Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.27 KB, 6 trang )



Điều trị bệnh võng mạc
trẻ đẻ non

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) ngày nay được biết đến
như là một nguyên nhân gây mù lòa chính ởtrẻ em.
Từ thực tế
Ở Việt Nam, phương pháp điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non
bắt đầu áp dụng điều trị từ năm 2010 với sự phối hợp giữa
Bệnh viện Mắt trung ương và Bệnh viện Phụ sản trung ương.
Cho đến nay đã có gần 200 bệnh nhân được điều trị theo
phương pháp này. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy
100% bệnh nhân đạt kết quả tốt nếu chỉ định điều trị không bị
chậm trễ và cũng chưa ghi nhận tác dụng phụ gây hại tại mắt
cũng như toàn thân.
Vào thập kỷ 80, bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều trị chủ
yếu bằng phương pháp lạnh đông (cryotherapy). Bước sang
thập kỷ 90 phương pháp quang đông bằng laser đã được ứng
dụng để điều trị tình trạng bệnh lý này. Lạnh đông và laser
đều là những phương pháp điều trị khá hiệu quả đối với bệnh
võng mạc trẻ đẻ non và vẫn được áp dụng cho đến tận ngày
nay.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Phương pháp lạnh đông có hiệu quả hơn đối với các hình thái
bệnh võng mạc mà tổn thương khu trú ở phía trước (vùng 2),
còn với những trường hợp tổn thương ở phía sau, vùng võng
mạc hậu cực (vùng 1) thì lạnh đông khó mang lại kết quả và


tỷ lệ thất bại thường cao, có thể lên tới 50-70%. Trong khi đó
laser quang đông cho hiệu quả tốt với cả hình thái bệnh võng
mạc ở vùng 1 và vùng 2, tỷ lệ thành công sau điều trị có thể
lên tới 80-90%. Chính vì vậy, phương pháp laser gần như đã
thay thế phương pháp lạnh đông trong điều trị bệnh võng
mạc trẻ đẻ non và lạnh đông chỉ còn được áp dụng ở những
nơi không có laser. Tuy nhiên, bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non
có một hình thái bệnh rất dễ dẫn đến mù lòa ngay cả khi được
điều trị rất sớm đó là hình thái bệnh võng mạc trẻ đẻ non hình
thái hung hãn cực sau (agressive posterior retinopathy of
prematurity hay AP-ROP).
Và những băn khoăn
AP-ROP là nỗi trăn trở của các thầy thuốc nhãn khoa làm về
bệnh võng mạc trẻ đẻ non trên toàn thế giới bởi vì mặc dù
được điều trị nhưng những trẻ này vẫn có nguy cơ bị mù vĩnh
viễn cả hai mắt và cuộc sống vẫn chìm trong bóng tối. May
mắn thay, điều kỳ diệu lần đầu tiên đã đến với những bệnh
nhân mắc bệnh hình thái nặng này. Vào năm 2006 khi một số
bác sĩ nhãn khoa trên thế giới áp dụng phương pháp điều trị
mới – tiêm thuốc bevacizumab (avastin) vào nội nhãn để điều
trị tình trạng bệnh lý nặng này và kết quả bệnh đã thoái triển
và trẻ tránh được mù lòa. Từ đó đến nay, trên thế giới đã có
rất nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị này để
cứu vãn thị lực cho những trẻ bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non
hình thái hung hãn cực sau.
Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy đây là
phương pháp điều trị rất hiệu quả, chưa có nghiên cứu nào
ghi nhận tác dụng có hại của thuốc lên sự phát triển của mắt
cũng như toàn thân. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn rất
thận trọng trong việc sử dụng thuốc này và chỉ sử dụng khi

thật sự cần thiết. Lý do là vì thời gian theo dõi chưa đủ để trả
lời câu hỏi về lâu dài liệu thuốc này có tuyệt đối an toàn đối
với sự phát triển của trẻ nhỏ hay không. Các nhà khoa học
cho rằng nếu phương pháp điều trị này tuyệt đối an toàn cho
sự phát triển của trẻ thì đây sẽ là phương pháp điều trị được
lựa chọn đầu tiên để điều trị cho mọi hình thái bệnh võng
mạc trẻ đẻ non trong tương lai.

×