Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỘC ĐÁO NHÀ CỔ BÌNH THUỶ TRONG CÁC YẾU TỐ MỸ THUẬT ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.35 KB, 6 trang )





ĐỘC ĐÁO NHÀ CỔ BÌNH THUỶ



Có lần quyền Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ lúc còn sống
ghé thăm đã nhận xét “ tài sản này thật quý báu mang đậm nền nghệ thuật văn
hóa cổ truyền độc đáo của Việt Nam, cần được giữ gìn, bảo tồn ”.
Nhà cổ này là một công trình nằm trong quần thể kiến trúc nằm cạnh sông Bình
Thủy, theo hướng Đông – Tây, thuận lợi giao thông đường thủy lẫn đường bộ.
Xung quanh nhà là vườn cây trái, hoa kiểng quanh năm xanh tốt không khí mát mẻ
trong lành, giản dị, tao nhã, cổ kính lạ thường. Nhà xây dựng theo kiến trúc á Đông
với 4 cột tròn bằng gỗ và xi măng. Hệ thống rui, mè, xà ngang bằng gỗ, mái lợp
ngói ống. Đầu hồi trang trí hoa lá, cá vàng, kỳ lân, người cỡi trâu, bình hoa….
bằng xi măng. Sân phủ thờ khá rộng, lát gạch tàu, trồng đủ các loại cây kiểng: cau,
tùng, dương xỉ, phát tài, sứ Thái. Đặc biệt ở góc sân bên trái có trồng một cây
xương rồng “Kim lăng trụ” có nguồn gốc từ Mexico cao đến bảy mét rất hùng vĩ,
uy nghiêm. Năm 2005, cây ra hoa lần đầu tiên trông rất lạ mắt. Giữa sân bố trí một
hòn non bộ cao khoảng 4m có chức năng vừa trang trí vừa làm bức bình phong cho
khu nhà chính. Góc sân bên phải chủ nhân xây một miếu thờ thổ thần và một nhà
mát lợp ngói vảy cá, 4 chân trụ xi măng, bên trong bố trí bộ bàn ghế bằng đá mài
với bảy cái ghế. Có một giai thoại rất thú vị về bộ bàn bằng đá này: tháng 12 năm
1945, bộ đội ta đã phối hợp với du kích địa phương phục kích một trung đội lính
viễn chinh Pháp đang đổ bộ hành quân vào chợ Bình Thuỷ. Trận đánh diễn ra ác
liệt tại khu vườn nhà thờ dòng họ Dương. Sau trận chiến, bảy chiến sĩ đã anh dũng
hy sinh. Để tưởng nhớ chiến công oanh liệt đó, chủ nhà đã cho làm 7 ghế đá như
trên.
Theo lời ông Dương Minh Hiển - hậu duệ đời thứ sáu của dòng họ Dương - chủ


nhân hiện nay thì nhà thờ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 bằng gỗ, lợp
ngói, gồm 5 gian với vì kèo kiểu xuyên trính. Đến những năm đầu thế kỷ XX, gia
đình đã xây mới để mở rộng không gian tiếp khách và sinh hoạt trong các dịp lễ,
giỗ. Nền nhà cao hơn 1m so với sân vườn, bó vỉa bằng đá xanh. Theo kinh nghiệm
dân gian, chủ nhân đã cho đổ một lớp muối hột dầy 10cm trước khi lót nền bằng
gạch bông (gạch hoa), xung quanh nhà xây tường gạch kết dính bằng hồ vôi ô
dước. Mái lợp 3 lớp ngói: 2 lớp dưới hình lòng máng, một lớp nhúng vôi bột trắng,
do đó khi nhìn lên trần có cảm giác khoáng đãng, sáng sủa, lớp trên cùng sử dụng
ngói ống. Các yếu tố trên đã tạo nên một không khí mát dịu cho ngôi nhà. Có 4 cầu
thang lên nhà chính. Tất cả hương án, khán thờ, liễn đối đều bằng gỗ khảm xà cừ,
các tủ chè, sập gụ, trường kỷ đều được đóng bằng các loại gỗ quý như lim, căm
xe lên màu đen bóng. Những nét chạm khắc tinh tế theo chủ đề sinh hoạt sông
nước miền Tây Nam Bộ trên các đồ gỗ nội thất này qua bàn tay của các nghệ nhân
đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam trở nên sống động và hấp dẫn.
Nhà cổ dòng họ Dương là một trong những ngôi nhà cổ ở Nam Bộ còn lại tương
đối nguyên vẹn. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị, giữ được cái hồn dân
tộc trong không gian thờ cúng, trong sử dụng hoa văn, hoạ tiết trang trí. Ngôi nhà
này vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ
thuật cấp quốc gia năm 2009. Đã có du khách mến mộ đề xuất mua ngôi nhà với
giá hàng chục tỷ đồng nhưng đã bị từ chối.
Ngôi nhà trên này đã đi nhiều lần đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, nhất là lĩnh vực điện
ảnh. Cụ thể là các phim: Chân trời nơi ấy; Những nẻo đường phù sa, Cây tre trăm
đốt, Công tử Bạc Liêu, Người tình của JJ.Annaud, Người đẹp Tây Đô, Dòng sông
Hoa Trắng


×