Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tập huấn TNXH CD 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.47 MB, 44 trang )

CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN - THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM
BÙI PHƯƠNG NGA (Chủ biên)

Tài liệu tập huấn giáo viên

SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
Bộ sách Cánh Diều

HÀ NỘI - 2022


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

MỤC LỤC
Trang



PHẦN I. SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU...... 3
I. Mục đích biên soạn sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3........................... 4
II. Cơ sở biên soạn sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3................................ 4
III. Cấu trúc nội dung sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3............................ 7
IV. Một số điểm mới, nổi bật của sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3..........
................................................................................................................................ 9
PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ SÁCH GIÁO VIÊN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU ..................................... 17
I. Định hướng phương pháp giáo dục mơn Tự nhiên và Xã hội
theo chương trình 2018.................................................................................. 18
II. Sách giáo viên môn Tự nhiên và Xã hội 3.................................................... 20
III. Hướng dẫn tổ chức dạy học một số dạng bài và kế hoạch


bài học minh hoạ ......................................................................................... 22
IV. Tiết dạy minh hoạ ......................................................................................... 33
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP GIÁO DỤC MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI 3 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU........................................................ 34
I. Mục tiêu đánh giá........................................................................................... 35
II. Nội dung đánh giá ......................................................................................... 35
III. Phương pháp đánh giá ................................................................................ 35
IV. Hình thức đánh giá ....................................................................................... 36
V. Ví dụ minh hoạ................................................................................................ 38
PHẦN IV. HƯỚNG DẪN TRUY CẬP SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ............................................ 41

2


1

SÁCH GIÁO KHOA
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

I. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
Sách Tự nhiên và Xã hội 3 được biên soạn nhằm bước đầu hình thành, phát
triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa
học theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018.
II. CƠ SỞ BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3


Sách giáo khoa (SGK) Tự nhiên và Xã hội 3 thuộc bộ sách Cánh Diều
được xây dựng trên cơ sở tuân thủ và cụ thể hoá Chương trình mơn học. Đó là:
1. Dựa vào các quan điểm xây dựng chương trình

4


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

2. Dựa vào mục tiêu chương trình
Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở HS
tình u con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của
bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần
trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.
3. Dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình
a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Cùng với các môn học khác và hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học, mơn Tự
nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã quy
định trong Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể. Dưới đây là sơ đồ tóm tắt
những đóng góp của mơn Tự nhiên và Xã hội vào việc hình thành và phát triển
các phẩm chất chủ yếu cho HS.

b) Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
Môn Tự nhiên và Xã hội có nhiệm vụ hình thành và phát triển các năng lực
chung cho HS là năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo. Dưới đây là sơ đồ tóm tắt những đóng góp của mơn Tự nhiên và
Xã hội vào việc hình thành và phát triển các năng lực chung cho HS.

5



TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

b) Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở HS năng lực khoa học, bao
gồm các thành phần: nhận thức khoa học; tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội
xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội được
trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau:

4. Dựa vào nội dung chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội 3
Các bài học trong mỗi chủ đề được sắp xếp dựa trên các mạch nội dung và
yêu cầu cần đạt đã được ghi trong Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể và
Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội 2018.
6


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

Chủ đề

Nội dung khái qt

Gia đình

•Họ hàng nội, ngoại
•Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình
•Phịng tránh hoả hoạn khi ở nhà
•Giữ vệ sinh xung quanh nhà


Trường học

•Hoạt động kết nối với xã hội của trường học
•Truyền thống nhà trường
•Giữ an tồn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường

Cộng đồng địa phương

•Một số hoạt động sản xuất
•Một số di tích văn hố, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên

Thực vật và động vật

•Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó
•Sử dụng hợp lí thực vật và động vật

Con người và sức khoẻ •Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hố, tuần hồn, thần kinh
•Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
Trái Đất và bầu trời

•Phương hướng
•Một số đặc điểm của Trái Đất
•Trái Đất trong hệ Mặt Trời

III. CẤU TRÚC NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
1. Cấu trúc sách
Tiếp theo cuốn sách Tự nhiên và Xã hội 1 và 2, sách Tự nhiên và Xã hội 3
được thiết kế phù hợp với hoạt động tìm hiểu khám phá của học sinh dưới sự
hướng dẫn của thầy, cô giáo và phụ huynh.
Phần đầu của sách: Ngay sau trang bìa thứ hai của cuốn sách là phần

Hướng dẫn sử dụng sách và Mục lục.

7


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

Hướng dẫn sử dụng sách giúp HS, GV nhận biết các dạng bài, các kí hiệu có
trong sách. Phần này khơng chỉ hỗ trợ HS tự học, với cách trình bày kênh hình là
chủ yếu, kết hợp với kênh chữ; tất cả đều có màu sắc tươi vui làm tăng tính hấp
dẫn HS ngay khi các em mở ra những trang sách đầu tiên.
Mục lục giúp HS xác định được nội dung toàn cuốn sách, thuận tiện tra cứu
và dễ dàng tìm được các chủ đề, bài học một cách nhanh chóng.
Phần thân của sách: Các chủ đề và bài học được coi là phần thân của SGK.
SGK Tự nhiên và Xã hội 3 có 6 chủ đề bao gồm 23 bài học và 6 bài Ôn tập chủ
đề được biên soạn bám sát theo u cầu cần đạt của nội dung chương trình mơn
Tự nhiên và Xã hội trong Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.

Phần cuối của sách: có Bảng tra cứu từ ngữ,
bước đầu giúp HS làm quen với việc tra cứu, hình
thành năng lực tự học, tự nghiên cứu.

8


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

2. Cấu trúc bài học

Cấu trúc bài học bao gồm:

Tên bài.
- Mục “Hãy cùng tìm hiểu về” hoặc “Hãy cùng nhau” giúp các em biết mình sẽ
học những gì. Nội dung chính của bài bao gồm các mục 1, 2, 3… Mỗi mục được
trình bày theo tiến trình hoạt động giúp các em biết mình sẽ học như thế nào.
Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau:
+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,…
+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan
sát; Trả lời câu hỏi; Thảo luận; Thực hành…
+ Hoạt động Luyện tập và Vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động Trả
lời câu hỏi – liên hệ thực tế; Thực hành; Xử lí tình huống,…
+ Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần
nhớ và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học,
góp phần phát triển phẩm chất của HS.
Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tịi mở rộng hiểu biết về các kiến
thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.
Ngoài ra, có hai nhân vật Hà và An cùng đồng hành với HS, giúp các em học
tập hiệu quả.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI, NỔI BẬT CỦA SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI 3
1. Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
SGK TNXH 3 tiếp tục sử dụng các PPDH như quan sát, thảo luận, trò chơi,
thực hành.
9


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

Bổ sung thêm các phương pháp
dạy học tích cực khác như:
* PP điều tra khảo sát


* PP thí nghiệm

10


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

* PP học theo dự án với các kĩ thuật dạy học hiện đại

2. Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp nhằm giáo dục phẩm
chất cho học sinh
2.1. Tích hợp giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống
HS được hướng dẫn cách thể hiện tình cảm, sự gắn bó với những người họ
hàng nội ngoại thơng qua những việc làm cụ thể trong bài Họ hàng nội, ngoại; HS
được thể hiện những việc làm gắn kết với cộng đồng địa phương trong bài Một
số hoạt động kết nối với xã hội của trường học.

11


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

2.2. Giáo dục bảo vệ mơi trường,
rèn luyện đức tính chăm chỉ, có
trách nhiệm với mơi trường sống
HS có cơ hội được rèn luyện đức
tính chăm chỉ, có trách nhiệm với mơi
trường sống khi tham gia giữ sạch
nhà ở và trường học cũng như thực

hiện việc sử dụng hợp lí thực vật và
động vật trong cuộc sống hằng ngày.

2.3. Tích hợp giáo dục an tồn, rèn luyện ý thức bảo vệ tính mạng,
tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng

12


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

2.4. Giáo dục sức khoẻ tạo cơ hội cho học sinh nhận ra sự cần thiết
phải thay đổi những thói quen sống khơng có lợi
Ví dụ:

3. Góp phần hình thành các năng lực chung
SGK TN&XH 3 tiếp tục hình thành cho HS ba cặp năng lực chung đó là: tự
học, tự chủ; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.1. Năng lực tự học, tự chủ
HS biết đọc thơng tin, quan sát hình trong SGK,... để tự phát hiện ra kiến thức
mới.
HS biết tự chủ trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ:

13


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

3.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
HS được học cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trị và các mối quan

hệ của bản thân với những người trong họ nội và họ ngoại, với các thành viên
trong trường học và cộng đồng; được rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ
năng làm việc hợp tác để tạo ra sản phẩm chung của nhóm,…
Các em tiếp tục được luyện tập sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng lời
nói, chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ đơn giản,… để trình bày ý kiến/hiểu biết về
mơi trường tự nhiên và xã hội ở tất cả các bài học trong SGK TN&XH 3.

3.3. Năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo
Thông qua các tình huống có vấn đề
được đưa ra trong hoạt động luyện tập
và ôn tập, học sinh được tham gia tích
cực vào giải quyết vấn đề của bài học,
qua đó nâng cao được năng lực giải quyết vấn đề. Các câu hỏi mở, bài tập có
nhiều cách giải giúp học sinh phối hợp vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào
thực tế và tăng cường, phát triển khả năng sáng tạo.

14


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

4. Chú trọng hình thành năng lực đặc thù của môn học - năng lực
khoa học
4.1. Thành phần năng lực nhận thức khoa học được hình thành và
phát triển thông qua các bài học ở cả 6 chủ đề đáp ứng được u cầu cần đạt
của Chương trình mơn học.
4.2. Thành phần năng lực tìm hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội
xung quanh
Ở lớp 3 HS tiếp tục được tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi để

phát hiện vấn đề, được hướng dẫn tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn khác
nhau như đọc sách, xem báo, tra thông tin trên internet, phỏng vấn những người
xung quanh. Ví dụ: HS thu thập thơng tin và kể với bạn trong nhóm về hoạt động
nơng nghiệp, cơng nghiệp ở địa phương em trong các bài 9, 10 thuộc Chủ đề 3.
HS thu thập thông tin về một số chất có hại như thuốc lá, rượu, ma tuý đối với các
cơ quan tiêu hố, tuần hồn, thần kinh trong bài 19 thuộc Chủ đề 5.

HS quan sát, nhận xét, so sánh sự giống nhau, khác nhau để phân loại thực
vật dựa trên đặc điểm của thân và rễ (bài 12); phân loại động vật dựa trên lớp
bao phủ cơ thể và cơ quan di chuyển (bài 13) thuộc Chủ đề 4.
15


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

4.3. Thành phần năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học
được phát triển chủ yếu thơng qua xử
lí tình huống và thực hành, vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống của chính HS
qua các bài học và bài Ôn tập của cả 6
chủ đề.

16


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

2


ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC VÀ SÁCH GIÁO VIÊN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

17


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

I. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MƠN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THEO CHƯƠNG TRÌNH 2018

18


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

19


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

II. SÁCH GIÁO VIÊN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3
1. Cấu trúc Sách giáo viên
1.1. Cấu trúc chung
Sách giáo viên gồm hai phần: Phần một: Những vấn đề chung; Phần hai:
Hướng dẫn dạy học.
– Phần một: Những vấn đề chung có hai nội dung chính:
+ Giới thiệu khái qt về Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội 2018.

+ Giới thiệu SGK, SGV và Vở bài tập (VBT) môn Tự nhiên và Xã hội 3.
– Phần hai: Hướng dẫn dạy học đi sâu vào hướng dẫn dạy học từng chủ đề
và từng bài học khá cụ thể và chi tiết giúp GV không tốn nhiều công sức để chuẩn
bị bài.
Tuy nhiên, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được đề xuất trong
SGV là khơng áp đặt; GV có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với
điều kiện dạy học ở địa phương.
1.2. Cấu trúc và cách trình bày một chủ đề
Mỗi chủ đề đều có cấu trúc và cách trình bày chung bao gồm phần giới thiệu
chung về chủ đề và phần hướng dẫn dạy học từng bài (Kế hoạch bài học).
Dưới đây là các đề mục trong phần giới thiệu chung về chủ đề.
Tên chủ đề
(số tiết)
Tên các bài học trong chủ đề
Yêu cầu cần đạt của chủ đề (dựa vào yêu cầu cần đạt của chủ đề trong nội
dung Chương trình mơn học)
Phương pháp dạy học chủ yếu
1.3. Cấu trúc và cách trình bày kế hoạch bài học
Cấu trúc kế hoạch bài học của môn Tự nhiên và Xã hội 3 được trình bày trong
SGV bao gồm các thành phần dưới đây.
20


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

Tên bài học
(Thời lượng)
I. Mục tiêu
(Dựa vào yêu cầu cần đạt của mạch nội dung tương ứng trong Chương trình)
II. Đồ dùng, thiết bị dạy học

III. Các hoạt động dạy học
Mở đầu (tương ứng với hoạt động gắn kết trong SGK)
Tên đơn vị kiến thức 1 (theo đề mục trong SGK)
Hoạt động 1
Hoạt động 2
….
Tên đơn vị kiến thức 2 (theo đề mục trong SGK)
Hoạt động 1
Hoạt động 2
….
IV. Đánh giá
Gợi ý phân bổ thời lượng
Tiết 1: …
Tiết 2: …
Tiết 3: ….
Lưu ý:
• Ở mục III. Các hoạt động dạy học được tổ chức theo các hoạt động tương
ứng với các hoạt động trong SGK giúp GV dễ dàng thực hiện.
Để chuyển tải một đơn vị kiến thức có trong SGK, SGV về cơ bản đã gợi ý các
hoạt động tương ứng với các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động trong SGK.
• Ở mục IV. Đánh giá
SGV đưa ra các gợi ý nội dung, công cụ đánh giá cụ thể tuỳ theo từng bài. Các
bài tập đánh giá có thể sử dụng ngay các câu hỏi trong SGK hoặc các câu hỏi,
bài tập trong vở bài tập hoặc các câu hỏi bài tập được đề xuất ngay trong SGV.
21


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

1.4. Cấu trúc, cách trình bày một hoạt động như sau:

Tên hoạt động
* Mục tiêu
* Cách tiến hành
- Bước 1
- Bước 2

III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI VÀ KẾ HOẠCH
BÀI HỌC MINH HOẠ
1. Tổ chức dạy học bài mới và kế hoạch bài học minh hoạ
Để thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, mỗi
bài học có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (như quan sát, thảo
luận, trị chơi, đóng vai, thực hành,…) theo mơ hình dạy học dựa trên thuyết kiến
tạo nhận thức của q trình học, theo đó HS xây dựng các kiến thức mới dựa
trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó.
Trong SGV mơn Tự nhiên và Xã hội 2, quy trình dạy học dạng bài học mới
được gợi ý ở mục III. Hoạt động dạy học như sau:
• MỞ ĐẦU
Hoạt động mở đầu được hiểu là hoạt động “Gắn kết” (trong SGK), bước đầu
tiên của q trình dạy khám phá khoa học. Thơng qua các hoạt động đa dạng,
GV thu hút sự chú ý và quan tâm của HS, tạo khơng khí trong lớp học, HS cảm
thấy có sự liên hệ và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó.
• KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
GV tổ chức cho HS tìm tịi những kiến thức hoặc những trải nghiệm mang
tính cơ bản, nền tảng, dựa vào đó các kiến thức mới của HS có thể được hình
thành. HS sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã
được chuẩn bị sẵn bằng cách “học qua làm”. Tiếp theo, GV tạo điều kiện cho HS
được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc những gì đã quan sát
được. HS có thể đưa ra một vài kết luận theo gợi ý của GV (tuỳ mức độ dễ hay
khó mà yêu cầu HS làm việc này). GV hỗ trợ HS đưa ra kết luận chính trong bài.
22



SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

• LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
GV giúp HS thực hành và vận dụng các kiến thức đã học; giúp HS có hiểu
biết sâu sắc hơn, các kĩ năng được phát triển thuần thục hơn, và có thể áp dụng
được trong những tình huống, hồn cảnh đa dạng khác nhau. GV có thể đưa ra
những tình huống ứng dụng thực tế để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức
của HS.
Ở tất cả các bài học đều có gợi ý về đánh giá ở mục IV. Đánh giá. Đánh giá
không cần thực hiện riêng ở cuối bài học mà được hướng dẫn thực hiện đồng thời
ở các hoạt động trên và được hướng dẫn trong Kế hoạch bài học của từng bài.
Dưới đây là kế hoạch bài học minh hoạ.
Bài 16. CƠ QUAN TUẦN HOÀN
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
* Về nhận thức khoa học:
– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ.
– Nêu được chức năng của cơ quan tuần hồn.
– Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan
tuần hồn.
* Về tìm hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn qua nhịp đập của tim và mạch.
* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan
tuần hồn.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
– Các hình trong SGK.

– VBT Tự nhiên và Xã hội 3.
– Máy tính, máy chiếu.
– Đồng hồ bấm giây.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MỞ ĐẦU
– GV gọi một HS đọc lời con ong ở trang 88 SGK.

23


TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN

– Một số HS xung phong trả lời câu hỏi trên.
– Tiếp theo, GV giới thiệu tiêu đề bài học mới.
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Các bộ phận chính của cơ quan tuần hồn
Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan tuần hồn
* Mục tiêu
Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hồn trên sơ đồ.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ ở trang
88 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hồn
trên sơ đồ trước lớp.
– Tiếp theo, GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 89 SGK. Sau đó, gọi
một số HS chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên Sơ đồ cơ quan tuần hoàn.
– Kết thúc Hoạt động 1, HS nêu được: Cơ quan tuần hồn là một hệ thống khép
kín, bao gồm tim và các mạch máu.

Lưu ý: GV có thể cho HS làm câu 1 của Bài 16 VBT.
2. Chức năng của cơ quan tuần hoàn
Hoạt động 2: Thực hành khám phá hoạt động của tim và mạch
* Mục tiêu
– Nhận biết được hoạt động của tim và mạch qua việc đếm nhịp tim và mạch.
– Biết được nhịp tim và mạch có thể tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ vào sự vận
động mạnh hoặc nhẹ của cơ thể.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
– GV hướng dẫn HS cách đặt tay phải lên ngực trái của mình (hình 1 ở trang 89
SGK) và cách đặt hai đầu ngón tay của tay phải lên cổ tay trái phía dưới ngón cái
tại vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay (hình 2 ở trang 89 SGK).
– Tiếp theo, GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV
nhận xét (nếu cần GV có thể làm mẫu), sau đó mới yêu cầu HS thực hành.

24


SÁCH GIÁO KHOA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 3 - CÁNH DIỀU

– GV sử dụng đồng hồ bấm giây điều khiển HS cả lớp cùng làm thực hành đếm
nhịp tim 3 lần và nhịp mạch 3 lần. Mỗi lần đếm trong khoảng thời gian là 1 phút.
Lưu ý:
– Lúc đầu, GV có thể cho HS tập đếm thử, sau đó mới cho HS làm thật.
– Sau mỗi lần HS đếm được nhịp tim/phút hoặc nhịp mạch/phút, GV dừng lại để
HS ghi kết quả vào câu 2 của Bài 16 VBT.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
HS chia sẻ nhịp tim và nhịp mạch của em với các bạn trong nhóm.
Bước 3: Làm việc cả lớp
– Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

– Sau đó, GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 89 SGK.
– Kết thúc Hoạt động 2, GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
Nhịp tim của em thay đổi thế nào khi em vận động nhẹ và khi vận động mạnh?
Vì sao?
Lưu ý:
GV có thể giảng mở rộng cho HS đối với câu hỏi “Vì sao?”:
– Khi vận động nhẹ (như đi bộ), ta thấy tim đập tương đối chậm vì cơ thể chỉ cần
một lượng máu vừa phải là đủ cung cấp ô-xi và chất dinh dưỡng.
– Khi vận động mạnh (như chạy), cơ thể sẽ cần nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng
hơn. Vì vậy, tim cũng phải đập nhanh hơn và mạnh hơn để cung cấp một lượng
máu nhiều hơn thì mới đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ
* Mục tiêu
Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quan sát Sơ đồ tuần hoàn máu ở trang 90 SGK, lần lượt từng em chỉ vào hình
và nói về đường đi của máu trong Sơ đồ tuần hoàn máu dựa vào các ghi chú
trong hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Một số cặp lên trình bày đường đi của máu trong Sơ đồ tuần hồn máu trước lớp.
Lưu ý:
GV có thể giảng thêm cho HS về hai vịng tuần hồn:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×