Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,008 trang)

truyện ngắn bắt trẻ đồng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 1,008 trang )


Thông tin ebook
Tên truyện : Kiêu Hãnh Và Định
Kiến
Tác giả : Jane Austen
Dịch giả: Diệp Minh Tâm
Thể loại : Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản : Hội Nhà Văn
Năm xuất bản : 2005


Kích thước : 13 x 19 cm
---------------------------------Nguồn :
Convert (TVE) : santseiya
Ngày hoàn thành : 14/05/2007
Nơi hoàn thành : Hà Nội

Mục Lục

Lời giới thiệu
Tập I
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5


Chương 6
Chương 7
Chương 8


Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18


Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Tập II
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7


Chương 8
Chương 9
Chương 10

Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Tập III


Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13


Chương 14
Chương 15
Chương 16

Chương 17
Chương 18
Chương 19


Lời giới thiệu
Tiểu sử tác giả

Jane Austen sinh ngày 16 tháng 12 năm
1775 tại Steventon, Hants, Anh, và là


người thứ bảy trong tám người con của
Mục sư George Austen (1731-1805), cai
quản giáo xứ Steventon, và bà Cassandra
Leigh (1739-1827). Người thân thiết
nhất trong cuộc đời tác giả là cô chị
Cassandra; cả hai khơng bao giờ kết hơn.
Ơng bố là một học giả ln khuyến khích
con cái tính ham học hỏi. Tuy thế, tác giả
không được tiếp thu nhiều giáo dục từ
nhà trường mà chủ yếu được ông bố dạy
học, và cũng có điều kiện đọc nhiều sách
vở. Khơng khí gia đình sống động và yêu
thương, cộng thêm những mối quan hệ
rộng rãi với họ hàng và bạn hữu, đã cung
cấp bối cảnh cho các tác phẩm của tác
giả.
Từ tuổi nhỏ, Jane Austen đã bắt đầu viết
những vở kịch ngắn và tiểu phẩm nhằm



tạo vui thú trong gia đình, tiếp theo là
một ít thơ và văn xuôi. Tác giả đã sử
dụng khung cảnh đời sống của mình vùng nơng thơn, giáo xứ, láng giềng và
những thị trấn miền quê, cùng những
chuyến thăm viếng đến các thành phố
Bath và London để lấy chất liệu cho
những tình huống, cá tính và đề tài trong
các tác phẩm của mình.
Tác phẩm “Sense and Sensibility” được
viết vào năm 1784 dưới tựa đề “Elinor
và Marianne”, qua nhiều bổ sung và
chuyển thể đến năm 1811 mới được xuất
bản, chỉ ghi tác giả là "một phụ nữ", và
với chi phí tác giả tự bỏ ra. Tương tự,
truyện “Pride and Prejudice” được phác
thảo trong thời gian 1796-1797 và xuất
bản lần đầu tiên năm 1813. Thêm truyện


“Mansfield Park” được xuất bản năm
1814, và “Emma” năm 1815. Một nhà
phê bình văn học có uy tín đã ca ngợi
"tác giả khơng tên" là ngịi bút tuyệt diệu
của "tiểu thuyết hiện đại" trong truyền
thống mới về hiện thực. Tất cả tác phẩm
xuất bản lúc Jane Austen còn sống vẫn
đề tên tác giả vô danh. Sau khi tác giả
qua đời, lần đầu tiên tên thật của tác giả

mới xuất hiện năm 1817, trên truyện
“Persuasion”.
Năm 1802, tác giả dường như nhận lời
kết hôn với Harris Bigg-Wither, 21 tuổi,
nhưng cô thay đổi ý định. Khơng ai biết
rõ về cuộc đời tình ái của tác giả ngoại
trừ những mẩu chuyện mâu thuẫn nhau.
Cô chị Cassandra luôn muốn bảo vệ chi
tiết đời tư của em gái mình, nên sau khi


tác giả qua đời, cô đã tiêu hủy rất nhiều
thư từ của tác giả để lại. Nhưng các tác
phẩm cho thấy tác giả thơng hiểu kinh
nghiệm của tình u và của tình tuyệt
vọng.
Sống với gia đình của mình trong suốt
cuộc đời, tác giả bắt đầu chớm căn bệnh
Addison (thối hóa tuyến thượng thận)
vào năm 1816 và qua đời ngày 18 tháng
7 năm 1817, chỉ hưởng thọ 42 tuổi.
Tác phẩm “Pride and Prejudice”
"Pride and Prejudice” (Kiêu hãnh và
định kiến) có lẽ là truyện được yêu thích
nhất trong số các tác phẩm của Jane
Austen. Truyện kể về cuộc đối đầu giữa
Elizabeth Bennet, con gái của một gia


đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy,

một địa chủ giàu có. Mặc dù họ để tâm
tìm hiểu lẫn nhau, tác giả đã đảo ngược ý
niệm thơng thường về "thuở ban đầu":
tính kiêu hãnh về giai cấp và tài sản của
mình cùng định kiến về vị thế thấp kém
của gia đình Elizabeth khiến Darcy lúc
đầu muốn tránh xa cô, trong khi cô
Elizabeth cũng kiêu hãnh vì lịng tự trọng
của mình và có định kiến về cung cách
trưởng giả của Darcy, trở nên một người
con gái không giống như những người
con gái khác chung quanh Darcy.
Elizabeth, với cá tính nhạy bén, dí dỏm
và cứng cỏi, được xem là một trong
những nhân vật lôi cuốn nhất trong nền
văn học Anh.
Sách này đã được dịch ra tiếng Việt với


tựa đề “Kiêu hãnh và Định kiến”, do Hội
Nhà văn xuất bản.
Bình chọn
Trong cuộc bình chọn dân chúng Anh
năm 2005 do đài BBC tổ chức, Jane
Austen được chọn là nhà văn nữ người
Anh được ưa thích nhất mọi thời đại.
Riêng quyển “Pride and Prejudice” được
chọn là tác phẩm của người Anh được ưa
thích thứ nhì mọi thời đại (chỉ thua “Lord
of the Ring” – “Chúa tể của Chiếc nhẫn”

– do ảnh hưởng của điện ảnh).


Tập I


Chương 1
Có một sự thật mà ai cũng cơng nhận,
đấy là: một người đàn ơng có một tài sản
khá hẳn sẽ muốn có một người vợ. Dù
cho người ta chỉ biết rất ít về cảm nghĩ
hay quan điểm của người đàn ông như
thế, khi anh ta đến cư ngụ trong vùng, sự
thật ấy đã in sâu vào đầu óc của những
gia đình sống xung quanh, đến nỗi họ
xem người đàn ông này là tài sản hợp
pháp của cô con gái này hay cô con gái
kia của họ.
Vào một ngày, bà Bennet nói với chồng
mình:
- Ơng thân u, ơng có biết tin đã có
người th Netherfield Park chưa?
Ơng Bennet trả lời rằng ông chưa biết.


Bà vợ nói tiếp:
- Có người đã đến thuê rồi. Bà Long đã
đi đến đấy, và đã kể cho tôi nghe tất cả
việc này.
Ơng Bennet lắng nghe và khơng trả lời.

Bà vợ mất hết kiên nhẫn nói:
- Ơng có muốn biết ai vừa dời đến
khơng?
- Chính bà đang muốn kể cho tơi nghe
đấy thơi.
Thế là đủ khuyến khích cho bà nói tiếp.
- Ơng phải biết, bà Long đã cho tơi hay
rằng có một cơng tử cịn trẻ, giàu có, gốc
gác ở miền Bắc, đến thuê Netherfield.
Cậu ta đã đến vào hôm thứ hai trên một
cỗ xe bốn ngựa kéo. Cậu ấy rất thích chỗ
này nên đồng ý ngay với giá ông Morris
đưa ra. Và cậu ấy hẳn sẽ đến trước ngày


lễ thánh Michael (ngày 29 tháng 9),
nhưng tuần tới sẽ có vài gia nhân đến
trước.
- Thế anh ta tên gì vậy?
- Bingley.
- Anh ta đã có vợ hay vẫn cịn độc thân?
- À, chắc là vẫn còn độc thân. Một người
độc thân với khoản lợi tức lớn, bốn hay
năm nghìn bảng mỗi năm. Kể ra đó là
điều hay cho mấy đứa con gái nhà ta!
- Hay như thế nào? Chuyện ấy thì có gì
liên quan đến mấy đứa con gái nhà ta?
- Ơng ơi! Ơng phải hiểu là tơi đang nghĩ
đến việc anh ta sẽ cưới một trong mấy
đứa nhà ta chứ.

- Thế anh chàng ấy có ý định như thế khi
đến đây à?
- Ý định? Làm sao ơng có thể nói càn


như thế? Chỉ có điều rằng anh ấy có thể
yêu một trong các con ta, vì thế ơng phải
đi viếng thăm anh ta càng sớm càng tốt.
- Tôi chẳng thấy có cơ hội nào cả. Bà và
mấy đứa có thể đi, hay là để mấy đứa tự
đi, như vậy có thể tốt hơn. Vì bà cịn đẹp
hơn chúng nó, tơi e rằng anh Bingley lại
mến bà hơn.
- Thôi ông ơi, ông lại tâng bốc tôi rồi.
Chắc chắn tôi đã từng có thời xn sắc,
nhưng bây giờ tơi khơng thể coi mình là
đặc biệt. Khi một người đàn bà đã có
năm đứa con gái trưởng thành thì khơng
nên nghĩ đến sắc đẹp của mình nữa.
- Ờ, chỉ khi nào người đàn bà ấy khơng
có sắc đẹp gì đáng để nghĩ đến.
- Nhưng mà này, ông đi gặp cậu Bingley
ngay khi anh ta đến đây nhé.


- Kể ra thì cũng q sức tơi rồi. Bà biết
đấy…
- Nhưng mà ông phải nghỉ đến mấy đứa
con. Chỉ cần nghĩ một trong chúng sẽ đạt
được những gì. Ngài William và phu

nhân Lucas cũng nhất quyết đi chỉ vì mục
đích ấy. Ơng hẳn biết họ thường khơng
thích thăm viếng người mới đến. Thật ra
ông phải đi, nếu không mấy mẹ con tơi
khơng có lý do nào đến nếu như ông
không đi.
- Bà thật là cẩn thận quá đáng. Tôi tin
chắc rằng anh Bingley sẽ lấy làm vui
lòng khi gặp bà, cịn tơi sẽ gửi bà mang
đi ít dịng để cho anh ta hiểu rằng tơi sẵn
lịng chấp nhận, nếu anh ta chọn một
trong mấy đứa con gái của mình, mặc dù
tơi sẽ có ít chữ đề cao con Lizzy.


- Tôi mong rằng ông không làm như thế.
Lizzy không có gi hơn những đứa kia cả,
và tơi thấy nó không đẹp bằng nửa Jane,
không tươi tắn bằng nửa Lydia, nhưng
ơng vẫn ln thương nó hơn cả!
- Thế bà cho rằng những đứa kia có gì
đáng giới thiệu?
- Ơng Bennet, làm thế nào mà ơng lại có
thể sỉ nhục con cái như thế ? Ơng cứ trêu
cho tơi bực mình để làm vui thơi. Ơng
khơng thơng cảm cho thần kinh nhạy cảm
của tơi tí nào cả!
- Bà nhầm rồi. Tơi rất tơn trọng thần kinh
của bà. Ít nhất là trong hai mươi năm qua
tơi đã nghe bà nói nhiều về thần kinh của

bà đấy thơi.
- Hừ! Ơng khơng thể biết tôi đã chịu khổ
sở thế nào…


- Nhưng tôi mong bà sẽ sớm vượt qua,
và tiếp tục sống để thấy nhiều thanh niên
có bốn nghìn bảng mỗi năm đến cư ngụ ở
vùng này.
- Nếu có hai chục người như thế đến đây
nhưng ông không chịu gặp gỡ họ thì cũng
vơ ích thơi.
- Khi nào có đủ hai mươi người thì tơi sẽ
đi gặp tất cả.
Cá tính của ơng Bennet là sự pha trộn
giữa láu lình, trào phúng châm biếm, dè
dặt, và thất thường, đến nỗi mấy chục
năm sống chung vẫn không đủ cho bà vợ
hiểu nổi ơng. Đầu óc của bà giản đơn
hơn. Bà có tính cảm thơng hẹp hịi, kiến
thức nghèo nàn, và tính khí vơ chừng.
Khi khơng được như ý, bà tưởng như
mình bị lo lắng. Cả đời bà chỉ lo mỗi


việc là kiếm chồng cho năm cô con gái.
Việc thăm viếng và trao đổi chuyện
phiếm là cách khuây khỏa của bà.



Chương 2
Ông Bennet là một trong số những
người đi thăm viếng Bingley sớm nhất.
Ơng ln có ý định đi gặp anh, mặc dù
ơng ln nói với vợ rằng ơng khơng
muốn đi. Cho đến buổi tối sau lần gặp
gỡ, bà vợ mới biết được tin này. Khi
nhìn cơ con gái thứ hai đang trang trí cái
mũ, thình lình ơng nói với cơ:
- Lizzy, bố hy vọng cậu Bingley sẽ thích
cái mũ này.
Bà phật ý:
- Chúng ta không thể biết anh ta thích gì
vì chúng ta khơng đi thăm viếng anh ấy.
Elizabeth nói:
- Mẹ quên rồi sao? Chúng ta sẽ gặp anh
ta trong buổi họp mặt, và bà Long đã hứa


×