Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ GIÁ DẦU TĂNG TRƯỚC THỀM KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.21 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI

CASE STUDY: GIÁ DẦU TĂNG TRƯỚC THỀM KHỦNG
HOẢNG NĂNG LƯỢNG


Mục lục


1

Câu chuyện
Việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (cịn gọi là

OPEC+) khơng thay đổi mức tăng sản lượng đã khiến giá dầu tăng lên mức cao nhất
trong 7 năm trở lại đây. Trong khi thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng
lượng, giá dầu tăng được coi là yếu tố bất lợi, gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi
kinh tế tồn cầu sau đại dịch Covid-19. Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF), tỷ trọng của dầu trong GDP vào khoảng 3%. Mặc dù không phải là động lực
chính thúc đẩy lạm phát - vốn thực sự chịu tác động từ các chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng dầu là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới bởi lẽ nó là
thành phần có trong rất nhiều sản phẩm từ nguyên liệu, nhiên liệu cho hoạt động vận
tải cho đến dược phẩm, may mặc, hóa chất... Vì vậy tác động của giá dầu tăng sẽ
không chỉ được người tiêu dùng cảm nhận ở các trạm xăng khi mua xăng mà còn ở
hầu như tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà con người sử dụng, từ đó góp phần đẩy lạm
phát leo thang, gây nguy cơ dẫn đến siêu lạm phát. Đồng thời, giá dầu tăng cũng kéo
theo dự báo về thương mại toàn cầu trong năm 2022 và năm 2023 với nhận định tình


trạng tắc nghẽn các cảng biển đang tăng trở lại và những cú sốc mới nhất đang khiến
các chuỗi cung ứng vốn đã bị gián đoạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Điều này sẽ tác
động tiêu cực đến đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như gia tăng sức ép lạm
phát lên các nền kinh tế.
2

Thảo luận

2.1 Tình trạng giá dầu và bối cảnh nền kinh tế hiện nay
Sau hai năm đại dịch COVID-19 hoành hành, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và
giá cả tăng vọt, nền kinh tế toàn cầu lại tiếp tục đối mặt với một năm nhiều thách thức
và khó lường khi giá dầu tăng ngày một cao, đẩy lạm phát phi mã, đồng thời làm dấy
lên lo ngại về triển vọng phục hồi còn mong manh của kinh tế toàn cầu. Lần đầu tiên
kể từ năm 2014, giá dầu tăng vọt lên đến hơn 100 USD/thùng (chấm ngưỡng 120
USD/thùng). Điều này đang đe dọa giáng đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới vốn đang
chật vật tìm đường phục hồi từ đại dịch. Các dự báo cho thấy ngưỡng tăng của giá dầu
khơng chỉ dừng lại ở đó, và sự tăng cao hơn nữa của giá dầu trong mùa hè này là câu
chuyện sẽ sớm xảy ra. Về tình hình hiện tại, Ban Kinh tế Trung Ương đã đưa ra nhận
định của mình: “Giá dầu leo thang, áp lực lạm phát và vĩ mô rất lớn”.


2.1.1 Bối cảnh nền kinh tế hiện nay
Thứ nhất, nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Nhu cầu xăng dầu giảm trong đại dịch năm 2020 đã đẩy giá dầu xuống dưới mức
âm lần đầu tiên trong lịch sử. Sau thời điểm đó, giá loại hàng hóa này đã tăng trở lại và
đang tiến sát ngưỡng 100 USD/thùng khi kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi sau các đợt
phong tỏa phòng dịch.
Khi các nền kinh tế dần trở lại bình thường, nhu cầu về dầu mỏ cũng phục hồi.
Nhưng vấn đề là nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ khi nhu cầu gia tăng. Tổ
chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngồi OPEC

(nhóm OPEC +) đang dần mở rộng sản xuất, nhưng nhóm này có cơng suất dự phịng
khá hạn chế, và có lẽ các nhà xuất khẩu cũng cẩn thận khơng để xảy ra tình trạng dư
cung một lần nữa.
Và, thơng qua qng thời gian trì trệ hay thậm chí là đình trệ trong q trình tiêu
thụ lượng lớn dầu mỏ đưa ra thị trường trong thời kỳ đại dịch bùng phát cũng góp
phần lớn dẫn đến quyết định này. Điều đó cũng dẫn đến Tổ chức các nước Xuất khẩu
dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đạt đồng thuận lớn, chỉ duy trì mức tăng khoảng 400
nghìn thùng/ngày.
Thứ hai, ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Một yếu tố khiến thế giới chú ý là căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa
Nga và Ukraine. Sự phát triển đang làm dấy lên những lo ngại về nguồn cung cấp năng
lượng. Nga là nước xuất khẩu dầu thơ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 12% nguồn
cung tồn cầu. Nước này cũng đóng một vai trị mang tính chủ chốt trong nhóm
OPEC+. Các chuyên gia cho rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với hoạt động xuất khẩu
năng lượng của Nga có thể dẫn đến giá nhiên liệu cao hơn cho người tiêu dùng, hết
đều cho rằng thị trường đang rất nhạy cảm với những diễn biến trong tình hình NgaUkraine.Khi đó giá dầu dự báo giữ đà tăng mạnh lên mức 125 USD/thùng trong năm
2022 và 150 USD/thùng trong năm 2023.
Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine và việc Mỹ có thể áp dụng lệnh trừng phạt mới
nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga, làm dấy lên lo ngại rằng xuất khẩu dầu và khí đốt
của Nga có thể sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo. Tuy nhiên, ngay trong phiên giao
dịch ngày 3/3/2022, giá dầu Brent đã tăng lên 118,22 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng


2 năm 2013 trong khi dầu WTI tăng lên 116,6 USD/thùng và đang tiến sát tới mốc 125
USD/thùng ngay trong quý 1/2022 này.
Thứ ba, lệnh cấm từ Eu dành cho Nga.
Theo CNN, Ủy ban châu Âu vừa đề xuất lệnh cấm vận đối với dầu và các sản
phẩm tinh chế của Nga trong năm nay. Mỹ, Canada, Anh và Australia cũng đã cấm
nhập khẩu dầu từ Nga. Hôm 8/5, các lãnh đạo G7 cam kết sẽ cấm nhập khẩu hoặc loại
bỏ dầu Nga nhằm gây áp lực lên Moscow vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Thứ tư, dự trữ xăng dầu tại Mỹ đang trên đà lao dốc.
Giá nhiên liệu tăng cao làm gia tăng sức ép lạm phát tại Mỹ - trở ngại lớn đối với
đà phục hồi của kinh tế nước này. Dữ liệu từ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này
đã giảm tới 1 triệu thùng, đi đơi với điều đó, lượng dự trữ xăng cũng giảm nhẹ. Dự trữ
dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến bởi xuất khẩu tăng vọt.

Hình 1. Tình trạng sản xuất dầu thơ tại Mỹ

Hình 2. Trữ lượng dầu thô của Mỹ (theo U.S. Energy Information)


Tình hình nhiên liệu diesel ở Mỹ và tiếp tục gần đến mức nguy kịch và khơng chỉ
dừng ở đó, do lượng hàng tồn kho luôn khan hiếm đã gây lên những tác động mạnh
trực tiếp lên giá cả của xăng dầu.
2.1.2 Tình trạng giá dầu hiện nay
Giá dầu thơ WTI tương lai ổn định quanh mức 115 USD/thùng vào thứ Tư (ngày
01/06/2022) sau khi đảo chiều mạnh trong ngày khiến điểm chuẩn kết thúc thấp hơn
trong phiên trước đó, khi các nhà đầu tư cân nhắc lệnh cấm của EU đối với dầu của
Nga và việc Thượng Hải mở cửa trở lại trước các báo cáo OPEC có thể đình chỉ Nga
khỏi thỏa thuận sản xuất. Giá dầu ban đầu tăng vào thứ Ba (ngày 31/05/2022) sau khi
các nhà lãnh đạo EU đồng ý về nguyên tắc cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu của
Nga vào cuối năm nay, cũng như dự đoán Thượng Hải mở cửa trở lại sau hai tháng
khóa cửa.

Hình 3. Biểu đồ giá dầu thơ WTI trong năm vừa qua từ tháng 6/2021 đến
tháng 6/2022 (theo tradingeconomics.com)
Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 8h ngày 31/5 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của
Mỹ được giao dịch ở mức 117,5 USD/thùng, tăng 2,4 USD/thùng, tương đương tăng
2,09%; giá dầu thô Brent giao ở mức 121,6 USD/thùng, tăng 2,24 USD/thùng, tương
đương tăng 1,88%. Lúc 6 giờ 10 phút ngày 1-6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của

Mỹ giao tháng 6 được giao dịch ở mức 115,2 USD/thùng, tăng 0,48 USD, tương
đương 0,42%. Cùng thời điểm, giá dầu Brent giao tháng 7 "neo" mức 122,8
USD/thùng. Đến 13h ngày 1/6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao
dịch ở mức 114,84 USD/thùng.


Hình 4. Bảng giá dầu lúc 13h ngày 06/01/2022 (giờ Việt Nam) (theo
oilprice.com)
Dầu thô WTI giao sau tăng 1% lên khoảng 117 USD/thùng vào cùng thời điểm,
đạt mức cao nhất trong gần ba tháng. Dầu thô dự kiến sẽ giao dịch ở mức 119,21
USD/thùng vào cuối quý này.

Hình 5. Báo giá HĐTL Thời Gian Thực (CFD) vào ngày 01/06/2022 (giờ Việt
Nam) (theo tradingeconomics.com)
Theo Báo Quân đội Nhân dân, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 1/6 cụ thể như
sau:


Xăng E5 RON 92: Khơng q 29.633 đồng/lít;




Xăng RON 95: Khơng q 30.657 đồng/lít;



Dầu diesel: Khơng q 25.553 đồng/lít;




Dầu hỏa: Khơng q 24.405 đồng/lít;



Dầu mazut: Khơng q 20.598 đồng/kg.

Giá xăng dầu nói trên dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá chiều
nay (1/6) của liên Bộ Cơng Thương - Tài chính theo đà tăng của giá xăng dầu thế giới.
Nếu đúng như dự báo, với diễn biến của giá dầu thế giới, giá xăng trong nước ở kỳ
điều chỉnh chiều nay sẽ tiếp tục tăng lần thứ 5 liên tiếp, giá xăng RON 95 có thể vượt
mốc 31.000 đồng/lít.
Sự kết hợp của các lựa chọn nguồn cung mới hạn chế, rủi ro gia tăng đối với
nguồn cung truyền thống và nhu cầu ngày càng tăng trên tồn thế giới, có thể khiến giá
dầu tăng cao hơn nữa vào mùa hè này.
Hiện nay, thế giới chưa có giải pháp nào có thể giải quyết hoàn toàn rủi ro về thiếu
hụt nguồn cung trên thị trường. Ngân hàng Goldman Sachs nhận định giá dầu thô sẽ
còn tiếp tục tăng trong vài năm tới do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn
chế, thị trường dầu thô sẽ phải trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong
nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, trong khoảng thời gian tới, thị trường xăng dầu thế giới còn
biến động tăng và đứng ở mức cao.
2.2 Nguyên nhân khiến giá dầu thế giới tăng mạnh
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan
OPEC+ cho rằng giá nhiên liệu tăng cao là do các quốc gia tiêu thụ nhiều không
đảm bảo đầu tư đầy đủ vào nhiên liệu hóa thạch khi chuyển sang sử dụng năng lượng
khác xanh hơn.
Nhiều khả năng cả nhu cầu tăng và lo ngại nguồn cung bị gián đoạn đã tạo ra áp
lực tăng giá dầu. Nhu cầu dầu toàn cầu ngày càng gia tăng, vượt xa mức tăng sản
lượng dầu và công suất dư thừa. Một lý do lớn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt
là Trung Quốc và Ấn Độ, đang phát triển nhanh chóng. Các nền kinh tế này ngày càng

trở nên cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, điều này đã góp phần làm tăng nhu cầu về dầu
mỏ trên thế giới. Ngoài ra, trong những năm gần đây, lo ngại về sự gián đoạn nguồn
cung đã được thúc đẩy bởi tình trạng hỗn loạn ở các nước sản xuất dầu như Nigeria,
Venezuela, Iraq và Iran.


2.2.2 Nguyên nhân khách quan
Ngoài ra, một số nguồn tin của OPEC+ cũng cho rằng giá nhiên liệu tăng cao do
căng thẳng Nga-Mỹ làm dấy lên lo ngại nguồn cung năng lượng cho châu Âu có thể bị
gián đoạn.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine những tháng gần đây, cũng là một trong những
nguyên nhân đẩy giá dầu tăng mạnh. Nga là nước sản xuất dầu và khí tự nhiên lớn thứ
hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Nước này cũng đóng một vai trị mang tính chủ chốt
trong nhóm OPEC+.
Các chuyên gia hầu hết đều cho rằng thị trường đang rất nhạy cảm với những diễn
biến trong tình hình Nga-Ukraine.
Xung đột Nga - Ukraine chỉ là yếu tố tác động thêm đẩy giá dầu tăng cao trong
ngắn hạn. Các yếu tố cơ bản quyết định đến giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao, kéo
dài trong thời gian tới là do kinh tế thế giới tiếp tục quá trình phục hồi mạnh mẽ, khiến
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao; thiếu hụt đầu tư thượng nguồn trong khai thác
cũng như nguồn cung dầu thơ ít, trữ lượng thấp, sản lượng toàn cầu gần đạt mức tối đa
khiến nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời tổng cầu. Xung đột Nga - Ukraine và việc Mỹ
có thể áp dụng lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga, làm dấy lên lo
ngại rằng xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga có thể sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo.
Khi đó giá dầu dự báo giữ đà tăng mạnh lên mức 125 USD/thùng trong năm 2022 và
150 USD/thùng trong năm 2023.
Ngoài ra là việc Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đạt
đồng thuận lớn, chỉ duy trì mức tăng khoảng 400 nghìn thùng/ngày bất chấp lời kêu
gọi gia tăng sản lượng từ các nước tiêu thụ lớn như Mỹ, Ấn Độ và bất chấp nguy cơ
mất cân bằng cung - cầu trên thị trường để hưởng lợi từ giá dầu tăng cao.

2.3 Tác động của tình trạng giá dầu tăng tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tác động tới nền kinh tế thế giới
Dầu mỏ chiếm 3% GDP tồn cầu, mặc dù khơng phải động lực chính thúc đẩy lạm
phát, nhưng xăng dầu là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới.
Trong hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tùy theo quy trình sản xuất của mỗi
ngành, nhưng hầu hết các ngành đều sử dụng xăng dầu. Chi phí xăng dầu chiếm
khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của tồn nền kinh tế. Điều này cho thấy


xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp.
Khủng hoảng Nga-Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương
Tây đối với Nga càng làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt
nguồn cung của nền kinh tế, làm giá hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao.
Khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa
với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể
tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng
đầu Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại
Vì vậy, bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu
tăng còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thơng, tạo áp lực lên lạm phát, giảm
sức cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu trên diện rộng.
Trong khi thê thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng giá xăng
dầu tăng được coi là yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế toàn
cầu sau Đại dịch Covid 19, hiện giá dầu thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh tạo gánh nặng
đè lên người dân và doanh nghiệp.
Giá dầu cao có thể làm tăng thêm những thách thức trong chuỗi cung ứng mà một
số ngành công nghiệp đang phải đối mặt, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
chỉ mới bắt đầu phục hồi.
Giá xăng, dầu thế giới tăng mạnh chủ yếu do giá dầu thô tăng gần đây, khi nhu cầu
vận tải, tiêu thụ xăng, dầu tăng tại nhiều nước mở cửa trở lại nền kinh tế sau những đợt

thực hiện giãn cách xã hội, cùng với việc tăng mạnh giá logistics và vận chuyển xăng
dầu giữa nhiều nước bị tắc nghẽn, gián đoạn cung ứng xăng dầu.
Giá dầu tăng vọt và khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ là mối đe dọa gây ra siêu lạm
phát. Tác động này có thể dẫn đến sự mất giá của đồng USD. Các ngân hàng trung
ương ở một số nền kinh tế phát triển đang cảnh giác vì lạm phát gia tăng khiến giá
lương thực và chi phí vận chuyển tăng mạnh. Theo các chuyên gia kinh tế Ấn Độ, giá
dầu trên 75 USD/thùng sẽ gây tổn hại cho Ấn Độ, một trong những nước nhập khẩu
dầu thô lớn nhất thế giới. Trong khi chính quyền các bang của Ấn Độ chống lại việc
giảm thuế đánh vào xăng và dầu diesel, việc giá dầu thô tăng nhanh khiến họ phải xem
xét lại.


Báo cáo gần đây của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA), cho thấy, dầu thơ có thể
vượt qua 105 USD/thùng trong năm 2022. Thâm hụt cung - cầu thị trường dầu toàn
cầu hiện nay lớn hơn dự kiến bởi nhu cầu phục hồi đang tăng nhanh hơn so với dự
đoán nguồn cung. Trong một kịch bản như vậy, gánh nặng giá nhiên liệu đối với người
dân sẽ tăng cao. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý và nhu cầu của người tiêu
dùng - hai động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, biến động giá dầu tác động lớn đến nước nước nhập khẩu dầu và
nước xuất khẩu dầu. Giá dầu cao là một thách thức đối với các nước nhập khẩu đồng
thời đem lại lợi ích cho các nước xuất khẩu. Với sự thay đổi giá cả, có sự thay đổi
trong lợi nhuận giữa các nước sản xuất dầu và tiêu thụ dầu.
2.3.2 Tác động tới nền kinh tế Việt Nam
2.3.2.1 Tác động tích cực
Giúp tăng khoản thu ngân sách từ dầu thô. Các khoản thu thuế từ xăng, dầu (thuế
xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...) cũng sẽ tăng.
Năm 2021, thu ngân sách từ dầu thô khoảng 35.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 2,6%
tổng thu ngân sách và vượt dự tốn tới 65% nhờ giá dầu tăng mạnh. Bình qn giá dầu
thanh toán năm ngoái đạt gần 68 USD một thùng, cao hơn khoảng 23 USD so với giá
dự toán.

Số liệu này tiếp tục khả quan trong tháng 1 năm nay. Dữ liệu của Bộ Tài chính cho
thấy, thu từ dầu thô tháng 1 ước đạt 3.900 tỷ đồng, tăng gần 45% so với cùng kỳ 2021,
nhờ giá và sản lượng dầu thô tăng. Giá dầu của Việt Nam thanh tốn trong kỳ bình
qn đạt 75,6 USD mỗi thùng, cao hơn 15,6 USD so với dự toán và gần 49% so với
cùng kỳ. Sản lượng dầu thô tháng 1 cũng tăng, đạt 710.000 tấn.
Về thuế, số thu từ thuế xuất nhập khẩu xăng dầu tháng 1 cũng tăng gần 17%.
Trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp ngành khai khoáng, nhất là khai thác
dầu khí, đang đóng góp khoảng 8% GDP, cũng được hưởng lợi từ giá dầu. Giá năng
lượng này diễn biến tích cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động khai thác thăm dị dầu
khí, khối lượng cơng việc trong dài hạn của các doanh nghiệp "họ" dầu khí như Tổng
cơng ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS), Tổng cơng ty cổ phần khoan và dịch
vụ khoan dầu khí (PVD) cải thiện. Nhờ đó, doanh thu nhóm ngành này sẽ khả quan,


kéo theo khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách của các đơn vị này tăng
theo.
2.3.2.2 Tác động tiêu cực
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (nguồn này
chiếm khoảng 37% tổng chi phí ngun vật liệu của cả nền kinh tế). Vì thế, việc giá
dầu thế giới vẫn trên đà tăng không ngừng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu
và trong nước.
Tác động lớn tới doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực vận tải, sản xuất sử dụng xăng,
dầu làm nguyên nhiên liệu đầu vào. Số liệu của cơ quan thống kê cho thấy, chi phí
xăng dầu chiếm khoảng 3,4-4% tổng chi phí sản xuất nền kinh tế. Điều này cho thấy
xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất.
Với các lĩnh vực, ngành sử dụng nhiều xăng dầu như vận tải, hàng không, đánh bắt
thuỷ sản... giá xăng dầu tăng sẽ tác động rất mạnh. Riêng lĩnh vực vận tải, chi phí xăng
dầu là 35-40%.
Cịn với các doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lọc hố dầu như PVOil,
Petrolimex, Cơng ty cổ phần lọc hố dầu Bình Sơn (BSR, đơn vị quản lý nhà máy lọc

dầu Dung Quất) hay Tổng cơng ty Khí Việt Nam (PVGAS)..., kết quả kinh doanh sẽ bị
ảnh hưởng. Báo cáo về triển vọng ngành dầu khí của SSI Research chỉ ra, giá dầu tăng
quá cao sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu, hàng tồn kho và biên lợi nhuận... của nhóm
doanh nghiệp này.
Với các cơng ty sử dụng khí làm ngun liệu đầu vào như điện khí, đạm..., giá dầu
tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Nhưng các cơng ty đạm vẫn có khả năng tăng giá
bán do nguồn cung tại Trung Quốc hạn chế.
Giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giá hàng hố đi lên, từ đó sẽ làm giảm sức cạnh
tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế, trong bối
cảnh Việt Nam đang mở cửa trở lại và trên đà phục hồi kinh tế sau thời gian ảnh hưởng
từ dịch bệnh.
Giá xăng dầu tăng trực tiếp làm tăng CPI, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của
người dân.
Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5
%, mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng
trưởng kinh tế.


Đặc biệt khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vơ hiệu
hố chính sách tài khố cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai thực hiện nhằm kích
cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt được
mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.
Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng
của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một
phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.
2.4 Giải pháp ứng phó cho Việt Nam trong tình trạng giá dầu thế giới tăng
mạnh
2.4.1 Về phía Nhà nước
Dầu mỏ là nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Giá xăng dầu tăng gây
áp lực lên lạm phát. Tác động của xăng dầu đến vận tải, ln chuyển hàng hóa, làm

tăng chi phí sản xuất của các mặt hàng sử dụng dầu làm đầu vào sản xuất, từ đó kéo
các mặt hàng khác trong nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng, làm cho chỉ số giá tiêu dùng
tăng. Chỉ khi giá nhiên liệu giảm và chi phí sản xuất giảm theo, giá sản phẩm mới
giảm và áp lực điều hành mới được giảm bớt.
Hiện nay, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp như giảm, miễn thuế giá trị gia tăng 2%, hỗ trợ vốn cho sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, trước những diễn biến mới do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch
Covid-19 và giá xăng dầu tăng đột biến, Chính phủ và các bộ ngành cần phối hợp các
giải pháp để kiểm sốt và bình ổn giá xăng dầu. Các giải pháp sau có thể được xem
xét:
Thứ nhất, tăng cường kiểm soát cơ cấu giá và sử dụng linh hoạt các cơng cụ tài
chính để bình ổn giá xăng dầu.
Đối với nền kinh tế nước ta, xăng dầu là một trong những mặt hàng chiến lược
được nhà nước thực hiện quản lý giá, việc điều hành giá bán hàng được thực hiện trên
cơ sở đảm bảo lợi ích của đất nước, doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần xác định
giá bán phù hợp với giá thế giới, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và cơng chúng, góp
phần thúc đẩy hiệu quả các chương trình khơi phục và phát triển kinh tế của Chính
phủ. Thực hiện phương pháp này trong điều hành giá xăng dầu sẽ giảm bớt một phần


tác động tiêu cực của việc giá xăng dầu tăng cao đối với lạm phát và tăng trưởng kinh
tế.
Với việc giá xăng dầu tăng đột biến trong ngắn hạn, Chính phủ cần xem xét giảm
thuế môi trường. Đồng thời, giảm một số loại thuế, phí để bình ổn giá xăng dầu, không
để giá xăng dầu ảnh hưởng đến giá nhu yếu phẩm, đặc biệt là giá cả và nền kinh tế nói
chung

Thuế và phí trên mỗi lít xăng RON95 (Đồng/lít)
Nguồn: Số liệu Petrolimex, PVOI
Hiện cơ cấu giá xăng và các loại thuế chiếm khoảng 38%, bao gồm: thuế nhập

khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ mơi
trường ... Trong đó, hiện nay là thuế bảo vệ môi trường. thu riêng đối với xăng 3.800
đồng / lít xăng E5 RON92 và 4.000 đồng / lít xăng RON 95; dầu diesel 2.000 đồng / lít
và xăng máy bay 3.000 đồng / lít. Ngồi ra, các chi phí khác như chi phí vận tải, chi
phí điều hành, điều tiết lợi nhuận, quỹ bình ổn chiếm 62% cũng là một phần nguyên
nhân khiến giá xăng trong nước tăng cao. Tỷ trọng thuế và phí gây áp lực lên giá xăng,
khiến giá dự án tăng nhanh. Ngoài ra, giá xăng trong nước phụ thuộc vào giá xăng thế
giới. Khi giá xăng dầu thế giới tăng thì giá trong nước cũng tăng theo. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để đưa giá xăng dầu trong nước về sát với giá xăng dầu thế giới. Chỉ có
hai cơng cụ là thuế và quỹ bình ổn giá xăng dầu. Quỹ bình ổn giá xăng dầu khơng cịn
nhiều, chỉ có thể sử dụng các cơng cụ thuế, trong đó cần giảm hoặc miễn thuế tiêu thụ,
bảo vệ môi trường. Vì vậy, cơ quan quản lý cần kiểm sốt việc tăng giá xăng dầu bằng


cách giảm các loại thuế, phí, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường, số kg giảm xuống
1000 đồng / lít. Dùng cho dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu bơi trơn, dầu mỡ.
Bên cạnh đó, ngồi giải pháp giảm thuế, phí, về lâu dài, cần tính tốn, nhanh
chóng chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường để thị trường quyết định,
theo luật cạnh tranh và quy luật cung cầu.
Thứ hai, tạo nguồn cung xăng dầu ổn định, bền vững.
Sự bùng nổ đại dịch Covid-19 cùng căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gây nên
tác động kép đến sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, bao gồm cả nền kinh tế và các
doanh nghiệp Việt Nam. Sự bùng phát đại dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng lên chuỗi cung ứng. Đến nay, “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đối với
Ukraine không chỉ làm đứt gãy nguồn cung trầm trọng hơn, mà còn còn tạo nên một
trật tự mới trên bản đồ phân bổ nguồn cung dầu của các quốc gia (kể các nước trong
hay ngoài cuộc chiến Nga - Ukraine). Bởi vậy, nhằm ổn định nguồn cung xăng dầu
một cách bền vững, việc xác định đúng vị trí của nước ta trên bản đồ phân bổ nguồn
cung mới đang được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, xăng dầu sản xuất trong nước chiếm từ 70 - 75% tổng nguồn cung xăng

dầu cả nước; sản xuất xăng dầu trong nước phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu dầu thơ.
Đó là lý do biến động giá xăng dầu thế giới sẽ ảnh hưởng đến biến động giá xăng dầu
trong nước. Việc giá dầu thô thế giới hay giá xăng dầu thành phẩm tăng cao sẽ làm chi
phí nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là xăng dầu, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Xăng dầu đóng vai trị quan trọng với sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, do đó
Bộ Cơng Thương cùng Bộ Tài chính cần theo dõi sát sao sự biến động thị trường xăng
dầu, cùng tình hình chính trị thế giới nhằm đưa ra những biện pháp ứng phó linh hoạt
với mức cung dầu thế giới giảm, đồng thời nâng cao năng lực khai thác, lọc hóa dầu
trong nước nhằm giảm thiểu tác động xấu đến tăng trưởng và lạm phát trong năm 2022
và các năm tiếp nữa. Bộ Công Thương cần có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ
nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn cho nền kinh tế, đặc biệt cần kiến nghị với Chính
phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền
kinh tế, giảm bớt lệ vào nguồn cung xăng dầu thế giới để ổn định và phát triển kinh tế
trong nước.


Ngoài ra, cơ chế điều chỉnh giá cần linh hoạt hơn để đảm bảo các doanh nghiệp
cung ứng xăng dầu ổn định,không nên để 7 - 10 ngày điều chỉnh một lần, tránh tình
trạng các cửa hàng xăng dầu tạm đóng cửa, khơng bán để chờ điều chỉnh tăng giá.
Bộ Công an cũng cần đề cao thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân
phối xăng dầu; Thanh tra Chính phủ bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2022 về việc
chấp hành chính sách, pháp luật trong cơng tác quản lý Nhà nước về xăng dầu nhằm
phát hiện các vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu kịp thời; Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bán
xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn, đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn cam kết thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số
83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số
95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu.

2.4.2 Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả vận chuyển chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận
chuyển.
Ngồi việc giá xăng tăng cao, một số nhân tố khác cũng tác động khiến giá cước
vận chuyển tăng, đó là: các phụ phí đi kèm như phí cầu đường, các chi phí dịch vụ
cảng biển như phí CFS (hàng lẻ), phí lưu kho bãi, lưu container, phí nâng hạ container,
phí điều hành bến bãi, phí vệ sinh container,... Ngồi ra, do địa hình đường xá Việt
Nam phức tạp, hệ thống hạ tầng giao thơng cịn hạn chế, phương tiện vận tải chưa đạt
tiêu chuẩn… nên chi phí vận tải đường bộ cũng là một gánh nặng đối với doanh
nghiệp. Đặc biệt, tình trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và cảng biển của Việt
Nam còn nhiều vấn đề, hiện đang bị quá tải và tắc nghẽn nhiều nơi làm giảm hiệu quả
lưu thông, gây mất nhiều thời gian, hao phí nhiên liệu, xe xuống cấp nhanh, khấu hao
cao, trong khi đó các khoản phí giao thơng và phí bảo trì đường bộ ngày càng tăng
cao.
Nhằm giảm cước phí vận chuyển xuống mức thấp nhất, các doanh nghiệp Việt nên
tham gia vào các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng để tạo ưu thế đàm phán với các
hãng vận chuyển. Trên thực tế, các hãng vận chuyển thường có ưu thế đàm phán cao
hơn so với các chủ hàng nên các hãng thường đơn phương áp dụng phụ phí hoặc giá


cao cho các dịch vụ cung cấp. Chẳng hạn như phụ phí cảng THC (Terminal Handling
Charges) do các hãng tàu và hiệp hội các hãng tàu đơn phương áp dụng cho các chủ
hàng tại Việt Nam. Để tránh trường hợp bị các hãng vận chuyển đơn phương áp đặt
các điều kiện khơng có lợi cho mình, các doanh nghiệp nên tham gia vào các hiệp hội
ngành hàng. Các hiệp hội này sẽ đại diện các thành viên để đàm phán trực tiếp các hợp
đồng vận chuyển với các hãng tàu, và các thành viên có thể sử dụng các hợp đồng này
để hưởng được mức giá vận chuyển tốt.
Với mục tiêu đưa chi phí vận chuyển xuống mức thấp, các doanh nghiệp nên tuyển
nguồn nhân lực có tay nghề, nhanh nhẹn, chuyên nghiệp trong bốc vác sẽ làm cho
công tác trở nên nhanh chóng hơn, tránh hiện tượng kéo dài thời gian neo đậu xe làm

phát sinh thêm chi phí bến bãi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao quy trình
nghiêm ngặt hơn. Nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, những đơn vị vận chuyển sẽ làm việc
trong môi trường chuyên nghiệp hơn nhiều lần, việc giao và nhận hàng nhanh chóng,
đảm bảo xe chạy đều, ghép xe nếu có thể để giảm chi phí vận chuyển cho ln là tiêu
chí được đặt lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần lập bộ phận th ngồi chun nghiệp và sử dụng
quy trình chọn nhà cung cấp vận tải bởi đây cũng là tất yếu trong xu hướng chun
mơn hóa chuỗi cung ứng. Một bộ phận trong cơng ty cùng với một quy trình đấu thầu
cơng sẽ chịu trách nhiệm th ngồi vận chuyển (thơng thường cơng ty phải có ít nhất
03 bảng chào dịch vụ của 03 hãng vận chuyển khác nhau). Việc này sẽ nâng cao chất
lượng lựa chọn hãng vận tải. Các doanh nghiệp nên tiến hành quá trình đấu thầu qua
mạng, và yêu cầu các hãng vận chuyển gửi các bảng chào dịch vụ cạnh tranh thơng
qua web của mình nhằm giảm bớt các chi phí liên quan trong q trình lựa chọn các
nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Thứ hai, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh các nền tảng số
nhằm giảm chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Ngồi là một thách thức, đại dịch Covid-19 và “chiến dịch quân sự đặc biệt” của
Nga đối với Ukraine được coi là “cú hích” đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng
nhiều công nghệ thông tin trong thời đại chuyển đổi số. Thực tế, theo thống kê hai năm
gần đây, những doanh nghiệp không những đứng vững, mà cịn bứt phá ngoạn mục
trong đại dịch chính là những doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng chuyển đổi số để
kết nối nguồn lực, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.


Theo đó, các doanh nghiệp nên tận dụng tối đa sự tiện lợi của công nghệ thông tin,
đẩy mạnh quá trình liên kết với các đối tác, để doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ
vận tải có thể thỏa thuận trực tiếp; cần tạo thành chuỗi liên kết thông qua các giao diện
điện tử được xây dựng riêng, tại đó các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng có thể giao
dịch thương thảo hợp đồng trực tiếp với nhau. Những tiện ích của cơng nghệ thơng tin
sẽ giúp giảm nỗi lo chi phí trong việc đi tìm kiếm đối tác, chi phí nhân sự và đặc biệt

là chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên được khuyến khích tham gia vào các sàn
giao dịch vận tải. Gần đây, các sàn giao dịch thông tin vận chuyển đã được triển khai
tại Việt Nam. Đây là một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến giúp doanh
nghiệp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, chẳng hạn
như kết nối mạng lưới vận tải, giảm chi phí cho thiết bị máy móc, giảm chi phí cho
nhân lực điều hành vận tải, nâng cao hiệu suất, đơn giản hóa giấy tờ... Các doanh
nghiệp cần nghiên cứu tình hình thực tế và chất lượng điều hành của các sàn giao dịch
để tận dụng lợi ích tiên tiến này.
Cuối cùng, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, phục hồi sản xuất và kinh doanh trong
đại dịch Covid-19 và đối diện với giá xăng dầu tăng mạnh, các doanh nghiệp cần rà
sốt lại quy trình tổ chức sản xuất, cơ chế quản lý, tái cấu trúc bộ máy, tăng năng suất
lao động để giảm mức tiêu hao năng lượng xăng dầu trên mỗi đơn vị sản phẩm.


3
4

Trả lời câu hỏi
Câu 1: Giá dầu tăng có tác động như thế nào tới nền kinh tế và chuỗi cung

ứng toàn cầu?
5

- Giá dầu tăng tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu

tăng còn làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thơng, tạo áp lực lên lạm phát, giảm
sức cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu trên diện rộng.
6


- Giá xăng, dầu thế giới tăng mạnh chủ yếu do giá dầu thô tăng gần đây, khi nhu

cầu vận tải, tiêu thụ xăng, dầu tăng tại nhiều nước mở cửa trở lại nền kinh tế sau
những đợt thực hiện giãn cách xã hội, cùng với việc tăng mạnh giá logistics và vận
chuyển xăng dầu giữa nhiều nước bị tắc nghẽn, gián đoạn cung ứng xăng dầu.
7

- Giá dầu tăng vọt và khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ là mối đe dọa gây ra siêu

lạm phát. Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, làm giảm nguồn cung nhưng sức cầu
cịn tương đối yếu, có thể trung hịa lại căng thẳng này.
8

Câu 2: Giá dầu leo thang gây nhiều thách thức cho nền kinh tế tuy nhiên

vẫn có những ngành hàng hưởng lợi từ sự kiện này, những ngành hàng đó là gì?
9

'+ Giá dầu cao có lợi cho các cổ phiếu dầu khí: Giá cổ phiếu có thể hưởng lợi,

thu hút các nhà đầu tư và cũng gián tiếp làm tăng tiền nộp thuế thu nhập của những
doanh nghiệp này vào ngân sách Nhà nước.
10

Trong đó, GAS được hưởng lợi do giá dầu tác động trực tiếp đến giá khí đầu ra.

BSR sẽ được hưởng lợi từ mức chênh lệch cao giữa giá đầu vào và đầu ra trong khi
PVS, PVD cũng có tiềm năng tăng nhẹ.
11


Trong phiên 1/6, thị trường tăng điểm, độ rộng tiếp tục nghiêng về bên bán,

GAS ở vị trí dẫn dắt thị trường với mức tăng 2,8% lên 121.000 đồng/cp, các cổ phiếu
khác thuộc nhóm dầu khí như BSR, PVS, PVD, POW (PV Power), OIL (PV Oil),
PVC, PLX cũng đang tăng.
12

+ Nguồn thu từ dầu thô tăng: Giá dầu thế giới tăng thì các loại thuế từ xăng, dầu

như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tăng theo,
giúp tăng thu ngân sách Nhà nước.
13

+ Triển vọng các nhóm ngành dầu khí: Giá dầu tăng tác động đến ngành khai

khống, dầu khí; Các doanh nghiệp ngành khai khống, nhất là khai thác dầu khí, đang
đóng góp khoảng 8% GDP, cũng được hưởng lợi từ giá dầu.


14

Câu 3: Giá dầu tăng cao, khiến cho nhiều mặt hàng cũng tăng giá, giải

pháp gì cho nguồn nhiên liệu thay thế?
15

Về giải pháp cho nguồn nhiên liệu thay thế, chính phủ cần định hướng phát

triển năng lượng tái tạo, sửa lại chiến lược chuyển đổi năng lượng theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng năng lượng tái tạo, tận dụng lợi thế của quốc gia là khí hậu miền nhiệt

đới; tham vấn chính sách sử dụng năng lượng đối với các loại phương tiện như xe
điện, xe máy điện, tàu điện cao tốc. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần đưa ra biện pháp
như tăng dự trữ, giảm thiểu hoặc loại bỏ các loại thiết bị sử dụng tiêu tốn và lãng phí
năng lượng hóa thạch, chú trọng khai thác và phát triển nguồn năng lượng xanh, kinh
tế xanh, mơ hình kinh tế tuần hồn. Ngồi ra, trong thời đại cơng nghệ phát triển như
vũ bão, chính phủ cũng cần đưa ra những chính sách liên quan đến chuyển đổi số
nhằm giảm đi lại và tiết kiệm năng lượng. Đối với Việt Nam, xăng dầu là một mặt
hàng chiến lược quan trọng trong sản xuất, lưu thông, an sinh xã hội,... vì thế, ta phải
ln nhạy bén tìm ra giải pháp để thốt khỏi các khó khăn, hạn chế. Thay vì sử dụng
nhiều xăng dầu, chính phủ có thể tăng thêm việc sử dụng than và các nguyên liệu
khác, như tăng thêm tỷ lệ năng lượng tái tạo, đó đều là những yếu tố mà chính phủ cần
cân nhắc.
16

Câu 4: Việt Nam cần phải làm gì trong tình cảnh giá dầu thế giới tăng

mạnh?
Về phía chính phủ, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát cơ cấu giá và sử dụng linh
hoạt các cơng cụ tài chính để bình ổn giá xăng dầu. Thực hiện phương pháp này trong
điều hành giá xăng dầu sẽ giảm tác động tiêu cực của việc giá xăng dầu tăng cao đối
với lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, chính phủ cần tạo nguồn cung xăng dầu
ổn định, bền vững. Cụ thể, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính cần theo dõi sát sao sự
biến động thị trường xăng dầu, cùng tình hình chính trị thế giới nhằm đưa ra những
biện pháp ứng phó linh hoạt với mức cung dầu thế giới giảm, đồng thời nâng cao năng
lực khai thác, lọc hóa dầu trong nước nhằm giảm thiểu tác động xấu đến tăng trưởng
và lạm phát trong năm 2022 và các năm tiếp nữa. Bộ Công an cũng cần đề cao thực
hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và phân phối xăng dầu.
Về phía các doanh nghiệp, việc đầu tiên cần làm là nâng cao hiệu quả vận chuyển
chuỗi cung ứng, giảm chi phí vận chuyển. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt



nên tham gia vào các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng, tuyển nguồn nhân lực chất
lượng cao, nâng cao quy trình nghiêm ngặt hơn. Ngồi ra, doanh nghiệp cần tăng
cường áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh công nghệ chuyển đổi số nhằm giảm
chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Theo đó, các doanh nghiệp nên tận dụng tối đa
sự tiện lợi của công nghệ thông tin, đẩy mạnh quá trình liên kết với các đối tác, để
doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ vận tải có thể thỏa thuận trực tiếp; cần tạo thành
chuỗi liên kết thông qua các giao diện điện tử được xây dựng riêng, tại đó các doanh
nghiệp vận tải và chủ hàng có thể giao dịch thương thảo hợp đồng trực tiếp với nhau.
Những tiện ích của cơng nghệ thơng tin sẽ giúp giảm nỗi lo chi phí trong việc đi tìm
kiếm đối tác, chi phí nhân sự và đặc biệt là chi phí vận chuyển.
17


18 Q trình tìm kiếm câu trả lời
Nhóm tham khảo nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn thông tin từ các
nghiên cứu về giá dầu thế giới tăng mạnh từ ảnh hưởng chính trị của Nga - Ukraine và
bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid 19.
Ngồi ra, nhóm cũng nghiên cứu các vấn đề liên quan đã đươc công ̣ bố trên một
số tạp chí và các bài báo của Việt Nam và trên thế giới liên quan đến câu chuyện được
đề cập.
Từ đó, với các phương pháp nghiên cứu định tính như so sánh, giải thích, thống
kê, diễn giải, phân tích, quy nạp, tổng hơp ̣ … nhằm phân tích dữ liệu thu thập đươc
trên các phương diện khác nhau, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.


19 Kết luận
Như vậy bài báo cáo đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân, tác động cũng như
giải pháp cho tình trạng giá dầu thế giới đang tăng mạnh từ ảnh hưởng chính trị của

Nga - Ukraine. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng phát trở lại khiến hàng chục
ngàn doanh nghiệp trong nước lâm vào thế khó khăn. Họ phải tạm ngừng sản xuất, rời
bỏ thị trường do khơng “trụ” được trước làn sóng thứ tư của đại dịch thì sự xuất hiện
của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga với Ukraine lại khiến tình trạng trở nên
nghiêm trọng và phức tạp hơn khi giá dầu thế giới đang có sự biến động mạnh. Hai sự
kiện này đã “tác động kép” đến đà phục hồi kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt
Nam, khiến chính phủ và các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức chưa
từng có. Thơng qua câu chuyện, nhóm muốn truyền tải thơng điệp tới người đọc rằng
dầu đang là một trong những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới và tình trạng tăng
giá dầu cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt dẫn đến nguy
cơ siêu lạm phát, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy,
việc tìm ra nguồn nhiên liệu thay thế và đưa ra những chính sách giúp bình ổn giá
xăng dầu đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với tồn thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định về case study nghiên cứu, nhưng do
sự hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, góp ý từ
thầy để bài báo cáo có thể hồn thiện hơn nữa. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn
thầy!


20 Tài liệu tham khảo
1. Báo Tuyên Quang, 2022, Giá dầu tăng: Bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu,
/>2. Báo tin tức, 2022, Giá dầu - 'Biến số' đối với triển vọng kinh tế toàn cầu,
/>3. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 2022, Giá xăng dầu chưa có xu hướng giảm, lo
ngại nguy cơ về lạm phát tăng cao, />4. Vietnam plus, 2022, Giá xăng dầu tăng tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế,
/>5. Báo nhân dân, 2022, Giá xăng dầu tăng mạnh và những tác động lên đời sống kinh
tế-xã hội, />6. Maciej Kolaczkowski, 2022, Why do oil prices matter to the global economy? An
expert explains, />7. Báo Sài Gòn đầu tư, 2021, Giá xăng dầu thế giới qua góc nhìn chun gia,
/>8. Tin tức 24h, 2022, Cập nhật xung đột Nga Ukraine sẽ gây ảnh hưởng thế nào tới giá

xăng dầu và nền kinh tế thế giới?, />9. Vietnamnet, 2022, Mỹ giáng đòn dầu lửa Nga: Điều gì sẽ xảy ra?,
/>10. Bộ Cơng thương Việt Nam, 2022, Giá xăng dầu tăng: Khuyến khích sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, />11. Trading economics, 2022, Crude oil,
/>

12. The oil drum, 2012, How Closely are Oil Prices Tied to Economic Activity?,
/>13. Gail Tverberg, 2018, Continuously Rising Energy Costs Will Cripple The
Economy, />14. Công an nhân dân, 2022, Kinh tế thế giới trước áp lực giá dầu,
/>15. Tạp chí Cơng thương, 2022, Chuỗi cung ứng tồn cầu tiếp tục đối mặt rủi ro đứt
gãy, đình trệ, />16. Bộ Cơng thương Việt Nam, 2022, Sau dầu mỏ, khí đốt và than đá, tình trạng thiếu
nhiên liệu tồn cầu lan sang dầu diesel, />17. Báo điện tử đại biểu nhân dân, 2021, Hệ quả của khủng hoảng chuỗi cung ứng tồn
cầu, />18. Trang thơng tin điện tử kinh tế trung ương, 2022, Giá dầu leo thang, áp lực lạm
phát và vĩ mô rất lớn, />19. Vietnam plus, 2022, Giá dầu thế giới kéo dài chuỗi tăng sang tháng thứ năm liên
tiếp, />20. Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm
thời “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
21. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc
hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
22. Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng
dầu.


×