Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CHÍNH SÁCH THANH TOÁN KHÍ ĐỐT BẰNG ĐỒNG RÚP CỦA TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.37 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI

CHÍNH SÁCH THANH TỐN KHÍ ĐỐT BẰNG ĐỒNG
RÚP CỦA TỔNG THỐNG NGA VLADIMIR PUTIN


MỤC LỤC


Nhóm thực hiện: Nhóm
8

LỜI MỞ ĐẦU

Lớp:
TMA306.3

Cấm vận là quy định về cấm xuất, nhập khẩu một hàng hóa nào đó, hoặc phong
tỏa toàn bộ hoạt động mua bán của một nước với các nước khác. Lệnh cấm vận thường
được đưa ra bởi các nước lớn mạnh, các tổ chức quốc tế, áp dụng với các nước có những
chính sách hành động trái với mục tiêu, quy định chung, nó như là một biện pháp trừng
phạt nặng nề về chính trị và kinh tế. Một lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nhóm
đối tượng khác nhau, nước bị cấm vận sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực về kinh tế. Các
nước, các tổ chức, các đối tác của nước đó sẽ phải xem xét lại các giao dịch kinh tế của
mình có vi phạm quy định cấm vận hay không.
Hiện nay, ngày càng nhiều các quốc gia áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế


lên các quốc gia khác như một biện pháp để trả đũa và kìm hãm sự phát triển. Tuy nhiên,
liệu rằng các biện pháp trừng phạt có phải “con dao hai lưỡi” đối với các nước áp lệnh
trừng phạt không khi mà việc Nga đang đáp trả lại các lệnh cấm vận của phương Tây sau
chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang là một chính sách khiến kinh tế thế giới nói chung
và các nước EU nói riêng chao đảo?
Câu hỏi trên chính là lý do vì sao chúng em đưa ra đề tài: “Chính sách thanh
tốn khí đốt bằng đồng Rúp của tổng thống Nga Vladimir Putin”. Ở trong câu chuyện
này, nhóm sẽ phân tích một cách bao qt về tình hình thị trường năng lượng thế giới,
động cơ của Nga cũng như tác động của chính sách thanh tốn này đối với tình hình năng
lượng tồn cầu trước khủng hoảng năng lượng đang xảy ra ngày càng trầm trọng.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã cố gắng hết sức để thu thập dữ liệu cũng
như xử lý thông tin một cách tốt nhất. Tuy vậy, bài làm vẫn không thể tránh khỏi những
sai sót do sự hạn chế về chun mơn cũng như kinh nghiệm, chúng em rất mong nhận
được sự nhận xét, đánh giá, góp ý từ thầy để bản báo cáo này có thể hồn thiện hơn.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

1


Nhóm thực hiện: Nhóm
8

NỘI DUNG CÂU CHUYỆN

Lớp:
TMA306.3

 Các cuộc đàm phán đi vào bế tắc


Các quan chức Điện Kremlin tập trung vào Thỏa thuận hịa bình Minsk ký năm
2015, nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa Kiev và lực lượng địi độc lập ở khu vực
Donbass, miền đơng Ukraine. Điện Kremlin cáo buộc các quan chức Ukraine đã không
thực hiện các điều khoản của thỏa thuận. Điện Kremlin cũng nỗ lực tìm cách đảm bảo
rằng Ukraine, quốc gia thuộc Liên Xô cũ, sẽ không bao giờ gia nhập liên minh quân sự
NATO, do Mỹ đứng đầu. Trong “tối hậu thư” ngày 17/12/2021 gửi cho Mỹ và phương
Tây, Nga công bố 8 yêu cầu an ninh, trong đó có các điều khoản u cầu ngừng mở rộng
về phía Đơng, khơng kết nạp Ukraine và không diễn tập quân sự tại Ukraine, Đơng Âu,
Trung Á, Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga.
Ngay sau đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ “tối hậu thư” của Nga
đối với NATO, thay vào đó kêu gọi Moskva rút lực lượng của mình khỏi các khu vực dọc
biên giới Ukraine và ngừng hỗ trợ lực lượng ly khai ở Donbass.
Vào ngày 28/11/2021, Ukraine thông báo rằng Nga đang tập trung gần 92.000 binh
sĩ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2/2022 và 10 ngày
sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin dọa áp
đặt các biện pháp kinh tế nặng nề nếu Nga tấn công Ukraine.
 Cuộc chiến tranh nổ ra

Ngày 23/2/2022, các nước cộng hòa Donbass yêu cầu Nga giúp họ đẩy lùi quân đội
Ukraine. Tổng thống Putin đáp lại bằng cách phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở
Donbass vào sáng sớm 24/2/2022. Ông Putin tuyên bố muốn bảo vệ người dân Donbass,
đồng thời tìm kiếm phi quân sự hóa Ukraine. Ngay sau đó, tổng thống Zelensky cho biết
Ukraine cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.
Mỹ cáo buộc Nga đã điều hơn 100 nghìn binh sĩ chiếm đóng Ukraine và vùng Kiev
nên Mỹ và các nước phương Tây đã cơng bố gói các biện pháp trừng phạt Nga. Khối
NATO do Mỹ đứng đầu tuyên bố sẽ không triển khai bất kỳ binh sĩ nào tới Ukraine. Sau
cuộc họp khẩn cùng ngày, NATO cho biết thay vào đó họ sẽ "thực hiện các bước bổ sung
để tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phịng thủ trong tồn liên minh".

GVHD: ThS. Vũ Hồng Việt

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

4


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
 Động thái đáp trả của Nga bằng việc thanh toán dầu mỏ bằng đồng
Rúp trước các
lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2, các nước
phương Tây đã liên tục tìm cách cơ lập Moscow cả về mặt chính trị và kinh tế. Ngồi
việc viện trợ qn sự, tài chính cho Kiev, phương Tây cũng nỗ lực gây sức ép lên kinh tế
Nga bằng lệnh trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực then chốt của nước này.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt này vẫn có rất nhiều kẽ hở, đặc biệt là về vấn
đề năng lượng bởi Nga là nhà cung cấp nguồn năng lượng chính cho EU với 45% nhu
cầu khí đốt, 27% dầu thơ và 46% than đá vào năm 2021. Vì vậy, hiện EU vẫn chưa thể
thống nhất về một lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ từ Nga, song chính quyền phương Tây
đang xem xét áp thuế cao hơn so với bình thường.
Về phía Nga, giới chức nước này khẳng định, lệnh trừng phạt của phương Tây
không thể cô lập Nga nhưng cũng thừa nhận lệnh cấm vận cũng ảnh hưởng ít nhiều đến
cuộc sống người dân khi giá đồng Rúp giảm tới 20% - điều chưa từng có trong lịch sử.
Ngay sau đó, Nga đã có biện pháp trả đũa, buộc các khách hàng mua khí đốt của Nga
phải thanh toán bằng đồng Rúp, bất chấp thực tế gần như tất cả hợp đồng cung cấp khí
đốt cho châu Âu đã được thỏa thuận bằng đồng Euro hoặc đồng USD. Moscow đã gửi
một tín hiệu tới EU rằng họ khơng nói đùa khi đã ngừng cung cấp cho Ba Lan và
Bulgaria, sau khi cả hai quốc gia từ chối tuân thủ yêu cầu của Nga. Ngay lập tức, đồng
Rúp của Nga đã nhanh chóng vọt lên mức cao nhất trong ba tuần là 95 so với 1 đơ la Mỹ

và mặc dù có một số mức tăng nhưng vẫn ở dưới mức 100 sau thông báo.
Đứng trước tình thế như vậy, các doanh nghiệp ở một số nước Châu Âu đang đau
đầu về khủng hoảng năng lượng, thiếu nguồn cung trầm trọng khi mà thị trường năng
lượng Châu Âu phụ thuộc 40% vào Nga. Vì vậy, lệnh cấm vận đối với khí đốt Nga sẽ gây
ra một chi phí khổng lồ cho ngành cơng nghiệp châu Âu. Hiện nay, EU vẫn đang cố gắng
tìm nguồn cung thay thế và soạn thảo lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. Các doanh nghiệp
lo ngại rằng, từ giờ đến cuối năm, nếu không điều chỉnh được nguồn cung năng lượng thì
tồn thị trường Châu Âu sẽ rơi vào khủng hoảng và lạm phát vì khơng có đủ năng lượng
để sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại hàng tỷ USD, một cái giá quá đắt khi áp đặt chính
sách cấm vận dầu mỏ lên Nga.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

5


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
THẢO LUẬN CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN TMA306.3
Với đề tài “Chính sách thanh tốn khí đốt bằng đồng Rúp của Tổng thống
Nga Vladimir Putin”, mục tiêu cuối cùng của nhóm là trả lời được câu hỏi lớn:
“Vì sao Nga u cầu thanh tốn khí đốt bằng đồng Rúp”
Để trả lời được câu hỏi lớn đó, nhóm đưa ra 3 câu hỏi cụm:
Nhóm câu hỏi 1. Thị trường năng lượng thế giới
1.1.Tổng quan chung về thị trường năng lượng thế giới
Ngành Năng lượng là hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế - xã hội. Ngành
Năng lượng gồm các phân ngành Điện, Than, Dầu khí, Năng lượng tái tạo… là một hệ
thống lớn và thống nhất có mối quan hệ mật thiết với nhau, đầu ra của phân ngành này

là đầu vào của phân ngành kia và ngược lại.
 Đặc điểm cung
Nguồn tiêu dùng dầu khí của một nước thường đến từ hai nguồn chính, một là
khả năng quốc gia đó tự sản xuất và tiêu dùng, hai là từ nguồn nhập khẩu.
Đối với nhiều nước, doanh thu từ mặt hàng này đóng vai trị quyết định trong nền
kinh tế quốc gia; và các nước này hưởng lợi lớn khi giá dầu tăng. Năm 2020, tổng sản
lượng dầu thơ tồn cầu đạt 76,1 triệu tấn/ngày, trong đó khoảng 71% đến từ các nước
trong danh sách này.
Sau đây là bảng xếp hạng 10 nước sản xuất nhiều dầu thô nhất, dựa theo dữ liệu
năm 2020 do Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ thu thập.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

6


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
Mỹ là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất trên thế giới với 16,5 triệu thùng
mỗi ngày,
theo sau là Ả Rập Saudi với 11 triệu thùng và Nga với 10,7 triệu thùng.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế IEA, nguồn cung dầu mỏ từ Nga dự kiến tiếp
tục giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày do xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, việc nhóm Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) tăng sản lượng, đồng thời
Mỹ và một số thành viên khác của IEA xả kho dự trữ, sẽ giúp ngăn sản lượng dầu
giảm mạnh.
 Đặc điểm cầu

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ trong năm 2022 trung
bình ở mức 99,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước
đó, song vẫn cao hơn 1,9 triệu thùng/ngày so với năm ngối
Nhu cầu dầu mỏ tồn cầu trong năm nay sẽ thấp hơn so với dự báo do các biện
pháp phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc,
quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới. Một lý do nữa khiến IEA hạ dự báo là
nhu cầu dầu mỏ của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
thấp hơn dự kiến.
 Đặc điểm giao dịch trao đổi mua bán
Thị trường năng lượng thế giới đã trải qua giai đoạn 2020-2021 với nhiều biến
động mạnh, đặc biệt là dưới tác động của đại dịch COVID-19. Sản xuất, tiêu thụ và giá
năng lượng trên thị trường thế giới năm 2020 đều giảm rất mạnh so với năm 2019.
Trong năm 2021, tiêu thụ năng lượng bắt đầu phục hồi nhưng sản xuất, vận chuyển
năng lượng chưa đáp ứng kịp thời nên giá năng lượng có xu hướng tăng rất mạnh. Năm
2022, cung – cầu năng lượng sẽ tạo lập được sự cân đối vững chắc hơn so với năm 2021
và giá năng lượng sẽ có xu hướng ổn định hơn nhưng vẫn đứng ở mức cao.
• Bất ổn giá nhiên liệu
Trước tình hình dịch bệnh dần được kiểm sốt, nền kinh tế Thế giới đang trên đà
phục hồi đã đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu trong năm 2022 tăng cao, đồng
thời chiến sự giữa Nga và Ukraine đã tác động lớn đến kinh tế thế giới làm cho giá dầu
tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm.
Giá của nhiều mặt hàng nhiên liệu lại “nhảy múa” với nhịp điệu hết sức khó
lường. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng, trong khi giá
khí đốt tự nhiên tại thị trương châu Âu cũng tăng tới 62%. Giá năng lượng tăng cao
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

7



Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
được cho là sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thế giới, làm giảm hiệuTMA306.3
quả của những
gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế mà các quốc gia đang thực hiện trong năm nay.
Sau khi tăng hơn 50% trong năm 2021, mặc dù được dự đoán sẽ tiếp tục đi lên trong
năm 2022, nhưng giá dầu thế giới vẫn khiến các nhà đầu tư đi hết từ ngạc nhiên này tới
bất ngờ khác khi liên tục xác lập “đỉnh” mới.
• Giá than tăng kỷ lục
Cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế thế giới tăng dần, đặc biệt
từ tháng 3/2022, căng thẳng Nga - Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không
đủ đáp ứng nhu cầu, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục và đến thời điểm hiện nay
giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5 - 3 lần giá trong nước.
Giá than nhập khẩu vẫn giữ ở mức cao, do chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng
lượng thế giới. Giá than trong nước lại đang thấp hơn so với thế giới, song có thể tiếp
tục điều chỉnh trong năm nay, do chi phí sản xuất khai thác than hầm lò cao hơn.
Tỷ trọng sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ năng lượng tái tạo, từ khí tự nhiên
của thế giới có xu hướng tăng; còn tỷ trọng sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ dầu mỏ,
từ than đá có xu hướng giảm. Đây là xu thế tốt, có tác dụng bảo vệ mơi trường…
Năm 2020, tiêu thụ năng lượng tồn cầu giảm đã khiến cho giá năng lượng có
những phiên giảm mạnh, đặc biệt là giá dầu thô. Nguồn cung dầu dư thừa nhiều khiến
cho giá dầu giao kỳ hạn tháng 5/2020 lần đầu tiên trong lịch sử đã giảm xuống mức âm.
Giá dầu WTI vào cuối phiên giao dịch ngày 20/4/2020 đã giảm xuống cịn -37,63
USD/thùng. Giá dầu thơ bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas
Intermediate tháng 4/2020 đã về mức 21,04 USD/thùng (là mức giá bình quân tháng
thấp nhất của giai đoạn từ tháng 3/2002-12/2021).
Tuy nhiên, sang năm 2021, giá năng lượng tăng và sự thắt chặt cân bằng cung cầu năng lượng đã trở thành xu hướng tồn cầu. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi
bởi cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đã có những chuyển biến tốt hơn trước tại
nhiều nước. Theo đó, ngày 20/10/2021 giá dầu thơ Brent đã đạt mức 85,76 USD/thùng

(cao nhất trong giai đoạn từ ngày 05/10/2018 đến 31/12/2021); Ngày 26/10/2021 giá
dầu thô WTI đã đạt mức 85,64 USD/thùng (cao nhất trong giai đoạn từ ngày 14/10/2014
đến 31/12/2021).

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

8


Nhóm thực hiện: Nhóm
8
1.2.Những
biến động trong thị trường năng lượng hiện nay

Lớp:
TMA306.3

Ngành năng lượng tồn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn và đối mặt với nguy
cơ khủng hoảng. Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do
sự kết hợp của nhiều nguyên nhân gồm thời tiết bất lợi và sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhu
cầu, đang ngày càng trở nên căng thẳng và gây lo ngại lớn bởi bán cầu Bắc sắp bước vào
những tháng mùa đông, khi các quốc gia cần nhiều năng lượng hơn để thắp sáng và sưởi
ấm. Các chính phủ trên thế giới đang cố gắng hạn chế ảnh hưởng của tình trạng khan
hiếm năng lượng đối với người tiêu dùng, tuy nhiên, điều này là rất khó khăn.
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố mở chiến dịch đặc biệt liên quan
tới Ukraine được coi là diễn biến có thể khởi đầu cho một tình hình nghiêm trọng hơn tại
khu vực châu Âu và tác động mạnh tới thị trường năng lượng toàn cầu.
 Khủng hoảng xuất hiện khắp mọi nơi :


Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới vào đầu năm 2020, tồn trữ khí
đốt thế giới cịn dồi dào và giá ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cả khí đốt và
dầu mỏ đều giảm mạnh do các nền kinh tế suy yếu, và lượng tồn trữ giảm đáng kể khi
thời tiết lạnh bất thường. Năm 2021, nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng trưởng vượt xa
nguồn cung, dẫn đến tình trạng khan hiếm cung năng lượng và giá nhiên liệu giao dịch
tồn cầu tăng vọt. Giá khí đốt và than giao dịch ở mức cao kỷ lục, nhất là ở châu Âu, điều
này khiến giá điện bán buôn tăng theo.
Cuộc khủng hoảng năng lượng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, công xưởng sản
xuất của thế giới, khi nhu cầu trên toàn cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc tăng
đột biến và bất ngờ trong năm nay. Tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm khơng chính
thức của Trung Quốc đối với than non của Australia, có nghĩa là các kho dự trữ than
khơng thể nhanh chóng được bổ sung. Thay vào đó, các cơng ty điện đã chuyển sang
dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt theo giá than. Hậu quả là 2/3 các khu
vực trên khắp Trung Quốc buộc phải hạn chế tiêu thụ điện, làm gián đoạn hoạt động sản
xuất của nhà máy và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, Mỹ luôn cố gắng không để xảy ra hậu quả
tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngay cả khi giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm
2014. Tuy nhiên, giá khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua. Bộ
trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm đã đề nghị chính quyền của ơng Biden hãy bán
bớt một phần dầu dự trữ chiến lược, hoặc cấm xuất khẩu dầu thơ.
GVHD: ThS. Vũ Hồng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

9


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8 Tại châu Âu, tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng bắt đầu
TMA306.3

nổi lên từ đầu
tháng 9/2021, khi lượng khí đốt dự trữ trong khu vực xuống thấp nhưng nguồn cung khí
đốt cung cấp từ một số quốc gia, đặc biệt từ Nga, Na Uy bị hạn chế. Chỉ trong vịng một
năm qua, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã tăng khoảng 500%, lên gần mức kỷ lục.
Trong khu vực này, tình hình ở Anh đặc biệt nghiêm trọng. Nước Anh đang phải trải
qua một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Nhiều công ty ở nước này đã bị
gián đoạn hoạt động vì khơng có nhiên liệu, nhiều trạm xăng phải đóng cửa, các cơng ty
bán lẻ xăng dầu suy sụp, giá năng lượng tăng chóng mặt, và người tiêu dùng hoảng sợ.
Tình trạng khan hiếm xăng dầu ở Anh xuất phát từ một số nguyên nhân đặc thù, bao gồm
thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit, những câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra
ở châu Âu và châu Á...
 Diễn biến bất ngờ của thị trường

Số liệu cơng bố cuối năm ngối, nhiều chun gia dự đốn giá dầu thế giới sẽ đạt
duy trì từ 70 - 75 USD/thùng trong năm 2022, trước khi tăng lên khoảng 80 - 85
USD/thùng vào năm 2023.
Tuy nhiên, đà leo dốc của giá dầu đã vượt xa những dự báo của giới phân tích khi
vượt mốc 100 USD/thùng ngay trong thời điểm giữa quý I/2022. Trong phiên giao dịch
ngày 24/2, giá dầu Brent nhảy vọt lên 101,20 USD/thùng - mức cao nhất trong gần 8
năm, còn giá dầu WTI của Mỹ cũng chạm “đỉnh” kể từ tháng 8/2014, khi tiến sát ngưỡng
100 USD/thùng.
Khơng lâu sau đó, giá dầu lại tăng kỷ lục lên gần 130 USD/thùng vào giữa tháng 3,
thiết lập mức cao nhất 14 năm, sau khi Mỹ cấm vận năng lượng của Nga, cịn Anh thơng
báo sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm
2022 để đáp trả việc Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine hơm 24/2. Lo ngại
tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Nga, lần đầu tiên trong lịch sử giá khí đốt tại châu Âu
đã lên tới 3.600 USD/1.000m3 khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/3.
Việc cấm vận Nga sau chính biến Ukraine sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức
hiện có. Các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng Nga và sự gián đoạn vật chất liên
quan đến cuộc xung đột đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu than từ Nga, dẫn đến

nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục và
đến thời điểm hiện nay giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5 - 3 lần.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

10


Nhóm thực hiện: Nhóm
8 Vị thế của Nga trong thị trường năng lượng thế giới
1.3.

Lớp:
TMA306.3

Liên bang Nga rất giàu các loại tài nguyên thiên nhiên và năng lượng như dầu mỏ,
khí đốt, than và quặng thép. Đặc biệt, Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm
tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga
sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 10% nhu cầu toàn cầu, đứng thứ 2
thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt, cung cấp 40%
lượng khí đốt cho châu Âu. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, 45% ngân sách
liên bang của Nga trong năm 2021 dựa vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt. Nguồn cung
này được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện và cung cấp nhiệt cho các hộ gia
đình, doanh nghiệp ở khu vực.
Đây là lợi thế cạnh tranh xuất khẩu rất lớn của Liên bang Nga khi có thể xuất khẩu
năng lượng liên tục với giá rẻ cho nhiều khách hàng lớn như châu Âu và Trung Quốc.
Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Liên bang Nga
còn là quốc gia sản xuất nickel và palladium hàng đầu thế giới, xuất khẩu thép và than đá
lớn thứ 3. Vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới càng

tăng khi sản lượng khí đốt của các nước trong châu lục ngày một giảm trong thời gian
qua. Sản lượng của Hà Lan, từng là nhà sản xuất khí đốt lớn ở Liên minh châu Âu (EU),
giảm mạnh do chính phủ Hà Lan dần đóng cửa mỏ khí đốt Groningen khổng lồ để đối
phó với các trận động đất do hoạt động sản xuất khí đốt.
Khí đốt cũng ngày càng có tầm quan trọng khi các nhà máy nhiệt điện than ngừng
hoạt động ở các nước như Đức để đáp ứng các mục tiêu về môi trường và các nhà máy
hạt nhân ở Đức và Anh cũng vậy.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga ngừng đóng góp việc cung cấp năng lượng cho thế
giới?
Nếu kịch bản xảy ra, giá năng lượng sưởi ấm vốn đã cao sẽ cịn tăng hơn nữa vì khí
đốt của Nga chiếm khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU. Giá khí đốt và
điện ở châu Âu tăng vọt từ năm ngoái, khi mức dự trữ khí đốt xuống thấp hơn bình
thường. Người châu Âu đang mua khí đốt với giá cao gấp năm lần so với cùng kỳ năm
ngoái và cao hơn 7 lần so với người Mỹ. Giá khí đốt cao đẩy chi phí của các nhà máy
nhiệt điện tăng lên, dồn áp lực giá lên người tiêu dùng. Nhiều nhà máy tiêu thụ nhiều điện
năng như sản xuất phân bón hay kim loại lâm vào tình cảnh tạm ngưng hoạt động.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

11


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8 An ninh năng lượng châu Âu đã nguy càng thêm khó. Nếu nguồnTMA306.3
cung quan trọng
này ngừng lại, Italia và Đức là những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Châu Âu có thể chuyển sang các nhà xuất khẩu khí đốt hiện tại như Qatar hoặc
Algeria và Nigeria, nhưng trên thực tế, để nhanh chóng mở rộng sản xuất có rất nhiều trở

ngại. Nga chỉ cung cấp khoảng 5% lượng khí đốt cho Anh, và Mỹ khơng nhập khẩu khí
đốt của Nga. Tuy nhiên, giá khí đốt ở Anh và Mỹ vẫn tăng đáng kể do ảnh hưởng của tình
trạng khan hiếm nguồn cung.
Tổ chức tư vấn Bruegel (Bỉ) dự đoán rằng nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt cho
Châu Âu, thì Châu Âu có thể sẽ nhập khẩu thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.
Hoặc cũng có thể gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng khác, nhưng phương án này
không hề nhanh chóng hay dễ dàng bởi năng lượng tái tạo cần có thời gian để triển khai
nên trong ngắn hạn đây khơng phải là một giải pháp.

GVHD: ThS. Vũ Hồng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

12


Nhóm thực hiện: Nhóm
8Nhóm câu hỏi 2. Lịch sử Thanh toán quốc tế

Lớp:
TMA306.3

2.1.Thanh toán quốc tế sử dụng đồng tiền chung nào?
Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một
nước nào đó, vì vậy trong hợp đồng và các hiệp định đều có quy định điều kiện tiền tệ.
Điều kiện tiền tệ là chỉ việc sử dụng loại tiền tệ nào để tính tốn và thanh tốn trong
các hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị
đồng tiền đó biến động.
Hiện nay các nước trên thế giới không áp dụng một chế độ tiền tệ thống nhất, kể từ
năm 1971 khi chế độ bản vị dollar sụp đổ, khơng có đồng tiền “chuẩn” như trước đây.
Tuỳ theo thoả thuận giữa các nước mà sử dụng đồng tiền nào là phù hợp như đồng USD,

EUR, GBP, JPY v.v…
Hầu hết các nước hiện nay sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng, giá trị đồng
tiền của mỗi nước biến động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Để phân loại tiền tệ có thể có nhiều cách như căn cứ vào phạm vi sử dụng đồng tiền,
căn cứ vào tính chất chuyển đổi của tiền tệ, căn cứ vào vị trí và vai trị của đồng tiền, căn
cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ hoặc mục đích sử dụng của tiền tệ. Thơng thường
trong thanh tốn quốc tế, ta căn cứ vào vị trí và vai trị của đồng tiền để quyết định việc
sử dụng loại tiền tệ nào.
Căn cứ vào vị trí và vai trị của tiền tệ, tiền tệ chia thành ngoại tệ mạnh và ngoại tệ yếu.


Ngoại tệ mạnh là tiền tệ có năng lực trao đổi cao, có thể đổi lấy bất cứ loại hàng hoá, dịch
vụ nào, ở bất cứ thị trường nào trên thế giới. Các loại tiền tệ có khả năng giao dịch tốt
nhất trên thế giới là đô la Mỹ (USD), euro châu Âu (EUR), yên Nhật (JPY), bảng Anh
(GBP), đồng franc Thụy Sĩ (CHF), đô la Canada (CAD) và đô la Úc (AUD).
Trong nhóm đồng tiền mạnh, đồng đơ la Canada và đô la Úc rất nhạy cảm với giá cả
hàng hóa nhưng chúng có khả năng chống chọi tốt hơn so với các quốc gia khác mà còn
phụ thuộc vào hàng hóa nhiều hơn.
Sự sụt giảm mạnh của giá năng lượng trong năm 2014 làm tổn thương cả thị trường
Úc và Canada, nhưng đồng rúp của Nga bị ảnh hưởng nặng hơn nhiều. Điều đó nói lên
rằng sự mất giá của tiền tệ một quốc gia thường là do sự gia tăng của cung tiền hoặc mất
niềm tin vào khả năng dự trữ giá trị của nó trong tương lai, vì các ngun nhân kinh tế,
tài chính hoặc chính phủ.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

13





Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
Ngoại tệ yếu là đồng tiền quốc gia mà nó khơng có giá trị gì khi mang ra
khỏi nước đó vì
hầu như khơng có nước nào chấp nhận sử dụng đồng tiền này trong thanh toán quốc tế.
Ví dụ như đồng tiền của các nước kém phát triển.
Một ví dụ nổi bật về một loại tiền tệ không ổn định hoặc yếu là đồng peso của
Argentina. Trong năm 2015, đồng peso đã mất 34,6% giá trị so với đồng đơ la Mỹ, khiến
nó trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong ký kết hợp đồng ngoại thương, các doanh nghiệp thường sử dụng một đồng
tiền mạnh làm đồng tiền trung gian trong giao dịch tính tốn và thanh tốn. Đó có thể là
đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba.
Hiện nay, USD vẫn được coi là đồng tiền mạnh nhất thế giới với gần 80% các giao
dịch trên thị trường ngoại hối có sử dụng đồng USD (Bloomberg).
2.2. Tại sao lại sử dụng đồng tiền này trong thanh toán quốc tế?
Đồng tiền mạnh là tiền được phát hành bởi một quốc gia được coi là có chính trị và
kinh tế ổn định. Đồng tiền mạnh được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới để thanh tốn
cho hàng hóa và dịch vụ và thậm chí có thể được ưa thích hơn so với thanh tốn bằng
đồng nội tệ. Trong hệ thống tài chính quốc tế, đó là những đồng tiền có nhu cầu lớn,
nhưng mức cung nhỏ trên thị trường hối đoái. Đồng tiền mạnh thường có cơ sở ở nền
kinh tế mạnh với mức thặng dư lớn trong cán cân thanh toán. Nhu cầu về đồng tiền này
cao vì người ta cần có khối lượng lớn để mua hàng xuất khẩu của nước đó, nhưng mức
cung của nó tương đối thấp vì số tiền sẵn có để mua hàng nhập khẩu ít hơn nhiều. Theo lý
thuyết thì trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, sự lên giá sẽ làm cho cung và cầu về đồng
tiền mạnh cân bằng nhau.
Việc các doanh nghiệp sử dụng đồng tiền mạnh trong thanh toán quốc tế, bởi vì:




Một đồng tiền mạnh được dự kiến sẽ duy trì tính ổn định trong một khoảng thời gian
ngắn và có tính thanh khoản cao trên thị trường ngoại hối.



Các loại tiền tệ trên được các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế tin tưởng vì chúng
thường khơng có bị mất giá hoặc tăng giá q mạnh.
Đồng đơla Mỹ đặc biệt nổi bật vì nó có vị thế là đồng tiền dự trữ ngoại tệ của thế
giới. Do đó, nhiều giao dịch quốc tế được thực hiện bằng đôla Mỹ. Hơn nữa, nếu tiền tệ
của một quốc gia bắt đầu yếu đi, người dân nước đó sẽ bắt đầu nắm giữ đô la Mỹ và các
loại tiền tệ trú ẩn an toàn khác để bảo vệ của cải của họ.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

14


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8 Giá trị của một loại tiền tệ chủ yếu dựa trên các chỉ số kinh tế cơTMA306.3
bản như GDP và
việc làm. Sức mạnh quốc tế của đồng đơ la Mỹ phản ánh GDP của Mỹ, tính theo giá hiện
tại năm 2018, đứng đầu thế giới ở mức 20,51 nghìn tỉ đơ la.
Xếp hạng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt ở mức thứ 2 và thứ 7 trên toàn
thế giới, nhưng cả đồng nhân dân tệ và đồng rupee của Ấn Độ đều không được coi là một
loại tiền tệ mạnh. Điều này thể hiện rằng chính sách của ngân hàng trung ương và sự ổn

định trong cung tiền của một quốc gia cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đối. Ngồi
ra cịn có sự ưa thích rõ ràng cho đồng tiền của các nước dân chủ trưởng thành có hệ
thống pháp lý minh bạch.
2.3. Tác động của việc sử dụng đồng tiền này để thanh toán đối với các quốc gia sản
xuất và nhập khẩu năng lượng?
Do Nga hiện vẫn đang cung cấp 40% khí đốt và 26% dầu mỏ cho EU và thực tế
hiện nay khiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mục tiêu mà EU đặt ra là đến năm
2027 chấm dứt hoàn toàn nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga là rất tham vọng và không
dễ đạt được. Nếu Nga thực hiện đúng lời cảnh báo là cắt cung cấp khí đối với những
khách mua khơng trả bằng Rúp, đó sẽ là một mối đe doạ lớn đối với EU. Mặc dù khối EU
đang loay hoay tìm các nguồn cung năng lượng thay thế nhằm loại bỏ một địn bẩy an
ninh - chính trị quan trọng của Moscow, tuy nhiên, việc chuyển đổi nguồn cung năng
lượng đòi hỏi nhiều thời gian. Nếu EU chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng từ
Nga, điều này sẽ khiến giá dầu, than và khí đốt tại khu vực tiếp tục tăng mạnh và có nguy
cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga là
nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ
hai sau Saudi Arabia. Việc thay thế khí đốt của Nga sẽ không dễ dàng và Châu Âu sẽ phải
mua khí đốt trên thị trường mở, có nghĩa là nếu mua từ các nước như Qatar hay Mỹ, họ sẽ
phải trả nhiều tiền hơn. Kết quả là giá khí đốt ở khắp mọi nơi sẽ cao hơn khi các nước
phải trả giá cao hơn cho nguồn cung hạn chế.
Theo một báo cáo mới đây do các viện nghiên cứu kinh tế của Đức phối hợp thực
hiện, nước này có thể mất ngay lập tức 220 tỷ Euro, tương đương 238 tỷ USD, sản lượng
kinh tế trong 2 năm tới nếu nguồn cung khí đốt Nga đột ngột bị cắt đứt. Con số này tương
đương 6,5% sản lượng kinh tế hàng năm của Đức và có thể đẩy nước này vào một cuộc
suy thoái kinh tế, với mức giảm hơn 2%, trong năm 2023. Các hiệp hội công nghiệp hàng
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

15



Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
đầu của Đức cảnh báo rằng việc gián đoạn khí đốt có thể dẫn đến “sự sụp
đổ nhanh chóng
các chuỗi sản xuất cơng nghiệp ở Châu Âu - với những hậu quả trên toàn thế giới. Châu
Âu có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy kể từ Thế
chiến II, vì giá năng lượng tăng cao sẽ khiến các nền kinh tế của khu vực rơi vào suy
thoái.
Giá dầu thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo cảnh báo của các nhà phân tích, Nga
cung cấp khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày cho Liên minh châu Âu. Không giống như
khí đốt – với nguồn cung ở mức độ lớn hơn vẫn được điều tiết bởi các hợp đồng dài hạn,
giá dầu biến động và được xác định bởi cung và cầu. Nếu châu Âu vẫn quyết định từ bỏ
dầu của Nga, thì giá dầu thơ có thể tăng lên 200 USD / thùng, hoặc thậm chí cao hơn.
Các thành viên EU đang chia rẽ trong việc có nên trừng phạt lĩnh vực năng lượng
của Nga hay không. Một số quốc gia như Đức ủng hộ việc tạm dừng áp đặt các trừng
phạt mới để đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt trước đó và khắc phục những thiếu
sót. Tuy nhiên, những nước khác như Ba Lan và các quốc gia Baltic lại cảnh báo việc
dừng áp thêm trừng phạt có thể bị coi là EU đã dừng gia tăng sức ép lên Nga nhằm chấm
dứt cuộc chiến ở Ukraine.
Đối với Mỹ, việc chuyển đổi thành công việc thanh tốn khí đốt sang đồng rúp có
thể góp phần làm giảm vai trò của đồng USD trong thương mại toàn cầu khi đồng rúp,
nhân dân tệ hoặc các loại tiền tệ khác tăng giá trong thương mại. Điều này sẽ gây ra
những tác động lâu dài đối với chi phí vay và tài chính của Mỹ.
Hoạt động sản xuất tại phần lớn nước châu Á bị chậm lại trong tháng 3 trong bối
cảnh nhu cầu sụt giảm của Trung Quốc và chi phí ngun liệu thơ gia tăng vì xung đột
Nga - Ukraine tăng thêm gánh nặng lên doanh nghiệp đang chịu tác động của tình trạng
gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo kết quả khảo sát tư nhân được Caixin/Markit công bố hôm 1/4, chỉ số nhà
quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 của Trung Quốc là 48,1. Con số này giảm so với mức
50,4 của tháng trước đó. PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất và dưới
50 cho thấy sự thu hẹp. Tương tự Trung Quốc, hoạt động sản xuất tại Malaysia cũng bị
thu hẹp trong bối cảnh giá nguyên liệu thô gia tăng. Trong khi đó, hoạt động sản xuất của
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

16


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
Hàn Quốc chậm lại khi lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm mạnh chưa
từng thấy kể từ
tháng 7-2020. Cụ thể, PMI trong tháng 3 giảm còn 51,2 (so với mức 53,8 hồi tháng 2).
Theo Reuters, nhiều công ty ở Hàn Quốc cũng chịu tác động khi nguyên liệu thơ tăng giá.

Nhóm câu hỏi 3. Bối cảnh và động cơ của Nga khi thực hiện chính sách thanh tốn
khí đốt bằng đồng Rúp.
3.1. Bối cảnh lúc bấy giờ ở Nga
Cùng với sự căng thẳng leo thang trong chiến sự Nga-Ukraine, phương Tây áp loạt
biện pháp trừng phạt với Nga theo ba mũi, nhắm vào hệ thống tài chính, doanh nghiệp và
giới tinh hoa, nhằm tăng sức ép và áp lực với Moskva.
Mũi trừng phạt đầu tiên của phương Tây nhắm vào các cơ quan, tổ chức thuộc chính
phủ Nga, điển hình là lệnh cấm một số ngân hàng Nga tiếp cận SWIFT, hệ thống liên lạc
tài chính tồn cầu phục vụ các giao dịch quốc tế. Phương Tây cũng nhắm vào kho dự trữ
ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga. Cơ quan này đang nắm giữ số ngoại tệ và vàng

trị giá khoảng 630 tỷ USD, nhưng một nửa trong số đó đang được gửi tại các ngân hàng
nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Nga giờ đây không thể sử dụng số tài sản này để hỗ
trợ nền kinh tế trước các đòn trừng phạt.
Cắt quan hệ với một số doanh nghiệp và ngành công nghiệp của Nga là hướng trừng
phạt thứ hai của phương Tây. Với lệnh trừng phạt này, các nước khác tuyên bố sẽ khơng
mua bán hàng hóa với các doanh nghiệp đó, cũng sẽ không làm ăn với bất kỳ ai giao dịch
với họ.
Xuất khẩu hàng cao cấp sang Nga, bao gồm đồng hồ, ôtô, rượu cao cấp, cũng nằm
trong danh sách cấm của Mỹ và một số đồng minh châu Âu. Nhà Trắng ước tính nhóm
hàng xuất khẩu này có giá trị lên tới 550 triệu USD mỗi năm. Mỹ và các đồng minh
phương Tây ngày càng tăng cường sức ép với nhóm tinh hoa Nga thơng qua các biện
pháp trừng phạt cá nhân. Mỹ, Anh, EU và Canada đã đóng băng tài sản của nhiều tài
phiệt Nga và cấm họ tiến hành hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ. Một số nhà lập pháp
Mỹ cũng hy vọng sẽ thông qua luật cho phép chính phủ liên bang tịch thu tài sản trị giá
trên 5 triệu USD của tài phiệt Nga, như bất động sản và du thuyền.
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

17


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8 Cụ thể, để đáp lại những lệnh trừng phạt nặng nề đến từ phươngTMA306.3
Tây, Tổng thống
Nga Vladimir Putin đã ra tối hậu thư với châu Âu: khơng thanh tốn bằng Rúp thì khơng
có khí đốt. Sắc lệnh được Tổng thống Putin ký ngày 31/3 nêu rõ, các quốc gia “khơng
thân thiện” phải thanh tốn khí đốt giao hàng từ tháng 4 trở đi bằng đồng Rúp, thiết lập
tài khoản đồng ruble tại ngân hàng Gazprombank hoặc Nga sẽ dừng cung cấp khí đốt.
Theo lời Tổng thống Nga, việc làm này là để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây

nhằm vào điện Kremlin cùng như đóng băng tài sản của Nga. Trừng phạt đó đã phá hủy
niềm tin vào đồng tiền của các nước này. Những quốc gia thuộc diện “không thân thiện”
sẽ phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Ngân hàng trung ương Nga trong
thời hạn một tuần phải trình giải pháp chuyển đổi các giao dịch sang đồng rúp, tập đoàn
Gazprom thực hiện các thay đổi tương ứng trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu.
3.2. Động cơ của Nga khi thực hiện chính sách thanh tốn khí đốt bằng đồng Rúp
 Trước hết, động cơ của Putin nhằm ổn định chủ quyền kinh tế và tài khóa của Nga; hạn

chế sự mất giá của đồng Rúp trong chiến tranh bằng việc gia tăng nhu cầu đồng tiền
thơng qua khí đốt.
Sau khi Mỹ và các đồng minh ra quyết định chọn giải pháp loại Nga khỏi hệ thống
thanh toán quốc tế SWIFT nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine, nỗi lo
của người dân Nga về khả năng tỷ giá đồng nội tệ sẽ lập thêm những mức thấp kỷ lục
mới đang ngày càng hiện rõ khi các bảng điện tử thông báo tỷ giá ở khắp thủ đơ Moscow
liên tục cho thấy sự mất giá “kinh hồng” của đồng Rúp. Người dân Nga đang đổ xô đi
đổi tiền tiết kiệm từ Rúp sang ngoại tệ và tích trữ hàng hóa. Họ cũng đổ xơ mua sắm
những mặt hàng lâu bền như đồ nội thất, xe hơi và nữ trang trước khi giá cả của những
mặt hàng này tăng vọt. Thậm chí, họ xếp hàng dài tại các điểm rút ngoại tệ, bất chấp một
số ngân hàng chỉ chấp nhận đổi USD với tỷ giá cao hơn một phần ba so với mức đóng
cửa.
Khơng chỉ vậy, việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng
gây trở ngại rất lớn trong việc chi trả thanh tốn các dịch vụ bn bán và đầu tư giữa Nga
và các nước trên thế giới. Điều này dẫn đến việc các đối tác có hoạt động xuất nhập khẩu
với Nga mà có tài khoản liên quan đến những ngân hàng nằm trong danh sách bị chặn
SWIFT sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Các ngân hàng của Nga sẽ khơng thể giao dịch với các
GVHD: ThS. Vũ Hồng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

18



Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
nhà băng khác trên thế giới. Nga cũng sẽ khơng thể nhận được tiền thanh
tốn các giao
dịch dầu mỏ và khí đốt đóng góp tới 40% nguồn thu hàng năm, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế Nga. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp đã tránh giao dịch với đối tác Nga vì
sợ liên lụy và dân chúng nhiều nước phương Tây tự động tẩy chay hàng Nga. Các sự kiện
này góp phần làm giảm mức cung hàng hóa Nga cho thị trường thế giới. Từ đây, thương
mại xuất nhập khẩu Nga cũng rơi vào trạng thái đình trệ khá nghiêm trọng, dẫn tới nguy
cơ đồng Rúp mất giá rất mạnh so với đơ la Mỹ.
Vì vậy, đứng trước những khủng hoảng về mặt kinh tế lẫn chính trị này, Putin nhận
ra rằng cần phải neo giá đồng Rúp, việc thực hiện chính sách thanh tốn khí đốt bằng
đồng Rúp phần nào sẽ giúp giữ ổn định giá trị và vị thế của đồng Rúp trên thế giới.
 Chính sách này cịn được đưa ra với mục tiêu nhằm hạn chế lệnh trừng phạt của Mỹ và

các nước đồng minh.
Thực tế cho thấy rằng, việc bị loại khỏi hệ thống SWIFT đồng nghĩa với việc các
giao dịch quốc tế của Nga gặp rất nhiều khó khăn. Về mặt kỹ thuật các giao dịch chuyển
tiền không thể thực hiện được, kể cả giao dịch chui. Khi giao dịch kinh tế dựa trên hệ
thống này bị cơ lập thì các bên sẽ rơi vào tình trạng chờ thanh tốn. Trong bối cảnh căng
thẳng, nhiều giao dịch liên quan đến việc mua bán dầu mỏ, thanh toán hợp đồng tư vấn,
mua bán tài sản, du lịch lữ hành… sẽ bị ảnh hưởng. Các tổ chức tài chính trên thế giới
gặp phải khó khăn trong việc gửi tiền hoặc rút tiền ra khỏi Nga. Điều này cũng ảnh
hưởng đến những khách hàng nước ngoài của Nga, bao gồm những doanh nghiệp kinh
doanh với Nga hoặc tại Nga. Thậm chí, nhiều người đang ở Nga muốn chuyển tiền về
nước thì phải tới sân bay để nhờ ai đó cầm tiền mặt về giúp dẫn đến rủi ro lừa đảo. Chưa
kể, đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến Nga thì phải thanh toán bằng một

khối lượng tiền mặt lớn hay phải trả bằng vàng ròng cũng dẫn đến rủi ro mất mát.
Để thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine, các nước phương Tây đã tăng cường các
lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Để đáp trả, Nga sẽ chỉ chấp nhận tiền thanh tốn khí đốt
tự nhiên bằng đồng Rúp, điều chỉ có thể thực hiện thơng qua ngân hàng trung ương Nga
vốn đã bị các nước phương Tây trừng phạt. Điều này buộc phương Tây sẽ phải xóa bỏ
lệnh trừng phạt mà chính họ đã áp đặt hoặc sẽ là dấu chấm hết cho nguồn cung khí đốt từ
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

19


Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
8
TMA306.3
Nga sang châu Âu. Phải nói rằng, Moskva đã thành công trong việc khai
thác kẽ hở của
các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương nhờ việc miễn trừ lĩnh vực năng lượng.
 Chính sách này còn được xem là một biện pháp nhằm gây áp lực lên các nước châu Âu để

trả đũa các biện pháp cấm vận; mang tính cảnh cáo, răn đe với các quốc gia không thân
thiện.
Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới và chiếm khoảng 27% lượng dầu
nhập khẩu của EU trong năm 2021. Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi
ngày từ việc bán năng lượng cho EU. Nguồn thu này giúp Moskva chống chọi với những
biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây. Do mức độ phụ thuộc lớn vào nguồn
cung năng lượng từ Nga, châu Âu đến nay vẫn chưa đưa ra các biện pháp trừng phạt
nhằm vào dầu thơ và khí đốt của Nga. Nếu Nga thực hiện đúng lời cảnh báo là cắt cung
cấp khí đối với những khách mua khơng trả bằng Rúp, đó sẽ là một mối đe dọa lớn đối

với EU. Khối này hiện đang loay hoay tìm các nguồn cung năng lượng thay thế nhằm loại
bỏ một đòn bẩy an ninh - chính trị quan trọng của Moscow. Tuy nhiên, việc chuyển đổi
nguồn cung năng lượng đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, để mua được lượng lớn khí đốt từ Nga, châu Âu sẽ phải mua lượng
Rúp trị giá hàng trăm triệu euro mỗi ngày. Với Nga, việc đó sẽ cung cấp cho họ dòng
chảy ngoại tệ mạnh, đồng thời thúc đẩy nhu cầu đối với đồng Rúp. Động thái này của
Nga được xem là một đòn giáng tâm lý mạnh đến EU và các nước không thân thiện, một
lần nữa khẳng định vị thế và sức mạnh của quốc gia trên thế giới, đồng thời răn đe cảnh
cáo EU khơng nên tiếp tục đưa ra các gói trừng phạt kinh tế Nga cũng như cảnh cáo các
quốc gia không thân thiện khác không nên chống đối lại Nga và tiếp tục ủng hộ Ukraine
dưới bất kỳ hình thức nào.

GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt
GVHD: ThS. Vũ Hoàng Việt

20


KẾT LUẬN
Có thể nói, những hệ quả từ chính sách thanh tốn khí đốt của tổng thống Putin
chính là mặt trái của sự lạm dụng việc trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây. Các
lệnh cấm vận của phương Tây nhằm vào Nga sẽ vẫn còn tiếp diễn nhưng là không dễ
dàng khi mà phần lớn nhu cầu về năng lượng của EU phụ thuộc vào Nga. Những nước đi
lần này của EU được cho là sai lầm và khơng có tác dụng, ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt
động kinh doanh và sản xuất cũng như có thể làm chao đảo hơn nữa thị trường năng
lượng toàn cầu bằng cách làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn nguồn cung hiện tại
và thêm vào sự không chắc chắn về nguồn cung trong tương lai.
Thông qua câu chuyện và bản báo cáo trên của nhóm, thơng điệp mà nhóm muốn
truyền tải khơng chỉ dừng lại ở việc bao qt tình hình năng lượng thế giới và tác động
của chính sách do Nga đưa ra trong việc thanh toán bằng đồng Rúp mà còn là một báo

động về khủng hoảng năng lượng toàn cầu mà xa hơn là khủng hoảng kinh tế, lạm phát.
Trước những biến động xoay chuyển tình hình kinh tế thế giới như vậy, các quốc
gia cần có những đối sách riêng cho mình để có thể duy trì sự ổn định cho nền kinh tế
đồng thời cũng cần phải có những đối sách ngoại giao phù hợp trước tình hình quan hệ
quốc tế căng thẳng như hiện nay. Từng diễn biến, các động thái đáp trả của các bên sẽ đều
là bài học đắt giá để các quốc gia khác rút kinh nghiệm, có những nước đi phù hợp hơn,
lựa chọn giữa mềm dẻo hay cứng rắn trong quan hệ đối ngoại hoặc thậm chí là tận dụng
cơ hội đó để phát triển kinh tế nước nhà.
Case Study “Chính sách thanh tốn khí đốt bằng đồng Rúp của Tổng thống
Nga Vladimir Putin” của nhóm cịn nhiều thiếu sót, nhóm rất mong thầy cơ và các
bạn đọc đưa ra những nhận xét và góp ý để bài làm được hồn thiện hơn. Và nhóm
cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ThS. Vũ Hoàng Việt đã hướng dẫn, chỉnh sửa và
đóng góp để nhóm hồn thành được bài làm của mình!
Nhóm xin chân thành cảm ơn!


Nhóm thực hiện: Nhóm
3

Lớp:
TMA301.8
DANH MỤC THAM KHẢO

1. Moit.gov.vn. 2022. Thế giới nỗ lực giảm giá dầu [online] Available at:
/>2. Congan.com.vn. 2022. Putin: Nga sẽ bán khí đốt bằng đồng Rúp [online]
Available at: />3. vietnamplus.vn. 2022. IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm nay
[online] Available at: />4. qdnd.vn. 2022. Khủng hoảng Ukraine tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?
[online]

Available


at:

/>
ukraine-tac-dong-nhu-the-nao-den-kinh-te-the-gioi-687239
5. consosukien.vn. 2022. Khủng hoảng năng lượng toàn cầu đe dọa sự phục hồi kinh
tế thế giới [online] Available at: />6. vov.vn. 2022. Xung đột Nga - Ukraine kéo thế giới vào những cuộc khủng hoảng
tồi tệ [online] Available at: />7. kinhtevadubao.vn. 2022. Tác động của khủng hoảng Nga-Ucraina đến kinh tế thế
giới và Việt Nam [online] Available at: />8. vietnamplus.vn. 2022. Bruegel: EU cần chuẩn bị cho kịch bản mất nguồn cung khí
đốt từ Nga [online] Available at: />9. Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân
10. tapchitaichinh.vn. 2016. Trao đổi về đồng tiền tính tốn và đồng tiền thanh toán
trong kế toán kinh doanh XNK [online] Available at:
/>

Nhóm thực hiện: Nhóm
Lớp:
3 11. kinhtedothi.vn. 2022. EU “đau đầu” đối phó u cầu thanh tốnTMA301.8
khí đốt bằng rúp
của Nga. [online] Available at: />12. vov.vn. 2022. Hệ quả khi Nga phản địn trừng phạt, chuyển thanh tốn khí đốt
sang đồng rúp. [online] Available at: />13. vov.vn. 2022. Châu Âu chia rẽ trong kế hoạch đưa ra các biện pháp tiếp theo trừng
phạt Nga [online] Available at: />14. vnexpress.net. 2022. Ba mũi trừng phạt phương Tây nhắm vào Nga. [online]
Available at: />15. nld.com.vn. 2022. Nga củng cố chính sách đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây
[online] Available at: />16. plo.vn. 2022. Nga vực dậy đồng rúp như thế nào? [online] Available at:
/>17. laodong.vn. 2022. Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp? [online]
Available at: />


×