Phương pháp tăng sức đề
kháng cho trẻ
Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu sức
đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công
và gây bệnh…
Sức đề kháng chính là yếu tố chống lại các tác nhân ngoại lai
xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sự
sinh tồn của cơ thể. Tác nhân ngoại lai có thể tạm chia thành
2 loại: những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, trong đó có
các loài vi sinh vật gây bệnh và yếu tố nội tại bên trong cơ
thể (hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch).
Sức đề kháng của trẻ – “lá chắn” bảo vệ cơ thể?
Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề
kháng nhất định để chống lại những tác nhân không có lợi,
trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con qua rau thai, vì vậy,
khi mới sinh ra, đứa trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất
định để chống lại một số tác nhân gây bệnh (nhưng không
phải tất cả). Hầu hết các trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng này
cho nên chúng sống và phát triển một cách tự nhiên.
Tuy vậy, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh ra đã ốm yếu,
không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức
đề kháng tốt nên không truyền sang cho con được bao nhiêu.
Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm các yếu tố
chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác
động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (với thời tiết, khí
hậu, vệ sinh môi trường…), đặc biệt là các loại kháng thể
chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi
khuẩn, virut, vi nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho
con.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn
tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến
mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của
trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các
bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho
gà, uốn ván, lao, sốt xuất huyết…).
Như vậy, sức đề kháng của trẻ một phần do mẹ truyền cho,
một phần tự cơ thể trẻ tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn
dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể trẻ còn có miễn dịch thụ
động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin để
kích thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì vậy, sức đề kháng
của trẻ càng ngày sẽ được hoàn thiện dần chứ không thể
trong ngày một, ngày hai được, vì vậy, để có sức đề kháng
của trẻ càng ngày càng tốt thì cần nhiều yếu tố trong đó có
vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các loại vắc-xin phòng
chống bệnh nhiễm khuẩn, vấn đề môi trường sống. Tất cả các
yếu tố này nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống miễn dịch,
hệ thống nội tiết tố của cơ thể để chống lại tác nhân gây
bệnh.
Những biện pháp để nâng sức đề kháng cho trẻ
Sức đề kháng của cơ thể không phải vĩnh viễn mà luôn luôn
thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Sức đề kháng của cơ
thể sẽ suy giảm khi chế độ sinh hoạt không bình thường, đặc
biệt là trẻ em. Chúng ta biết rằng khi đứa trẻ còn trong bụng
mẹ thì trẻ được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong
lành, yên tĩnh, mọi sự sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào
người mẹ.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn
toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí
hậu, tác nhân có hại (bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…), đồng
thời, sau khi rời khỏi mẹ (cắt rốn) thì nguồn kháng thể của
mẹ truyền sang bị ngưng đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự
tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó.
Lúc này rất cần thiết sự hỗ trợ kháng thể của người mẹ có
trong sữa mẹ và chính sữa mẹ là nguồn kháng thể vô cùng
quan trọng cho trẻ sơ sinh và cả những tháng ngày sau đó.
Bên cạnh sữa mẹ là quá trình nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đủ
chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống
miễn dịch hoạt động bình thường. Các chuyên gia dinh
dưỡng khuyến cáo rằng để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt thì
cần cho trẻ ngủ tốt (trẻ 2 tuổi cần ngủ từ 12 – 15 giờ, khi trẻ
tăng thêm 1 tuổi thì số giờ trẻ ngủ giảm đi 1 giờ). Cần cho trẻ
uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1.500ml, bao gồm
nước có trong thực phẩm, hoa quả).
Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa
quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài
ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một
chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ,
hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế
chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15
phút. Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác
nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, đó là tiêm vắc-
xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia cho
trẻ.