Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Các dịch vụ tài chính của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Ngân hàng – Tài chính

BÀI TẬP NHĨM
CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

NHÓM 4
Lớp học phần:

Ngân hàng thương mại (122) – 05


MỤC LỤC
I. Các dịch vụ tài chính của một vài ngân hàng thương mại ở Việt Nam cung cấp................................1
1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống.....................................................................................................1
2. Dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây............................................................................................2
3. Thực trạng một vài dịch vụ tài chính.....................................................................................................5
II. Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại.........................................................................................9
1 .Bảng cân đối kế toán..............................................................................................................................10
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................................................................................16
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ....................................................................................................................24
4. Thuyết minh báo cáo tài chính..............................................................................................................28
III. Những thuận lợi hiện nay và cơ hội phát triển các dịch vụ tài chính trong tương.........................29
lai.....................................................................................................................................................................29
1. Thuận lợi................................................................................................................................................29
2. Cơ hội phát triển của các dịch vụ tài chính trong tương lai...............................................................30
IV. Những thách thức hiện nay và trong tương lai đối với việc phát triển những DVTC này............32
1. Thách thức hiện nay..............................................................................................................................32
2. Thách thức trong tương lai:.................................................................................................................33
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................................35



CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

I. Các dịch vụ tài chính của một vài ngân hàng thương mại ở Việt Nam cung cấp
1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống
- Trao đổi, mua bán ngoại tệ: Lịch sử cho thấy rằng, một trong những dịch vụ ngân
hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ – một ngân hàng đứng ra mua, bán một
loại tiền (chẳng hạn USD) và lấy một loại tiền khác (chẳng hạn GBP) để hưởng phí dịch
vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường do các ngân hàng lớn
thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời phải có trình độ
chun mơn trong giao dịch ngoại hối.
- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Cho vay là nghiệp vụ cơ bản nhất
trong sử dụng và khai thác các nguồn vốn của NHTM. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng
đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương,
những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân hàng để lấy
tiền. Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các
khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng hóa dự trữ, xây dựng văn phòng và thiết bị sản
xuất.
- Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã
tìm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là
các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng
trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi
suất tương đối cao.
- Dịch vụ thanh tốn: Cuộc cách mạng cơng nghiệp ở châu Âu và châu Mĩ đã đánh dấu
sự ra đời của dịch vụ tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài khoản tiền
gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ. Việc đưa
ra loại tài khoản tiền gửi này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong
cơng nghiệp ngân hàng, bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của q trình thanh tốn, làm
cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an tồn hơn. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, các yêu cầu đối với một dịch vụ thanh tốn như: đơn

giản, nhanh chóng, chính xác, an tồn, chi phí thấp… được các ngân hàng đáp ứng ngày
một tốt hơn.
- Bảo quản vật có giá: Ngay từ thời Trung cổ các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc
lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp
dẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản
đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và
1


thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phịng
“bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Ngày nay, hầu như các NHTM khơng có chức
năng trực tiếp tài trợ hoạt động của Chính phủ. Việc có đầu tư mua trái phiếu chính phủ
hay khơng và mua với quy mô như thế nào do ngân hàng quyết định.
- Cung cấp dịch vụ uỷ thác: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện quản lý tài
sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó,
ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn họ quản lý. Chức năng
quản lý tài sản này gọi là dịch vụ uỷ thác (Trust Services).
Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại dịch vụ: dịch vụ uỷ thác thông thường
cho cá nhân, hộ gia đình và dịch vụ uỷ thác thương mại cho các doanh nghiệp.
Thơng qua Phịng uỷ thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để
cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng
cần. Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng được đóng vai trị là người được uỷ thác trong
di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản
các tài sản thừa kế.
Thơng qua phịng uỷ thác thương mại ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng vai trị như những
người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều này đòi
hỏi phòng uỷ thác phải trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khốn của cơng ty, thu hồi các chứng
khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán tồn bộ cho những người nắm giữ chứng khốn.

2. Dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây
- Cho vay tiêu dùng: Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng khơng tích cực cho vay đối
với các cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung
có quy mơ rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng có mức sinh lời
thấp. Các ngân hàng thường sử dụng nhiều hơn tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho
những món vay thương mại lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây với sự cạnh tranh khốc
liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người
tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng.
- Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt
động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp
nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các
cá nhân đến tư vấn về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng
kinh doanh của họ.

2


- Quản lý tiền: Quản lý tiền là loại dịch vụ trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu
chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần vốn tiền tệ thặng dư tạm thời
nhàn rỗi vào các chứng khốn sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần
tiền để thanh tốn. Một số ngân hàng có khuynh hướng chun mơn hóa dịch vụ quản lý
tiền cho các tổ chức, một số khác lại có xu hướng gia tăng việc cung cấp các dịch vụ
tương ứng cho người tiêu dùng.
Dịch vụ quản lý tiền ngày nay của các ngân hàng cũng chịu tác động cạnh tranh rất
mạnh mẽ của các tổ chức tài chính khác như các cơng ty mơi giới chứng khốn và các tập
đồn tài chính khác.
- Dịch vụ cho thuê thiết bị: Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh
quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thơng qua hợp đồng th mua, trong
đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Ban đầu, các quy định yêu cầu khách
hàng sử dụng dịch vụ thuê mua thiết bị phải trả tiền thuê (mà tổng số tiền này đủ để trang

trải chi phí mua thiết bị) đồng thời phải chịu chi phí sửa chữa và thuế. Theo sự phát triển
của dịch vụ cho thuê, các hình thức cho thuê ngày càng đa dạng và được ràng buộc bởi
những quy định cụ thể khác nhau.
- Cho vay tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ
cho chi phí xây dựng nhà máy mới, đặc biệt là với ngành công nghệ cao. Do rủi ro tín
dụng tiềm ẩn trong tài trợ dự án cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty
đầu tư, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà đầu
tư khác để chia sẻ rủi ro.
- Bán các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín
dụng cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay
vốn bị chết hay bị tàn phế. Ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các
liên doanh hoặc các thỏa thuận đại lý kinh doanh độc quyền. Theo đó, một cơng ty bảo
hiểm đồng ý đặt một văn phịng đại lý tại ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận một phần thu
nhập từ các dịch vụ bảo hiểm. Những ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng, nếu được
phép sẽ có thể cung cấp các dịch vụ về bảo hiểm thông qua các chi nhánh riêng biệt và
giới hạn quy mô đầu tư trong tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhất định.
- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khốn: Các ngân hàng bán các dịch vụ mơi
giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng
khốn khác mà khơng phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường
hợp, các ngân mua lại một công ty môi giới đang hoạt động (ví dụ Bank of America mua
Robertson Stephens Co.), hoặc thành lập các liên doanh với một công ty môi giới hoặc
thành lập các công ty con trực thuộc.

3


- Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp: Do ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi
truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử dụng các sản
phẩm đầu tư (investment products), đặc biệt là đầu tư vào quỹ tương hỗ (quỹ đầu tư mở)
và hợp đồng trợ cấp Quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một

cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp
với mục tiêu của quỹ.
Vì vậy, đây là những loại hình dịch vụ có triển vọng thu hút được nhiều khách hàng
hơn và có thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền
hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai (chẳng hạn ngày
nghỉ hưu). Đó cũng là lý do khiến các ngân hàng có xu hướng bổ sung dịch vụ tương hỗ
và trợ cấp để ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, và
cũng là để hạn chế rủi ro, tăng thu nhập nâng cao vị thế, uy tín của mình trên thị trường
tài chính trong nước và quốc tế.
- Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Ngày nay, nhiều ngân
hàng đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân
hàng đầu tư và bán buôn cho các tập đoàn lớn. Những dịch vụ này bao gồm: xác định mục
tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty bảo lãnh phát hành chứng khốn. Ngồi ra, hoạt
động đầu tư của NHTM được thực hiện dưới nhiều hình thức như: đầu tư mua bán chứng
khốn, đầu tư góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết…
Nhờ có những hoạt động đầu tư này mà các ngân hàng có thể sử dụng và khai thác tối
đa các nguồn vốn đã huy động, đa dạng hoá kinh doanh và phân tán rủi ro tăng cường khả
năng thanh khoản cho dự trữ của ngân hàng. Đồng thời nó cũng mang lại nguồn thu nhập
cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động đầu tư thực hiện ở mức độ nào còn tùy thuộc vào mơ
hình tổ chức ngân hàng thương mại ở mỗi nước.
- Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance Consultant – PFC): là dịch vụ
trong đó ngân hàng đến tận nơi tư vấn trực tiếp cho khách hàng về các sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng. PFC đem đến cho khách hàng nhiều lợi ích:
+ PFC tư vấn các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng
khách hàng.
+ PFC hướng dẫn khách hàng hồn tất thủ tục nhanh chóng và thuận tiện.
+ PFC cung cấp thường xuyên đến khách hàng những thơng tin tài chính mới nhất và
thật sự hữu ích cho những kế hoạch kinh doanh và chi tiêu của khách hàng.
- Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: Để đáp ứng nhu cầu giao dịch không cần tới ngân
hàng của các doanh nghiệp, hiện nay nhiều ngân hàng đã ứng dụng ngân hàng trực tuyến

với các sản phẩm cơ bản sau:
4


+ eTeller – Dịch vụ tài khoản online
+ eRemittance – Dịch vụ chuyển tiền online
+ eLending – Dịch vụ tiền vay online
+ eTrade – Tài trợ thương mại (thanh toán quốc tế) online
Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ thẻ điện tử, thanh toán điện tử
liên ngân hàng trong nước và quốc tế, các dịch vụ ngân hàng điện tử: mobile banking,
phone banking, home banking, internet banking…
3. Thực trạng một vài dịch vụ tài chính
a. Dịch vụ nhận tiền gửi
- Nếu như nhiều năm trước, các ngân hàng thương mại cổ phần có yếu tố Nhà nước
luôn ở tốp đầu trong huy động tiền gửi khơng kỳ hạn (CASA) thì vài năm trở lại đây, cuộc
đua này đã chứng kiến những cuộc “sốn ngơi” của các ngân hàng tư nhân.
- Với các ngân hàng, việc thu hút được tỷ lệ cao tiền gửi không kỳ hạn đóng vai trị
quan trọng, vì nó tạo ra một nguồn vốn giá rẻ, nếu ngân hàng có thể duy trì được lượng
tiền gửi khơng kỳ hạn tăng trưởng tốt so với tổng huy động thì sẽ có khả năng bù đắp cho
việc tăng chi phí từ huy động có kỳ hạn và phát hành trái phiếu. Điều này giúp các ngân
hàng có cơ hội mở rộng biên lợi nhuận dù tăng chi phí huy động. Thế nên, ngân hàng nào
có tỷ lệ CASA càng tăng thì sẽ có lợi thế cạnh tranh càng cao.
Bảng tỷ lệ CASA của một số ngân hàng giai đoạn 2017-2021
Đơn vị tính: %
Ngân hàng

2017

2018


2019

2020

2021

Techcombank

22

27

33

44.3

50.5

MB

30

32

34

37

49


MSB

20

21

19

26.4

36

Vietcombank

28

28

28

29.8

32.2

ACB

21

18


11

21

23.7

BIDV

19

16

16

18

19

5


VIB

16

14

11

11


16.1
Nguồn: Tổng hợp

- Năm 2021
+ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng có tỷ lệ
CASA cao nhất hệ thống đạt 50,5% với số dư CASA đạt 158.900 tỷ đồng, chủ yếu do
CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngoái.
+ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB): Tổng tiền gửi của khách hàng tăng 23,7% lên
384.692 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khơng kỳ hạn của ngân hàng tăng tới gấp rưỡi lên
171.396 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó,
tiền gửi ký quỹ cũng tăng vọt 66% lên 11.728 tỷ đồng, tiền gửi vốn chuyên dùng ở mức
4.388 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ CASA của ngân hàng này ở mức 49%, tăng mạnh so với
mức 37% cuối năm 2020. Đây cũng là mức cao nhất về CASA mà MB đạt được từ trước
đến nay và gần đuổi kịp Techcombank.
+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có tỷ lệ CASA đạt
32,2%, tăng 3,3%. Tính đến cuối năm 2021, tiền gửi thanh tốn tại ngân hàng đạt 367.149
tỷ đồng, tăng 19,6% so với cuối năm 2020. Tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi cũng có
tăng trưởng ấn tượng, lần lượt tăng 16% và 52% lên 31.642 tỷ đồng và 6.309 tỷ đồng.
- Trước khi Techcombank vươn lên mạnh mẽ về CASA trong vài năm trở lại đây, thì
khoảng 4 năm trước, MB và Vietcombank luôn là những nhà băng dẫn đầu với những lợi
thế vượt trội. Năm 2019, tỷ lệ CASA tại Vietcombank, Techcombank, MB đều ở quanh
mức 30%. Song đến 2020, Techcombank bất ngờ bứt tốc vượt xa hai thành viên còn lại
trong tốp 3, với tỷ lệ CASA lên tới 44,3% và vẫn giữ vững vị thế đứng đầu trong năm
2021 ở mức 50,5%
- Với Vietcombank và MB, việc huy động tỷ lệ cao tiền gửi không kỳ hạn đến từ lợi thế
về thương hiệu. Với Techcombank, việc tăng trưởng mạnh mẽ trong huy động tiền gửi
không kỳ hạn đến từ sự gắn kết khách hàng thông qua các giải pháp thanh tốn và số hóa,
bao gồm đẩy mạnh các sản phẩm thẻ và miễn phí giao dịch trực tuyến. Trong bối cảnh áp
lực chi phí vốn đang đẩy mặt bằng lãi suất tiền gửi lên cao, việc có được nguồn tiền giá rẻ

càng đóng vai trị quan trọng, giúp các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao đỡ bị áp lực chạy
đua lãi suất để thu hút tiền gửi tiết kiệm và ngược lại với các ngân hàng có tỷ lệ CASA
thấp
- Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ CASA cao như Ngân hàng Thương mại cổ phần
Hàng Hải (MSB) đạt 36%, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
(VietinBank) đạt 20%, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) tăng trưởng 55%
chiếm tỷ trọng trên 16% tiền gửi khách hàng (năm 2020 tỷ lệ này là 11%).
6


- Các chuyên gia đánh giá, cuộc cạnh tranh về CASA vẫn còn rất gay gắt trong thời
gian tới, đặc biệt là khi các nhà băng mạnh tay miễn phí dịch vụ đồng thời liên tục cập
nhật các công nghệ mới để đem lại trải nghiệm tốt hơn trên ứng dụng ngân hàng.
b. Cấp tín dụng
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/6, tăng trưởng tín dụng
của nền kinh tế đạt 8,51%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 5,1% cùng kỳ 2021
nhờ nhu cầu vốn tăng cao sau dịch bệnh.
- Trong đó, tín dụng bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của tín dụng hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ các ngân hàng niêm yết đã tăng từ mức
31% năm 2015 lên mức 45% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý 1/2022, trong đó các sản
phẩm cho vay mua nhà, mua ơtơ, tài chính tiêu dùng đều ghi nhận mức tăng tích cực.
- Vì vậy, đến thời điểm này hầu hết ngân hàng đã hết hạn mức tín dụng (room) và vẫn
phải chờ tín hiệu từ nhà điều hành. Câu chuyện về cấp room tín dụng vì thế lại càng trở
nên nóng trong bối cảnh doanh nghiệp cần vốn, gói hỗ trợ lãi suất 2% đã sẵn sàng nhưng
ngân hàng lại không thể cho vay.
- Lãnh đạo các ngân hàng cho biết nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp sau 2 năm
COVID giống như ''cơn khát sau trận hạn hán'' nên tăng rất nhanh.
Ngân hàng

Room tín dụng được cấp đầu

năm 2022

Tăng trưởng tín dụng sau q
I/2022

Vietcombank

10%

9%

MB

15%

14,3%

Techcombank

15%

13.5%

ACB

10%

8%

- Theo đó, tại một số ngân hàng như:

+ Vietcombank: Năm 2020, Room tín dụng được cấp cho Vietcombank là 10% đầu
năm, nhưng đến cuối năm là tăng lên 14%. Sang đến năm 2021 thì Room tín dụng được
cấp cho Vietcombank cũng tăng lên 12,5%. Năm 2022 tín dụng đã đạt gần 9% sau 5 tháng
đầu năm so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10% vào đầu năm. Như vậy, nguy
cơ cạn “Room” tín dụng đối với Vietcombank đang là lo ngại của ngân hàng.
7


+ MB: MB bank có thể nói là một trong những ngân hàng thương mại tư nhân có
hoạt động kinh doanh tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại. Trong những năm qua ngân hàng
tập trung vào số hóa ngân hàng, đẩy mạnh công nghệ trong dịch vụ nên được nhiều khách
hàng lựa chọn. Và chính vì đó doanh thu, cũng như sự tin tưởng của ngân hàng ngày được
nâng lên. Chính vì vậy Room tín dụng được cấp cho MB bank cũng khá cao lên đến 15%,
cao hơn nhiều với các ngân hàng khác. Nhưng theo số liệu mới nhất MB đạt mức tăng
trưởng tín dụng tới 14,3% ngay sau quý I/2022. Như vậy có thể thấy ngân hàng đang cạn
Room tín dụng và đang chờ đợi mức nới lỏng Room đến từ ngân hàng Nhà nước.
+ Techcombank: Room tín dụng của Techcombank năm 2020 có thể nói là đạt ở mức
cao, có thời điểm được cấp đến 19 -23%, thời điểm cuối quý 4/2021 thì lên đến 23,4%.
Room tín dụng ngân hàng Techcombank 2022 vẫn chưa được điều chỉnh lại 15%, đây là
mức được cấp vào cuối năm 2021 và hiện vẫn chưa có điều chỉnh nào. Tuy nhiều, có
nhiều thơng tin cho rằng Room của Techcombank sẽ sớm điều chỉnh nhờ vào lợi suất cho
vay được cải thiện, kèm theo đó là kỳ vọng vào việc IPO của cơng ty chứng khốn TCBS
trong thời gian tới.
+ ACB: là một trong những ngân hàng có thương hiệu mạnh, các sản phẩm vay cũng
hoạt động tốt với mức ưu đãi về lãi suất tốt so với nhiều ngân hàng. Vì vậy nhu cầu vay
vốn tại ACB ngày càng tăng về cầu, vậy nên khả năng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
là nhanh chóng. ACB cũng đạt mức tăng trưởng tín dụng 8% tại cùng thời điểm trên, dù
room được cấp là 10%. Như vậy ngân hàng ACB cũng sẽ đối mặt với tình trạng cạn
nguồn tín dụng, hết room tín dụng cho vay, những khách hàng khi tiếp cận các sản phẩm
vay của ACB cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

+ Một số ngân hàng khác như BIDV, Sacombank, HDBank... cũng trong tình trạng
tương tự.
+ Với ''room'' tín dụng hiện nay, chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ. Vì vậy, đại diện
nhiều nhà băng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng một
cách phù hợp để các ngân hàng tham gia hỗ trợ khách hàng.
c. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến
- Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các NHTM
hiện nay. Thông qua ngân hàng số, các dịch vụ giao dịch như chuyển tiền trong và ngoài
hệ thống của ngân hàng, chuyển tiền quốc tế, thanh tốn hóa đơn dịch vụ (điện, nước,...),
vay nợ ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm, tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu
tư, quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện ích khác... khách hàng đều không
cần phải đến chi nhánh ngân hàng.

8


- Hiện một số NHTM đã thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng tự động số và chuyển đổi
mơ hình kinh doanh theo hướng hiện đại, số hóa sử dụng các giải pháp e-banking, Mobile
Banking, CDM... như:
+ Dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, các ví điện tử...),
+ Rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ của NH TMCP Kỹ thương Việt Nam
(Techcombank) và NHTMCP Quốc tế (VIB); ứng dụng MyVIB của VIB;
+ Ứng dụng ngân hàng điện tử My Ebank của NHTMCP Sài Gịn Thương Tín
(Sacombank);
+ Ứng dụng cơng nghệ phân tích dữ liệu của Tập đồn IBM để đồng bộ hóa dữ liệu
khách hàng, hỗ trợ nhận diện phân tích hành vi khách hàng nhanh chóng của NHTMCP
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank);
+ Ứng dụng CDM của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank)...
- Một số NHTM đang lập dự án phát triển như:

+ Dự án không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab của NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank);
+ Dự án ngân hàng số Timo của VPBank;
+ Dịch vụ ngân hàng tự động LiveBank của NHTMCP Tiên Phong (TPBank);
+ Khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử hiện đại E-Zone tại Trụ sở chi nhánh
Hà Nội của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);
+ Nền tảng hợp kênh (Omni Channel) của NHTMCP Phương Đông (OCB);
+ Đẩy mạnh khái niệm “chi nhánh ngân hàng điện tử” và phát triển kênh Live Chat
(tư vấn trực tuyến) nhằm hỗ trợ cho khách hàng (như NHTMCP Công thương Việt Nam
(VietinBank), Vietcombank, TPBank, VIB, Sacombank,...).
II. Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
Báo cáo tài chính là các báo cáo mà kế tốn cung cấp thơng tin tài sản, nguồn vốn hay
nợ phải trả đồng thời phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của ngân hàng
thương mại. Hệ thống báo cáo tài chính đối với các NHTM bao gồm: Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh
báo cáo tài chính.

9


1 .Bảng cân đối kế toán
a. Khái niệm: Bảng cân đối kế tốn phản ánh tổng qt tồn bộ tình hình tài sản và
nguồn vốn của một ngân hàng định dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm
b. Nội dung bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Phần tài sản và nguồn vốn hình thành
nên tài sản.
Theo nội dung phản ánh bảng cân đối kế toán : Phần nội bảng và phần ngoại bảng.
* Phần nội bảng:
- Tài sản nợ (nguồn vốn): phản ánh tồn bộ giá trị tiền tệ hiện có của ngân hàng do
huy động, tạo lập được, dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh

khác tại thời điểm báo cáo. Tài sản nợ được chia làm:
 Vốn huy động : Là những phương tiện tiền tệ mà ngân hàng thu nhận được từ
nền kinh tế, thông qua nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ khác dùng làm vốn
kinh doanh. Bao gồm: Tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá
như kỳ phiếu, trái phiếu,....
 Vốn vay : Là nguồn vốn mà các NHTM vay mượn từ thị trường liên ngân hàng
hoặc vay mượn NHNN và các tổ chức tài chính nước ngồi.
 Vốn tự có : Là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng
góp khi thành lập đơn vị và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh
được thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại
- Tài sản có (tài sản): là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Tài sản có bao
gồm:
 Tiền dự trữ : Bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư:
 Dự trữ bắt buộc là khoản tiền NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì một tỷ lệ
nhất định nhằm đảm bảo cho q trình thanh tốn theo yêu cầu của khách hàng.
 Dự trữ thặng dư là khoản tiền ln có sẵn trong các ngân hàng ngồi khoản dự
trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong
kỳ.
 Các khoản đầu tư chứng khoán: là những khoản đầu tư của đơn vị nhằm đa
dạng hóa khoản mục kinh doanh.
 Các khoản mục tín dụng: Là tồn bộ giá trị của khoản mà ngân hàng cho các
đối tượng trong nền kinh tế vay nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn.
 Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động cần thiết có thời gian luân chuyển
dài, trên một năm.Đây là cơ sở vật chất quan trọng không thể thiếu trong quá
trình hoạt động của đơn vị.

10


* Phần ngoại bảng là những khoản chưa được thừa nhận là tài sản nợ hay tài sản có.

Dưới đây là một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết trong nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán, Các cam kết của ngân hàng với khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch trong tương
lai như: các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ,...
- Các khoản công nợ khách hàng chưa thực hiện theo hợp đồng.

11


c. Bảng cân đối kế toán của một số ngân hàng thương mại
Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2019 của Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Việt Nam (Techcombank)

12


13


14


Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt
Nam (Vietcombank)

15


16



17


Về cơ bản, dịch vụ tài chính của ngân hàng Vietcombank và ngân hàng Techcombank
khơng có sự khác biệt. Tuy nhiên giá trị tiền tệ huy động, tạo lập được, dùng để cho vay,
đầu tư hay thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng Vietcombank lớn hơn
của ngân hàng Techcombank.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
a. Khái niệm : Là báo cáo phản ánh kết quả kinh doanh (tình hình thu - chi ) của ngân
hàng thương mại trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một chu kỳ kinh
doanh) .
b. Ý nghĩa của Báo cáo KQHĐKD :
- Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ
- Cung cấp các thông tin cơ bản để dự đoán hoạt động kinh doanh trong tương lai . Hỗ trợ
phán đoán các xu thế phát triển quan trọng, thơng qua đó có thể dự báo được kết quả kinh
doanh trong tương lai.
- Đánh giá mức độ rủi ro hay không chắc chắn của các dòng tiền trong tương lai.
c. Nội dung của Báo cáo KQHĐKD
* Các yếu tố cấu thành :
- Thu nhập lãi thuần : được xác định từ các giao dịch liên quan đến các khoản lãi dựa trên
các giao dịch tập trung vào các hoạt động có liên quan đến lợi nhuận xảy ra trong kỳ kế
toán.
- Thu nhập thuần : khoản gia tăng các lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các
dịng tiền vào hay gia tăng các giá trị tài sản hoặc giảm giá trị các khoản nợ đến đến làm
tăng vốn .
18


- Doanh thu và thu nhập khác : phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của

NHTM : thu tiền lãi gửi, cho vay, thu lãi chứng khoán, thu lãi cho thuê tài chính, thu phí,
chênh lệch giá …
- Chi phí : các khoản làm giảm các lợi ích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các
dòng tiền ra hay giảm các tài sản, phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến làm giảm
nguồn vốn sở hữu . Bao gồm cả chi phí và khoản thua lỗ (chi phí khác): trả lãi tiền gửi
cho khách hàng, trả lãi tiền vay cho các tổ chức khác, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả
lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác …
d. Kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu

Nội dung

1. Thu nhập lãi và các
khoản tương tự

Thu nhập lãi từ các tài sản sinh lãi như : thu lãi tiền gửi, thu
lãi tiền cho vay, thu lãi từ cho thuê tài chính. Mục tiêu là để
tính được thu nhập lãi thuần của NHTM.

2 .Chi phí lãi và các chi
phí tương tự

Ngân hàng phải trả lãi để tạo nên thu nhập lãi với các khoản
như : trả lãi tiền gửi cho khách hàng, trả lãi tiền vay cho các
tổ chức khác, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, trả lãi tiền thuê
tài chính …

3 .Thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi và các khoản tương tự - Chi phí lãi và các chi

phí tương tự

4. Thu nhập từ hoạt động Khoản thu đến từ thu phí việc cung cấp dịch vụ : thu từ dịch
cung cấp dịch vụ
vụ thanh toán , nghiệp vụ bảo lãnh , thu từ dịch vụ ngân
quỹ , dịch vụ tư vấn, kinh doanh & dịch vụ bảo hiểm, chiết
khấu , ủy thác & đại lý , bảo quản tài sản , cho thuê tủ két …
5. Chi phí hoạt động

Phản ánh chi phí hoạt động của NHTM bao gồm các khoản:
Chi nộp thuế; chi nộp các khoản phí, lệ phí; chi phí cho
lương nhân viên; chi phí hoạt động quản lý và công vụ; chi
về tài sản; chi nộp phí bảo hiểm, bảo tồn tiền gửi của khách
hàng.

6. Các khoản thu nhập
và chi phí khác

Bao gồm tất cả các thu nhập và chi phí khơng thuộc về danh
mục thu nhập lãi và chi phí liệt kê ở trên ( mục 1,2,3,4,5)

7. Lợi nhuận thuần từ

Là kết quả từ hoạt động kinh doanh thông thường của
19


hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phịng
rủi ro tín dụng


NHTM trước khi tính chi phí dự phịng rủi ro tín dụng.

8. Chi phí dự phịng rủi
ro

Là khoản trích dự phịng rủi ro tín dụng bao gồm : khoản
trích rủi ro dư nợ cho vay , trích dự phịng VAMC, hồn
nhập dự phịng rủi ro

9. Lợi nhuận trước thuế

Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

10. Thuế thu nhập

Phản ánh thuế thu nhập tính trên lợi nhuận trước thuế thu
nhập doanh nghiệp.

11. Lợi nhuận sau thuế
(lợi nhuận thuần )

Kết quả hoạt động kinh doanh thuần của NHTM sau một
khoảng thời gian nhất định.

Thông thường , Báo cáo KQKD không thể trình bày đầy đủ các thơng tin chi tiết như
mong muốn của người sử dụng thông tin. Để giải quyết vấn đề này, các NHTM thường
chỉ trình bày và cơng bố các thơng tin chung (chỉ tiêu chính) trên Báo cáo KQKD. Sau đó,
NHTM sẽ cung cấp thơng tin chi tiết trong phần Thuyết Minh BCTC. Với cách này, Báo
cáo KQKD sẽ được trình bày gọn gàng trong một trang tính, dễ theo dõi thơng tin và vẫn

cung cấp thông tin và chiết nếu như người dùng cần trong phần thuyết minh BCTC.
Thông qua Báo cáo KQKD quý III/2017 của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
MB để làm rõ.

20


Ví dụ 2.2.1 : Báo cáo thu nhập hợp nhất Quý 3/2017 của Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần Quân Đội MB được lập và trình bày theo Chuẩn mực kế tốn Việt Nam.

Các chỉ tiêu trong báo cáo tóm lược sẽ được chỉ dẫn cụ thể trong Thuyết minh BCTC
của ngân hàng, nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn về các chỉ tiêu tóm lược trong báo
cáo. Ta có ví dụ sau đây:
Ví dụ 2.2.2 : Thơng tin chi tiết hoạt động các hoạt động kinh doanh Quý III/2017 của
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội MB ( Mục IV - Thuyết Minh BCTC năm
9/2017 )

21


22


23


×