Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN kể CHUYỆN MẦM NON KỂ CHUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.32 KB, 5 trang )

MƠ TẢ BIỆN PHÁP
Nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy lớp chồi 2
Tên biện pháp: Giải pháp nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi qua
học thơ.
1. Thực trạng, lí do chọn biện pháp
Văn học là một trong các mơn rất quan trọng khơng thể thiếu trong chương
trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, nó giúp trẻ hình thành nhân cách con
người và mang lại những hiểu biết về thế giới xung quanh. Vì vậy việc kể chuyện,
đọc sách, đọc thơ... cho trẻ nghe là một trong những cách tốt nhất giúp trẻ phát
triển toàn diện và tăng cường mối quan hệ, tình cảm giữa ơng bà, ba mẹ và con cái.
Việc này áp dụng cũng rất hiệu quả trong trường mầm non giúp trẻ rèn luyện kỹ
năng biết lắng nghe người khác, tư duy nhận xét một sự vật, sự việc và nhất là tạo
thêm hứng thú cho trẻ.
* Thuân lợi:
- Được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu nhà
trường.
- Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi và trên 2/3 số trẻ đã
được học qua chương trình lớp 3 tuổi nên cũng có một số hiểu biết nhất định.
- Bản thân tôi yêu nghề, thương trẻ, đã có gia đình và có con nên cũng hiểu
khá rõ tâm lý trẻ. Tơi tự nâng cao trình độ chuyên môn qua các tiết dự giờ, thao
giảng, hội giảng, đóng góp ý kiến của bạn đồng nghiệp, học hỏi thêm qua mạng xã
hội...
- Đa số trẻ thích các tiết học làm quen văn học. Phụ huynh có quan tâm đến
việc học tập của trẻ.
* Khó khăn:
- Sỉ số lớp khá đông nên không phát huy tối đa khả năng của tất cả các trẻ.
- Mặc dù cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý ở
mỗi trẻ khác nhau.
- Một số trẻ phát âm còn ngọng, chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng, nhút
nhát trong giao tiếp, bên cạnh cũng có một số trẻ quá hiếu động, không bao giờ
ngồi yên.


- Đa số trẻ chỉ thích xem phim hoạt hình, các game trò chơi điện tử trên điện
thoại cảm ứng, tivi...
- Phụ huynh đi làm xa, đi làm công ty phải tăng ca, trẻ không sống chung
cha mẹ, sống cùng ông bà lớn tuổi, khơng có thời gian trị chuyện, kể chuyện... cho
trẻ nghe.
Vào đầu năm học , tôi đã tiến hành hoạt động làm quen văn học và thu được
kết quả như sau:
1


+ 13/37 (35,14%) trẻ có sự tập trung, chú ý và nhanh nhẹn phát biểu ý kiến.
+ 13/37 (35,14%)trẻ chưa tập trung chú ý, nói chuyện, chọc ghẹo bạn.
+ 07/37 (18,91%) trẻ nói ngọng, đớt, nói khơng rõ câu, nói nhỏ, nhút nhát.
+ 04/37 (10,81%) trẻ thương xuyên nghỉ học nên khi đi học lại thì khóc
nhiều, nhút nhát.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên với vai trị là giáo viên dạy lớp tơi
phải tìm ra “Một số biện pháp nhằm tăng hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi qua kể
chuyện” .
2. Các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy tại
lớp chồi 1
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung câu chuyện phù hợp với trẻ
- Tạo mơi trường lớp học sạch sẽ, thống mát, thư giãn, trẻ phải có trạng thái
thoải mái, vui vẻ, khơng đói bụng...Khơng gian đó chỉ có cơ, trẻ và câu chuyện đầy
màu sắc, hấp dẫn.
- Lựa chọn các câu chuyện kể, đọc và dạy trẻ kể chuyện phải phù hợp lứa
tuổi, chú ý đến tính vừa sức, hấp dẫn, câu chuyện không quá ngắn cũng không quá
dài. Lưu ý đến đặc điểm về trí nhớ và sự chú ý của trẻ để đảm bảo tính tương thích.
- Những câu chuyện với những nhân vật và tình tiết khác nhau, các nhân vật
không phải lúc nào cũng hành động đúng theo một kiểu, các nhân vật có quyền lực
khơng phải lúc nào cũng là người xấu.

Ví dụ: Câu chuyện “ Hai anh em” người anh lười biếng không biết giúp đỡ
người khác cịn người em thì hiền lành, tốt bụng nhưng câu chuyện “Tấm Cám” thì
ngược lại.
- Những câu chuyện có phần diễn biến nội dung phù hợp phần kết của
chuyện nghĩa là trẻ em thích nghe, xem, đọc những câu chuyện mà phần kết của
nó đúng như suy nghĩ của trẻ dựa trên diễn biến câu chuyện chứ không muốn kết
thúc bất ngờ.
Ví dụ: Câu chuyện “Tấm Cám” đối với trẻ chị Tấm lúc nào cũng là người
hiền lành, cuối câu chuyện được sống lại và chung sống cùng hồng tử, khơng có
làm chuyện ác vì cũng có chuyện Tấm Cám mà kết chuyện chị Tấm cho em Cám
chết vì tắm nước sơi rồi làm mắm gửi về cho Dì ghẻ ăn.
- Câu chuyện có pha lẫn một vài thủ đoạn xảo huyệt, một chút hài hước, các
nhân vật có những lúc gặp chút rắc rối...vì đơi khi trẻ thích cảm giác sợ hãi hoặc
thích các trị nghịch phá.
- Câu chuyện phải gắn liền với các đồ dùng hoặc những sự việc quen thuộc
xung quanh trẻ như chiếc đồng hồ treo tường, cái bàn chải đánh răng, ngày đầu
tiên trẻ đi học, dịp sinh nhật của trẻ của bạn...sẽ làm trẻ thêm hứng thú để nghe
hoặc được kể lại câu chuyện.
Biện pháp 2: Chuẩn bị câu chuyện, giới thiệu nội dung liên quan đến câu
2


chuyện
- Giới thiệu bài bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm gây hứng
thú cho trẻ: Tranh, bài hát, trị chuyện, mơ hình, giả tiếng kêu...
- Thường xun thay đổi và bổ sung nhiều câu chuyện liên quan đến chủ đề
đang dạy. Tìm kiếm trên mạng xã hội các câu chuyện mới có hình ảnh hấp dẫn để
thu hút trẻ.
- Bản thân phải thuộc giáo án, biết chính xác nội dung câu chuyện, có hệ
thống câu hỏi rõ ràng từ dễ đến khó theo diễn biến câu chuyện

- Trước khi bắt đầu câu chuyện tơi thường cho trẻ nói một số điều của bản
thân trẻ có liên quan đến câu chuyện như: Bộ sách tranh “Vì sao tớ yêu ơng, bà, ba,
mẹ” gồm có bốn quyển thì tơi sẽ hỏi trẻ con sống chung với ai? Ông, bà, ba, mẹ
thường làm gì cho con? Con thương ai nhất và vì sao?...trẻ sẽ tự kể rồi sau đó tơi sẽ
đọc và cho xem hình ảnh minh họa.
Biện pháp 3: Sử dụng nhiều phương pháp mới cho trẻ trải nghiệm, kết
hợp hài hòa các phương tiện - đồ dùng trực quan, phối hợp nhiều biện pháp
như đàm thoại, giải thích, trị chơi, hình thức kể chuyện... và năng lực của trẻ.
- Chuẩn bị đồ dùng thực tế liên quan đến câu chuyện đầy đủ phù hợp lứa
tuổi, bám sát nội dung câu chuyện và sắp xế vị trí thuận tiệntrong sử dụng để tất cả
trẻ đều nhìn thấy và có thể tiếp xúc được.
- Sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng mức tránh lạm dụng và đảm bảo tính
thẩm mỹ, an tồn, sinh động, phong phú. Đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và
hiệu quả kinh tế của đồ dùng.
- Đàm thoại đặt ra hệ thống câu hỏi gợi ý để trẻ nhận ra vấn đề, cho trẻ thảo
luận nhóm về nội dung câu chuyện, bức tranh, trẻ sắm vai, đóng vai nhân vật...Câu
hỏi chính xác, bám sát nội dung câu chuyện, ngắn gọn, từ dễ đến khó, mang tính
gợi mở tác động đến tất cả trẻ trong lớp.
Ví dụ: Bắt đầu đàm thoại câu chuyện “Sẻ con tìm bạn” tơi hỏi:
+ Cơ vừa kể câu chuyện có tên là gì?
+ Trong câu chuyện có những ai?
+ Vì sao sẻ con bị sa lưới?
+ Ai đã giúp sẻ con thoát nạn?
+ Trong câu chuyện con thích ai và vì sao?
+ Con học được điều gì qua câu chuyện?
- Khi hỏi trẻ cô cũng phải hỏi trẻ bằng các giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ khác
nhau nhằm kích thích gây hứng thú cho trẻ trả lời.
- Kết hợp “Học mà chơi, chơi mà học”: Trẻ được chơi các trò chơi liên quan
đến câu chuyện như ghép tranh, so sánh hai bức tranh, vẽ, nặn...nhằm kích thích
khả năng quan sát, tính chủ động sáng tạo của trẻ.

3


- Lứa tuổi này hệ cơ của trẻ chưa hoàn thiện cịn yếu nên khơng thích nghi
với sự căng thẳng lâu nên tôi xen kẻ vận động và nghỉ ngơi hợp lí. Kết hợp lời
khen ngợi đúng lúc kịp thời, không lạm dụng lấy quà thưởng làm động lực cho trẻ
học vì như vậy trong thời gian dài trẻ sẽ nghĩ học ngoan sẽ có quà và có quà trẻ
mới học ngoan.
- Xác định hình thức đọc hay kể, câu chuyện có nhiều hình ảnh hay ít hình
ảnh, câu chuyện có sẵn hay câu chuyện sáng tạo... Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, giọng
kể...rõ ràng chính xác để trẻ dễ hiểu.
- Câu chuyện dành cho trẻ phải đáp ứng được năng lực nhận thức, thái độ
học tập và sở thích của trẻ. Trẻ lớp chồi thì qua câu chuyện dạy cho trẻ kể được câu
chuyện cổ tích, nghe và nhận xét được lời kể của bạn cùng lớp, có thể nhắc bạn
một vài chi tiết nào đó mà bạn bị quên...
Biện pháp 4: Phối hợp cùng phụ huynh
- Tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, bảng tuyên
truyền của lớp, giới thiệu các bộ sách, truyện tranh phù hợp lứa tuổi.
- Hạn chế cho trẻ chơi các trị chơi trên máy tính, điện thoại, khuyến khích
tìm truyện có hình ảnh và dành chút thời gian để đọc, kể cho trẻ nghe và được
xem.
- Khuyến khích phụ huynh nên dẫn trẻ đi siêu thị, nhà sách, đi chợ, khu vui
chơi, tắm biển...đây không chỉ là cách giúp trẻ hiểu biết thêm nhiều kiến thức mà
còn giúp trẻ nhiều kỹ năng sống, biết đưa nhận bằng hai tay, biết cảm ơn, xin lỗi,
xếp hàng chờ đến lượt...
3. Hiệu quả của các biện pháp
* Phía trẻ
- Trẻ phát âm rõ ràng và mạch lạc hơn.
- Có chú ỳ tập trung lắng nghe và hứng thú hơn khi tham gia học tiết kể
chuyện và khi cô đọc truyện.

- Thể hiên ngơn ngữ phù hợp, đồn kết giao lưu khi thể hiện săm vai, đóng
kịch và phát triển vốn từ.
Kết quả
+ 20/37 (54%) trẻ có sự tập trung, chú ý và nhanh nhẹn phát biểu ý kiến.
+ 06/37 (16,2%)trẻ chưa tập trung chú ý, nói chuyện, chọc ghẹo bạn.
+ 05/37 (13,5%) trẻ nói ngọng, đớt, nói khơng rõ câu, nói nhỏ, nhút nhát.
+ 02/37 (5,4%) trẻ thường xuyên nghỉ học
* Phia bản thân
- Tạo được môi trường tốt hơn cho trẻ hoạt động làm quen văn học.
- Rút được nhiều kinh nghiệm qua các tiết dạy, sưu tầm và thuộc được nhiều
4


truyện tranh.
- Kể chuyện hay hơn và làm cho trẻ hứng thú hơn khi nghe kể chuyện.
* Phía phụ huynh
- Quan tâm nhiều hơn đến việc học tập và sở thích của trẻ.
4. Nhân rộng biện pháp
Qua thời gian thực hiện từ đầu năm học đến nay tôi thiết nghĩ các biện pháp
trên có thể áp dụng ở các lớp trong trường và mong sự đóng góp ở các chị, các bạn
đồng nghiệp.

5



×