Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giáo án cô hương lớp 4, năm học 2021 2022 tuần (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123 KB, 16 trang )

TUẦN 3
Ngày dạy: Thứ hai, 04 /10/2021
Tập đọc:
THƯ THĂM BẠN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nổi đau
của bạn. Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng
bạn.(trả lời được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết
thúc bức thư). Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc lưu lốt tồn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết
thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, biết diễn đạt ND
câu TL theo cách hiểu của mình mạch lạc, tự tin.
- Học sinh biết cách chia sẻ,thông cảm với bạn; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung
quanh.
Tích hợp GDBVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người.
Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi
trường thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
- Trưởng ban VN tổ chức hát tập thể.
- Quan sát tranh và cho biết nội dung bức tranh?
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. HĐ Hình thành kiến thức
a. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện sự cảm
thông, chia sẻ với nỗi đau của nhân vật
- HS nêu cách chia đoạn (3 đoạn) sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Đoạn 1: Từ đầu.......chia buồn với bạn .


+ Đoạn 2: Tiếp theo.......như mình.
+ Đoạn 3: Cịn lại.
- HS đọc nối tiếp lần 1. Lớp phát hiện các từ ngữ khó (Quách Tuấn Lương, quyên góp,
khắc phục, bỏ ống,...)và luyện đọc từ khó
- Giải nghĩa từ
- HS đọc nối tiếp lần 2, phát hiện câu dài. ( GV theo dõi, giúp đỡ).
- HS thi đọc trước lớp.
- HS theo dõi GV đọc lại tồn bộ bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình.
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?


+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thơng cảm với bạn Hồng?
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết an ủi bạn Hồng?
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ về các câu hỏi trong bài, sau đó báo cáo với
cơ giáo.
*GDMT: Qua đó GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại
lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây
rừng, tránh phá hoại mơi trường thiên nhiên.
+ Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dịng kết thúc bức thư?
+ Nội dung chính của lá thư thể hiên điều gì?
- GV chốt ý, giáo dục HS biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
3.HĐ Thực hành
a. Luyện đọc diễn cảm
- HS nghe GV giới thiệu đoạn luyện và giọng đọc.
- HS theo dõi GV đọc mẫu; phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao
nhấn giọng và biểu cảm ở những từ đó.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các bạn.

- Bình chọn, tuyên dương bạn đọc tốt.
4. HĐ Vận dụng:
- Nắm nội dung của bài.
- VN tìm hiểu về cách trình bày, bố cục của một lá thư.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
TỐN
LUYỆN TẬP
I. U CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu. Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số
theo vị trí của nó trong mỗi số. Giúp HS nắm chắc cách đọc, viết ,giá trị của từng chữ
số một cách thành thạo,chính xác. Bài tập cần làm 1, 2 (dịng1),3( a,b,c); bài 4( a,b)
(tr16); bài 2(a,b); 3(a) (tr17)
- Năng lực tự học, biết lập luận tư duy logic khi viết số.
- HS cẩn thận khi làm bài, chăm chi, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG:
- Máy tính
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Khởi động
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát 1 bài, vận động tại chỗ.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.


2. HĐ Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- HS tự hoàn thành bài vào vở.
- Ban học tập diều hành các bạn chia sẻ trước lớp

- Nghe GV chốt cách đọc viết các số
Bài 2: Đọc các số (dòng 1) 32 640 507, 8 500 658, 830 402 960
- HS tự hồn thành bài tập của mình
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ:Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện
- Nghe GV chốt cách đọc các số.
Bài 3(a,b,c): Viết các số sau
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nghe GV chốt cách c viết các số: 613 000 000, 131 405 000, 512 326 103
Bài 4(a,b): Nêu gía trị của chữ số 5 trong mỗi số
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp bằng trò chơi : Ai nhanh- Ai đúng
- GV hỏi : Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì?
- Nghe GV chốt cách xác định giá trị của mỗi chữ số trong số cho trước.
Bài 2: a, b) (trang 17) Viết số
- HS viết số vào vở ô li .
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ
- Nghe Gv nhận xét, chốt cách viết số 5 760 342, 5 706 342
Bài 3a(trang 17)
- Cá nhân làm bài.
- HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương, chốt: cách xác định số lớn nhất, bé nhất.
3. HĐ Vận dụng:
Cùng với người thân thực hiện: người thân đọc một số bất kì đến lớp triệu, em viết
ra giấy rồi cùng kiểm tra kết quả.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************

Ngày dạy: Thứ ba,

05 /10 /2021

Toán:
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu nhận biết về, số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy STN.
Vận dụng các đặc điểm của dãy số tự nhiên để làm các bài tập 1, 2, 3, 4(a).
- Năng lực tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, sáng tạo.


- Học tập tích cực, tính tốn chính xác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động.
- HS chơi trò chơi: Đọc số
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: : HS bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc
điểm của dãy số tự nhiên
a. Giới thiệu STN và dãy STN
+ Quan sát ví dụ của GV, nghe GV giới thiệu về STN, dãy số TN
- Số tự nhiên được cấu tạo từ những chữ số nào?
- Yêu cầu HS biểu diễn các số từ 0-10 trên tia số
- Yêu cầu nêu đặc điểm của tia số?
+ Kể một vài STN để khắc sâu kiến thức
b. Giới thiệu một số đặc điểm của STN
- Lớp cùng thảo luận để rút ra các đặc điểm của dãy STN:

+ Em có nhận xét gì về số liền sau của một số tự nhiên?
+ Cứ thêm 1 vào một số tự nhiên ta được số ntn?
+Bớt 1 ở STN ta được số nào?
+ STN bé nhất là số nào?
+ Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV chốt lại đặc điểm của dãy số tự nhiên
- HS ghi nhớ các đặc điểm được in đậm trong SGK.
3. HĐ Thực hành
Bài 1: Viết STN liền sau mỗi số vào ô trống
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả.
- Nghe Gv nhận xét, chốt
+ Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào?
Bài 2: Viết STN liền trước mỗi số vào ô trống
- HS tự làm vào vở .
- Chữa bài, nhận xét. Nêu cách tìm số liền trước?
Chốt: quy luật của số tự nhiên liền trước
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có ba STN liên tiếp
- HS tự làm vào vở
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả.
- Chữa bài, nhận xét. Chốt: quy luật của dãy số tự nhiên liên tiếp
Bài 4a: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cá nhân tự làm vào vở bt.


- Chữa bài, nhận xét. Chốt: quy luật của dãy số tự nhiên liên tiếp
4 . HĐ Vận dụng:
Người thân đưa ra một số tự nhiên bất kì, hãy viết số liền trước và liền sau STN đó.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Tập đọc:
NGƯỜI ĂN XIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong
câu chuyện. Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lịng nhân
hậu, biết đồng cảm, thương xót trớc nổi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.(trả lời
được câu hỏi1,2,3). Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc lưu lốt tồn bài, biết ngắt nghỉ
đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung; biết đọc bài văn với giọng nhẹ
nhàng, thông cảm.
- HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin; năng lực tự học và giải
quyết vấn đề.
- HS có tấm lịng nhân hậu, biết thơng cảm,giúp đỡ những người nghèo khổ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.HĐ Khởi động
- Trò chơi Rung cây hái quả ôn lại bài.
- Gv nhận xét, giới thiệu bài.
2. HĐ Hình thành kiến thức
a. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu tồn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ
ngữ miêu tả ngoại hình của ông lão.
- HS nêu cách chia đoạn (3 đoạn) sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Đoạn 1: Từ đầu....cứu giúp.
+ Đoạn 2: Tiếp theo....cho ơng cả.
+ Đoạn 3: Cịn lại .

- HS đọc nối tiếp lần 1. Lớp phát hiện các từ ngữ khó (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa,
biết nhường nào, xiết chặt,...)và luyện đọc từ khó.
- Giải nghĩa từ (đọc phần chú giải).
- HS đọc nối tiếp lần 2, phát hiện câu dài. ( GV theo dõi, giúp đỡ).
- HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
b. Tìm hiểu bài:


- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ? Hình ảnh ơng lão ăn xin đáng thương như thế
nào? Điều gì khiến ơng lão trơng thảm thương đến như vậy ?
+ Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ơng lão ăn xin ? Hành động
và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ơng lão như thế nào?
+ Cậu bé khơng có gì để cho ơng lão nhưng ơng lão nói với cậu như thế nào?Em hiểu
cậu bé đã cho ơng lão cái gì?
+ Sau câu nói của ơng lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ơng?Theo em
cậu bé nhận được gì từ ơng lão?
+ Nêu ý nghĩa của bài
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ về các câu hỏi trong bài, sau đó báo cáo với
cơ giáo.
- GV chốt ý, giáo dục HS biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
3.HĐ Thực hành
a. Luyện đọc diễn cảm
- HS nghe GV giới thiệu đoạn luyện “ Tôi chẳng biết … của ông lão” và giọng đọc.
- HS theo dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần nhấn giọng.
- Phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao nhấn giọng và biểu cảm ở
những từ đó.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các bạn.
- Bình chọn, tuyên dương bạn đọc tốt.

4. HĐ Vận dụng:
- Khi gặp người nghèo khổ, bất hạnh em sẽ làm gì?
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Khoa học:

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CĨ TRONG THỨC ĂN.
VAI TRỊ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vita-min, chất khoáng.. Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì,
khoai, ngơ, sắn...Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng
lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. Phân loại được thức ăn
hàng ngày theo 4 nhóm.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học.
- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển cân đối
II. ĐỒ DÙNG


Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động:
- GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức đã học:
? Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất?
? Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Nêu mục tiêu bài học.
2. Hình thành kiến thức

a. HĐ1: Phân loại thức ăn và đồ uống:
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang10/ SGK trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các thức ăn, đồ uống bạn thường dùng vào các bữa sáng, trưa, tối
+ Nói tên các đồ ăn, thức uống có nguồn gốc động vật, thực vật
+ Người ta có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
- HS chia sẻ kết quả, lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Phân loại thức ăn dựa vào tính chất dinh dưỡng có
trong thức ăn đó.
+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất bột đường
+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất đạm
+ Nhóm t.ă chứa nhiều chất béo
+ Nhóm t.ă chứa nhiều vi-ta-min, chất khống
- Liên hệ: Bữa ăn của em đã đủ chât dinh dưỡng chưa?
b. HĐ2: Các loại thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng
- Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 11/SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những thức ăn giàu chất bột đường ở các tranh 11/SGK
+ Kể tên 1 số loại thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất bột đường?
+ Vai trị của chất bột đường là gì?
- Chia sẻ, trình bày ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận, tổng kết bài.
3. HĐ Vận dụng
-Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống thực
hiện ăn, uống các các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường để đảm bảo sức khỏ.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Ngày dạy: Thứ tư, 06 /10/2021
Toán

VIẾT SỐ TỰ NHÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


- Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. Nhận biết được giá trị của mỗi
chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số đó.
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ
- HS cẩn thận khi làm bài, chăm chỉ, trung thực, u thích học Tốn.
II. ĐỒ DÙNG
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động.
- TBHT điều hành lớp: Trị chơi Xì điện
+ Nêu quy luật của dãy số
+ Hoàn thành dãy số
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Đặc điểm của hệ thập phân.
- Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số.
+ 10 đơn vị bằng mấy chục?
+10 chục bằng mấy trăm?
+10 trăm bằng mấy nghìn?
+ Trong hệ thập phân cứ 10đv ở một hàng thì tạo thành mấy đv ở hàng trên liên tiếp
nó?
b. Cách viết số trong hệ thập phân:
+ Ta sử dụng những chữ số nào để viết được mọi số tự nhiên?
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
- Gv nêu VD: 999 nêu giá trị của mỗi chữ số 9 trong số trên?
3. HĐ Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu

- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ kết quả. GV nhận xét, chốt: Cách đọc và viết số có nhiều chữ số.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp.
Chốt: Cách phân tích một số thành tổng( 387 = 300 + 80 + 7).
Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 vào ô thứ 2 và ô thứ 3
- HS tự làm vào vở
- HS chia sẻ, lớp nhận xét. GV chữa bài, chốt KT
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì?
4. HĐ Vận dụng
- Ghi nhớ các đặc điểm của viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Luyện viết STN cùng với người thân
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG( nếu có)


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Luyện từ và câu:
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức.(ND
Ghi nhớ). Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm
quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
- Năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp
- HS chăm chỉ tích cực, yêu thích Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, từ điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 Khởi động:
- HĐTQ ổn định lớp.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. HĐ Hình thành kiến thức mới:
a. Tìm hiểu phần nhận xét:
- HS tự đọc câu cho sẵn trong SGK: Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm
liền Hanh là học sinh tiến tiến.
- Dựa vào 2 câu thơ trên, tìm các từ chỉ gồm 1 tiếng và từ gồm nhiều tiếng và nêu tác
dụng của từ và tiếng.
- HS chia sẻ trước lớp . GV chốt lại lời giải đúng.
b. Ghi nhớ:
- Lớp cùng nhau thảo luận về các đặc điểm của từ đơn, từ phức.
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+ Từ gồm có mấy tiếng?
+ Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì?
- HS đọc ghi nhớ (sgk).
3. HĐ Thực hành
Bài tập 1: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ.
-Cá nhân đọc các đoạn thơ trong SGK. Dùng chì gạch chéo tạo thành các từ, ghi lại từ
đơn và từ phức vừa tìm
- Ban học tập tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nghe GV nhận xét, kết luận. Chốt lại cấu tạo từ đơn, từ phức.
Rất /công bằng/ rất/ thông minh
Vừa / độ lượng/ lại/ đa tình / đa mang.
Bài tập 2:


- HS suy nghĩ và làm bài cá nhân

- HS chia sẻ bài
- Nghe GV nhận xét, kết luận. Chốt cách phân biệt từ đơn từ phức.
Bài tập 3: Đặt câu.
- Em suy nghĩ và làm bài cá nhân.
- Ban học tập tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, chữa bài, lưu ý hình thức và nội dung của câu, tuyên dương các bạn đặt
câu hay.
4. HĐ Vận dụng:
Kể tên các từ đơn, từ phức chỉ các sự vật trong ngôi nhà của em.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được hai cách kể lại lời nói,ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó:nói lên tính
cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện.(ND ghi nhớ). Bước đầu biết kể lại lời nói, ý
nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.(BT mục
III)
- NL ngôn ngữ, trả lời các câu hỏi theo ý của mình 1 cách mạch lạc; năng lực tự học và
giải quyết vấn đề
- Học sinh u thích mơn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn hát tập thể 1 bài ổn định lớp.
+ Miêu tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện có tác dụng gì?

- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. HĐ Hình thành kiến thức mới:
a. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Cá nhân đọc câu chuyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK:
+ Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho ta thấy cậu bé là người ntn?
+ Nhờ đâu mà em đánh giá được tính cách của cậu bé?
+ Lời nói, ý nghĩ của ơng lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau?
- Ban học tập tổ chức lớp chia sẻ.
-Gv nhấn mạnh nội dung .
b. Ghi nhớ:


- Lớp thảo luận về những điều cần lưu ý về lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
+ Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật.
- HS đọc ghi nhớ (sgk).
3. HĐ Thực hành:
Bài 1: Tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Hs đọc thầm 2 cách kể, nêu nhận xét của mình.
- Ban HT tổ chức cho lớp chia sẻ.
- Gv chữa bài, nhận xét, chốt lại 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
+ Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?
Bài 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp thành trực tiếp.
- Hs làm bài cá nhân vào vở nháp.
- Ban HT tổ chức cho lớp chia sẻ
- Gv chữa bài, nhận xét, chốt : Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành trực tiếp ta phải
làm gì? (Thay đổi từ xưng hơ và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với
gạch đầu dịng hoặc dấu ngoặc kép)
a) Vua nhìn thấy ….hỏi bà hàng nước:
- Xin cụ cho biết ai têm trầu này?

Bà lão bảo:
- Tâu bệ hạ, trầu này do chính già têm.
Nhà vua khơng tin, ….nói thật:
- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.
Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp.
- Hs làm bài cá nhân vào vở nháp.
- Ban HT tổ chức cho lớp chia sẻ
- GV chữa, chốt cách chuyển đổi Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp ta cần
đổi từ xưng hô, bỏ dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng, gộp lại lời kể với lời nhân
vật.
4. HĐ Vận dụng:
Chọn một đoạn trong một câu chuyện, kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Ngày dạy: Thứ sáu, 8 /10/2021
TỐN:
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ
tự các số tự nhiên. HS vận dụng làm được các bài tập: 1 (cột 1), 2 (a,c), 3 (a).
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề; tư duy lập luận loogic, ngơn ngữ.
- GD HS u thích học tốn, tính cẩn thận khi làm bài, chăm chỉ trung thực.
II. ĐỒ DÙNG
- Máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Khởi động.
- Trưởng VN tổ chức trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng”
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. Hình thành kiến thức mới
a) So sánh các số tự nhiên
* GV nêu VD 1: So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và
ngược lại
* GV nêu VD2: So sánh 29 896 và 30 005; 25 136 và 23 894
Vì sao em so sánh được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng
1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+ Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b) Xếp thứ tự các số tự nhiên:
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên: 7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
+ Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* KL cách sắp thứ tự:
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
Chốt: Vì có thể so sánh các số tự nhiên nên có thể xếp thứ tự các số tự nhiên từ bé
đến lớn hoặc ngược lại.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1(cột 1): >,<,=
- Em tự làm bài vào vở.
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chốt: Cách so sánh các số tự nhiên.
Bài 2(a,c): Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS làm bài cá nhân.

- Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp. Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
Chốt: Cách so sánh các số tự nhiên và thứ tự so sánh các số tự nhiên.
Bài 3a): Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
- HS làm bài cá nhân.


- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự, chữa bài.
Chốt: Cách so sánh các số tự nhiên và thứ tự so sánh các số tự nhiên.
4. HĐ Vận dụng
Viết 5 số tự nhiên bất kì, mỗi số có 6 chữ số và sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến
lớn.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Luyện từ và câu:
MRVT: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về
chủ điểm Nhân hậu - Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng
hiền, tiếng ác (BT1)
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề; tư duy lập luận lơgic, ngơn ngữ.
- HS sống nhân hậu, có tinh thần đồn kết; biết u thương, giúp đỡ những người
xung quanh.
Tích hợp GD BVMT: Giáo dục tính hướng thiện cho HS (biết sống nhân hậu và
đoàn kết với mọi người).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Từ điển TV
- Máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát 1 bài hát yêu thích.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. HĐ Thực hành:
Bài tập 1: Tìm các từ có tiếng : Hiền ; ác
- Em suy nghĩ và viết ra giấy các từ ngữ phù hợp với các yêu cầu.
- Ban học tập điều hành chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- Gv chữa bài, nhận xét.
- Gọi hs giải nghĩa một số từ.
Bài tập 2 Tìm từ trái nghĩa, cùng nghĩa.
a. Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ nhân hậu?
b. Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ đoàn kết?
- HS làm bài cá nhân.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả.
- GV chữa bài, nhận xét, yêu cầu HS đặt câu với từ vừa xếp.
Bài tập 3 Điền từ vào chỗ chấm.


- HS suy nghĩ và làm bài tập ra giấy nháp
- Gọi hs đọc các thành ngữ, tục ngữ vừa điền đầy đủ.
Bài tập 4 Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Gv nhận xét.
*GDMT : Giáo dục học sinh biết được lòng yêu thương người qua tinh thần đoàn kết.
(Tích hợp GD tính hướng thiện cho HS)
3. HĐ Vận dụng:
- Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong tiết học
- Cùng người thân đặt câu với các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
TẬP LÀM VĂN:
VIẾT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của
một bức thư (Nội dung ghi nhớ). Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm
hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự tin, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- HS yêu thương mọi người, thể hiện được sự quan tâm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Cá nhân đọc bài Thư thăm bạn, suy nghĩ trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Theo em người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì?
+ Lương thăm hỏi gia đình và địa phương Hồng ntn? Lương thơng báo với Hồng tin
gì?
+ Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư em có nhận xét gì về phần đầu và phần cuối bức thư?
- Ban học tập điều hành lớp chia sẻ.
- GV nhận xét, chốt.
b. Ghi nhớ:



- Lớp thảo luận về các phần của một bức thư.
- HS đọc ghi nhớ (sgk).
3. HĐ Thực hành
Bài tập 1: Đề bài: Viết thư gửi một người bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho
bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay
- GV Hướng dẫn tìm hiểu đề:
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cần xưng hô ntn?
+ Em cần kể cho bạn nghe điều gì về tình hình ở lớp ở trường mình?
+ Em nên chúc và hứa hẹn điều gì với bạn?
- HS viết bài vào vở.
- 4 - 5 hs đọc bài vừa viết
- Gv nhận xét, đánh giá.
4. HĐ Vận dụng
- Tiếp tục hồn thiện lá thư
- Tìm hiểu về các đề bài viết thư khác và viết theo yêu cầu (Viết bức thư cho một người
thân ở xa kể về ngày khai giảng của em)
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************
Chính tả :

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. U CÀU CẦN ĐẠT

- Trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ
- Làm đúng bài tập 2a tr27, 2a tr37
- Tự học, thẫm mĩ, ngơn ngữ.
- HS có ý thức rèn chữ viết,trình bày sạch sẽ. HS có lịng nhân hậu, biết u thương
giúp đỡ quan tâm người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp hát bài tập thể kết hợp vận động tại chỗ
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Hình thành kiến thức mới:
a. Hướng dẫn viết chính tả


- Nghe GV giới thiệu đoạn cần viết và nội dung đoạn viết. HS có lịng nhân hậu, biết
u thương giúp đỡ quan tâm người khác.
+ Cháu nghe câu chuyện của bà (Từ đâu đến rưng rưng).
+ Truyện cổ nước mình ( Từ đầu đến ơng cha của mình).
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ lẫn khi viết:
+ Cháu nghe câu chuyện của bà: nên phải, bỗng nhiên, nhoà, ....
+ Truyện cổ nước mình: sâu xa, phật, rặng dừa, nghiêng soi, truyện cổ
- Hướng dẫn HS cách trình bày thể thơ lục bát
3. HĐ Thực hành
Bài tập 2a(tr27): Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- Cá nhân tự làm bài vào vở nháp
- HS chia sẻ đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- Nghe Gv nhận xét, chốt lời giải: tre, chịu, Trúc, cháy, Tre, tre, chí, chiến, Tre
Bài tập 2b(tr27): Điền vào chỗ trống hỏi hay ngã
Bài tập 2a(tr 38) Điền vào chỗ trống r,d hay gi?

- Làm bài cá nhân.
- Gọi hs đọc câu văn đã điền hồn chỉnh.
- Chữa bài, nhận xét.
Đáp án : gió thổi - gió đưa - gió nâng cánh diều
4. HĐ Vận dụng:
- Viết 5 tiếng, từ chứa ch/tr
- Tìm các câu đố nói về lồi hoa hoặc một số đồ vật khác có chứa âm r/d/gi.
IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG (nếu có)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..
*******************************************



×