Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giáo án cô hương lớp 4, năm học 2021 2022 tuần (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.68 KB, 16 trang )

TUẦN 5
Ngày dạy: Thứ hai, 18 /10/2021
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

Tập đọc:
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung câu chuyện:Ca ngợi chú bé Chơm trung thực, dũng cảm giám nói sự
thật, trả lời câu hỏi 1,2,3. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân
vật và lời người kể chuyện
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin; tự học và giải quyết vấn đề
- HS có ý thức trung thực và dũng cảm trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
- Trưởng ban VN tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ: đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
bài Tre Việt Nam.
- HS nghe GV bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Hình thành kiến thức
a. Luyện đọc:
- 1HS HTT đọc bài
- Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của
nhà vua và lời của chú bé Chôm
- H nêu cách chia đoạn. Bài chia làm 4 đoạn:
+Đoạn 1:Ngày xưa.....bị trừng phạt.
+Đoạn 1:Có chú bé......nảy mầm được.
+Đoạn 1:Moi người.....của ta.
+Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc.....hiền minh
- HS đọc nối tiếp trước lớp.
+ Lần 1: Phát hiện từ khó luyện: thóc giống, truyền ngơi, dốc cơng, chăm sóc,
sững sờ, dõng dạc,...( Theo dõi giúp đỡ)


+ Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
- HS giải nghĩa từ khó (đọc phần chú giải).
- HS luyện đọc.
- Nghe GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, tuyên dương, yêu cầu lớp suy nghĩ tìm nội dung của bài.
Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chơm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu
được hưởng hạnh phúc.
Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc
sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ.


3. HĐ Thực hành
Luyện đọc diễn cảm
- HS nghe GV giới thiệu đoạn luyện: “ Chơm lo lắng … thóc giống của ta” và giới
thiệu giọng đọc thong thả, rõ ràng. Lời của vua dõng dạc, dứt khoát; lời của cậu bé lo
lắng,...
- HS theo dõi GV đọc mẫu và phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao
nhấn giọng và biểu cảm ở những từ đó.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Hs đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật.
- GV nhận xét chung.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Đọc cho người thân nghe câu chuyện “Những hạt thóc giống” và cho biết trung thực
là đức tính quý nhất của mỗi con người.
- Nêu 1 tấm gương về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------  ------------Tốn:
BIỂU ĐỒ (tiếp theo)
I. U CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. Biết đọc một số thơng tin trên biểu đồ cột. Biết
xử lí số liệu và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, lập luận lơgic.
- HS tích cực tự giác làm bài, chăm chỉ, trung thực.
Làm các bài: Bài 1(tr31); Bài 2a (tr32); Bài 2(tr34):
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động.
- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. Hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu biểu đồ hình cột: Số chuột 4 thôn đã diệt:
- HS quan sát biểu đồ và đọc thơng tin ở bên phải.
+Biểu đồ có mấy cột ?
+Dưới chân các cột ghi gì ?
+Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ?
+Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ?


- HS lắng nghe GV phân tích để biết cách đọc thông tin biểu đồ. Hướng dẫn HS đọc
biểu đồ :
+ Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt của những thôn nào ?
+ Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột ?....

- GV NX và chốt kiến thức : Cách đọc số liệu trên biểu đồ hình cột .
3. HĐ Thực hành
Bài 1(tr31):
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ sgk hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ
biểu diễn về cái gì ?
- Cá nhân tự làm vào vở bt.
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nghe GV chốt KT: Cách đọc số liệu trên biểu đồ hình cột
Bài 2a (tr32)
- Em tự làm vào vở
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nghe GV chốt KT: Cách đọc, viết số liệu trên biểu đồ hình cột.
Bài 2(tr34):
- GV gọi hs đọc yêu cầu đề .
- HS làm bài vào vở.
- Ban học tập điều hành lớp chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
a/ Tháng 7 có 18 ngày mưa
b/ Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15-3= 12 ( ngày )
c/ Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 ( ngày )
- Chốt lại cách tìm số TBC
4. HĐ Vận dụng
- Quan sát các biểu đồ có ở phịng thư viện để biết được một số thông tin về số lượt
đọc sách.
- Tìm hiểu về các loại biểu đồ khác.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------  ------------Ngày dạy: Thứ ba,


/10/2021

TỐN:
PHÉP CỘNG
I. U CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số khơng nhớ hoặc
có nhớ khơng q 3 lượt và không liên tiếp. HS làm được các bài 1, bài 2 (dòng 1,3),
bài 3.


- NL tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ và giao tiếp.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, ý thức thích học Tốn, chăm chỉ, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động
- Trưởng ban học tập kiểm tra ĐDHT.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Hình thành kiến thức:
- HS quan sát phép tính GV đưa lên bảng : 48352 + 21026 =?,
367859 + 541728 =?
- HS thực hiện đặt tính rồi tính để tìm ra kết quả.
- Chia sẻ kết quả trước lớp về cách thực hiện và kết quả.
- Nghe GV nhận xét chốt cách thực hiện:
+ Cách đặt tính: các chữ số cùng 1 hàng thẳng cột với nhau
+ Cách tính: Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
3. Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài.

+Nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
- GV nhận xét, kết luận, chốt : Cách đặt tính và thực hiện tính
Bài 2 ( dịng 1, 3) Tính
-Cá nhân tự làm vào vở
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả và cách thực hiện.
- Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt thực hiện tính
Bài 3:
- Cá nhân tự đọc bài và GV hướng dẫn phân tích bài tốn.
- u cầu HS tự làm bài.
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ.
- Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt lời giải đúng
4. HĐ Vận dụng:
- Nêu lại cách đặt tính và tính trong phép cộng
- Người thân đưa ra những phép cộng bất kì trong phạm vi các số có 6 chữ số sau đó
cùng kiểm tra kết quả
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------  ------------Tập đọc:

GÀ TRỐNG VÀ CÁO


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác+ thông minh như gà trống,chớ tin
những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như cáo, trả lời được các câu hỏi. Bước đầu biết
đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui,dí dỏm.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, tự giải quyết vấn đề, mạnh dạn tự tin khi
trình bày
- Giáo dục HS tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
- GV kiểm tra việc đọc và TL câu hỏi bài Những hạt thóc giống
- Nhận xét, tuyên dương
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức
a. Luyện đọc
- 1 bạn đọc toàn bài.
- GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: vắt
vẻo, tinh nhanh, hồn lạc phách bay, khối chí.
- HS tự chia đoạn và chia sẻ trước lớp
+ Đoạn 1:Nhác trơng.....tỏ bày tình thân.
+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo....loan tin này.
+Đoạn 3:Cáo nghe......làm gì được ai.
-HS luyện đọc nối tiếp
+ Lần 1: Phát hiện t khú luyn: sung sớng, bạn hữu, sống, săn
+ Ln 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
- 1HS đọc từ chú giải: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.
- GV giảng giải thêm nghĩa môt số từ:
+ Em hãy đặt câu với từ vắt vẻo.
+ Em hiểu thế nào là khối chí?
- HS luyện đọc.
- GV đọc tồn bài, lớp theo dõi
b. Tìm hiểu bài
- Cá nhân tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK.
- TBHT điều hành lớp trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
- GV kết nối lại các sự việc

- GV hỏi: Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin những lời kẻ xấu cho dù đó là
những lời ngọt ngào
- GD học sinh tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống


3. Thực hành: Luyện đọc diễn cảm
- Quan sát GV nêu đoạn luyện: từ “Từ đầu ... chắc loan tin này”
- HS theo dõi GV đọc mẫu và chú ý những từ cần nhấn giọng.
- HS phát hiện những từ cần nhấn giọng và giải thích vì sao nhấn giọng và biểu cảm ở
những từ đó.
- HS luyện đọc cá nhân.
- Hs thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật
- GV nhận xét chung
4. HĐ Vận dụng, trải nghiệm
- Em học được điều gì từ chú Gà Tống?
- Chia sẻ với người thân về ý nghĩa của câu chuyện.
- Tìm đọc các tác phẩm viết về gà và cáo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-----------  ------------Chính tả (Nghe-viết)

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
Hiểu nội dung đoạn cần viết .
+ Những hạt thóc giống từ “Lúc ấy … ơng vua hiền minh”

+ Người viết truyện thật thà
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt en/eng và giải được câu đố về con vật chứa
tiếng bắt đầu bằng l/n. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu s/x.
- Phát triển năng lực thẩm mĩ, trình bày đẹp, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- HS có tính cẩn thận chính xác, u thích chữ viết, có tinh thần trách nhiệm với bài
viết, tính trung thực trong học tập.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Một sợi rơm vàng
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Thực hành :
a. Hướng dẫn viết chính tả
- Nghe GV giới thiệu đoạn cần viết và nội dung đoạn viết. Giáo dục HS tính trung
thực
+ Những hạt thóc giống từ “Lúc ấy … ông vua hiền minh”


+ Người viết truyện thật thà
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ lẫn khi viết:
+ Những hạt thóc giống: thóc giống, luộc kĩ, lẽ nào, dõng dạc, truyền ngơi, dũng
cảm, hiền minh.
+ Người viết truyện thật thà: Pháp, Ban-dắc, thẹn, ấp úng
- Hướng dẫn HS cách trình bày (Khi trình bày đoạn văn cần lưu ý gì?)
+ Đầu đoạn viết hoa, lùi 1 ơ.
+ Lời nói trực tiếp của nhân vật phải viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu
dịng.
b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2b (tr48): Tìm những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng để hoàn thành đoạn

văn
- HS đọc đoạn văn và làm bài cá nhân
- BHT điều hành các bạn trình bày, nhận xét, góp ý....
- GV NX, chốt đáp án đúng: chen, len, ken, leng keng, len, khen.
Bài 3a (tr48)
- HS giải đố cá nhân - Chia sẻ trước lớp
Đáp án: nòng nọc.
Bài 2 (tr56): Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu s/x, các tiếng
có thanh hỏi, thanh ngã
Bài 3a(tr57): Tìm các từ láy:
+ Có tiếng chứa âm s
+ Có tiếng chứa âm x
- Cá nhân làm bài.
- HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, chốt các từ đúng, tuyên dương.
+sạch sẽ, sạch sành sanh, sặc sỡ, sáng suốt, sâu sắc,...
+ xanh xanh, xinh xinh, xinh xắn, xao xác, xúm xít, ....
4. HĐ Vận dụng
- Viết lại các lỗi sai của bài chính tả vào sổ tay
- Tìm các câu đố nói về lồi hoa hoặc một số đồ vật khác có tiếng chứa thanh ngã,
thanh hỏi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
-------------  ------------Ngày dạy: Thứ tư,
TỐN:
I. U CẦU CẦN ĐẠT:

PHÉP TRỪ


/10/2021


- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số khơng nhớ hoặc có
nhớ khơng q ba lượt và khơng liên tiếp. HS làm các bài 1, bài 2(dòng 1), bài 3
- NL tự học và tự giải quyết vấn đề, năng lực ngơn ngữ.
- Giáo dục học sinh tự giác, tích cực trong học tốn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động
- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. Hình thành kiến thức:
- HS quan sát phép tính GV đưa lên bảng : 865279 - 450237 =?,
647253 - 285749 =?
- HS thực hiện đặt tính rồi tính để tìm ra kết quả
- Chia sẻ kết quả trước lớp về cách thực hiện và kết quả
- Nghe GV nhận xét chốt cách thực hiện
+ Đặt tính:Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau.
+Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái..
3. Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt : Cách đặt tính và thực hiện tính
Bài 2 ( dịng 1) Tính
- Em tự làm vào vở
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả.

- Nghe GV nhận xét, kết luận, chốt thực hiện tính. Lưu ý HS những TH trừ có nhớ
nhiều lần.
Bài 3:
-GV gọi 1 HS đọc đề bài, hướng dẫn HS phân tích bài tốn.
- HS làm bài cá nhân
- Hs chia sẻ trước lớp, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
Giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là:
1730 - 1315 = 415 ( km)
Đáp số: 415 km


4. HĐ Vận dụng
Người thân đưa ra những phép trừ bất kì trong phạm vi các số có 6 chữ số sau
đó cùng kiểm tra kết quả.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------  ------------Luyện từ và câu:
MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I .YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
- Biết thêm 1 số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về
chủ điểm Trung thực - Tự trọng. (BT4); tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với
từ trung thực và đặt câu với 1 từ tìm được (BT1,BT2); nắm được nghĩa từ tự trọng
(BT3). Rèn kĩ năng giải nghĩa từ, giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ với chủ điểm Trung
thực- Tự trọng; Đặt câu đúng, hay.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề.
- Giáo dục hs lòng trung thực, tự trọng.
II - ĐỒ DÙNG:

- Từ điển, máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn hát 1 bài
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Thực hành
Bài tập 1: Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với Trung thực
- HS suy nghĩ giải nghĩa từ trung thực, thế nào là từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa ?
- Em suy nghĩ và viết ra giấy các từ ngữ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” cùng viết vào ô
chát
- Nghe GV NX, chốt các từ đúng:
+ Từ cùng nghĩa: thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lịng,
chính trực, bộc trực..
+ Từ trái nghĩa: gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, lừa bịp, lừa đảo...
Bài tập 2: Đặt câu với một từ cũng nghĩa hoặc trái nghĩa với trung thực
- Em suy nghĩ tự đặt câu của mình
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Nghe GV NX, chốt, tuyên dương các câu đúng và hay.
Khi đặt câu cần lưu ý điều gì?
+ Về hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
+ Về nội dung: Diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa
Bài tập 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa với từ Tự trọng


- Em suy nghĩ và làm bài cá nhân
- HS chia sẻ kết quả, nêu miệng.
- Nghe GV NX, chốt ý nghĩa của từ Tự trọng. Tìm các từ đúng với nghĩa của các ý
a,b,d?
Bài tập 4: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung

thực hoặc về lịng tự trọng
- Em suy nghĩ và làm bài tập ra giấy nháp
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lịng trung thực: a, c, d
+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng : b, e.
- HD hs giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ trên.
- GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm.
3. HĐ Vận dụng:
- Cùng người thân đặt câu với các thành ngữ. tục ngữ vừa tìm được.
- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về tính trung thực, tự trọng
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
--------  -------------

Tập làm văn:
VIẾT THƯ (Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức.( Đủ 3
phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư ) Rèn kĩ năng viết văn, trình bày đúng hình
thức một lá thư
- HS phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, sáng tạo, NL ngơn ngữ.
- Tích cực, tự giác làm bài, thể hiện được cảm xúc tích cực trong bài viết của mình
u thương mọi người.
II. ĐỒ DÙNG:
- Giấy viết, phong bì, tem.
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát bài tập thể

- Ôn lại kiến thức :
+ Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Thực hành
- Cá nhân đọc đề bài của cô giáo
- Nhắc học sinh chú ý :


+ Trình bày đúng hình thức 1 bức thư rõ ràng, chữ viết đẹp.
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
+ Viết xong thư, cho thư vào phong bì, ghi ngồi phong bì tên, địa chỉ người gửi; tên
địa chỉ người nhận
- HS viết vào vở
3. HĐ Vận dụng
- Em đọc bức thư cho người thân nghe.
- Em hãy viết một bức thư gửi cho một người bạn chưa quen biết, ở thành phố Hồ
Chí Minh để thăm hỏi và động viên bạn về tình hình dịch bệnh Covid- 19.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
-------------  ------------KHOA HỌC 4: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được lí do cần thiết phải ăn
phối hợp nhiều loại thức ăn. Biết lựa chọn thực đơn với đủ chất dinh dưỡng cho bữa
ăn hằng ngày . Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn
chứa nhiều chất bột đường,nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khống; ăn vừa phải
nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo,ăn ít
đường và hạn chế muối.
Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất

cho cơ thể. Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia
cầm. Vận dụng cách ăn uống vào cuộc sống hằng ngày.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngơn ngữ
- Có ý thức thực hiện ăn uống cân đối đủ lượng, đủ chất để đảm bảo sức khỏe.
II. ĐỒ DÙNG
-Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động:
- Tổ chức cho cả lớp trò chơi khởi động tiết học:
? Nêu vai trò của vi-ta-min và kể tên những loại thức ăn có chưa nhiều vi-ta-min?
?Chất xơ có vai trị như thế nào đối với cơ thể?
- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Nêu mục tiêu bài học.
2. Hình thành kiến thức
a.HĐ1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi
món ăn.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và
thường xuyên thay đổi món ăn?
- Chia sẻ, trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, đưa ra 1 số câu hỏi:


+ Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn?
+ Nếu ngày nào cũng ăn một vào món cố định em sẽ thấy thế nào?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng khơng?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt cá mà không ăn rau quả?
- GVKL: Các loại thức ăn nên ăn vừa phải,không nên ăn nhiều đường và nên ăn hạn
chế muối…
b. HĐ2: Tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
- HS quan sát tháp dinh dưỡng, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhóm thức ăn nào cần ăn đủ?

+ Nhóm nào cần ăn vừa phải hoặc có mức độ?
+ Thức ăn nào chỉ nên ăn ít hoặc hạn chế?
- Chia sẻ trước lớp, chơi trò đố nhau.
- GV kết luận
c. HĐ3: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng thơng tin, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các
câu hỏi sau:
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Ban học tập điều hành chia sẻ, bổ sung
- Kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm
những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt
hơn. Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần
nên ăn ba bữa cá….
3. HĐ Vận dụng
-Về nhà cùng người thân vận dụng kiến thức đã học vào thực hiện ăn, uống hằng ngày
cần phải đủ chất.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Ngày dạy: Thứ sáu,

/10 /2021

Tốn:
LUYỆN TẬP
I. U CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng hoặc phép trừ. Có kĩ năng thực hiện

phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng phép trừ. Vận dụng giải thành thạo
các bài tập.Bài tập cần làm bài 1, 2, 3.
- Phát triển năng lực tính toán, tự học.
- GD HS cẩn thận khi làm bài, trình bày có thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động.


- Trưởng VN tổ chức trị chơi “Nói ngay kết quả tính”
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
2. HĐ Thực hành
Bài 1: Thử lại phép cộng
- GV viết bảng phép tính 2416 + 5164
- HS đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
+ Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
+Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta làm như thế nào?
+ Khi thử lại phép cộng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
- GV yêu cầu HS làm phần b.
35 62 + 27 519;
69 105 + 2 074
267 345 + 31 925
- HS chia sẻ bài làm.
- Nghe GV nhận xét, kết luận, Chốt: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy Tổng trừ
đi 1 SH, nếu được KQ là SH cịn lại thì phép tính làm đúng .
Bài 2: Thử lại phép trừ
- HS làm bài cá nhân. Tự thử lại kết quả

- Chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét, kết luận:
+ Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành thử lại
như thế nào?
Bài 3: Tìm x
- Cá nhân tự làm vào vở bt
- Chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
-GV nhận xét, kết luận, củng cố quy tắc tìm các thành phần chưa biết của phép
tính cộng và trừ
Học sinh hồn thành xuất sắc làm thêm bài tập 4,5.
3. HĐ Vận dụng
Cùng người thân đưa ra một phép tính. Tính tốn và sau đó thực hiện thử lại.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Luyện từ và câu
DANH TỪ
I. YỀU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng). Tìm được danh
từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó. Vận dụng để làm tốt các bài tập
- Phát triển năng lực tự học, NL ngôn ngữ.
- H biết cách dùng các từ loại trong cuộc sống, yêu Tiếng Việt.


* Đ/C: Không học DT chỉ khái niệm, chỉ đơn vị. Chỉ làm BT 1, 2 ở phần Nhận xét
nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động
+ Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
+ Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được
- Nhận xét, khen động viên.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Hình thành kiến thức
a. Nhận xét
Bài 1:
- Gọi hs đọc ví dụ ở SGK
- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ sự vật trong mỗi dòng thơ
- GV nhận xét, chốt và bổ sung các từ HS tìm cịn thiếu
Bài 2: (khơng u cầu tìm danh từ chỉ khái niệm)
-Yêu cầu HS xếp các từ em mới tìm được vào nhóm
+Từ chỉ người: ơng cha, cha ông
+Từ chỉ vật : sông, dừa, chân trời
+Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, chốt các từ đúng.
b. Ghi nhớ:
- GV: Các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ đơn vị gọi là danh từ
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
- HS lấy VD về danh từ
3. Thực hành :
Bài tập 1
-Em suy nghĩ và làm bài tập vào vở nháp: Tìm các danh từ trong 10 câu thơ đầu của
bài “ Gà Trống và Cáo”. Đặt 1 câu với danh từ em vừa tìm được.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả.
- Nghe GV nhận xét, kết luận , chốt: Cách xác định danh từ
- Khi đặt câu cần lưu ý diều gì?

+ Hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
+ Nội dung: Diễn đạt trọn vẹn 1 ý
Bài tập 2 : Viết các từ chỉ người theo nghề nghiệp
- HS làm bài cá nhân.
- Hs chia sẻ, bổ sung.
- Gv nhận xét, tuyên dương.


4. HĐ Vận dụng
Cùng người thân tìm 10 danh từ chỉ vật có trong nhà của em
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tập làm văn:
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện ( Nội dung Ghi nhớ).Biết vận dụng
những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự học và giải quyết vấn đề.
- Giáo dục hs tích cực tự giác học bài., sống nhân hậu và có lịng trung thực.
II - ĐỒ DÙNG:
- Máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trị chơi
+ Cốt truyện là gì?
+ Cốt truyện gồm những phần nào?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.

2. Hình thành kiến thức mới:
a. Tìm hiểu phần nhận xét:
- Cá nhân đọc lại câu chuyện Những hạt thóc giống; trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
Bài 1:
+ Những sự việc tạo thành cốt truyện: “Những hạt thóc giống”?
+ Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Bài 2:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2?
Bài 3:
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nghe GV kết luận lời giải đúng
2. Ghi nhớ:
- HS thảo luận rút ra đặc điểm của đoạn văn trong bài văn kể chuyện
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
3. Thực hành
- Cho HS quan sát tranh, đọc yêu cầu đề, xác định yêu cầu của đề.


- GV đặt câu hỏi
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Đoạn nào đã viết hồn chỉnh? Đoạn nào cịn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 cịn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- HS viết đoạn còn thiếu vào giấy nháp
- HS đọc bài làm của mình. Nhận xét bài của bạn

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung, lớp bình chọn bạn viết tiếp chặt chẽ, hay.
Chốt: Cách sắp xếp các sự việc đã cho thành cốt truyện đủ ý, chặt chẽ.
4. HĐ Vận dụng
- Ghi nhớ hình thức đoạn văn
- Kể lại hồn chỉnh câu chuyện cho người thân nghe sau khi đã viết hoàn thiện đoạn
văn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
.........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
-------------  -------------



×