẩm, nhu yếu phẩm,... được chú trọng tự cung tự cấp
trong nước thì người dân ít có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa khác, ít có cơ
hội trải nghiệm hơn.
Có thể nói, việc theo đuổi chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc đã kéo chậm q
trình tồn cầu hóa - tự do hóa thương mại, làm tăng trao đổi, liên kết 1 chiều dưới góc
độ văn hóa và kinh tế.

2.4.4.

Tác động của chính sách trọng thương tới các tổ chức quốc tế
như ASEAN

Trung quốc được cho rằng đang thực hiện các chính sách trọng thương nhằm gây
sức ép với các nước thuộc khối ASEAN, buộc các nước này phải ủng hộ Trung Quốc
trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, dữ liệu thương mại hàng hóa và đầu
tư của ASEAN từ Trung Quốc và các liên minh địa chính trị khác từ năm 2015 đến
năm 2019 cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ASEAN không đủ lớn để thực
hiện sức ép này.


Dữ liệu về thương mại và đầu tư của ASEAN cho thấy Singapore, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam là 5 quốc gia đóng góp nhiều nhất vào dịng chảy
thương mại và đầu tư của khối ASEAN, lên đến hơn 90% vào năm 2019. Liên minh
Hoa Kỳ - Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Úc - dẫn đầu thương mại với các nước
này với 741 tỷ USD vào năm 2019, trong khi đó, Trung Quốc chỉ đạt 543 tỷ USD.
Thương mại hàng hóa tính theo tỷ lệ phần trăm GDP phản ánh sự phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế. Từ năm 2015 đến năm 2019, liên minh Hoa Kỳ và liên minh Đại Tây
Dương duy trì mức độ với ASEAN lần lượt là 29 và 20%. Trong khi đó, tỷ lệ của

ASEAN với Trung Quốc giảm từ 20 xuống 18%. Chỉ có Việt Nam tăng đáng kể
thương mại hàng hóa với Trung Quốc, từ 38% lên 48%. Nhưng Việt Nam cũng tăng tỷ
lệ tương tự với liên minh Hoa Kỳ, từ 63 lên 79%. Những con số trên đã chứng minh
ASEAN không bị phụ thuộc vào Trung Quốc trên phương diện kinh tế.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Trung Quốc vẫn không phải một đối thủ
lớn khi so sánh với Liên minh Hoa Kỳ và Đại Tây Dương - những kẻ thống trị bối
cảnh đầu tư của ASEAN. Từ năm 2015 đến năm 2019, Hoa Kỳ và các liên minh Đại
Tây Dương đã đầu tư tích lũy 346 tỷ USD, gấp hơn ba lần so với 99 tỷ USD mà khối
Trung Quốc sử dụng trong ASEAN.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mặc dù cam kết 739 tỷ USD cho
ASEAN nhưng thực tế số vốn đóng góp vào dịng vốn FDI hằng năm chỉ ở mức trung
bình 9 tỷ USD trên tổng số 144 tỷ USD. Trái ngược với những gì báo chí đưa tin về
việc Trung Quốc đạt được địn bẩy ngoại giao thơng qua sự tham gia đầu tư và thương
mại quá của mình, vai trò của Trung Quốc đối với nền kinh tế khối các nước Đơng
Nam Á khơng có sự biến động nhiều trong vòng 5 năm qua.
Sự tham gia của Trung Quốc vào sự phát triển kinh tế của các nước Đơng Nam Á
thực ra khơng nên được nhìn nhận theo hướng triển khai một hệ thống trọng thương.
Đòn bẩy thương mại của hai bên bị đình trệ do chính sách tập trung vào thị trường nội
địa cũng như sự dè chừng ngày càng tăng của Trung Quốc khi đầu tư vào thị trường
ASEAN, đặc biệt là khi khối này đã duy trì một danh mục đầu tư thương mại đa dạng.
Tóm lại, mặc dù dữ liệu kinh tế đã phủ nhận mối đe dọa từ chính sách trọng
thương của Trung Quốc đối với ASEAN, nhưng điều này khơng có nghĩa là Trung
Quốc sẽ không gây ra những lo ngại về an ninh trong khu vực. Tuy nhiên, mối liên hệ
giữa sự can thiệp kinh tế của Trung Quốc và rủi ro an ninh là không đáng kể.


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận về phân tích case study đã nghiên cứu trên, nhóm 7 chúng em
mong muốn mỗi sinh viên có cái nhìn tổng quan về tình hình ngun liệu thơ trên thế
giới. Từ đó, mỗi sinh viên ý thức được rõ hơn về tầm quan trọng của ngun liệu thơ

đối với nền kinh tế tồn cầu nói chung và 1 quốc gia nói riêng. Thấy rõ được mục đích
và các chính sách, phương thức Trung Quốc đã sử dụng trong hoạt động thâu tóm
ngun liệu thơ.Từ đó giúp mỗi chúng ta có nhận thức rõ hơn về hoạt động thương
mại, những bài học kinh tế, những câu chuyện đáng suy ngẫm và có cái nhìn rộng hơn
về cách áp dụng lý thuyết kinh tế vào thực tiễn sao cho phù hợp, hiệu quả. Tuy rằng lý
thuyết kinh tế này còn nhiều hạn chế và tồn đọng nhưng nếu biết cách áp dụng và kết
hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước cũng như luật pháp thương mại
quốc tế thì nó lại là một công cụ để giúp điều chỉnh nền kinh tế quốc gia.Từ việc nhận
thức được tầm quan trọng, mỗi sinh viên có thể chủ động tìm kiếm thêm các thơng tin
về tình hình ngun liệu thơ trong nước và trên thế giới. Có thể có những nhận xét,
đánh giá các mặt ưu, nhược trong các chính sách, hoạt động khai thác, xuất nhập khẩu
nguyên liệu thô.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Farnsworth, E. (2011). The New Mercantilism: China’s Emerging Role in the
Americas. [online] AS/COA. Available at: [Accessed 1 Jun. 2022].

2. Kantha, S. (2018). The United States-China Trade Confrontation and
Implications

for

India.

[online]

Available


at:

/>a.pdf [Accessed 1 Jun. 2022].

3. luanvan.net.vn. (n.d.). Tiểu luận Tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương –
Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta - Luận văn, đồ án, đề
tài tốt nghiệp. [online] Available at: [Accessed 10 Jun. 2022].

4. Nguyen Tran, H. (2017). Chủ nghĩa trọng thương mới ở Trung Quốc – Nguyen
Tran

Huy.

[online]

/>
Available

at:

/>[Accessed 5 Jun. 2022].

5. Nguyễn Trúc Quỳnh, Dương Anh Tú, Dương Tiến Đạt, Phạm Tiến Long and Vũ
Huyền Phương (2022). TỪ CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG TỚI
SỰ DÂNG CAO CỦA CHỦ NGHĨA BẢO HỘ MẬU DỊCH THƯƠNG MẠI
TRONG MỘT NỀN KINH TẾ MỞ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ. [online]
Working Papers Series. Available at: [Accessed
3 Jun. 2022].



6. Wikimedia (2008). Chủ nghĩa trọng thương. [online] Wikipedia.org. Available
at: />%8Dng_th%C6%B0%C6%A1ng [Accessed 10 Jun. 2022].

7. THANH NIÊN ONLINE (2011). Trung Quốc làm khó thị trường ngun liệu
thơ. [online] Báo Thanh Niên. Available at: [Accessed 5 Jun. 2022].

8. Trúc Thanh Lê (2021). Xu hướng và những công cụ bảo hộ mậu dịch mới –
Trang Ngoại giao Kinh tế. Trang Ngoại giao Kinh tế. [online] 15 Mar. Available
at:

/>
moi/ [Accessed 1 Jun. 2022].

9. VnExpress (2014). Trung Quốc chăm mua nguyên liệu thô, ít đầu tư vào Việt
Nam. [online] vnexpress.net. Available at: [Accessed 1
Jun. 2022].

10. WTO (2013). WTO | dispute settlement - the disputes - DS394. [online]
www.wto.org.

Available

at:

[Accessed
4 Jun. 2022].

11. Yu, F.-L. (2017). Contemporary Chinese Political Economy and Strategic
Relations. An International Journal, [online] 3(3), pp.1043–1073. Available at:
/>[Accessed 5 Jun. 2022].

CÂU HỎI THẢO LUẬN TRONG BUỔI THUYẾT TRÌNH

1. Biểu hiện xu thế chủ nghĩa trọng thương hiện nay:
Ngày nay tuy rằng hịa bình đã lập trên toàn thế giới, các nước được tự do hóa
thương mại và chúng ta vẫn có thể thấy được Chủ nghĩa trọng thương vẫn tồn tại, dưới


hình thức biến tướng tinh vi hơn gọi là Chủ nghĩa Trọng thương kiểu mới ở một số
quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Indonesia...Tuy nhiên thì những quốc gia này lại
hành động một cách khéo léo hơn là Trung Quốc đang làm. Chủ nghĩa trọng thương
kiểu mới lại thường xuất hiện ở các nước lớn do họ có nhiều thế mạnh để có thể bành
trướng, đầu cơ tích trữ, và thậm chí là chèn ép. Có thể thấy rõ biểu hiện của xu thế này
thông qua việc Trung Quốc thâu tóm ngun liệu thơ thế giới hay thơng qua việc
Indonesia cấm xuất khẩu nguyên liệu thô về dầu ăn khiến cho thị trường Mỹ tăng giá ở
mức kỷ lục. Hay Nhật bản có sự hỗ trợ của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong
các dự án khai thác tài nguyên nước ngoài, liên minh liên kết lại với nhau để mua lại
mỏ quặng sắt lớn ở Brazil. Hay việc Anh,Australia đang thâu tóm thị trường quặng sắt
trên thế giới. Tất cả đều là mơ hình của chủ nghĩa trọng thương. Những lợi ích kinh tế
từ chủ nghĩa trọng thương đem lại cho đất nước không hề nhỏ hiện nay các nước đều
muốn áp dụng chủ nghĩa trọng thương vào kinh tế do lợi ích mà nó đem lại thực sự tạo
ra được rất nhiều của cải nhưng không phải nước nào có đủ mạnh về tiềm lực phù hợp
để theo đuổi chính sách này.

2. Trung quốc ký kết bao nhiêu hiệp định về thương mại quốc tế và kế tên 1
số hiệp định
Trung Quốc đang có 24 FTA đang được đàm phán và 16 FTA đã ký kết và có
hiệu lực. Có thể kế đến như: các hiệp định đã ký kết với các nước như ASEAN, Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, Campuchia, Mauritius, Maldives, Georgia,
Úc, Hàn Quốc, Thụy Điển, Ireland, Costa Rica, Peru, Singapo, New Zealand, Chile,
Pakistan,....


3. Việt Nam cần có những biện pháp gì để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
từ chủ nghĩa này?
- Đầu tiên, Việt Nam cần hạn chế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và thay
vào đó tìm kiếm các thị trường mới cũng như tăng xuất khẩu ở các thị trường không
chịu sự ảnh hưởng từ chủ nghĩa trọng thương này như Thái Lan,...
- Tìm kiếm nguồn cung từ các quốc gia khác Trung Quốc
- Hạn chế nhập khẩu quá nhiều hàng hoá Trung Quốc để tránh bị đồng hố văn
hố, chính trị, và phụ thuộc về thương mại và kinh tế

4. Bài học kinh nghiệm cho các quốc gia muốn theo chủ nghĩa trọng thương?


Qua câu chuyện này các quốc gia cần nhận thức rõ hơn về hoạt động thương mại
quốc tế. Tức là cần có sự am hiểu về luật quốc tế, hiểu rõ xem cách mà một quốc gia
đã thâu tóm thị trường và mặt lợi mặt hại của vấn đề này. Để từ đó có thể rút ra những
kinh nghiêm, những bài học xương máu để áp dụng nó vào chính sách của quốc ra
mình. Nhận thức được rằng tuy rằng lý thuyết kinh tế cổ điển về chủ nghĩa trọng
thương này còn nhiều hạn chế và tồn đọng nhưng nếu biết cách áp dụng và kết hợp
chặt chẽ với các chính sách kinh tế của nhà nước cũng như luật pháp thương mại quốc
tế thì nó lại là một cơng cụ để giúp điều chỉnh nền kinh tế quốc gia. Khơng nên áp
dụng cứng ngắt các chính sách kinh mà cần tìm hiểu thật kĩ, kết hợp để có thể hoạch
định cho quốc gia mk một chính sách vừa hiệu quả hợp lý mà vẫn giúp thúc đẩy nền
kinh tế quốc gia

5. Làm cách nào để các nước nghèo thoát khỏi "bẫy nợ" Trung Quốc như
nhóm bạn đã trình bày?
Để thoát khỏi "bẫy nợ" Trung Quốc, trước hết các nước nghèo cần phải:
- Chấn chỉnh bộ máy nhà nước để chống tham nhũng - một trong những điểm yếu
mà Trung Quốc sử dụng "bẫy nợ" để đánh vào.

- Xem xét chặt chẽ các điều khoản vay nợ khi nhận các khoản vay từ Trung Quốc
tránh để tình trạng siết nợ
- Xem xét các dự án nhận đầu tư dựa trên những tiêu chí nhất định mới để đánh
giá khả năng thành công của các dự án, bỏ các dự án thất bại, tránh để tình trạng nhận
đầu tư tràn lan các dự án mà khơng xem xét trước

6. Theo mình thấy các quốc gia xuất khẩu tài nguyên sang Trung Quốc nhưng
cũng nhận được các sản phẩm đã được tinh chế tốt từ Trung Quốc thì việc
này có hại gì đối với các quốc gia này?
Mặc dù các quốc gia này có được các sản phẩm tinh chế tốt từ Trung Quốc
nhưng sản xuất công nghiệp của quốc gia xuất khẩu tài ngun bị thu hẹp, thậm chí
khơng thể phát triển được do bị gắn chặt vào việc xuất khẩu tài nguyên và các hàng
hóa có hàm lượng kỹ thuật thấp. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ mất khả năng cải thiện năng
suất do sản xuất công nghiệp bị thui chột và thiếu đổi mới, sáng tạo."

7. Một số quốc gia như Mỹ, Mexico hay EU đã đệ đơn kiện Trung Quốc, vậy kết
quả những vụ kiện này như thế nào? Trung Quốc thua hay thắng và nếu thua
thì Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp để hủy bỏ hạn ngạch chưa ạ?


-

23/6/2009, Mỹ và EU kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) về việc nước này hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu thô.

-

24/06/2009 Trung Quốc hôm nay bác bỏ những cáo buộc của Mỹ và Liên hiệp
châu Âu (EU) nhưng cho biết sẽ thúc đẩy các cuộc tham vấn theo quy định của
luật lệ của WTO


-

nếu sau 60 ngày mà các cuộc tham vấn khơng có kết quả, vụ kiện sẽ tiến sang
bước thứ hai là đưa ra ủy ban phân xử tranh chấp của WTO xem xét.

-

ngày 5/7/2011 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra phán quyết khẳng định
việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô là không phù
hợp quy định quốc tế. Các trọng tài WTO tuyên bố Trung Quốc đã không tuân
thủ các cam kết gia nhập tổ chức này khi áp dụng hạn ngạch và thuế quan đối
với các loại khống sản nói trên đồng thời bác bỏ lập luận của Trung Quốc về
những quan ngại liên quan tới vấn đề môi trường, do Bắc Kinh không chứng
minh được các hạn chế xuất khẩu là đi đôi với hạn chế tiêu thụ các nguyên vật
liệu này tại thị trường nội địa.

-

“Trung Quốc sẽ áp dụng sự quản lý khoa học đối với các loại tài nguyên thiên
nhiên theo quy định của WTO nhằm duy trì sự cạnh tranh bình đẳng và thúc
đẩy phát triển bền vững”, tun bố của phái đồn Trung Quốc tại WTO có đoạn
viết.
Bên cạnh đó, 26/3/2014 Trung Quốc cịn thua kiện ở vụ kiện cáo buộc Trung

Quốc siết chặt nguồn cung đất hiếm. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ko có những động
thái mạnh mẽ và tích cực về việc hủy bỏ hạn ngạch, thuế quan,... Vì vậy, đến năm
13/10/2016, Mỹ lại 1 lần nữa đề nghị hội đồng trọng tài WTO đứng ra giải quyết tranh
chấp thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ-Trung về xuất khẩu nguyên vật liệu
thô.


8. Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu ngun liệu thơ có vi phạm các quy tắc
quốc tế không?
Trung quốc đã vi phạm các nguyên tắc sau trong GATT 1994:

-

Điều VIII GATT 1994: Phí và các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu

-

Điều X GATT 1994: Công bố và quản lý các quy tắc thương mại

-

Điều XI GATT 1994: Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng


×