Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình và giải bài tập bằng phương pháp thăng bằng electron trong quá trình ôn thi học sinh giỏi hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.38 KB, 19 trang )

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu Giáo dục của nhà nước ta hiện nay là:“Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân". Sự đổi mới về mục tiêu giáo dục cũng
đòi hỏi phải chuyển từ một nền giáo dục giúp người học "học được cái gì"
sang học thì phải "làm được cái gì".
Hóa học là một mơn khoa học tự nhiên, địi hỏi sự logic, nhanh nhạy
trong tư duy của học sinh. Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự
lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học
cung cấp cho học sinh khơng chỉ kiến thức mà cả con đường để giành lấy
kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa
là phương pháp dạy học hiệu nghiệm.
Một số phương pháp giải các bài tập hóa học như: phương pháp bảo
tồn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp sử dụng
các đại lượng trung bình, phương pháp biện luận...là các phương pháp
thường được đưa vào hướng dẫn cho học sinh trong quá trình dạy học nhất
là q trình ơn thi học sinh giỏi ở cấp Trung học cơ sở.
Tuy nhiên từ năm học 2015-2016, do đặc điểm bộ môn và nhằm đảm
bảo chất lượng mũi nhọn. Bộ phận chuyên môn Sở giáo dục và đào tạo Hịa
Bình đã u cầu đưa phương pháp bảo toàn electron vào hướng dẫn cho
học sinh tham gia ôn thi học sinh giỏi ở cấp Trung học cơ sở. Việc nắm
vững các lý thuyết và vận dụng phương pháp này một cách sáng tạo, khoa
học vào giải bài tập hóa học là yêu cầu nghiêm túc và cũng là một thách
thức lớn đối với đại đa số các em học sinh.
Để “Giải bài tập hóa học bằng phương pháp bảo toàn electron”. Việc
cần thiết mà người giáo viên phải làm là: hệ thống hoá, phân loại các dạng
toán có thể giải bằng các phương pháp bảo tồn electron và giúp các em
giải nhanh bài tập hướng đến mục đích hình thành tư duy giải các dạng bài
tập thường gặp liên quan tới các phản ứng oxy hóa khử. Từ đó hình thành
cho các em kĩ năng giải các bài toán để đạt được kết quả tốt nhất.
1




Chính vì thế, tơi lựa chọn sáng kiến “Hướng dẫn học sinh cân bằng
phương trình và giải bài tập bằng phương pháp thăng bằng electron trong
q trình ơn thi học sinh giỏi hóa 9”. Qua đó học sinh có thể nhận dạng và
tìm cách giải cho mỗi dạng bài tập có liên quan đến các phản ứng oxy hóa
khử. Nhằm nâng cao chất lương dạy - học và phục vụ cơng tác ơn thi học
sinh giỏi lớp 9 mơn Hóa học.

2


CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
1. Cơ sở lí luận.
Sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh tồn cầu hố đặt ra
những u cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu
cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một
trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền
giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo
dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của người học.
Hóa học là một mơn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm cung
cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự
biến đổi các chất. Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để
củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình.Trong mỗi bài tốn hóa học
có rất nhiều phương pháp để giải. Tuy nhiên, mỗi bài tốn điều có một
phương pháp nào đó để tìm ra kết quả nhanh nhất.
II. Thực trạng.
Giải bài tập hóa học bằng phương pháp bảo tồn electron thường có

liên quan mật thiết tới các phản ứng oxy hóa khử. Ta chỉ cần nhận định
đúng trạng thái đầu và trạng thái cuối của chất oxi hố và chất khử thậm chí
khơng cần quan tâm đến việc cân bằng các phương trình phản ứng. Phương
pháp này đặc biết lý thú với các bài toán phải biện luận nhiều trường hợp
có thể xảy ra ở các bài toán hỗn hợp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp
dụng cho hệ phương trình phản ứng oxi hố khử và thường dùng giải bài
tốn vơ cơ.
Trong chương trình Hóa học Trung học cơ sở không đưa vào nội
dung hướng dẫn học sinh cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương
pháp thăng bằng electron. Nội dung này hiện nay đang được giảng dạy
3


trong chương trình Hóa học lớp 10 Trung học phổ thơng. Chương trình Hóa
học lớp 8 có đưa vào bài 32
“ Phản ứng oxi hóa – khử” nhằm giúp học sinh nhận biết về dạng phản ứng
này. Nhưng từ tháng 8 năm 2011 nội dung bài 32 đã được đưa vào nội dung
giảm tải không thực hiện giảng dạy đại trà. Từ thực tế trên việc hướng dẫn
cho học sinh phương pháp “Giải bài tập hóa học bằng phương pháp bảo
tồn electron” gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phương pháp này bước đầu tôi
chỉ đưa vào hướng dẫn cho học sinh khá, giỏi trong q trình ơn thi học
sinh giỏi.
III. Các biện pháp:
1. Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học bằng
phương pháp thăng bằng electron.
1.1. Ngun tắc
Trong phản ứng oxi hố - khử ln tồn tại đồng thời chất oxi hoá (chất
nhận electron) và chất khử (chất nhường electron). Số e mà chất khử
nhường luôn bằng số e mà chất oxi hoá nhận.
1.2. Các bước cân bằng phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp

thăng bằng electron
- Xác định số oxi hoá của những nguyên tố thay đổi số oxi hố.
+ Số oxi hóa của các đơn chất bằng khơng:
Ví dụ: Na; Cl2; S; O2 .... số oxi hóa ln bằng khơng.
+ Kim loại có số oxi hóa (+) có trị số bằng đúng hóa trị của nó.(1)
+ Hidro có số oxi hóa = (+1)

(2)

+ Oxi thường có số oxi hóa = (-2)

(3)

+ Các phi kim có số oxi hóa được tính theo sự ưu tiên theo thứ tự
trên. Sao cho tổng số oxi hóa trong hợp chất = 0
Ví dụ: Trong cơng thức H2SO4 các ngun tố có số oxi hóa là
(+1) (+6)

(-2)SO
H
2
4 vì 2.(+1) + 1.(+6) + 4.(-2) = 0

Số oxi hóa của S tính theo số oxi hóa của Hidro và Oxi
4


+ Tổng số oxi hóa của một ion bằng điện tích của ion đó.
Ví dụ: NH4+ :



H có số oxi hóa (+1) => N có số oxi hóa(- 3)

1.(-3) + 4.(+1) = +1

NO3 – : O có số oxi hóa(-2), N có số oxi hóa(+5) => 1.(+5) + 3.(-2) = -1
- Viết q trình oxi hố và q trình khử, cân bằng mỗi q trình:
+ Dấu "+e" đặt bên có số oxi hoá lớn.
+ Số e = số oxi hoá lớn - số oxi hố bé.
+ Nhân cả q trình với chỉ số của nguyên tố thay đổi số oxi hố nếu
chỉ số khác 1 (với các đơn chất có thể chấp nhận giữ nguyên chỉ số).
- Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e cho bằng tổng số e nhận:
+ Tìm bội chung nhỏ nhất của số e nhường và nhận.
+ Lấy bội chung nhỏ nhất chia cho số e ở từng quá trình được hệ số.
- Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra
lại.
Bài toán liên quan đến cân bằng phản ứng oxi hoá - khử trong đề thi
thường được hỏi ở dạng: hệ số các chất trong phương trình (sau khi cân
bằng ở dạng số nguyên tối giản) là...; hệ số của chất oxi hoá (chất khử)
là....; tỉ lệ hệ số.
* Các bước cân bằng:
+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số
oxi hóa.
+ Bước 2: Viết các q trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận
electron).
+ Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để:
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
+ Bước 4: Cân bằng ngun tố khơng thay đổi số oxi hố (thường
theo thứ tự:

Kim loại (ion dương):
5


Gốc axit (ion âm).
Môi trường (axit, bazơ).
Nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
+ Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).
1.3 Ví dụ cụ thể.
Mg + HNO2 ------> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Chất khử: Mg
Chất Oxi hóa: N (trong HNO3)
Q trình Oxi hóa: Mg(0) - 2e ------> Mg(+2)
Quá trình khử: N(+5) + 8e---------> N (-3)
Kết quả: Ta có phương trình
4Mg + 10HNO3 --------> 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 6 H2O
1.4. Phân dạng .
Học sinh phải nắm vững kiến thức lý thuyết về các phản ứng hóa
học.
Nắm vững các qui tắc xác định số oxi hóa là phương pháp cơ bản
nhất và xác định thành thạo số oxi hóa là bước quan trọng nhất trong việc
cân bằng phương trình oxi hóa - khử.
Áp dụng tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận trong 1
phương trình oxi hóa- khử.
Dạng 1: Phản ứng oxi hóa-khử khơng có mơi trường
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

6


Ví dụ 3: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Dạng 2: Phản ứng oxi hóa-khử có mơi trường
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Ví dụ 3: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

7


Ví dụ 4: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Dạng 3: Phản ứng tự oxi hóa-khử và phản ứng oxi hóa –khử nội phân
tử
Phản ứng tự oxi hóa - khử:
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Phản ứng oxi hóa –khử nội phân tử:
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng

bằng electron

8


Dạng 4: Phản ứng oxi hóa - khử phức tạp
Chất khử (hai ngun tố) và một chất oxi hóa:
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Ví dụ 2: Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Một chất khử và hai chất oxi hóa:
Ví dụ : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng bằng
electron

Dạng 5: Phản ứng oxi hóa –khử có hệ số bằng chữ

9


Ví dụ 1 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Ví dụ 2 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

Dạng 6: Phản ứng oxi hóa - khử dạng ion thu gọn
Ví dụ 1 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng

bằng electron

Ví dụ 2 : Cân bằng phương trình oxi hóa –khử bằng phương pháp thăng
bằng electron

10


2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập bằng phương pháp thăng
bằng electron.
2.1. Lưu ý khi vận dụng định luật bảo tồn electron
Khi có nhiều chất oxi hóa, chất khử trong một hỗn hợp phản ứng (nhiều
phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn) thì tổng số electron của các
chất khử cho phải bằng tổng số electron mà các chất oxi hóa nhận. Tức là,
tổng số mol electron nhường bằng tổng số mol electron nhận.
Khi vận dụng định luật bảo toàn electron, cần lưu ý:
Trong phản ứng hoặc một hệ phản ứng chỉ cần nhận định đúng trạng thái
đầu và trạng thái cuối của các chất oxi hóa hoặc chất khử mà không cần
quan tâm đến trạng thái trung gian, thậm chí khơng cần quan tâm đến việc
cân bằng các phương trình phản ứng. Phương pháp này đặc biệt lý thú đối
với các bài toán cần phải biện luận nhiều trường hợp có thể xảy ra.
Nếu có nhiều chất oxi hóa và chất khử thì số mol electron trao đổi là tổng
số mol của tất cả chất nhường hoặc nhận electron.
2.2. Các dạng bài tập có thể vận dụng định luật bảo toàn electron.
Đối với phương pháp này chúng ta có thể vận dụng để giải những dạng bài
tập sau:
Kim loại (hoặc hỗn hợp kim loại) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit)
khơng có tính oxi hố (HCl, H2SO4 loãng …)
Kim loại (hoặc hỗn hợp kim loại) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp axit) có
tính oxi hố (HNO3, H2SO4 đặc, nóng …) tạo một khí hoặc hỗn hợp khí;

Oxit kim loại (hoặc hỗn hợp oxit kim loại) tác dụng với axit (hoặc hỗn hợp
axit) có tính oxi hố (HNO3, H2SO4 đặc, nóng …)
11


Các bài tốn liên quan tới sắt (điển hình là bài tốn để sắt ngồi khơng khí);
Bài tốn nhúng kim loại vào dung dịch muối...
Nói chung bất kì bài tốn nào liên quan tới sự thay đổi số oxi hoá đều có
thể giải được bằng phương pháp này.
Vận dụng định luật bảo tồn electron với dạng tốn kim loại tác dụng
với HNO3, H2SO4 đặc, nóng.
Dạng 1: Bài tốn cho một kim loại (hoặc hỗn hợp các kim loại) tác dụng
với dung dịch axit HNO3 loãng, dung dịch axit HNO3 đặc, nóng cho ra hỗn
hợp khí hợp chất của nitơ như NO2, NO, N2O, N2, hoặc NH3 (tồn tại dạng
muối NH4NO3trong dung dịch).
Khi gặp bài tập dạng này cần lưu ý:

Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất lỗng thì thu
được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01mol khí NO (phản ứng
khơng tạo NH4NO3).
Giá trị của m là: A. 13,5 gam. B. 1,35 gam. C. 0,81 gam. D. 8,1 gam.
Giải:

12


Ví dụ 2: Hồn tan hồn tồn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng
HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO, NO2. Tỉ khối của X so
với H2 là 19.
Giá trị V là: A. 5,6. B. 2,8. C. 11,2. D. 8,4.

Giải:

Dạng 2: Cho một kim loại (hoặc hỗn hợp các kim loại) tác dụng với dung
dịch axit H2SO4 đặc nóng cho sản phẩm là khí SO2 (khí mùi sốc), S (kết tủa
màu vàng), hoặc khí H2S (khí mùi trứng thối).
Khi gặp bài tập dạng này cần lưu ý:
Kim loại có nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với dung dịch axit
H2SO4đặc nóng sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.
Hầu hết các kim loại phản ứng được với H 2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) khi
đó S+6trong H2SO4 đặc nóng bị khử về các mức oxi hóa thấp hơn trong
những sản phẩm như là khí SO2, H2S hoặc S.
Mốt số kim loại như Al, Fe, Cr, …thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
Sản phẩm gồm:

13


Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hồ tan hết hỗn hợp các kim loại
bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S thì

Ví dụ 1: Hịa tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc
nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 g S và dung dịch X.
Khối lượng muối trong dung dịch X là: A. 50,3 g. B. 30,5 g. C. 35,0 g. D.
30,05 g.
Giải:

IV. Hiệu quả của sáng kiến.
1. Quá trình áp dụng thử sáng kiến:
Bắt đầu từ tháng 9 năm học 2015 - 2016 tôi đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của giải pháp đưa ra ở mục III

trong quá trình dạy học và ôn thi học sinh giỏi lớp 9 ở trường THCS Bãi
Lạng.
Do hạn chế về thời gian, thời điểm và điều kiện cho phép nên tôi mới
chỉ tiến hành thực nghiệm được ở một phạm vi nhỏ hẹp như sau:
14


Năm học

Đối tượng áp dụng sáng kiến

2015 - 2016

10 học sinh lớp 9

2016 - 2017

5 học sinh lớp 9
10 học sinh lớp 8

2017 - 2018

10 học sinh lớp 9
5 học sinh lớp 8

Đối với mỗi nhóm đối tượng tơi tìm hiểu kết quả học tập của các em
khi vào đầu năm học và quá trình dạy trực tiếp trên lớp thì thấy lực học của
các em trong nhóm thuộc nhóm học sinh có lực học khá, giỏi. Khả năng
nhận thức của các nhóm tương đối đều nhau.
Trong giờ bài tập với mỗi dạng bài tập tôi trang bị cho HS kiến thức

về 2 vấn đề: Kiến thức lí thuyết và phương pháp giải cụ thể. Tiếp đó là bài
tập ví dụ và cuối cùng là bài tập vận dụng theo hướng từ dễ đến khó, từ cơ
bản đến nâng cao, để học sinh rèn luyện các kĩ năng giải bài tập một cách
thành thạo.
2. Kết quả.
Khi áp dụng sáng kiến trong thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến hết
tháng 4 năm 2018. Đối với từng nhóm tơi cho 1 bài kiểm tra 15 phút và
một bài kiểm tra 45 phút.
Đề bài kiểm tra 45 phút (nhóm học sinh lớp 9)
Bài 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố N, S, Zn, Cr, Na, Fe trong
các chất và ion sau:
a) NH4+, Li3N, HNO2, HNO3, NO3-, KNO3
b) Na2S, H2S, S, SO2, H2SO3, SO3, H2SO4, SO42c) Zn, ZnCl2, ZnO, Zn2+, ZnO22d) Cr, CrCl2, Cr2O3, Cr2SO4, CrO3, K2Cr2O7
Bài 2: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương
pháp thăng bằng electron.
1. NH3 + O2 → NO + H2O
15


2. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
3. Cl2 + KOH ——-> KCl + KClO3 + H2O
4. Fe3O4 + HNO3 ——-> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Bài 3: Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3. Tất cả
lượng khí NO sinh ra đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng với
dịng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích oxi (đktc) đã tham
gia vào q trình trên.
Tơi chấm bài của học sinh đã được chọn để đánh giá kết quả. Sau đó
tơi đối chiếu với kết quả mà mình đã tìm hiểu trước khi triển khai sáng
kiến.


Tỉ lệ
Học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu ở 3 nhóm có sự chênh lệch rõ
ràng từ năm 2015-2016 đến năm 2017-2018. Học sinh đã cân bằng được
các phản ứng hóa học phức tạp.
Nhận thấy kết quả áp dụng sáng kiến năm 2015-2016 không cao.
Tôi đã tách nội dung hướng dẫn phương pháp này thành hai mảng riêng
biệt là: cân bằng phương trình nhằm giúp học sinh nhận biết quá trình cho
electron và quá trình nhận electron rồi đưa vào hướng dẫn cho học sinh từ
lớp 8, mảng thứ hai là giải bài tập định lượng áp dụng định luật bảo toàn

16


electron đưa vào cho học sinh lớp 9. Sau khi điều chỉnh tơi thấy có sự
chênh lệch giữa các năm tương ứng như trên.
Với nhóm học sinh lớp 8 tơi dùng đề kiểm tra trên nhưng bỏ đi bài
tập 3. Kết quả thu được như sau:

Kết quả trên là cơ sở cho sự điều chỉnh đối tượng áp dụng sáng kiến
của mình.
Trong kì thi HSG 2017-2018 có bài tập sử dụng phương pháp trên
kết quả: có một học sinh đạt giải khuyến khích cấp tỉnh mơn hóa.

17


Chương III
KẾT LUẬN
* Ý nghĩa của sáng kiến.
Qua nghiên cứu thực tiễn, cơ sở lí luận so với mục tiêu đề ra khi lựa

chọn sáng kiến trên. Tôi nhận thấy sáng kiến đã đạt được kết quả cụ thể
sau:
Học sinh tổng hợp kiến thức lí thuyết có liên quan đến các dạng bài
tập vận dụng định luật bảo toàn electron theo một hệ thống nhất định.
Biết phân loại các phản ứng oxi hóa khử vào 6 dạng bài tập cụ thể.
Nắm vững các bước giải cụ thể cho từng dạng bài tập.
Qua tiến hành áp dụng thử sáng kiến cho thấy :
Việc vận dụng nội dung sáng kiến vào quá trình giáo dục tạo điều
kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh. Xây dựng thái độ học tập
đúng đắn; phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học,
ham hiểu biết, năng lực tự học góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi
bộ mơn hóa học Trung học cơ sở.
* Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến.
Qua kết quả thu được tôi thấy rằng nội dung sáng kiến này có thể
vận dụng được với khối lớp 8, 9 ở trường Trung học cở sở .
* Bài học kinh nghiệm.
Dạy học sinh “Cân bằng phương trình và giải bài tâp bằng phương
pháp thăng bằng electron” nói riêng và chương trình Hóa học nói chung
đều phải truyền thụ cho học sinh những kiến thức, phương pháp cơ bản,
tránh gây áp lực nặng nề, nhàm chán đối với học sinh.
Đối với học sinh lớp 8 chủ yếu chỉ đi sâu vào bài tập cân bằng phương
trình. Phương pháp này chỉ áp dụng cho hệ phương trình phản ứng oxi hố
18


khử và thường dùng giải bài tốn vơ cơ (Bất kì bài tốn nào liên quan tới sự
thay đổi số oxi hố đều có thể giải được bằng phương pháp này).
Cần rèn cho học sinh nghiên cứu kỹ, phân biệt được đặc điểm, yêu
cầu của từng đề toán để lựa chọn phương pháp giải phù hợp.
* Đề xuất – kiến nghị.

Ban giám hiệu: Đưa vào dạy mơn tự chọn hóa học 8, 9 hằng năm.
Chương trình ơn học sinh giỏi hóa Trung học cơ sở bắt đầu từ lớp 8.
Xác nhận của trường

Lương sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2018

TH và THCS Bãi Lạng

Tác giả sáng kiến

Đinh Thị Phương Thảo
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN PHÒNG GD & ĐT LƯƠNG SƠN

HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN UBND HUYỆN LƯƠNG SƠN

19



×