Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

MỸ THUẬT NỘI - NGOẠI THẤT VÀ TRANG HOÀNG NGÀY TẾT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.97 KB, 8 trang )




MỸ THUẬT NỘI - NGOẠI THẤT VÀ TRANG
HOÀNG NGÀY TẾT



Tết Nguyên Đán tuy chính ngày mồng một tháng Giêng âm lịch, nhưng người
miền quê thực sự chuẩn bị, sắm sửa từ dạo tháng Chạp. Thời điểm này thuận lợi vì
việc đồng áng thư thả (xưa kia ra giêng bà con mới cấy vụ xuân). Việc lớn như dọi
lại mái nhà, tát ao bắt cá, lựa riêng mấy con cá quả, trắm đen, chép đỏ to nhất trữ
sống trong chum, dành làm cỗ tết. Tiện thể vợt bùn đắp lại bờ ao, bón chân hàng
dậu, dọn dẹp vườn tược, phát quang bụi rậm, quét vôi gốc cây vén tỉa ngõ trúc
Nhiều nơi ở nông thôn còn chặt tre, kết 3 bó rạ, buộc một bó vàng mã, dựng cây
nêu trước sân nhà. Cây nêu tượng trưng cho hạnh phúc nhà nông xưa, trồng nêu
trước tết đến ngày khai hạ (mùng 7) thì hạ nêu. Có nhà còn lấy cây dứa gai cài
ngoài cửa con hàng dậu, rắc vôi bột, vẽ bàn cờ, kẻ cái cung, cái nỏ trong sân, cũng
là có ý trừ tà, kẻo năm mới ma quỷ vào nhà quấy nhiễu ở thành phố, trước năm
mới thường vá lại vỉa hè, thông sạch cống rãnh, sơn phết tường rào, vệ sinh hàng
cây, mắc thêm đèn chiếu sáng, đèn trang trí, sửa biển hiệu, tân trang quầy hàng
kể cả sơn vôi lại nhà cửa nếu có điều kiện. Sân nhà lại được trồng thêm cây cảnh,
bày chậu hoa mới. Chỗ nào cũng như mới mẻ, tươi thắm hẳn lên.
Từ ngõ xóm trông vào đã thấy hai bên cánh cổng, cánh cửa các nhà có dán tranh
Thần hộ mệnh, Quan ông - những ông tướng nhà trời che chở cho một năm mới an
bình thịnh vượng của gia chủ. Người Việt ta quan niệm mỗi năm Thiên đình có lệ
thay thế toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới Hạ giới. Thời khắc Giao thừa
chính là lúc “bàn giao”, đón các ngài từ Thiên đình xuống nhậm chức, cho nên bày
xôi, gà, bánh trái, hoa quả, đồ ăn thức nguội ra cúng giao thừa, gọi là úy lạo quan
quân nhà Trời. Dân thành thị ngày nay, dù sống nơi nhà cửa, căn hộ chung cư chật
hẹp, cũng cố dành một góc ban công, khá hơn thì sân thượng để bày biện mâm


cúng giao thừa. Khá giả thì sửa soạn đồ cúng thật hậu, cầu kỳ, vàng mã lộng lẫy,
mong chiều lòng quan quân nhà Trời. Từ đó đến hết mồng 3 tết, cỗ bàn liên tục.
Đói quanh năm cũng no ba ngày tết. “Mùng ba ăn rốn, mùng bốn nhịn thèm” là
vậy.
Mấy ngày gần tết cả làng inh ỏi tiếng lợn bị chọc tiết (việc đánh tiếng “đụng” lợn
phải thoả thuận từ trước). Tiếng chày giã giò ra nhịp hối hả, tiếng dao thớt tất bật.
Khắp nơi bờ giếng, cầu ao đàn bà con gái tíu tít vo nếp, đãi đỗ, rửa lá dong, lá
chuối, hỏi han nhau tết to tết nhỏ. Trong nhà la liệt đám gói bánh chưng, gói giò
lụa, giò xào. í ới tấm lá, sợi lạt Rậm rịch lắm, tết lắm.
Trong nhà, bàn thờ, tủ thờ là nơi được chú trọng hơn cả. Dù ở nông thôn hay thành
thị người Việt vẫn ưa bài trí kiểu đăng đối. Cũng một phần do chỗ thờ cúng, tiếp
khách, cỗ bàn thường ở gian chính, cộng với nề nếp thẩm mỹ lâu đời. Bàn thờ
được cắm thêm hoa tươi, các rèm cửa, y môn, mành sáo được quét mạng nhện,
phủi bụi, giặt giũ lại hoặc thay mới. Cách đây vài ba mươi năm, nông thôn ta còn
du nhập lối trang hoàng tết theo phong cách đám cưới, hội nghị: ở chính gian giữa
nhà, bà con mắc võng các dây xúc xích làm bằng giấy ngũ sắc, tỏa ra từ đèn lồng
hay quả tú cầu lớn treo cao, neo vào bốn góc nhà Trông phấn chấn đáo để!
Bàn thờ, tủ thờ, ghế thắp hương bằng gỗ thường, gỗ tốt, gỗ sơn mài, sang cả thì
bằng gỗ quý chạm trổ công phu, sơn son thếp vàng. Thời mới có chất liệu gỗ dán,
gỗ ép, nhựa tổng hợp. ở miền Nam có nơi ưa dùng bàn thờ đá rửa, cũng đủ cả triện
góc, rồng chầu xi măng lõi thép bả nhẵn quét sơn Có thế nào, bàn thờ, tủ thờ
cũng được làm mới lại nhân dịp tết như cẩn xà cừ quét lại vecni, sơn phết Kèm
theo là bát hương, lọ hoa, chén nước, chân đèn, chân nến, đèn cầy, đĩa đựng trái
cây, mâm bày ngũ quả, bộ ấm chén thờ, lư hương, đỉnh đốt trầm Gần đây phổ
biến loại đồ nhựa mạ vàng, mạ bạc, đèn nhấp nháy, hương điện vừa rẻ lại tiện
dụng, tuy không đẹp và tình cảm như đồ truyền thống. Giữa bát hương thường cắm
cây hương bằng sắt tây hay que tre có gắn chữ thọ, để treo hương vòng. Xưa dân
gian không có lệ thờ tượng tại nơi ăn nghỉ, gần đây thấy xuất hiện tượng Đức Phật,
Quan âm, Thần tài
Sát ngày mùng 1, người lớn, trẻ nhỏ tíu tít quét tước nhà cửa, lau chùi các thứ vật

dụng. Nhiều đồ thờ như chân đèn nến, lư, đỉnh, ống gia phả, khay vàng mã cho
đến cái mâm đồng, đôi bát tộ, nậm rượu tầu, bát nước cúng, chục đũa mun kể
như đồ quý, của gia bảo, chỉ dịp tết mới đem ra dùng. Đồ đồng, đồ thau đem đánh
bóng, sáng choang. Đại tự “Cung chúc Tân niên”, cặp câu đối roi rói mực tàu giấy
đỏ, đôi liễn mới được trương lên, tỏ thành tâm câu chữ thánh hiền, làm cửa nhà
thêm trang trọng. Gần đây bên cạnh câu đối chữ nho, có cả tranh thư pháp quốc
ngữ, tranh in, tranh sao chép châu Âu hay Trung Hoa, lịch treo tường lớn nhỏ đủ
loại thành thử quá đà nhiêu khê, rối rắm.
Dân ta đa phần sùng đạo Phật nên đồ cúng tết mang nhiều màu đỏ son, vàng ánh
với hình tứ linh, tứ quý Đơn sơ như ban thờ bằng tre, ngày tết dán thêm giấy
điều, tô phẩm. Cũng đủ bài vị, chân dung cố phụ, cố mẫu, ảnh kỵ Nhà nghèo đến
mấy cũng cố dành dụm, sắm sửa bàn thờ tươm tất, hương khói, cúng vọng tổ tiên
trong mấy ngày tết. Vị trí đặt bàn thờ rất được coi trọng. Nhà chật hẹp thì khéo lựa
thế, kén hướng thuận. Vật dụng thường bày biện theo cặp, đăng đối, trên dưới tả
hữu phân minh, tầng lớp theo bề sâu. Bởi tại quan niệm chiều sâu hướng đến tổ
tiên, thần linh, còn dàn trải theo chiều ngang là chuyện phàm trần, đời thường.
ở thôn quê, giữa nhà thường bày bàn trà hình chữ nhật, chiều dài hướng vuông góc
với bàn thờ. Bàn có chân cao, hai bên có hai ghế ngựa, còn mấy gian bên bày phản
gỗ, giường tre. Có khi sập gụ, tủ chè kê ngay ở gian chính. Sập gụ là chỗ ngồi chơi,
tiếp khách ban ngày, ban đêm làm giường ngủ, nóc tủ chè tiện sử dụng làm bàn
thờ. Ngày tết giường phản được trải chiếu hoa mới. Nhà bình dân chiếu đậu, chiếu
hoa, nhà khá giả mền bông thêu hoa văn, phượng múa ở thành phố, lâu nay nhà
cửa kiểu mới, đất đai chẳng chiều lòng người, phải xây nhà hình ống, lên tầng.
Thành thử khó tổ chức phòng ốc kiểu gian điện như xưa. Cách trang trí nội thất
ngày thường và ngày tết cũng khác. Đồ đạc không nhiều chủng loại như ở nông
thôn, mà thay vào đó là các đồ mỹ thuật thực dụng, bàn ghế, sa lông mô đéc, thiết
bị tiện nghi, thảm trải cùng với những chi tiết kiến trúc trau chuốt sẵn có: vòm,
cột, sàn, trần, khung viền, phào chỉ, mặt tường nhẵn phẳng, màu sắc ấm áp tiện
treo tranh lồng khung kính. Có lẽ ở thành phố, nội thất ngày tết chỉ nổi bật nhờ hoa
tươi, cành đào, cành mai, cây quất và đồ ăn thức uống đựng đậm hương vị tết. Có

thể thêm sự góp mặt của ít chậu hoa, cây cảnh, kể cả cây quả hàng mã như “cây
vàng” “cây bạc”, “lá ngọc cành vàng”, thường bày theo bộ hai cây cao dăm bẩy tấc
ở trong nhà và cao hơn ở ngoài sảnh, khởi sắc xuân lên nhiều.
Nết treo tranh tết có từ lâu đời, chắt chiu một phần hồn Việt trong lành, nhân hậu,
lấp lánh nét đẹp cội nguồn. Từ Hà Nội tới các tỉnh, “khắp chợ cùng quê” đâu cũng
thấy bày tranh tết nhà nào cũng treo tranh tết. Vô khối tích truyện cổ, lịch sử, đời
thường, tín ngưỡng, phong tục đầy sức sống hồn nhiên của dân gian trong các tranh
ông Công, ông Táo, Sơn tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, Thúy Kiều - Kim Trọng.
Tranh Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu. Tứ phủ, Tam tòa Thánh mẫu, tranh Tứ
Bình, Tố Nữ. Ngũ Hổ, Cá Chép trông trăng, Tiên đồng Ngọc nữ, Tiến tài Tiến lộc.
Tranh Hứng dừa, Đánh ghen, Chơi đu, Thả diều, Bơi thuyền, Tử tôn vạn đại.
Thầy đồ Cóc, Đại cát Gà mẹ gà con, Đám cưới chuột, Cóc kiện trời Kể bao nhiêu
cho hết. Tranh Đông Hồ thì nhiều màu nâu, lục, vàng, đỏ rất ư mộc mạc, chân quê,
còn tranh Hàng Trống tươi màu cánh sen, lam chàm, hoàng yến, bạch yến với
đường nét thanh tú ra điều thành thị. Lại thêm loại tranh vẽ màu phẩm trên giấy
bìa, quen gọi tranh Bờ Hồ bay bướm, khéo vẽ là tranh ngũ quả, cuốn thư
Người Việt ta xưa thú chơi cũng tới bến, ăn tết chả khi nào thiếu trò vui: múa lân,
múa rồng, đánh đu, chèo thuyền, chọi gà, cờ người, pháo đất, bài bạc Đó là
những trò diễn, cuộc chơi thư giãn, cầu may mắn, hạnh phúc làm cho ngày xuân,
hội xuân thêm rôm rả, náo nức. Trò chơi tết cũng quen thuộc như thịt mỡ, dưa
hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo à quên, từ dạo cấm đốt pháo đến giờ ngày
tết cứ như văng vắng, thiêu thiếu. Có nhà kiếm đâu được cái băng cát xét, tí quét
tiếng pháo tép pháo đùng, nghe chẳng bằng đập mẹt. Tiếc là tiếc tiếng pháo đì đẹt
vỗ về. Tiếc là tiếc cái hơi thuốc pháo phân dơi ngào ngạt, có tình. Tiếc là tiếc mấy
mươi tơi tả, lắc rắc, đốm đốm xác pháo nơi mái hiên, bậc thềm. Rác đấy, nhưng
quý hóa là rác tết, mặt đất cứ như gấm như hoa, trông phấn chấn chẳng thua mai,
đào.
Người bình dân ăn tết đã vậy, nói chi đến bậc vua chúa ngày xưa, những kẻ uy
danh bốn biển, tiền của trùm thiên hạ. Mỗi dịp Nguyên Đán, quang cảnh triều hạ
càng làm nổi bật vai trò tôn quý, uy nghiêm của hoàng gia. Chả thế mà lễ cử hành

đón năm mới trong cung đình được tôn danh là “Đại triều”.

×