Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cách chữa bé biếng ăn vì quá hiếu động potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.63 KB, 7 trang )






Cách chữa bé biếng ăn vì quá hiếu động


Trẻ con vốn hiếu động, khó mà ngồi yên kể cả trong bữa ăn. Để dụ bé ăn,
nhiều cha mẹ phải nghĩ ra các trò chơi để thu hút con, thậm chí là đi rong.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ nhi khoa Irene Chatoor đang công tác tại trường ĐH Geogre
Washington và Trung tâm y tế trẻ em quốc gia Mỹ, cho trẻ ăn rong là cách làm hạ
sách.
Cho trẻ ăn rong trước hết là mất vệ sinh. Nếu thời tiết không đẹp, việc đi ra ngoài
ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ăn rong cũng như dùng tivi, iPad hay
các món đồ chơi khác để dụ bé ăn đều khiến trẻ ăn uống thụ động, không có ý thức
thèm ăn, và cha mẹ sẽ mãi mãi phải ép trẻ ăn.
Có một số đứa trẻ rất tinh quái biến những giờ ăn kiểu này thành giờ cha mẹ phải
phục dịch nó. Nó chạy một bước, mẹ đuổi theo cố đút cho một thìa. Nó thích thì há
miệng, không thì ngậm miệng lại. Đứa trẻ khoái trí khi biết rằng một thìa cháo của
nó có thể điều khiển được cảm xúc của cha mẹ, nó ăn thì cha mẹ vui, không ăn thì
cha mẹ cáu giận đau đầu. Và chúng càng nghĩ ra đủ trò để hoạnh họe cha mẹ, lấy
miếng ăn của mình để đổi lấy những thứ khác mà bình thường không được đáp ứng
như chơi máy tính, nghịch nước…
Chia sẻ trong một buổi gặp gỡ phụ huynh Việt Nam mới đây, chuyên gia người
Mỹ cho rằng trẻ hiếu động hiếm khi thấy đói. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có cách để
giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn.
Tình trạng biếng ăn do sự hiếu động thường xảy ra khi trẻ ở trong độ tuổi 6
tháng đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều
loại thức ăn mới. Một số bé được người lớn đánh giá là “lanh”, hiếu động, tình
trạng biếng ăn có thể xảy ra ngay trong thời kỳ nhũ nhi. Trẻ dừng bú nếu nhìn hay


nghe thấy điều gì thú vị
Khi chập chững biết đi, trẻ rất hiếu động, tò mò và mải chơi. Trẻ không cảm thấy
đói trong một khoảng thời gian dài. Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi từ chối mở miệng
ra. Trẻ không thích ngồi yên một chỗ khi ăn và cố gắng chạy thoát khỏi ghế, chạy
xung quanh phòng và chạy ra ngoài. Trẻ biến thức ăn thành đồ chơi, ném thức ăn,
bát đĩa, chén muỗng.
Ở tuổi đi học, những đứa trẻ kiểu này sẵn sàng thà chơi và nói thay ăn, đọc sách
thay ngủ. Trẻ chỉ ăn một lượng ít và muốn rời khỏi bàn ăn để được chơi. Chúng
cho rằng ăn uống là việc quá chán.

Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn
được - Ảnh: farm3.staticflickr.com
Biếng ăn khiến trẻ lên cân chậm và thiếu cân. Đa số đều còi cọc và trông nhỏ
hơn hẳn có với các bé cùng độ tuổi. Tuy nhiên, đây là những em bé rất sáng dạ,
chúng biết nhiều thứ và nhanh nhẹn. Nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên những đứa trẻ
này có thể gặp những vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, hay nổi nóng, không
thuần tính. Ngoài ra, nếu bị cha mẹ ép ăn không đúng cách, chúng có thể mâu
thuẫn với cha mẹ, thậm chí có đứa sẵn sàng làm ngược lại ý cha mẹ.
Để giúp những trẻ này hết biếng ăn, trước hết, cha mẹ hãy giúp trẻ nhận biết cảm
giác đói bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn chính và các
bữa ăn phụ là 3-4 giờ. Giữa hai bữa, nếu trẻ đói chỉ cho trẻ uống nước. Bên cạnh
cảm giác đói, cha mẹ cũng cần giúp bé nhận biết được cảm giác no. Không nên cho
tất cả khẩu phần bữa ăn vào bát ăn cùng một lúc, bởi điều này không chỉ khiến bé
nhìn đã ngại, mà để lâu thức ăn mất ngon khiến trẻ càng ngán. Cho trẻ ăn các phần
ăn nhỏ rồi xới thêm phần thứ hai, thứ ba, thứ tư để khuyến khích trẻ. Bạn nên nhớ
đây là những đứa trẻ rất thích sự thay đổi.
Ngoài ra, vì đây là những trẻ rất hiếu động, hãy dạy cho trẻ ngồi ăn ở bàn cho đến
khi “Bụng mẹ và bụng bố đã no” để bé tập quen với việc ngồi yên một thời gian.
Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, thậm chí kể cả khi trẻ ăn rất ít hay chưa ăn
gì bởi trẻ sẽ bù lại lượng thức ăn ít ỏi đó vào bữa sau.

Cha mẹ có thể khen ngợi khi trẻ tự xúc ăn nhưng giữ thái độ trung lập về thức ăn
trẻ ăn vào. Ăn uống không nên là thành tích của bố mẹ mà phải tùy thuộc theo nhu
cầu sinh lý của trẻ
Nếu trẻ cư xử không đúng trong bữa ăn như rời khỏi ghế, ném đồ dùng và
thức ăn, hãy cảnh cáo bé một lần duy nhất. Nếu trẻ không dừng thái độ đó, cho
nó thời gian một mình. Tức là bạn hãy đưa trẻ vào một không gian riêng, nên nhớ
không gian này phải an toàn với bé. Những đứa trẻ này rất hiếu động, chúng có thể
tìm cách chui ra ngoài, tốt nhất bạn hãy chọn những phòng có khóa. Hãy đợi đến
khi trẻ bình tĩnh trở lại để đưa bé trở lại bàn ăn. Bạn phải nói cho trẻ biết rằng, đây
không phải phạt mà là bé được cho thời gian suy nghĩ về hành động của mình. Tất
nhiên, bố mẹ cũng phải “lì” nếu muốn thực hiện biện pháp này. Nếu bạn cảm thấy
không chịu được tiếng khóc lóc của bé thì tốt nhất đừng thực hiện.
Lần đầu tiên áp dụng giải pháp "một mình" với bé nên chọn vào hôm có cả bố và
mẹ, hai người phải thống nhất với nhau, và hôm đó hai người cũng không bận mải
việc gì để có thể tĩnh tâm quan sát trẻ. Thông thường, ban đầu trẻ sẽ khóc lóc rất
nhiều để động lòng cha mẹ, nhưng nếu mãi không thấy được cha mẹ quay lại vỗ về
an ủi, bé sẽ tự nín. Bởi thực tế, bản thân bé hiểu rằng ném đồ ăn hay chạy nhảy
trong bữa ăn là hành động không được phép, cha mẹ đã cảnh báo bé một lần rồi.
Sau khi biết cảm giác no, đói hay đã trải qua những lần bị “cho ra rìa” vì quấy phá
trong bữa ăn, bé sẽ có ý thức và ăn uống tự giác hơn, từ đó cha mẹ đỡ vất vả hơn
trong việc cho bé ăn. Theo thời gian, khi trẻ càng lớn thì việc cho ăn cũng sẽ dễ
dàng hơn.
Trong trường hợp trẻ không tăng trưởng, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư
vấn về việc sử dụng thực phẩm. Có thể dùng thuốc để kích thích trẻ ăn uống nhưng
cha mẹ nên nhớ thuốc chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Có thể bổ sung
sữa sau mỗi bữa ăn cho trẻ nhưng không nên dùng sữa thay hoàn toàn thức ăn vì
trẻ cần được nhận biết các món ăn. Thực tế, những trẻ hiếu động sẽ tiêu tốn nhiều
năng lượng hơn những trẻ khác, vì thế việc bổ sung thêm thức ăn cho bé là rất cần
thiết.



×